1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ sở lý LUẬN về dự báo PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIẢNG VIÊN dạy NGHỀ

43 58 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 205,41 KB

Nội dung

xác bao gồm: khái niệm dự báo, dự báo giáo dục; hệ thống hóacác nguyên tắc có tính phương pháp luận của dự báo giáo dục, xácđịnh hệ thống các thuộc tính bản chất của dự báo giáo dục.Năm

Trang 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN ĐỘI

NGŨ GIẢNG VIÊN DẠY NGHỀ

Trang 2

Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề về dự báo giáo dục

Khoa học dự báo hình thành trên thế giới từ những năm 60của thế kỷ XX Với tư cách là một khoa học độc lập, khoa học dựbáo có hệ thống lý luận, phương pháp luận và hệ thống phươngpháp nghiên cứu riêng hướng tới nâng cao hiệu quả của công tác

dự báo Nghiên cứu dự báo nói chung, dự báo giáo dục - đào tạonhân lực nói riêng là bước đầu tiên trong việc hoạch định các chủtrương, đường lối chính sách, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kếhoạch phát triển giáo dục và đào tạo; tham mưu cho công tác quản

lý, chỉ đạo, điều hành ở cấp quốc gia, cấp bộ, ngành, địa phương;đồng thời, cung cấp thông tin định hướng cho hoạt động giáo dục

và phát triển nhân lực

Các nghiên cứu trên thế giới

Thuật ngữ dự báo có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Pro”(nghĩa là trước và “grosis” (có nghĩa là biết), “progrosis” nghĩa làbiết trước Bản thân thuật ngữ dự báo đã nói lên thuộc tính khôngthể thiếu được bộ não con người: Đó là sự phản ánh vượt trước.Trong quá trình tồn tại và phát triển con người luôn hướng về phíatrước, cố gắng hướng tới một tương lai ngày một tốt đẹp hơn.Những cố gắng ban đầu đó được thể hiện dưới hình thức là cácước đoán, những hy vọng thiếu căn cứ, những ước muốn không có

Trang 3

thực, những tính toán ước lượng thiếu cơ sở khoa học và mangnặng tính kinh nghiệm Trải qua nhiều thế kỷ, đã có nhiều quanniệm khác nhau về dự báo.

Theo M Laurenn (1974), ‘‘dự báo là một quá trình (khôngphải là hoạt động đơn nhất) dựa trên những cứ liệu khoa học cụthể để gợi ra những cái sẽ xảy ra trong tương lai’’ [27] Trongđịnh nghĩa này, dự báo được hiểu như là sự tiên đoán có căn cứkhoa học Ngày này, phương pháp luận hiện đại của dự báo và dựbáo giáo dục khẳng định dự báo và dự báo giáo dục là cả hai quátrình quy nạp và diễn dịch kết hợp với nhau

P Mollian (1981) quan niệm : “Dự báo là phân tích nhữngvấn đề có thể sẽ xảy ra bằng cách nhận biết được các chỉ báo biểudiễn của các vấn đề đó trong thực tế’’ [28] Định nghĩa này là sựsuy diễn theo quan hệ nhân quả giữa ba trạng thái phát triển củađối tượng dự báo là quá khứ, hiện tại, tương lai Sự thể hiện củađối tượng dự báo trong hiện tại có liên quan đến diễn biến của nótrong quá khứ và tương lai, biến đổi của nó có thể nhận biết đượcthông qua các chỉ báo cụ thể ở hiện tại Chỉ báo có thể biểu hiệnsai bản chất của đối tượng dự báo Chỉ báo có thể chính xác,nhưng do ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế - xã hội, sự biếnđổi trong tương lai của đối tượng khiến cho dự báo có thể theo

Trang 4

hướng khác Như vậy, dự báo là sự tiên đoán và nó có thể đúng,

có thể sai, nói chung nó chỉ đúng với một xác suất nào đó

Tổ chức UNESCO đã thành lập Trung Tâm Nghiên Cứu và

Dự Báo Giáo Dục (ERF - Education Research and Foresight), vớinhiệm vụ là lưu chuyển các ý tưởng, các kiến thức về giáo dục,phân tích các khuynh hướng phát triển giáo dục và đào tạo trongcác xã hội, đưa ra những câu trả lời, đề xướng các khuyến nghịnhằm phát triển giáo dục Cơ quan nghiên cứu này của UNESCOthi hành ba chức năng chính: (1) làm đầu mối xúc tác cho tư duyphản biện, tư duy sáng tạo, chia sẻ những sáng tạo và kiến thức vềgiáo dục, làm lưu chuyển chúng trong và ngoài UNESCO; (2)Tìm hiểu những xu thế mới trong phát triển, dự đoán các tác độngcủa các chính sách, các thực hành trong lĩnh vực giáo dục và đàotạo, đề nghị những hướng đi cải cách về mặt chính sách giáo dục;(3) Đề xuất các mô hình mới nhằm hướng dẫn chương trình nghị

sự toàn cầu về phát triển giáo dục

Các công trình nghiên cứu về dự báo giáo dục trên thế giới đãđưa ra các quan niệm khác nhau về khái niệm “dự báo”, hình thànhkhái niệm “dự báo giáo dục”

Trang 5

Các nghiên cứu ở Việt Nam

Một trong những công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu

về dự báo giáo dục là đề tài: “Nghiên cứu chiến lược phát triểngiáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp” do GS Lê Thạc Cánlàm chủ nhiệm từ 1986 đến 1987 Đề tài nghiên cứu một số vấn đềphương pháp luận cho việc xây dựng chiến lược phát triển giáodục, bước đầu đưa ra một số kiến nghị về các giải pháp chiến lượcphát triển giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp Đây là cơ

sở quan trọng để đưa ra dự báo, định hướng chiến lược phát triểnGiáo dục và Đào tạo đến năm 2000

Năm 1988 - 1990, GS Hà Thế Ngữ đã đứng đầu nhómnghiên cứu về “dự báo phát triển giáo dục phổ thông”; đề tài đã đềcập đến các vấn đề cơ bản của phương pháp luận và phương pháp

dự báo giáo dục, dự báo sư phạm…Đây là đề tài đặt nền móngban đầu về phương pháp luận dự báo các xu hướng giáo dục, dựbáo sư phạm, khi nhìn nhận giáo dục phát triển dựa trên các quyluật nội tại

Năm 2004, TS Đỗ Mạnh Hùng đã thực hiện công trình: “Một

số vấn đề lý luận về dự báo giáo dục” Đề tài nghiên cứu đã tậphơp một số vấn đề lý luận chung của dự báo giáo dục Các địnhnghĩa liên quan đến hướng nghiên cứu đã được đưa ra khá chính

Trang 6

xác bao gồm: khái niệm dự báo, dự báo giáo dục; hệ thống hóacác nguyên tắc có tính phương pháp luận của dự báo giáo dục, xácđịnh hệ thống các thuộc tính bản chất của dự báo giáo dục.

Năm 2006, nhà nghiên cứu Nguyễn Đông Hanh đã thực hiệncông trình: “Một số vấn đề lý luận và phương pháp dự báo quy

mô phát triển Giáo dục - Đào tạo trong điều kiện kinh tế thịtrường Việt Nam” và đưa ra một số vấn đề lý thuyết về cácphương pháp dự báo trong GD & ĐT trong nền kinh tế thị trường

Các nghiên cứu trên đã bước đầu tìm hiểu về một số khíacạnh cơ bản mang tính lý luận của dự báo GD & ĐT Tuy nhiên,những công trình này chưa đưa ra phương pháp tính toán cụ thể,chủ yếu dùng phương pháp chuyên gia và trình bày kết quả dựbáo gắn với bối cảnh cụ thể của giáo dục

Tại Việt Nam, Trung tâm Phân tích và Dự báo nhu cầu đàotạo nhân lực phụ trách lĩnh vực dự báo giáo dục được Bộ Giáodục và Đào tạo chính thức thành lập năm 2009

Công tác dự báo giáo dục là một ngành còn khá non trẻ,trong thời gian gần đây nó mới được các nhà làm giáo dục tìmhiểu và nghiên cứu một cách bài bản có thể kể đến các công trìnhnhư: tác giả Đỗ Văn Chấn về “Dự báo nhu cầu cán bộ chuyênmôn Việt Nam đến năm 2000” (Viện nghiên cứu đại học và

Trang 7

THCN năm 1984); tác giả Hà Thế Ngữ: “ Việc dự báo giáo dụcvới tư cách là một hướng hoạt động nghiên cứu chuyên biệt, mớiđược bắt đầu ở Viện KHGD từ những năm 1985-1986 ” Trongquá trình cải cách giáo dục đã có một số những công trình dự báogiáo dục của các nhà khoa học góp phần quan trọng trong việcxây dựng Chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển giáo dụcquốc dân Như các công trình nghiên cứu của tác giả Hà Thế Ngữ(chủ biên) “Dự báo giáo dục-Vấn đề và xu hướng” (Viện KHGDViệt Nam 1989) Tác giả Đặng Quốc Bảo “Về phương hướngphát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông” (Tạp chí nghiên cứugiáo dục số 10-1987) Tác giả Đỗ Văn Chấn “Dự báo phát triển”,

Hà Nội 2001 “Dự báo dân số, học sinh đến trường và lực lượnglao động Việt Nam” của Tổng cục Thống kê (1995-2005)

Có thể nói công tác dự báo về phát triển giáo dục hiện nay đãđược hết sức trú trọng từ phía Nhà nước cũng như các nhà khoahọc, là điều kiện quan trọng để các nhà làm giáo dục hoạch địnhcác chính sách phát triển trung và dài hạn Tuy nhiên nghiên cứu

để xây dựng cơ sở khoa học trong lĩnh vực dự báo phát triển độingũ giảng viên dạy nghề nói chung hay khối trường cao đẳngnghề nói riêng cần tiếp tục thực hiện

Trang 8

Một số vấn đề lý luận về dự báo giáo dục

Khái niệm dự báo

Trong lịch sử khoa học, chúng ta đã biết có không ít nhữnglời tiên tri lỗi lạc của các nhà khoa học kinh điển, nhưng những lờiphán đoán, những lời tiên tri đó không phải là ngẫu nhiên, đoánbừa mang tính may rủi mà hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học vớithế giới quan và phương pháp luận đúng đắn Như V.L Lênin đãnhận xét “Những lời tiên tri thần kỳ đều là những chuyện hoangđường, nhưng những lời tiên tri khoa học thì lại là một sự thật”

Dự báo là một thuộc tính của tư duy con người, bởi lẽ con ngườikhi sống luôn suy nghĩ về ngày mai, hướng đến tương lai sau này

Dự báo là thuật ngữ gốc của Hy Lạp “πρόγνωσις””(Prognosis) có nghĩa là dự đoán, nói trước Dự báo - đó là môhình khoa học về các sự kiện, hiện tượng trong tương lai Dự báo

là sự tiên đoán có căn cứ khoa học, mang tính xác suất về sự pháttriển của sự vật và hiện tượng có thể diễn ra trong tương lai, dựbáo không chỉ mang tính chất định tính mà còn mang tính địnhlượng biểu hiện qua con số cụ thể Như vậy chúng ta có thể hiểu

dự báo là khả năng tiên đoán các sự vật, hiện tượng sảy ra ở tương lai trên cơ sở thực tiễn bằng các phương pháp khoa học.

Trang 9

Có thể nói dự báo là một môn khoa học và nghệ thuật tiênđoán về những sự vật, hiện tượng có khả năng xảy ra trong tươnglai trên cơ sở phân tích khoa học các dữ liệu thu thập được

Quá trình phân tích dự báo cần phải xét đến các yếu tố lịch

sử hình thành, hiện tại của sự vật hiện tượng để xác định xuhướng phát triển trong tương lai Dự báo được sử dụng trongnhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực có những yêu cầu dự báoriêng nhằm phục vụ cho mục tiêu đưa ra Trong thời đại toàn cầuhóa hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đãlàm xóa nhòa biên giới quốc gia, khoảng cách giữa con người vớicon người, thì công tác dự báo đóng vai trò cực kỳ quan trọng đốivới sự phát triển của mỗi quốc gia

Phân loại dự báo

Phân loại theo phạm vi đối tượng dự báo: Dự báo vĩ mô, dựbáo vi mô, dự báo liên ngành, dự báo khu vực, dự báo vùng, dựbáo đơn vị

Phân loại theo thời gian của đối tượng dự báo: Dự báo dàihạn, dự báo trung hạn, dự báo ngắn hạn

Phân loại theo chức năng của đối tượng: dự báo tìm kiếm, dự báođịnh chuẩn

Trang 10

Phân loại theo đặc trưng đối tượng: dự báo sự vận động pháttriển quan hệ sản xuất, sự báo sự tiến bộ khoa học công nghệ, dự báotiến bộ xã hội

Cách tiếp cận khi lập dự báo

Trang 11

được thể hiện đậm nét, do quá trình nghiên cứu liên quan đếnnhiều ngành khoa học khác nhau như triết học, toán học, giáo dụchọc, xã hội, khoa học công nghệ

Cách tiếp cận cấu trúc - hệ thống

Cách tiếp cận này dựa trên nguyên lý: Một mặt, ta phải xemxét đối tượng dự báo như một hệ thống trong sự vận động pháttriển của nó, mặt khác ta lại phải xem nó như một thành tố trongmột hệ thống toàn vẹn khác, trên cơ sở đó phát hiện các tính quyluật vận động, phát triển của mỗi thành tố, của các quan hệ cũngnhư của toàn bộ đối tượng với tư cách là một hệ thống trọn vẹn.Trong dự báo giáo dục, cách tiếp cận cấu trúc hệ thống đóng vaitrò quan trọng, cho phép tiến hành những dự báo cục bộ cũng nhưtoàn cục sự phát triển của hệ thống giáo dục làm tiền đề cho việchoạch định chính sách phát triển đội ngũ giảng viên trên cơ sởkhoa học

Các nguyên tắc khi lập dự báo

Nguyên tắc thống nhất về chính trị, kinh tế và khoa học

Giáo dục là ngành có tác động sâu rộng đến đời sống, kinh

tế, chính trị của xã hội đó Vì vậy mọi chính sách phát triển giáo

Trang 12

dục cần phải thống nhất với các chính sách phát triển kinh tế xãhội, phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ.

Nguyên tắc về tính hệ thống của dự báo

Việc dự báo cần xây dựng trên một hệ thống hoàn chỉnh vớiđầy đủ các phần tử trong hệ thống có sự gắn kết chặt chẽ vớinhau Tính hệ thống của dự báo đòi hỏi phải xây dựng mộtnguyên tắc chặt chẽ việc hình thành và sử dụng các mô hình dựbáo cho một dự báo có tính phức hợp đối tượng

Nguyên tắc tính khoa học của dự báo

Các dự báo được xây dựng trên các lý luận khoa học và thựctiễn, xét đến những quy luật vận động và phát triển của đối tượng

dự báo, việc tính toán dựa trên những số liệu tin cậy, khách quan

Nguyên tắc tính thích hợp của dự báo

Sản phẩm của dự báo trong tương lai phù hợp với bản chấtcủa đối tượng dự báo trong hiện tại hoặc đáp ứng được mục tiêuphát triển của đối tượng dự báo

Nguyên tắc tính đa phương án của dự báo

Trang 13

Sản phẩm dự báo giúp các nhà hoạch định chính sách cóđiều kiện đánh giá, lựa chọn phương án tối ưu cho sự phát triểncủa đối tượng dự báo trong tương lai.

Dự báo giáo dục

Từ khái niệm dự báo nói chung thì khái niêm về dự báo giáodục nó mang những đặc trưng của dự báo: Là những kiến giải cócăn cứ khoa học và thực tiễn về các trạng thái và xu hướng pháttriển tương lai của giáo dục cũng như những con đường, cách thức

để đạt tới những trạng thái và xu hướng đó Ở đây xu hướng pháttriển GD là một quá trình diễn ra những thay đổi quan trọng vềlượng và chất trong mỗi thành tố riêng biệt của hệ thống Khôngphải mọi thay đổi trong hệ thống đều là sự phát triển, mà chỉ cónhững thay đổi khi có một số sự vật, hiện tượng này được thay thếbằng một số sự vật hiện tượng khác có trình độ cao hơn, ưu việthơn như: Đào tạo theo chỉ tiêu được thay thế bằng đào tạo theonhu cầu xã hội, đào tạo theo môn học, niên chế được thay thếbằng đào tạo theo hệ thống tín chỉ, đào tạo theo môn học đượcthay thế bằng đào tạo theo mô đun và năng lực thực hiện Theo tácgiả Hà Thế ngữ dự báo GD là “Xây dựng phán đoán có thể về tìnhtrạng của nền giáo dục trong tương lai, nghiên cứu những triểnvọng phát triển của nền giáo dục, chỉ ra những thời hạn ít nhiều

Trang 14

xác định của những biến đổi sẽ xảy ra đó là dự báo giáo dục một dạng của tiên đoán khoa học trong lĩnh vực xã hội” Theo tácgiả Đặng Quốc Bảo “Dự báo giáo dục và một số vấn đề liên quanđến dự báo giáo dục” đã nêu “Cái lạc hậu trong kế hoạch hóa giáodục của chúng ta trong một thời gian dài”.

-Như vậy có thể hiểu: dự báo giáo dục là việc xác định triển vọng phát triển của nền giáo dục trong tương lai xác định, dựa trên bối cảnh lịch sử, điều kiện xã hội và sự phát triển khoa học công nghệ.

Xét về mặt phản ánh luận, dự báo là sự phản ảnh trước hiệnthực Dự báo dựa trên cơ sở nhận thức những quy luật vận động,phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy

Tác giả Hà Thế Ngữ (1989) xem đối tượng của dự báo giáodục là hệ thống giáo dục quốc dân của một nước, một địa phươngvới những đặc trưng về quy mô phát triển, cơ cấu, loại hình, chấtlượng đào tạo, tổ chức sư phạm

Tổng hợp các quan niệm đã nêu ở trên có thể rút ra định

nghĩa về dự báo giáo dục như sau: Dự báo giáo dục là tiên đoán khoa học xác định trạng thái tương lai của hệ thống giáo dục quốc dân hoặc các thành tố của hệ thống giáo dục đó với một xác suất nào đó.

Trang 15

Xuất phát từ quan điểm hệ thống, chúng ta thấy hệ thốnggiáo dục là một hệ thống con trong hệ thống kinh tế xã hội vì nósinh ra, tồn tại và phát triển song hành cùng với xã hội đó Vì vậy

dự báo giáo dục không thể tách rời sự phát triển kinh tế xã hội Dựbáo giáo dục là khái niệm có ý nghĩa bao chùm lên toàn bộ cáckhái niệm dự báo trong hệ thống của nó, như vậy có thể thấy kháiniệm dự báo giảng viên nó mang đầy đủ nội hàm của việc dự báogiáo dục, chỉ khác nhau ở phạm vi và đối tượng dự báo

Dự báo phát triển đội ngũ giảng viên dạy nghề

Nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Dân tộc ta từ trước đến nay vốn có truyền thống hiếu họctrọng lễ nghi “tiên học lễ, hậu học văn”, với tinh thần tôn sư trọngđạo, luôn đề cao vai trò của người thày “muốn sang thì bắc cầukiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thày” điều đó vẫn còn nguyêngiá trị đến ngày nay Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coitrọng đến nền giáo dục nước nhà “Nhiệm vụ của giáo dục rất quantrọng và vẻ vang”, Bác luôn đề cao vị trí vai trò của nhà giáo đốivới xã hội, người từng nhấn mạnh “Nếu không có thày giáo thìkhông có giáo dục” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.8, tr.184) Ngàynay đội ngũ giảng viên là nhân tố quan trọng của quá trình pháttriển Giáo dục- Đào tạo, thông qua các hoạt động giạy học, giáo

Trang 16

dục cùng với các hoạt động khác trong và ngoài trường, đội ngũgiảng viên hàng ngày là người trực tiếp thực hiện các mục tiêu,nhiệm vụ, chiến lược phát triển nền Giáo dục-Đào tạo quốc dân.

Ngày nay khi đất nước ngày càng mở cửa rộng rãi về chínhsách kinh tế xã hội, quá trình hội nhập về văn hóa, giáo dục, khoahọc công nghệ ngày càng sâu rộng thì vị trí vai trò của nhà giáotrong quá trình dạy học đang có sự phát triển để phù hợp với xuhướng chung của xã hội Đó là việc chuyển từ mô hình dạy họctrong đó người thày đóng vai trò trung tâm trong suốt quá trìnhdạy học sang mô hình lấy người học làm trung tâm, nghĩa là vaitrò của người thày từ việc truyền thụ kiến thức trực tiếp chuyểnsang vai trò hướng dẫn, người hỗ trợ, người cố vấn Suy cho cùngđây là sự thay đổi nhiệm vụ của người thày trong quá trình dạyhọc chứ không làm mất đi vai trò, sứ mệnh của người thày trongquá trình dạy học

Trong quá trình đổi mới của đất nước thì Giáo dục-Đào tạonói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng có phát triển mạnh mẽđáp ứng yêu cầu xã hội đặt ra Vị trí, vai trò của đội ngũ giảngviên đã được xác định rõ ràng và cụ thể hóa trong Luật Giáo dụcnghề nghiệp

Tại điều 53 Luật giáo dục nghề nghiệp xác định Vai trò, vị trí

nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau: Về vị trí “Nhà

Trang 17

giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm nhà giáo dạy lý thuyết, nhà giáo dạy thực hành hoặc nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành” “Nhà giáo trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trong trường trung cấp được gọi là giáo viên; nhà giáo trong trường cao đẳng được gọi là giảng viên” [15] Chứcdanh của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm giáoviên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp; giảng viên, giảng viênchính, giảng viên cao cấp.

Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải đápứng các tiêu chuẩn sau đây: “có phẩm chất đạo đức tốt, đạt trình độchuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, có đủ sức khỏe theo yêucầu nghề nghiệp, có lý lịch rõ ràng”

Khái niệm dự báo phát triển đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên dạy nghề nóiriêng là một trong những lực lượng nòng cốt bên trong đáp ứngnhu cầu phát triển giáo dục nghề nghiệp Nếu thực hiện tốt côngtác dự báo giảng viên thì sẽ giúp cơ sở giáo dục nghề nghiệp xâydựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp từ đóchủ động trong việc phát triển đội ngũ, đào tạo bồi dưỡng nângcao trình độ giảng viên hay chủ động trong việc tinh giản đội ngũ

Trang 18

Có thể thấy nhu cầu dự báo giảng viên là một trong những nhucầu hết sức cần thiết cho hoạt động đào tạo của nhà trường.

Chức năng của dự báo giảng viên.

Muốn dự báo đúng đắn sự phát triển tương lai của sự vậthiện tượng, thì cần phải chỉ ra một thế giới quan và phương phápluận đúng đắn đối với quá trình phát triển sự vật hiện tượng đó

Đó là quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Dự báo là việc nghiên cứu cơ chế tác động qua lại của các sự vậthiện tượng và tìm ra mối liên hệ nhân quả, từ đó xác định khuynhhướng phát triển hay hình thái biến đổi của sự vật, hiện tượngtrong tương lai Như vậy chức năng của dự báo là nghiên cứu quyluật phát triển của sự vật hiện tượng trên quan điểm duy vật biệnchứng, xác định các khuynh hướng phát triển hay hình thái biếnđổi của sự vật hiện tượng đó

Chức năng của dự báo giảng viên nhằm chỉ ra nhu cầu, xuthế phát triển hay hình thái biến đổi của đội ngũ giảng viên trongtương lai

Một số những chức năng cơ bản của dự báo giảng viên:

Giúp phân tích, đánh giá đúng đắn khuynh hướng khoa họctrong lĩnh vực giáo dục đã hình thành và phát triển trong nước,

Trang 19

trên thế giới, tiên đoán sự phát triển trong tương lai trên cơ sở phùhợp với quy luật phát triển khoa học công nghệ

Phân tích, đánh giá đúng đắn khuynh hướng giáo dục đãhình thành và chỉ ra những vấn đề mấu chốt cho sự tồn tại và pháttriển của khuynh hướng đó trong tương lai

Xây dựng các phương án tối ưu, các giải pháp thực hiện hiệuquả nhất để đạt được mục tiêu nhất định

Tất cả tài liệu, số liệu dự báo nhằm cung cấp đầy đủ thôngtin trong việc lập kế hoạch, chiến lược phát triển trong việc pháttriển của đối tượng dự báo trong tương lai

Như vậy chức năng của dự báo trong giáo dục nói chung vàgiảng viên nói riêng là phác họa bức tranh phát triển của giáo dụctrong tương lai và chỉ ra con đường hình thành và phát triển đếntương lai đó

Vai trò của dự báo giảng viên

Bất kể một sự vật hiện tượng nào được sinh ra cũng đều giữnhững vai trò nhất định trong sự phát triển của nó Trong quản lýgiáo dục, dự báo giảng viên giúp nhà quản lý hoạch định chínhsách, lập kế hoạch đào tạo, định hướng phát triển của tổ chức Có

Trang 20

thể nói vai trò của dự báo giảng viên được thể hiện ở một số khíacạnh sau:

Tạo sự chủ động trong lập kế hoạch đào tạo, thông qua dựbáo đơn vị xác định rõ các nguồn lực nội tại cũng như xu hướngphát triển của xã hội từ đó chủ động trong việc xây dựng kế hoạchchi tiết trong đào tạo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của đơn vị

Giảm thiểu rủi do, những yếu tố bất lợi trong việc quy hoạch

và phát triển đội ngũ nhà giáo

Tạo ra lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút tuyển sinh, nângcao chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo

Trong mỗi một cơ sở giáo dục thì đội ngũ giảng viên đóngvai trò quyết định đối với chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Vìvậy công tác dự báo phát triển đội ngũ giảng viên sẽ giúp cho các

cơ sở giáo dục chủ động được kế hoạch đào tạo của mình đồngthời lường trước những bất lợi sảy ra trong tương lai Nếu coicông tác dự báo giảng viên là một bước đầu tiên của quá trình lập

kế hoạch đào tạo cho nhà trường thì ta xây dựng được mối quan

hệ giữa dự báo và lập kế hoạch được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 21

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa công tác dự báo và lập kế

hoạch

Như vậy để đảm bảo sự phát triển bền vững quá trình pháttriển giáo dục của các đơn vị, tổ chức cũng như các đơn vị quản lýgiáo dục thì công tác dự báo giảng viên đóng vai trò hết sức quantrọng

Đối tượng của dự báo giảng viên

Có thể nói việc xác định rõ đối tượng trong nghiên cứu khoahọc giúp cho quá trình thực hiện nghiên cứu không bị chệchhướng so với mục tiêu đề ra Đối tượng của quá trình nghiên cứukhoa học cần phải xác định cụ thể, chi tiết

Ngày đăng: 18/06/2019, 19:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w