1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

TIEU LUAN NGON NGU báo CHÍ, biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí

27 426 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 17,69 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Mục đích và nhiệm vụ khảo sát 3 3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3 4. Nội dung khảo sát 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Kết cấu : 4 B. NỘI DUNG 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ 5 VÀ TÍNH BIỂU CẢM TRONG NGÔN NGỮ 5 1. Ngôn ngữ báo chí 5 2. Tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí 7 CHƯƠNG II: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÍNH BIỂU CẢM TRÊN BÁO LAO ĐỘNG TỪ NGÀY 1112013 ĐẾN 30112013 12 1. Dùng từ ngữ hội thoại 13 2. Dùng từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài 14 3. Dùng thuật ngữ 16 4. Dùng từ ngữ địa phương 17 5. Sử dụng chất liệu văn học 17 6. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn... cùng các biến thể của chúng 18 8.Dùng dấu câu 21 9. Dùng ẩn dụ 21 10. Nói dựa, trích dẫn 22 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM KHI SỬ DỤNG BIỂU CẢM TRONG NGÔN NGỮ BÁO CHÍ 25 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Báo chí là sản phẩm tinh thần của con người, nó phục vụ nhu cầu thông tin đến công chúng một cách nhanh nhất, giúp công chúng hiểu rõ hơn về những gì diễn ra xung quanh cuộc sống của mình. Báo chí lấy hiện thực khách quan làm đối tượng phản ánh với mục đích cung cấp cho công chúng một cái nhìn đúng đắn và toàn diện về tất cả các dữ kiện, hiện tượng xảy ra xung quanh cuộc sống, qua đó góp phần định hướng những hành động cũng như ý thức của công chúng báo chí. Báo chí là công cụ, là phương tiện giúp ích cho xã hội ngày càng phát triển. Là một loại hình báo chí ra đời sớm nhất, báo in luôn khẳng định được vai trò của mình đối với việc cung cấp thông tin đến công chúng tiếp nhận báo chí, luôn làm tốt vai trò của mình là cơ quan ngôn luận của Đảng và là diễn đàn của nhân dân. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, khi đất nước bước vào hội nhập thế giới thì ngôn ngữ truyền thông cũng có phần nào bị ảnh hưởng. Ngôn ngữ trong báo chí dường như không còn được nguyên bản như lúc ban đầu mà bị sử dụng một cách bóp méo hay lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài, từ mượn...Bên cạnh đó việc sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trong báo in hiện nay cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Như chúng ta đều biết, chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí là thông tin. Nhưng nếu trong ngôn ngữ báo chí người viết chỉ dùng các từ ngữ, cách diễn đạt có tính chất khuôn mẫu để phản ánh các sự việc, hiện tượng, vấn đề,... thì thông tin khó tránh khỏi khô cứng, đơn điệu, thậm chí tẻ nhạt. Để khắc phục các nhược điểm này, những người làm báo đã sử dụng khá nhiều những thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm khánhau và nhờ đó, thông tin của họ trở nên sinh động, hấp dẫn, dễ đọc và dễ tiếp thu hơn đối với độc giả. Để góp phần hiểu sâu sắc hơn về cách sử dụng ngôn ngữ trong báo chí và đặc biệt là cách sử dụng dụng ngôn ngữ biểu cảm trong báo in ở Việt Nam hiện nay, nhóm chúng tôi đã thực hiện bài tiểu luận với đề tài “ Biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí” thông qua việc khảo sát việc sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trên báo Lao Động từ ngày 111 đến ngày 30112013.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 Lí do chọn đề tài 2

2 Mục đích và nhiệm vụ khảo sát 3

3 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3

4 Nội dung khảo sát 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cấu : 4

B NỘI DUNG 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ 5

VÀ TÍNH BIỂU CẢM TRONG NGÔN NGỮ 5

1 Ngôn ngữ báo chí 5

2 Tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí 7

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÍNH BIỂU CẢM TRÊN BÁO LAO ĐỘNG TỪ NGÀY 1/11/2013 ĐẾN 30/11/2013 12

1 Dùng từ ngữ hội thoại 13

2 Dùng từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài 14

3 Dùng thuật ngữ 16

4 Dùng từ ngữ địa phương 17

5 Sử dụng chất liệu văn học 17

6 Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn cùng các biến thể của chúng 18

8.Dùng dấu câu 21

9 Dùng ẩn dụ 21

10 Nói dựa, trích dẫn 22

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM KHI SỬ DỤNG BIỂU CẢM TRONG NGÔN NGỮ BÁO CHÍ 25

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Báo chí là sản phẩm tinh thần của con người, nó phục vụ nhu cầu thôngtin đến công chúng một cách nhanh nhất, giúp công chúng hiểu rõ hơn về những

gì diễn ra xung quanh cuộc sống của mình

Báo chí lấy hiện thực khách quan làm đối tượng phản ánh với mục đíchcung cấp cho công chúng một cái nhìn đúng đắn và toàn diện về tất cả các dữkiện, hiện tượng xảy ra xung quanh cuộc sống, qua đó góp phần định hướngnhững hành động cũng như ý thức của công chúng báo chí Báo chí là công cụ,

là phương tiện giúp ích cho xã hội ngày càng phát triển

Là một loại hình báo chí ra đời sớm nhất, báo in luôn khẳng định được vaitrò của mình đối với việc cung cấp thông tin đến công chúng tiếp nhận báo chí,luôn làm tốt vai trò của mình là cơ quan ngôn luận của Đảng và là diễn đàn củanhân dân

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, khi đất nước bướcvào hội nhập thế giới thì ngôn ngữ truyền thông cũng có phần nào bị ảnh hưởng.Ngôn ngữ trong báo chí dường như không còn được nguyên bản như lúc banđầu mà bị sử dụng một cách bóp méo hay lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài, từmượn Bên cạnh đó việc sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trong báo in hiện nay cũng

là một vấn đề cần được quan tâm

Như chúng ta đều biết, chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí là thô

ng tin Nhưng nếu trong ngôn ngữ báo chí người viết chỉ dùng các từ ng

ữ, cách diễn đạt có tính chất khuôn mẫu để phản ánh các sự việc, hiện tượng, vấn đề, thì thông tin khó tránh khỏi khô cứng, đơn điệu, thậm chí tẻ nhạt

Để khắc phục các nhược điểm này, những người làm

báo đã sử dụng khá nhiều những thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm khánh

au và nhờ đó, thông tin của họ trở nên sinh động, hấp dẫn, dễ đọc và dễ tiếp thu hơn đối với độc giả Để góp phần hiểu sâu sắc hơn về cách sử dụng ngôn ngữtrong báo chí và đặc biệt là cách sử dụng dụng ngôn ngữ biểu cảm trong báo in ở

Trang 3

Việt Nam hiện nay, nhóm chúng tôi đã thực hiện bài tiểu luận với đề tài “ Biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí” thông qua việc khảo sát việc sử dụng ngôn ngữ

biểu cảm trên báo Lao Động từ ngày 1/11 đến ngày 30/11/2013

2 Mục đích và nhiệm vụ khảo sát

2.1 Mục đích khảo sát

Mục đích của tiểu luận là thông qua việc khảo sát tình hình sử dụng ngônngữ biểu cảm của báo Lao Động về số lượng, chất lượng, tác dụng của ngôn ngữbiểu cảm trong một tờ báo, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm, kiến nghịnhững biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của ngôn ngữ được sử dụng trongbài báo, đặc biệt là đối với cơ quan báo chí được khảo sát trong bài này là báoLao Động

Bên cạnh đó, tiểu luận sẽ đưa ra những đề xuất, đóng góp nhằm góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ làm báo đáp ứng những yêu cầu hoạt độngthực tiễn báo chí hiện nay, nhất là đối với báo Lao Động

3 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hiện nay đề tài này đã được một số tiểu luận, luận án đưa ra bàn bạc vàlàm rõ Tuy nhiên đa phần là nghiên cứu, đi sâu vào ngôn ngữ trên báo chí nóichung chứ ít có tiểu luận nào đề cập đến và nghiên cứu sâu vào vấn đề tính biểucảm trong ngôn ngữ báo chí nói riêng Bên cạnh đó các tiểu luận, đề án bàn bạc

về vấn đề này vẫn còn nặng về phần lý thuyết chứ chưa có những khảo sát thực

Trang 4

tế Và trong bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ đưa ra những số liệu cụ thể cùngnhững ví dụ tiêu biểu thể hiện đặc trưng của ngôn ngữ biểu cảm trên báo in màđặc biệt là trong tờ báo được khảo sát là báo Lao Động.

4 Nội dung khảo sát

Nội dung trong bài tiểu luận này là khảo sát về ngôn ngữ mang tính biểucảm trong báo Lao Động để từ đó rút ra ý nghĩa và cách sử dụng ngôn ngữ trênbáo in Bên cạnh đó đưa ra một số những kiến thức lý thuyết cơ bản về ngôn ngữbáo chí nói chúng và tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí nói riêng Bài tiểuluận cũng đưa ra được một số giải pháp cũng như những đóng góp trong việc sửdụng ngôn ngữ biểu cảm trong việc truyền tải thông tin trên báo chí

5 Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận được tiến hành nghiên cứu bằng nhiều phương pháp khácnhau nhưng chủ yếu dựa vào các phương pháp là khảo sát, thống kê và nghiêncứu tài liệu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các tài liệu, luận

văn, luận án, tư liệu thực tế của các lớp chuyên ngành báo in để cóđược cái nhìn tổng quát về ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ trên báochí

Phương pháp khảo sát, nghiên cứu thực tiễn: tiến hành khảo sát

thực tế báo Lao Động

Phương pháp thống kê, phân loại : là phương pháp dùng để thống

kê lên bảng số liệu, phân loại các ngôn ngữ theo từng tiêu chí

Phương pháp phân tích tổng hợp: là phương pháp phân tích tổng

hợp đánh giá các số liệu được thống kê để đánh giá khái quát vaitrò và ý nghĩa của việc sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trong báo in

6 Kết cấu :

Ngoài phần mở đầu và phụ lục, kết cấu tiểu luận bao gồm 2 phần: Mở đầu

và Nội dung, nội dung gồm 3 chương Tiểu luận này có 28 trang

Trang 5

B NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ

VÀ TÍNH BIỂU CẢM TRONG NGÔN NGỮ

1 Ngôn ngữ báo chí

Trong thời đại hiện nay, báo chí thế giới đang phát triển với một tốc độchóng mặt Bắt đầu với tờ báo chỉ là bản chép tay, đến những bản báo in đầutiên; sau đó đã xuất hiện thêm các loại hình báo chí mới như: báo phát thanh,truyền hình, báo mạng điện tử

Mỗi loại hình báo chí đưa đến cho công chúng một cách tiếp cận thông tinkhác nhau: báo in đưa thông tin qua chữ viết và hình ảnh trên mặt giấy; báo phátthanh truyền thông tin đến tai người nghe; truyền hình đưa tin bằng cả hình ảnhlẫn âm thanh; còn báo mạng có thể đăng được những thông tin bằng cả chữ viết,

âm thanh, hình ảnh tĩnh và động nhờ vào Internet Chính cách đưa thông tin đachiều này đã giúp báo chí dần trở thành “quyền lực thứ tư” trong xã hội, sauquyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

Chúng ta có thể khẳng định rằng ảnh hưởng của báo chí trong xã hội hiệnđại là vô cùng lớn Chính vì vậy, trách nhiệm của nó cũng không hề nhỏ Ngoàikhả năng cung cấp thông tin và định hướng dư luận, báo chí còn có trách nhiệmgóp phần định hình ngôn ngữ, đặc biệt là những tờ báo được viết cho giới trẻ

Ngôn ngữ báo chí không phải là một vấn đề mới, nó đã được đào sâunghiên cứu theo từng góc cạnh, từng thời kỳ phát triển Nhưng trong thời đạibùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, đây lại là một vấn đề nóng cần cóquan tâm của toàn xã hội Tiếng Việt đang dần bị ăn mòn bởi thứ ngôn ngữ laicăng, thiếu trong sáng, pha tạp của một bộ phận người trẻ Do đó, báo chí phảiđóng vai trò như một người dẫn đường trong công cuộc bảo tồn vào phát triểntiếng Việt ngày càng giàu đẹp hơn

Như chúng ta đã biết, chức năng cơ bản, có vai trong quan trọng hàng đầucủa báo chí là thông tin Báo chí phản ánh hiện thực thông qua việc đề cập đến

Trang 6

các sự kiện Nếu không có sự kiện thì không thể có tin tức báo chí Do vậy, nétđặc trưng nhất của ngôn ngữ báo chí chính là có tính sự kiện Chính nó đã tạonên ở ngôn ngữ báo chí những tính chất cụ thể sau:

1.1) Tính chính xác:

Đối với ngôn ngữ báo chí, đây là tính chất đặc biệt quan trọng Vì báochí có chức năng định hướng dư luận xã hội Chỉ cần một sơ suất nhỏ nhấtcũng có thể làm cho độc giả hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra nhữnghậu quả xã hội nghiêm trọng không lường trước được

1.2) Tính cụ thể:

Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí được hiểu là khi nhà báo miêu tả, tườngthuật sự việc, phải cụ thể, cặn kẽ đến từng chi tiết nhỏ Có như vậy người đọc,người nghe mới có cảm giác mình là người trong cuộc, đang trực tiếp đượcchứng kiến những gì nhà báo nói tới trong bài báo

Mỗi sự kiện được đề cập trong tác phẩm báo chí phải gắn liền với mộtkhông gian, thời gian xác định; với những con người xác định (có tên tuổi, nghềnghiệp, chức vụ, giới tính…cụ thể) Do đó, trong ngôn ngữ báo chí nên hạn chếtối đa việc dùng từ có tính chất mơ hồ

1.3) Tính đại chúng

Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng Tất cả mọi người trong xã hội,không phụ thuộc nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi,…đều

là đối tượng phục vụ của báo chí Đây vừa là nơi để họ tiếp nhận thông tin, vừa

là nơi để bày tỏ ý kiến Chính vì thế, ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữdành cho đại chúng, có tính phổ cập rộng rãi

1.4) Tính ngắn gọn:

Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn và súc tích Sự dài dòng có thể làm loãngthông tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe Thêmvào đó, nó còn làm tốn thời gian của cả người viết lẫn người đọc, dễ dẫn đến cáclỗi sai về mặt ngôn từ

1.5) Tính định lượng:

Trang 7

Các tác phẩm báo chí thường bị giới hạn về mặt thời gian hay diện tíchxuất hiện trên báo, đó là tính định lượng Vì thế, việc lựa chọn và sắp xếp cácthành tố ngôn ngữ cần kỹ lưỡng, hợp lý để phản ánh đầy đủ lượng sự kiện màkhông vượt quá khung cho phép về thời gian và không gian.

1.6) Tính biểu cảm:

Tính biểu cảm trong ngôn ngữ gắn liền với việc sử dụng những từ ngữ mới lạ,giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân…Nếu ngôn ngữ báo chí không có tínhbiểu cảm, chỉ là những chuỗi thông tin khô khan thì nó khó có thể thu hút được

sự chú ý của độc giả Tính biểu cảm tác động mạnh mẽ tới tâm hồn người nghe,làm cho họ có những trạng thái cảm xúc nhất định theo như người viết mongđợi

1.7) Tính khuôn mẫu:

Tính khuôn mẫu của báo chí thường bao gồm 6 câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào?

Ở đâu? Bao giờ? Như thế nào? Tại sao? Yếu tố khuôn mẫu không đi một mình.

Nó thường được kết hợp với thành tố biểu cảm, nên ngôn ngữ báo chí thườngmềm mại, hấp dẫn chứ không hề khô khan như trong một văn bản khoa học hayvăn bản hành chính

2 Tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí

Như chúng ta đều biết, chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí là thông tin Nhưng nếu trong ngôn ngữ báo chí người viết chỉ dùng các từngữ, cách diễn đạt có tính chất khuôn mẫu để phản ánh các sự việc, hiện

tượng, vấn đề, thì thông tin khó tránh khỏi khô cứng, đơn điệu, thậm chí tẻ nhạt Để khắc phục các nhược điểm này, các tác giả đã sử dụng khá nhiều

những thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm khác nhau; và nhờ đó, thông tin của họ trở nên sinh động, hấp dẫn, dễ đọc và dễ tiếp thu hơn đối với độc giả Qua khảo sát sơ bộ, các thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm cho

ngôn ngữ báo chí có thể chia thành một số loại chính như sau:

2.1 Dùng từ ngữ hội thoại

Từ " hội thoại " ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, tức là nó không chỉ bao

Trang 8

hàm các từ thuộc vốn từ vựng của ngôn ngữ văn hoá được dùng đặc biệt trong lời nói miệng, trong sinh hoạt hàng ngày, mà còn gồm cả một số từ

thông tục và từ lóng, vì những từ thuộc hai loại sau này cũng chỉ đượcchuyên dùng trong khẩu ngữ

Hiện nay, xu hướng chung trên thế giới là hội thoại hoá ngôn ngữ báo chí

để nó đơn giản hơn, gần gũi hơn với cuộc sống thường ngày Chính vì thế, từngữ ( và thậm chí cả cú pháp ) của ngôn ngữ hội thoại được dùng để tăng cườngtính biểu cảm trong các bài viết ngày càng phong phú và đa dạng Tuy nhiên, hộithoại hoá ngôn ngữ báo chí không có nghĩa là chúng ta

được phép bê nguyên xi ngôn ngữ đời thường với tất cả cái dáng vẻ thô ráp,

xù xì, gai góc của nó vào trong tác phẩm báo chí Vì dù thế nào đi chăng

nữa, ngôn ngữ trên trang báo phải là một thứ ngôn ngữ đã được gọt giũa,

được trải qua sự nhào nặn của tác giả và phải đạt tới một sự chuẩn mực nhất định về văn hoá Vì thế, tình trạng lạm dụng quá mức các từ ngữ thuộc tiếng lóng hay các từ ngữ thô tục đang diễn ra ở một số nhà báo và ở một số tờ

báo ( nhất là các tờ báo dành cho thiếu niên nhi đồng ) là rất đáng lo ngại,

cần được quan tâm đúng mức và không chậm trễ

2 2 Dùng từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài

Những từ ngữ dược vay mượn từ các ngôn ngữ Ấn - Âu có thể được giữ nguyên dạng hay phiên âm Trong số các từ được vay mượn từ các ngôn ngữ Ấn

- Âu, có khá nhiều từ đã phần nào thích nghi với chuẩn mực của tiếng Việt chonên được sử dụng khá rộng rãi Tuy nhiên, người ta vẫn dẽ dàng nhận thấy cáinguồn

gốc ngoại loại của chúng, chẳng hạn như: apphe, xêmina, makettinh, kiôt Còncác từ Hán - Việt thì được dùng quá phổ cập và đã trở thành một bộ phận khôngthể thiếu của tiếng Việt Song, không vì thế mà người ta không nhận thấy khảnăng tăng cường tính biểu cảm của chúng Việc sử dụng các từ ngữ vay mượn

từ tiếng nước ngoài cần có chừng mực để tránh gây phản cảm cho người đọc,

vì sự xuất hiện quá nhiều các từ không thuần Việt trong một văn bản báo chíkhông chỉ làm cho ngôn ngữ của nó có vẻ không trong sáng mà còn tạo ấn tượng

Trang 9

rằng người viết muốn " khoe chữ " Bên cạnh đó, những từ ngữ được lựa chọnphải có những ưu thế thật sự nổi trội so với các từ hoặc những cách diễn đạttương đương trong tiếng Việt và đồng thời phải tương đối quen thuộc đối vớicông chúng để không gây cản trở gì đáng kể cho quá trình nhận thức của độcgiả Các thuật ngữ, xét theo tự thân, là những từ trung tính, tức không mang sắcthái biểu cảm Thế nhưng, khi được kết hợp hài hoà với các từ khuôn mẫu,chúng lại có khả năng tăng cường tính biểu cảm rất đáng kể

Hiện nay, do khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, nhiều lĩnh vực nghiên cứu mới ra đời, cho nên số lượng thuật ngữ gia tăng nhanh chóng và chúng xuất hiện với mật độ ngày càng dày trên các báo

2.4 Sử dụng chất liệu văn học

Các chất liệu văn học có mặt rộng rãi trong hầu hết các thể loại báo chí, theo nhiều cách thức khác nhau Nhưng những cách thức thường gặp nhất là vay mượn cốt truyện, hình ảnh hay từ ngữ, cách diễn đạt từ các tác phẩm văn học

2.5 Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn cùng các biến thể của chúng

Các phương tiện ngôn ngữ này thường có ý nghĩa rõ ràng, dễ hiểu, lạixuất

Trang 10

hiện với tần số cao trong hoạt động giao tiếp thường ngày Qua khảo sát chothấy, việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ đang là thủ pháp tăng cường giá trị biểucảm được ưa dùng nhất hiện nay trên nhiều tờ báo

2.6 Chơi chữ

Các trường hợp chơi chữ gặp không nhiều trong các tác phẩm báo chí Vì

so với các thủ pháp tạo giá trị biểu cảm khác, việc chơi chữ khó khăn hơn, đòihỏi người viết nhiều phải có sự tìm tòi, khám phá công phu hơn Thực tế khảosát cho thấy, trong báo chí cách mạng Việt Nam, người chơi chữ thườngxuyên, hiệu quả và tạo nên hẳn một phong cách riêng, là Chủ tịch Hồ Chí Minh.Còn ở các tác giả khác, việc chơi chữ thường được dùng rất hạn chế, mang nặngtính ngẫu hứng

Ẩn dụ trong ngôn ngữ báo chí thường mang tính chất văn cảnh Nó làsáng tạo riêng của người viết và in đậm dấu ấn cá nhân

Có thể nói, không theo đuổi mục đích khám phá và phản ánh thế giới một

cách hình ảnh như trong văn học nghệ thuật, nhà báo sử dụng ẩn dụ như một phương tiện đối lập với khuôn mẫu, một phương tiện nhằm đánh lạc hướng

sự chú ý của độc giả nhưng lại gây được ấn tượng lớn

2.8 Nói dựa, trích dẫn

Trang 11

Ở đây, tác giả chỉ ra nguồn gốc, xuất xứ của những cách diễn đạt gợi cảm nào đó mà anh ta vay mượn nhằm thông báo cho độc giả biết rằng: anh ta

chỉ đồng tình với những kiểu nói ấy chứ không phải chịu trách nhiệm về chất lượng của sự gợi cảm trong chúng Và chính cái thủ pháp nói dựa, trích dẫn như vậy đã làm cho giọng điệu câu văn bớt đi cái sắc thái chủ quan, trở nên mềm mại, nhẹ nhàng, và thông tin hàm chứa trong nó cũng có độ xác thực cao hơn

Trang 12

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÍNH BIỂU CẢM TRÊN BÁO

Trang 13

trong lời nói miệng, trong sinh hoạt hàng ngày, mà còn gồm cả một số từ

thông tục và từ lóng, vì những từ thuộc hai loại sau này cũng chỉ được chuyên dùng trong khẩu ngữ Ví dụ:

- Chưa hết đâu Tớ tạm cho hai việc có thể giải quyết xong…

- Bác có ý kiến gì khi những người thiết kế mạng…

( Không phải nghiêm- đói đấy, trang 2 Báo Lao Động ngày 22/11/2013)

- Xe chở quá số người quy đinh, “ vẫn đi ngon”…

- Thôi đc rồi…Em chính là…Thỏ đây

(Thỏ, gấu và Zukerberg, Trang 2 báo Lao Động ngày 22/11/2013)

- Chết rồi mới đem tiền đến viếng!

(Đằng sau các báo cáo được đóng gáy vang, trang 1 báo Lao Động ngày24/11/2013)

Hiện nay, xu hướng chung trên thế giới là hội thoại hoá ngôn ngữ báo chí

để nó đơn giản hơn, gần gũi hơn với cuộc sống thường ngày Chính vì thế,

từ ngữ ( và thậm chí cả cú pháp ) của ngôn ngữ hội thoại được dùng để tăng cường tính biểu cảm trong các bài viết ngày càng phong phú và đa dạng.Tuynhiên,hội thoại hoá ngôn ngữ báo chí không có nghĩa là chúng ta được phép bênguyên xi ngôn ngữ đời thường với tất cả cái dáng vẻ thô ráp,xù xì, gai góc của

Ngày đăng: 12/06/2020, 00:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w