Phần lớn các trường hợp được theo dõi và điều trị ngoại trú, nhưng cókhoảng 20% số bệnh nhân cần phải nhập viện điều trị, 10% bệnh nhân điều trị nội trú có biểu hiện viêm phổi nặng và cầ
Trang 1MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH VẼ vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 KHÁI QUÁT VIÊM PHỔI 3
2.2 BỆNH HỌC 4
2.3 CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỂU TRỊ 6
2.4 BIẾN CHỨNG 8
2.5 PHÒNG BỆNH 9
2.6 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH VIÊM PHỔI 9
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 11
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.3 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 14
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 15
4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 15
4.2 BÀN LUẬN 20
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26
5.1 KẾT LUẬN 26
5.2 KIẾN NGHỊ 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 PHỤ LỤC
Trang 2DANH MỤC BẢNG
Tra
Bảng 4.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 15
Bảng 4.2 Nguồn thông tin mà người bệnh được tìm hiểu về bệnh viêm phổi 16
Bảng 4.3 Kiến thức về khái niệm bệnh VP 16
Bảng 4.4 Kiến thức về nguyên nhân gây ra bệnh VP 16
Bảng 4.5 Kiến thức nhận biết dấu hiệu của bệnh VP 17
Bảng 4.6 Kiến thức về yếu tố nguy cơ của bệnh VP 17
Bảng 4.7 Kiến thức biến chứng thường gặp của bệnh VP 18
Bảng 4.8 Kiến thức về thức ăn hạn chế cho người bệnh VP 20
Bảng 4.9 Giáo dục sức khỏe của điều dưỡng về bệnh VP trong thời gian nằm viện 20
Bảng 4.10 Kiến thức về cách phòng bệnh VP 20
Y
Trang 3DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 4.1 Kiến thức về mức độ nguy hiểm của bệnh VP 21
Hình 4.2 Kiến thức về cách xử trí khi mắc bệnh VP 22
Hình 4.3 Khả năng chữa khỏi của bệnh VP 23
Hình 4.4 Kiến thức về chế độ ăn của người bệnh VP 23
Trang 5CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
Viêm phổi (VP) là bệnh phổ biến ảnh hưởng sức khỏe rất nhiều người trên khắp toàncầu Đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi và ngườigià trên 75 tuổi Phần lớn các trường hợp được theo dõi và điều trị ngoại trú, nhưng cókhoảng 20% số bệnh nhân cần phải nhập viện điều trị, 10% bệnh nhân điều trị nội trú
có biểu hiện viêm phổi nặng và cần phải điều trị tại khoa hồi sức tích cực Tỷ lệ tửvong của bệnh viêm phổi nặng có thể lên tới 50% (Baudouin SV, 2002) Viêm phổicũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Hoa Kỳ, với ước tính có từ 5 đến 6 triệutrường hợp mắc bệnh mỗi năm Ở bệnh nhân viêm phổi phải nhập viện thì tỷ lệ tửvong lên đến 25% Những khoảng chi phí liên quan đến bệnh viêm phổi phải chi trảkhoảng 10 tỷ đô la mỗi năm ở nước này (Vincent Idemyor and Pharm.D, 2002)
Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc viêm phổi trong cộng đồng ước tính khoảng 12% trong cácbệnh lý đường hô hấp Tại Viện Quân y 103 trước năm 1985, số bệnh nhân viêm phổicấp tính vào điều trị chiếm 1/5-1/4 tổng số bệnh nhân khoa phổi Tại khoa hô hấpbệnh viện Bạch Mai từ năm 1996-2000, có 345 bệnh nhân viêm phổi vào điều trịchiếm 9,57% - đứng hàng thứ 4 trong tổng số bệnh nhân đến điều trị tại khoa (NgôQuý Châu, 2012) Qua đó cho thấy tỷ lệ mắc bệnh phổi ngày càng gia tăng mạnh mẽ
do những biến đổi của khí hậu, ô nhiễm môi trường và phong cách sống Đã có nhiềubiện pháp tiên tiến được áp dụng nhưng đây vẫn là bệnh lý gây nhiều thách thức chongành y tế trong việc chữa trị cho người bệnh Bệnh có thể xảy ra ở những người có
cơ địa xấu như người già , trẻ em suy dinh dưỡng, cơ địa có các bệnh mãn tính, giảmmiễn dịch, nghiện rượu hay mắc các bệnh phổi có từ trước như viêm phế quản, giãnphế quản, hen phế quản,
Mặc dù bệnh viêm phổi là bệnh phổ biến và nền y học ngày càng có nhiều tiến bộ lớntrong chẩn đoán và điều trị, trình độ dân trí đã được nâng cao, song việc điều trị đôilúc còn khó khăn do bệnh nhân đến muộn hoặc có bệnh mãn tính nên khi bệnh ở giaiđoạn muộn hoặc có biến chứng đã không tránh khỏi tỷ lệ tử vong Viêm phổi mắcphải ở cộng đồng khá thường gặp, hầu hết các trường hợp được điều trị khỏi hoàntoàn, tuy nhiên, nếu điều trị chậm hoặc không đúng, bệnh có thể diễn biến nặng, gây
áp xe phổi, tràn mủ màng phổi, hoặc thậm chí có thể tử vong
Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ là một trong những bệnh viện lớn tại khu vựcCần Thơ, là nơi tập trung một lượng lớn bệnh nhân đến khám và điều trị, trong đó cóbệnh nhân viêm phổi Ngoài các phương pháp điều trị, sự hiểu biết về bệnh của bệnhnhân cũng là một vấn đề quan trọng để góp phần chăm sóc tốt cũng như nâng cao hiệu
quả điều trị bệnh Xuất phát từ thực tế trên đề tài “Khảo sát kiến thức về bệnh viêm
Trang 6phổi của bệnh nhân điều trị tại khoa Nội Tổng hợp, bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2018” được tiến hành nhằm mục tiêu:
Mô tả kiến thức của bệnh nhân về bệnh viêm phổi tại khoa Nội Tổng hợp, bệnh viện
Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2018.
Trang 7CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 KHÁI QUÁT VIÊM PHỔI
2.1.1 Định nghĩa
Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng nhu mô phổi bao gồm phế nang, túi phế nang, ống phếnang, tổ chức liên kết khe kẽ và tiểu phế quản tận cùng, kèm theo tăng tiết dịch trongphế nang gây ra đông đặc nhu mô phổi Nguyên nhân gây nên do nhiều tác nhân như
vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, hóa chất nhưng không phải trực khuẩn lao (VũThị Bình, 2007a; Ngô Quý Châu, 2012)
2.1.2 Dịch tễ học
Không kể lao phổi, các bệnh VP do vi khuẩn hiện vẫn chiếm vị trí hàng đầu trongbệnh học phổi ở Việt Nam, cả về tỷ lệ mắc bệnh lẫn tỷ lệ tử vong VP có thể gặp ởmọi lứa tuổi, nhưng nhiếu nhất theo cách nói của một số tác giả, vẫn là ở hai cực củacuộc sống: trẻ sơ sinh và người trên 60 tuổi Một số ca đặc biệt còn gặp ở thai nhi củanhững người mẹ mang thai mắc bệnh VP Ở trẻ sơ sinh, bệnh hay gặp ở những trẻ đẻnon, còn ở người già, từ đầu thế kỷ 20, người ta đã biết rõ nguy cơ VP sau những tìnhtrạng bệnh lý buộc người bệnh phải nằm lâu Ở những lứa tuổi khác, nhất là thanhniên, bệnh lý ít gặp hơn và thường xảy ra nhanh chóng trên những cơ thể khỏe mạnhkhi thời tiết thay đổi đột ngột Bộ mặt của VP đã thay đổi rất nhiều ở những nước pháttriển trong vài chục năm nay, có xu hướng không điển hình, nhiều thể kéo dài, tỷ lệ tửvong giảm hẳn, do việc áp dụng kháng sinh rộng rãi với nhều biện pháp hồi sức, cấpcứu có hiệu quả và những cố gắn rất lớn trong việc cải thiện điều kiện vệ sinh môitrường Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong chỉ thật sự giảm hẳn ở trẻ em và trẻ sơ sinh, trong khi
đó lại tăng lên tương đối ở người già Cùng với đà tiến bộ chung của thế giới, cácbệnh VP do vi khuẩn ở nước ta cũng đang có chiều hướng ngày càng giảm dần, đadạng và không điển hình, các VP thứ phát nhiều hơn nguyên phát Qua thống kê hàngvạn trường hợp khám nghiệm tử thi ở Bệnh viện Bạch Mai chỉ trong vòng 10 năm trởlại đây tỷ lệ tử vong do các bệnh VP đã từ trên dưới 40% tổng số tử vong, giảm xuốngcòn xấp xỉ 25% Nhưng các bệnh VP ở nước ta vẫn là nguy cơ số 1 gây tử vong ở trẻ
em và cũng không kém phần quan trọng đối với người già (Vũ Thị Bình, 2007b)
2.1.3 Điều kiện thuận lợi
- Thời tiết lạnh, bệnh xảy ra về mùa đông
- Cơ thể suy yếu, còi xương, già yếu
- Nghiện rượu
- Chấn thương sọ não, hôn mê
- Mắc bệnh phải nằm điều trị lâu
- Biến dạng lồng ngực, gù, vẹo cột sống
Trang 8- Bệnh ở tai mũi họng: viêm xoang, viêm amiđam.
- Bệnh tắc nghẽn đường hô hấp (Vũ Thị Bình, 2007a)
+ Vi khuẩn Gram âm
+ Vi khuẩn khác ít gặp hơn: Moraxella catarrhalis, Streptococcus nhóm A, Neisseriameningitidis, Acinebacter, Coxiella burnetii, Chlamydia psittaci
- Vi khuẩn không điển hình: 10-20%
+ Legionella sp
+ Mycoplasma pneumoniae
- Virus: 2-15%
+ Influenza, Parainfluenza, virus hợp bào hô hấp, Adenovirus
+ Ít gặp: Virus sởi, Epstein - Barr, Herpes, Varicella - Zoster, Cytomegalovirus,virus Herpes người týp 6, Hantavirus (Nguyễn Phú Kháng, 2009)
Một số nguyên nhân khác:
- Do suy giảm miễn dịch: thiếu gamma globulin máu, nhiễm HIV
- Do hít phải các dịch vị, men tiêu hóa từ dạ dày sặc vào phổi: gặp ở những người hôn
mê, mất ý thức, ngộ độc rượu, gây tê, cho ăn bằng ống
- Do ứ đọng: gặp phải ở những người mắc bệnh tim, suy tim, bệnh nhân nằm lâu làmtắc phế quản, ứ đọng phế nang
- Do sặc dầu: gặp ở người dùng thuốc nhỏ mũi có tinh dầu, người hít phải xăng, dầuhỏa, dầu mazút
- Do bức xạ: gặp ở bệnh nhân được điều trị bằng xạ trị (Lê Thị Luyến, 2017)
2.2.2 Cơ chế bệnh sinh
Tác nhân gây bệnh là những vi khuẩn gây bệnh đột nhập vào phổi qua đường hô hấp,trong đó những vi khuẩn sẵn có ở đường hô hấp trên lan tràn xuống nhu mô phổi gâybệnh khi gặp điều kiện thuận lợi đã chiếm ưu thế Đó là những hoàn cảnh thuận lợicho cơ thể vi khuẩn và bất lợi cho cơ thể con người, chẳng hạn lạnh ẩm làm giảm sức
đề kháng cơ thể, kết hợp với tình trạng yếu hay mắc bệnh có sẵn như suy dinh dưỡng,thấp tim viêm thận mãn, bạch hầu VP virus, đẻ non, Sẽ làm vi khuẩn hoại sinh trởthành vi khuẩn gây bệnh tăng độc tính (Vũ Thị Bình, 2017b)
2.2.3 Giải phẫu bệnh
Trang 9- Giai đoạn xung huyết: phổi ứ huyết do hiện tượng giãn mạch và hồng cầu thoát quảncùng với các sợi huyết Hồng cầu, bạch cầu, tơ huyết thoát quản vào phế nang Trongphế nang có nhiều dịch tiết màu hồng, có thể tìm thấy nhiều phế cầu khuẩn.
- Giai đoạn gan hóa đỏ: sau một đến hai ngày thùy phổi bị tổn thương có màu đỏ chắcnhư gan, gọi là thùy phổi bị đông đặc Trong phế nang có nhiều hồng cầu bạch cầu và
vi khuẩn Mảnh phổi cắt ra bỏ vào nước thì chìm
- Giai đoạn gan hóa xám: vùng phổi bị tổn thương màu xám, trên mặt có mủ, trongphế nang có nhiều bạch cầu đa nhân, đơn nhân, đại thực bào và ít hồng cầu Thực bàonuốt các phế cầu khuẩn và các tế bào còn lại trong dịch tiết, tiếp tục đến khi khỏi gọi
là giai đoạn gan hóa vàng
Tổn thương giải phẩu trong viêm phế quản - phổi thấy những vùng tổn thương rải rác
ở hai phổi Những vùng tổn thương xen lẫn với vùng lành, tuổi cũng khác nhau Phếquản bị tổn thương nặng hơn Mảnh phổi cắt ra bỏ vào nước thì bị chìm lơ lửng (NgôQuý Châu, 2012)
2.2.4 Triệu chứng
* Triệu chứng lâm sàng
- Triệu chứng toàn thân: bệnh khởi phát đột ngột hoặc từ từ
+ Sốt: sốt thành cơn hay sốt liên tục cả ngày, kèm theo rét run hoặc không Nhiệt độ
có thể lên tới 40-410C, có những trường hợp chỉ sốt nhẹ 38-38,50C, những trường hợpnày thường xảy ra ở những bệnh nhân có sức đề kháng giảm nhiều như: suy giảmmiễn dịch, người già, trẻ nhỏ, có các bệnh mãn tính kèm theo
+ Da nóng, đỏ: thường thấy ở những bệnh nhân sốt cao, khi suy hô hấp
sẽ có tím môi, đầu chi Những trường hợp VP do vi khuẩn Gram âm có thể thấy daxanh tái, lạnh toát, vã mồ hôi, đặc biệt có khi sốc nhiễm khuẩn
+ Khô môi, một số trường hợp có Herpes hoặc ban xuất huyết trên da, lưỡi bẩn, hơithở hôi Bệnh nhân thường mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, có thể đau đầu, đau mỏingười ở những trường hợp VP do virus, M.pneumoniae v.v
+ Trường hợp nặng bệnh nhân có thể có rối loạn ý thức
-Triệu chứng cơ năng:
+ Ho: là triệu chứng xuất hiện sớm, ho thành cơn, hoặc ho thúng thắng, thường là ho
có đờm, một số trường hợp ho khan Trường hợp điển hình có màu rỉ sắt, các trườnghợp khác có màu vàng hoặc màu xanh, đôi khi khạc đờm như mủ Đờm có thể có mùihôi, thối
+ Đau ngực: đau vùng tổn thương, đau ít hoặc nhiều, có trường hợp đau rất dữ dội + Khó thở: VP nhẹ không có khó thở, những trường hợp bệnh nặng bệnh nhân thởnhanh nông, có thể có co kéo các cơ hô hấp
- Triệu chứng thực thể:
Trang 10+ Hô hấp: tầng số thở tăng, có co kéo các cơ hô hấp hoặc không; khám phổi có hộichứng đông đặc (run thanh tăng, rì rào phế nang giảm, gõ đục), ran ẩm, ran nổ vùngtổn thương.
+ Tim mạch: mạch nhanh, huyết áp bình thường, trường hợp nặng có sốc, huyết ápthấp, mạch nhỏ khó bắt
+ Tiêu hóa: có thể có bụng chướng hơi, có khi nhiễm khuẩn huyết có thể thấy gan,lách to, thường chỉ mấp mé bờ sườn (Ngô Quý Châu, 2012)
* Triệu chứng cận lâm sàng:
- X - quang phổi: có vai trò trong khẳng định sự tồn tại và vị trí tổn thương phổi, đánhgiá mức độ lan rộng, phát hiện biến chứng và đánh giá đáp ứng điều trị
+ Với viêm phổi thùy: đối với người lớn đa số là viêm ở thùy dưới bên phải, còn trẻ
em đa số là viêm thùy trên và thùy giữa phổi phải Hình X - quang điển hình là mộthình mờ đều hình tam giác mà đỉnh quay về phía rốn phổi và đáy nằm ở phía ngoại vi.Các cạnh của tam giác thường lồi nếu cạnh đó không dựa vào một rãnh liên thùy + Với phế quản phế viêm: X - quang hay gặp là các hình mờ nhỏ to khác nhau rải ráclan tỏa ở nhiều nơi Có khi các hình đó tập trung ở một nơi giống như hình VP thùy
nên còn được gọi là phế quản phế viêm giả thùy (Nguyễn Duy Huề và ctv, 2009).
- Công thức máu: bạch cầu tăng cao, có thể lên tới 18.000-20.000 bạch cầu/mm3 máu,
đa số bạch cầu đa nhân trung tính (80-90%), tốc độ lắng máu nhanh (Nguyễn ĐăngThụ, 2006)
+ Có cơn rét run và sốt cao 39-400C
+ Hội chứng nhiễm khuẩn: khô môi, lưỡi bẩn, bạch cầu cao
+ Đau ngực có khi rất nổi bật
+ Ho và khạc đờm có máu màu gỉ sắt
+ Hội chứng đông đặc: gõ đục, run thanh tăng, rì rào phế nang giảm, tiếng thổi ống + X - quang: hội chứng lấp đầy phế nang với đám mờ hình tam giác đáy quay rangoài
+ Chụp cắt lớp vi tính: hội chứng lấp đầy phế nang, có hình phế quản hơi
- Phế quản phế viêm:
+ Bệnh xảy ra ở trẻ em và người già, sau khi mắc các bệnh: cúm, sởi, ho gà, bạchcầu, suy dinh dưỡng
+ Bệnh khởi phát từ từ Sốt nhẹ 37,5-380C
Trang 11+ Khó thở nhiều cánh mũi phập phồng, tím môi.
+ Nghe phổi hai bên có nhiều ran rít và ran nổ từng vùng
+ Gõ: có vùng đục xen lẫn vùng phổi tổn thương
+ X - quang: có nhiều nếp mờ rải rác khắp cả hai phế trường, nhất là hai vùng đáy
- Chẩn đoán vi sinh: việc chẩn đoán vi sinh nên được làm trước khi dùng kháng sinh,nhất là ở các trường hợp nặng, bao gồm:
+ Đờm: soi tươi và cấy, đo độ nhạy và độ đặc hiệu đạt 50-60% và trên 80% theo thứtự
+ Cấy máu
+ Cấy dịch màng phổi
+ Cấy dịch phế quản
+ Các test phát hiện kháng thể như test ngưng kết bổ thể, ngưng kết lạnh,
+ Phát hiện kháng nguyên qua nước tiểu
+ PCR (phản ứng khuyếch đại chuỗi) với từng loại vi khuẩn phân biệt riêng (Vũ ThịBình, 2007a)
2.3.1.2 Chẩn đoán phân biệt
VP thùy cần phân biệt với:
- Phế viêm lao: bệnh cảnh kéo dài, hội chứng nhiễm trùng không rầm rộ, cần làm cácxét nghiệm về lao để phân biệt
- Nhồi máu phổi: cơ địa có bệnh tim mạch, nằm lâu có cơn đau ngực đột ngột , dữ dội,khái huyết nhiều, choáng
Xẹp phổi: không có hội chứng nhiễm trùng, âm phế bào mất không có ran nổ X quang không có hình ảnh xẹp phổi (Lê Văn An, 2008)
Tràn dịch màng phổi khu trú: hình ảnh X quang không có hình tam giác chụp phimnghiên có thể phân biệt được
- Khối u phổi: hình mờ liền với trung thất, giới hạn rõ, có thể có nhiều hình vòngcung Nếu khối u ở ngoại biên thì hình mờ nằm giữa nhu mô phổi
Phế quản phế viêm cần phân biệt với:
- Ứ huyết phổi: thường do bệnh tim, hai phế trường cũng có nhiều nốt mờ rải rác.Bệnh nhân có bệnh cảnh của suy tim trên lâm sàng, điện tim to trên X - quang
- Ung thư di căn: tổn thương cũng là những nốt mờ đa dạng ở phổi, có thể phát hiệnđược ung thư tiên phát của các tạng trong ổ bụng (gan, dạ dày, tử cung ) Chẩn đoánxác định bằng tìm thấy tế bào ung thư trong bệnh phẩm bằng các kỹ thuật xâm nhập
- Bệnh bụi phổi: người bệnh có nghề nghiệp liên quan đến bụi, tổn thương trên phim
là các nốt mờ rải rác hai phế trường và không thay đổi
- Phế quản phế viêm lao: bệnh cảnh cũng cấp tính, nhưng tổn thương trên phổi thayđổi rất chậm so với phế quản phế viêm do các vi khuẩn khác Trong đờm dễ tìm thấy
Trang 12vi khuẩn lao.
- Bệnh sarcoid giai đoạn II: tổn thương là những nốt lan tràn khắp hai phế trường,nhưng kèm theo hạch trung thất Ngoài ra còn có tổn thương ở nhiều bộ phận kháctrong cơ thể (gan, lách, mắt, da, thần kinh, ) phản ứng Kweim dương tính, đáp ứng
với điều trị corticoid (Nguyễn Văn Tường và ctv, 2006).
2.3.1.3 Chẩn đoán mức độ nặng: CURB65
- C (Confusion): rối loạn ý thức
- U (Uremia): ure >7 mmol/L
- R (Respiratory): tần số thở ≥30 lần/phút
- B (Blood pressure ): huyết áp
+ Huyết áp tâm thu ≤90 mmHg hoặc
+ Huyết áp tâm trương ≤60 mmHg
- Tuổi ≥65
* Mỗi biểu hiện trên được tính 1 điểm, từ đó đánh giá mức độ nặng của VP như sau:
- VP nhẹ: CURB65 = 0-1 điểm: điều trị ngoại trú
- VP trung bình: CURB65 = 2 điểm: điều trị tại bệnh viện
- VP nặng: CURB65 = 3-5 điểm: điều trị tại bệnh viện (Nguyễn Quốc Anh và ctv,
- Thời gian dùng kháng sinh: từ 7 đến 10 ngày nếu do các tác nhân gây VP điền hình,
14 ngày nếu do các tác nhân không điển hình, trực khuẩn mủ xanh (Nguyễn Quốc
- Viêm màng trong tim
- Viêm nội tâm mạc cấp tính do phế cầu
- Viêm khớp nhiễm khuẩn (Hùng Minh, 2008)
- Viêm phổi hóa mô
Trang 13- Viêm màng phổi.
- Viêm tai giữa và viêm tai xương chũm
- Biến chứng ở tim (Trần Phương Hạnh, 2008)
2.5 PHÒNG BỆNH
- Điều trị tốt các ổ nhiễm trùng tai, mũi, họng, răng hàm mặt
- Tiêm vaccin phòng cúm mỗi năm 1 lần, phòng phế cầu 5 năm 1 lần cho nhữngtrường hợp có bệnh phổi mãn tính, suy tim, tuổi trên 65 tuổi hoặc đã cắt lách
- Loại bỏ những yếu tố kích thích độc hại: thuốc lá, thuốc lào
- Giữ ấm cổ, ngực trong mùa lạnh (Nguyễn Quốc Anh và ctv, 2012).
2.6 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH VIÊM PHỔI
Ở nước ta đã có nhiều đề tài về bệnh VP với nhiều phương diện tiếp cận vấn đề khácnhau, nhưng về mảng kiến thức về bệnh còn hạn chế
Nghiên cứu của Trần Hoàn Thành về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân
VP trên 65 tuổi điều trị tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai năm 2008 cho thấy về độtuổi mắc bệnh có 74% trường hợp có tuổi dưới 80, trên 80 tuổi chỉ chiếm 26%, trong
đó cao tuổi nhất là 1 bệnh nhân 92 tuổi, có 60% là bệnh nhân nữ, nam chiếm 40%.Các yếu tố nguy cơ gặp nhiều nhất ở các bệnh nhân mắc VP từ 65 tuổi là bệnh timmạch (tăng huyết áp, suy tim,…) chiếm 32%, hút thuốc lá, thuốc lào là 23%, bệnh đáitháo đường và bệnh phổi mạn tính lần lượt chiếm 16% và 15%
Nghiên cứu của Tạ Thị Diệu Ngân về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh VPmắc phải tại cộng đồng cho thấy triệu chứng thường gặp của VP mắc phải tại cộngđồng là sốt (98,6%), ho (9,6%), khạc đờm (74,6%), đau ngực (68%) Trong VP nặng
tỷ lệ bệnh nhân có khó thở và cảm giác khó thở, rối loạn ý thức và đau cơ cao hơn sovới VP thường
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Lành và các cộng sự năm 2014 về kiến thức bệnh VPcủa các bà mẹ có con dưới 5 tuổi và các yếu tố liên quan cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiếnthức đúng về bệnh VP là 57,1% Bà mẹ có kiến thức về khái niệm bệnh VP chiếm67,1%, nguyên nhân VP chiếm 57,6%, các yếu tố nguy cơ gây bệnh VP chiếm 54,8%,tác hại của VP được bà mẹ biết đến với tỷ lệ cao nhất 71,9%, phòng ngừa bệnh VPchiếm 63,8%, xử trí khi trẻ bệnh VP chiếm 54,8%
Nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng và cộng sự về kiến thức chăm sóc của các bà mẹ cócon bị VP tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ Nghiên cứu cho thấy có 96% bà mẹ biếtrằng nếu trẻ em bị VP thường xuyên kèm theo không ăn uống được thì bị sụt cân cóthể dẫn đến suy dinh dưỡng Có 97% bà mẹ cho rằng cần thiết phải theo dõi các dấuhiệu bệnh nặng khi trẻ bị ho cảm Kiến thức về phòng bệnh cho trẻ: giữ ấm cơ thể chotrẻ khi trời lạnh 87%, tránh tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, lông súc vật là 52%
Trang 14và có 32% bà mẹ nghĩ có thể phòng bệnh cho trẻ bằng cách bú sữa mẹ, không để trẻ bịsuy dinh dưỡng
Trang 15CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi đang được điều trị tại khoa Nội Tổng hợp, bệnh viện
Đa khoa Thành phố Cần Thơ
3.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Bệnh nhân đang được điều trị tại khoa Nội Tổng hợp, bệnh viện Đa khoa Thành phốCần Thơ trong thời gian nghiên cứu
- Bệnh nhân đã được chẩn đoán là mắc bệnh viêm phổi
3.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân rối loạn tâm thần, mất trí, không biết chữ
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
3.1.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: tại khoa Nội Tổng hợp, bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
- Thời gian: từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2018
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
3.2.2 Cỡ mẫu
Lấy mẫu 55 bệnh nhân viêm phổi tại khoa Nội Tổng hợp, bệnh viện Đa khoa Thànhphố Cần Thơ
3.2.3 Phương pháp chọn mẫu
- Chọn mẫu thuận tiện
- Tiến hành khảo sát trên bệnh nhân đạt tiêu chuẩn chọn mẫu có mặt tại khoa NộiTổng hợp trong khoảng thời gian tiến hành nghiên cứu
3.2.4 Nội dung nghiên cứu
3.2.4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Giới tính: được xác định làm 2 nhóm nam và nữ
- Tuổi: là biến định lượng, tuổi của bệnh nhân được xác định theo tuổi dương lịch
- Địa chỉ: là nơi cư trú thường xuyên có hộ khẩu thường trú theo quy định Địa chỉđược chia làm 2 nhóm thành thị và nông thôn
- Trình độ học vấn: là bậc học cao nhất của đối tượng nghiên cứu Gồm các nhóm: + Tiểu học
+ Trung học
+ Trung học phổ thông
Trang 16- Kênh thông tin về bệnh VP mà người bệnh được tìm hiểu:
+ Xem trên tivi
3.2.4.2 Các biến số kiến thức về bệnh viêm phổi
- Kiến thức về khái niệm bệnh viêm phổi: là tình trạng phổi bị nhiễm trùng gây tổnthương đến các tổ chức phổi, phế nang
- Kiến thức về nguyên nhân gây ra bệnh VP:
+ Sốt: khi nhiệt độ đo ở nách ≥37,50C
- Kiến thức về mức độ nguy hiểm của bệnh VP là bệnh có thể gây tử vong
- Kiến thức về yếu tố nguy cơ của bệnh VP:
+ Tuổi cao
Trang 17+ Người lớn mắc bệnh mãn tính
+ Hút thuốc lá
+ Tiếp xúc khói bụi
+ Trẻ em suy dinh dưỡng
+ Không rửa tay thường xuyên
+ Tiếp xúc với không khí ô nhiễm thường xuyên
+ Nằm viện lâu ngày
- Kiến thức về biến chứng của bệnh VP là suy hô hấp
- Kiến thức về điều trị bệnh VP:
+ Khi mắc bệnh VP: tốt nhất là đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị (cơ sở y
tế nhà nước hoặc tư nhân)
+ Bệnh VP là bệnh có thể chữa khỏi
- Kiến thức về chăm sóc bệnh VP
* Chế độ ăn hợp lý của người bệnh VP:
+ Ăn uống nhiều dinh dưỡng
+ Ăn thức ăn lỏng
+ Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày
+ Cho uống nhiều nước
* Những thức ăn hạn chế của người bệnh VP:
+ Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói, bụi, lông xúc vật
+ Giữ ấm khi trời lạnh
+ Tránh tiếp xúc với người bị ho
+ Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng
Trang 18Quá trình thu thập số liệu được tiến hành ngay tại khoa Nội Tổng Hợp, Bệnh viện Đakhoa Thành phố Cần Thơ Trình tự thực hiện gồm:
- Ghi lại thông tin cần thiết của những bệnh nhân đang được điều trị
- Chọn những bệnh nhân đã được chẩn đoán là VP
- Lập danh sách mẫu nghiên cứu gồm 55 bệnh nhân VP
- Chọn thời gian thích hợp, tiếp xúc với từng đối tượng: giới thiệu bản thân, giới thiệu
về nội dung và mục đích nghiên cứu của phỏng vấn viên, thời gian thực hiện nội dungphỏng vấn khoảng 15-20 phút
- Sau khi bệnh nhân đồng ý tham gia, phỏng vấn viên tiến hành hướng dẫn bệnh nhâncách đánh dấu vào phiếu thu thập
- Nếu bệnh nhân không đồng ý, thì chọn bệnh nhân khác
3.2.6 Phương pháp kiểm soát sai số
- Bộ câu hỏi được thiết kế ngắn gọn, dễ trả lời.
- Các điều tra viên được tập huấn kỹ bộ câu hỏi
- Bộ câu hỏi được sử dụng điều tra thử ở những đối tượng tương tự sau đó chỉnh sửacho phù hợp mới đưa vào nghiên cứu chính thức
3.2.7 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Nhập số liệu và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0
- Tính tần số, tỷ lệ phần trăm
3.3 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này dựa trên cơ sở giúp cho mọi người có thêm kiến thức cũng như tăngcường sự hiểu biết và quan tâm đến bệnh VP, từ đó giúp cho bệnh nhân VP hạn chếđược các yếu tố nguy cơ và ngăn ngừa biến chứng của bệnh VP
Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều đã được giải thích cụ thể về nội dung vàmục đích nghiên cứu Những thông tin thu thập từ bộ câu hỏi không quá 20 phút, cácthông tin thu được chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu và được bảo mật nên khônggây ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của người được phỏng vấn
Không có sự phân biệt giới tính, tuổi, trình độ học vấn, tất cả mọi người đều có thểtham gia, đồng thời mọi đối tượng tham gia đều được chấp nhận hoàn toàn