1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận ngôn ngữ phỏng vấn báo chí trên báo mạng điện tử

34 1,1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 160,34 KB

Nội dung

Cách đặt câu hỏi phỏng vấn trong ngôn ngữ báo chí không phải là một vấn đề mới. Nhiều nhà báo, giảng viên, sinh viên báo chí đã tìm hiểu về vấn đề này. Tuy nhiên các vấn đề về báo chí luôn có sự biến đổi đặc biệt là khi phong cách làm báo hiện đại chiếm ưu thế với sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử.

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH

NGÔN NGỮ PHỎNG VẤN BÁO CHÍ

TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

Người thực hiện: Trần Thị Ngọc Mai

Lớp: Báo đa phương tiện k34A2

Môn học: Ngôn ngữ báo chí

Giảng viên: Tiến sĩ Trần Thị Vân Anh

Hà Nội, tháng 4/2015

Trang 2

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH

NGÔN NGỮ PHỎNG VẤN BÁO CHÍ TRÊN BÁO

MẠNG ĐIỆN TỬ

Người thực hiện: Trần Thị Ngọc Mai

Lớp: Báo đa phương tiện k34A2

Môn học: Ngôn ngữ báo chí

Giảng viên: Tiến sĩ Trần Thị Vân Anh

Trang 3

là trên báo mạng điện tử là điều vô cùng quan trọng, mang ý nghĩa thiết thực đốivới người làm báo nói chung, sinh viên báo chí nói riêng.

Trang 4

I Lí do chọn đề tài

Cách đặt câu hỏi phỏng vấn trong ngôn ngữ báo chí không phải là một vấn đềmới Nhiều nhà báo, giảng viên, sinh viên báo chí đã tìm hiểu về vấn đề này Tuynhiên các vấn đề về báo chí luôn có sự biến đổi đặc biệt là khi phong cách làmbáo hiện đại chiếm ưu thế với sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử Hơnnữa mỗi người nghiên cứu lại có một góc nhìn, một phát hiện khác nhau nêncũng chưa có sự thống nhất toàn bộ Từ đó đưa ra yêu cầu phải có sự khảo sátthường xuyên, tổng hợp cái đã có và cập nhật những cái mới Bên cạnh đó, kĩnăng phỏng vấn báo chí là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với bất kì ngườilàm báo nào Vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong phỏng vấn báo chí là một vấn đềthú vị và hữu ích, kết quả nghiên cứu có thể phục vụ trực tiếp cho quá trình họctập của sinh viên báo chí cũng như quá trình tác nghiệp của nhà báo

Với tư cách là một sinh viên báo chí tôi đã chọn vấn đề này để nghiên cứu tìmhiểu Tiểu luận đề cập đến những vấn đề cơ bản của nghệ thuật sử dụng ngônngữ phỏng vấn báo chí từ đó đưa ra những kiến giải bổ ích cho hoạt động nghiêncứu báo chí cũng như sáng tạo tác phẩm báo chí.Tôi cũng chọn các trang báomạng điện tử phổ biến hiện nay để khảo sát vì đây là một trong những môitrường báo chí được nhiều độc giả quan tâm

II Kết cấu tiểu luận

Mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận về ngôn ngữ báo chí và sử dụng câu hỏi trong ngôn ngữphỏng vấn báo chí

Chương 2: Đặt câu hỏi phỏng vấn báo chí trên báo mạng điện tử

Chương 3Giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ phỏng vấn báo chítrên báo mạng điện tử

Kết luận

Trang 5

Chương 1

Cơ sở lý luận về ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ phỏng vấn báo chí

trên báo mạng điện tử

1.1 Ngôn ngữ báo chí

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về ngôn ngữ báo chí nhưng đầy đủ và rõràng nhất ngôn ngữ báo chí là hệ thống các tín hiệu và quy tắc kết hợp chung mànhà báo dùng để chuyển tải thông tin trong tác phẩm báo chí

Có thể hiểu trong mô hình truyền thông gồm nhiều yếu tố, ngôn ngữ báo chíchính là yếu tố dùng để mã hóa thông điệp

Ngôn ngữ báo chí có một số tính chất sau:

- Tính chính xác

Ngôn ngữ của bất kỳ phong cách nào cũng phải bảo đảm tính chính xác Nhưngvới ngôn ngữ báo chí, tính chất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Vì báo chí cóchức năng định hướng dư luận xã hội Chỉ cần một sơ suất dù nhỏ nhất về ngôn

từ cũng có thể làm cho độc giả khó hiểu hoặc hiểu sai thông tin, nghĩa là có thểgây ra những gây hậu quả xã hội nghiêm trọng không lường trước được Báo chíphải thể hiện trung thực nhất những thông tin có thật, đang điễn ra trong đờisống nên ngôn ngữ báo chí không thể phản ánh thông tin một cách phiến diện,bóp méo, xuyên tạc Sử dụng ngôn từ trong tác phẩm một cách chính xác, nhàbáo không chỉ đạt hiệu quả giao tiếp cao, mà còn góp phần không nhỏ vào việcgiữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

- Tính cụ thể

Trang 6

Ngôn ngữ báo chí phải cung cấp đầy đủ các thông tin về sự kiện để bạn đọc cócái nhìn cụ thể Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí trước hết thể hiện ở chỗ cáimảng hiện thực được nhà báo miêu tả, tường thuật phải cụ thể, phải cặn kẽ tớitừng chi tiết nhỏ Có như vậy, người đọc, người nghe mới có cảm giác mình làngười trong cuộc, đang trực tiếp được chứng kiến những gì nhà báo nói tới trongtác phẩm của mình Bên cạnh đó, tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí còn nằm ởviệc tạo ra sự xác định cho đối tượng được phản ánh Như thực tế cho thấy, mỗi

sự kiện được đề cập trong tác phẩm báo chí đều phải gắn liền với một khônggian, thời gian xác định; với những con người cũng xác định ( có tên tuổi, nghềnghiệp, chức vụ, giới tính cụ thể ) Đây là cội nguồn của sự thuyết phục, vì nhờnhững yếu tố đó người đọc có thể kiểm chứng thông tin một cách dễ dàng Do

đó, trong ngôn ngữ báo chí nên hạn chế tối đa việc dùng các từ ngữ, cấu trúckhông xác định hay có ý nghĩa mơ hồ kiểu như " một người nào đó ", " ở một nơinào đó ", " vào khoảng ", " hình như ", v v

kể đến việc viết dài dễ mắc nhiều dạng lỗi khác nhau, nhất là các lỗi về sử dụngngôn từ

- Tính khuôn mẫu

Trang 7

Ngôn ngữ báo chí phải tuân theo những khuôn mẫu đã định trước của loại hình(phát thanh, truyền hình, báo in, báo mạng điện tử), thể loại (tin, bài phản ánh,bình luận…), phong cách chức năng hay khuôn mẫu từng bài, từng phần.

Phỏng vấn là thể loại báo chí trong đó phóng viên đặt câu hỏi cho một nhân vật

về một chủ đề nào đó trong một thời điểm nhất định nhằm có được thông tin,những lời giải thích hoặc các ý kiến hay, rõ rang để có thể đăng tải được

Phỏng vấn là một thể loại báo chí khai thác thông tin một cách khách quan chânthực và trực tiếp nhất Nó giới thiệu những ý kiến, thông tin cho mọi người trongmột hình thức không chỉ tái dựng lại bản chất của việc hỏi ý kiến, mà còn tạodung được tính hợp lý của nó đến những sắc thái nhỏ nhất

Phương pháp phỏng vấn có những ưu điểm mà những phương pháp khác không

có được Nó có những đặc điểm sau:

- Đối với loại thông tin bao gồm quan điểm, ý kiến, suy nghĩ, tình cảm được thuthập chủ yếu bằng phương pháp phỏng vấn là chắc chắn nhất

Trang 8

- Bằng phỏng vấn có thể thu nhận được thông tin về các sự kiện, sự việc đã xảy

ra hoặc đang xảy ra, nhưng không được hoặc không có điều kiện ghi nhận quaquan sát và văn bản

- Những thông tin thu thập bằng quan sát và văn bản đều mang dấu ấn của lăngkính chủ quan

1.2.2 Ngôn ngữ phỏng vấn báo chí trên báo mạng điện tử

Ngôn ngữ phỏng vấn báo chí trên báo mạng điện tử mang đầy đủ những đặctrưng của ngôn ngữ phỏng vấn báo chí nói chung Trong ngôn ngữ phỏng vấnbáo chí, câu hỏi của phóng viên có vai trò quyết định đến sự thành bại của cuộcphỏng vấn cũng như mức độ thu thập thông tin từ đối tượng Cách đặt câu hỏithể hiện năng lực, trình độ, khả năng tiếp cận vấn đề, kĩ năng giao tiếp của nhàbáo

Dựa vào khả năng khai thác chủ đề, câu hỏi phỏng vấn có thể chia thành cácdạng sau:

- Câu hỏi chính: Câu hỏi chính là câu hỏi từ trước đã được đặt ra, hỏi thẳngvào chủ đề của buổi phỏng vấn

- Câu hỏi phụ: là câu hỏi mới phát sinh khi câu hỏi chính không phát huyhết tác dụng, căn cứ vào thái độ, bối cảnh mà ra câu hỏi bổ sung hoặc là khi xuấthiện chủ đề mới bước ngoặt mới của đề tài Câu hỏi phụ còn có vai trò gián tiếptạo bối cảnh, bổ sung, khai thác kĩ hơn các khía cạnh hay các câu hỏi phát sinhtrong quá trình phỏng vấn

- Câu hỏi lạc đề: câu hỏi không có mối liên quan nào đến chủ đề của buổiphỏng vấn

Dựa vào khả năng khai thác thông tin có thể chia thành các dạng câu hỏi:

Trang 9

- Câu hỏi vô tận: câu hỏi đề cập đến một phạm vi quá lớn, không có địnhhướng rõ ràng.

- Câu hỏi mở : Câu hỏi mở là câu hỏi đặt ra các tình huống có nhiều dữ liệu,người trả lời có thể trả lời theo nhiều hướng khác nhau

- Câu hỏi đóng: Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi thông qua các dữ kiện cótrước phóng viên muốn khẳng định lại vấn đề

Dựa vào hình thức câu hỏi có thể chia ra:

- Câu hỏi đơn: câu hỏi chỉ co 1 vế

- Câu hỏi kép: câu hỏi có từ 2 vế trở lên, lồng ghép nhiều câu hỏi vào một

- Câu hỏi không dùng để hỏi (câu hỏi tu từ) : thường dùng để bộc lộ quanđiểm chủ quan hay cảm xúc của nhà báo

- Câu hỏi có lời dẫn, câu hỏi gián tiếp: Nhiều khi câu hỏi thẳng không pháthuy được tác dụng, cho nên xuất hiện các câu hỏi vòng Mục đích của loại câuhỏi này là khi xuất hiện các yếu tố cản trở câu hỏi thẳng thì loại trừ yếu tố đó.Dựa vào trạng thái biểu cảm của câu hỏi ta có:

- Câu hỏi kích động, gây sốc

- Câu hỏi mất lịch sự

- Câu hỏi trung tính

- Câu hỏi lịch sự

Ngoài ra trong thực tiễn phỏng vấn báo chí còn tồn tại một số loại câu hỏi sau:

- Câu hỏi chung và câu hỏi riêng: Câu hỏi chung là câu hỏi về các vấn đềchung Câu hỏi riêng là câu hỏi có một phạm vi về một vấn đề cụ thể trong mộtđơn vị cụ thể

- Câu hỏi điều chỉnh: Là câu hỏi đưa người trả lời đi đúng hướng

Trang 10

- Câu hỏi kiểm tra: là câu hỏi để kiểm tra mức độ chính xác của câu trả lời

- Câu hỏi “Nhắc vở”: dùng để gợi ý cho người trả lời

- Câu hỏi cảnh cáo dùng trong trường hợp người trả lời cố ý không nói rõtình hình thực tế

Mỗi một loại câu hỏi có một câu trả lời tương ứng và được khái quát bằng côngthức: 6W + 1 H

1 Who ? Ai có mặt hoặc liên quan đến sự kiện đó?

2 When ? Sự kiện đó xảy ra khi nào ?

3 Where ? Sự kiện đó xảy ra ở đâu ?

4 What ? Sự kiện đó là gì ?

5 Which ? Những tình tiết cụ thể nào liên quan đến sự kiện đó ?

6 Why ? Nguyên nhân xảy ra sự kiện là gì ?

7 How ? Toàn bộ diễn biến của sự kiện như thế nào ?

Who

When

WhereWhere

WhatWhatWhich

WhichWhy

How

Trang 11

Chương 2 Đặt câu hỏi phỏng vấn báo chí trên báo mạng điện tử

2.1 Một số yêu cầu khi đặt câu hỏi phỏng vấn báo chí.

Chức năng của câu hỏi là khai thác đúng, sâu và nhiều thông tin đồng thời tạolập được quan hệ hợp tác giữa người phỏng vấn và người trả lời Câu hỏi phải làmột bộ phận hình thành cốt chuyện và bố cục của cuộc phỏng vấn

Các yêu cầu phóng viên cần đạt được khi đặt câu hỏi

+ Thể hiện được sự am hiểu tường tận đè tài cần bàn tới

+ Thể hiện được sự am hiểu sẽ xảy ra với cuộc phỏng vấn

+ Câu hỏi phải tính toán sao cho người trả lời không lẩn tránh được, lôi kéongười trả lời vào ngay vấn đề chính

+ Câu hỏi phải phù hợp với phương án trả lời được dự định trước, phù hợp vớimức độ hiểu biết của người trả lời

+ Câu hỏi cuối có tác dụng tổng kết cuộc phỏng vấn

- Văn phong của câu hỏi

+ Phải hết sức rõ ràng, phải là câu hỏi, nhất là trong trường hợp có dùng thuậtngữ

+ Ngôn ngữ cần phù hợp với người trả lời nhưng không phải là sự thích ứng giảtạo

+ Câu hỏi chỉ nên chứa đựng một ý

+Câu hỏi phải sinh động bất ngờ,mới lạ thì mới có sức gợi mở cao

Các câu hỏi cần phải sắp xếp theo một hệ thống hợp lí Tốt nhất là các câu hỏinên xắp xếp theo mô hình tháp xuôi vs các câu hỏi phụ, nhẹ nhàng tạo không khíthân mật được đẩy lên trước, những câu hỏi chính có sức nặng, thể hiện trọngtâm cuộc phỏng vấn cho ra sau

Trang 12

Trước hết phóng viên phải biết đưa ra những câu hỏi ngoại giao giới thiệu làm

quen, tạo không khí thân mật, không gò bó Phải tránh hỏi nhưng câu hỏi xoáy

sâu vào đời tư cá nhân Phải đưa ra những câu hỏi dễ hiểu, về chủ đề hẹp, dẫn

dắt theo sự kiện sự việc, bày tỏ quan điểm, chính kiến, nêu rõ cảm tưởng, trình

bày lý do, nguyên nhân, nếu có con số thì phóng viên phải làm tròn số trước để

người trả lời dễ nhớ…

2.2 Những câu hỏi cần tránh khi phỏng vấn báo chí.

Trong kĩ năng phỏng vấn, quan trọng nhất là biết hỏi Một nhà bác học từng nói

"Hãy đánh giá một con người không phải qua câu trả lời mà qua câu hỏi của anh

ta" Không biết hỏi cái gì cho phù hợp đối tượng thì không bao giờ có câu trả lời

hay Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, nhà báo không thể sử dụng tất cả

các dạng câu hỏi được dùng trong giao tiếp hàng ngày, dưới đây tôi xin khảo sát

trên báo mạng điện tử một số kiểu câu hỏi cần tránh khi đặt câu hỏi phỏng vấn

câu hỏi phụ ít quan trọng

câu hỏi quan trọng, liên quan trược

tiếp đến vấn đề trung tâm

câu hỏi trung tâm, đi thẳng vào chủ

đề cuộc phỏng vấn

Trang 13

2.2.1 Câu hỏi mất lịch sự, đề cập đến vấn đề nhạy cảm

Đây là những lời "ác ý" tác động trực tiếp vào người nghe - người bị phỏng vấn.Người bị phỏng vấn như không còn cơ hội để thanh minh hay phủ nhận nhữngquan điểm đó

Ví dụ như trong bài phỏng vấn ca sĩ Hồ Quỳnh Hương về chủ đề cô rời bỏ vị tríban giám khảo của cuộc thi Nhân tố bí ấn đăng trên news.zing.vn phóng viên đã

đưa ra một câu hỏi mất lịch sự : “Một trong những vấn đề mà công chúng

thường rất quan tâm đó là ngoài tâm huyết thì việc ngồi ghế nóng cũng khiến các giám khảo đút túi khoản cát-xê khổng lồ Chị có tiếc nuối không khi không thể tiếp tục sở hữu khoản cát-xê mơ ước đó?”

Câu hỏi đã quy chụp một cánh vô căn cứ việc ban giám khảo các cuộc thi “ đúttúi khoản cát–xê khổng lồ”, họ đến với vị trí ghế nóng vì khoảng cát-xê đó, thậmchí còn có ý ám chỉ Hồ Quỳnh Hương tiếc nuối khoản cát–xê đó khi từ bỏ vị trí

“ghế nóng” Những từ ngữ như “ đút túi”, “ tiếc nuối” càng khiến câu hỏi trở nênnặng nề Để đính chính lại sự quy chụp vô căn cứ đó ca sĩ Hồ Quỳnh Hương đãđưa ra một câu trả lời rất khôn khéo và chân thành:

- Nếu tôi nói, những người nhận lời làm giám khảo, cát-xê không phải là vấn đề chính liệu chị có tin không… Chưa kể, ngồi "ghế nóng" cũng đòi hỏi bản lĩnh, thậm chí là sự đánh đổi, vì có hàng triệu người nhìn vào mỗi đêm Tôi nghĩ, trên tất cả vẫn là tâm huyết.

Cùng với đó, phải tránh hỏi nhưng câu hỏi xoáy sâu vào đời tư cá nhân, đặc biệt

là những nỗi niềm thầm kín khó nói của đối tượng, có thể nhắc đến chức vụ, họchàm học vị, chuyện tình cảm, đòi sống hôn nhân của người được phỏng vấn.Phóng viên phỏng vấn ca sĩ Hồ Quỳnh Hương trên news.zing.vn tiếp tục mắc lỗi

đặt câu hỏi xâm nhập quá sâu vào đời tư của nghệ sĩ như: “ Chị có bên cạnh một

người đàn ông để chia sẻ?” Hồ Quỳnh Hương đã tránh câu hỏi này bằng cách

nói thẳng “Đây cũng là câu hỏi chạm vào ngưỡng riêng tư Xin cho tôi được

Trang 14

giấu kín vấn đề này.” Câu hỏi không đạt được mục đích thu thập thông tin mà

chỉ làm tốn thời gian của đôi bên Hay câu hỏi: “Truyền thông vẫn hay nhắc tới

chị và Mỹ Tâm như thể hai ca sĩ có tài nhưng lại "muộn chồng", chị nghĩ sao về câu chuyện này?”(Hồ Quỳnh Hương: xây ốc đảo để bảo vệ mình –

news.zing.vn) Câu này không chỉ đụng đến đời tư mà nó còn là câu hỏi khó trả

lời vì đây là bài phỏng vấn Hồ Quỳnh Hương không nên gộp chung cả Mỹ Tâmvào để hỏi

Lỗi đặt câu hỏi mất lịch sự hay đề cập đến vấn đề nhạy cảm xuất hiện rất nhiềutrong các bài phỏng vấn nghệ sĩ – những người của công chúng Trong bài phỏngvấn ca sĩ Văn Mai Hương đăng trên elle.vn ta cũng có thể bắt gặp một câu hỏi

vừa mất lịch sự, vừa chạm ngưỡng riêng tư của ca sĩ: “Từ một thiếu nữ với hình

ảnh luôn trong sáng, ngoan hiền, giờ đột nhiên Văn Mai Hương trở nên quá cá tính với mái tóc ngắn hung đỏ cùng kiểu trang phục khác hẳn thường thấy Phải chăng vì… “thất tình” nên mới ra cớ sự?”

2.2.2 Câu hỏi tu từ

Thực chất đây không phải là câu hỏi, tự thân câu hỏi tu từ đã là một câu trả lời.Câu hỏi tu từ thường không có từ để hỏi, chỉ là một nhận định được đen ra để đốitượng khẳng định lại hoặc chỉ là để biểu hiện ý kiến cá nhân của phóng viênhoặc ý kiến công chúng Câu hỏi tu từ thường làm gián đoạn tiến trình phỏngvấn và không mang lại hiệu quả cho việc khai thác thông tin của nhà báo

Ví dụ như câu hỏi “ Nhưng so sánh hình ảnh của chị hiện tại và trước đây thì

phải công nhận có quá nhiều sự thay đổi ở khuôn mặt của chị?” Câu hỏi này

nằm trong bài phỏng vấn diễn viên Đinh Ngọc Diệp của elle.vn, nó đề cập đếnvấn đề liệu Đinh Ngọc Diệp có phẫu thuật thẩm mĩ để cải thiện nhan sắc Tuynhiên câu hỏi này thực chất đã là một lời khẳng định, nó sẽ gây khó chịu cho đốitượng phỏng vấn

Trang 15

2.2.3 Câu hỏi gợi ý

Loại câu hỏi này mang sẵn trong mình câu trả lời theo mong muốn của nhà báo,khiến người được phỏng vấn đem tới những câu trả lời thiếu giá trị vì nhà báo đãgợi ý phương án lựa chọn từ trước đó Loại câu hỏi này chỉ nên dùng trongtrường hợp giúp người đối thoại vượt qua sự lúng túng về những vấn đề “khónói” trong cuộc trò chuyện Tuy nhiên loại câu hỏi này mở ra cho người trả lờikhả năng có câu trả lời hình thức lấy lệ hoặc trả lời theo lối mòn

Bài phỏng vấn diễn viên Lương Mạnh Hải đăng trên kenh14.vn về vấn đề anh từmột diễn viên chuyển sang đảm nhận vai trò nhà sảm xuất phim có một câu hỏi

có lời dẫn như sau: “ Một ông đạo diễn người Pháp có phân biệt hai kiểu nhà

sản xuất: một là giỏi, hai là tồi Trong đó kiểu thứ 2 rất dễ biết vì họ chỉ muốn chi tiền tối thiểu và thu lợi tối đa Còn nhà sản xuất giỏi là ngoài hai điều liên quan đến tiền, họ còn muốn làm một bộ phim giá trị Hiển nhiên không ai muốn

bị xếp vào kiểu tồi đúng không?” Câu hỏi này đương nhiên chỉ có một cách trả

lời hợp lý, chẳng ai muốn mình bị xếp vào loại tồi cả Câu hỏi này có giá trị khaithác thông tin kém

2.2.4 Câu hỏi kích động

Những câu hỏi này chủ yếu nhằm “chọc giận” người đối thoại khiến họ bị kíchđộng về mặt cảm xúc, từ đó nhà báo sẽ nhận được câu trả lời thẳng thắn Tuynhiên, những câu hỏi khiêu khích có thể mang lại rủi ro rất lớn cho nhà báo, đặcbiệt là những nhà báo thiếu kinh nghiệm Vì vậy, trước khi đặt câu hỏi, hãylường trước rủi ro mà nó đem lại

Ví dụ như câu hỏi dành cho diễn viên Đinh Ngọc Diệp trong bài phỏng vấn của

elle.vn tôi đã nhắc đến còn có câu hỏi “Nhưng tôi nghĩ nếu chị PR được tốt

giống như Lý Nhã Kỳ đã làm được khi còn ở vị trí Đại sứ du lịch Việt Nam thì ngành du lịch thành phố cũng sẽ phát triển hơn nhiều?” Câu hỏi này thậm chí

Trang 16

còn mắc hai lỗi Thứ nhất nó mang tính kích động vì phóng viên đã so sánh Đinh

Ngọc Diệp – đại sứ du lịch TP HCM với Lý Nhã Kì- đại sứ du lịch Việt Namgây khó chịu cho đối tượng Câu hỏi dễ gây cho Đinh Ngọc Diệp cảm thấy mình

bị ám chỉ thua kém Lý Nhã Kỳ, với tư cách đại sứ du lịch Thành phố Hồ ChíMinh, cô chưa làm cho ngành du lịch thành phố phát triển Thứ hai nó chỉ là mộtcâu hỏi tu từ thể hiện ý kiến chủ quan của phóng viên, mục đích câu hỏi không

rõ ràng, không có tính định hướng cho câu trả lời

Trong bài phỏng vấn lập trình viên Nguyễn Hà Đông – “cha đẻ” của trò chơiđiện thoại flappy bird đang đạt thành công rực rỡ trên thị trường thế giới đăng

trên kenh14.vn cũng xuất hiện một câu hỏi kích động: “Tôi không tin tưởng lắm

trước thông tin cho rằng anh lập trình Flappy Bird chỉ trong 3 ngày Vì tôi cũng

là một nhà lập trình game, tôi thấy độ bật của chú chim trong game Flappy Bird được tính toán rất hay Tôi không tin anh làm điều đó chỉ trong 3 ngày được.”

Đây không hẳn là một câu hỏi, nó mang tính chất khiêu khích để lập trình viênNguyễn Hà Đông khẳng định lại thông tin anh đã công bố trước đó Tuy nhiêncâu hỏi này không thực sự gây hiềm khích và nó đánh trúng sự tò mò của rấtnhiều người chứ không chỉ thể hiện ý kiến cá nhân của người phỏng vấn như câuhỏi dành cho Đinh Ngọc Diệp Hơn nữa Nguyễn Hà Đông là một lập trình viênchứ không phải nhân vật của công chúng như Đinh Ngọc Diệp, anh rất kín tiếng

và dè dặt, một câu hỏi mang một chút “kích động” sẽ giúp anh cởi mở và bạodạn hơn Tuy nhiên câu hỏi này đã đặt người trả lời vào thế bị kiểm tra nên cũngcần chỉnh sửa lại sao cho tế nhị hơn

2.2.5 Câu hỏi kép, quá tải

Câu hỏi kép – hai hoặc nhiều hơn hai câu hỏi trong một là một dạng câu hỏi quátải và là lỗi nghiêm trọng nhất của các nhà báo Những câu hỏi như này buộcngười đối thoại phải giải quyết đồng thời nhiều nhiệm vụ, dẫn tới thông tin bịquá tải Nếu mục đích của những câu hỏi khổng rõ ràng kể cả trong suy nghĩ của

Trang 17

người phỏng vấn thì đối với người được phỏng vấn cũng không được hiểu rõràng Đối với những câu hỏi như thế này, người trả lời chỉ có thể trả lời đượcmột trong hai câu hỏi, hoặc là câu trước hoặc là câu sau Do vậy, thay vì hỏi mộtcâu với số lượng thông tin lớn, nhà báo cần chia nhỏ vấn đề để khai thác thôngtin một cách tốt hơn Những câu hỏi phải luôn giữ được mức độ ngắn và giảnđơn, những câu hỏi quanh quẩn, dông dài sẽ mang lại những câu trả lời tương tự.Trong bài phỏng vấn nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đăng trên tạp chí Da Màu

(Damau.org), phóng viên đã đưa ra một câu hỏi rất rườm rà “Trở lại những tác

phầm của ông Võ Phiến đã nhận định rằng: Truyện NXH vốn không rườm rà, lòng thòng, đối thoại thường vắn tắt ỡm ờ (Văn Học Miền Nam- 1990) Võ Phiến cũng nói rằng: Chính tác giả cản trở chúng ta Ông có đồng ý về nhận định này không? Nếu không, tại sao? Nếu có, xin ông giải thích tại sao thường cắt xén, sửa chữa dù tác phảm của ông đã xuất bản.” Để trả lời câu nhà văn Nguyễn

Xuân Hoàng đã phải trả lời rất dài nhưng không có trọng tâm Sở dĩ như vậy vìcâu hỏi không rõ ràng, không thể đóng vai trò định hướng Câu hỏi như vậykhông chỉ gây khó khăn cho đối tượng phỏng vấn mà còn gây khó khăn cho quátrình biện tập bài báo của biên tập viên và nắm bắt thông tin của độc giả

2.2.6 Câu hỏi đánh đố, chung chung

Câu hỏi chung chung không có định hướng hay câu hỏi hướng đến một phạm viquá rộng làm cho người trả lời lúng túng, không biết trả lời vấn đề gì dẫn đếnviệc trả lời xa trọng tâm hoặc từ chối trả lời và từ đó coi thường sự hiểu biết củangười ra câu hỏi

Trong bài phỏng vấn nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng của tạp chí Da Màu đã đượcnhắc tới, phóng viên đã liên tục mắc lỗi hỏi câu hỏi quá rộng, đánh đố Ví dụ như

câu: “Xin ông cho vài nhận xét hoặc ý kiến về tình trạng văn hóa tại hải ngoại

hiện nay?” và “Ông có nhận xét gì về dân tộc Việt Nam so với dân tộc Đông phương khác (khi những dân tộc này cùng định cư tại hải ngoại như chúng

Ngày đăng: 09/01/2018, 23:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w