- Những cơ sở đề xuất biện pháp Trên cơ sở kế thừa, vận dụng những vấn đề nghiên cứu về lý luận ở và qua khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý TBDH ở 05 trường THCS huyệ
Trang 1BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT
BỊ DẠY HỌC ĐÁP ỨNG
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN AN LÃO , THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG
Trang 2- Những cơ sở đề xuất biện pháp
Trên cơ sở kế thừa, vận dụng những vấn đề nghiên cứu về
lý luận ở và qua khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản
lý TBDH ở 05 trường THCS huyện An Lão ở chương 2; việc
đề xuất một số biện pháp quản lý việc trang bị, bảo quản và sửdụng TBDH ở các trường THCS của huyện An Lão cần căn
cứ vào các văn bản pháp lý sau đây:
“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hộinhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, pháttriển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâuthen chốt” Quan điểm này tiếp tục quán triệt trong chiến lượcphát triển giáo dục 2011-2020 của đất nước
Trang 3- Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng định:
“Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo, nâng caochất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển,ứng dụng khoa học, công nghệ; phát huy vai trò quốc sáchhàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ đối với
sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước”
- Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII nêu rõ về lĩnh vực GD-ĐT:
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bảncủa giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩmchất, năng lực của người học Đổi mới chương trình, nội dunggiáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợpvới lứa tuổi, trình độ và ngành nghề…”
“ Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự thamgia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư đểphát triển GD&ĐT Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tưphát triển GD&ĐT, ngân sách nhà nước chi cho GD&ĐT tốithiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách Đẩy mạnh xã hội hóa…Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường học, lớp học;
Trang 4từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật, đặc biệt là hạtầng công nghệ thông tin”.
- Văn bản chỉ đạo của Bộ GD & ĐT:
Chỉ thị 2699/CT-BGDĐT, ngày 8/8/2017 nêu rõ “Khảo
sát, đánh giá và xây dựng chính sách, biện pháp, hướng dẫnhuy động nguồn lực Trung ương, địa phương để phân bổ kinhphí hợp lý; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, thu hút nguồn ngânsách nhà nước…; đầu tư, nâng cấp CSVC, trang thiết bị phục
vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học…”.“Xác định thực trạng
về nhu cầu CSVC và TBDH cho từng địa phương, từng vùngmiền; các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch tổng thểchuẩn bị CSVC, thiết bị trường học đồng bộ với lộ trình đổimới chương trình GDPT”
Thông tư 19/2009/TT-BGDĐT, ngày 11/8/2009 của BộGD&ĐT về việc ban hành danh mục TBDH tối thiểu cấpTHCS “Điều 3: Căn cứ vào Danh mục thiết bị dạy học tối thiểucấp Trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư này, các Sởgiáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc mua sắm, tựlàm, sưu tầm, bảo quản và sử dụng thiết bị phục vụ dạy học tạicác trường Trung học cơ sở.”
Trang 5- Về định hướng phát triển GD&ĐT ở địa phương về đầu
tư CSVC và TBDH:
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ
XV nhiệm kì 2015-2020 đã chỉ rõ: “Triển khai thực hiện cóhiệu quả Nghị quyết Trung ương về đổi mới căn bản, toànGD&ĐT Đến năm 2020, GD&ĐT thành phố phải đổi mớicăn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xãhội hóa và hội nhập quốc tế; Hải Phòng trở thành trung tâmgiáo dục đào tạo của vùng Duyên hải Bắc bộ Đầu tư nâng cấpCSVC và trang TB phục vụ giảng dạy và học tập Nâng caochất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và chất lượngphổ cập giáo dục”
- Chỉ thị về việc thực hiện nhiệm vụ chủ yếu năm học2016-2017 của UBND thành phố Hải Phòng nêu:“Tăng cườngCSVC đảm bảo chất lượng các hoạt động GD&ĐT; thực hiệntốt Đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho GVgiai đoạn 2014-2015, lộ trình đến năm 2020 Đẩy mạnh việcgiao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục theo Nghị định16/2015-NĐ/CP, ngày 14/2/2015 của Chính phủ; xây dựng kếhoạch, bố trí các nguồn vốn đầu tư mua sắm trang TBDH, đồdùng, đồ chơi phục vục dạy và học; từng bước chuẩn hóa cơ
Trang 6sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục, trong đótập trung xây dựng phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học
bộ môn, cơ sở thực hành và thiết bị dạy học”
- Nhiệm vụ trọng tâm của Sở GD & ĐT thành phố HảiPhòng chỉ đạo thực hiện năm học 2017-2018: “Tiếp tục thựchiện đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ chogiáo viên giai đoạn 2014-2015, lộ trình đến năm 2020; tổchức thực hiện đề án bảo đảm CSVC cho chương trình giáodục mầm non và GDPT sau khi được thủ tướng Chính phủphê duyệt; tiếp tục đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn ngoàingân sách nhà nước đề đầu tư, nâng cấp CSVC, trang TBphục vụ dạy học”
Trên những cơ sở pháp lý trên, thực tiễn quản lý giáodục và quản lý TBDH của địa phương; tuy đã đạt nhiềuthành tựu đáng khích lệ về công tác quản lý TBDH, bêncạnh đó còn nhiều hạn chế, bất cập trong quản lý việc đầu
tư, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo dưỡng TBDH Đểkhắc phục hạn chế, khó khăn trên luận văn xây dựng một sốbiện pháp quản lý việc trang bị, sử dụng và bảo quảnTBDH ở các trường THCS huyện An Lão; nhằm đáp ứngyêu cầu đổi mới giáo dục, chương trình GDPT mới để góp
Trang 7phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp phát triển giáo dục củađịa phương và đất nước.
Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện nềngiáo dục thành phố Hải Phòng phải tiến hành đồng bộ nhiềubiện pháp, trước hết phải xuất phát từ nội lực của địaphương, đó là quản lý đầu tư CSVC và TBDH là tất yếu.Đổi mới nội dung, chương trình GDPT mới gắn với việcđầu tư TBDH và đặc biệt nâng cao hiệu quả khai thác, sửdụng TBDH gắn liền với nguyên lý “Học đi đôi với hành,
lý luận gắn liền với thực tiễn”
Như vậy trong quá trình quản lý đòi hỏi người quản lý phảinắm vững cơ sở lý luận và tình hình thực tế về TBDH, có biệnpháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc mua sắm, khai thác, sửdụng và bảo trì bảo dưỡng TBDH phù hợp và đạt hiệu quả caonhất
- Cơ sở thực tiễn
Qua khảo sát thực tế ngành giáo dục địa phương, trongnhững năm học qua toàn huyện đã thực hiện đảm bảo kếhoạch và công tác đầu tư CSVC, TB trường học, xây dựngtrường chuẩn quốc gia được quan tâm thực hiện, đội ngũ GV
Trang 8tiếp tục được kiện toàn và đáp ứng yêu cầu dạy học ở địaphương.
Thực tế cho thấy, trên toàn địa bàn có 55 trường học cáccấp, trong đó cấp trung học cơ sở 17 trường Qua việc đầu tưtrang bị TBDH ở các cấp học nói chung và cấp THCS nóiriêng nhiều năm qua đã đạt nhiều kết quả cao, là động lựcthúc đẩy việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết của huyện; cụthể ở bậc THCS, tỷ lệ HS lên lớp thẳng 96,5%, tỷ lệ HS lớp 9được công nhận tốt nghiệp 99,6% Như vậy qua thực tiễn chothấy, địa phương An Lão luôn quan tâm đến sự nghiệp giáodục, đầu tư kiên cố hóa trường lớp và công tác xây dựngtrường chuẩn quốc gia được chú trọng; một nhà trường cóđộng thái phát triển bền vững thì đảm bảo hai nguồn vốn:nhân lực (GV) và TBDH; trong đó nó phát triển hỗ trợ và tácđộng lẫn nhau; bên cạnh đó việc đầu tư trang bị TBDH ở cáccấp học không ngừng quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện; đâychính là cơ sở, là động lực để các trường học của huyện AnLão tiếp tục nâng cao hiệu quả giáo dục góp phần thực hiệnthắng lợi Nghị quyết của đại hội Đảng bộ lần thứ VII và sựnghiệp đổi mới giáo dục của địa phương Tuy nhiên hiện nayvẫn còn một số trường CSVC đã xuống cấp trầm trọng,
Trang 9TBDH đã lạc hậu, do tái sử dụng quá lâu, công tác bảo trì, bảodưỡng không kịp thời, kinh phí đầu tư mua sắm không thườngxuyên, tính hiệu quả và đồng bộ không cao, đời sống kinh tế -
xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn nên khó huy độngnguồn xã hội hóa giáo dục Đây là vấn đề trăn trở, nan giảicho các cấp, ngành của địa phương và của ngành giáo dụctrong thực hiện giáo dục toàn diện học sinh hiện nay
- Định hướng phát triển giáo dục của huyện An Lão, thành phố Hải Phòng giai đoạn từ 2015-2020
- Định hướng chung: Nhiệm vụ trọng tâm tại Đại hội
đảng bộ huyện An Lão lần thứ VII nhiệm kì 2015-2020 nêurõ:“Hoàn thiện CSVC phúc lợi xã hội, văn hóa, y tế, giáodục, thể thao…, thực hiện các mục tiêu đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục - đào tạo, phát triển, thu hút nguồn nhânlực, xây dựng đời sống văn hóa trong công đồng dân cưtheo mục tiêu xây dựng con người” “Trong những năm tới,ngành GD&ĐT huyện tiếp tục tập trung thực hiện Nghịquyết 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban chấp hànhTrung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàndiện GD&ĐT… hướng đến đa dạng hóa các loại hình
Trang 10trường lớp, đầu tư CSVC, TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dục”.
- Định hướng cụ thể: Phát triển toàn diện sự nghiệp
GD&ĐT ở tất cả các cấp các ngành nhằm đáp ứng yêu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tập trung đào tạo, xâydựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạtchuẩn về chuyên môn và phẩm chất đạo đức, gắn với đổi mớiphương pháp và nâng cao toàn diện chất lượng dạy học Triểnkhai, thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp, kiên cố hóahệ thống CSVC, đầu tư trang TBDH nhằm nâng cao chấtlượng dạy, học theo chương trình đổi mới GDPT hiện nay.Phấn đấu đến năm 2020, kiên cố hóa trường lớp, đảm bảoTBDH theo danh mục tối thiểu đạt trên 95%, tỷ lệ trường đạtchuẩn quốc gia đạt 100%
-Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống: Hệ thống là tập hợp
gồm nhiều phần tử có các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau vàcùng hoạt động hướng tới một mục đích chung Trong giáodục thì việc thực hiện chương trình gồm một hệ thống nhiềumôn học, trong đó mỗi môn học điều thực hiện một mục tiêu
Trang 11giáo dục và có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau để hoàn thànhmột chương trình của từng cấp học và bậc học Muốn thựchiện mục tiêu giáo dục toàn diện thì không chỉ dừng lại chữ
“tài” mà còn liên quan đến chữ “đức”, muốn thực hiện nộidung, chương trình một cách toàn diện và có hệ thống thìHiệu trưởng ngoài quản lý thực hiện nội dung, chương trìnhphải gắn liền với quản lý đổi mới phương pháp và ứng dụngcông nghệ thông tin vào giảng dạy Quản lý TBDH khôngnằm ngoài mục đích trên để góp phần thực hiện mục tiêu đảmbảo tính toàn diện và tính hệ thống; như vậy đầu tư trang bịTBDH phải đồng bộ, toàn diện và hiện đại thì đảm bảo nângcao chất lượng giáo dục và góp phần thực hiện thắng lợi mụctiêu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đặt ra
Đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý giáo dục:
Nguyên tắc này được thể hiện trong quá trình triển khai thựchiện một hoạt động quản lý giáo dục nói chung và quản lýTBDH nói riêng thì cần phải đảm bảo 4 chức năng trong quảnlý: Chức năng kế hoạch hóa (lập kế hoạch); chức năng tổ chứcthực hiện; chức năng lãnh đạo, chỉ đạo và chức năng kiểm trađánh giá Trong những chức năng này có mối quan hệ chặtchẽ với nhau, đan xen lẫn nhau trong một hoạt động quản lý;
Trang 12ngoài bốn chức năng trên thì thông tin cũng đóng một vai tròquan trọng như là “mạch máu” của nhà quản lý giáo dục Việc
sử dụng TBDH ở các trường không chỉ riêng ở giáo viên, mà
nó còn gắn với khâu cung cấp, bảo quản, nhà sản xuất, nhàcung cấp và lập kế hoạch dự toán thanh lí và mỗi hoạt độngđều tuân thủ các bước trên
Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi: Tính thực tiễn của các
biện pháp xuất phát từ định hướng và phù hợp với điều kiệnthực tế của từng nhà trường, mục tiêu giáo dục của địaphương và chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020; trên cơ
sở nguồn lực về nhân lực, vật lực, tài lực và môi trường giáodục các nhà trường tuân thủ, cụ thể hóa chủ trương, đường lốichính sách pháp luật của Đảng – Nhà nước về quy định chongành giáo dục Trong đó các biện pháp cụ thể trong quản lý,trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học để thực hiện đổimới nội dung, chương trình GDPT mới Từ yêu cầu cấp thiếtđòi hỏi Hiệu trưởng các trường THCS huyện An Lão phải tìm
ra các biện pháp và hướng quản lý cho phù hợp với điều kiệnthực tế và phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục hiện nay
Vấn đề tiên quyết là biện pháp đề ra phải có tính khả thi
và đem lại hiệu quả cao Công tác quản lý TBDH nhằm nâng
Trang 13cao hiệu quả giáo dục trong giai đoạn hiện nay là tất yếu, là
tiền đề đáp ứng chương trình GDPT mới Đổi mới chươngtrình GDPT mới là quan điểm của Đảng – Nhà nước với chủtrương “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đầu tư cho giáo dục
là đầu tư cho phát triển của đất nước nhằm đáp ứng nguồnnhân lực cho sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay Việc đầu
tư trang bị TBDH đảm bảo tính khoa học, căn cứ vào tìnhhình thực tiễn (trình độ đội ngũ, nguồn lực và môi trường),tính khả thi, hiệu quả kinh tế và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáodục theo tinh thần Nghị quyết 29/ NQ-TW
Biện pháp đề xuất các nguyên tắc phải có khả năng ápdụng rộng rãi, có tính khách quan và khả thi; không những ápdụng trong phạm vi nhà trường mà có tầm ảnh hưởng rộng racác trường trên địa bàn Từ những nguyên tắc trên là cơ sở đểchúng ta đề xuất các biện pháp cơ bản về quản lý TBDH đápchương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện An Lão, thànhphố Hải Phòng như sau:
- Biện pháp quản lý TBDH đáp ứng chương trình giáo dụcphổ thông mới ở các trường THCS huyện An Lão, thành phốHải Phòng
Trang 14Các biện pháp sau được xem xét và tiến hành đồng bộ vớivấn đề sử dụng TBDH ở các trường THCS huyện An Lãonhằm nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương trongthực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay:
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về vai trò của TBDH trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Mục đích của biện pháp
Nhận thức đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyếtđịnh cho một hành động của con người Vì vậy, mục đích củabiện pháp này là thông qua việc thực hiện nội dung chươngtrình GDPT mới gắn liền với đổi mới phương pháp sử dụngTBDH vào giảng dạy; làm tác động, thay đổi nhận thức củađội ngũ CBQL, GV ở các trường THCS; giúp người quản lý
và người sử dụng nhận thức đầy đủ, đúng đắn về sự cần thiết
và tất yếu của công tác quản lý, khai thác TBDH hiện nay;ngoài thực hiện nhiệm vụ được giao thì vấn đề cấp bách làphải nâng cao nhận thức, vai trò của cán bộ, GV trong quản
lý, sử dụng hiệu quả và bảo quản TBDH Biện pháp này nhằmlàm cơ sở để tập hợp các lực lượng, làm cho các đối tượnggiáo dục và được giáo dục đi từ thụ động, thiếu nhận thức
Trang 15trong sử dụng TBDH đến tự nguyện, tích cực, chủ động và từthống nhất trong nhận thức đến thực tiễn.
- Nội dung của biện pháp
Tác động không nhỏ đến việc lập kế hoạch, chỉ đạo thựchiện, kiểm tra giám sát thực hiện hàng ngày của hiệu trưởngtrong việc bồi dưỡng, tập huấn và đặc biệt là nâng cao tưtưởng, nhận thức của công tác quản lý, khai thác sử dụng, bảoquản TBDH của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trướcyêu cầu đổi mới giáo dục nhằm đáp ứng chương trình GDPTmới hiện nay
Tác động đến CBQL, đội ngũ giáo viên về vai trò, ý nghĩa,tầm quan trọng của TBDH trong việc nâng cao chất lượng,phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học và thựchiện tốt nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền vớithực tiễn
-Cách thực hiện
* Đối với cán bộ quản lý
Để Hiệu trưởng nhà trường thực hiện tốt việc quản lý thìcần có hệ thống các văn bản pháp lý, đây là công cụ để nhà
Trang 16quản lý làm cơ sở thực hiện quyền và nhiệm vụ của mìnhtrong việc quản lý nhà trường Hiệu trưởng phải có phẩm chấtchính trị vững vàng, vững về năng lực chuyên môn, năng lựcquản lý, hội tụ đủ “trí-đức” lẫn “tài-nghệ”, cần nêu cao tinhthần trách nhiệm và phát huy vai trò của người quản lý.
Cán bộ quản lý cần nắm vững hệ thống các văn bản vềquản lý nhà trường như quản lý nguồn nhân lực, vật lực và tàilực; bên cạnh đó cần bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho độingũ giáo viên về trách nhiệm của nhà giáo nói chung và vaitrò của TBDH trong thực hiện mục tiêu giáo dục, đặc biệtTBDH không thể thiếu trong thực hiện đổi mới nội dung,chương trình GDPT tổng thể hiện nay
Căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế của nhà trường,của địa phương để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiệnviệc trang bị, khai thác, sử dụng, bảo quản TBDH hiện có mộtcách khoa học, hiệu quả và phù hợp với đặc thù bộ môn.Đồng thời nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên trongviệc tự làm đồ dùng dạy học để phục vụ giảng dạy, làm phongphú thêm kho TBDH của từng trường
Phát huy, nhân rộng các mô hình có tính khả thi và hiệu
Trang 17quả; thường xuyên cập nhật, sàng lọc thông tin, nguồn tài liệutham khảo về quản lý TBDH để làm tổ chức hội thảo chuyên
đề hoặc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, CBQL thiết bị Bêncạnh đó Hiệu trưởng thường xuyên dự giờ, thăm lớp để nắmbắt tình hình thực hiện chương trình, việc khai thác sử dụng,bảo quản TBDH để kịp thời chấn chỉnh và điều chỉnh biệnpháp để chỉ đạo kịp thời Tạo điều kiện cho giáo viên trau dồi
về chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi việc sử dụng, bảo quảnTBDH hiện đại; thực hiện tốt các hoạt động giao lưu, thamquan, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, sửdụng TBDH trong và ngoài nhà trường
Qua hoạt động của nhà quản lý, giúp họ hiểu và nắm đượcthực trạng sử dụng TBDH, năng lực thích ứng, khai thác hiệuquả TBDH, đặc biệt là TBDH hiện đại có nhiều tính năng; từ
đó Hiệu trưởng có cơ sở để định hướng những biện pháp thựchiện phù hợp với mục tiêu quản lý nhằm đáp ứng những yêucầu của đổi mới giáo dục hiện nay Đồng thời những nhà quản
lý giáo dục tự điều chỉnh, tự bồi dưỡng nâng cao năng lựcquản lý cho bản thân
Tăng cường bồi dưỡng nhận thức, lý luận chính trị cho
đội ngũ, đặc biệt là cán bộ thiết bị về chủ nghĩa Mác - Lênin,
Trang 18tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững và thực hiện tốt đường lốiquan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước; có nhận thứcchính trị sâu sắc và hết lòng thương yêu học sinh, luôn tậntâm với nghề, sáng tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình;chấp hành nội quy, quy chế của ngành, của nhà trường, thựchiện đầy đủ, nghiêm túc chính sách, luật pháp Nhà Nước; có ýchí phấn đấu vươn lên về mọi mặt, phấn đấu trở thành con
người mới có phẩm chất, năng lực, sức khỏe là những tấm
gương sáng cho học sinh noi theo, xứng đáng là đội ngũ nhàgiáo đủ “đức” lẫn “tài” đáp ứng quá trình đổi mới căn bản vàtoàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa vàhội nhập quốc tế mà Bộ GD&ĐT đang tiến hành
* Đối với giáo viên
Nhận thức đúng tầm quan trọng của TBDH trong quátrình thực hiện nội dung, chương trình và đổi mới phươngpháp; hiểu TBDH là phương tiện không thể thiếu trong dạyhọc và quá trình tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể sửdụng để truyền tải hiệu quả một thông tin nào đó Đặc biệthơn nữa TBDH góp phần tích cực đổi mới phương pháp, ứngdụng công nghệ thông tin; động lực thúc đẩy học sinh học tậptích cực, chủ động và sáng tạo Việc sử dụng thiết bị dạy học
Trang 19vừa là phương tiện dạy của giáo viên, vừa là phương tiện họccủa học sinh, TBDH không chỉ là bằng trực quan sinh động đểminh họa một vấn đề mà còn là nguồn kiến thức để chứngminh, quy nạp, giúp học sinh lĩnh hội tri thức của nhân loạimột cánh nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Hiệu quả của quá trình khai thác TBDH là người giáoviên phải biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng cường độ;nắm vững vàng quy trình sử dụng TBDH, phù hợp với đặc thù
bộ môn, nội dung chương trình bài dạy, đặc biệt trong các giờthí nghiệm thực hành là nơi để HS có điều kiện tiếp cận nhiềuhơn các công cụ, dụng cụ hiện đại và trải nghiệm kiến thứcsau những giờ nghiên cứu lý thuyết trên lớp Để thiết bị dạyhọc thực sự là một phương tiện không thể thiếu trong hoạtđộng dạy học thì nghệ thuật của người giáo viên không chỉ làlời nói suông mà phải hành động: phải chuẩn bị, biết hướngdẫn việc sử dụng đúng lúc, nắm chắc nguyên lý, tính nănghoạt động và đặc biệt là chính xác, an toàn trong quá trìnhthực hiện; đây là yếu tố, động lực thu hút, tạo sự tò mò, say
mê nghiên cứu, sáng tạo của học sinh để góp phần nâng caohiệu quả, công suất của TBDH
Bên cạnh đó, người giáo viên hiện nay cần năng động,
Trang 20không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực
sư phạm, tự làm đồ dùng dạy học, luôn trao dồi kỹ năngNgoại ngữ và Tin học; thường xuyên tổ chức giao lưu, thamquan học tập, trao đổi kinh nghiệm, hội thảo tập huấn chuyên
đề về TBDH để tự làm giàu tri thức cho bản thân, góp phầnthực hiện hiệu quả yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nềngiáo dục nói chung và sự nghiệp đổi mới giáo dục của nhàtrường nói riêng
* Đối với học sinh
Nhận thức đúng tác dụng, vai trò và ý nghĩa của TBDH;hình thành động cơ, ý thức bảo quản, sử dụng TBDH trước,trong và sau khi sử dụng; chọn cho mình một phương pháphọc tập, một cách thức nghiên cứu phù hợp
HS không những lĩnh hội kiến thức từ việc sử dụngTBDH mang lại mà còn tham gia làm đồ dùng dạy học theoyêu cầu của giáo viên để phục vụ cho việc học tập tốt bộ môn,còn làm phong phú thêm kho TBDH của lớp và của nhàtrường Hành động này không những giúp các em hoàn thànhnhiệm vụ giáo viên bộ môn giao mà còn là sự kích thích động
cơ học tập, tự nghiên cứu sáng chế, tự tìm tòi sáng tạo trong
Trang 21quá trình làm TBDH phục vụ cho việc học.
Qua việc tham gia làm TBDH có ý nghĩa hết sức quantrọng là hình thành ý thức, giá trị lao động sáng tạo trong họcsinh; tạo cho học sinh thói quen, kỹ năng trong quá trìnhchuẩn bị, khai thác, sử dụng và bảo quản TBDH một cáchthuần thục hơn, cẩn thận hơn và hiệu quả hơn Qua những bàihọc về việc tích cực sử dụng TBDH có tác dụng gây hứng thúcho người học, tạo động lực khám phá tri thức mới và tinhthần học tập sôi nổi, hăng say điều này chứng minh đượcquan điểm giáo dục “lấy học sinh làm trung tâm”
- Lập kế hoạch công tác TBDH đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới
- Mục đích của biện pháp
Lập kế hoạch là một hoạt động sắp xếp trình tự công việcnhất định để đạt mục tiêu đã đề ra; có chức năng, ý nghĩa hếtsức quan trọng đối với các nhà quản lý giáo dục, giúp ngườiquản lý xây dựng mục tiêu, chương trình hành động; tổ chứcthực hiện kế hoạch đã đề ra, nhằm biến yêu cầu chung của kếhoạch thành yêu cầu chung của nhà trường và của giáo viêntrên cơ sở tích cực, tự giác và hiệu quả
Trang 22Lập kế hoạch quản lý thiết bị dạy học đáp ứng chươngtrình GDPT mới, để đạt mục tiêu đề ra thì nhà quản lý cần căn
cứ vào điều kiện cần và đủ; cơ sở vạch ra mục tiêu của kếhoạch là phải gắn liền với nguồn nhân lực, vật lực, tài lực vàđiều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương; cần nắm bắt
rõ nguồn thông tin, tình hình thuận lợi, khó khăn của đơn vị,bên cạnh đó bám sát những chủ trương, chỉ đạo và hướng dẫncủa ngành để hoạch định kế hoạch phù hợp và khoa học
Trong lập kế hoạch TBDH cần định hướng tăng cườngtrực quan, chống dạy chay, tổ chức cho học sinh hoạt độngbằng việc làm cụ thể, nhằm tạo cơ hội khám phá, sáng tạotrong hoạt động nhận thức, rèn luyện kỹ năng tư duy, sự khéoléo, kỹ thuật quan sát, nhận xét,…bằng cách sử dụng nhiềuthực hành, thí nghiệm với nhiều hình thức sinh động trongquá trình học tập
- Nội dung biện pháp
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của ngành, dựa vào danhmục TBDH cần thiết được quy định tại Thông tư 19/2009/TT-BGDĐT, ngày 11/8/2009 của Bộ GD&ĐT, qua cơ sở thống
kê, phân tích, đánh giá nguồn TBDH hiện có của nhà trường;
Trang 23Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch TBDH chỉ đạothực hiện cụ thể nhóm TBDH phục vụ cho thực hành thínghiệm, nhóm phục vụ cho giáo dục thể chất, nhóm phục vụccho nghe nhìn, dụng cụ, TB khác như mô hình, mẫu vật, tranhảnh, bản đồ…; đặc biệt khi xây dựng kế hoạch quản lý TBDHcần chú trọng đến công tác trang bị, tiếp nhận, bảo quản (sốlượng, chất lượng, xuất xứ và công tác bảo quản sử dụng);bên cạnh đó khuyến khích, động viên giáo viên tự sưu tầm, tựlàm đồ dùng dạy học phục vụ cho bộ môn và gắn liền với đổimới nội dung, chương trình GDPT tổng thể hiện nay; ngoài racòn tổ chức kiểm kê, đánh giá chất lượng khấu hao và tuổi thọcủa TBDH để điều chỉnh kế hoạch kịp thời
Tổ chức quán triệt cách thức, quy trình thực hiện kế hoạch
và các văn bản bổ trợ đến đội ngũ TTCM, cán bộ phụ tráchTBDH; trên cơ sở đó TTCM cụ thể hóa đến các thành viêntrong tổ về xây dựng, thực hiện kế hoạch cho từng bộ môn,lập sổ theo dõi quản lý mượn, trả TB; thực hiện bảo trì, bảodưỡng và tự làm TBDH để phục vụ dạy học và làm phongphú thêm TBDH cho tổ và trường
Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá việc lập kế hoạch vàkhai thác, sử dụng TBDH của đội ngũ giáo viên là một trong
Trang 24những cơ sở đánh giá chất lượng viên chức của cơ quan.
- Cách thức và điều kiện thực hiện
* Đối với cán bộ quản lý
- Nâng cao năng lực lập kế hoạch
Hiệu trưởng nhà trường cần nắm vững chủ trương, đườnglối, chính sách pháp luật của Đảng – Nhà nước về giáo dục,đặc biệt là các văn bản pháp quy chỉ đạo, hướng dẫn về việcquản lý đầu tư, trang bị, bảo quản và khai thác TBDH có sửdụng ngân sách nhà nước để đáp ứng yều cầu đổi mới giáodục hiện nay Trên cơ sở đó Hiệu trưởng nhà trường xây dựng
kế hoạch quản lý TBDH (xác định mục tiêu, nội dung, nguồnlực, điều kiện và thứ tự ưu tiên trong thực hiện kế hoạch).Nhà quản lý không ngừng học tập, nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý; tham gia các lớptập huấn, bồi dưỡng kĩ năng quản lý do Bộ GD & ĐT, ngành
tổ chức để nắm bắt tình hình và làm cơ sở cho công tác quản
lý nhà trường Đây là kỹ năng quan trọng, nó chỉ có thể xây
dựng trên cơ sở các cán bộ quản lý am hiểu về từng nhiệm vụcần hoàn thành
Trang 25Bên cạnh đó, khi xây dựng kế hoạch quản lý TBDH, Hiệutrưởng cần tranh thủ ý kiến của các thành viên, phát huy tínhdân chủ, trí tuệ tập thể của hội đồng sư phạm; tránh sự chủquan, nóng vội, áp đặt về mục tiêu, điều kiện thực hiện kếhoạch xa rời với thực tế không có tính khả thi
- Nâng cao năng lực tổ chức:
Để một kế hoạch triển khai thực hiện tốt, ngoài kỹ năngxây dựng kế hoạch thì năng lực tổ chức thực hiện không thểthiếu, bởi lẽ khi nhà quản lý có công cụ trong tay là kế hoạch,nhưng quan trọng hơn nữa là điều kiện và nguồn nhân lực.Chính vì vậy, năng lực quản lý của Hiệu trưởng phải biết vậndụng thiên thời, địa lợi, biết nhìn nhận, sử dụng con người vàphát huy năng lực con người đúng lúc, đúng nơi và đúng sởtrường
Cần phân công công tác cụ thể, rõ ràng, bố trí cán bộTBDH phù hợp với năng lực cá nhân và quy mô trường lớp;
có năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp,
có tinh thần trách nhiệm cao trong quản lý TBDH; chịu tráchnhiệm trước lãnh đạo nhà trường về nhiệm vụ được giao; đặcbiệt khi hướng dẫn hoặc sử dụng các loại TBDH dễ cháy, nổ
Trang 26và độc hại ảnh hưởng đến tính mạng con người và tài sản củanhà trường
Hiệu trưởng cần xây dựng hệ thống quản lý TBDH (quychế quản lý tài sản; nội quy, quy định khai thác, bảo quảnTBDH và sử dụng các phòng thí nghiệm thực hành); thànhlập các ban hỗ trợ Hiệu trưởng để quản lý TBDH, các thành
viên phải có kiến thức vững vàng về chuyên môn, nắm vững
nội dung chương trình và sách giáo khoa các môn học, am
hiểu TBDH, có đủ năng lực, nhiệt tình trong công việc Các
ban quản lý TBDH của nhà trường phải do Hiệu trưởng tổchức, phân công và chỉ đạo thực hiện, cơ bản gồm các bộphận:
+ Bộ phận quản lý việc tiếp nhận, mua sắm và trang bị
TBDH (Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, cán bộ TB, kếtoán, thanh tra nhân dân)
+ Bộ phận quản lý việc khai thác, sử dụng, bảo quản và tựlàm TBDH (Cán bộ thiết bị, tổ chuyên môn, học sinh)
+ Bộ phận kiểm kê cuối năm, kiểm tra, giám sát thường
xuyên và định kì về việc quản lý, sử dụng TBDH (Bộ phận
này do Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng trực tiếp điều hành)
Trang 27Hiệu trưởng phải thực hiện công tác tự kiểm tra, đánh giá
về việc xây dựng đội ngũ, sử dụng bộ máy, quy định quyềnhạn, trách nhiệm của các bộ phận và sự phối hợp chặt chẽgiữa các bộ phận nhằm thực hiện tốt công tác TBDH Đápứng đầy đủ nhu cầu và hỗ trợ việc sử dụng TBDH của giáoviên bộ môn; đặc biệt là các phương tiện kỹ thuật dạy học ápdụng công nghệ mới, đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học
và thực hiện mục tiêu dạy học
- Nâng cao năng lực kiểm tra và đánh giá
CBQL phải giúp cho giáo viên nhận thức, xem việc kiểmtra sử dụng TBDH là việc làm bình thường trong quá trìnhkiểm tra đánh giá hoạt động dạy học, tạo tâm lý thoải mái vàsẵn sàng hợp tác khi được kiểm tra
Lập kế hoạch kiểm tra và công bố ngay từ đầu năm học đểgiáo viên biết và chủ động phối hợp thực hiện có hiệu quả.Xác định rõ mục đích kiểm tra đối với từng công việc trongquá trình sử dụng TBDH của giáo viên Công tác kiểm trađánh giá phải khách quan, chính xác, đồng thời để tư vấn,thúc đẩy cho giáo viên trong quá trình sử dụng TBDH
* Đối với cán bộ thiết bị và Tổ trưởng chuyên môn
Trang 28- Thông qua báo cáo thường xuyên, định kì của cán bộ thiết bị
Thông qua CBTB báo cáo, qua đó Hiệu trưởng nắm đượcmức độ, thực trạng sử dụng của TBDH của giáo viên và bảoquản các TBDH Yếu tố này đánh giá về mặt ý thức, số lượngviệc sử dụng TBDH của từng giáo viên và từng tổ bộ môn Đểđánh giá, phản ánh đúng thực tế thì đòi hỏi CBTB phải ghi sổkịp thời, khoa học trong quá trình theo dõi, khi mượn hay trảTBDH đều phải có chữ ký ngày mượn, ngày trả của giáo viên.Những mất mát hay hư hỏng đều phải được ghi chép và xác
định nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về ai Các mẫu theo dõi
Mục đích sử dụng
Ngày mượn
Kí tên
Ngày trả
Kí tên
Mẫu phiếu đăng ký sử dụng TBDH
Trang 29Tuần: ………Từ ngày: ………Đến ngày:
Trang 30Số lượng
Người nhận kí tên
Người giao kí tên
Mẫu sổ theo dõi tình trạng TBDH
g số lần / năm
Hiệu quả sử dụng
Đề xuấ t
Mấ
t
Hỏn g
Còn sử dụn g
Tố t
Kh á
T B
Yế u
- Kiểm tra đánh giá thông qua tổ trưởng chuyên môn
Trang 31Tổ trưởng chuyên môn là bộ phận trực tiếp triển khai các
nhiệm vụ dạy học theo kế hoạch năm học của nhà trường.Đây cũng là nơi trực tiếp thực hiện công tác bồi dưỡng giáoviên, phát hiện, thảo luận những vấn đề về nội dung, phươngpháp của từng bài dạy khi cần thiết TTCM thay nhà trườnglàm công tác theo dõi, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyênmôn, kiểm tra hồ sơ giáo án, giờ dạy trên lớp và các hoạtđộng khác của từng giáo viên như kiểm tra các tiết có sử dụngTBDH, thí nghiệm thực hành, công tác quản lý hồ sơ sổ sáchthiết bị, sắp xếp và quản lý các dụng cụ, thiết bị
Thông qua dự giờ, kiểm tra chuyên môn, Hiệu trưởng vàTTCM đánh giá khả năng sử dụng TBDH gắn với đổi mớiPPDH của giáo viên; làm cơ sở để đánh giá xếp loại giáo viêntrong học kỳ hoặc năm học Từ đó rút ra kinh nghiệm về cách
sử dụng, hiệu quả sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học
* Đối với giáo viên
Thông qua kế hoạch của Tổ trưởng chuyên môn, GV xâydựng kế hoạch cá nhân về thực hiện nhiệm vụ được giao,trong đó cụ thể hóa công tác sử dụng, bảo quản, tự làmTBDH; đây là nguồn thông tin để cán bộ TBDH có cơ sở sắp
Trang 32xếp, bố trí việc mượn thiết bị, hướng dẫn thông tin, cách thức
sử dụng thiết bị cho giáo viên một cách hợp lý và khoa học TBDH góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chấtlượng bộ môn, là công cụ lao động của giáo viên, là conđường gần nhất để học sinh chiếm lĩnh tri thức; chính vì vậytrong sinh hoạt tổ chuyên môn cần đưa ra nội dung thảo luận
về việc vận dụng, sử dụng TBDH cho đúng mục đích, yêu cầu
và đạt mục tiêu bài học Qua phát huy tinh thần trí tuệ của tậpthể tổ chuyên môn thì sẽ tháo gỡ được những khó khăn,vướng mắc về quá trình sử dụng TBDH, qua đó giáo viên sẽvận dụng linh hoạt, khai thác TBDH phù hợp với nội dungkiểu bài lên lớp và đảm bảo phát huy tinh thần tích cực, chủđộng và gây hứng thú học tập cho học sinh
Trong quá trình dạy học là một nghệ thuật của người giáoviên, tuy nhiên phải biết kết hợp hài hòa việc sử dụng cácphương tiện, TBDH đúng lúc, đúng nơi và đảm bảo nội dungđặc thù của tiết dạy, bài dạy và của bộ môn Để người họclĩnh hội nguồn tri thức, giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bịcác điều kiện cần thiết, mượn, sử dụng thành thạo TBDHtrước khi lên lớp; đây là yếu tố tạo nên sự tự tin bước đầu và
là động lực tạo sự tò mò, thu hút người học tìm tòi, sáng tạo
Trang 33Như vậy THBD không thể vắng mặt trong quá trình dạy –học, nếu chúng ta khai thác phát huy hết chức năng, côngdụng của TBDH thì hiệu quả giáo dục sẽ nâng cao, là cầu nốitrực tiếp tuyền tải thông tin bổ ích đến người học Vì vậyngười giáo viên cần tăng cường khai thác, sử dụng tối đaTBDH hiện có và tăng cường làm đồ dùng dạy học để làmphong phú thêm kho TBDH của tổ và trường.
* Đối với học sinh
Học sinh phải thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện,chính vì vậy trách nhiệm của GV bộ môn, giáo viên chủnhiệm cần giáo dục cho học sinh nhận thức sâu sắc về tầmquan trọng của TBDH, đây không chỉ là phương tiện giúp các
em lĩnh hội kiến thức mà còn giúp học sinh hình thành những
kỹ năng, thói quen và ý thức trong quá trình sử dụng, bảoquản, vệ sinh và chuẩn bị TBDH cần thiết TBDH ngày mộthiện đại, nhiều tính năng vì lẽ đó giáo viên cần hướng dẫn chuđáo việc sử dụng, đặc biệt cần chú trọng TBDH dễ cháy nổ,độc hại dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường thì hướngdẫn học sinh tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc, quy trình và phải
có đồ bảo hộ khi sử dụng
Trang 34- Đầu tư, mua sắm, TBDH đáp ứng chương trình GDPT mới
- Mục đích của biện pháp
Hải Phòng vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội, địahình và điều kiện tự nhiên Vì vậy việc đầu tư CSVC, TBDHcho các trường THCS trong thành phố nói chung và huyện
An Lão nói riêng còn nhiều hạn chế Do đó, ngoài nguồn ngânsách đầu tư của nhà nước thì các trường vận động từ nhiềunguồn khác để đầu tư, mua sắm TBDH đảm bảo theo danhmục TBDH tối thiểu quy định tại Thông tư 19/2009 của Bộ
GD & ĐT
Công tác đầu tư, mua sắm TBDH ở các trường được chútrọng, nhưng mỗi đơn vị lại khác nhau nên tạo ra thiếu tínhđồng bộ, không chủ động trong chọn nhà đầu tư, chất lượng,mẫu mã, tính năng của thiết bị là không thống nhất và hiệuquả không cao Vấn đề đặt ra cho công tác quản lý việc đầu
tư, mua sắm TBDH ở các trường THCS là hết sức cần thiết; là
cơ sở cho nhà quản lý lập kế hoạch dự trù kinh phí trong muasắm, trang bị TBDH dạy học phù hợp với đổi mới nội dung,chương trình giáo dục, đảm bảo tính khoa học, tính kinh tế và