Báo chí là một loại hình hoạt động chính trị xã hội. Với tính chất này, nội dung quan trọng nhất của báo chí là thông tin chính trị. Thông tin chính trị không chỉ phản ánh các sự kiện, hiện tượng và vấn đề của lĩnh vực chính trị mà còn hàm chứa cả những tin tức về các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội. Trong một xã hội có giai cấp, các quá trình kinh tế, xã hội, tinh thần đều có nội dung giai cấp và được quản lý với ý thức về lợi ích của giai cấp thông trị chính trị. Do đó, thông tin về các quá trình đó cũng mang tính khuynh hướng chính trị và được sử dụng như một thứ công cụ, phương tiện nhằm tác động vào xã hội để thực hiện các mục tiêu đã định trước. Báo chí là hoạt động chính trị không chỉ vì nó là một hệ thống xã hội đại diện và phát ngôn cho các tổ chức đoàn thể, đơn vị hành chính, kinh tế, không chỉ vì nội dung thông tin của nó chủ yếu là về lĩnh vực chính trị và bị chi phối bởi hệ ý thức nhà báo. Báo chí mang tính chất chính trị xã hội bởi vì nó có vai trò to lớn trong đời sống chính trị xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà các chính trị gia, các nhà cách mạng đã dành cho báo chí sự quan tâm lớn. Không phải ngẫu nhiên nhiều lý luận gia phương Tây coi báo chí là quyền lực thứ tứ trong xã hội. Thực tế, báo chí là thứ vũ khí lợi hại trong hoạt động chính trị. Nó tác động vào xã hội để tạo ra sự can thiệp gián tiếp vào đời sống chính trị, tham gia vào việc tập hợp lực lượng, giáo dục y tế, góp phần tích cực vào việc hình thành các khuynh hướng, các phong trào chính trị xã hội. Ở nước ta, chính trị Việt Nam đi theo nguyên mẫu nhà nước xã hội chủ nghĩa đơn đảng, trong đó Đảng cộng sản Việt Nam được khẳng định vai trò trung tâm. Trong bối cảnh, thời cơ và thách thức đan xen như hiện nay, vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng càng cực kỳ quan trọng và luôn là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta. Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, bên cạnh việc liên tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn thì Đảng phải biết sử dụng những công cụ của xã hội để tăng thêm tính hiệu quả trong việc lãnh đạo nhân dân nói chung và các các tổ chức chính trị nói riêng. Trong quá trình lãnh đạo ấy, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến hoạt động báo chí, coi báo chí là công cụ đắc lực để tuyên truyền, vận động nhân dân, là vũ khí sắc bén tấn công kẻ thù. Chính nền báo chí cách mạng đã làm tròn sứ mệnh mà Đảng và nhân dân giao phó. Báo chí đã đưa những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với các giai tầng xã hội, cổ vũ, động viên, góp phần làm cho chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống, thành những phong trào hành động cách mạng sôi động. Đồng thời, chính từ thực tiễn cuộc sống, báo chí đã kịp thời chỉ ra những khiếm khuyết, tồn tại của các quyết sách đã ban hành; đề xuất, kiến nghị với Đảng và Nhà nước cần phải sửa đổi, bổ sung để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, nguyện vọng của nhân dân, góp phần làm cho “ý Đảng, lòng dân” hòa làm một. Báo chí cũng đã đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, những hiện tượng tham ô, lãng phí, tiêu cực trong đời sống xã hội; đề đạt những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân với Đảng; thật sự là diễn đàn tiếng nói của mọi tầng lớp nhân dân, là “tai mắt” của Đảng, Nhà nước trong quá trình lãnh đạo, điều hành đất nước. Đó chính là sứ mệnh thiêng liêng, vai trò cao cả trong việc phục vụ sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà Nước mà các cơ quan báo chí và nhà báonhững người cầm bút, phải đảm đương, thể hiện sự dân chủ hóa trong đời sống xã hội, tính ưu việt của chế độ ta.
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC
ĐỀ TÀI NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ VỚI VIỆC PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở VIỆT NAM
Học viên thực hiện:
Lớp: Cao học Báo chí
HÀ NỘI 2012
Trang 2MỤC LỤC
Mở đầu
3 Nội dung 5
I Cơ sở lý luận 5
1 Các khái niệm 5
1.1 Vai trò là gì 5
1.2 Vai trò của báo chí là gì 5
1.3 Lãnh đạo là gì 5
1.4 Quản lý là gì 6
2 Sự cần thiết của báo chí đối với việc lãnh đạo và quản lý 6
II Những vấn đề đặt ra về vai trò của báo chí đối với việc phục vụ lãnh đao quản lý ở nước ta 7
1 Báo chí phải kiên quyết đứng trên lập trường của Đảng và giai cấp công nhân 7
2 Báo chí phải là công cụ đắc lực của Đảng và Nhà Nước trong việc tuyên, cổ vũ và định hướng dư luận 10
3 Báo chí phải đóng vai trò phản biện xã hội 13
KÊT LUẬN 17
Trang 3MỞ ĐẦU
Báo chí là một loại hình hoạt động chính trị xã hội Với tính chất này, nội dung quan trọng nhất của báo chí là thông tin chính trị Thông tin chính trị không chỉ phản ánh các sự kiện, hiện tượng và vấn đề của lĩnh vực chính trị mà còn hàm chứa cả những tin tức về các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế - xã hội Trong một xã hội có giai cấp, các quá trình kinh tế, xã hội, tinh thần đều có nội dung giai cấp và được quản lý với ý thức về lợi ích của giai cấp thông trị chính trị Do đó, thông tin về các quá trình đó cũng mang tính khuynh hướng chính trị và được sử dụng như một thứ công cụ, phương tiện nhằm tác động vào xã hội để thực hiện các mục tiêu đã định trước
Báo chí là hoạt động chính trị không chỉ vì nó là một hệ thống xã hội đại diện và phát ngôn cho các tổ chức đoàn thể, đơn vị hành chính, kinh tế, không chỉ
vì nội dung thông tin của nó chủ yếu là về lĩnh vực chính trị và bị chi phối bởi hệ ý thức nhà báo Báo chí mang tính chất chính trị xã hội bởi vì nó có vai trò to lớn trong đời sống chính trị - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc
Không phải ngẫu nhiên mà các chính trị gia, các nhà cách mạng đã dành cho báo chí sự quan tâm lớn Không phải ngẫu nhiên nhiều lý luận gia phương Tây coi báo chí là quyền lực thứ tứ trong xã hội Thực tế, báo chí là thứ vũ khí lợi hại trong hoạt động chính trị Nó tác động vào xã hội để tạo ra sự can thiệp gián tiếp vào đời sống chính trị, tham gia vào việc tập hợp lực lượng, giáo dục y tế, góp phần tích cực vào việc hình thành các khuynh hướng, các phong trào chính trị xã hội
Ở nước ta, chính trị Việt Nam đi theo nguyên mẫu nhà nước xã hội chủ nghĩa đơn đảng, trong đó Đảng cộng sản Việt Nam được khẳng định vai trò trung tâm Trong bối cảnh, thời cơ và thách thức đan xen như hiện nay, vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng càng cực kỳ quan trọng và luôn là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta Để đảm đương được vai trò lãnh đạo,
Trang 4bên cạnh việc liên tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn thì Đảng phải biết sử dụng những công cụ của xã hội để tăng thêm tính hiệu quả trong việc lãnh đạo nhân dân nói chung và các các tổ chức chính trị nói riêng Trong quá trình lãnh đạo ấy, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến hoạt động báo chí, coi báo chí là công cụ đắc lực để tuyên truyền, vận động nhân dân, là vũ khí sắc bén tấn công kẻ thù Chính nền báo chí cách mạng đã làm tròn sứ mệnh mà Đảng và nhân dân giao phó Báo chí đã đưa những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với các giai tầng xã hội, cổ vũ, động viên, góp phần làm cho chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống, thành những phong trào hành động cách mạng sôi động Đồng thời, chính từ thực tiễn cuộc sống, báo chí đã kịp thời chỉ ra những khiếm khuyết, tồn tại của các quyết sách đã ban hành; đề xuất, kiến nghị với Đảng và Nhà nước cần phải sửa đổi,
bổ sung để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, nguyện vọng của nhân dân, góp phần làm cho “ý Đảng, lòng dân” hòa làm một Báo chí cũng đã đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, những hiện tượng tham ô, lãng phí, tiêu cực trong đời sống xã hội; đề đạt những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân với Đảng; thật sự là diễn đàn tiếng nói của mọi tầng lớp nhân dân, là “tai mắt” của Đảng, Nhà nước trong quá trình lãnh đạo, điều hành đất nước Đó chính là sứ mệnh thiêng liêng, vai trò cao cả trong việc phục vụ sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà Nước mà các
cơ quan báo chí và nhà báo-những người cầm bút, phải đảm đương, thể hiện sự dân chủ hóa trong đời sống xã hội, tính ưu việt của chế độ ta
NỘI DUNG
Trang 5I Cơ sở lý luận
1 Các khái niệm
1.1 Vai trò là gì?
Vai trò (theo giải thích trong Từ Điển Tiếng Việt) là chức năng và tác dụng
Từ đó có thể suy rộng ra: “Vai trò là chức năng và tác dụng của một cá nhân hay tập thể tới một vấn đề, một sự việc trong một hoàn cản, bối cảnh hay một mối quan hệ nào đó và nó quyết định đến sự tồn tại của sự vật hiện tượng đó”
1.2 Vai trò của báo chí là gì?
Dựa trên khái niệm của vai trò, ta có thể định nghĩa một cách phổ quát vai trò của báo chí trong xã hội ngày nay, đó là: “Chức năng và tác dụng của báo chí đối với các chính đảng, hệ thống xã hội cũng như giai cấp nắm quyền lãnh đạo xã hội nhằm tác động vào ý thức xã hội, hình thành một hệ tư tưởng thống trị với những định hướng nhất định.”
1.3 Lãnh đạo là gì?
Chúng ta nên chú ý đến hai cụ từ: “Lãnh đạo” và “Nhà lãnh đạo” Lãnh đạo
là động từ chỉ hoạt động còn Nhà lãnh đạo là danh từ chỉ chủ thể thực hiện hành động Nhưng lãnh đạo và nhà lãnh đạo không phải bao giờ cũng gắn với nhau Đôi khi người được mệnh danh là nhà lãnh đạo thì không thực hiện được công việc lãnh đạo
Trên thực tế, có rất nhiều khái niệm về người lãnh đạo nhưng khái niệm về hoạt động lãnh đạo sẽ cần có những định nghĩa chuẩn tắc được thừa nhận chung Xin giới thiệu một định nghĩa được chấp nhận tương đối rộng: “hoạt động lãnh đạo
là quá trình định hướng và tác động vào những hoạt động liên quan đến nhiệm vụ của một nhóm người nhất định” (theo saga.vn)
1.4 Quản lý là gì?
Trang 6Quản lý về cơ bản và trước hết là tác động đến con người để họ thực hiện, hoàn thành những công việc được giao; để họ làm những điều bổ ích, có lợi !? Điều đó đòi hỏi ta phải hiểu rõ và sâu sắc về con người như : cấu tạo thể chất, những nhu cầu, các yếu tố năng lực, các quy luật tham gia hoạt động ( tích cực, tiêu cực )
Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết, phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của nhữgn người dưới quyền Biểu hiện cụ thể qua việc, lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra, kiểm soát Hướng được sự chú ý của con người vào một hoạt đông nào đó; điêu tiết được nguồn nhân lực, phối hợp được các hoạt đông bộ phận
Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động đông người được hình thành, tiến hanh trôi chảy, đạt hiệu quả cao bền lâu và không ngừng phát triển Ngoài ra, quản lý là tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý một cách gián tiếp và trực tiếp nhằm thu được nhưng diễn biến, thay đổi tích cực
2 Sự cần thiết của báo chí đối với việc phục vụ lãnh đạo, quản lý
Trong xã hội tư bản, báo chí thực chất là công cụ thông tin, tuyên truyền phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản Mục đích của báo chí tư sản là lợi nhuận, các ông chủ báo chí không cho phép các nhà báo viết những gì có hại đến quyền lợi của các nhà tư sản
Báo chí cách mạng là công cụ của Đảng Báo chí cách mạng có nhiệm vụ phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân, đồng thời thể hiện sinh động quan điểm, đường lối của Đảng
Báo chí cách mạng vừa là người tuyên truyền, cổ động, tổ chức tập thể, vừa
là nhà giáo dục có trí tuệ bách khoa, là vũ khí sắc bén trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh cách mạng Báo chí nếu được sử dụng đúng đắn có thể tạo ra sức mạnh rất to
Trang 7lớn Báo chí cách mạng phải nêu cao tính đảng cộng sản trong mọi hoạt động của mình
Theo Lê-nin, sự nghiệp báo chí phải là một bộ phận trong sự nghiệp của giai cấp vô sản, do đội tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo; sự nghiệp báo chí phải thành một bộ phận khăng khít của công tác có tổ chức, có kế hoạch thống nhất của Đảng, gắn với các bộ phận khác; các nhà báo nhất thiết phải tham gia các tổ chức của Đảng và do Đảng lãnh đạo
Đảng lãnh đạo báo chí và báo chí tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng là nhằm mục đích để báo chí phát huy quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin của báo chí; mặt khác, thông qua báo chí, Đảng phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng của đất nước
Sự lãnh đạo của Đảng tạo điều kiện cho báo chí phát triển và cống hiến nhiều nhất cho nhân dân, đất nước, đồng thời, qua đó, Đảng kịp thời phát hiện, uốn nắn những thiếu sót của báo chí, ngăn chặn những âm mưu của kẻ thù lợi dụng báo chí để phá hoại cách mạng Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí vừa là nguyên tắc, vừa là điều kiện để báo chí làm tròn chức năng của mình, xứng đáng là công
cụ của Đảng và diễn đàn của nhân dân
I Những vấn đề đặt ra về vai trò báo chí đối với việc phục vụ lãnh
đạo quản lý ở nước ta
1 Báo chí phải kiên quyết đứng trên lập trường của Đảng và giai cấp công nhân.
Tính đảng là nguyên tắc nền tảng của công tác tư tưởng nói chung và của báo chí nói riêng Hệ tư tưởng nào cũng có tính giai cấp và được truyền bá bằng báo chí, và do đó, mới có tính đảng vô sản hay tính đảng tư sản của báo chí
Báo chí mang tính đảng cộng sản, trước hết, phải lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền tảng cho mọi hoạt động của mình Điều đó có nghĩa là báo chí quán triệt
Trang 8trong nội dung của mình lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, thế giới quan duy vật biện chứng, nhân sinh quan cách mạng
Tính đảng của báo chí cách mạng, một mặt, phải bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, mặt khác, đấu tranh một cách kiên quyết chống lại những tư tưởng thù địch, những quan điểm sai trái, những hiện tượng tiêu cực
Ở phương diện này, tính đảng cũng có nghĩa là tính chiến đấu Tính chiến đấu của báo chí cách mạng thể hiện trên ba mặt: đấu tranh phê bình và tự phê bình, đấu tranh lý luận và đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước và trong xã hội
Phê bình và tự phê bình là quy luật phát triển của Đảng, của các tổ chức chính trị - xã hội, cũng như của mỗi cá nhân Song phê bình và tự phê bình những khuyết điểm trên báo là việc không dễ dàng đối với các tác giả bài báo và cả người
là đối tượng của phê bình Đó là chưa kể những trường hợp phức tạp hơn, khó khăn hơn là phê phán, đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực
Trong quá khứ, đã có một thời gian dài, báo chí nặng về đăng tin, ảnh về lễ tân Đã có một thời, khuynh hướng chính của báo chí là một chiều biểu dương cái thiện, cái tốt Nêu lên cái tiêu cực, cái xấu là điều kiêng kỵ trên các trang báo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lần nhận xét báo chí ta: “Thường nói một chiều và đôi khi thổi phồng các thành tích, mà ít hoặc không nói đúng mức đến khó khăn và khuyết điểm của ta” Mặc dầu Đảng ta đã phê phán khuynh hướng phiến diện, một chiều nói trên, nhưng cho đến nay, không phải báo chí đã khắc phục hết những lệch lạc
đó Khi đấu tranh chống tiêu cực thì ít chú ý biểu dương nhân tố mới Ngược lại, khi biểu dương, cổ vũ nhân tố mới thì lại quên chống tiêu cực hoặc có chống tiêu cực thì chỉ chống những hiện tượng tiêu cực vụn vặt, nhỏ nhặt, không chạm đến
“trên” và cũng chẳng đụng đến “dưới”
Trang 9Tính đảng của báo chí cách mạng thể hiện ở nhiều mặt, nhưng quan trọng nhất là thể hiện trong suy nghĩ và hành động của nhà báo Gắn bó với cách mạng, bảo vệ cách mạng là truyền thống quý báu của đội ngũ nhà báo chân chính nước ta Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ suốt 30 năm, đội ngũ nhà báo nước ta đã xông pha trên khắp các chiến trường với tư thế của người dũng sĩ với lý tưởng cao
cả Nhiều nhà báo đã hy sinh Có thể nói lịch sử báo chí cách mạng nước ta là lịch
sử đấu tranh kiên cường của đội ngũ nhà báo - chiến sĩ Không có đội ngũ nhà báo đáng quý đó thì cũng không thể có báo chí cách mạng
Lê-nin đòi hỏi: “Chúng ta ra sức phấn đấu và theo dõi một cách chặt chẽ nhất để tính đảng không phải chỉ thể hiện ở lời nói, mà là ở việc làm”
Tính đảng của báo chí đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng đường lối, quan điểm của Đảng, lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê-nin Chính vì dựa trên cơ sở của lý luận Mác – Lê-nin mà tính đảng cộng sản gắn chặt với tính khoa học Đặc điểm khoa học của hệ thống tư tưởng Mác – Lê-nin cho phép nhà báo, khi nắm được nó, có khả năng gắn kết lập trường của Đảng với chân lý khách quan, giúp nhà báo nhận rõ các khuynh hướng phát triển của xã hội và khám phá những khả năng sáng tạo của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Tất cả những yêu cầu về tính đảng thể hiện trên báo chí phụ thuộc trước hết vào nhà báo, vào lương tâm và trách nhiệm của nhà báo Nhà báo phải không ngừng phấn đấu để xứng đáng là chiến sĩ tiên phong trong công cuộc đổi mới, xứng đáng là nhà báo cách mạng có tính đảng cao…
Theo Lê-nin, sự nghiệp báo chí phải là một bộ phận trong sự nghiệp của giai cấp vô sản, do đội tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo; sự nghiệp báo chí phải thành một bộ phận khăng khít của công tác có tổ chức, có kế hoạch thống nhất của Đảng, gắn với các bộ phận khác; các nhà báo nhất thiết phải tham gia các tổ chức của Đảng và do Đảng lãnh đạo
Trang 10Đảng lãnh đạo báo chí và báo chí tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng là nhằm mục đích để báo chí phát huy quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin của báo chí; mặt khác, thông qua báo chí, Đảng phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng của đất nước
Sự lãnh đạo của Đảng tạo điều kiện cho báo chí phát triển và cống hiến nhiều nhất cho nhân dân, đất nước, đồng thời, qua đó, Đảng kịp thời phát hiện, uốn nắn những thiếu sót của báo chí, ngăn chặn những âm mưu của kẻ thù lợi dụng báo chí để phá hoại cách mạng Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí vừa là nguyên tắc, vừa là điều kiện để báo chí làm tròn chức năng của mình, xứng đáng là công
cụ của Đảng và diễn đàn của nhân dân
2 Báo chí phải là công cụ đắc lực của Đảng và Nhà Nước trong việc tuyên, cổ vũ và định hướng dư luận
Trên phạm vi toàn xã hội, nhiệm vụ đặt ra cho công tác tư tưởng chính là liên kết những thành viên riêng rẽ của xã hội thành một khối thống nhất dựa trên một lập trường chính trị chung, thái độ trách nhiệm tích cực nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra Một khi nhận thức rõ tính ưu việt của chế độ xã hội, mục đích và kết quả hành động phù hợp với những lợi ích của mình, nhân dân sẽ tự giác thực hiện những nhiệm vụ to lớn của xã hội trên những vị trí công việc cụ thể, trong các lĩnh vực đời sống xã hội nhất định
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng và Nhà nước đã rất coi trọng công tác tư tưởng, coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của mình Điều này xuất phát
từ sự tự nhận thức sâu sắc của Đảng về vai trò và tác dụng của công tác tư tưởng trong hoạt động nhằm thực hiện nhưng nhiệm vụ cách mạng to lớn
Với khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng và mạnh mẽ vào toàn bộ xã hội, hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò và ý nghĩa hết sức to lớn trong công tác tư tưởng
Trang 11Báo chí chí là công cụ tuyên truyền tập thể, cổ vũ tập thể, là cơ quan ngôn luận của Đảng, chính quyền và là diễn đàn tiếng nói của các giai tầng xã hội Do
đó, báo chí cần chủ động, tích cực tạo ra dư luận xã hội, nhất là trong thời đại bùng
nổ thông tin, các thế lực thù địch đang tìm cách chống phá cách mạng Việt Nam bằng âm mưu "Diễn biến hoà bình"; trong đó mặt trận thông tin tuyên truyền được
kẻ thù triệt để khai thác nhằm tạo những làn sóng dư luận làm xói mòn niềm tin của nhân dân với Đảng, tạo ra sự mất ổn định xã hội Hoạt động báo chí cần bám sát hiện thực xã hội, phản ánh một cách khách quan, trung thực những vấn đề xã hôi, tạo ra luồng dư luận xã hội chính thống, vạch trần những mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch Mặt trận tư tưởng-văn hoá, hơn bao giờ hết là nơi đầy thử thách và cam go, rất cần sự sáng suốt, bản lĩnh chính trị của đội ngũ những người làm công tác tư tưởng mà báo chí là một trong những lĩnh vực mũi nhọn, xung kích, các nhà báo là chiến sĩ trên mặt trận này Thông tin báo chí vừa phải đảm bảo nhanh nhạy, vừa phải đảm bảo khách quan trung thực mới tạo nên thế chủ động tiến công Bởi nếu thông tin báo chí không phản ánh kịp thời theo đúng bản chất vấn đề, để trống mặt trận tư tưởng thì các phương tiện truyền thông của các thế lực thù địch sẽ nhảy vào thông tin sai lệch, tạo thành những luồng dư luận không tốt, gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị-xã hội, hoặc kẻ xấu lợi dụng phao tin đồn nhảm làm rối lòng dân; hậu quả lúc đó sẽ khôn lường
Vì thế, trước mọi vấn đề xã hội, báo chí phải kịp thời vào cuộc, nhìn nhận đánh giá vấn đề hết sức khách quan như bản chất vốn có của nó Khi Đảng, Nhà nước đề ra một chủ trương, chính sách, nhiệm vụ của báo chí là phải tạo ra sự đồng thuận xã hội, tạo nên "hợp lực mạnh" của quần chúng nhân dân, biến nó thành luồng tư tưởng chủ đạo trong đời sống xã hội Việc chỉ ra những vấn đề bất cập là cần thiết, song phải với cái nhìn tích cực mang tính xây dựng Nhà báo trước khi phản ánh thông tin phải xem xét một cách thấu đáo, không được nóng vội quy