2.2.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu:
Các chỉ tiêu hoạt động cung ứng quy định tại thông tư số 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 08 tháng 08 năm 2013 và được trình bày qua bảng 2.4 [11].
24
Bảng 2.4 Chỉ tiêu nghiên cứu hoạt động cung ứng
Hoạt động cung ứng Chỉ tiêu thực hiện
Lựa chọn thuốc
- Quy trình xây dựng danh mục thuốc
- Cơ cấu danh mục thuốc: theo nhóm tác dụng, theo danh mục thuốc chủ yếu, theo nguồn gốc
- Tính thích ứng của danh mục thuốc
Mua sắm thuốc
- Quy trình mua thuốc - Kinh phí mua thuốc - Nguồn cung cấp
- Hình thức thanh toán
Tồn trữ, cấp phát thuốc
- Công tác bảo quản, tồn trữ thuốc
- Cấp phát: quy trình cấp phát, lĩnh thuốc, trả lại thuốc
Quản lý sử dụng thuốc
- Cơ cấu sử dụng sản xuất trong nước và nước ngoài, cơ cấu theo phân tích ABC, VEN, ABC/VEN.
- Chẩn đoán, kê đơn thuốc, cấp phát và sử dụng thuốc cho bệnh nhân.
- Công tác dược lâm sàng – thông tin thuốc + Cơ sở vật chất và cơ sở dữ liệu
+ Nhân lực
+ Số lượng, hình thức, nội dung hoạt động DLS- TTT, báo cáo ADR.
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp mô tả hồi cứu
Hồi cứu, phân tích hồ sơ, báo cáo tổng kết cuối năm của bệnh viện về mô hình bệnh tật, sổ sách nhập – xuất – tồn về thuốc, danh mục thuốc của bệnh viện .
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu
+ Thu thập các nguồn tài liệu có sẵn như các báo cáo bệnh tật tại phòng Kế hoạch tổng hợp, báo cáo tài chính của phòng Tài chính kế toán và thống kê dược.
25
Các báo cáo, tài liệu, văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động thực hiện nhiệm vụ tại khoa Dược bệnh viện Da Liễu năm 2014: Quyết định thành lập HĐT&ĐT năm 2014, danh mục hoạt chất, danh mục thuốc sử dụng, danh mục VTTH- HC sử dụng, quyết định phê duyệt danh mục thuốc trúng thầu năm 2014, báo cáo sử dụng thuốc, sổ theo dõi ADR& thông tin thuốc, và các tài liệu liên quan đến mục tiêu của đề tài nghiên cứu.
+ Quan sát trực tiếp các hoạt động tại khoa dược bao gồm: nhập thuốc, cấp phát thuốc, pha chế thuốc, bảo quản thuốc, kiểm kê báo cáo, lưu trữ hồ sơ tại khoa dược.
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu và xử lý số liệu + Phƣơng pháp phân tích so sánh, tính tỷ trọng
DMTBV theo: Nhóm tác dụng dược lý, nguồn gốc xuất sứ, thuốc đơn thành phần- đa thành phần, thuốc chủ yếu- thuốc không trong danh mục thuốc chủ yếu, dạng dùng của thuốc, thuốc sử dụng và không sử dụng trong danh mục thuốc.
Nguồn kinh phí mua sắm, kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc DMT sử dụng năm 2014: theo nguồn gốc xuất xứ, sử dụng thuốc theo phương pháp phân tích phân hạng ABC, sử dụng thuốc theo phân tích VEN, sử dụng thuốc theo phân tích ABC/VEN, sử dụng thuốc hạng A theo phân tích VEN.
+ Phân tích ABC
Các bước tiến hành:
1. Liệt kê các sản phẩm thuốc.
2. Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc:
- Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá thay đổi theo thời gian);
- Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện.
3. Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm thuốc.
4. Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm thuốc chia cho tổng số tiền.
26
6. Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm; bắt đầu với sản phẩm số 1, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.
7. Phân hạng sản phẩm như sau:
- Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 - 80 % tổng giá trị tiền; - Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 - 20 % tổng giá trị tiền; - Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 - 10 % tổng giá trị tiền.
8. Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng số sản phẩm, hạng B chiếm 10 – 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 -80%.
9. Kết quả thu được có thể trình bày dưới dạng đồ thị bằng cách đánh dấu phần trăm của tổng giá trị tích lũy vào cột dọc hay trục tung của đồ thị và số sản phẩm (tương đương giá trị tích lũy này) trên cột ngang hay trục hoành của đồ thị.
+ Phân tích VEN
Nguyên tắc phân loại VEN
- Thuốc tối cần (V): gồm các thuốc dùng để cứu sống người bệnh, hoặc cần thiết cho chăm sóc sức khoẻ cơ bản
- Thuốc thiết yếu (E): gồm các thuốc dùng để điều trị cho bệnh nhân nặng nhưng không cần phải có cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản.
- Thuốc không cần thiết (N): gồm các thuốc dùng để điều trị những bệnh nhẹ, có thể hoặc không có trong danh mục thuốc thiết yếu và không cần thiết phải lưu trữ trong kho.
- Kết quả phân tích sử dụng thuốc nhằm xem xét để hạn chế hoặc loại bỏ thuốc nhóm N. Đảm bảo nhóm V và E có lượng dự trữ an toàn.
Các bước phân tích VEN
1. Từng thành viên Hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E và N 2. Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất, sau đó, Hội đồng sẽ:
3. Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp.
4. Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị.
27
5. Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước nhóm N và bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn.
6. quản lý đơn hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn nhóm N.
+ Phân tích ma trận ABC/VEN
Là phương pháp phân tích kết hợp chéo giữa ABC và VEN giúp nhận rõ hơn phần lớn kinh phí thuốc được dành cho các thuốc tối cần, thuốc thiết yếu, không thiết yếu. Chi phí sử dụng cho các tiểu nhóm AV, AE, AN, BV, BE, BN, CV, CE, CN cho biết các nhóm thuốc sử dụng nhiều kinh phí là thuốc tối cần và thuốc thiết yếu cần đặc biệt quan tâm, các thuốc sử dụng nhiều kinh phí nhưng ít quan trọng cần kiểm soát và hạn chế, các thuốc sử dụng ít kinh phí nhưng cần thiết cần quan tâm, các thuốc sử dụng ít kinh phí và không cần thiết để hạn chế sử dụng và loại bỏ.
Bảng 2.5. Nhóm biến số của phân tích ABC
Biến cụ thể Chỉ số/ định nghĩa A - Tỷ lệ % theo số lượng nhóm A - Tỷ lệ % theo giá trị nhóm A B - Tỷ lệ % theo số lượng nhóm B - Tỷ lệ % theo giá trị nhóm B C - Tỷ lệ % theo số lượng nhóm C - Tỷ lệ % theo giá trị nhóm C
Bảng 2.6. Nhóm biến số của phân tích VEN
Biến cụ thể Chỉ số/ định nghĩa V - Tỷ lệ % theo số lượng nhóm V - Tỷ lệ % theo giá trị nhóm V E - Tỷ lệ % theo số lượng nhóm E - Tỷ lệ % theo giá trị nhóm E N - Tỷ lệ % theo số lượng nhóm N - Tỷ lệ % theo giá trị nhóm N
28
Bảng 2.7. Nhóm biến số của phân tích ma trận ABC/VEN
Biến cụ thể Chỉ số/ định nghĩa Nhóm I AV -Tỷ lệ % theo số lượng nhóm AV -Tỷ lệ % theo giá trị nhóm AV AE -Tỷ lệ % theo số lượng nhóm AE -Tỷ lệ % theo giá trị nhóm AE AN -Tỷ lệ % theo số lượng nhóm AN -Tỷ lệ % theo giá trị nhóm AN BV -Tỷ lệ % theo số lượng nhóm BV -Tỷ lệ % theo giá trị nhóm BV CV -Tỷ lệ % theo số lượng nhóm CV -Tỷ lệ % theo giá trị nhóm CV Nhóm II BE -Tỷ lệ % theo số lượng nhóm BE -Tỷ lệ % theo giá trị nhóm BE CE -Tỷ lệ % theo số lượng nhóm CE -Tỷ lệ % theo giá trị nhóm CE BN -Tỷ lệ % theo số lượng nhóm BN -Tỷ lệ % theo giá trị nhóm BN Nhóm III CN -Tỷ lệ % theo số lượng nhóm CN -Tỷ lệ % theo giá trị nhóm CN + Xử lý số liệu và kết quả:
Sử dụng phần mềm Microsofe office Excell 2007 và các hàm số liên quan để: lọc số liệu theo các chỉ tiêu nghiên cứu, tính số lượng, trị giá, tỷ lệ của biến số, so sánh, vẽ biểu đồ, đồ thị.
29
Hình 2.5. Nội dung nghiên cứu
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP. CẦN THƠ NĂM 2014
Mục tiêu 1:
Phân tích hoạt động lựa chọn, mua thuốc Mục tiêu 2: Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và quản lý sử dụng thuốc +Lựa chọn thuốc: - Quy trình xây dựng DMTBV - Phân tích cơ cấu DMTBV - Phân tích tính thích ứng của DMT BV
+ Mua sắm thuốc:
- Quy trình mua thuốc - Nguồn kinh phí - Nguồn cung ứng - Hình thức thanh toán
+ Bảo quản tồn trữ và cấp thuốc:
-Trang thiết bị, mô hình tổ chức kho
-Công tác thống kê, kiểm soát hạn dùng, Cấp phát nội- ngoại trú.
+ Quản lý sử dụng thuốc
- Cơ cấu sử dụng thuốc theo phân tích ABC
- Cơ cấu sử dụng thuốc theo phân tích VEN
- Cơ cấu sử dụng thuốc theo ABC/VEN, Cơ cấu sử dụng thuốc hạng A theo VEN
- Quản lý kê đơn thuốc, ghi bệnh án, sử dụng thuốc
- Công tác DLS-TTT
30
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tích hoạt động lựa chọn và mua sắm tại bệnh viện Da Liễu thành phố Cần Thơ năm 2014
3.1.1. Lựa chọn thuốc
Danh mục thuốc của bệnh viện Da Liễu TPCT được xây dựng dựa theo các nhóm thuốc được phép dùng tại bệnh viện chuyên khoa hạng III tại Thông tư 31/2011/TT- BYT của Bộ Y tế ngày 11/7/2011 hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu tại các cơ sở khám chữa bệnh được quỹ BHYT thanh toán. Danh mục thuốc được xây dựng vào tháng 7-8 hàng năm.
3.1.1.1. Phân tích quy trình lựa chọn xây dựng danh mục thuốc
Quy trình xây dựng danh mục thuốc gồm các bước sau:
31
Bệnh viện đã xây dựng được quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện, trong đó HĐT&ĐT đóng vai trò chính và có các khoa, phòng liên quan tham gia làm thành viên. Giám đốc bệnh viện phê duyệt danh mục thuốc bệnh viện.
HĐT & ĐT chủ trì việc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện, giao nhiệm vụ: + Trưởng khoa Dược: thu thập và cung cấp các thông tin về DMTBV năm 2013, về tình hình cung ứng, danh mục thuốc sử dụng năm 2013, thuốc huỷ, danh mục thuốc thường sử dụng và ít sử dụng, báo cáo ADR, thuốc cấm sử dụng, thuốc cấm lưu hành, các văn bản về dược liên quan đến danh mục thuốc, tổng hợp đề nghị các khoa lâm sàng. Xây dựng danh mục thuốc dự thảo.
+ Trưởng phòng tài chính kế toán: tổng hợp kinh phí mua thuốc, giá trị sử dụng thuốc, tình hình thanh toán năm 2013.
+ Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp: tổng kết kết quả quản lý sử dụng thuốc, kiểm tra bệnh án, đơn thuốc, sai sót trong sử dụng thuốc.
HĐT&ĐT họp thông qua danh mục thuốc dự thảo, trình giám đốc bệnh viện phê duyệt. Trong các biên bản đề nghị bổ sung thuốc hầu hết đều là tên biệt dược, hoạt chất thuốc mới. Nhưng thực tế sử dụng không theo sát đề nghị; khoa lâm sàng đã đề nghị tên và số lượng dùng nhưng lại không dùng đến hoặc không dùng hết. Khoa dược buộc phải liên hệ công ty cung ứng đổi hạn hoặc làm biên bản đổi hàng khác có giá trị tương đương. Điều này gây không ít khó khăn cho công tác quản lý kinh phí sử dụng thuốc, nhất là các thuốc chuyên khoa sâu rất khó xử lý. Việc lựa chọn thuốc còn dựa nhiều vào kinh nghiệm chuyên môn và ý kiến riêng. Chưa có tiêu chí lựa chọn thuốc cụ thể.
Tóm lại: Bệnh viện đã thiết lập được quy trình lựa chọn thuốc, nhưng một số tiêu chí để lựa chọn danh mục thuốc vẫn chưa thống nhất được. Biên bản đề nghị bổ sung thuốc chưa phản ánh nhu cầu điều trị thực tế nên gây khó khăn cho việc cung ứng thuốc.
3.1.1.2. Phân tích kết quả lựa chọn thuốc trong danh mục thuốc bệnh viện
Danh mục thuốc bệnh viện Da Liễu TPCT có 12 nhóm thuốc,78 hoạt chất và 125 biệt dược. Cơ cấu danh mục thuốc của bệnh viện được thể hiện qua bảng 3.8 và 3.9.
32
Bảng 3.8. Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dƣợc lý
STT Nhóm thuốc Số
hoạt chất
Tỷ lệ %
1 Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 25 32,1
2 Khoáng chất và Vitamin 10 12,8
3 Thuốc điều trị bệnh da liễu 9 11,5
4 Hocmon thượng thận và những chất tổng hợp thay thế 8 10,3
5 Thuốc Chống Dị Ứng Và Dùng Trong Các Trường
Hợp Quá Mẫn 7 9,0
6 Thuốc đường tiêu hóa 6 7,7
7 Dung Dịch Điều Chỉnh Nước, Điện Giải, Cân Bằng
Acid-base Và Các DD Tiêm Truyền Khác 5 6,4 8 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 3 3,8
9 Thuốc giảm đau; thuốc hạ sốt; chống viêm không
steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp 2 2,6
10 Thuốc gây tê - mê 1 1,3
11 Thuốc tim mạch 1 1,3
12 Thuốc Giải Độc Và Các Thuốc Dùng Trong Trường
Hợp Ngộ Độc 1 1,3
33
Nhận xét:
Danh mục thuốc bệnh viện có 78 hoạt chất, được phân thành 12 nhóm tác dụng dược lý. Trong đó, nhóm "Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn" có số lượng hoạt chất nhiều nhất (chiếm 32,1%), tiếp theo là nhóm "Khoáng chất và Vitamin" (chiếm 12,8%), nhóm "thuốc điều trị bệnh da liễu" (chiếm 11,5%). Danh mục bao gồm các nhóm hoạt chất phù hợp với bệnh viện chuyên khoa hạng III.
Bảng 3.9. Cơ cấu danh mục thuốc theo thuốc chủ yếu, thành phần, nguồn gốc và dạng thuốc
Cơ cấu Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ %
Thuốc nằm trong danh mục thuốc chủ yếu
Thuốc chủ yếu 78 100,0
Thuốc không phải là thuốc chủ yếu 0 0,0
Thuốc đơn thành phần và đa thành phần
Thuốc đơn thành phần 66 84,6
Thuốc đa thành phần 12 15,4
Thuốc sản xuất trong nƣớc và thuốc sản xuất tại nƣớc ngoài
Thuốc sản xuất trong nước 97 77,6
Thuốc sản xuất tại nước ngoài 28 22,4
Dạng thuốc
Thuốc dạng uống 82 65,6
Thuốc dạng dùng ngoài 31 24,8
34
Nhận xét:
Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong danh mục thuốc bệnh viện đạt 100%. Đây là một kết quả tốt, có được từ một quá trình phấn đấu lâu dài của cả Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện, thực hiện đúng theo tinh thần thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011 của Bộ Y tế ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu được sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán.
Danh mục thuốc bệnh viện năm 2014 có 66 thuốc đơn thành phần (chiếm 84,6%) và 12 thuốc đa thành phần (chiếm 15,4%). Thuốc đa thành phần chủ yếu là các thuốc khoáng chất và vitamin, thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, thuốc điều trị bệnh da liễu. Các thuốc phối hợp này được sử dụng nhằm tăng tác dụng điều trị và dễ sử dụng so với thuốc đơn thành phần.
Trong tổng số 125 biệt dược nghiên cứu, có 97 biệt dược được sản xuất trong nước (chiếm 77,6%) cao hơn rất nhiều so với 28 biệt dược sản xuất tại nước ngoài