Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 82 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
82
Dung lượng
2,72 MB
Nội dung
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
TRẦN TẤN PHONG
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN
DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ
NĂM 2014
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI - 2015
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
TRẦN TẤN PHONG
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN
DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2014
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ
Người hướng dẫn
: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DƯỢC
: CK 60 72 04 12
: PGS.TS. Nguyễn Thị Thái Hằng
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc
tới PGS.TS. Nguyễn Thị Thái Hằng, người cô đã dành nhiều thời
gian hướng dẫn và chỉ bảo tận tình chu đáo cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân trọng cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Quản lý và
kinh tế dược đã tận tình truyền đạt phương pháp nghiên cứu khoa
học cũng như nhiều kiến thức quý báu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong ban Giám hiệu
nhà trường, phòng sau Đại học, các thầy cô trong trường Đại học
Dược Hà Nội đã truyền đạt kiến thức, giúp đỡ và động viên tôi trong
suốt quá trình tôi học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo bệnh viện, các bác sỹ,
cán bộ nhân viên trong bệnh viện và đồng nghiệp tại khoa Dược
bệnh viện Da Liễu TPCT đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập,
công tác và thực hiện đề tài này.
Tp. Cần Thơ, tháng 05 năm 2015
Học viên
Trần Tấn Phong
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN .............................................................................................3
1.1. Tổng quan về hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện. ..........................................3
1.1.1. Cung ứng thuốc ....................................................................................................3
1.1.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị.............................13
1.2. Thực trạng hoạt động cung ứng thuốc tại Việt Nam hiện nay .........................13
1.2.1. Lựa chọn thuốc ....................................................................................................14
1.2.2. Mua thuốc ............................................................................................................15
1.2.3. Cấp phát thuốc .....................................................................................................15
1.2.4. Quản lý sử dụng thuốc .........................................................................................16
1.3. Vài nét về bệnh viện và khoa dƣợc Bệnh viện Da Liễu.....................................16
1.3.1. Quá trình hình thành, chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện Da Liễu Thành phố
Cần thơ...........................................................................................................................16
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ và tổ chức khoa Dược .......................................................19
1.4. Tổng quan tóm tắt các đề tài nghiên cứu về cung ứng thuốc tại Việt Nam ....21
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................23
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .........................................................23
2.2. Chỉ tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................23
2.2.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................................23
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................24
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................24
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu và xử lý số liệu ...................................................25
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................30
3.1. Phân tích hoạt động lựa chọn và mua sắm tại bệnh viện Da Liễu Thành phố
Cần Thơ năm 2014 ......................................................................................................30
3.1.1. Lựa chọn thuốc ....................................................................................................30
3.1.2. Mua thuốc ............................................................................................................39
3.2. Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và quản lý sử dụng thuốc ....................42
3.2.1. Bảo quản tồn trữ, cấp phát thuốc .........................................................................42
3.2.2. Quản lý sử dụng thuốc .........................................................................................47
Chƣơng 4. BÀN LUẬN .............................................................................................. 58
4.1. Hoạt động lựa chọn và mua thuốc tại bệnh viện Da Liễu Thành phố Cần
Thơ năm 2014...............................................................................................................58
4.1.1. Lựa chọn thuốc ....................................................................................................58
4.1.2. Mua thuốc ........................................................................................................... 59
4.2. Hoạt động tồn trữ, cấp phát và quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện Da Liễu
Thành phố Cần Thơ năm 2014 ..................................................................................60
4.2.1. Tồn trữ, cấp phát thuốc ....................................................................................... 60
4.2.2. Quản lý sử dụng thuốc ........................................................................................61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................64
Kết luận. .......................................................................................................................64
Kiến nghị ......................................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Nội dung
1
ADR
Adverse Drug Reaction: Theo dõi phản ứng có hại của
thuốc
2
TPCT
Thành phố cần thơ
3
DMT
Danh mục thuốc
4
DMTTY
Danh mục thuốc thiết yếu
5
DMTCY
Danh mục thuốc chủ yếu
6
DMTBV
Danh mục thuốc bệnh viện
7
DLS & TTT
Dược lâm sàng và thông tin thuốc
8
DSĐH
Dược sỹ đại học
9
DSTH
Dược sỹ trung học
10
ĐTNC
Đối tượng nghiên cứu
11
GTTT
Giá trị tiêu thụ
12
VTTH-HC
Vật tư tiêu hao- hóa chất
13
HĐT & ĐT
Hội đồng thuốc và điều trị
14
KLS
Khoa lâm sàng
15
MHBT
Mô hình bệnh tật
16
STT
Số thứ tự
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Số liệu thống kê về sản xuất, nhập khẩu thuốc qua các năm .......................14
Bảng 1.2. Tổ chức nhân lực tại bệnh viện Da Liễu ......................................................17
Bảng 1.3. Bố trí nhân lực tại khoa dược .......................................................................19
Bảng 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu hoạt động cung ứng ......................................................24
Bảng 2.5. Nhóm biến số của phân tích ABC ................................................................27
Bảng 2.6. Nhóm biến số của phân tích VEN ................................................................27
Bảng 2.7. Nhóm biến số của phân tích ma trận ABC/VEN ..........................................28
Bảng 3.8. Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý ..................................32
Bảng 3.9. Cơ cấu danh mục thuốc theo thuốc chủ yếu, thành phần, nguồn góc và dạng
thuốc .............................................................................................................................33
Bảng 3.10. Mô hình bệnh tật của bệnh viện Da Liễu TPCT năm 2014 ........................35
Bảng 3.11. Kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc.........................................................37
Bảng 3.12. Kinh phí sử dụng một số thuốc có tỷ lệ cấp phát ngoại trú cao .................38
Bảng 3.13. Số lượng thuốc sử dụng ngoài danh mục và thuốc trong danh mục không
sử dụng ..........................................................................................................................39
Bảng 3.14. Danh sách một số công ty cung ứng thuốc chủ yếu ...................................41
Bảng 3.15. Trang thiết bị bảo quản thuốc tại kho dược ................................................43
Bảng 3.16. Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo nguồn gốc xuất xứ ...........................................47
Bảng 3.17. Cơ cấu sử dụng thuốc theo phương pháp phân hạng ABC và phân tích
VEN ...............................................................................................................................48
Bảng 3.18. Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phương pháp phân tích ABC/VEN .................51
Bảng 3.19. Cơ cấu tiêu thụ các nhóm thuốc theo phương pháp phân tích ABC/VEN .51
Bảng 3.20. Cơ cấu sử dụng thuốc hạng A theo phương pháp phân tích VEN .............52
Bảng 3.21. Nội dung quản lý sử dụng thuốc. ................................................................54
Bảng 3.22. Hoạt động thông tin thuốc và ADR ............................................................57
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Mô hình quản lý cung ứng thuốc. ..................................................................3
Hình 1.2. Quá trình hình thành danh mục thuốc tại bệnh viện. .....................................5
Hình 1.3. Mối quan hệ bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng trong sử dụng thuốc. ..................11
Hình 1.4. Mô hình tổ chức hoạt động khoa Dược bệnh viên Da Liễu. ........................19
Hình 2.5. Nội dung nghiên cứu....................................................................................29
Hình 3.6. Sơ đồ quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện. .................................30
Hình 3.7. Biểu đồ mô hình bệnh tật tại bệnh viện Da Liễu TPCT năm 2014 ..............36
Hình 3.8. Sơ đồ quy trình mua thuốc. ...........................................................................40
Hình 3.9. Sơ đồ phát thuốc điều trị ngoại trú ...............................................................46
Hình 3.10. Tỷ lệ chủng loại và chi phí sử dụng thuốc theo phân tích ABC .................49
Hình 3.11. Tỷ lệ chủng loại và chi phí sử dụng thuốc theo phân tích VEN .................49
Hình 3.12. Tỷ lệ chủng loại và chi phí thuốc hạng A theo phân tích VEN ..................53
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay ngành Dược Việt Nam đã có nhiều nổ lực trong việc cung ứng thuốc
phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe. Đảng và Nhà nước thường xuyên quan tâm đến
việc bảo đảm cung ứng thuốc cho nhân dân. Trong những năm gần đây, việc sử dụng
thuốc và đáp ứng nhu cầu thuốc ngày càng nhiều, do nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày
càng cao [8]; [16].
Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản nhằm quy định hoạt động bệnh viện, trong đó
có các văn bản về hoạt động khoa dược cũng như hoạt động cung ứng và sử dụng
thuốc tại bệnh viện. Trong thời gian qua, việc áp dụng vào thực tế đã làm thay đổi rõ
rệt tổ chức và hoạt động khoa dược, tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động chuyên môn
khoa dược [19].
Hoạt động cung ứng thuốc là một trong những mục tiêu của chính sách quốc gia
về thuốc của Việt Nam. Hoạt động cung ứng thuốc bao gồm 4 hoạt động cơ bản: lựa
chọn, mua sắm, phân phối, quản lý sử dụng. Hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của khoa dược bệnh viện, nhằm phục vụ cho
công tác khám và điều trị bệnh, cung ứng thuốc kịp thời, đầy đủ, tổ chức bào chế, sản
xuất thuốc, đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và kinh tế [16].
Hoạt động cung ứng thuốc hiện nay vẫn còn nhiều bất cập cần phải cải thiện và
thay đổi. Theo báo cáo chung Tổng quan ngành y tế 2013 (JAHR 2013) cho thấy:
Thuốc nội vẫn chiếm tỷ trọng thấp về giá trị (chỉ 47%), khó đạt kế hoạch đề ra (60%).
Tiếp cận thuốc ở vùng sâu, vùng xa, vùng biển đảo vẫn còn khó khăn. Chưa kiểm soát
được giá thuốc. Quy định đấu thầu mua thuốc vẫn còn bất cập do chưa cân bằng giữa
yếu tố giá cả và chất lượng. Chưa xây dựng được mô hình đấu thầu thuốc tập trung
quốc gia. Chênh lệch giá thuốc biệt dược so với giá quốc tế vẫn còn cao, giá trúng thầu
cùng một loại thuốc ở các bệnh viện rất khác nhau. Hệ thống quản lý chất lượng thuốc
còn mỏng. Việc tuân thủ các quy chế, quy định của nhân viên y tế chưa cao. Các giải
pháp tăng cường sử dụng thuốc hợp lý chưa được triển khai đồng bộ và đánh giá
1
thường xuyên, kết quả chuyển biến chậm. Tình trạng bán thuốc không theo đơn còn
diễn ra phổ biến, tỷ lệ sử dụng kháng sinh còn cao. Quản lý nguồn gốc và chất lượng
thuốc đông y và thuốc từ dược liệu còn gặp nhiều khó khăn [27].
Trong những năm gần đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động cung ứng
thuốc. Tại mỗi bệnh viện việc vận dụng tổ chức hoạt động thực tế có sự khác biệt. Vì
vậy muốn tìm ra giải pháp giúp hoạt động cung ứng thuốc tốt hơn, cần tìm hiểu rõ
từng hoàn cảnh cụ thể của bệnh viện, của khoa dược để có được cách nhìn và các giải
pháp thiết thực.
Bệnh viện Da Liễu được Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ quyết định thành
lập từ năm 2009, là một bệnh viện chuyên khoa hạng III trực thuộc Sở y tế TP. Cần
Thơ. Với nhiệm vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, hiện nay
bệnh viện Da Liễu có khoảng 50 giường bệnh, với 02 khu khám chữa bệnh và 91 cán
bộ nhân viên. Từ đó nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng cao, công
tác cung ứng thuốc của bệnh viện càng cần được quan tâm và chú trọng. Nhằm góp
phần nhận thức rõ đánh giá hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện Da Liễu, góp
phần nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng thuốc. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài
“Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Cần Thơ
năm 2014” nhằm các mục tiêu như sau:
1. Phân tích hoạt động lựa chọn và mua thuốc tại bệnh viện Da Liễu Thành phố
Cần Thơ năm 2014.
2. Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện
Da Liễu năm 2014.
Từ các kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng
cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện da liễu TP.
Cần Thơ.
2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện.
1.1.1. Cung ứng thuốc
Hoạt động cung ứng thuốc là đưa thuốc từ nơi sản xuất đến người sử dụng. Hoạt
động này được thực hiện theo một chu trình. Việc sử dụng thuốc là căn cứ của việc lựa
chọn thuốc và cả chu trình tiếp theo. Chu trình cung ứng thuốc được thể hiện qua hình
sau. [17]
Hình 1.1. Mô hình quản lý cung ứng thuốc.
Cung ứng thuốc trong bệnh viện cần đảm bảo được nhu cầu khám và điều trị
bệnh nội, ngoại trú, đáp ứng chất lượng với giá hợp lý. Muốn vậy cần sự kết hợp đồng
bộ chặt chẽ các nhiệm vụ lựa chọn, mua sắm, tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc.
3
1.1.1.1.Lựa chọn thuốc
Việc lựa chọn thuốc là công việc đầu tiên cần làm trong chu trình cung ứng
thuốc, dựa vào đó mới có thể lên kế hoạch cung ứng. Lựa chọn thuốc sẽ xác định rõ
hoạt chất, số lượng để cung ứng. Tại bệnh viện, lựa chọn thuốc được thể hiện bằng
danh mục thuốc bệnh viện (DMTBV) hàng năm. Tuỳ theo tình hình của bệnh viện (vị
trí địa lý, chức năng nhiệm vụ, cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn, danh mục kỹ
thuật…) nên danh mục thuốc có sự khác nhau qua các năm. DMT là cơ sở để đảm bảo
cung ứng thuốc chủ động đáp ứng được nhu cầu [17].
- Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc
Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong
bệnh viện, phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và các hướng dẫn điều trị,
phác đồ điều trị và phạm vi chuyên môn tại bệnh viện. Đáp ứng với các phương pháp
mới, kỹ thuật mới trong điều trị. Danh mục thuốc cần thống nhất với danh mục thuốc
thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành. Ưu tiên thuốc sản xuất trong
nước.
Tiêu chí lựa chọn thuốc: Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị,
tính an toàn thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng. Thuốc sẵn có ở dạng bào chế
thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định về chất lượng trong những điều kiện bảo
quản và sử dụng. Khi có từ 2 thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí thì phải
lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất
lượng, giá và khả năng cung ứng. Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng
khác về dạng bào chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả
giữa các thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so
sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc. Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất,
thuốc ghi theo tên gốc hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược hoặc
nhà sản xuất cụ thể. Căn cứ vào đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản,
hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất, cung ứng. [2] ,[4].
Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng
DMTBV, căn cứ chủ yếu vào các yếu tố sau:
4
HĐT&ĐT căn cứ chủ yếu vào DMT chủ yếu, DMT thiết yếu, mô hình bệnh tật,
phác đồ điều trị, hướng dẫn điều trị, danh mục kỹ thuật được phê duyệt, tình hình sử
dụng thuốc năm trước đó. Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố
khác như các đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa
hoặc nhà sản xuất, cung ứng.
Hình 1.2. Quá trình hình thành danh mục thuốc tại bệnh viện.
Một số căn cứ chính trong xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
5
Danh mục thuốc thiết yếu
Là DMT có đủ chủng loại đáp ứng yêu cầu điều trị các bệnh thông thường. Tên
thuốc trong danh mục là tên gốc dễ nhớ, dễ biết, dễ lựa chọn, dễ sử dụng, dễ bảo
quản, giá cả dễ chấp nhận, thuận tiện cho việc thông tin, việc đào tạo và bồi dưỡng cán
bộ và dễ quản lý [2]
Danh mục thuốc chủ yếu
Danh mục thuốc chủ yếu được sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh làm cơ sở
pháp lý khi xây dựng DMT. Các căn cứ cụ thể là tên thuốc hay hoạt chất, đường dùng
và dạng dùng, phân tuyến sử dụng của bệnh viện. Cơ sở để thanh quyết toán chi phí
với BHYT. Danh mục thuốc chủ yếu được quy định tại Thông tư 31/2011/TT- BYT
[7].
Mô hình bệnh tật
Mô hình bệnh tật của bệnh viện là các số liệu thống kê về bệnh tật trong một
khoảng thời gian nhất định. Mô hình bệnh tật khác nhau giữa các bệnh viện do đặc thù
hạng, tuyến bệnh viện, địa lý, môi trường, cấu trúc dân cư, văn hoá, kinh tế xã hội của
địa phương. Mô hình bệnh tật là căn cứ quan trọng để bệnh viện hoạch định kế hoạch
hoạt động và phát triển, xây dựng DMTBV cho các năm sau.
Mô hình bệnh tật được phân loại theo phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD10). Gồm 21 chương bệnh với 10.000 bệnh.
Hƣớng dẫn điều trị
Hướng dẫn điều trị là các tài liệu hướng dẫn cho thầy thuốc thực hành, là những
công cụ cụ thể và không thể thiếu trong quá trình điều trị. Hướng dẫn điều trị được đúc
kết trong quá trình thực hành điều trị, có thể có một hoặc nhiều công thức điều trị khác
nhau. Không có một phác đồ điều trị thì không thể xây dựng danh mục thuốc một cách
khoa học [17].
Tiêu chí của hướng dẫn thực hành điều trị về thuốc là hợp lý (đúng thuốc, đúng
chủng loại, phối hợp đúng, còn hạn dùng), an toàn (không gây tai biến, không có
tương tác thuốc), hiệu quả (khỏi bệnh, không để lại hậu quả xấu, dễ sử dụng), kinh tế
(chi phí điều trị thấp).
6
Nguồn tài chính và trình độ chuyên môn kỹ thuật
Việc lựa chọn thuốc và xây dựng DMT phụ thuộc rất nhiều vào 2 yếu tố tài chính
và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Nguồn tài chính của bệnh viện có thể là nguồn vốn
đầu tư của nhà nước, nguồn thu viện phí, nguồn kinh phí của BHYT chi trả, tài trợ của
các tổ chức trong và ngoài nước.
- Các bƣớc xây dựng danh mục thuốc:
+ Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và giá trị sử
dụng, phân tích ABC - VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, các phản ứng có hại
của thuốc, các sai sót trong điều trị dựa trên các nguồn thông tin đáng tin cậy;
+ Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một
cách khách quan;
+ Xây dựng danh mục thuốc và phân loại các thuốc trong danh mục theo nhóm
điều trị và theo phân loại VEN;
+ Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục (ví dụ như: thuốc hạn
chế sử dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần,…).
Sau khi xây dựng DMT Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ y tế sử dụng danh mục
thuốc. Định kỳ hằng năm đánh giá, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc [4].
1.1.1.2. Mua thuốc
Xác định nhu cầu mua thuốc dựa vào thống kê sử dụng năm trước, dự trù của các
khoa phòng. Việc lựa chọn mặt hàng thuốc nhằm đáp ứng theo DMT của bệnh viện và
tình hình sử dụng thực tế để lựa chọn đơn vị. Việc mua sắm thuốc ảnh hưởng phần nào
đến chất lượng điều trị, thuốc mua cần có chất lượng phù hợp.
Các phương thức mua bán hiện nay gồm có: đấu thầu rộng rãi, đấu thấu hạn chế,
chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, từ sản xuất pha chế.
Theo Thông tư 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/1/2012 và Thông tư
36/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 11/11/2013 thông tư liên tịch Bộ Y tế và Bộ Tài chính
về hướng dẫn đấu thầu mua thuốc tại các cơ sở y tế. Đơn vị có chức năng lập kế hoạch
đấu thầu, phân chia thành các gói (gói thầu theo tên generic, gói theo tên biệt dược và
gói thuốc đông y và thuốc từ dược liệu), Gói thầu theo tên generic chia thành 5 nhóm,
gói thầu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu phân thành 2 nhóm [9].
7
Thuốc được mua theo kết quả trúng thầu áp dụng cho đơn vị. Khoa Dược lập dự
trù thuốc, trình giám đốc phê duyệt. Bộ phận nghiệp vụ dược tại khoa dược đặt hàng
và quản lý việc thực hiện đơn hàng theo hợp đồng thầu. Tổ kiểm nhập tiến hành kiểm
nhập theo dự trù, hoá đơn, số báo lô. Hàng hoá được giao phải được kiểm tra về tên
thuốc, nồng độ hàm lượng, đơn vị tính, quy cách đóng gói, nơi sản xuất, hạn dùng tối
thiểu 1 năm. Lập biên bản kiểm nhập có đầy đủ chữ ký các thành viên. Hoá đơn và
phiếu nhập hàng được chuyển đến phòng tài chính kế toán thanh toán theo hợp đồng
thầu. Hình thức thanh toán bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản tuỳ theo nội dung hợp
đồng, theo giá trị hoá đơn mua hàng.
1.1.1.3. Tồn trữ, cấp phát thuốc
Quản lý tồn trữ thuốc bao gồm các quá trình nhập kho, xuất kho, kiểm tra, kiểm
kê kho, sắp xếp bảo quản thuốc. Thuốc sắp xếp theo độc tính, nhóm tác dụng dược lý,
theo ABC…, dạng bào chế, đường dùng. Thuốc được bảo quản theo chế độ bảo quản
của nhà sản xuất đưa ra.
Công tác tồn trữ thuốc là khâu quan trọng để cung cấp thuốc đến người sử dụng
với chất lượng tốt.
Yêu cầu về kho thuốc cần đảm bảo nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc
Yêu cầu về vị trí, thiết kế:
- Kho thuốc được bố trí ở nơi cao ráo, an toàn, thuận tiện cho việc xuất, nhập,
vận chuyển và bảo vệ;
- Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn;
- Diện tích kho cần đủ rộng để bảo đảm việc bảo quản thuốc đáp ứng với yêu cầu
của từng mặt hàng thuốc;
- Kho hóa chất (pha chế, sát khuẩn) bố trí ở khu vực riêng;
Yêu cầu về trang thiết bị:
- Trang bị tủ lạnh để bảo quản thuốc có yêu cầu nhiệt độ thấp
- Kho có quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế, máy hút ẩm;
- Các thiết bị dùng để theo dõi điều kiện bảo quản phải hiệu chuẩn định kỳ;
- Có đủ giá, kệ, tủ để xếp thuốc; khoảng cách giữa các giá, kệ đủ rộng để vệ sinh
và xếp dỡ hàng;
8
- Đủ trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy (bình cứu hỏa, thùng cát, vòi nước).
Quy định về bảo quản thuốc
- Có sổ theo dõi công tác bảo quản, kiểm soát, sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tối
thiểu 2 lần (sáng, chiều) trong ngày và theo dõi nhập -xuất- tồn kho. Tránh ánh sáng
trực tiếp và các tác động khác từ bên ngoài.
Thuốc, hoá chất, vắc xin, sinh phẩm được bảo quản đúng yêu cầu điều kiện bảo
quản do nhà sản xuất ghi trên nhãn hoặc theo yêu cầu của hoạt chất (với các nhà sản
xuất không ghi trên nhãn) để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Thuốc cần kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền
chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) và thuốc bảo quản ở điều kiện nhiệt độ đặc biệt
thì bảo quản theo quy định hiện hành và yêu cầu của nhà sản xuất.
Theo dõi hạn dùng của thuốc thường xuyên. Khi phát hiện thuốc gần hết hạn sử
dụng hoặc thuốc còn hạn sử dụng nhưng có dấu hiệu nứt, vỡ, biến màu, vẩn đục phải
để khu vực riêng chờ xử lý. Thuốc, hoá chất dễ cháy nổ, vắc xin, sinh phẩm bảo quản
tại kho riêng và kiểm tra sức khỏe đối với thủ kho thuốc, hóa chất: 6 tháng/lần [5].
Cấp phát thuốc
Bệnh viện sử dụng các công cụ quản lý tồn trữ, thống kê để kiểm soát việc cấp
phát thuốc. Các BV tuyến trung ương và một số BV tỉnh đã áp dụng phần mềm vào
quản lý kho, tạo thuận lợi cho các hoạt động khác. Phần lớn các BV tuyến tỉnh, tuyến
huyện vẫn dụng các phương pháp thủ công gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động khác
của hoạt động cung ứng thuốc. Xuất thuốc theo phiếu lĩnh thuốc của các khoa phòng
đã được duyệt, chọn thuốc xuất ra theo nguyên tắc FIFO, FEFO. Thuốc trước khi ra
khỏi kho phải qua 1 hoặc 2 lần kiểm soát, tùy tình hình bố trí của khoa Dược. Thông
thường các bệnh viện xây dựng quy trình cấp phát thuốc từ khoa dược đến khoa lâm
sàng, đến bệnh nhân. Tùy thuộc vào điều kiện nhân lực của đơn vị, Khoa Dược đưa
thuốc đến các khoa lâm sàng hoặc khoa lâm sàng nhận thuốc tại khoa Dược theo quy
định của Giám đốc bệnh viện. Một số bệnh viện đã cấp phát thuốc đến khoa lâm sàng,
thậm chí đến tay bệnh nhân điều trị nội trú.
Quá trình cấp phát thuốc nội trú và ngoại trú cần được thực hiện: ba kiểm tra, ba
đối chiếu để tránh nhầm lẫn sai sót:
9
Ba kiểm tra:
Một là, thể thức phiếu xuất kho (đơn thuốc), liều dùng, cách dùng .
Hai là, bao bì, nhãn thuốc.
Ba là, chất lượng thuốc.
Ba đối chiếu:
Một là, tên thuốc (trong phiếu xuất, trong đơn).
Hai là, nồng độ, hàm lượng, số lượng thuốc và thực tế.
Ba là, số khoản thuốc.
1.1.1.4. Sử dụng thuốc
Trong những năm qua ngành Y tế có nhiều nỗ lực trong phục vụ thuốc chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân. Thị trường thuốc đã đáp ứng đủ cho nhu cầu khám chữa bệnh.
Tiền thuốc bình quân đầu người ngày một tăng. Tình hình cung ứng quản lý sử dụng
thuốc đã được chấn chỉnh, tuy nhiên việc sử dụng thuốc chưa thật hợp lý, đặc biệt là
thuốc kháng sinh [12].
Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn hợp lý, Bộ Y tế đã quy định về việc thành lập
HĐT&ĐT tại bệnh viện, xây dựng Dược thư, các quy chế về kê đơn, bán thuốc theo
đơn, danh mục thuốc thiết yếu, quy định sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế có giường
bệnh, quy định hoạt động nhà thuốc bệnh viện, tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc,
thành lập trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và phản ứng có hại của thuốc (DIADR).
Trung tâm DI-ADR đã xây dựng được cơ sở dữ liệu tra cứu thông tin thuốc [12].
Các dữ liệu hướng dẫn về các vấn đề liên quan trong sử dụng thuốc và hướng dẫn sử
dụng thuốc an toàn hợp lý. Báo cáo phản ứng có hại của thuốc năm 2012 tăng 34% so
với năm 2011.
+ Sử dụng thuốc hợp lý là bệnh nhân phải nhận được thuốc thích hợp với đòi hỏi
lâm sàng và ở liều lượng đáp ứng được yêu cầu của người bệnh, trong một khoảng thời
gian thích hợp và với chi phí ít gây tốn kém nhất cho người bệnh và cho cộng đồng.
Mối quan hệ trong việc sử dụng thuốc được thể hiện ở Hình.1.3 [3].
10
Hình 1.3. Mối quan hệ bác sỹ, dƣợc sỹ, điều dƣỡng trong sử dụng thuốc.
+ Bộ phận DLS &TTT
Là bộ phận chuyên trách về quản lý và tư vấn sử dụng thuốc, bộ phận DLS-TTT
có chức năng nhiệm vụ
Tham gia phân tích đánh giá sử dụng thuốc. Tư vấn xây dựng DMT
Tham gia xây dựng các quy trình chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc
Tham gia xây dựng quy trình quản lý sử dụng thuốc trong DMT. Hướng dẫn và
quản lý sử dụng thuốc. Tập huấn, đào tạo về dược lâm Sàng.
Báo cáo định kỳ hằng tháng, hằng quý, hằng năm và báo cáo đột xuất theo yêu
cầu của Ban Giám đốc, Hội đồng Thuốc và Điều trị. Theo dõi, quản lý phản ứng có hại
của thuốc (ADR) và là đầu mối báo cáo các phản ứng có hại của thuốc tại đơn vị.
Tham gia các hoạt động, công trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nghiên
cứu liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc an toàn - hợp lý
Tham gia hội chẩn chuyên môn về thuốc. Tham gia bình ca lâm sàng.
Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình quản lý điều trị thông qua theo dõi
nồng độ thuốc trong máu [10].
11
+ Sử dụng thuốc cho bệnh nhân
Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn.
Đảm bảo 5 đúng:
o Đúng người bệnh;
o Đúng thuốc;
o Đúng liều dùng;
o Đúng đường dùng;
o Đúng thời gian.
Trực tiếp chứng kiến người bệnh dùng thuốc và theo dõi phát hiện kịp thời các
bất thường của người bệnh trong khi dùng thuốc [6].
+ Đánh giá danh mục thuốc sử dụng:
Có thể dùng các kỹ thuật phân tích như phân tích: ABC, nhóm điều trị, VEN...
Phân tích ABC: là phương pháp phân tích mối liên quan giữa lượng thuốc tiêu
thụ hàng năm và chi phí mua nhằm phân định ra thuốc chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách.
Phân tích nhóm điều trị: là xác định các nhóm điều trị có mức chi phí khác nhau.
Lựa chọn thuốc theo nhóm sao cho đáp ứng được điều trị mô hình bệnh tật tại BV và
kinh phí BV.
Phân tích VEN (tối cần, thiết yếu và không thiết yếu): Phân tích này giúp xác
định được các nhóm ưu tiên để mua sắm trong nguồn kinh phí có hạn của BV.
+ Thuốc tối cần (V) là những thuốc dùng trong cấp cứu, chăm sóc cơ bản, là
thuốc thiết yếu, có thể không sử dụng thường xuyên nhưng phải có mặt trong BV.
+ Thuốc thiết yếu (E) dùng điều trị cho bệnh nặng, nhưng không nhất thiết phải
có cho các chăm sóc cơ bản.
+ Thuốc không cần thiết (N) dùng điều trị các bệnh nhẹ, có thể không có trong
danh mục thuốc thiết yếu, không bắt buộc có mặt trong kho [4].
Phân tích cơ cấu sử dụng thuốc (về số lượng, giá trị tiêu thụ): cơ cấu thuốc theo
nhóm tác dụng dược lý, theo quy chế chuyên môn, tỷ lệ thuốc chủ yếu và thuốc thiết
yếu, theo nguồn gốc xuất sứ, thuốc theo tên gốc- tên biệt dược…
12
Phân tích chỉ số kê đơn thuốc nội trú, ngoại trú: Ghi tên thuốc (nồng độ, hàm
lượng, số lượng). Số thuốc trung bình trong đơn thuốc, tỷ lệ thuốc được kê theo tên
gốc, tỷ lệ đơn có vitamin, hướng dẫn sử dụng thuốc (liều dùng, thời gian dùng, cách
dùng), tương tác thuốc. Và các chỉ số kê đơn khác.
1.1.2 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị
Hội đồng thuốc và điều trị làm chức năng tư vấn cho giám đốc về các vấn đề liên
quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia
về thuốc trong bệnh viện [4].
+ Nhiệm vụ HĐT & ĐT: là xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc
trong bệnh viện:
+ Tổ chức của Hội đồng: Tùy theo hạng bệnh viện, Hội đồng có ít nhất 5 thành
viên trở lên, bao gồm các thành phần sau đây:
Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc bệnh viện phụ trách chuyên
môn.
Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm ủy viên thường trực là trưởng khoa Dược bệnh viện.
Thư ký Hội đồng là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc dược sĩ khoa Dược
hoặc cả hai thành viên này;
Ủy viên gồm: Trưởng một số khoa điều trị chủ chốt, điều dưỡng trưởng bệnh
viện và Trưởng phòng Tài chính - Kế toán.
+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên và thành lập các tiểu ban.
Chủ tịch Hội đồng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Tùy vào quy
mô của Hội đồng, Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập một trong các nhómtiểu ban và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tiểu ban: xây dựng
DMT và quản lý sử dụng thuốc, quản lý sử dụng kháng sinh, xây dựng hướng dẫn điều
trị, quản lý ADR và sai sót trong điều trị, quản lý thông tin thuốc.
+ Mối quan hệ giữa Hội đồng Thuốc và điều trị với Hội đồng Khoa học, Hội
đồng kiểm soát nhiễm khuẩn [4]; [3].
Như vậy hoạt động của HĐT & ĐT có vai trò rất lớn trong việc quản lý sử dụng
thuốc và điều trị bằng thuốc, cung ứng thuốc, theo dõi ADR và các sai sót trong điều
trị tại bệnh viện [26].
13
1.2 Thực trạng hoạt động cung ứng thuốc tại Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ hàng đầu của công tác cung ứng thuốc là duy trì ổn định, kịp thời,
đầy đủ thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh và thiên
tai, kiểm tra quản lý, đảm bảo chất lượng thuốc, không để xảy ra tình trạng thiếu
thuốc, tăng giá đột biến, bất hợp lý ảnh hưởng tới công tác phòng bệnh, chữa bệnh của
nhân dân. Chính sách quản lý dược của Việt Nam đang được điều chỉnh theo hướng
phù hợp nhằm thúc đẩy ngành dược nội địa phát triển hơn. Các công ty dược của Việt
Nam đang có xu hướng nâng cấp nhà máy sản xuất lên các tiêu chuẩn quốc tế như
PIC/S - GMP, EU – GMP để sản xuất thuốc generic chất lượng cao nhằm tăng khả
năng trúng thầu kênh ETC [1]; [8]; [13]; [27].
Bảng 1.1 Số liệu thống kê về sản xuất, nhập khẩu thuốc qua các năm
Năm
Tổng trị giá tiền
Trị giá SX
Trị giá thuốc
Bình quân
thuốc sử dụng
trong nƣớc
nhập khẩu
tiền thuốc đầu
(1.000 USD)
(1.000 USD)
(1.000 USD)
ngƣời (USD)
2008
1.425.657
715.435
923.288
16,45
2009
1.696.135
831.205
1.170.828
19,77
2010
1.913.661
919.039
1.252.572
22,25
2011
2.432.500
1.140.000
1.527.000
27,6
2012
2.950.000
1.200.000
1.750.000
29,5
2013
3.468.836
1.420.361
1.973.000
33.0
(Báo cáo hàng năm của Bộ y tế)
Trong những năm qua, hệ thống cung ứng thuốc của nước ta đã có những đóng
góp to lớn. Công tác cung ứng thuốc các bệnh viện cùng với sự tham gia của các thành
phần kinh tế, mạng lưới phân phối thuốc phát triển mạnh mẽ trên toàn quốc. Mặc dù
vậy, việc cung ứng thuốc ở nước ta vẫn đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc giá
trị các thuốc nhập khẩu vẫn cao hơn so với các thuốc sản xuất trong nước gây tốn kém
cho nền kinh tế đất nước cũng như người bệnh. Tỷ lệ sử dụng tiền thuốc sản xuẩt
thuốc tại Việt Nam tại các bệnh viện tuyến Trung ương chỉ đạt 11,9%, tuyến tỉnh
33,9%, tuyến huyện 61,5% trong tổng số tiền thuốc điều trị [22]; [25].
14
1.2.1. Lựa chọn thuốc
Việc xây dựng quy trình lựa chọn danh mục thuốc được HĐT&ĐT bệnh viện
thực hiện. Công tác này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, danh mục thuốc sử dụng năm
trước, kinh phí mua thuốc, dự thảo của khoa lâm sàng, chưa quan tâm đến yếu tố về
phác đồ điều trị và mô hình bệnh tật, dẫn đến danh mục thuốc bệnh viện còn thiếu
thuốc hoặc có thuốc không sử dụng đến.
Thuốc thiết yếu và thuốc theo tên gốc chưa được chú trọng sử dụng trong các
cơ sở y tế. Tỷ lệ thuốc chủ yếu thay đổi tùy theo bệnh viện, tại bệnh viện C tỉnh Thái
Nguyên là 86,9% năm 2011, Bệnh viện Tim Hà Nội 88% năm 2010, tại bệnh viện
Trung ương Quân đội 108 là 91,3% năm 2012, bệnh viện Phổi trung ương là
82,63%.[20]; [16]; [21]; [23].
Tỷ lệ thuốc nội trong danh mục thuốc bệnh viện C Thái Nguyên là 43,4%, bệnh
viện Phổi trung ương là 40,6% về số lượng [16]; [23]. Tỷ lệ sử dụng thuốc nội tại
Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2010 là 24,4% về số lượng, 7% về giá trị tiền thuốc [21].
1.2.2. Mua thuốc
Các bệnh viện đã tiến hành mua thuốc theo các bước trong quy trình đấu thầu.
Nhưng phần lớn hoạt động này chỉ mang tính thủ công, gây tốn thời gian, nhân lực, dễ
gây sai sót. Việc áp dụng phần mềm vào công tác chấm thầu còn nhiều hạn chế. Việc
áp dụng các thông tư 01/2012/TTLT-BYT-BTC trong lĩnh vực đấu thầu thuốc đã góp
phần làm giảm 20-30% chi phí cho thuốc của các cơ sở y tế. Tuy nhiên, việc áp dụng
thông tư này đã bộc lộ một số bất cập như quá chú trọng về tiêu chí giá, thiếu sự cân
bằng về giá và chất lượng; trong tiêu chí giá mới chỉ quan tâm đến giá của từng mặt
hàng mà chưa quan tâm đến chi phí cho cả phác đồ, liệu trình điều trị; việc phân chia
các nhóm thuốc theo tiêu chuẩn kỹ thuật vẫn chưa rõ ràng [12].
1.2.3. Cấp phát thuốc
Các bệnh viện đã tổ chức được quy trình cấp phát thuốc phù hợp với hoàn cảnh
riêng. Theo Cục quản lý dược có 80% bệnh viện trung ương có phần mềm quản lý
thuốc và mạng nội bộ, trong khi đó nhiều bệnh viện tuyến tỉnh vẫn còn cấp phát mang
tính thủ công gây tốn thời gian và nhân lực; chưa áp dụng được phần mềm quản lý
dược vào quản lý xuất nhập, thống kê, kiểm soát kê đơn thuốc, theo dõi hạn dùng.
15
1.2.4. quản lý sử dụng thuốc
HĐT&ĐT phát huy vai trò trong việc quản lý kê đơn và quản lý cung ứng
thuốc. Tuy nhiên, DLS-TTT tại bệnh viện tuyến trung ương vẫn còn nhiều hạn chế, tại
bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện còn mang tính hình thức. Do thiếu cán bộ có năng
lực chuyên sâu về DLS-TTT. Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 31/2012/TT-BYT ngày
20/12/2012 Hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện. Quy định về nhiệm
vụ của dược sỹ lâm sàng và cơ sở dữ liệu tra cứu tham khảo cho hoạt động dược lâm
sàng và thông tin thuốc [10].
Tổ thông tin thuốc đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thông tin thuốc cho cán
bộ y tế và bệnh nhân, nhưng chưa đạt chất lượng theo quy định, do thiếu nhân lực,
năng lực khai thác thông tin và trình độ ngoại ngữ, cơ sở vật chất để tra cứu thông tin
còn hạn chế.
1.3 Vài nét về bệnh viện và khoa dƣợc Bệnh viện Da Liễu
1.3.1 Quá trình hình thành, chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện Da Liễu thành
phố Cần Thơ
Về vị trí địa lý, bệnh viện nằm gần quốc lộ 1A, thuộc Quận Ninh Kiều - TPCT.
Cách trung tâm 02 km. Bệnh viện nằm trong khu vực Mekong II.
Quyết định số: 2402/QĐ-UBND ngày 10/8/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố
Cần Thơ về việc thành lập Bệnh viện Da Liễu thành phố Cần Thơ, là bệnh viện chuyên
khoa hạng III, tuyến thành phố, với quy mô là 50 giường bệnh [29].
+ Các nhiệm vụ
- Cấp cứu- khám bệnh-chữa bệnh tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ
ngoài vào để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú. Tổ chức khám và tổ
chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng chuyên môn.
-Đào tạo cán bộ y tế; Nghiên cứu khoa học về y học; Chỉ đạo tuyến dưới chuyên
môn kỹ thuật; Phòng bệnh; Hợp tác quốc tế; Quản lý kinh tế
+ Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo
- Các phòng chức năng: phòng Tổ chức các bộ, Kế hoạch tổng hợp, Tài chính kế
toán, Vật tư thiết bị y tế, Hành chính quản trị, Điều dưỡng
16
- Các khoa cận lâm sàng: khoa Dược, Xét nghiệm, Dinh dưỡng, Kiểm soát nhiễm
khuẩn.
- Các khoa lâm sàng: Khám bệnh ngoại trú và khoa nội trú.
Số giường bệnh, số lượng cán bộ viên chức, số lượng các khoa phòng của bệnh
viện ổn định qua các năm, đáp ứng quy mô hoạt động của bệnh viện.
+ Thực hiện nhiệm vụ khám và điều trị năm 2014
Đến năm 2014 Bệnh viện được giao kế hoạch 50 giường bệnh, hiện có 91 cán bộ
viên chức, trong đó có 10 bác sỹ sau đại học, 08 bác sỹ có trình độ đại học, 05 phòng
chức năng, 02 khoa cận lâm sàng và 2 khoa lâm sàng.
Năm 2014 Bệnh viện gồm có 91 cán bộ viên chức, tổ chức như sau
Bảng 1.2 Tổ chức nhân lực tại bệnh viện Da Liễu
STT
Số lƣợng
Cán bộ
Tỷ lệ %
1
Bác sỹ chuyên khoa II
3
3,30
2
Bác sỹ chuyên khoa I
7
7,69
3
Bác sỹ
8
8,79
4
Dược sỹ đại học
4
4,40
5
Dược sỹ trung học
9
9,89
6
Trung học và khác
60
65,93
Tổng số nhân viên toàn BV
91
100,00
Tổng số nhân viên khoa Dƣợc
13
14,29
Tỷ lệ nhân viên khoa Dược so với nhân viên bệnh viện là 14,29%, Dược sỹ đại
học là 4,4% làm việc tại khoa Dược. Tỷ lệ dược sỹ trung học là 9,89%. Tỷ lệ
DSĐH/Bác sỹ là 4/18 (tương đương 1/4,5), DSĐH/ DSTH là 4/9 (tương đương 1/2,5).
Theo thông tư 08/2007/ TTLT-BYT-BNV về Hướng dẫn định mức sự nghiệp cho các
cơ sở y tế có tỷ lệ DSĐH/BS trong 1/8-1/15, tỷ lệ này của BV Da Liễu cao hơn nhiều
(1/4,5). Tỷ lệ DSĐH/DSTH là ½-1/2,5, tỷ lệ này tại BV Da Liễu là phù hợp với hướng
dẫn (1/2,5).
17
Bệnh viện đã triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, từng bước sắp xếp tổ
chức các khoa, phòng, cải tiến các thủ tục, tạo cho người bệnh khám chữa bệnh, cấp
cứu tại bệnh viện thuận lợi. Có 100% các khoa, phòng và cán bộ, viên chức cam kết
thực hiện tốt Quy tắc ứng xử và nâng cao y đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Cơ sở vật chất bệnh viện được tu sửa khang trang, sạch đẹp hơn; người bệnh khám
chữa bệnh không phải đợi lâu; thực hiện phân tuyến kỹ thuật Bệnh viện chuyên hạng
III đạt tỷ lệ cao. Thực hiện tốt quy chế và các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế,
quan hệ giữa bệnh viện và người bệnh được cải thiện rõ rệt; hoàn thành vượt mức chỉ
tiêu kế hoạch; các khoa thực hiện nghiêm các nhiệm vụ và không có tai biến do thiếu
tinh thần trách nhiệm.
- Các quy chế chuyên môn: Thường trực, cấp cứu, làm hồ sơ bệnh án, hội chẩn,
chống nhầm lẫn thuốc và tai nạn điều trị, chuyển viện, giao tiếp ứng xử, kế hoạch,
kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc, điều dưỡng, giao ban, hội họp, đào tạo, huấn
luyện... được duy trì thường xuyên và tiến bộ.
- Công tác cấp cứu người bệnh được coi trọng; cấp cứu ban đầu.
- Lĩnh vực cận lâm sàng: chất lượng xét nghiệm sinh hóa, huyết học đã nâng lên
rõ rệt. Duy trì tốt triển khai các kỹ thuật về xét nghiệm ký sinh trùng, lậu, giang mai,
cạo tìm nấm...
- Thuốc, vật tư y tế được cung ứng kịp thời, đầy đủ cho điều trị theo quy định; tổ
chức nhập, xuất bảo quản, kiểm kê thuốc kịp thời, thường quy theo quy chế.
- Về công tác đào tạo cán bộ, bệnh viện tích cực cử cán bộ tham gia các khóa đào
tạo, tập huấn theo đề án 1816 và các lớp chuyên môn do tuyến trên tổ chức. Bệnh viện
thực hiện công tác chỉ đạo tuyến và thực hiện đề án 1816 với tuyến dưới đạt hiệu quả,
tổ công tác ngoại viện luôn sẵn sàng chi viện và giúp giải quyết kịp thời hiệu quả các
yêu cầu của tuyến huyện. Công tác nghiên cứu khoa học được duy trì thường xuyên,
có những sáng kiến, đề tài được áp dụng mang lại hiệu quả thiết thực cho bệnh
viện.Công tác quản lý kinh tế y tế theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của chính phủ về
giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu, công văn số 2050 của Bộ y tế, góp
phần nâng cao chất lượng điều trị và tạo điều kiện tăng thu nhập chính đáng cho tập
18
thể và người lao động. Trong hợp tác quốc tế, bệnh viện liên hệ với đại sứ quán Nhật
để thực hiện mua sắm một số trang thiết bị được tài trợ.
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ và tổ chức khoa Dƣợc
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh
viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn
bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có
chất lượng và tư vấn, quản lý việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
+ Mô hình tổ chức hoạt động khoa Dược được mô tả qua hình 1.4
Hình 1.4. Mô hình tổ chức hoạt động khoa Dƣợc bệnh viên Da Liễu.
Khoa Dược được có 5 bộ phận theo quy định, các bộ phận đảm nhận các nhiệm
vụ tương ứng. Mỗi bộ phận có một tổ trưởng. Khoa Dược có một trưởng khoa phụ
trách khoa và phụ trách chung các bộ phận.
+ Bố trí nhân lực tại các bộ phận
Trong biên chế khoa Dược có 4DSĐH, 7 DSTH. Ngoài biên chế có 2 DSTH.
19
Bảng 1.3 Bố trí nhân lực tại khoa dƣợc
Số lƣợng
Tên bộ phận
Bộ phận kho
02 DSTH và 01 DSTH hợp đồng
Thống kê
01DSĐH và 01 DSTH hợp đồng
Dƣợc lâm sàng – TTT
02DSĐH và 1 BS khoa nội trú
Pha chế, kiểm soát
1 DSĐH (kiêm nhiệm thêm công tác DLS-TTT)
chất lƣợng
1 DSTH (kiêm nhiệm thủ kho chẳn)
Nhà thuốc bệnh viện
1DSĐH và 2 DSTH
- Khoa dược có 4 DSĐH (có 1 DS đang đi học chuyên khoa I và kiêm nhiệm
công việc của khoa, 3 DS làm việc tại khoa ).
- 7 DSTH thuộc biên chế bệnh viện (trong đó có 03 DSTH đang đi học DSĐH),
Khoa có 02 DSTH hợp đồng.
- Một số bộ phận các DS vẫn phải kiêm nhiệm; nhất là bộ phận DLS-TTT, bộ
phận pha chế và kiểm soát chất lượng thuốc.
- Tại nhà thuốc bệnh viện, có 1 DS và 02 DSTH có biên chế.
- Năm 2014 khoa có 01 DSĐH đang đi học sau đại học và về làm việc một số
ngày trống lịch học tại trường và có 3 DSĐH làm việc thường xuyên tại khoa. Do phải
kiêm nhiệm nên sự tập trung cho công việc của các DS có sự hạn chế và khó chuyên
sâu. Số nhân viên nữ là 9/13, chủ yếu nằm trong độ tuổi sinh đẻ. Hầu hết các dược sỹ
mới tốt nghiệp.
- Cùng với các nhiệm vụ được phân công, một số thành viên trong khoa còn
tham gia vào công tác của trong bệnh viện như tổ kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, tổ
quản lý sử dụng thuốc, hội đồng kiểm nhập, hội đồng thuốc và điều trị.
- Khoa Dược đang tiến hành sử dụng phần mềm quản lý thuốc, đưa thuốc đến
một số khoa. Hiện tại khoa đang sử dụng phần mềm Medicine (phần mềm chung của
toàn bệnh viện). Nhà thuốc bệnh viện đạt tiêu chuẩn GPP vào năm 2012.
20
1.4 Tổng quan tóm tắt các đề tài nghiên cứu về cung ứng thuốc tại Việt Nam
Hoàng Thị Minh Hiền (2012) “Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu
Nghị - Thực trạng và một số giải pháp”. Bệnh viện Hữu nghị là một bệnh viện đa khoa
với nhiều khoa phòng. Bệnh viên có 558 giường bệnh với 767 nhân lực. Năm 2010 có
15.480 lượt bệnh điều trị nội trú và 213.401 lượt bệnh khám ngoại trú. Mô hình bệnh
tật tại bệnh viện bao gồm 16 chương bệnh (theo mã ICD 10). HĐT và ĐT có 15 thành
viên. DMTBV được xây dựng một năm một lần và được xây dựng theo tên hoạt chất,
mỗi hoạt chất sẽ bao gồm các biệt dược đi kèm. Xây dựng DMTBV căn cứ vào danh
mục thuốc chủ yếu của Bộ Y Tế và danh mục thuốc đã sử dụng năm trước, chưa chú
trọng xây dựng phác đồ điều trị nên còn thiếu căn cứ khoa học. Thuốc trong kho được
sắp xếp theo vần ABC theo phân nhóm dược lí, thuốc tiêm riêng. Kho thuốc chưa đạt
GSP. DMTBV năm 2010 gồm 26 nhóm thuốc và 735 khoản, trong đó có 55,06%
thuốc nằm trong danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y Tế ban hành. Thuốc nội chiếm tỷ lệ
22,37% giá trị tiêu thụ và 87,3% khối lượng tiêu thụ. Nhóm thuốc A chiếm 75% giá trị
tiêu thụ và 49,68% khối lượng tiêu thụ. Nhóm B và C chiếm 25% giá trị tiêu thụ, giá
trị tiêu thụ và khối lượng tiêu thụ gần 50%. Trong nhóm A, thuốc nội chiếm 77,40%
khối lượng tiêu thụ nhưng thuốc ngoại chiếm 82,92% giá trị tiêu thụ; nhóm generic
chiếm từ 61,7% giá trị tiêu thụ và 90% khối lượng tiêu thụ. Phân tích VEN các thuốc
trong nhóm A cho thấy nhóm V và E chiếm tỷ trọng cao về số loại thuốc, nhóm N chỉ
chiếm tỷ lệ nhỏ (7%), nhóm N chiếm tỷ trọng 2,34% giá trị tiêu thụ. phân tích ABC,
VEN cho thấy: Cơ cấu thuốc nội chiếm 22,37% giá trị tiêu thụ [18].
Nguyễn Tấn Phương (2013), “Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện
đa khoa khu vực củ chi năm 2012”. Danh mục thuốc được xây dựng vào tháng 10
hàng năm do sở Y tế TPHCM đấu thầu. Việc xây dựng danh mục thuốc chủ yếu dựa
vào danh mục thuốc sử dụng năm trước, dự trù của các khoa. Năm 2012, DMTBV có
612 hoạt chất. Đa phần 1 hoạt chất có 1 hàm lượng. Kết quả trúng thầu gồm 71 công
ty, 500 khoản thuốc. Chi phí cho việc mua thuốc chiếm tỷ lệ 46,7% so với tổng chi phí
của bệnh viện. Danh mục thuốc có 516 thuốc trong 25 nhóm dược lý. Trong đó, thuốc
ngoại chiếm 58,8%, thuốc nội chiếm 41,2% về số lượng tiêu thụ, ngược lại thuốc
ngoại chiếm 70,8%, thuốc nội chiếm 29,2% giá trị tiêu thụ. Thuốc dạng phối hợp
21
chiếm 13%, đơn chất chiếm 87%. Số lượng thuốc sử dụng ngoài danh mục là 11 thuốc
(chiếm 2,1%) [24].
Đào Thị Minh Doan (2014), “Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện
Đa khoa Phố Núi năm 2013”. Danh mục thuốc bệnh viện có 27 nhóm, bao gồm 326
hoạt chất ứng với 410 thuốc. Thuốc đơn thành phần có 289 hoạt chất chiếm 88,7% còn
lại là thuốc đa thành phần. Thuốc sản xuất trong nước chiếm 53,2%. Dạng thuốc uống
chiếm tỷ lệ cao nhất là 51,2%, dạng thuốc tiêm truyền 40,9%. Mô hình bệnh tật có 21
chương bệnh, với 23.342 số mắc. Có 20 thuốc không sử dụng đến và 5 thuốc sử dụng
ngoài danh mục thuốc. Việc mua thuốc theo danh mục trúng thầu của Sở Y tế. Năm
2013 bệnh viện mua thuốc của 31 công ty cung ứng. Kinh phí mua sắm thuốc lên đến
24.852 triệu đồng. Bộ phận kho có 6 kho cấp phát và không có kho chính. Tỷ lệ sử
dụng thuốc ngoại cao, về chủng loại chỉ có 46,2%, nhưng chiếm 67,4% về GTTT. Cơ
cấu sử dụng thuốc theo phân tích ABC: Hạng A có 36 sản phẩm chiếm 9,2% và chiếm
70,5% GTTT. Hạng B với 67 thuốc, chiếm 17,2% về số lượng và 20,3% về GTTT.
Hạng C có 287 thuốc, tới 73,6% về chủng loại nhưng lại chỉ chiếm 9,2% về GTTT. Cơ
cấu sử dụng thuốc theo phân tích VEN: Nhóm V chiếm tỷ trọng lớn nhất về GTTT với
13.005,6 triệu đồng, nhưng chỉ có 145 thuốc, chiếm 37,2% về chủng loại và chiếm
54,8% tổng GTTT. Nhóm E có nhiều thuốc nhất với 220 thuốc, chiếm 56,4% chủng
loại và chiếm 37,1% tổng GTTT. Nhóm N có ít thuốc và GTTT ít nhất, với 25 thuốc,
chỉ chiếm 6,4% về chủng loại và 8,1% về tổng GTTT. Cơ cấu sử dụng thuốc theo phân
tích ABC/VEN: Nhóm I có 161 thuốc chiếm tỷ lệ 41,3% về chủng loại. AV có 20
thuốc chiếm 5,1%; tiểu nhóm có số thuốc nhiều nhất là CV có 98 thuốc. Nhóm II có
216 thuốc chiếm tỷ lệ 55,4% về chủng loại. Nhóm III có 13 thuốc chiếm 3,3%. Cơ cấu
sử dụng thuốc hạng A theo phân tích VEN: Tiếu nhóm AV chiếm tỷ trọng lớn nhất về
GTTT với 10.056,3 triệu đồng, với 20 thuốc, chiếm 55,6% về chủng loại và chiếm
60,1% GTTT trong hạng A, Tiểu nhóm AE có 13 thuốc chiếm 36,1% chủng loại, và
chiếm 34,5% kinh phí, tương đương 5.777 triệu đồng, Tiểu nhóm AN có ít thuốc và
GTTT ít nhất, với 3 thuốc, chỉ chiếm 8,3% về chủng loại và 5,4 % về GTTT. Hoạt
động dược lâm sàng, thông tin thuốc còn hạn chế về cả số lượng và sự chuyên sâu.
Việc thực hiện lập báo cáo ADR cần được chú trọng hơn nữa [15].
22
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2..1 Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
+ Đối tƣợng nghiên cứu
Là các hoạt động và dữ liệu phản ánh hoạt động cung ứng thuốc tại khoa Dược
bệnh viện Da Liễu thông qua:
Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viên 2014
Báo cáo tổng kết cuối năm của bệnh viện, tổng kết công tác dược năm 2014.
Báo cáo nhập - xuất - tồn kho thuốc năm 2014.
Thu thập thông tin chi tiết (tên hoạt chất, tên thuốc, hàm lượng, dạng bào
chế, đơn vị tính, đơn giá, số lượng, nước sản xuất, nhà sản xuất) của toàn
bộ.các thuốc được sử dụng tại bệnh viện trong năm 2014.
Sổ sách chứng từ thanh quyết toán thuốc của phòng Tài chính kế toán.
Báo cáo thống kê bệnh viện. Báo cáo kiểm tra bệnh viện.
Phần mềm tin học quản lý thuốc.
Các tài liệu, báo cáo hướng dẫn hoạt động cung ứng quản lí, sử dụng thuốc
của Bộ Y Tế , của bệnh viện, HĐT & ĐT.
Các đề tài nghiên cứu, kỷ yếu của bệnh viện.
+ Địa điểm nghiên cứu.
Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược- Trường Đại Học Dược Hà Nội.
Bệnh viện Da Liễu – Q.Ninh kiều – Tp. Cần Thơ.
+ Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2014.
2.2. Chỉ tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu:
Các chỉ tiêu hoạt động cung ứng quy định tại thông tư số 21/2013/TT-BYT của
Bộ Y tế ban hành ngày 08 tháng 08 năm 2013 và được trình bày qua bảng 2.4 [11].
23
Bảng 2.4 Chỉ tiêu nghiên cứu hoạt động cung ứng
Hoạt động cung ứng
Chỉ tiêu thực hiện
- Quy trình xây dựng danh mục thuốc
- Cơ cấu danh mục thuốc: theo nhóm tác dụng, theo
Lựa chọn thuốc
danh mục thuốc chủ yếu, theo nguồn gốc
- Tính thích ứng của danh mục thuốc
- Quy trình mua thuốc
- Kinh phí mua thuốc
Mua sắm thuốc
- Nguồn cung cấp
- Hình thức thanh toán
- Công tác bảo quản, tồn trữ thuốc
Tồn trữ, cấp phát thuốc
- Cấp phát: quy trình cấp phát, lĩnh thuốc, trả lại thuốc
- Cơ cấu sử dụng sản xuất trong nước và nước ngoài,
cơ cấu theo phân tích ABC, VEN, ABC/VEN.
- Chẩn đoán, kê đơn thuốc, cấp phát và sử dụng thuốc
cho bệnh nhân.
Quản lý sử dụng thuốc
- Công tác dược lâm sàng – thông tin thuốc
+ Cơ sở vật chất và cơ sở dữ liệu
+ Nhân lực
+ Số lượng, hình thức, nội dung hoạt động DLSTTT, báo cáo ADR.
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp mô tả hồi cứu
Hồi cứu, phân tích hồ sơ, báo cáo tổng kết cuối năm của bệnh viện về mô hình
bệnh tật, sổ sách nhập – xuất – tồn về thuốc, danh mục thuốc của bệnh viện .
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu
+ Thu thập các nguồn tài liệu có sẵn như các báo cáo bệnh tật tại phòng Kế hoạch
tổng hợp, báo cáo tài chính của phòng Tài chính kế toán và thống kê dược.
24
Các báo cáo, tài liệu, văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động thực hiện nhiệm
vụ tại khoa Dược bệnh viện Da Liễu năm 2014: Quyết định thành lập HĐT&ĐT năm
2014, danh mục hoạt chất, danh mục thuốc sử dụng, danh mục VTTH- HC sử dụng,
quyết định phê duyệt danh mục thuốc trúng thầu năm 2014, báo cáo sử dụng thuốc, sổ
theo dõi ADR& thông tin thuốc, và các tài liệu liên quan đến mục tiêu của đề tài
nghiên cứu.
+ Quan sát trực tiếp các hoạt động tại khoa dược bao gồm: nhập thuốc, cấp phát
thuốc, pha chế thuốc, bảo quản thuốc, kiểm kê báo cáo, lưu trữ hồ sơ tại khoa dược.
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu và xử lý số liệu
+ Phƣơng pháp phân tích so sánh, tính tỷ trọng
DMTBV theo: Nhóm tác dụng dược lý, nguồn gốc xuất sứ, thuốc đơn thành
phần- đa thành phần, thuốc chủ yếu- thuốc không trong danh mục thuốc chủ yếu, dạng
dùng của thuốc, thuốc sử dụng và không sử dụng trong danh mục thuốc.
Nguồn kinh phí mua sắm, kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc DMT sử dụng
năm 2014: theo nguồn gốc xuất xứ, sử dụng thuốc theo phương pháp phân tích phân
hạng ABC, sử dụng thuốc theo phân tích VEN, sử dụng thuốc theo phân tích
ABC/VEN, sử dụng thuốc hạng A theo phân tích VEN.
+ Phân tích ABC
Các bước tiến hành:
1. Liệt kê các sản phẩm thuốc.
2. Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc:
- Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm
có giá thay đổi theo thời gian);
- Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện.
3. Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm.
Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm thuốc.
4. Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản
phẩm thuốc chia cho tổng số tiền.
5. Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.
25
6. Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm; bắt đầu với
sản phẩm số 1, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.
7. Phân hạng sản phẩm như sau:
- Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 - 80 % tổng giá trị tiền;
- Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 - 20 % tổng giá trị tiền;
- Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 - 10 % tổng giá trị tiền.
8. Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng số sản phẩm, hạng B
chiếm 10 – 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 -80%.
9. Kết quả thu được có thể trình bày dưới dạng đồ thị bằng cách đánh dấu phần
trăm của tổng giá trị tích lũy vào cột dọc hay trục tung của đồ thị và số sản phẩm
(tương đương giá trị tích lũy này) trên cột ngang hay trục hoành của đồ thị.
+ Phân tích VEN
Nguyên tắc phân loại VEN
- Thuốc tối cần (V): gồm các thuốc dùng để cứu sống người bệnh, hoặc cần thiết
cho chăm sóc sức khoẻ cơ bản
- Thuốc thiết yếu (E): gồm các thuốc dùng để điều trị cho bệnh nhân nặng nhưng
không cần phải có cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản.
- Thuốc không cần thiết (N): gồm các thuốc dùng để điều trị những bệnh nhẹ, có
thể hoặc không có trong danh mục thuốc thiết yếu và không cần thiết phải lưu trữ
trong kho.
- Kết quả phân tích sử dụng thuốc nhằm xem xét để hạn chế hoặc loại bỏ thuốc
nhóm N. Đảm bảo nhóm V và E có lượng dự trữ an toàn.
Các bước phân tích VEN
1. Từng thành viên Hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E và N
2. Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất, sau đó, Hội
đồng sẽ:
3. Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp.
4. Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc
này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị.
26
5. Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước nhóm N và
bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn.
6. quản lý đơn hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn nhóm N.
+ Phân tích ma trận ABC/VEN
Là phương pháp phân tích kết hợp chéo giữa ABC và VEN giúp nhận rõ hơn
phần lớn kinh phí thuốc được dành cho các thuốc tối cần, thuốc thiết yếu, không thiết
yếu. Chi phí sử dụng cho các tiểu nhóm AV, AE, AN, BV, BE, BN, CV, CE, CN cho
biết các nhóm thuốc sử dụng nhiều kinh phí là thuốc tối cần và thuốc thiết yếu cần đặc
biệt quan tâm, các thuốc sử dụng nhiều kinh phí nhưng ít quan trọng cần kiểm soát và
hạn chế, các thuốc sử dụng ít kinh phí nhưng cần thiết cần quan tâm, các thuốc sử
dụng ít kinh phí và không cần thiết để hạn chế sử dụng và loại bỏ.
Bảng 2.5. Nhóm biến số của phân tích ABC
Biến cụ thể
Chỉ số/ định nghĩa
- Tỷ lệ % theo số lượng nhóm A
A
- Tỷ lệ % theo giá trị nhóm A
- Tỷ lệ % theo số lượng nhóm B
B
- Tỷ lệ % theo giá trị nhóm B
- Tỷ lệ % theo số lượng nhóm C
C
- Tỷ lệ % theo giá trị nhóm C
Bảng 2.6. Nhóm biến số của phân tích VEN
Biến cụ thể
Chỉ số/ định nghĩa
- Tỷ lệ % theo số lượng nhóm V
V
- Tỷ lệ % theo giá trị nhóm V
- Tỷ lệ % theo số lượng nhóm E
E
- Tỷ lệ % theo giá trị nhóm E
- Tỷ lệ % theo số lượng nhóm N
N
- Tỷ lệ % theo giá trị nhóm N
27
Bảng 2.7. Nhóm biến số của phân tích ma trận ABC/VEN
Biến
cụ thể
Nhóm I
Chỉ số/ định nghĩa
-Tỷ lệ % theo số lượng nhóm AV
AV
-Tỷ lệ % theo giá trị nhóm AV
-Tỷ lệ % theo số lượng nhóm AE
AE
-Tỷ lệ % theo giá trị nhóm AE
-Tỷ lệ % theo số lượng nhóm AN
AN
-Tỷ lệ % theo giá trị nhóm AN
-Tỷ lệ % theo số lượng nhóm BV
BV
-Tỷ lệ % theo giá trị nhóm BV
-Tỷ lệ % theo số lượng nhóm CV
CV
-Tỷ lệ % theo giá trị nhóm CV
Nhóm II
-Tỷ lệ % theo số lượng nhóm BE
BE
-Tỷ lệ % theo giá trị nhóm BE
-Tỷ lệ % theo số lượng nhóm CE
CE
-Tỷ lệ % theo giá trị nhóm CE
-Tỷ lệ % theo số lượng nhóm BN
BN
-Tỷ lệ % theo giá trị nhóm BN
Nhóm III
-Tỷ lệ % theo số lượng nhóm CN
CN
-Tỷ lệ % theo giá trị nhóm CN
+ Xử lý số liệu và kết quả:
Sử dụng phần mềm Microsofe office Excell 2007 và các hàm số liên quan để:
lọc số liệu theo các chỉ tiêu nghiên cứu, tính số lượng, trị giá, tỷ lệ của biến số, so
sánh, vẽ biểu đồ, đồ thị.
28
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP. CẦN THƠ NĂM 2014
Mục tiêu 1:
Mục tiêu 2:
Phân tích hoạt động lựa chọn,
mua thuốc
Phân tích hoạt động tồn trữ,
cấp phát và quản lý sử dụng
thuốc
+ Bảo quản tồn trữ và cấp thuốc:
+Lựa chọn thuốc:
-Trang thiết bị, mô hình tổ chức
kho
-Công tác thống kê, kiểm soát
hạn dùng, Cấp phát nội- ngoại
trú.
+ Quản lý sử dụng thuốc
- Cơ cấu sử dụng thuốc theo phân
tích ABC
- Cơ cấu sử dụng thuốc theo phân
tích VEN
- Cơ cấu sử dụng thuốc theo
ABC/VEN, Cơ cấu sử dụng
thuốc hạng A theo VEN
- Quản lý kê đơn thuốc, ghi bệnh
án, sử dụng thuốc
- Công tác DLS-TTT
- Quy trình xây dựng DMTBV
- Phân tích cơ cấu DMTBV
- Phân tích tính thích ứng của
DMT BV
+ Mua sắm thuốc:
- Quy trình mua thuốc
- Nguồn kinh phí
- Nguồn cung ứng
- Hình thức thanh toán
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hình 2.5. Nội dung nghiên cứu
29
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tích hoạt động lựa chọn và mua sắm tại bệnh viện Da Liễu thành phố
Cần Thơ năm 2014
3.1.1. Lựa chọn thuốc
Danh mục thuốc của bệnh viện Da Liễu TPCT được xây dựng dựa theo các nhóm
thuốc được phép dùng tại bệnh viện chuyên khoa hạng III tại Thông tư 31/2011/TTBYT của Bộ Y tế ngày 11/7/2011 hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu tại các
cơ sở khám chữa bệnh được quỹ BHYT thanh toán. Danh mục thuốc được xây dựng
vào tháng 7-8 hàng năm.
3.1.1.1. Phân tích quy trình lựa chọn xây dựng danh mục thuốc
Quy trình xây dựng danh mục thuốc gồm các bước sau:
Hình 3.6. Sơ đồ quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện.
30
Bệnh viện đã xây dựng được quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện,
trong đó HĐT&ĐT đóng vai trò chính và có các khoa, phòng liên quan tham gia làm
thành viên. Giám đốc bệnh viện phê duyệt danh mục thuốc bệnh viện.
HĐT & ĐT chủ trì việc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện, giao nhiệm vụ:
+ Trưởng khoa Dược: thu thập và cung cấp các thông tin về DMTBV năm 2013,
về tình hình cung ứng, danh mục thuốc sử dụng năm 2013, thuốc huỷ, danh mục thuốc
thường sử dụng và ít sử dụng, báo cáo ADR, thuốc cấm sử dụng, thuốc cấm lưu hành,
các văn bản về dược liên quan đến danh mục thuốc, tổng hợp đề nghị các khoa lâm
sàng. Xây dựng danh mục thuốc dự thảo.
+ Trưởng phòng tài chính kế toán: tổng hợp kinh phí mua thuốc, giá trị sử dụng
thuốc, tình hình thanh toán năm 2013.
+ Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp: tổng kết kết quả quản lý sử dụng thuốc,
kiểm tra bệnh án, đơn thuốc, sai sót trong sử dụng thuốc.
HĐT&ĐT họp thông qua danh mục thuốc dự thảo, trình giám đốc bệnh viện phê
duyệt. Trong các biên bản đề nghị bổ sung thuốc hầu hết đều là tên biệt dược, hoạt
chất thuốc mới. Nhưng thực tế sử dụng không theo sát đề nghị; khoa lâm sàng đã đề
nghị tên và số lượng dùng nhưng lại không dùng đến hoặc không dùng hết. Khoa dược
buộc phải liên hệ công ty cung ứng đổi hạn hoặc làm biên bản đổi hàng khác có giá trị
tương đương. Điều này gây không ít khó khăn cho công tác quản lý kinh phí sử dụng
thuốc, nhất là các thuốc chuyên khoa sâu rất khó xử lý. Việc lựa chọn thuốc còn dựa
nhiều vào kinh nghiệm chuyên môn và ý kiến riêng. Chưa có tiêu chí lựa chọn thuốc
cụ thể.
Tóm lại: Bệnh viện đã thiết lập được quy trình lựa chọn thuốc, nhưng một số tiêu
chí để lựa chọn danh mục thuốc vẫn chưa thống nhất được. Biên bản đề nghị bổ sung
thuốc chưa phản ánh nhu cầu điều trị thực tế nên gây khó khăn cho việc cung ứng
thuốc.
3.1.1.2. Phân tích kết quả lựa chọn thuốc trong danh mục thuốc bệnh viện
Danh mục thuốc bệnh viện Da Liễu TPCT có 12 nhóm thuốc,78 hoạt chất và 125
biệt dược. Cơ cấu danh mục thuốc của bệnh viện được thể hiện qua bảng 3.8 và 3.9.
31
Bảng 3.8. Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dƣợc lý
STT
Nhóm thuốc
Số
Tỷ lệ
hoạt chất
%
1
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
25
32,1
2
Khoáng chất và Vitamin
10
12,8
3
Thuốc điều trị bệnh da liễu
9
11,5
4
Hocmon thượng thận và những chất tổng hợp thay thế
8
10,3
7
9,0
6
7,7
5
6,4
3
3,8
2
2,6
5
6
7
8
9
Thuốc Chống Dị Ứng Và Dùng Trong Các Trường
Hợp Quá Mẫn
Thuốc đường tiêu hóa
Dung Dịch Điều Chỉnh Nước, Điện Giải, Cân Bằng
Acid-base Và Các DD Tiêm Truyền Khác
Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn
Thuốc giảm đau; thuốc hạ sốt; chống viêm không
steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp
10
Thuốc gây tê - mê
1
1,3
11
Thuốc tim mạch
1
1,3
1
1,3
78
100,0
12
Thuốc Giải Độc Và Các Thuốc Dùng Trong Trường
Hợp Ngộ Độc
Tổng số hoạt chất
32
Nhận xét:
Danh mục thuốc bệnh viện có 78 hoạt chất, được phân thành 12 nhóm tác dụng
dược lý. Trong đó, nhóm "Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn" có số lượng
hoạt chất nhiều nhất (chiếm 32,1%), tiếp theo là nhóm "Khoáng chất và Vitamin"
(chiếm 12,8%), nhóm "thuốc điều trị bệnh da liễu" (chiếm 11,5%). Danh mục bao gồm
các nhóm hoạt chất phù hợp với bệnh viện chuyên khoa hạng III.
Bảng 3.9. Cơ cấu danh mục thuốc theo thuốc chủ yếu,
thành phần, nguồn gốc và dạng thuốc
Cơ cấu
Nội dung
Thuốc chủ yếu
Số lƣợng
Tỷ lệ %
78
100,0
0
0,0
Thuốc đơn thành phần
66
84,6
Thuốc đa thành phần
12
15,4
97
77,6
28
22,4
Thuốc dạng uống
82
65,6
Thuốc dạng dùng ngoài
31
24,8
Thuốc dạng khác
12
9,6
Thuốc nằm trong danh
mục thuốc chủ yếu
Thuốc không phải là thuốc chủ yếu
Thuốc đơn thành phần
và đa thành phần
Thuốc sản xuất trong nước
Thuốc sản xuất trong
nƣớc và thuốc sản xuất
tại nƣớc ngoài
Thuốc sản xuất tại nước ngoài
Dạng thuốc
33
Nhận xét:
Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong danh mục thuốc bệnh viện đạt 100%. Đây là một kết
quả tốt, có được từ một quá trình phấn đấu lâu dài của cả Hội đồng thuốc và điều trị
của bệnh viện, thực hiện đúng theo tinh thần thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày
11/7/2011 của Bộ Y tế ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu
được sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán.
Danh mục thuốc bệnh viện năm 2014 có 66 thuốc đơn thành phần (chiếm
84,6%) và 12 thuốc đa thành phần (chiếm 15,4%). Thuốc đa thành phần chủ yếu là các
thuốc khoáng chất và vitamin, thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, thuốc
điều trị bệnh da liễu. Các thuốc phối hợp này được sử dụng nhằm tăng tác dụng điều
trị và dễ sử dụng so với thuốc đơn thành phần.
Trong tổng số 125 biệt dược nghiên cứu, có 97 biệt dược được sản xuất trong
nước (chiếm 77,6%) cao hơn rất nhiều so với 28 biệt dược sản xuất tại nước ngoài
(chiếm 22,4%). Cho thấy bệnh viện đã chú trọng sử dụng thuốc sản xuất trong nước
trong quá trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện.
Trong 125 thuốc của danh mục thuốc bệnh viện, có đến 82 thuốc dùng dạng uống
(chiếm 65,6%) và có 31 thuốc dùng ngoài (chiếm 24,8%), còn lại là các dạng thuốc
khác như thuốc tiêm truyền, thuốc đặt, thuốc tiêm,… Bệnh viện đã chú trọng dạng
thuốc uống, đây là dạng thuốc có nhiều ưu điểm.
3.1.1.3. Phân tích tính thích ứng của danh mục thuốc bệnh viện
Để phân tích tính thích ứng của danh mục thuốc bệnh viện dựa vào các yếu tố:
- Mô hình bệnh tật.
- Kinh phí sử dụng thuốc,
- Lượng thuốc đã sử dụng ngoài danh mục.
- Các thuốc trong danh mục không sử dụng.
* Mô hình bệnh tật tại bệnh viện Da Liễu thành phố Cần Thơ năm 2014
Năm 2014 bệnh viện tiếp nhận 104.581 trường hợp bệnh nhân điều trị nội trú và
ngoại trú. Mô hình bệnh tật của Bệnh viện Da Liễu năm 2014 theo bảng phân loại
bệnh tật quốc tế ICD-10 được thể hiện qua bảng 3.10.
34
Bảng 3.10. Mô hình bệnh tật của bệnh viện Da Liễu
thành phố Cần Thơ năm 2014
STT
Tên chƣơng bệnh
Mã ICD-10
Số mắc
(ca)
Tỷ lệ
(%)
1
L00-L99
Bệnh của da và tổ chức dƣới da.
84,000
80.321
2
A00-B99
Bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh vật
16,786
16.051
3
C00-D48
Khối u
1,466
1.402
4
N00-N99
Bệnh của hệ tiết niệu sinh dục
611
0.584
R00-R99
Triệu chứng, dấu hiệu và phát hiện bất
456
0.436
323
0.309
243
0.232
5
thường lâm sàng, xét nghiệm
M00-M99
6
Bệnh của hệ thống cơ, xương và mô
liên kết
D50-D89
7
Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và cơ
chế miễn dịch
8
H00-H59
Bệnh của mắt và phần phụ
227
0.217
9
K00-K93
Bệnh của hệ tiêu hoá
177
0.169
S00-T 98
Vết thương, ngộ độc và kết quả của các
169
0.162
51
0.049
người khám nghiệm và điều tra
40
0.038
10
11
nguyên nhân bên ngoài
G00-G99
Bệnh của hệ thống thần kinh
Z00-Z99
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ
12
13
J00-J99
Bệnh của hệ hô hấp
13
0.012
14
I00-I99
Bệnh của hệ tuần hoàn
10
0.010
15
E00-E90
Bệnh nội tiết, dinh dưỡng chuyển hoá
7
0.007
16
F00- F99
Rối loạn tâm thần và hành vi
2
0.002
104,581
100.0
Tổng số
35
Hình 3.7. Biểu đồ mô hình bệnh tật tại bệnh viện Da Liễu TPCT năm 2014
Nhận xét:
Mô hình bệnh tật của bệnh viện bao gồm 16 chương bệnh. Ba chương bệnh cao
nhất là Bệnh của da và tổ chức dưới da là 84.000 lượt (chiếm 80,321%), Bệnh nhiễm
khuẩn và kí sinh vật là 16.786 lượt (chiếm 16,051%), Khối u là 1.466 lượt bệnh nhân
(chiếm 1,402%). Kết quả nghiên cứu cho thấy danh mục thuốc bệnh viện thích ứng với
mô hình bệnh tật của bệnh viện.
* Kinh phí sử dụng thuốc bệnh viện
Kinh phí sử dụng thuốc được tính dựa trên lượng thuốc đã điều trị nội trú và cấp
phát ngoại trú được thể hiện trong bảng 3.11 sau:
36
Bảng 3.11. Kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc
STT
Nhóm thuốc
GTTT
(VNĐ)
Tỷ lệ.
(%)
1.248.635.270
36,83
1
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
2
Hocmon thượng thận và những chất tổng hợp thay thế
830.290.783
24,49
3
Thuốc điều trị bệnh da liễu
577.419.336
17,03
398.054.550
11,74
307.587.942
9,07
8.317.571
0,25
7.671.068
0,23
4.432.260
0,13
3.076.122
0,09
4
5
6
7
8
9
Thuốc Chống Dị Ứng Và Dùng Trong
Các Trường Hợp Quá Mẫn
Kháng chất và Vitamin
Thuốc giảm đau; thuốc hạ sốt; chống viêm không
steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp
Thuốc đường tiêu hóa
Dung Dịch Điều Chỉnh Nước, Điện Giải, Cân Bằng
Acid-base Và Các DD Tiêm Truyền Khác
Thuốc Giải Độc Và Các Thuốc Dùng Trong
Trường Hợp Ngộ Độc
10
Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn
1.950.600
0,06
11
Thuốc tim mạch
1.722.000
0,05
12
Thuốc gây tê - mê
974.400
0,03
Tổng số sử dụng
37
3.390.131.901 100,00
Nhận xét: Kinh phí đã sử dụng của nhóm "thuốc điều trị ký sinh trùng, chống
nhiễm khuẩn" là cao nhất (chiếm 36,83%), kế tiếp là nhóm "hocmon thượng thận và
những chất tổng hợp thay thế" (chiếm 24,49%) và nhóm "thuốc điều trị bệnh da liễu"
(chiếm 17,03%) tổng kinh phí thuốc. Điều này phù hợp với giá thành sản xuất các hoạt
chất trong nhóm thuốc và mô hình bệnh tật của bệnh viện Da Liễu TPCT.
+ Một số thuốc chủ yếu cấp phát ngoại trú đƣợc thể hiện qua bảng 3.12.
Bảng 3.12. Kinh phí sử dụng một số thuốc có tỷ lệ cấp phát ngoại trú cao
Đơn vị tính: VNĐ
STT
1
2
3
4
5
6
Tên thuốc, hàm lƣợng
AxCel Betamethasone cream
(Betamethasone 0,1%)
AxCel Fusidic cream
(Acid Fucidic 20mg)
Foban Cream 15g
(Acid Fucidic 20mg)
Augbidil 625
(Amoxicilin 500 mg
+ ACid clavulanic 125mg)
Telfor 60mg .
(Fexofenadin 60mg)
Hoe Beprosalic Ointment 15g
(Betamethason Dipropionat
0,064% + Acid Salycilic 3%)
GTTT
Thuốc
ngoại trú
Tổng GTTT
Thuốc nội
và ngoại trú
Tỷ lệ
(%)
281.927.997
281.927.997
100,0
240.512.998
240.512.998
100,0
178.438.302
178.438.302
100,0
176.691.540
177.087.540
99,8
135.486.606
135.486.606
100,0
122.661.000
122.661.000
100,0
Các thuốc trên thuộc nhóm thuốc Hocmon thượng thận và những chất tổng hợp
thay thế (AxCel Betamethasone cream, Hoe Beprosalic Ointment 15g), thuốc điều trị
bệnh da liễu (AxCel Fusidic cream, Foban Cream 15g ), thuốc trị ký sinh trung,
Chống nhiễm khuẩn và Thuốc Chống Dị Ứng Và Dùng Trong Các Trường Hợp Quá
Mẫn đây các nhóm thuốc điều trị chính cho các bệnh nhân ngoại trú.
* Số lƣợng thuốc sử dụng ngoài danh mục và thuốc trong danh mục không
sử dụng: Số lượng thuốc sử dụng ngoài danh mục và thuốc trong danh mục không sử
dụng của bệnh viện Da Liễu TPCT được thể hiện qua bảng 3.13.
38
Bảng 3.13. Số lƣợng thuốc sử dụng ngoài danh mục và thuốc
trong danh mục không sử dụng
Tính chất
Thuốc sử dụng ngoài danh mục
Số lƣợng
Tỷ lệ (%)
4
3,2
11
8,8
Thuốc trong danh mục có sử dụng
110
88,0
Tổng số thuốc trong danh mục
125
100,0
Thuốc trong danh mục không sử dụng
Nhận xét:
Năm 2014 bệnh viện có 4 thuốc sử dụng ngoài danh mục thuốc(chiếm 3,2%).
Các thuốc này được nhà thuốc bệnh viện cung cấp cho bệnh nhân nội trú điều trị tự
nguyện. Bệnh viện có xem xét để bổ sung danh mục cho năm sau. Số lượng thuốc
trong danh mục không sử dụng là 11 thuốc (chiếm 8,8%). Trong 11 thuốc không sử
dụng là thuốc thuộc các hoạt chất ít sử dụng, bệnh viện để trong danh mục nhằm dự
phòng cho các ca điều trị đặc biệt. Nguyên nhân do không có bệnh nhân đến điều trị
tại bệnh viện và bệnh viện cũng chưa xây dựng xong phác đồ điều trị. Vì thế khoa
dược cần để danh mục rộng để thuận tiện cho các khoa phòng chọn lựa hoạt chất. Tuy
vậy, bệnh viện cần xem xét lại đề nghị của các khoa và loại bỏ các thuốc chưa dùng
đến hoặc không cần thiết ra khỏi danh mục và bổ sung thêm các thuốc bệnh viện cần
sử dụng.
3.1.2. Mua thuốc
Tại Tp Cần Thơ, việc mua thuốc của các cơ sở khám chữa bệnh công lập trực
thuộc Sở Y tế thực hiện căn cứ theo Quyết định đấu thầu hàng năm do Sở Y Tp Cần
Thơ thực hiện. Các bệnh viện và trung tâm y tế không phải tổ chức đấu thầu, chỉ căn
cứ vào danh mục Trúng thầu của Sở Y tế để lựa chọn các mặt hàng và đơn vị cung
ứng. Việc mua thuốc theo danh mục trúng thầu của Sở Y tế có nhiều thuận lợi. Các
bệnh viện không mất thời gian cho việc tổ chức đấu thầu, đảm bảo được bệnh nhân có
39
thẻ BHYT được hưởng mức giá thuốc như nhau trên toàn thành phố tạo thuận lợi cho
thanh quyết toán với BHYT. Nguồn cung ứng thuốc ổn định.
+ Quy trình mua thuốc
KhoaDược
Lập dự trù
Giám đốc
Phê duyệt
BV
Công ty
cung ứng
Hội đồng kiểm nhập
Kho dược
Hình 3.8. Sơ đồ quy trình mua thuốc.
Bệnh viện gửi danh mục thuốc theo mẫu của Sở Y tế Tp Cần Thơ trước ngày quy
định. Danh mục này căn cứ vào danh mục thuốc năm trước, thuốc sử dụng thực tế, tồn
kho, kinh phí mua thuốc, tình hình diễn biến bệnh tật. Sau khi có kết quả trúng thầu,
bệnh viện lập danh mục kèm theo hợp đồng cung ứng thuốc và ký hợp đồng. Bộ phận
thống kê lập dự trù theo tồn kho, nhu cầu sử dụng trình trưởng khoa dược và Giám đốc
phê duyệt, trưởng khoa dược gọi hàng và cùng Hội đồng kiểm nhập kiểm soát thuốc
nhập vào kho tuỳ theo dạng dùng để cho phù hợp. Chịu trách nhiệm dự trù thuốc gồm
có trưởng khoa dược, bộ phận thống kê dược, thủ kho.
Hình thức gọi hàng qua điện thoại, fax, email. Địa điểm giao nhận hàng tại kho
dược. Hội đồng kiểm nhập thuốc gồm bộ phận thống kê dược, thủ kho, tài chính kê
toán. Hội đồng kiểm nhập tiến hành nhập hàng căn cứ theo dự trù, lượng tồn kho, hoá
đơn để kiểm tra tên thuốc, đơn vị tính, quy cách đóng gói, số đăng ký, giá thuốc, lô
thuốc, hạn dùng, chất lượng cảm quan về mẫu mã hàng hoá. Tất cả các thông tin trên
được thể hiện trong biên bản kiểm nhập được tất cả các thành viên của Hội đồng kiểm
40
nhập ký. Thời gian nhập thuốc chủ yếu vào những ngày đầu tháng, sau khi kiểm kê
kho.
Năm 2014 bệnh viện Da Liễu có 26 công ty cung ứng thuốc. Tổng giá trị các mặt
hàng là 3,184,591 triệu đồng. Trong đó có 10 công ty cung ứng đến 86.8% giá trị
thuốc sử dụng tại bệnh viện. Danh sách 10 công ty này được thể hiện qua bảng 3.14.
Bảng 3.14. Danh mục một số công ty cung ứng thuốc chủ yếu
Đơn vị tính: VNĐ
Tên công ty cung ứng
STT
Giá trị cung
ứng
Tỷ lệ
(%)
1
Công Ty TNHH MTV TOT pharm
685.945
21,5
2
Công Ty TNHH Dược Phẩm Bình Châu
442.649
13,9
3
Công Ty TNHH DP & TB YT Hoàng Đức
433.606
13,6
4
Công Ty Dược - TB YT Bình Định
231.440
7,3
5
Công Ty CPXNKYT Domesco
231.195
7,3
6
Cty Cổ Phần Dược Liệu Trung Ương II
212.392
6,7
7
Công Ty Cổ Phần Hóa Dược Phẩm
Mekophar
165.573
5,2
8
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩn Khánh Hòa
130.427
4,1
9
CN Công Ty CPDP Cửu Long - Cần Thơ
126.665
4,0
10
CN Công Ty TNHH MTV DP Tw2
103.227
3,2
11
Các Công Ty Còn Lại
421.465
13,2
3.184.591
100,0
Tổng số
Nhận xét:
Các công ty cung cấp thuốc chủ yếu là các công ty có uy tín, cung cấp các thuốc
có chất lượng tốt, thời gian giao hàng sau khi nhận dự trù thuốc đảm bảo được yêu cầu
đề ra. Một số công ty không cung cấp đủ thuốc theo dự trù hoặc bỏ thầu. Bệnh viện đã
làm văn bản đề nghị Sở Y tế xem xét giải quyết.
41
+ Dự trù mua thuốc
Việc dự trù và mua thuốc phải căn cứ lượng tồn kho thực tế và tồn kho của các
hoạt chất, dạng dùng tương đương, hạn dùng của thuốc, tình hình sử dụng thuốc tại các
khoa phòng. Bên cạnh đó, khoa dược cần phải kết hợp với phòng kế toán để cân đối
ngân sách dùng mua thuốc và phù hợp với các thoả thuận trong hợp đồng giữa bệnh
viện và các công ty dược. Nếu có mua sắm sai nguyên tắc thì các bộ phận có liên quan
trực tiếp phải chịu trách nhiệm chính về nội dung sai phạm. Trong đó, trưởng khoa
Dược và bộ phận thống kê dược sẽ chịu trách nhiệm chính về dự trù, Hội đồng kiểm
nhập chịu trách nhiệm về sự hợp lệ của các chứng từ đã nhận, và chất lượng thuốc
nhập vào.
Bệnh viện không dự trữ quá nhiều hàng tránh tồn đọng và quá hạn sử dụng, thuốc
được trữ để dùng 1-2 tháng; một số thuốc dùng cho cấp cứu, thuốc có hạn sử dụng dài
hoặc khan hiếm được dự trữ 3-6 tháng. Tuy nhiên việc tính toán tồn kho còn dựa vào
kinh nghiệm, chưa xây dựng được lượng tồn kho an toàn làm cơ sở tính số lượng dự
trù.
Nhận xét:
Công tác mua sắm thuốc được thực hiện theo đúng các quy định về mua sắm, đáp
ứng được nhu cầu điều trị tại bệnh viện. Bệnh viện đã có các quy định chặt chẽ trong
công tác mua sắm nói chung và mua thuốc nói riêng. Các thuốc đều mua theo kết quả
đấu thầu. Chất lượng thuốc được đảm bảo do quy định rõ trong công tác dự trù và
kiểm nhập, các thuốc đều có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, có đầy đủ hoá đơn. Việc
dự trù mua sắm còn dựa chủ yếu vào kinh nghiệm.
3.2. Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và quản lý sử dụng thuốc
3.2.1. Bảo quản tồn trữ, cấp phát thuốc
Hệ thống kho của bệnh viện gồm có 2 kho: kho chính và kho lẻ . Thuốc mua về
được nhập vào kho chính sau đó xuất sang kho lẻ. Tại khoa Dược bệnh viện có 1 kho
chính và 1 kho lẻ cấp phát thuốc cho nội trú và ngoại trú. Kho chính được đặt tại tầng
trệt và kho lẻ phát thuốc BHYT nội trú và ngoại trú đặt tại Khoa khám bệnh. Khoa
Dược chưa tổ chức thường trực.
42
3.2.1.1. Trang thiết bị trong kho
Bảng 3.15. Trang thiết bị bảo quản thuốc tại kho dƣợc
STT
Tên trang thiết bị
Đơn vị
tính
Số
lƣợng
Tình trạng
sử dụng
1
Điều hoà
Bộ
2
Tốt
2
Tủ lạnh
Chiếc
1
Tốt
3
Quạt trần
Cái
4
Tốt
4
Quạt hút
Cái
2
Tốt
5
Bình cứu hoả
Cái
2
Tốt
6
Tủ đựng thuốc có ngăn khoá
Cái
1
Tốt
7
Kệ để thuốc
Cái
9
Tốt
Bảng theo dõi hạn dùng, lô sản xuất
8
và các thuốc quý hiếm đắt tiền
Cái
2
Tốt
9
Nhiệt kế, ẩm kế
Cái
2
Tốt
Nhận xét:
Các trang thiết bị thiết yếu được cung cấp đáp ứng đủ nhu cầu bảo quản thuốc
gây nghiện – hướng thần, thuốc thông thường và các thuốc - hoá chất cần bảo quản ở
nhiệt độ thấp. Kho cấp phát nội trú và ngoại trú được bố trí ở tầng trệt, sạch sẽ thoáng
gió, thuận tiện cho vận chuyển thuốc đến khoa lâm sàng và đồng thời cũng thuận tiện
cho bệnh nhân lĩnh thuốc.
3.2.1.2. Thực hiện quy trình nghiệp vụ kho cấp phát
Sắp xếp thuốc trong kho phải căn cứ vào dạng dùng của thuốc đề phân thành
kho. Trong kho có đầy đủ tủ đựng, giá kệ để thuốc, để thuận tiện cho công tác cấp phát
và kiểm kê. Nhóm các mặt hàng được thống nhất theo danh mục thầu và danh mục
43
phần mềm quản lý kho. Sự sắp xếp này rất thuận tiện cho công tác nhập và cấp phát
thuốc.
- Thuốc được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý.
- Thuốc được bảo quản đặc biệt như thuốc gây nghiện - hướng tâm thần đựng
trong tủ có khoá.
- Thuốc bảo quản lạnh theo nhãn thuốc được để trong tủ lạnh có nhiệt độ phù
hợp.
- Thuốc nặng, thuốc dễ vỡ để dưới, thuốc nhẹ xếp lên trên, các thuốc hay sử dụng
được để tại những vị trí thuận tiện cho thủ kho cấp phát.
- Thuốc có hạn dùng trước xếp ngoài, thuốc có hạn dùng sau xếp ở trong.
Tại mỗi khoa lâm sàng đều có tủ thuốc thường trực, danh mục thuốc thường trực
được thảo luận trước giữa khoa Dược và khoa lâm sàng, sau đó trình Giám đốc bệnh
viện phê duyệt. Thuốc tại đây thường xuyên được khoa Dược kiểm tra, tránh tình trạng
thuốc quá hạn và bảo quản không đúng quy định.
Nhận xét: Các kho đảm bảo được yêu cầu của nghiệp vụ kho, an toàn và thực
hiện được 5 chống: chống nhầm lẫn, chống quá hạn sử dụng, chống mối mọt chuột
gián, chống trộm cắp, chống thảm hoạ (bão, lụt, cháy, nổ..). Sắp xếp, bố trí kho hợp lý,
giúp cho xuất nhập thuốc thuận lợi, hạn chế thuốc hết hạn sử dụng.
3.2.1.3. Công tác thống kê kho
Năm 2011 bệnh viện đã áp dụng phần mềm quản lý dược. Hàng ngày các bộ
phận thủ kho, thống kê dược nhập hoá đơn mua và xuất vào phần mềm quản lý. Công
tác kiểm kê dược tiến hành hàng tháng, kiểm kê năm được thực hiện vào cuối tháng
12.
Công tác thống kê cho thấy việc áp dụng phần mềm quản lý dược bệnh viện đã
góp phần thuận tiện trong việc lập báo cáo, theo dõi hạn dùng và lượng tồn kho. Tuy
nhiên số lượng tồn kho vẫn còn cao do dựa vào kinh nghiệm để dự trù nên gặp nhiều
khó khăn.
44
3.2.1.4. Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú.
+ Kiểm soát lĩnh thuốc
Nội dung phiếu lĩnh thuốc gồm có tên khoa lĩnh, tên thuốc nồng độ, hàm lượng,
đơn vị tính, số lượng, trên phiếu xuất thuốc do kế toán dược tạo trên phần mềm có
thêm số tiền lĩnh.
Dược sỹ ký duyệt phiếu lĩnh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của phiếu lĩnh như tên khoa,
các chữ ký, tên thuốc, ngày tháng; và xem xét số lượng thuốc, loại biệt dược, các thuốc
quý hiếm đắt tiền, thuốc phải hội chẩn… trong trường hợp cần điều chỉnh số lượng và
biệt dược thì sẽ bàn với khoa lâm sàng để thống nhất nhằm cân đối việc dùng thuốc
trong bệnh viện.
Thuốc không được sử dụng do thay đổi y lệnh, bệnh nhân chuyển viện, bệnh
nhân tử vong sẽ phải trả lại khoa dược. Thuốc trả lại cũng thực hiện theo quy trình
tương tự và chỉ nhận trả lại trong vòng 24h, thể thức phiếu trả thuốc cũng tương tự
phiếu lĩnh thuốc.
Với các thuốc quý hiếm đắt tiền thuốc tiêm truyền phải quản lý vỏ thuốc, các kho
được cung cấp dấu và phải tiến hành đóng dấu vào vỏ chai lọ thuốc nhằm thuận tiện
cho việc kiểm tra thuốc dùng tại khoa, thuốc trả lại, vỏ thuốc thu hồi.
Thuốc ra lẻ được đựng trong bao bì kín khí, có nhãn, số lượng.
Thời gian cấp phát, nhận thuốc trả lại, thuốc bổ sung cơ số tủ trực: các buổi
chiều, phát thuốc cả ngày khi có yêu cầu đặc biệt (bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân mới
nhập viện…). Ngày thứ sáu khoa lâm sàng lĩnh thuốc dùng cho ngày thứ bảy, chủ
nhật, thứ hai.
+ Quy trình lĩnh thuốc
1. Bác sỹ khám, chỉ định thuốc
2. Điều dưỡng hành chính tổng hợp thuốc dùng
3. Trưởng, phó khoa lâm sàng duyệt phiếu lĩnh thuốc
4. Khoa dược kiểm tra phiếu lĩnh
5. Thống kê dược lập phiếu xuất trên phần mềm quản lý dược bệnh viện
45
6. Thủ kho kiểm tra phiếu và cấp phát thuốc cho điều dưỡng hành chính, hoặc
nhân viên giao thuốc của khoa Dược.
Nhận xét:
Quy trình thể hiện các công việc nhập xuất được thực hiện bằng phần mềm quản
lý BV. Đảm bảo được tính chặt chẽ kiểm soát được lượng tồn và tiền tồn tốt. Công tác
kiểm soát lĩnh thuốc được đảm bảo chặt chẽ, quản lý được việc cấp phát thuốc kháng
sinh, thuốc quý hiếm, đắt tiền, thuốc trả lại.
3.2.1.5. Công tác kiểm soát hạn dùng
Thủ kho theo dõi hạn dùng bằng phần mềm quản lý dược, các thuốc hạn dưới 12
tháng được đánh dấu và được báo cáo trong các buổi giao ban khoa.
Với thuốc gây nghiện hướng tâm thần, hạn dùng được dán tại tủ thuốc và cập
nhật hàng tuần, với thuốc quý hiếm đắt tiền và thuốc cấp cứu được theo dõi số lượng
và hạn dùng thường xuyên.
Nhận xét: Bệnh viện đã áp dụng phần mềm quản lý dược theo dõi hạn dùng giúp
cho thủ kho đở mất thời gian theo dõi và tránh được thuốc hết hạn sử dụng.
3.2.1.6. Cấp thuốc ngoại trú
Hình 3.9. Sơ đồ phát thuốc điều trị ngoại trú
46
* Phát thuốc tại kho lẻ thuốc BHYT:
Tiến hành kiểm tra, đối chiếu trước khi phát thuốc: Tên bệnh nhân, thể thức
phiếu lĩnh thuốc, tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, khoản thuốc, liều dùng,
cách dùng thuốc.
Lượng bệnh nhân lĩnh thuốc khoảng 160-180 người/một ngày. Thời gian bệnh
nhân lĩnh tập trung từ 9h00-10h30 và 14 -16h, nên công tác kiểm tra đối chiếu trong
cấp phát thuốc có lúc thực hiện chưa tốt. Để khắc phục phần nào, trong thời gian đông
bệnh nhân, khoa dược cử thêm 1 nhân viên thống kê dược tăng cường cấp phát.
3.2.1.7. Báo cáo tình hình thuốc đã sử dụng
Báo cáo do bộ phận thống kê dược lập hàng tháng sau khi chốt xong số liệu, báo
cáo được trình trưởng khoa dược và giám đốc bệnh viện ký và lưu trữ.
Tóm lại, hệ thống kho cơ bản được trang bị đủ các thiết bị cần thiết. Khoa Dược
có kho chính và kho lẻ, thuốc được nhập và cấp phát theo 2 kho: kho chính và khó lẻ;
Do đó thuận lợi cho công tác tồn trữ và dự trù mua sắm. Khoa Dược đã thực hiện được
việc đưa thuốc cho người bệnh tại khoa lâm sàng, việc đưa thuốc xuống khoa điều trị
đã và đang được triển khai thực hiện. Việc thực hiện quy trình nghiệp vụ kho cấp phát,
thống kê, báo cáo tình hình sử dụng, đối chiếu tại kho lẻ cấp phát nội-ngoại trú được
duy trì tốt.
3.2.2. Quản lý sử dụng thuốc
3.2.2.1. Phân tích danh mục thuốc sử dụng
* Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo nguồn gốc xuất xứ
Bảng 3.16. Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo nguồn gốc xuất xứ
Số lƣợng
chủng loại
Tỷ lệ
chủng loại
(%)
Giá trị
tiêu thụ
(VNĐ)
Tỷ lệ
giá trị
(%)
Thuốc nội
87
79,1
2.122.108.517
62,6
Thuốc ngoại
23
20,9
1.268.023.384
37,4
Tổng số
110
100,0
3.390.131.901
100,0
Nguồn gốc
47
Nhận xét:
Thuốc sản xuất trong nước được sử dụng nhiều hơn thuốc sản xuất tại nước ngoài
cả về số lượng và giá trị tiêu thụ, cụ thể:
+ Thuốc sản xuất trong nước với 87 chủng loại chiếm 79,1% về số lượng và
chiếm 62,6% về GTTT.
+ Thuốc sản xuất tại nước ngoài với 23 chủng loại chiếm 20,9% về số lượng
nhưng chiếm 37,4% về GTTT.
* Cơ cấu sử dụng thuốc theo phƣơng pháp phân tích phân hạng ABC và
phân tích VEN tại bệnh viện Da Liễu thành phố Cần Thơ năm 2014
Áp dụng phương pháp phân tích phân hạng thuốc theo ABC và phân tích VEN
với danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Da Liễu thành phố Cần Thơ năm 2014
được kết quả như bảng 3.17.
Bảng 3.17. Cơ cấu sử dụng thuốc theo phƣơng pháp
phân hạng ABC và phân tích VEN
Cơ cấu
Phân hạng
ABC
Phân tích
VEN
Chỉ tiêu
Số lƣợng
chủng loại
Tỷ lệ
chủng loại
(%)
Giá trị
tiêu thụ
(VNĐ)
A
25
22,7
2.528.248.574
74,6
B
18
16,4
523.649.759
15,4
C
67
60,9
338.233.568
10,0
V
42
38,2
1.072.346.515
31,6
E
48
43,6
1.998.067.349
58,9
N
20
18,2
319.718.037
9,4
48
Tỷ lệ giá
trị
(%)
Tỷ lệ %
74,6
60,9
22,7
16,4 15,4
10,0
Hình 3.10. Tỷ lệ chủng loại và chi phí sử dụng thuốc theo phân tích ABC
Nhận xét:
Hạng A có 25 thuốc, chiếm 22,7% về chủng loại và chiếm 74,6% tổng GTTT.
Hạng B với 18 thuốc, chiếm 16,4% chủng loại và GTTT là 15,4%. Hạng C có 67
thuốc, tới 60,9% về chủng loại nhưng lại chỉ chiếm 10,0% GTTT. Như vậy cơ cấu tiêu
thụ thuốc phù hợp với hướng dẫn về cơ cấu thuốc theo phân tích ABC do Bộ Y tế ban
hành.
Tỷ lệ %
58,9
43,6
38,2
31,6
18,2
9,4
Hình 3.11. Tỷ lệ chủng loại và chi phí sử dụng thuốc theo phân tích VEN
49
Nhận xét:
Nhóm V có 42 thuốc, chiếm 38,2% về chủng loại và chiếm 31,6% GTTT. Nhóm
E có 48 thuốc, chiếm 43,6% về chủng loại và chiếm 58,9% GTTT. Nhóm N có ít
thuốc và giá trị sử dụng ít nhất, với 20 thuốc, chỉ chiếm 18,2 % về chủng loại và 9,4%
GTTT. Nhóm N là các thuốc không thiết yếu trong điều trị.
* Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phân tích ma trận ABC/VEN
Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phân tích ma trận ABC/VEN được trình bày qua bảng
3.18 và 3.19.
50
Bảng 3.18. Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phƣơng pháp phân tích ABC/VEN
V
Nhóm/
Số
Tỷ
hạng
chủng
lệ
loại
%
A
8
7,3
B
7
C
Tổng số
E
Tỷ lệ
Số
Tỷ
GTTT
chủng
lệ
%
loại
%
719.806.044
21,2
14
12,7
6,4
199.834.278
5,9
7
27
24,5
152.706.193
4,5
42
38,2
1.072.346.515
31,6
GTTT
(VNĐ)
N
Tổng
Tổng
chủng
GTTT
loại
(VNĐ)
5,1
25
2.528.248.574
115.207.444
3,4
18
523.649.759
11,8
30.857.580
0,9
67
338.233.568
18,2
319.718.037
9,4
110
3,390,131,901
Tỷ lệ
Số
Tỷ
GTTT
chủng
lệ
%
loại
%
1.634.789.518
48,2
3
2,7
173.653.013
6,4
208.608.037
6,2
4
3,6
27
24,5
154.669.795
4,6
13
48
43,6
1.998.067.349
58,9
20
GTTT
(VNĐ)
GTTT
(VNĐ)
Tỷ lệ
GTTT
%
Bảng 3.19. Cơ cấu tiêu thụ các nhóm thuốc theo phƣơng pháp phân tích ABC/VEN
Số lƣợng
Tỷ lệ chủng loại
Giá trị tiêu thụ
Tỷ lệ giá trị
chủng loại
(%)
(VNĐ)
(%)
I
59
53,6
2.880.789.045
85,0
II
38
34,5
478.485.276
14,1
III
13
11,8
30.857.580
0,9
Tổng số
110
100,0
3.390.131.901
100,0
Nhóm
51
Nhận xét:
Phân tích ABC/VEN phân loại thuốc thành 03 nhóm
* Nhóm I (gồm AV, AE, AN, BV, CV) là nhóm quan trọng nhất vì nó cần thiết
cho điều trị và sử dụng nhiều kinh phí. Ở đây ta thấy nhóm I có 59 thuốc chiếm tỷ lệ
53,6% về chủng loại 85,0% GTTT. Trong đó, AV có 8 thuốc chiếm 7,3%; AE có 14
thuốc chiếm 12,7%, AN có 3 thuốc chiếm 2,7%; BV có 7 thuốc chiếm 6,4%;. Và
nhiều thuốc nhất là CV có 27 thuốc chiếm 24,5%.
* Nhóm II (gồm BE, BN, CE) là nhóm quan trọng ít hơn nhóm I, nhưng là các
thuốc cũng cần quản lý kỹ vì nó cần thiết cho điều trị và sử dụng nhiều kinh phí.
Nhóm II có 38 thuốc chiếm tỷ lệ 34,5% về chủng loại và 14,1% về giá trị tiêu thụ.
Trong đó, BE có 7 thuốc chiếm 6,4%, BN có 4 thuốc chiếm 3,6% và CE có 27 thuốc
chiếm 24,5%.
* Nhóm III là nhóm ít quan trọng nhất chỉ có CN, các thuốc này không thiết yếu
và ít sử dụng. CN có 13 thuốc chiếm 11,8% về chủng loại và 0,9% GTTT. Các thuốc
này có thể xem xét hạn chế hoặc loại bỏ trong việc xây dựng DMTBV năm 2015.
* Cơ cấu sử dụng thuốc hạng A theo phân tích VEN
Cơ cấu chủng loại, giá trị sử dụng thuốc hạng A theo phân tích VEN như sau:
Bảng 3.20. Cơ cấu sử dụng thuốc hạng A theo phƣơng pháp phân tích VEN
Số lƣợng chủng loại
Hạng
A/Nhóm
Số lƣợng
chủng loại
Tỷ lệ (%)
Giá trị tiêu thụ
Tổng tiền
(VNĐ)
Tỷ lệ (%)
V
8
32,0
719.806.044
28,5
E
14
56,0
1.634.789.518
64,7
N
3
12,0
173.653.013
6,9
Tổng số
25
100,0
2.528.248.574
100,0
52
Tỷ lệ %
64,7
56,0
32,0
28,5
12,0
6,9
Hình 3.12. Tỷ lệ chủng loại và chi phí thuốc hạng A theo phân tích VEN
Nhận xét:
Tiểu nhóm AV có 8 thuốc chiếm 32,0% chủng loại, và chiếm 28,5% GTTT.
Tiểu nhóm AE chiếm tỷ trọng lớn nhất với 14 thuốc, chiếm 56,0 % về chủng loại
và chiếm 64,7% GTTT trong hạng A.
Tiểu nhóm AN có ít thuốc và giá trị sử dụng ít nhất, với 3 thuốc, chỉ chiếm
12,0% về chủng loại và 6,9% về GTTT. Giá trị này là tương đối hợp lý vì các thuốc
này không cần thiết trong quá trình điều trị bệnh.
3.2.2.2. Quản lý kê đơn thuốc, ghi bệnh án, tủ trực và sử dụng thuốc
+ Việc quản lý sử dụng thuốc được tiến hành thường xuyên, thực hiện theo nội
dung của bảng 3.21.
53
Bảng 3.21. Nội dung quản lý sử dụng thuốc.
Nội dung
Yêu cầu
-Thông tin bệnh nhân
- Thuốc kê đơn phải nằm trong danh mục thuốc bệnh viện,
- Kê đơn phù hợp với chẩn đoán, ghi đúng danh pháp, nồng độ
hàm lượng, cách dùng và thời gian dùng
Kê đơn ngoại trú
- Kê đơn thuốc GN-HTT đúng quy định
- Đơn thuốc đảm bảo an toàn hợp lý, hướng dẫn sử dụng thuốc,
ghi khoản, ghi ngày tháng và chữ ký.
- Thực hiện quy định kê thực phẩm chức năng
- Ghi đầy đủ các mục theo quy chế
- Thuốc kê đơn nằm trong danh mục thuốc bệnh viện, phù hợp
với chẩn đoán, xét nghiệm. Thuốc ghi đúng danh pháp, nồng độ
hàm lượng, cách dùng và thời gian dùng
Bệnh án
- Thử phản ứng với thuốc kháng sinh tiêm, theo dõi truyền dịch
- Đánh số với thuốc GN-HHT, thuốc kháng sinh để theo dõi
ngày điều trị
- Ghi ngày tháng, ký tên ghi rõ tên bác sỹ điều trị.
-Bảo quản đúng chế độ, kiểm kê theo danh mục
Tủ trực
- Sổ bào giao thuốc ghi đầy đủ tên thuốc, số lượng
- Theo dõi hạn dùng
-Thực hiện đúng y lệnh
-Phiếu lĩnh thuốc, sổ trực, sổ bàn giao y lệnh, bệnh án và lượng
Sử dụng thuốc
thuốc thực tế phải khớp số liệu.
-Theo dõi sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân
-Xử trí các ADR và báo cáo kịp thời
54
+ Khoa Dược kiểm tra việc sử dụng thuốc tại khoa lâm sàng theo các nội dung:
số lượng thuốc dùng, tổng hợp thuốc tại khoa lâm sàng, cấp phát thuốc tại khoa dược,
phiếu lĩnh, phiếu xuất kho được kiểm duyệt hàng ngày, thuốc cấp cho bệnh nhân đảm
bảo chất lượng, hướng dẫn điều trị, thuốc phát đúng theo quy định thời gian. Thuốc ra
lẻ không còn nguyên bao gói được đóng gói kín khí, có nhãn tên thuốc, hàm lượng,
hạn dùng, đảm bảo vệ sinh.
Tóm lại: Hoạt động quản lý sử dụng thuốc của bệnh viện được duy trì thường
xuyên. Việc quản lý thực hiện danh mục thuốc được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo tránh
lạm dụng thuốc, tránh lãng phí thuốc.
3.2.2.3. Nhiệm vụ dƣợc lâm sàng, thông tin thuốc
- Cơ sở vật chất: Bộ phận dược lâm sàng , thông tin thuốc và theo dõi báo cáo
ADR chưa có phòng làm việc riêng. Có một tủ đựng tài liệu và một máy tính, tuy
nhiên máy tính và tủ đồng thời cũng phục vụ cho công tác thống kê thuốc, báo cáo sử
dụng thuốc và các công việc hành chính của khoa.
- Cơ sở dữ liệu: Dược thư quốc gia, Vidal, Thuốc và Biệt dược, AHFS Drug
Information, Martindale và trang Web như Micromedex.
- Hoạt động dƣợc lâm sàng.
Bộ phận dược lâm sàng có 3 thành viên (2 dược sĩ đại học và 1 bác sĩ ở khoa nội
trú), các thành viên vẫn kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác trong khoa. Bộ phận này làm
công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc và tham gia báo cáo ADR, đi khoa lâm sàng
khi có nhu cầu của khoa, đi không thường xuyên và thường kết hợp với công tác quản
lý kê đơn thuốc và công tác kiểm tra của khoa dược tại các khoa lâm sàng. Tại khoa
lâm sàng dược sỹ xem các bệnh án kiểm tra các tương tác thuốc và liều dùng thuốc là
chủ yếu, nhưng việc thực hành đi khoa lâm sàng còn ít và nội dung hoạt động còn hạn
chế.
- Hoạt động thông tin thuốc
Bệnh viện thành lập tổ thông tin thuốc gồm 02 dược sĩ đại học và 01 bác sỹ khoa
lâm sàng. Thực tế các dược sỹ, bác sỹ đều kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau.
55
Hầu hết chưa quan tâm nhiều đến công tác thông tin thuốc. Chỉ có 02 DSĐH thực hiện
hoạt động thông tin thuốc.
+ Nội dung hoạt động thông tin thuốc
Thông tin thuốc mới (tên, hàm lượng, dạng dùng, liều dùng, tác dụng không
mong muốn, giá tiền, lượng dự trữ…), thông tin thuốc hết, thuốc thay thế tương
đương. Thông tin hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân tại các bảng tin của khoa lâm
sàng. Thông tin tương tác thuốc. Thông tin về các thuốc hết, thuốc mới tên thuốc, hoạt
chất, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng cho bệnh nhân...), thuốc thay thế.
+ Hình thức thông tin thuốc chủ yếu
Thông tin trực tiếp hoặc qua điện thoại. Thông qua giao ban bệnh viện. Gửi công
văn đến các khoa phòng, hội thảo tại bệnh viện. Thông qua bảng tin tại khoa Dược. Để
khoa lâm sàng thuận tiện cho việc tra cứu, khoa dược nên tổng hợp các bảng tra cứu
thông tin thuốc theo khoa, trong đó chú trọng các hoạt chất mà khoa hay dùng đến. Ví
dụ bảng tra liều dùng với thuốc cho bệnh nhân nhi, thuỷ đậu, zona và cho con bú; bảng
tra tương tác thuốc.
Dược lâm sàng và thông tin thuốc rất cần thiết cho cả Bác sỹ, dược sỹ, điều
dưỡng và người bệnh, trong công tác khám chữa bệnh hướng dẫn sử dụng thuốc.
Trong khi đó mức độ đáp ứng nhu cầu dược lâm sàng còn hạn chế. Nguyên nhân là do
thiếu nhân lực, nhân viên chưa tập trung vào công việc, thiếu một kế hoạch cụ thể cho
công tác dược lâm sàng và thông tin thuốc. Mặt khác, trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm,
kỹ năng thực hành dược lâm sàng và thông tin thuốc, kỹ năng khai thác- tổng hợp
thông tin, cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế.
- Hoạt động theo dõi, báo cáo phản ứng có hại của thuốc.
Khoa lâm sàng đều có sổ theo dõi báo cáo ADR và mẫu báo cáo ADR. Khi xảy
ra ADR, cán bộ y tế thường xử trí ngay và viết báo cáo. Năm 2014 bệnh viện báo cáo
được 15 ca ADR gửi lên khoa Dược và đến trung tâm ADR quốc gia. Số liệu này đã
phản ánh được thực tế hoạt động điều trị tại bệnh viện.
Số lượng thông tin thuốc và báo cáo ADR được thể hiện bảng 3.22
56
Bảng 3.22. Hoạt động thông tin thuốc và ADR
STT
Nội dung thông tin thuốc
Số lần
1
Thông tin thuốc về tương tác thuốc
4
2
Thông tin thuốc về liều dùng
8
3
Thông tin thuốc mới: hoạt chất, liều dùng, chống chỉ định,
tương tác thuốc
10
4
Thông tin thuốc đình chỉ lưu hành, thuốc thu hồi
5
5
Báo cáo ADR
15
6
Thông báo thuốc thay thế, thuốc hết
10
Tóm lại:
Bước đầu bệnh viện đã thực hiện được công tác dược lâm sàng và thông tin
thuốc, báo cáo ADR. Thông tin thuốc chủ yếu là thuốc thay thế và thuốc hết. Số lượng,
chất lượng Dược Lâm Sàng và thông tin thuốc chưa đáp ứng được nhu cầu điều trị
ngày càng cao. Kết quả thực hiện đã cung cấp những thông tin quan trọng làm cơ sở
cho trung tâm ADR. Việc thực hiện lập báo cáo ADR ngày càng được chú trọng.
Khoa lâm sàng đều có sổ theo dõi báo cáo ADR và mẫu báo cáo ADR. Khi xảy
ra ADR, cán bộ y tế thường xử trí ngay và viết báo cáo. Năm 2014 bệnh viện báo cáo
được 15 ca ADR gửi lên khoa Dược và đến trung tâm ADR quốc gia. Số liệu này đã
phản ánh được thực tế hoạt động điều trị tại bệnh viện.
57
Chƣơng 4. BÀN LUẬN
4.1 Hoạt động lựa chọn và mua thuốc tại bệnh viện Da Liễu Thành phố Cần Thơ
năm 2014.
4.1.1 Lựa chọn thuốc
Bệnh viện đã xây dựng được quy trình lựa chọn thuốc cung ứng, tuy nhiên quy
trình này chưa đầy đủ theo hướng dẫn. Những năm qua, bệnh viện lựa chọn thuốc dựa
vào tình hình sử dụng thuốc năm trước, dự trù thuốc của các khoa phòng và danh mục
thuốc chủ yếu sử dụng thuốc chủ yếu của Bộ Y tế mà chưa chú trọng dựa vào mô hình
bệnh tật của bệnh viện. Một số tiêu chí để lựa chọn danh mục thuốc vẫn chưa thống
nhất được, việc xây dựng danh mục thuốc chủ yếu do khoa dược tiến hành. Công tác
bổ sung thuốc có biên bản đề nghị rõ ràng, nhưng chưa linh động trong khâu chỉnh sửa
danh mục. Danh mục thuốc bệnh viện được xây dựng chỉ 1 lần trong 1 năm. Một hạn
chế nữa là 1 hoạt chất chỉ giới hạn 1 biệt dược. Nếu có vấn đề xảy ra với các nhà cung
ứng thì bệnh viện không có thuốc để sử dụng. Ưu tiên hàng giá rẻ mà quên đi tính ưu
việt của từng nhà sản xuất. Điều này giống với kết quả phân tích của Nguyễn Tấn
Phương (2013) khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ
Chi 2012 [24].
Công tác lựa chọn thuốc trong danh mục thuốc bệnh viện Da Liễu năm 2014.
Danh mục thuốc bệnh viện Da Liễu TPCT có 12 nhóm tác dụng dược lý chính,
bao gồm 78 hoạt chất và 125 biệt dược. Danh mục này có nhiều hoạt chất nhưng ít biệt
dược hơn so với kết quả phân tích hoạt động cung ứng thuốc của Trần Thị Bích Liên
(2014) tại bệnh viện Tâm Thần TP.HCM năm 2013 (có 75 hoạt chất và 133 mặt hàng)
[22].
Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong danh mục thuốc bệnh viện đạt 100%. So với kết quả
khảo sát của Nguyễn Mạnh Cường (2013) khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh
viện Công An TPHCM (chỉ đạt 83,6%) thì tỷ lệ này là rất cao và rất tốt [14]. Danh
mục thuốc bệnh viện năm 2014 của bệnh viện Da Liễu TPCT có 84,6% thuốc đơn
thành phần (66 thuốc) và 15,4% thuốc đa thành phần (12 thuốc). Tỷ lệ này ở Bệnh
viện đa khoa Phố Núi (năm 2014) lần lượt là 88,7% và 11,3% [15].
58
Thuốc sản xuất trong nước của danh mục thuốc bệnh viện Da Liễu TPCT chiếm
77,6%. Tỷ lệ này cao hơn so với yêu cầu của Bộ Y tế (là 50%) và cao hơn rất nhiều so
với kết quả của Nguyễn Tấn Phương (2013) khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại
bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi 2012 (là 41,2%) [24].
Tỷ lệ thuốc dùng dạng uống chiếm 65,6%. Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Đào
Thị Minh Doan (2014) phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa Phố
Nối (là 51,2%) [15].
Tính thích ứng của danh mục thuốc bệnh viện
Mô hình bệnh tật tại bệnh viện Da Liễu TPCT năm 2014 theo bảng phân loại
bệnh tật quốc tế ICD-10 với 104.581 trường hợp bệnh nhân, bao gồm 16 chương bệnh.
Ba chương bệnh cao nhất là “Bệnh của da và tổ chức dưới da” (chiếm 80,321%),
“Bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh vật” (chiếm 16,051%), “Khối u” (chiếm 1,402%). Kết
quả nghiên cứu cho thấy danh mục thuốc bệnh viện thích ứng với mô hình bệnh tật của
bệnh viện chuyên khoa Da Liễu. Song song đó, kinh phí đã sử dụng của nhóm "thuốc
điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn" là cao nhất (chiếm 36,83%), kế tiếp là
nhóm "hocmon thượng thận và những chất tổng hợp thay thế" (chiếm 24,49%) và
nhóm "thuốc điều trị bệnh da liễu" (chiếm 17,03%) tổng kinh phí thuốc. Điều này phù
hợp với giá thành sản xuất các hoạt chất trong nhóm thuốc và mô hình bệnh tật của
bệnh viện Da Liễu TPCT.
Năm 2014 bệnh viện có 3,2% (4 thuốc) sử dụng ngoài danh mục thuốc. Số lượng
thuốc trong danh mục không sử dụng chiếm 12% (15 thuốc). Tỉ lệ này cao hơn nghiên
cứu của Đào Thị Minh Doan (2014) phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện
đa khoa Phố Nối có (5 thuốc) (là 4,9%) [15].
4.1.2 Mua thuốc
Bệnh viện không tổ chức đấu thầu, thuốc được mua theo quyết định phê duyệt kết
quả đấu thầu tại Sở Y tế TP. Cần Thơ. Do đấu thầu tập trung tại Sở Y tế, danh mục
thuốc trúng thầu được sử dụng cho tất cả bệnh viện thuộc Sở Y tế TPCT, do đó nếu
các bệnh viện không sử dụng các thuốc ngoại có thương hiệu thì sẽ không đảm bảo kế
hoạch thu hút lượng bệnh nhân, hoặc sẽ có nhiều bệnh nhân có BHYT xin vượt tuyến.
59
Bệnh viện đã xây dựng được quy trình mua sắm thuốc. Nguồn cấp thuốc từ 26 công ty
cung ứng, tổng giá trị tiền thuốc là 3.184.591 triệu đồng.
Việc xác định số lượng dự trù thuốc mua chưa thật chính xác, dự trù thuốc và gọi
hàng được tiến hành sau khi lập báo cáo sử dụng thuốc VTTH-HC hàng tháng. Nhưng
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa có sự tính toán khách quan dựa vào số lượng tồn
kho, số lượng sử dụng trung bình và số tồn kho của thuốc tương đương.
4.2 Hoạt động tồn trữ, cấp phát và quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện Da Liễu
Thành phố Cần Thơ năm 2014
4.2.1 Tồn trữ cấp phát thuốc
Hệ thống kho thuốc đã được xây dựng đạt tiêu chuẩn bảo quản thuốc tốt theo quy
định. Kho có vị trí thuận tiện cho việc xuất nhập thuốc, chống thảm hoạ thiên tai. Có
đầy đủ tủ lạnh, quạt trần, giá kệ, bình cứu hoả. Các thuốc đều được bảo quản đúng.
Việc theo dõi hạn dùng được lưu ý, sổ theo dõi hạn dùng và sổ theo dõi nhiệt độ- độ
ẩm được cập nhật thường xuyên. Việc sắp xếp thuốc đạt yêu cầu, kho thuốc được sắp
theo vần tác dụng dược lý nên thuận lợi cho việc cấp phát, kiểm kê, giảm thiểu được
việc nhầm lẫn. Thủ kho phải thống kê xuất nhập tồn thuốc hàng tháng và phải đối
chiếu số với kế toán dược và thống kê.
Kho thuốc được xây dựng theo hệ thống một chiều rất thuận tiện cho việc nhập,
xuất, cấp phát, kiểm kê. Kho bao gồm 1 kho chính và 1 kho lẻ, kho chính có các giá kệ
để thuốc theo thùng chẳn rất dễ kiểm kê số lượng, kho chính xuất thuốc sang kho lẻ
theo phiếu dự trù của kho lẻ để cấp phát cho khoa lâm sàng, thuốc tại đây được sắp
theo nhóm dược lý, thuốc sẽ đi một chiều từ khi nhập đến xuất. Kho lẻ cũng được xếp
theo nhóm tác dụng dược lý, có nhân viên chuyên nhiệm sắp xếp, kiểm tra, nhận, cấp
phát hàng ngày, nên việc mất thuốc rất ít xảy ra; nếu có chênh lệch số liệu cũng nhanh
chóng tìm ra nguyên nhân.
4.2.2 Quản lý sử dụng thuốc
4.2.2.1. Danh mục thuốc sử dụng
Thuốc sản xuất trong nước được sử dụng nhiều hơn thuốc sản xuất tại nước
ngoài cả về số lượng và giá trị tiêu thụ. Cụ thể, thuốc sản xuất trong nước với chiếm
60
79,1% về số lượng tiêu thụ và chiếm 62,6% về giá trị tiêu thụ. Kết quả này cao hơn so
với nghiên cứu của Nguyễn Tấn Phương (2013) trong khảo sát hoạt động cung ứng
thuốc tại bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi với thuốc nội chiếm 41,2% về số lượng
tiêu thụ và 29,2% giá trị tiêu thụ [24].
Cơ cấu sử dụng thuốc theo phương pháp phân tích theo phân hạng ABC được kết
quả là 22,7% thuốc hạng A (chiếm 74,6% GTTT); 16,4% thuốc hạng B (chiếm 15,4%
GTTT) và 60,9% thuốc hạng C (chiếm 10,0% GTTT). Kết quả này cao hơn về số
thuốc hạng A, tương đương về số thuốc hạng B và ít hơn về số thuốc hạng C so với kết
quả của Huỳnh Trung Hiền (2012) nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng
cung ứng thuốc tại bệnh viện Nhân Dân 115 có 9,2% thuốc hạng A (chiếm 69,9%
GTTT); 16,9% thuốc hạng B (chiếm 20,0% GTTT) và 73,9% thuốc hạng C (chiếm
10,1% GTTT) [28].
Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phương pháp phân tích VEN cho kết quả: Nhóm V có
42 thuốc, chiếm 38,2% về chủng loại và chiếm 31,6% GTTT. Nhóm E có 48 thuốc,
chiếm 43,6% về chủng loại và chiếm 58,9% GTTT. Nhóm N có ít thuốc và giá trị sử
dụng ít nhất, với 20 thuốc, chỉ chiếm 18,2% về chủng loại và 9,4% GTTT. Nhóm N là
các thuốc không thiết yếu trong điều trị.
Cơ cấu sử dụng thuốc theo phân tích ABC/VEN của bệnh viện Da Liễu TPCT có
53,6% thuốc nhóm I, có 34,5% thuốc nhóm II và 11,8% thuốc nhóm III. Kết quả này
trong nghiên cứu của Đào Thị Minh Doan (2014) tại bệnh viện đa khoa Phố Nối lần
lượt là 41,3%; 55,4%; 3,3%. Cơ cấu chủng loại, giá trị sử dụng thuốc hạng A theo
phân tích VEN như sau: có 32,0% thuốc AV, có 56,0% thuốc thuộc AE và 12,0%
thuốc AN. Kết quả này cho thấy AV và AN có nhiều thuốc hơn ngược lại AE có ít
thuốc hơn khi so sánh với nghiên cứu của Hoàng Thị Minh Hiền (2012) tại bệnh viện
Hữu Nghị năm 2010 cho kết quả 3,2% thuốc AV; 92,5% AE và 4,3% AN.
4.2.2.2. Quản lý kê đơn thuốc, ghi bệnh án, tủ trực và sử dụng thuốc
+ Việc quản lý kê đơn thuốc, ghi bệnh án, tủ trực và sử dụng thuốc được Khoa
dược, phòng kế toán tổng hợp kiểm tra hàng ngày và được Ban kiểm tra của bệnh viện,
cơ quan bảo hiểm kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Công tác kiểm tra theo các nội dung:
số lượng cấp phát, phiếu lĩnh thuốc, phiếu xuất kho tại khoa dược, số lượng sử dụng
61
tại khoa lâm sàng, thuốc cấp cho bệnh nhân đảm bảo chất lượng, hướng dẫn điều trị,
thuốc phát đúng theo quy định thời gian, thuốc ra lẻ không còn nguyên bao gói được
đóng gói kín khí, có nhãn tên thuốc, hàm lượng, hạn dùng, đảm bảo vệ sinh. Hoạt
động quả sử dụng thuốc của bệnh viện được duy trì thường xuyên. Việc quản lý thực
hiện danh mục thuốc được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo tránh lạm dụng thuốc.
4.2.2.3. Nhiệm vụ dƣợc lâm sàng, thông tin thuốc
Hiện tại, bộ phận DLS-TTT và theo dõi báo cáo ADR chưa có phòng làm việc
riêng. Có một tủ đựng tài liệu và một máy tính, tuy nhiên máy tính và tủ đồng thời
cũng phục vụ cho công tác thống kê thuốc, báo cáo sử dụng thuốc và các công việc
hành chính của khoa. Công tác này hiện sử dụng cơ sở dữ liệu là Dược thư quốc gia,
Vidal, Thuốc và Biệt dược, AHFS Drug Information, Martindale và trang Web như
Micromedex.
- Hoạt động dƣợc lâm sàng - thông tin thuốc
Tổ DLS-TTT có 3 thành viên, gồm 1 dược sĩ đại học 1 bác sĩ ở khoa nội trú.
Các thành viên của bộ phận dược lâm sàng vẫn kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác trong
khoa. Số lượng thành viên của bệnh viện rất ít so với bệnh viện Đa khoa Củ Chi thì tổ
DLS-TTT của có đến 06 thành viên (Nguyễn Tấn Phương, 2013).
Nội dung hoạt động thông tin thuốc gồm có thông tin thuốc mới (tên, hàm lượng,
dạng dùng, liều dùng, tác dụng không mong muốn, giá tiền, lượng dự trữ…), thông tin
thuốc hết, thuốc thay thế tương đương, thông tin hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân
tại các bảng tin của khoa lâm sàng, thông tin tương tác thuốc, thông tin về các thuốc
hết, thuốc mới tên thuốc, hoạt chất, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng cho bệnh
nhân...), thuốc thay thế. Các thông tin này được truyền trực tiếp hoặc qua điện thoại,
thông báo giao ban bệnh viện hoặc gửi công văn đến các khoa phòng, hội thảo tại bệnh
viện. Ngoài ra còn được thông qua bảng tin tại khoa Dược.
- Hoạt động theo dõi, báo cáo phản ứng có hại của thuốc.
Năm 2014 bệnh viện báo cáo được 15 ca ADR gửi lên khoa Dược và đến trung
tâm ADR quốc gia. Số liệu này đã phản ánh được thực tế hoạt động điều trị tại bệnh
viện. Kết quả thực hiện đã cung cấp những thông tin quan trọng làm cơ sở cho trung
tâm ADR. Việc thực hiện lập báo cáo ADR ngày càng được chú trọng.
62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Lựa chọn thuốc
Bệnh viện đã xây dựng được quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện, trong
đó HĐT&ĐT đóng vai trò chính, và có các khoa, phòng liên quan tham gia làm thành
viên. Giám đốc bệnh viện phê duyệt danh mục thuốc bệnh viện. Danh mục thuốc bệnh
viện có 12 nhóm thuốc, 78 hoạt chất và 125 biệt dược. Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong danh
mục thuốc bệnh viện đạt 100%. Trong tổng số 125 biệt dược nghiên cứu, có 66 thuốc
đơn thành phần (chiếm 84,6%) và 12 thuốc đa thành phần (chiếm 15,4%); có 77,6%
(97 thuốc) biệt dược được sản xuất trong nước cao hơn rất nhiều so với chiếm 22,4%
(28 thuốc) biệt dược sản xuất tại nước ngoài; có đến 65,6% thuốc dùng dạng uống và
24,8% thuốc dùng ngoài.
Mô hình bệnh tật của bệnh viện bao gồm 16 chương bệnh. Ba chương bệnh cao
nhất là Bệnh của da và tổ chức dưới da là 84.000 lượt (chiếm 80,321%), Bệnh nhiễm
khuẩn và kí sinh vật là 16.786 lượt (chiếm 16,051%), Khối u là 1.466 lượt bệnh nhân
(chiếm 1,402%). Kết quả nghiên cứu cho thấy danh mục thuốc bệnh viện thích ứng với
mô hình bệnh tật của bệnh viện.
Kinh phí đã sử dụng của nhóm "thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn"
là cao nhất (chiếm 36,83%), kế tiếp là nhóm "hocmon thượng thận và những chất tổng
hợp thay thế" (chiếm 24,49%) và nhóm "thuốc điều trị bệnh da liễu" (chiếm 17,03%)
tổng kinh phí thuốc. Điều này phù hợp với giá thành sản xuất các hoạt chất trong nhóm
thuốc và mô hình bệnh tật của bệnh viện Da Liễu TPCT.
Việc xây dựng danh mục phù hợp quy định, tương đối sát với thực tế, đáp ứng
được nhu cầu điều trị nội trú và bệnh nhân ngoại trú. Có 11 thuốc không sử dụng đến
và 4 thuốc sử dụng ngoài danh mục thuốc. Bệnh viện cần xem xét lại đề nghị của các
khoa và loại bỏ các thuốc chưa dùng đến hoặc không cần thiết ra khỏi danh mục và bổ
sung thêm các thuốc bệnh viện cần sử dụng.
63
Mua thuốc
Bệnh viện đã có quy trình mua sắm thuốc đúng quy định. Việc mua sắm thuốc
đảm bảo yêu cầu và đúng quy định. Việc mua thuốc theo danh mục trúng thầu của Sở
Y tế có nhiều thuận lợi. Các bệnh viện không mất thời gian cho việc tổ chức đấu thầu,
đảm bảo được bệnh nhân có thẻ BHYT được hưởng mức giá thuốc như nhau trên toàn
tỉnh tạo thuận lợi cho thanh quyết toán với BHYT. Nguồn cung ứng thuốc ổn định.
Các thuốc đều mua theo kết quả đấu thầu. Chất lượng thuốc được đảm bảo do quy
định rõ trong công tác dự trù và kiểm nhập. các thuốc đều có giấy tờ chứng minh
nguồn gốc, có đầy đủ hoá đơn. Việc dự trù mua sắm còn dựa chủ yếu vào kinh
nghiệm.
Năm 2014 bệnh viện Da Liễu có 26 công ty cung ứng thuốc (chưa kể HC-VTTH,
sinh phẩm y tế). Tổng giá trị các mặt hàng này là 3,184,591 triệu đồng. Trong đó có 10
công ty cung ứng đến 86.8% giá trị thuốc sử dụng tại bệnh viện. Nguồn kinh phí mua
sắm thuốc lấy từ nguồn thu chủ yếu của bệnh viện là thu viện phí.
Tồn trữ, cấp phát thuốc
Hệ thống kho của bệnh viện gồm có 2 kho: kho chính và kho lẻ . Thuốc mua về
được nhập vào kho chính sau đó xuất sang kho lẻ. Kho chính được đặt tại khoa Dược
và kho lẻ phát thuốc BHYT nội trú và ngoại trú đặt tại Khoa khám bệnh.
Các trang thiết bị thiết yếu được cung cấp đáp ứng đủ nhu cầu bảo quản thuốc và
hoá chất. Kho cấp phát nội trú và ngoại trú được bố trí ở tầng trệt, sạch sẽ thoáng gió,
thuận tiện cho vận chuyển thuốc đến khoa lâm sàng và đồng thời cũng thuận tiện cho
bệnh nhân lĩnh thuốc.
Quản lý sử dụng thuốc
Thuốc sản xuất trong nước với chiếm 79,1% về số lượng tiêu thụ và chiếm
62,6% về giá trị tiêu thụ. Cơ cấu sử dụng thuốc theo phương pháp phân tích theo phân
hạng ABC được kết quả là 22,7% thuốc hạng A (chiếm 74,6% GTTT); 16,4% thuốc
hạng B (chiếm 15,4% GTTT) và 60,9% thuốc hạng C (chiếm 10,0% GTTT).
Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phương pháp phân tích VEN cho kết quả: Nhóm V có
42 thuốc, chiếm 38,2% về chủng loại và chiếm 31,6% GTTT. Nhóm E có 48 thuốc,
chiếm 43,6% về chủng loại và chiếm 58,9% GTTT. Nhóm N có ít thuốc và giá trị sử
64
dụng ít nhất, với 20 thuốc, chỉ chiếm 18,2% về chủng loại và 9,4% GTTT. Nhóm N là
các thuốc không thiết yếu trong điều trị.
Cơ cấu sử dụng thuốc theo phân tích ABC/VEN của bệnh viện Da Liễu TPCT có
53,6% thuốc nhóm I, có 34,5% thuốc nhóm II và 11,8% thuốc nhóm III. Cơ cấu chủng
loại, giá trị sử dụng thuốc hạng A theo phân tích VEN như sau: có 32,0% thuốc AV,
có 56,0% thuốc thuộc AE và 12,0% thuốc AN.
Công tác thông tin thuốc thực sự còn hạn chế về cả số lượng và sự chuyên sâu,
trong khi nhu cầu về thông tin thuốc của bác sỹ, điều dưỡng và bệnh nhân là rất lớn.
Nội dung hoạt động thông tin thuốc chủ yếu là thông tin liều dùng và thuốc hết, thuốc
thay thế, thuốc mới.
Khoa lâm sàng đều có sổ theo dõi báo cáo ADR và mẫu báo cáo ADR. Khi xảy
ra ADR, cán bộ y tế thường xử trí ngay và viết báo cáo. Năm 2014 bệnh viện báo cáo
được 15 ca ADR gửi lên khoa Dược và đến trung tâm ADR quốc gia. Số liệu này đã
phản ánh được thực tế hoạt động điều trị tại bệnh viện.
KIẾN NGHỊ
* Đối với Bệnh viện:
- Xây dựng DM thuốc cần áp dụng thường xuyên phương pháp phân tích
ABC,VEN và ma trận ABC/VEN.
- HĐT&ĐT phải giành thời gian bàn bạc về vấn đề mua thuốc
- Bổ sung nhân lực cho bộ phận DLS và cử DS đi đào tạo chuyên sâu về
DLS.
- Bổ sung thêm bộ phận nghiệp vụ dược hiện nay còn thiếu.
- Trang bị máy tính cho khoa Dược.
- Tăng cường xã hội hoá.
* Đối với Khoa dƣợc:
- Tăng cường hoạt động về thông tin thuốc cho y tá, điều dưỡng .
- Cần xây dựng và thực hiện các qui trình mà Bộ y tế đã ban hành.
- Triển khai phần mềm tra cứu tương tác thuốc.
- Tăng cường kiểm tra việc cấp phát thuốc.
65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Nguyễn Thanh Bình (2007), Dịch tễ dược học, Giáo trình Bộ Y Tế.
2
Bộ Y tế (2013), Danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần thứ VI, ban hành kèm
theo Thông tư số 45/2013/TT-BYT ngày 26/12/2013.
3
Bộ Y tế (2009), Hội thảo chuyên đề đánh giá vai trò Hội đồng thuốc và điều trị,
2009, Hà Nội.
4
Bộ Y tế (2011), Quy định về tổ chức hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong
bệnh viện. Thông tư 15/2011/TT-BYT ngày 19/4/2011.
5
Bộ Y tế (2011), Quy định về tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện.
Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011.
6
Bộ Y tế, (2011), Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.
Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011.
7
Bộ Y tế (2011), Ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu được
sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán.
Thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011.
8
Bộ Y tế (2011), Đề án chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khoẻ nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030. 2011, Hà Nội.
9
Bộ y tế - Bộ tài chính (2012). Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y
tế. Thông tư 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/1/2012.
10 Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện, Thông tư
31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012.
11 Bộ Y tế (2013), Quy định về tổ chức và hoạt động của Hôi đồng thuốc và điều trị
trong bệnh viện. Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013.
12 Bộ Y tế- Nhóm đối tác y tế (2013), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm
2013, “Hướng tới bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân”.
13 Bộ Y tế (2015), Báo cáo tổng kết công tác y tế 2014, một số nhiệm vụ và giải
phát trọng tâm 2015, giai đoạn 2016-2020, 2015, Hà Nội.
14 Nguyễn Mạnh Cường (2013), Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện
Công An TPHCM năm 2012, 2013, Hà Nội.
15 Đào Thị Minh Doan (2014), “Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện
Đa khoa Phố Núi năm 2013”, luận văn thạc sỹ Dược học , Trường Đại học Dược
Hà Nội, 2013, Hà Nội.
16 Nguyễn Thị Thanh Dung (2010), Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại
bệnh viện phổi trung ương năm 2009, 2010, Đại học Dược Hà Nội.
17 Nguyễn Thị Thái Hằng (2007), Quản lý và Kinh tế dược, Giáo trình trường Đại
học Dược Hà Nội.
18 Hoàng Thị Minh Hiền (2012), Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu
Nghị - Thực trạng và một số giải pháp, 2012, Hà Nội.
19 Nguyễn Thị Thanh Hương (2013), Bài giảng quản lý dược bệnh viện, Trường
Đại Học Dược Hà Nội.
20 Lương Thị Thanh Huyền (2012), Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại
bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2012. Luận văn thạc sỹ, Đại học Dược
Hà Nội.
21 Nguyễn Thị Phương Lan (2011), Nghiên cứu một số hoạt động sử dụng thuốc tại
bệnh viện Tim Hà Nội giai đoạn 2008-2010, Luận văn Thạc sỹ Dược học,
Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
22 Trần Thị Bích Liên (2014), Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện
Tâm Thần TPHCM năm 2013, 2014, Hà Nội.
23 Dương Ngọc Ngà (2011), Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh
viện C tỉnh Thái Nguyên năm 2011, Luận văn Thạc sỹ Dược học, Trường Đại
học Dược Hà Nội, Hà Nội.
24 Nguyễn Tấn Phương (2013), “Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện
đa khoa khu vực củ chi năm 2012”, luận văn chuyên khoa cấp I, Trường Đại học
Dược Hà Nội, Hà Nội.
25 Trần Thị Thoa (2011), Nghiên cứu thực trạng và tính công bằng trong tiếp cận
và sử dụng thuốc, thuốc thiết yếu tại tuyễn xã, Luận án tiến sỹ Dược học, Trường
Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
26 Tổ chức Y tế thế giới (2004), Hội đồng thuốc và điều trị-Cẩm nang hướng dẫn
thực hành, Hoạt động DPCA- Chương trình hợp tác y tế Việt Nam- Thuỵ Điển.
27 Hoàng Hiếu Tri (2014) Báo cáo nghành dược phẩm . FPT Securities
28 Huỳnh Hiền Trung (2012), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng
cung ứng thuốc tại Bệnh viện nhân dân 115, Luận án tiến sỹ Dược học, Trường
Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
29 Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2009), Quyết định về việc thành lập bệnh
viện Da Liễu trực thuộc Sở Y tế thành phố Cần Thơ, thành phố Cần Thơ 8/2009.
PHỤ LỤC
BẢNG PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU NĂM 2014
STT
Tên hàng
Tên hoạt chất
Đvt
Giá VAT
SL
Sử dụng
TT
Sử dụng
Cộng dồn
Phần
Phân Phân
trăm
Phân
hạng loại
cộng
nhóm
ABC VEN
dồn
1
AxCel Betamethasone cream
Betamethasone 0,1%
tube
25,500
11,056
281,927,997
281927996.7
8%
A
E
I
2
AxCel Fusidic cream
Acid Fucidic20mg
tube
45,500
5,286
240,512,998
522,440,995
15%
A
E
I
3
Foban Cream 15g
Acid Fucidic20mg
tube
52,038
3,429
178,438,302
700,879,297
21%
A
E
I
4
Augbidil 625
viên
4,935
35,884
177,087,540
877,966,837
26%
A
V
I
5
Telfor 60mg
Amoxicilin + ACid clavulanic
(500 + 125 Mg)
Fexofenadin60mg
viên
1,498
90,415
135,486,606
1,013,453,443
30%
A
E
I
6
Hoe Beprosalic
Ointment 15g
Betamethason Dipropionat;
Acid Salycilic0,064%+ 3%
tube
49,560
2,475
122,661,000
1,136,114,443
34%
A
E
I
7
Bividerm
tube
19,500
5,477
106,801,497
1,242,915,940
37%
A
E
I
8
Fobancort Cream 5g
tube
30,450
3,066
93,359,700
1,336,275,640
39%
A
E
I
9
Doropycin 3
Acid Fucidic+Betamethason
(2%+0,1%)
Acid Fucidic+Betamethason
(2%+0,1%)
Spiramycin3M UI
viên
2,739
33,770
92,496,027
1,428,771,667
42%
A
V
I
10
Haginat 250
Cefuroxim250mg
viên
6,000
15,122
90,732,000
1,519,503,667
45%
A
V
I
11
Bactroban Oin 5g 1'S
Mupirocin 2% ointment0.02
tube
37,887
2,326
88,125,145
1,607,628,812
47%
A
E
I
12
Fefasdin
Fexofenadin120mg
viên
1,070
78,564
84,063,429
1,691,692,241
50%
A
E
I
13
Prednisolon 5
Prednisolon acetat5mg
viên
179
441,055
78,948,294
1,770,640,534
52%
A
E
I
14
Eumovate 5g Cre
Clobetasone butyrate0,05%; 5g
tube
20,269
3,841
77,853,191
1,848,493,725
55%
A
E
I
120
15
Cefuroxim 500mg
Cefuroxim500mg
viên
4,725
16,215
76,615,875
1,925,109,600
57%
A
V
I
16
Cefadroxil 500mg
Cefadroxil500mg
viên
1,300
56,184
73,039,245
1,998,148,845
59%
A
V
I
17
Zidcef 200
Cefpodoxim 200mg
viên
14,000
5,009
70,124,247
2,068,273,092
61%
A
V
I
18
Eryne Gel
Erythromycin0,4g
tube
35,000
2,000
69,999,930
2,138,273,022
63%
A
V
I
19
Cefuroxim 250mg
Cefuroxim 250mg
viên
2,310
30,178
69,711,180
2,207,984,202
65%
A
V
I
20
Vitamin PP 500mg
Vitamin PP 500mg
viên
266
235,613
62,555,253
2,270,539,455
67%
A
N
I
21
Vinpha E
Vitamin E 400UI
viên
683
89,945
61,387,463
2,331,926,917
69%
A
N
I
22
Telfor 120
Fexofenadin120mg
viên
2,562
23,331
59,774,022
2,391,700,939
71%
A
E
I
23
Bidivit AD
Vitamin A ,Vitamin D
viên
273
182,089
49,710,297
2,441,411,236
72%
A
N
I
24
Betasalic 10g
tube
7,900
5,741
45,353,843
2,486,765,079
73%
A
E
I
25
Aciclovir Mkp 800
Betamethason Dipropionat
+ Acid Salycilic"0,64%+30%
Acyclovir 800mg
viên
2,298
18,052
41,483,495
2,528,248,574
75%
A
E
I
26
Vitamin B6 250mg
Vitamin B6 250mg
viên
300
131,407
39,422,088
2,567,670,663
76%
B
N
II
27
Doxycyclin 100mg
Doxycylin100mg
viên
323
120,077
38,784,871
2,606,455,534
77%
B
V
I
28
Vanoran
Itraconazol100mg
viên
3,550
10,692
37,956,573
2,644,412,107
78%
B
E
II
29
Clari DHG 500
Clarithromycin500mg
viên
4,500
8,300
37,349,963
2,681,762,069
79%
B
V
I
30
DEP
Diethylphtalat10g
lọ
5,102
7,316
37,326,232
2,719,088,301
80%
B
E
II
31
Fefasdin 180
Fexofenadin180mg
viên
2,050
16,707
34,249,351
2,753,337,652
81%
B
E
II
32
Telfor 180
Fexofenadin180mg
viên
3,000
9,746
29,237,971
2,782,575,623
82%
B
E
II
33
Enpovid AD
Vitamin A+ Vitamin D3
viên
230
126,373
29,059,471
2,811,635,094
83%
B
N
II
34
Klamentin 625
Amoxicilin;
acid clavulanic(500mg + 125 mg)
viên
4,389
6,375
27,979,875
2,839,614,969
84%
B
V
I
35
Unikids 70ml
36
Klamentin 1g
37
Lorfast
38
Lysine HCL+ calci
glycerophosphat+
acid glycerophosphic+
Vitamin B1+ vitamin B2+ vi
Amoxicilin +
acid clavulanic 875mg + 125 mg
chai
25,200
1,061
26,737,200
2,866,352,169
85%
B
N
II
viên
9,975
2,497
24,907,575
2,891,259,744
85%
B
V
I
Loratadin 10mg
viên
650
38,127
24,782,549
2,916,042,294
86%
B
E
II
Acyclovir 200mg
Acyclovir 200mg
viên
1,860
13,196
24,544,563
2,940,586,857
87%
B
E
II
39
Doropycin 1,5UI
Spiramycin 1,5M UI
viên
1,500
16,183
24,274,501
2,964,861,358
87%
B
V
I
40
Doropycin 0,75
Spiramycin0,75M UI
gói
1,100
21,308
23,438,799
2,988,300,157
88%
B
V
I
41
Rovas 750.000 UI
Spiramycin 0,75M UI
gói
1,783
12,955
23,098,694
3,011,398,851
89%
B
V
I
42
Glonazol Cream
Ketoconazol Cream 2%;10g
tube
4,700
4,364
20,510,798
3,031,909,648
89%
B
E
II
43
Vitamin A 5000 UI
Vitamin A 5000 UI
viên
217
91,902
19,988,685
3,051,898,333
90%
B
N
II
44
Medskin Acyclovir 800
Acyclovir800mg
viên
1,680
11,849
19,906,320
3,071,804,653
91%
C
E
II
45
Griseofulvin 500mg
Griseofulvin500mg
viên
1,154
17,074
19,703,394
3,091,508,047
91%
C
V
I
46
Kefcin 375mg
Cefaclor 375mg
viên
6,000
3,122
18,731,981
3,110,240,028
92%
C
V
I
47
Bikozol
Ketoconazol2%; 5g
tube
3,759
4,405
16,558,395
3,126,798,423
92%
C
E
II
48
Candazole Lotion 10ml (Hoe
Clotrimazole0.01
)
chai
45,000
362
16,289,946
3,143,088,369
93%
C
E
II
49
Dermovate 15g Cre
Clobetasol Propionate 0.05%, 15g
tube
42,812
372
15,926,063
3,159,014,432
93%
C
E
II
50
Eryfluid 4% 30ml
Erythromycin4%; 4g/100ml
chai
50,061
300
15,018,255
3,174,032,687
94%
C
V
I
51
Clarithromycin 250mg
Clarithromycin250mg
viên
1,750
7,998
13,996,499
3,188,029,185
94%
C
V
I
52
Clorpheniramin 4mg
Chlorpheniramin 4mg
viên
41
315,326
12,925,843
3,200,955,029
94%
C
E
II
53
Ofloxacin 200mg
Ofloxacine 200 mg
viên
395
28,294
11,176,128
3,212,131,156
95%
C
V
I
54
Haginat 500
Cefuroxim500mg
viên
5,500
2,002
11,010,989
3,223,142,145
95%
C
V
I
55
Ascorbic 500mg
Vitamin C500mg
viên
140
74,769
10,467,398
3,233,609,544
95%
C
N
III
56
Haginat 125
Cefuroxim125mg
gói
3,500
2,980
10,429,990
3,244,039,533
96%
C
V
I
57
Ruxict
Roxithromycin150mg
viên
508
19,630
9,972,040
3,254,011,573
96%
C
V
I
58
LamiSil Cream 5g 1's
Terbinafine hydrocloride 5g 1h/tube
tube
34,800
213
7,412,398
3,261,423,971
96%
C
E
II
59
Fucicort Cre 5g
Acid Fucidic+Betamethason(2%+0,1%) tube
56,100
132
7,405,200
3,268,829,171
96%
C
E
II
60
Pracan
Fluconazole150mg
viên
11,500
635
7,302,499
3,276,131,670
97%
C
V
I
61
Hapacol 650
Paracetamol650mg
viên
500
14,348
7,173,993
3,283,305,663
97%
C
N
III
62
Celor DHG 375
Cefaclor375mg
viên
3,500
2,000
6,999,993
3,290,305,656
97%
C
V
I
63
Viên sủi
3,755
1,843
6,920,464
3,297,226,120
97%
C
E
II
64
Calcium Sandoz Tab 500mg
Calci
20'Scarbonat ;
calci gluconolactat 0,3g+2,94g
Cefdinir 300
Cefdinir300mg
viên
6,825
1,000
6,825,000
3,304,051,120
97%
C
V
I
65
Azithromycin 200mg
gói
3,150
1,811
5,704,650
3,309,755,770
98%
C
E
II
66
Zyrtec (N) Sol 1mg/ml 60mlCetirizin1mg/ml
chai
55,700
100
5,569,999
3,315,325,769
98%
C
E
II
67
Supirocin
Mupirocin 2% ointment0.02
tube
38,000
134
5,091,933
3,320,417,702
98%
C
E
II
68
Deslotid
Desloratadin0,5mg/ml; 30ml
chai
46,800
100
4,680,000
3,325,097,702
98%
C
E
II
69
Loravidi 10mg
Loratadin10mg
viên
137
28,842
3,951,167
3,329,048,869
98%
C
E
II
70
Quincef 125mg
Cefuroxim 125mg
gói
3,095
1,236
3,825,420
3,332,874,289
98%
C
V
I
71
Fucidin Cre 2% 15g
Acid fucidic 2% cream 20mg/g
tube
62,300
59
3,675,700
3,336,549,989
98%
C
E
II
72
Ciprofloxacin 500mg
Ciprofloxacin500mg
viên
535
6,500
3,477,474
3,340,027,463
99%
C
V
I
Azithromycin 200mg
73
Methionin
DL- methionin250mg
viên
147
20,926
3,076,122
3,343,103,585
99%
C
E
II
74
Azithromycin 250mg
Azithromycin 250mg
viên
3,333
911
3,036,358
3,346,139,942
99%
C
E
II
75
Omeprazol
Omeprazol20mg
viên
515
5,728
2,949,883
3,349,089,825
99%
C
N
III
76
Medskin Mico
Miconazole2%; 10g
tube
10,500
277
2,908,500
3,351,998,325
99%
C
E
II
77
Dung Dịch Milian
.
chai
6,143
440
2,702,917
3,354,701,242
99%
C
E
II
78
Kahepa
Xanh methylen + tím gentian
(400mg + 50mg)
Arginin 200mg
viên
970
2,484
2,409,480
3,357,110,722
99%
C
N
III
79
Locacid Cream 0,05% 30grTretinoin0,05%/100g
tube
67,076
35
2,347,664
3,359,458,386
99%
C
E
II
80
Omeprazole 20mg
Omeprazole 20mg
viên
345
6,468
2,230,975
3,361,689,361
99%
C
N
III
81
Clanzen
Levocetirizin5mg
viên
550
4,015
2,208,250
3,363,897,611
99%
C
E
II
82
Oflid 200
Ofloxacin200mg
viên
364
6,006
2,186,142
3,366,083,753
99%
C
V
I
83
Cefalexin 500mg
Cefalexin500mg
viên
719
2,994
2,152,680
3,368,236,433
99%
C
V
I
84
Povidone Iodine 10%
Povidone iodine10%; 500ml
chai
56,700
34
1,927,800
3,370,164,233
99%
C
N
III
85
Roxithromycin 150mg
Roxithromycin 150mg
viên
710
2,634
1,870,140
3,372,034,373
99%
C
V
I
86
Medskin Acyclovir
Acyclovir5%/5g
tube
6,825
267
1,822,275
3,373,856,648
100%
C
E
II
87
Apitim 5mg
Amlodipine 5mg
viên
840
2,050
1,722,000
3,375,578,648
100%
C
V
I
88
Dorociplo
Ciprofloxacin500mg
viên
650
2,600
1,690,000
3,377,268,647
100%
C
V
I
89
Aticef 250mg
Cefadroxil 250mg
gói
1,899
762
1,447,037
3,378,715,684
100%
C
V
I
90
Natriclorid 0,9% 500ml
Natri clorid0,9% 500ml
chai
9,555
130
1,242,150
3,379,957,834
100%
C
V
I
91
Kaldyum 600mg
Kali clorid 600mg
viên
1,470
756
1,111,320
3,381,069,154
100%
C
N
III
92
Hapacol 250 Flu
Paracetamol + Clopheniramin
250 + 1,5mg
gói
1,900
560
1,063,998
3,382,133,152
100%
C
N
III
93
Epalvit 400
Vitamin E 400UI
viên
777
1,319
1,024,863
3,383,158,015
100%
C
N
III
94
Kacerin
Cetririzine 10mg10mg
viên
78
12,671
988,338
3,384,146,353
100%
C
E
II
95
Lidocain
Lidocain hydroclorid2%, 40mg/2ml
ống
609
1,600
974,400
3,385,120,753
100%
C
E
II
96
GluCose 5% chai 500ml Glucose5%; 500ml
chai
9,250
105
971,250
3,386,092,002
100%
C
V
I
97
Ringer Lactate 500ml
Ringer lactat 500ml
chai
9,555
100
955,500
3,387,047,502
100%
C
E
II
98
Meko Zetel 200mg
Albendazol 200mg
viên
638
1,333
850,448
3,387,897,951
100%
C
E
II
99
Mibeviru 200mg
Acyclovir 200mg
viên
470
1,126
529,197
3,388,427,148
100%
C
E
II
100 Vitamine C 10% Aguettant Vitamin C 500mg
ống
5,160
61
314,760
3,388,741,908
100%
C
N
III
lọ
18,900
16
302,400
3,389,044,308
100%
C
V
I
101 Cefxon 1g
Ceftriaxone sodium 1g
102 Metronidazol 250mg
Metronidazol 250mg
viên
126
1,998
251,748
3,389,296,056
100%
C
E
II
103 Salgad
Fluconazole150mg
viên
5,990
33
197,670
3,389,493,726
100%
C
V
I
104 Amiparen 5%/ 500ml
Acid Amin 5%/500ml
chai
76,020
2
152,040
3,389,645,766
100%
C
V
I
105 Adrenalin
Epinepherin
ống
4,725
29
137,025
3,389,782,791
100%
C
V
I
106 Levofloxacin 500mg
Levofloxacin 500mg
viên
7,000
16
112,000
3,389,894,791
100%
C
V
I
107 Ginkgo Biloba
Ginkgo Biloba 40mg
viên
195
414
80,730
3,389,975,521
100%
C
N
III
108 Dozoltac 325 mg
Paracetamol 325+Clopheniramin 4mg
viên
230
346
79,580
3,390,055,101
100%
C
N
III
109 Hydrocortisone 100mg
Hydrocortisone 100mg
lọ
18,000
3
54,000
3,390,109,101
100%
C
V
I
110 Nước cất 5ml
Nước cất 5ml
ống
1,200
19
22,800
3,390,131,901
100%
C
N
III
1mg/ml
[...]... Tổng quan về hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện 1.1.1 Cung ứng thuốc Hoạt động cung ứng thuốc là đưa thuốc từ nơi sản xuất đến người sử dụng Hoạt động này được thực hiện theo một chu trình Việc sử dụng thuốc là căn cứ của việc lựa chọn thuốc và cả chu trình tiếp theo Chu trình cung ứng thuốc được thể hiện qua hình sau [17] Hình 1.1 Mô hình quản lý cung ứng thuốc Cung ứng thuốc trong bệnh viện cần đảm bảo... nhiệm vụ của Bệnh viện Da Liễu thành phố Cần Thơ Về vị trí địa lý, bệnh viện nằm gần quốc lộ 1A, thuộc Quận Ninh Kiều - TPCT Cách trung tâm 02 km Bệnh viện nằm trong khu vực Mekong II Quyết định số: 2402/QĐ-UBND ngày 10/8/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc thành lập Bệnh viện Da Liễu thành phố Cần Thơ, là bệnh viện chuyên khoa hạng III, tuyến thành phố, với quy mô là 50 giường bệnh [29]... thuốc nội chiếm 29,2% giá trị tiêu thụ Thuốc dạng phối hợp 21 chiếm 13%, đơn chất chiếm 87% Số lượng thuốc sử dụng ngoài danh mục là 11 thuốc (chiếm 2,1%) [24] Đào Thị Minh Doan (2014) , Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Đa khoa Phố Núi năm 2013” Danh mục thuốc bệnh viện có 27 nhóm, bao gồm 326 hoạt chất ứng với 410 thuốc Thuốc đơn thành phần có 289 hoạt chất chiếm 88,7% còn lại là thuốc. .. trị và mô hình bệnh tật, dẫn đến danh mục thuốc bệnh viện còn thiếu thuốc hoặc có thuốc không sử dụng đến Thuốc thiết yếu và thuốc theo tên gốc chưa được chú trọng sử dụng trong các cơ sở y tế Tỷ lệ thuốc chủ yếu thay đổi tùy theo bệnh viện, tại bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên là 86,9% năm 2011, Bệnh viện Tim Hà Nội 88% năm 2010, tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là 91,3% năm 2012, bệnh viện Phổi trung... nhiệm vụ tại khoa Dược bệnh viện Da Liễu năm 2014: Quyết định thành lập HĐT&ĐT năm 2014, danh mục hoạt chất, danh mục thuốc sử dụng, danh mục VTTH- HC sử dụng, quyết định phê duyệt danh mục thuốc trúng thầu năm 2014, báo cáo sử dụng thuốc, sổ theo dõi ADR& thông tin thuốc, và các tài liệu liên quan đến mục tiêu của đề tài nghiên cứu + Quan sát trực tiếp các hoạt động tại khoa dược bao gồm: nhập thuốc, ... ứng thuốc tại khoa Dược bệnh viện Da Liễu thông qua: Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viên 2014 Báo cáo tổng kết cuối năm của bệnh viện, tổng kết công tác dược năm 2014 Báo cáo nhập - xuất - tồn kho thuốc năm 2014 Thu thập thông tin chi tiết (tên hoạt chất, tên thuốc, hàm lượng, dạng bào chế, đơn vị tính, đơn giá, số lượng, nước sản xuất, nhà sản xuất) của toàn bộ.các thuốc được sử dụng tại bệnh. .. nhập, hội đồng thuốc và điều trị - Khoa Dược đang tiến hành sử dụng phần mềm quản lý thuốc, đưa thuốc đến một số khoa Hiện tại khoa đang sử dụng phần mềm Medicine (phần mềm chung của toàn bệnh viện) Nhà thuốc bệnh viện đạt tiêu chuẩn GPP vào năm 2012 20 1.4 Tổng quan tóm tắt các đề tài nghiên cứu về cung ứng thuốc tại Việt Nam Hoàng Thị Minh Hiền (2012) Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị... bệnh nội, ngoại trú, đáp ứng chất lượng với giá hợp lý Muốn vậy cần sự kết hợp đồng bộ chặt chẽ các nhiệm vụ lựa chọn, mua sắm, tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc 3 1.1.1.1.Lựa chọn thuốc Việc lựa chọn thuốc là công việc đầu tiên cần làm trong chu trình cung ứng thuốc, dựa vào đó mới có thể lên kế hoạch cung ứng Lựa chọn thuốc sẽ xác định rõ hoạt chất, số lượng để cung ứng Tại bệnh viện, lựa chọn thuốc. .. thể hiện bằng danh mục thuốc bệnh viện (DMTBV) hàng năm Tuỳ theo tình hình của bệnh viện (vị trí địa lý, chức năng nhiệm vụ, cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn, danh mục kỹ thuật…) nên danh mục thuốc có sự khác nhau qua các năm DMT là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động đáp ứng được nhu cầu [17] - Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều... phí mua sắm, kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc DMT sử dụng năm 2014: theo nguồn gốc xuất xứ, sử dụng thuốc theo phương pháp phân tích phân hạng ABC, sử dụng thuốc theo phân tích VEN, sử dụng thuốc theo phân tích ABC/VEN, sử dụng thuốc hạng A theo phân tích VEN + Phân tích ABC Các bước tiến hành: 1 Liệt kê các sản phẩm thuốc 2 Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc: - Đơn giá của sản phẩm (sử dụng ... lượng hiệu hoạt động cung ứng thuốc Bệnh viện da liễu TP Cần Thơ Chƣơng TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện 1.1.1 Cung ứng thuốc Hoạt động cung ứng thuốc đưa thuốc từ nơi... bệnh viện Da Liễu, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng thuốc Vì tiến hành đề tài Phân tích hoạt động cung ứng thuốc Bệnh viện Da Liễu Thành phố Cần Thơ năm 2014 nhằm mục tiêu sau: Phân. .. tiêu sau: Phân tích hoạt động lựa chọn mua thuốc bệnh viện Da Liễu Thành phố Cần Thơ năm 2014 Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát quản lý sử dụng thuốc bệnh viện Da Liễu năm 2014 Từ kết nghiên