Thành phố Cần Thơ năm 2014
4.2.1 Tồn trữ cấp phát thuốc
Hệ thống kho thuốc đã được xây dựng đạt tiêu chuẩn bảo quản thuốc tốt theo quy định. Kho có vị trí thuận tiện cho việc xuất nhập thuốc, chống thảm hoạ thiên tai. Có đầy đủ tủ lạnh, quạt trần, giá kệ, bình cứu hoả. Các thuốc đều được bảo quản đúng. Việc theo dõi hạn dùng được lưu ý, sổ theo dõi hạn dùng và sổ theo dõi nhiệt độ- độ ẩm được cập nhật thường xuyên. Việc sắp xếp thuốc đạt yêu cầu, kho thuốc được sắp theo vần tác dụng dược lý nên thuận lợi cho việc cấp phát, kiểm kê, giảm thiểu được việc nhầm lẫn. Thủ kho phải thống kê xuất nhập tồn thuốc hàng tháng và phải đối chiếu số với kế toán dược và thống kê.
Kho thuốc được xây dựng theo hệ thống một chiều rất thuận tiện cho việc nhập, xuất, cấp phát, kiểm kê. Kho bao gồm 1 kho chính và 1 kho lẻ, kho chính có các giá kệ để thuốc theo thùng chẳn rất dễ kiểm kê số lượng, kho chính xuất thuốc sang kho lẻ theo phiếu dự trù của kho lẻ để cấp phát cho khoa lâm sàng, thuốc tại đây được sắp theo nhóm dược lý, thuốc sẽ đi một chiều từ khi nhập đến xuất. Kho lẻ cũng được xếp theo nhóm tác dụng dược lý, có nhân viên chuyên nhiệm sắp xếp, kiểm tra, nhận, cấp phát hàng ngày, nên việc mất thuốc rất ít xảy ra; nếu có chênh lệch số liệu cũng nhanh chóng tìm ra nguyên nhân.
4.2.2 Quản lý sử dụng thuốc 4.2.2.1. Danh mục thuốc sử dụng
Thuốc sản xuất trong nước được sử dụng nhiều hơn thuốc sản xuất tại nước ngoài cả về số lượng và giá trị tiêu thụ. Cụ thể, thuốc sản xuất trong nước với chiếm
61
79,1% về số lượng tiêu thụ và chiếm 62,6% về giá trị tiêu thụ. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Tấn Phương (2013) trong khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi với thuốc nội chiếm 41,2% về số lượng tiêu thụ và 29,2% giá trị tiêu thụ [24].
Cơ cấu sử dụng thuốc theo phương pháp phân tích theo phân hạng ABC được kết quả là 22,7% thuốc hạng A (chiếm 74,6% GTTT); 16,4% thuốc hạng B (chiếm 15,4% GTTT) và 60,9% thuốc hạng C (chiếm 10,0% GTTT). Kết quả này cao hơn về số thuốc hạng A, tương đương về số thuốc hạng B và ít hơn về số thuốc hạng C so với kết quả của Huỳnh Trung Hiền (2012) nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện Nhân Dân 115 có 9,2% thuốc hạng A (chiếm 69,9% GTTT); 16,9% thuốc hạng B (chiếm 20,0% GTTT) và 73,9% thuốc hạng C (chiếm 10,1% GTTT) [28].
Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phương pháp phân tích VEN cho kết quả: Nhóm V có 42 thuốc, chiếm 38,2% về chủng loại và chiếm 31,6% GTTT. Nhóm E có 48 thuốc, chiếm 43,6% về chủng loại và chiếm 58,9% GTTT. Nhóm N có ít thuốc và giá trị sử dụng ít nhất, với 20 thuốc, chỉ chiếm 18,2% về chủng loại và 9,4% GTTT. Nhóm N là các thuốc không thiết yếu trong điều trị.
Cơ cấu sử dụng thuốc theo phân tích ABC/VEN của bệnh viện Da Liễu TPCT có 53,6% thuốc nhóm I, có 34,5% thuốc nhóm II và 11,8% thuốc nhóm III. Kết quả này trong nghiên cứu của Đào Thị Minh Doan (2014) tại bệnh viện đa khoa Phố Nối lần lượt là 41,3%; 55,4%; 3,3%. Cơ cấu chủng loại, giá trị sử dụng thuốc hạng A theo phân tích VEN như sau: có 32,0% thuốc AV, có 56,0% thuốc thuộc AE và 12,0% thuốc AN. Kết quả này cho thấy AV và AN có nhiều thuốc hơn ngược lại AE có ít thuốc hơn khi so sánh với nghiên cứu của Hoàng Thị Minh Hiền (2012) tại bệnh viện Hữu Nghị năm 2010 cho kết quả 3,2% thuốc AV; 92,5% AE và 4,3% AN.
4.2.2.2. Quản lý kê đơn thuốc, ghi bệnh án, tủ trực và sử dụng thuốc
+ Việc quản lý kê đơn thuốc, ghi bệnh án, tủ trực và sử dụng thuốc được Khoa dược, phòng kế toán tổng hợp kiểm tra hàng ngày và được Ban kiểm tra của bệnh viện, cơ quan bảo hiểm kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Công tác kiểm tra theo các nội dung: số lượng cấp phát, phiếu lĩnh thuốc, phiếu xuất kho tại khoa dược, số lượng sử dụng
62
tại khoa lâm sàng, thuốc cấp cho bệnh nhân đảm bảo chất lượng, hướng dẫn điều trị, thuốc phát đúng theo quy định thời gian, thuốc ra lẻ không còn nguyên bao gói được đóng gói kín khí, có nhãn tên thuốc, hàm lượng, hạn dùng, đảm bảo vệ sinh. Hoạt động quả sử dụng thuốc của bệnh viện được duy trì thường xuyên. Việc quản lý thực hiện danh mục thuốc được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo tránh lạm dụng thuốc.
4.2.2.3. Nhiệm vụ dƣợc lâm sàng, thông tin thuốc
Hiện tại, bộ phận DLS-TTT và theo dõi báo cáo ADR chưa có phòng làm việc riêng. Có một tủ đựng tài liệu và một máy tính, tuy nhiên máy tính và tủ đồng thời cũng phục vụ cho công tác thống kê thuốc, báo cáo sử dụng thuốc và các công việc hành chính của khoa. Công tác này hiện sử dụng cơ sở dữ liệu là Dược thư quốc gia, Vidal, Thuốc và Biệt dược, AHFS Drug Information, Martindale và trang Web như Micromedex.
- Hoạt động dƣợc lâm sàng - thông tin thuốc
Tổ DLS-TTT có 3 thành viên, gồm 1 dược sĩ đại học 1 bác sĩ ở khoa nội trú. Các thành viên của bộ phận dược lâm sàng vẫn kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác trong khoa. Số lượng thành viên của bệnh viện rất ít so với bệnh viện Đa khoa Củ Chi thì tổ DLS-TTT của có đến 06 thành viên (Nguyễn Tấn Phương, 2013).
Nội dung hoạt động thông tin thuốc gồm có thông tin thuốc mới (tên, hàm lượng, dạng dùng, liều dùng, tác dụng không mong muốn, giá tiền, lượng dự trữ…), thông tin thuốc hết, thuốc thay thế tương đương, thông tin hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân tại các bảng tin của khoa lâm sàng, thông tin tương tác thuốc, thông tin về các thuốc hết, thuốc mới tên thuốc, hoạt chất, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng cho bệnh nhân...), thuốc thay thế. Các thông tin này được truyền trực tiếp hoặc qua điện thoại, thông báo giao ban bệnh viện hoặc gửi công văn đến các khoa phòng, hội thảo tại bệnh viện. Ngoài ra còn được thông qua bảng tin tại khoa Dược.
- Hoạt động theo dõi, báo cáo phản ứng có hại của thuốc.
Năm 2014 bệnh viện báo cáo được 15 ca ADR gửi lên khoa Dược và đến trung tâm ADR quốc gia. Số liệu này đã phản ánh được thực tế hoạt động điều trị tại bệnh viện. Kết quả thực hiện đã cung cấp những thông tin quan trọng làm cơ sở cho trung tâm ADR. Việc thực hiện lập báo cáo ADR ngày càng được chú trọng.
63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Lựa chọn thuốc
Bệnh viện đã xây dựng được quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện, trong đó HĐT&ĐT đóng vai trò chính, và có các khoa, phòng liên quan tham gia làm thành viên. Giám đốc bệnh viện phê duyệt danh mục thuốc bệnh viện. Danh mục thuốc bệnh viện có 12 nhóm thuốc, 78 hoạt chất và 125 biệt dược. Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong danh mục thuốc bệnh viện đạt 100%. Trong tổng số 125 biệt dược nghiên cứu, có 66 thuốc đơn thành phần (chiếm 84,6%) và 12 thuốc đa thành phần (chiếm 15,4%); có 77,6% (97 thuốc) biệt dược được sản xuất trong nước cao hơn rất nhiều so với chiếm 22,4% (28 thuốc) biệt dược sản xuất tại nước ngoài; có đến 65,6% thuốc dùng dạng uống và 24,8% thuốc dùng ngoài.
Mô hình bệnh tật của bệnh viện bao gồm 16 chương bệnh. Ba chương bệnh cao nhất là Bệnh của da và tổ chức dưới da là 84.000 lượt (chiếm 80,321%), Bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh vật là 16.786 lượt (chiếm 16,051%), Khối u là 1.466 lượt bệnh nhân (chiếm 1,402%). Kết quả nghiên cứu cho thấy danh mục thuốc bệnh viện thích ứng với mô hình bệnh tật của bệnh viện.
Kinh phí đã sử dụng của nhóm "thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn" là cao nhất (chiếm 36,83%), kế tiếp là nhóm "hocmon thượng thận và những chất tổng hợp thay thế" (chiếm 24,49%) và nhóm "thuốc điều trị bệnh da liễu" (chiếm 17,03%) tổng kinh phí thuốc. Điều này phù hợp với giá thành sản xuất các hoạt chất trong nhóm thuốc và mô hình bệnh tật của bệnh viện Da Liễu TPCT.
Việc xây dựng danh mục phù hợp quy định, tương đối sát với thực tế, đáp ứng được nhu cầu điều trị nội trú và bệnh nhân ngoại trú. Có 11 thuốc không sử dụng đến và 4 thuốc sử dụng ngoài danh mục thuốc. Bệnh viện cần xem xét lại đề nghị của các khoa và loại bỏ các thuốc chưa dùng đến hoặc không cần thiết ra khỏi danh mục và bổ sung thêm các thuốc bệnh viện cần sử dụng.
64
Mua thuốc
Bệnh viện đã có quy trình mua sắm thuốc đúng quy định. Việc mua sắm thuốc đảm bảo yêu cầu và đúng quy định. Việc mua thuốc theo danh mục trúng thầu của Sở Y tế có nhiều thuận lợi. Các bệnh viện không mất thời gian cho việc tổ chức đấu thầu, đảm bảo được bệnh nhân có thẻ BHYT được hưởng mức giá thuốc như nhau trên toàn tỉnh tạo thuận lợi cho thanh quyết toán với BHYT. Nguồn cung ứng thuốc ổn định. Các thuốc đều mua theo kết quả đấu thầu. Chất lượng thuốc được đảm bảo do quy định rõ trong công tác dự trù và kiểm nhập. các thuốc đều có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, có đầy đủ hoá đơn. Việc dự trù mua sắm còn dựa chủ yếu vào kinh nghiệm.
Năm 2014 bệnh viện Da Liễu có 26 công ty cung ứng thuốc (chưa kể HC-VTTH, sinh phẩm y tế). Tổng giá trị các mặt hàng này là 3,184,591 triệu đồng. Trong đó có 10 công ty cung ứng đến 86.8% giá trị thuốc sử dụng tại bệnh viện. Nguồn kinh phí mua sắm thuốc lấy từ nguồn thu chủ yếu của bệnh viện là thu viện phí.
Tồn trữ, cấp phát thuốc
Hệ thống kho của bệnh viện gồm có 2 kho: kho chính và kho lẻ . Thuốc mua về được nhập vào kho chính sau đó xuất sang kho lẻ. Kho chính được đặt tại khoa Dược và kho lẻ phát thuốc BHYT nội trú và ngoại trú đặt tại Khoa khám bệnh.
Các trang thiết bị thiết yếu được cung cấp đáp ứng đủ nhu cầu bảo quản thuốc và hoá chất. Kho cấp phát nội trú và ngoại trú được bố trí ở tầng trệt, sạch sẽ thoáng gió, thuận tiện cho vận chuyển thuốc đến khoa lâm sàng và đồng thời cũng thuận tiện cho bệnh nhân lĩnh thuốc.
Quản lý sử dụng thuốc
Thuốc sản xuất trong nước với chiếm 79,1% về số lượng tiêu thụ và chiếm 62,6% về giá trị tiêu thụ. Cơ cấu sử dụng thuốc theo phương pháp phân tích theo phân hạng ABC được kết quả là 22,7% thuốc hạng A (chiếm 74,6% GTTT); 16,4% thuốc hạng B (chiếm 15,4% GTTT) và 60,9% thuốc hạng C (chiếm 10,0% GTTT).
Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phương pháp phân tích VEN cho kết quả: Nhóm V có 42 thuốc, chiếm 38,2% về chủng loại và chiếm 31,6% GTTT. Nhóm E có 48 thuốc, chiếm 43,6% về chủng loại và chiếm 58,9% GTTT. Nhóm N có ít thuốc và giá trị sử
65
dụng ít nhất, với 20 thuốc, chỉ chiếm 18,2% về chủng loại và 9,4% GTTT. Nhóm N là các thuốc không thiết yếu trong điều trị.
Cơ cấu sử dụng thuốc theo phân tích ABC/VEN của bệnh viện Da Liễu TPCT có 53,6% thuốc nhóm I, có 34,5% thuốc nhóm II và 11,8% thuốc nhóm III. Cơ cấu chủng loại, giá trị sử dụng thuốc hạng A theo phân tích VEN như sau: có 32,0% thuốc AV, có 56,0% thuốc thuộc AE và 12,0% thuốc AN.
Công tác thông tin thuốc thực sự còn hạn chế về cả số lượng và sự chuyên sâu, trong khi nhu cầu về thông tin thuốc của bác sỹ, điều dưỡng và bệnh nhân là rất lớn. Nội dung hoạt động thông tin thuốc chủ yếu là thông tin liều dùng và thuốc hết, thuốc thay thế, thuốc mới.
Khoa lâm sàng đều có sổ theo dõi báo cáo ADR và mẫu báo cáo ADR. Khi xảy ra ADR, cán bộ y tế thường xử trí ngay và viết báo cáo. Năm 2014 bệnh viện báo cáo được 15 ca ADR gửi lên khoa Dược và đến trung tâm ADR quốc gia. Số liệu này đã phản ánh được thực tế hoạt động điều trị tại bệnh viện.
KIẾN NGHỊ
* Đối với Bệnh viện:
- Xây dựng DM thuốc cần áp dụng thường xuyên phương pháp phân tích ABC,VEN và ma trận ABC/VEN.
- HĐT&ĐT phải giành thời gian bàn bạc về vấn đề mua thuốc
- Bổ sung nhân lực cho bộ phận DLS và cử DS đi đào tạo chuyên sâu về DLS.
- Bổ sung thêm bộ phận nghiệp vụ dược hiện nay còn thiếu. - Trang bị máy tính cho khoa Dược.
- Tăng cường xã hội hoá.
* Đối với Khoa dƣợc:
- Tăng cường hoạt động về thông tin thuốc cho y tá, điều dưỡng . - Cần xây dựng và thực hiện các qui trình mà Bộ y tế đã ban hành. - Triển khai phần mềm tra cứu tương tác thuốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Thanh Bình (2007), Dịch tễ dược học, Giáo trình Bộ Y Tế.
2 Bộ Y tế (2013), Danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần thứ VI, ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BYT ngày 26/12/2013.
3 Bộ Y tế (2009), Hội thảo chuyên đề đánh giá vai trò Hội đồng thuốc và điều trị, 2009, Hà Nội.
4 Bộ Y tế (2011), Quy định về tổ chức hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong
bệnh viện. Thông tư 15/2011/TT-BYT ngày 19/4/2011.
5 Bộ Y tế (2011), Quy định về tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện.
Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011.
6 Bộ Y tế, (2011), Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011.
7 Bộ Y tế (2011), Ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu được sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán.
Thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011.
8 Bộ Y tế (2011), Đề án chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khoẻ nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030. 2011, Hà Nội.
9 Bộ y tế - Bộ tài chính (2012). Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế. Thông tư 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/1/2012.
10 Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện, Thông tư 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012.
11 Bộ Y tế (2013), Quy định về tổ chức và hoạt động của Hôi đồng thuốc và điều trị
trong bệnh viện. Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013.
12 Bộ Y tế- Nhóm đối tác y tế (2013), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2013, “Hướng tới bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân”.
13 Bộ Y tế (2015), Báo cáo tổng kết công tác y tế 2014, một số nhiệm vụ và giải
phát trọng tâm 2015, giai đoạn 2016-2020, 2015, Hà Nội.
14 Nguyễn Mạnh Cường (2013), Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện
Công An TPHCM năm 2012, 2013, Hà Nội.
Đa khoa Phố Núi năm 2013”, luận văn thạc sỹ Dược học , Trường Đại học Dược Hà Nội, 2013, Hà Nội.
16 Nguyễn Thị Thanh Dung (2010), Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại
bệnh viện phổi trung ương năm 2009, 2010, Đại học Dược Hà Nội.
17 Nguyễn Thị Thái Hằng (2007), Quản lý và Kinh tế dược, Giáo trình trường Đại học Dược Hà Nội.
18 Hoàng Thị Minh Hiền (2012), Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu
Nghị - Thực trạng và một số giải pháp, 2012, Hà Nội.
19 Nguyễn Thị Thanh Hương (2013), Bài giảng quản lý dược bệnh viện, Trường Đại Học Dược Hà Nội.
20 Lương Thị Thanh Huyền (2012), Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại
bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2012. Luận văn thạc sỹ, Đại học Dược
Hà Nội.
21 Nguyễn Thị Phương Lan (2011), Nghiên cứu một số hoạt động sử dụng thuốc tại