Tổng quan nghiên cứu vấn đềTrong quá trình đổi mới chương trình GDPT, để đạtđược mục tiêu thì không thể thiếu trang thiết bị và đồ dùngdạy học vì nó là một phương tiện vật chất phục vụ c
Trang 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ
Trang 2Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình đổi mới chương trình GDPT, để đạtđược mục tiêu thì không thể thiếu trang thiết bị và đồ dùngdạy học vì nó là một phương tiện vật chất phục vụ cho quátrình dạy - học và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.TBDH giúp cho người dạy luôn tìm tòi, đổi mới phươngpháp, hình thức giảng dạy, người học năng động, tích cực,phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập, góp phần nângcao hiệu quả và chất lượng giáo dục toàn diện Trong xu thếđổi mới giáo dục hiện nay, đặc biệt là sự ứng dụng nhữngthành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để tạo ra những thiết bị,
đồ dùng dạy học đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại Vậythì làm thế nào để quản lý, sử dụng TBDH có hiệu quả, đây làvấn đề được nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đềcập nghiên cứu
Nghiên cứu ngoài nước
Nhà giáo dục học vĩ đại người Cộng hòa Séc Jan AmosKomenski (1592-1670), là một trong những ông tổ sư phạm ởChâu Âu và thế giới, đã đặt nền móng đầu tiên cho dạy họctrực quan, chủ trương giảng dạy bằng hoạt động, bằng sự
Trang 3quan sát trực tiếp, bằng sự tiếp xúc với sự vật trong đời sốnghàng ngày Trong tác phẩm “Phép dạy học vĩ đại”, ông viết:
“…không có gì trong trí não nếu như trước đó không có gìtrong các cảm giác Vì thế, tất nhiên bắt đầu dạy học khôngthể từ sự giải thích bằng lời về các sự vật mà phải từ sự quansát trực tiếp chúng Lời nói không bao giờ được đi trước sựvật” Như vậy, Komenski đề cao một phương pháp dạy họckhuyến khích người học tự tiếp thu tri thức bằng chính nhữnggiác quan của mình Ông nhấn mạnh: “ Cái có thể tri giácđược hãy để cho học sinh tri giác bằng các giác quan củachúng, cái nhìn được hãy để cho nhìn, cái nghe được hãy đểcho nghe Đó là quy tắc “vàng” đối với trẻ em, đối với dạyhọc” [19]
Ông nhấn mạnh việc sử dụng các đồ dùng, các phươngtiện trực quan trong dạy học “…Việc dạy học phải bằng sựvật, hiện tượng Vì sự vật là thân thể, lời nói là cái ảo…lời nói
mà không có sự vật là vỏ không có nhân, bao không có kiếm,bóng không có hình, thân không có hồn” [23]
Tại hội nghị quốc tế về giáo dục lần thứ 39 họp tạiGiơnevơ (Thụy sĩ) năm 1984, nhiều hội nghị về thiết bị dạyhọc ở các nước Xã hội chủ nghĩa đã thống nhất " Ngành giáo
Trang 4dục cần được đổi mới thường xuyên về mục đích, cấu trúc,nội dung, TBDH và phương pháp để tạo cho tất cả các họcsinh có những cơ hội học tập" Nền giáo dục của từng quốcgia dân tộc nó tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh
tế, văn hóa, xã hội và đặc biệt là vật chất, kĩ thuật để đáp ứngyêu cầu đổi mới giáo dục; ngoài hiện đại hóa nội dung,chương trình thì phương pháp và hình thức tổ chức dạy học làhết sức quan trọng; hiện nay hầu như các nước trên thế giớiquan tâm đến việc hoàn thiện cơ sở vật chất, tập trung nghiêncứu, thiết kế, sản xuất TBDH với nhiều tính năng, chất lượnghiện đại để đáp ứng cho nhu cầu giáo dục của từng dân tộc
Từ những yếu tố trên họ đã tự tìm cho mình một hướng đi,yêu cầu quản lý thiết bị dạy học theo đúng nguyên tắc, nộidung, quy trình quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục củatừng quốc gia
Nhà giáo dục Thụy Sĩ Johann Heinnich Pestalozzi(1746-1827) được thôi thúc bởi các công trình của Jean-Jacques Rousseau – phát triển phương pháp dạy học dựa trênthế giới tự nhiên và giác quan đã phát triển quan điểm dạy họctrực quan để đạt hiệu quả cao Nội dung của quan điểm dạyhọc trực quan này là thay lối dạy học cũ, nhồi nhét tri thức
Trang 5bằng lối dạy học mới có căn cứ khoa học, thông qua các sựvật hoặc hình ảnh của chúng và được học viên chứng thựctrên cơ sở cảm nhận của các giác quan [28].
Tổ chức lao động quốc tế ADB/ILO (Evaluation Ratingcriteria for the VTE Institution, ADB/ILO – Bangkok 1997)đưa ra 9 tiêu chuẩn và điểm đánh giá cơ sở GD&ĐT để kiểmđịnh các nước thuộc tiểu vùng sông Mêkông Trong đó cácđiều kiện cơ sở hạ tầng của nhà trường: Khuôn viên, cơ sở vậtchất – kỹ thuật và thư viện chiếm 125/500 tổng điểm chung[28]
Cùng với sự phát triển của giáo dục, người ta nhận thứcrằng vai trò của phương tiện, thiết bị dạy học là quan trọngtrong quá trình dạy học, không chỉ giúp HS nhận biết hiệntượng mà còn giúp học sinh nắm được bản chất cơ bản củamột vấn đề, bên cạnh đó sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quảgiúp cho người học mở rộng kinh nghiệm, cảm tính và đểkhám phá bản chất của đối tượng Lênin đã từng đề cập đếntrong quy luật nhận thức của con người "Từ trực quan sinhđộng đến tư duy trừu tượng từ tư duy trừu tượng đến thựctiễn" [33]; trong thực tế người học tiếp thu kiến thức quanghe, nhìn thấy và cảm nhận khác, tuy nhiên khi nghe thì độ
Trang 6ghi nhớ của người học không cao dễ quên đi sau đó, khi quansát, nhìn thấy trực quan thì người học dễ ghi nhớ, ấn tượng vàkhắc sâu kiến thức lâu hơn Việt Nam có câu: Trăm nghekhông bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm Người
Ấn Độ đã tổng kết: Tôi nghe -Tôi quên; Tôi nhìn -Tôi nhớ;Tôi làm -Tôi hiểu
Có thể nói, trong lịch sử phát triển giáo dục của thế giới,phương tiện, thiết bị dạy học giữ vai trò, vị trí hết sức quantrọng nó được các nước phát hiện và nghiên cứu rất sớm; vìthiết bị dạy học đã chứng minh được là khuyến khích học sinhnhận thức được thế giới qua những giác quan của mình làphương pháp dạy học phù hợp với điều kiện thực tế, sự pháttriển tâm sinh lí của người học; đây là biện pháp hữu hiệugiúp học sinh phát triển tư duy, nhận biết hiện tượng và tiếntới nắm bắt bản chất của sự vật hiện tượng Như vậy trong quátrình lĩnh hội kiến thức, người học muốn đạt hiệu quả cao thìphải thông qua quá trình nghe, nhìn và thực hành và đây làcon đường nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khánh quan
Nghiên cứu trong nước
Trang 7Nghị quyết 29/NQ-TW, ngày 04/11/2013 Hội nghịTrung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện nềnGD&ĐT của nước ta "Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủyếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực vàphẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạychữ và dạy nghề Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinhgiản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ vàngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức phápluật và ý thức công dân Tập trung vào những giá trị cơ bảncủa văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóanhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh Tăng cường giáo dục thể chất, kiếnthức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp Dạy ngoại ngữ vàtin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sửdụng của người học” Học đi đôi với hành; lý luận gắn liềnvới thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục giađình và giáo dục xã hội" [14]
Ở nước ta trong những năm trở lại đây do quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế vàcông tác đối ngoại Yêu cầu cấp thiết của giáo dục là đổi mới,
Trang 8nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới là nội dung, chương trình,phương pháp dạy học để đáp ứng tinh thần đổi mới căn bản,toàn diện nền giáo dục Việt Nam Trong công tác đổi mớiquản lý giáo dục ở nhà trường hiện nay thì quản lý CSVC nóichung và quản lý thiết bị dạy học nói riêng đang là một nhucầu cấp thiết Thiết bị và đồ dùng dạy học là phương tiện vậtchất để phục vụ quá trình dạy học và đổi mới phương phápdạy học, giúp cho giáo viên và HS thực hiện có hiệu quả mụctiêu dạy và học Thiết bị dạy học cũng tạo điều kiện trực tiếpcho HS phát huy tính chủ động, phát triển năng lực sáng tạotrong tiếp thu kiến thức, góp phần nâng cao chất lượng giáodục toàn diện Ngày nay, kinh tế, văn hóa, xã hội càng pháttriển thì thiết bị dạy học trong giáo dục cũng đa dạng, phongphú, nhiều chủng loại, thì vấn đề đặt ra làm sao quản lý thiết
bị dạy học có hiệu quả Đây cũng là nhiệm vụ nặng nề của cáccấp quản lý giáo dục, trực tiếp là các Cán bộ quản lý các cơ sởgiáo dục
Định hướng cơ bản của công cuộc đổi mới giáo dục đãđược chỉ rõ trong Nghị quyết của Trung ương Đảng - KhóaVIII, đó là: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD&ĐT, khắcphục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo
Trang 9của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến
và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điềukiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, nhất làsinh viên Đại học Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đàotạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”[16]
Năm 2005, Ngô Quang Sơn đã bảo vệ thành công đề tàicấp Bộ về: “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệuquả sử dụng thiết bị giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin
và truyền thông tại các trung tâm GDTX và trung tâm học tậpcộng đồng” mã số: B 2004-53-17; tác giả khẳng định vai tròquan trọng của TBDH trong các hoạt động giảng dạy, giáodục và học tập, đó là: “….Thiết bị dạy học là một bộ phận, làmột thành tố không thể thiếu được của quá trình dạy, học tíchcực TBDH vừa là một thành tố, vừa là một phương tiện, mộtphương hướng, vừa hàm chứa nội dung của quá trình dạy,học, đồng thời tạo hứng thú nhận thức cho học viên TBDH làmột trong những điều kiện giúp GV và học viên thực hiện tốtphương châm dạy học phát huy tính tích cực của học viên,tích cực hoá quá trình nhận thức, quá trình tư duy của họcviên lớn tuổi…”, đồng thời tác giả đã đưa ra hệ thống 8 biện
Trang 10pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của việc trang bị, sửdụng và bảo quản Thiết bị dạy học
Theo tác giả Tô Xuân Giáp trong công trình “Phươngtiện dạy học hướng dẫn chế tạo và sử dụng” Tác giả Tô XuânGiáp đã đưa ra những cơ sở phân loại và phân loại phươngtiện dạy học, cách thức lựa chọn, thiết kế chế tạo, sử dụngphương tiện dạy học và một số điều kiện để đảm bảo việc sửdụng có hiệu quả phương tiện dạy học Như vậy tác giả TôXuân Giáp đã cho rằng “Phương tiện dạy học được sử dụngđúng, có tác dụng làm tăng hiệu quả sư phạm của nội dung vàphương tiện dạy học lên rất nhiều” [18]
Trần Quốc Bảo với đề tài: “Các biện pháp quản lý củaHiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC – kỹthuật phục vụ cho việc dạy và học ở trường THPT công lậpThành phố Hồ Chí Minh” [1], qua đề tài tác giả khảo sát vàphân tích thực trạng quản lý CSVC – kỹ thuật ở một số trường
ở thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các biện pháp quản
lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC –
kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và học ở trường THPT công lập
ở thành phố Hồ Chí Minh
Trang 11Một số nghiên cứu về quản lý thiết bị dạy học, đó là luậnvăn thạc sỹ khoa học giáo dục nhằm tìm ra biện pháp quản lýhiệu quả Thiết bị dạy học như một số đề tài sau:
Tác giả Đinh Thị Vân Hồng với đề tài “ Quản lý TBDHtại trường THCS Đống đa theo định hướng trường chuẩn quốcgia”, tác giả đưa ra một số biện pháp quản lý thiết bị dạy họcphù hợp với nhà trường và bám sát với tiêu chuẩn của trườngchuẩn quốc gia
Tác giả Nguyễn Thị Trang Nhung với đề tài "Quản lýTBDH ở các trường THPT huyện An Dương thành phố HảiPhòng” Tác giả đã đưa ra một biện pháp quản lý TBDH phùhợp với địa bàn huyện An Dương, Hải Phòng
Tác giả Đỗ Hoàng Hiệp với đề tài "Một số biện pháp xâydựng và quản lý CSVC và thiết bị trường học của Hiệu trưởngtrường THPT Sóc Sơn-Hà Nội" Đề tài trên cơ sở thực trạngquản lý CSVC và thiết bị của Hiệu trưởng, tác giả đã đề ranhững biện pháp quản lý Tuy nhiên tác giả đề cập vấn đề quárộng là quản lý cả CSVC và thiết bị trường học, thực tế chothấy quản lý CSVC là bao hàm cả quản lý thiết bị, hay nóicách khác là thiết bị là nội hàm của CSVC
Trang 12Tác giả Trần Thị Thanh Trang với đề tài "Quản lýTBDH trong các trường THPT thành phố Hòa Bình, tỉnh HòaBình", tác giả đã đề ra 5 biện pháp quản lý thiết bị có tính khảthi với thành phố Hòa Bình và biện pháp chỉ dừng lại việc xâydựng kế hoạch trang bị, chú trọng công tác chỉ đạo, xây dựngquy chế quản lý và kiểm tra, đánh giá.
TBDH là điều kiện quan trọng trong quá trình dạy học,
nó vừa là nội dung vừa là phương tiện chuyển tải thông tin,giúp GV tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của HS,giúp HS hứng thú học tập, rèn luyện tác phong và kỷ luật laođộng, kỹ năng thực hành, hình thành phương pháp học tậpchủ động tích cực, sáng tạo; Thiết bị dạy học trở thành công
cụ nhận thức, là một bộ phận hữu cơ của cả phương pháp vànội dung dạy học
Có thể nói rằng cho đến nay công các nghiên cứu vềquản lý Thiết bị dạy học đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhiềutác giả quan tâm, các công trình đều đánh giá được thực trạngquản lý TB, công tác bảo quản, tiếp nhận, khai thác, bảo trìsửa chữa ở các địa phương, vùng miền khác nhau; qua đó đề
ra những biện pháp quản lý phù hợp của từng địa phương.Tuy nhiên các vấn đề nghiên cứu trên ở các cơ sở giáo dục, ở
Trang 13địa phương, vùng miền trong cả nước là không giống nhau.Thực tế quản lý thiết bị dạy học ở địa phương huyện An Lão,thành phố Hải Phòng còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn;công tác quản lý của những nhà giáo dục chưa khoa học, chưathường xuyên, thiếu đồng bộ, trang bị thiết bị lạc hậu, đội ngũthì không thích ứng với sử dụng, khai thác tốt những trangthiết bị mới đầu tư Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiệnnay, để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện, trong đóthành tố thiết bị dạy học không thể tách rời khỏi hoạt độngdạy học để góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học.Đặc biệt hơn nữa tại địa phương huyện An Lão chưa có côngtrình, tài liệu nào nghiên cứu về vấn đề "Quản lý thiết bị dạyhọc đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới ở cáctrường THCS huyện An Lão, thành phố Hải Phòng Đó là lý
do để tác giả chọn và nghiên cứu đề tài này
Các khái niệm cơ bản
Trang 14hiệu đặc trưng, có nhiều đối tượng Đồng thời nó cũng thayđổi theo từng giai đoạn lịch sử, bởi vậy không có khái niệmquản lý chung nào cho mọi lĩnh vực Chúng ta có thể nêu một
số khái niệm quản lý như sau:
Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từtính chất xã hội có lao động Quản lý ra đời từ rất sớm, nó gắnchặt với sự xuất hiện và sự phát triển của loài người Thực tếcho thấy xã hội loài người càng phát triển thì yêu cầu đòi hỏiquản lý ngày cao, bởi lẽ muốn có hiệu quả, năng suất lao độngthì phải có sự chỉ huy, công tác điều hành quản lý phải cóngười thủ lĩnh, người đứng đầu
Quản lý theo từ điển Tiếng Việt thông dụng (Nxb Giáodục, 1998) cho rằng: “Tổ chức, điều khiển hoạt động của mộtđơn vị, cơ quan” Taylor thì cho rằng: Quản lý là biết chínhxác điều muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đãhoàn thành công việc một cách tốt nhất và chi phí thấp nhất
Ngày nay, quản lý rất được coi trọng, quản lý là mộttrong những nhân tố phát triển kinh tế - xã hội đó là: Vốn,nguồn lao động, khoa học kỹ thuật, tài nguyên và quản lý.Trong đó quản lý đóng vai trò quan trọng nhất trong sự thành
Trang 15công hay thất bại của một tổ chức, ảnh hưởng đến vận mệnhcủa một quốc gia, dân tộc.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả thì chorằng: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng củachủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mụctiêu chung” [14, tr.176]
Theo tác giả Bùi Minh Hiền: “Quản lý là sự tác động có
tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản
lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”[14, tr.10]
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động củachủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sửdụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực,tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cáchtối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất”[16, tr 15]
Theo các thuyết quản lý hiện đại thì: “Quản lý là quátrình làm việc với và thông qua những người khác để thựchiện các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn biếnđộng”.[15,tr.36]
Trang 16Tuy từng tác giả trình bày khác nhau, song các kháiniệm trên đã vạch rõ bản chất hoạt động quản lý, đó là: Cáchthức tổ chức, điều khiển ( tác động) của chủ thể quản lý đếnkhách thể quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêuchung của tổ chức đã đề ra Mối quan hệ giữa chủ thể quản lý
và khách thể quản lý rất đa dạng và phong phú, nhưng trongcác mối quan hệ đó thì cần quan tâm nhất là mối quan hệ giữacon người với con người và coi đó là cốt lõi của hoạt độngquản lý Đó là mối quan hệ tác động qua lại, tương hỗ vớinhau tạo thành một hệ gọi là quản lý
Như vậy khái niệm quản lý có thể được hiểu như sau:
Quản lý là cách thức, phương thức nhằm giúp một tổ chức, một đơn vị cụ thể đạt được các mục tiêu, kế hoạch đề
ra, thông qua các hoạt động nhờ chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý (các nguồn lực khác nhau trong một tổ chức) để đạt đến mục tiêu chung của tổ chức mong muốn
Quá trình quản lý là quá trình hoạt động của chủ thểquản lý nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra Để đến đích đó thìnhà quản lý phải trải qua các chức năng quản lý sau:
Trang 17Chức năng kế hoạch hóa
Đây là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản
lý, là yếu tố quyết định sự phát triển hay thành bại của mộtnhà trường Nhiệm vụ cốt yếu của người quản lý là làm thếnào để mọi người biết nhiệm vụ của mình, quá trình lập kếhoạch phải dự tính đến tính khoa học, mục tiêu, nội dung,phương pháp, trình tự, thời gian tiến hành các công việc,chuẩn bị huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực…)nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục Lập kế hoạchbao gồm các giai đoạn: Thiết lập các mục tiêu cho phát triểncủa nhà trường, bao gồm mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể;được giới hạn về thời gian và mang tính khả thi Nhận diệncác nguồn lực của nhà trường như nhân lực, tài lực, vật lực,
…Quyết định về các cách thức, phương thức hoạt động để đạtmục tiêu Đấy là chức năng kế hoạch hóa của nhà quản lý.Chức năng này bao gồm kế hoạch chiến lược phát triển nhàtrường và kế hoạch tác nghiệp; tùy thuộc vào thời gian, mức
độ thì kế hoạch quản lý nhà trường có thể chia thành kế hoạchdài hạn và kế hoạch ngắn hạn
Chức năng tổ chức
Trang 18Để giúp cho các cá nhân cùng làm việc với nhau nhằmthực hiện có hiệu quả mục tiêu cần phải xây dựng và duy trìmột cơ cấu nhất định về vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác.Thể hiện qua các mối quan hệ giữa các thành viên, giữa các
bộ phận trong nhà trường khi thực hiện phân công lao động,phân công nhân sự ở các vị trí Cho nên, cần phát huy vai tròcủa các bộ phận nhằm hiểu mục đích hoặc mục tiêu của tổchức
Vì vậy, ta có thể hiểu rằng, chức năng tổ chức trongquản lý là việc thiết kế cơ cấu các bộ phận cho phù hợp vớimục tiêu của tổ chức Song, không phải chỉ có vậy, mà việcthực hiện chức năng tổ chức trong quản lý còn phải chú ý đếnphương thức hoạt động, đến quyền hạn của từng bộ phận vàđặc biệt chú ý đến việc bố trí cán bộ là người vận hành các bộphận của tổ chức
Chức năng chỉ đạo thực hiện
Đây là chức năng thể hiện năng lực của người quản lý.Việc chỉ đạo thể hiện ở việc chủ thể quản lý nhà trường định
ra chủ trương, kế hoạch, nguyên tắc hoạt động và triển khaithực hiện của nhà trường Hoạch định kế hoạch chú ý đến
Trang 19việc sắp xếp tổ chức con người nhằm thực hiện mục tiêu đã đề
ra Đây là quá trình sử dụng quyền lực của người quản lý đểtác động đến các đối tượng bị quản lý (con người, các bộphận) một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của
họ hướng vào việc đạt mục tiêu chung của hệ thống Ngườiđiều khiển hệ thống phải là người có tri thức và kỹ năng raquyết định và tổ chức thực hiện quyết định; sử dụng cácphương pháp quản lý một cách khoa học, hợp lí, xây dựng tốtcác mối quan hệ trong đơn vị nhằm tạo động lực làm việc chomọi người
Chức năng kiểm tra
Đây là chức năng quan trọng của nhà quản lý, có thể nói,chức năng này xuyên suốt quá trình quản lý và là chức năngcủa mọi cấp quản lý Vì trong quá trình thực hiện các hoạtđộng thì kiểm tra một cách chủ động đối với các hoạt độngcủa nhà trường, giúp nhà quản lý xác định được hệ thốngquản lý của mình đang ở tình trạng nào; tìm ra ưu điểm, hạnchế, để kịp thời đề ra biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.Trong quá trình vận hành các hoạt động của nhà trường, nếukhông đạt kết quả như mong muốn, thì nhà quản lý cần cóbiện pháp điều chỉnh hợp lí Bên cạnh đó, công tác kiểm tra
Trang 20còn giúp nhà quản lý xác nhận kết quả, động viên, khích lệngười thực hiện nhiệm vụ một cách kịp thời
Các chức năng quản lý cơ bản trên đây tạo thành mộtchỉnh thể thống nhất, trong đó từng chức năng vừa có tính độclập tương đối vừa có mối quan hệ khăng khít và tác động qualại lẫn nhau tạo thành một chu trình khép kín để thực hiệnhiệu quả mục tiêu quản đề lý ra Khi nhà quản lý ra quyếtđịnh quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theomột trình tự nhất định Chuỗi các chức năng tạo thành mộtchu trình quản lý của mọi hệ thống Nếu bỏ qua hoặc coi nhẹmột trong các chức năng thì tác động đến hiệu quả quản lý
Quản lý giáo dục
Giáo dục là một hoạt động đặc biệt của con người, làhoạt động có mục đích, có nội dung, có tổ chức, có địnhhướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lýđến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt đếnmục tiêu nhất định
Quản lý giáo dục theo nghĩa rộng là quản lý mọi hoạtđộng giáo dục của xã hội; mỗi xã hội, mỗi giai đoạn lịch sử cụthể thì bao giờ cũng có một nền giáo dục tương ứng với nó và
Trang 21phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình, cách thứcgiảng dạy khác nhau.
Quản lý giáo dục theo nghĩa hẹp là quản lý các hoạtđộng giáo dục và đào tạo diễn ra trong một địa phương, mộtđơn vị hành chính và quản lý nhà trường là quản lý các hoạtđộng giáo dục và đào tạo của một cơ sở giáo dục Do mỗiphương thức xã hội khác nhau nên cách thức quản lý cũngkhác nhau, vì vậy khái niệm về quản lý cũng được nhiều tácgiả đề cập, khai thác trên nhiều khía cạnh khác nhau
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệthống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật củachủ thể quản lý (hệ thống giáo dục) nhằm làm cho hệ vậnhành theo đường lối và nguyên tắc giáo dục của Đảng thựchiện được những tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam,
mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ,đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới vềchất” [17,tr.89]
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theonghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lựclượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo
Trang 22yêu cầu xã hội” [1, tr.14]
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục là những tácđộng có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích củachủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đến tất cả mắt xích củatoàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhâncách cho thế hệ trẻ trên cơ sở quy luật của quá trình giáo dục
về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực trẻ em” [16, tr.341]
Từ những khái niệm trên ta có thể khái quát rằng: Quản
lý giáo dục được hiểu là một hệ thống những tác động có tổ chức, có mục đích, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra trên cơ sở phù hợp với quy luật khách quan.
Quản lý nhà trường
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong nềnkinh tế hội nhập thì nhà trường không chỉ là một thiết chế sưphạm đơn thuần mà công việc hoạt động của nhà trường diễn
ra có mục tiêu cao nhất là hình thành nhân cách, sức lao động
để đáp ứng yêu cầu xã hội, đồng thời làm đúc kết thêm vốn trithức, kinh nghiệm tổ chức và giá trị xã hội cho con người
Trang 23Cũng có thể hiểu rằng “Nhà trường là vầng trán củacộng đồng” và đến lượt mình “Cộng đồng là trái tim của nhàtrường” Với chủ trương xã hội học tập, học tập suốt đời tạonên sự đồng thuận trong dư luận xã hội là đưa giáo dục đếnvới mọi nhà và mọi người được tham gia học tập nhằm mụctiêu nâng cao dân trí góp phần thúc đẩy sự phát triển đất nước.
Chủ trương của Đảng ta coi “Giáo dục là quốc sách hàngđầu”, vì vậy mục tiêu, chất lượng giáo dục luôn được quantâm; thước đo của quản lý xã hội là lấy tiêu điểm từ quản lýgiáo dục; quản lý giáo dục phải coi nhà trường là nền tảng,điểm nhấn; quản lý nhà trường phải lấy quản lý dạy học làkhâu then chốt và dạy học phải xuất phát từ nhiệm vụ, nhucầu người học
Trường học là một bộ phận của xã hội, là tổ chức giáodục của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó hoạt động dạy
và học là nhiệm vụ trung tâm của nhà trường, đối tượng giáodục là con người nên thể hiện trong tính đa dạng, phức tạp.Thực chất của quản lý nhà trường là: Quản lý hoạt động dạy
và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sangtrạng thái khác để hướng tới mục tiêu giáo dục
Trang 24Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường làthực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi tráchnhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên
lí giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đốivới ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”[12, tr.6]
Luật Giáo dục quy định: “Nhà trường trong hệ thốnggiáo dục quốc dân được thành lập theo quy hoạch, kế hoạchcủa nhà nước, nhằm phát triển sự nghiệp GD và được tổ chứctheo các loại hình trường công lập, trường bán công, trường tưthục…”
Như vậy, nhà trường là hoạt động có tổ chức của các cơquan và cá nhân nhằm tập hợp và tổ chức hoạt động dạy -học, rèn luyện của giáo viên và học sinh trên cơ sở quản lýcủa cơ quan chủ quản cấp trên bằng quy định pháp lí vềGD&ĐT cùng với mối quan hệ của các lực lượng giáo dụckhác
Thiết bị dạy học
Trong quá trình dạy học ngoài chương trình, sách giáokhoa, trường lớp thì không thể thiếu phương tiện, thiết bị dạyhọc Vậy Thiết bị dạy học là gì? Vị trí của thiết bị dạy học
Trang 25Theo Vũ Trọng Rỹ: TBDH là thuật ngữ chỉ một vật thểhoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người giáo viên sửdụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhậnthức của học sinh, còn đối với học sinh thì đó là nguồn trithức giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyếtkhoa học,… hình thành ở học sinh các kỹ năng, kỹ xảo, đảmbảo việc giáo dục, phục vụ mục đích dạy học và giáo dục [38,
tr 4]
Trong cuốn “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việcxây dựng sử dụng CSVC và TBDH ở trường phổ thông ViệtNam”, các tác giả đã phân tích : “ TBDH là tất cả nhữngphương tiện vật chất cần thiết giúp cho GV và HS tổ chức vàtiến hành hợp lý có hiệu quả quá trình giáo dưỡng và giáo dục
ở các môn học, cấp học”[21]
Theo bách khoa toàn thư Việt Nam: “Thiết bị dạy học làmột vật thể hoặc một tập hợp các vật thể mà giáo viên và họcsinh sử dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả củaquá trình này, giúp HS lĩnh hội khái niệm, định luật, … hìnhthành các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết”
Theo tác giả Bùi Minh Hiền: Thiết bị dạy học là một bộ
Trang 26phận cơ sở vật chất trường học trực tiếp có mặt trong các giờ họcđược thầy và trò cùng sử dụng [9, tr.272]
Thực tế, TBDH học có nhiều tên giọi khác nhau ở trongnhà trường phổ thông như thiết bị giáo dục, thiết bị trườnghọc, đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học, trang TBDH…;TBDH có vai trò hết sức quan trọng trong thực hiện mục tiêudạy học; trong đổi mới chương trình GDPT hiện nay, TBDHgóp phần đổi mới phương pháp, tính trực quan sinh động vàtạo cho người học sự tìm tòi, sáng tạo, tích cực, chủ độngtrong học tập
Từ những yếu tố trên, ta có thể hiểu, TBDH là một bộ phận của CSVC trường học, bao gồm những đối tượng vật chất được thết kế sư phạm mà GV sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, đồng thời là nguồn tri thức, là phương tiện giúp học sinh lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu dạy học.
- Danh mục TBDH tối thiểu cấp Trung học ơ sở được quy định (Thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT)
Trang 27T
cho lớp
1 Công Nghệ Tranh ảnh, dụng cụ, mô hình,
mẫu vật
6,7,8,9
9
8 Sinh Học Tranh ảnh, mô hình, dụng cụ, 6,7,8,
Trang 28hóa chất, băng đĩa 9
9 Tiếng Anh Tranh ảnh, băng đĩa 6,7,8,
Trang 29Phân loại thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở
TBDH rất đa dạng, một cách tương đối có thể phân loạitheo những hệ thống sau:
Theo đặc điểm của các nhiệm vụ dạy học:
- Hệ thống các phương tiện truyền đạt thông tin
- Hệ thống các phương tiện kiểm tra kiến thức
- Hệ thống các phương tiện tự học
- Hệ thống các phương tiện làm quen với quá trình sảnxuất
Theo nguyên tắc làm việc của các phương tiện:
- Các phương tiện cơ khí
- Các phương tiện thủ công
- Các phương tiện cơ điện
- Các phương tiện điện tử
- Các phương tiện tự động, bán tự động hay thô sơ
Trang 30Theo đặc tính tác động đến các giác quan:
- Các phương tiện nghe
- Các phương tiện nhìn
- Các phương tiện nghe - nhìn
Theo thành phần người học:
- Các phương tiện dành cho cá nhân
- Các phương tiện dành cho nhóm học tập
- Các phương tiện dành cho tập thể lớp
Về phía giáo viên thì phân loại theo dạng sản phẩm là phổ biến nhất:
- Các thiết bị phục vụ cho đổi mới phương pháp nhưthiết bị nghe nhìn, thiết bị trình chiếu, âm thanh bổ trợ, tranh,ảnh, bản đồ, băng ghi âm, ghi hình: Loại hình được sử dụngnhiều nhất dùng để minh họa một sự vật, một hiện tượng ởnhiều môn học, có tính năng tái hiện hiện thực thông qua âmthanh, hình ảnh và có tác động mạnh đến xúc cảm và nhậnthức của học sinh
Trang 31-Thiết bị thực hành hướng nghiệp, dạy nghề kĩ thuật nhưcông cụ sửa chữa máy móc, cơ khí, các dụng cụ và vật liệu,giúp học sinh thực hành gắn liền với nguyên lí “ Học đi đôivới hành”.
- Thiết bị dùng chung cho mọi hoạt động như máy tính,máy in, máy photocoppy; Thiết bị dùng cho các hoạt động củahọc sinh như máy ghi âm, ghi hình, phương tiện, dụng cụ giáodục thể chất và các vật chất liên quan khác
- Mẫu vật (hiện vật): Là phương tiện giúp nghiên cứunguồn gốc tự nhiên, loại này hết sức đa dạng và phong phú
- Mô hình: Mô phỏng lại sự vật, một quy trình, cho phépnghiên cứu cấu tạo, hoạt động của những đối tượng dựa trênphương pháp tương tự
- Phần mềm vi tính: Là công nghệ thông tin đa phươngtiện có tính năng lưu trữ, hiển thị được kết hợp bởi các vănbản truyền thống, các hình ảnh hoặc các đoạn phim minh hoạ
- Máy móc, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm: Là phươngtiện đặc trưng cho các môn khoa học thực nghiệm như Vật lý,Hoá học, Sinh học, Công nghệ…
Trang 32Yêu cầu đối với thiết bị dạy học:
Tính khoa học sư phạm: Thông qua Thiết bị dạy học
phải giúp học sinh lĩnh hội được các kiến thức, kỹ năng đốivới từng môn học, giáo viên có thể truyền đạt cho những đơn
vị kiến thức phức tạp đến học sinh một cách thuận lợi, giúpcho HS phát triển khả năng tư duy và sáng tạo Thông quathiết bị dạy học giúp người học thực hiện tốt nguyên lí: Học
đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn
Thiết bị dạy học phải đảm bảo tính chất, nguyên lí hoạtđộng, tính ưu việt; gắn liền với nội dung, phương pháp dạyhọc, là cầu nối giúp học sinh có khả năng tiếp thu tri thức.Các thiết bị dạy học có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bốcục và hình thức, trong đó mỗi loại có vai trò và chức năngriêng cho từng môn học
Với tính năng ngày càng hiện đại, đa năng thì thiết bịdạy học góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp, đổi mới nộidung chương trình hướng đến một hình thức tổ chức dạy họchiện đại như qua trường học kết nối, qua dạy học trực tuyến.Thực tế đã chứng tỏ, do sự ra đời của một số thiết bị dạy họcmới thúc đẩy mọi người có thể học mọi lúc mọi nơi, cơ cấu tổ