Hoạt động lựa chọn và mua thuốc tại bệnh viện Da Liễu Thành phố Cần

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện da liễu thành phố cần thơ năm 2014 (Trang 66)

năm 2014.

4.1.1 Lựa chọn thuốc

Bệnh viện đã xây dựng được quy trình lựa chọn thuốc cung ứng, tuy nhiên quy trình này chưa đầy đủ theo hướng dẫn. Những năm qua, bệnh viện lựa chọn thuốc dựa vào tình hình sử dụng thuốc năm trước, dự trù thuốc của các khoa phòng và danh mục thuốc chủ yếu sử dụng thuốc chủ yếu của Bộ Y tế mà chưa chú trọng dựa vào mô hình bệnh tật của bệnh viện. Một số tiêu chí để lựa chọn danh mục thuốc vẫn chưa thống nhất được, việc xây dựng danh mục thuốc chủ yếu do khoa dược tiến hành. Công tác bổ sung thuốc có biên bản đề nghị rõ ràng, nhưng chưa linh động trong khâu chỉnh sửa danh mục. Danh mục thuốc bệnh viện được xây dựng chỉ 1 lần trong 1 năm. Một hạn chế nữa là 1 hoạt chất chỉ giới hạn 1 biệt dược. Nếu có vấn đề xảy ra với các nhà cung ứng thì bệnh viện không có thuốc để sử dụng. Ưu tiên hàng giá rẻ mà quên đi tính ưu việt của từng nhà sản xuất. Điều này giống với kết quả phân tích của Nguyễn Tấn Phương (2013) khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi 2012 [24].

Công tác lựa chọn thuốc trong danh mục thuốc bệnh viện Da Liễu năm 2014.

Danh mục thuốc bệnh viện Da Liễu TPCT có 12 nhóm tác dụng dược lý chính, bao gồm 78 hoạt chất và 125 biệt dược. Danh mục này có nhiều hoạt chất nhưng ít biệt dược hơn so với kết quả phân tích hoạt động cung ứng thuốc của Trần Thị Bích Liên (2014) tại bệnh viện Tâm Thần TP.HCM năm 2013 (có 75 hoạt chất và 133 mặt hàng) [22].

Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong danh mục thuốc bệnh viện đạt 100%. So với kết quả khảo sát của Nguyễn Mạnh Cường (2013) khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Công An TPHCM (chỉ đạt 83,6%) thì tỷ lệ này là rất cao và rất tốt [14]. Danh mục thuốc bệnh viện năm 2014 của bệnh viện Da Liễu TPCT có 84,6% thuốc đơn thành phần (66 thuốc) và 15,4% thuốc đa thành phần (12 thuốc). Tỷ lệ này ở Bệnh viện đa khoa Phố Núi (năm 2014) lần lượt là 88,7% và 11,3% [15].

59

Thuốc sản xuất trong nước của danh mục thuốc bệnh viện Da Liễu TPCT chiếm 77,6%. Tỷ lệ này cao hơn so với yêu cầu của Bộ Y tế (là 50%) và cao hơn rất nhiều so với kết quả của Nguyễn Tấn Phương (2013) khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi 2012 (là 41,2%) [24].

Tỷ lệ thuốc dùng dạng uống chiếm 65,6%. Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Đào Thị Minh Doan (2014) phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa Phố Nối (là 51,2%) [15].

Tính thích ứng của danh mục thuốc bệnh viện

Mô hình bệnh tật tại bệnh viện Da Liễu TPCT năm 2014 theo bảng phân loại bệnh tật quốc tế ICD-10 với 104.581 trường hợp bệnh nhân, bao gồm 16 chương bệnh. Ba chương bệnh cao nhất là “Bệnh của da và tổ chức dưới da” (chiếm 80,321%),

Bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh vật” (chiếm 16,051%), “Khối u” (chiếm 1,402%). Kết

quả nghiên cứu cho thấy danh mục thuốc bệnh viện thích ứng với mô hình bệnh tật của bệnh viện chuyên khoa Da Liễu. Song song đó, kinh phí đã sử dụng của nhóm "thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn" là cao nhất (chiếm 36,83%), kế tiếp là nhóm "hocmon thượng thận và những chất tổng hợp thay thế" (chiếm 24,49%) và nhóm "thuốc điều trị bệnh da liễu" (chiếm 17,03%) tổng kinh phí thuốc. Điều này phù hợp với giá thành sản xuất các hoạt chất trong nhóm thuốc và mô hình bệnh tật của bệnh viện Da Liễu TPCT.

Năm 2014 bệnh viện có 3,2% (4 thuốc) sử dụng ngoài danh mục thuốc. Số lượng thuốc trong danh mục không sử dụng chiếm 12% (15 thuốc). Tỉ lệ này cao hơn nghiên cứu của Đào Thị Minh Doan (2014) phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa Phố Nối có (5 thuốc) (là 4,9%) [15].

4.1.2 Mua thuốc

Bệnh viện không tổ chức đấu thầu, thuốc được mua theo quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu tại Sở Y tế TP. Cần Thơ. Do đấu thầu tập trung tại Sở Y tế, danh mục thuốc trúng thầu được sử dụng cho tất cả bệnh viện thuộc Sở Y tế TPCT, do đó nếu các bệnh viện không sử dụng các thuốc ngoại có thương hiệu thì sẽ không đảm bảo kế hoạch thu hút lượng bệnh nhân, hoặc sẽ có nhiều bệnh nhân có BHYT xin vượt tuyến.

60

Bệnh viện đã xây dựng được quy trình mua sắm thuốc. Nguồn cấp thuốc từ 26 công ty cung ứng, tổng giá trị tiền thuốc là 3.184.591 triệu đồng.

Việc xác định số lượng dự trù thuốc mua chưa thật chính xác, dự trù thuốc và gọi hàng được tiến hành sau khi lập báo cáo sử dụng thuốc VTTH-HC hàng tháng. Nhưng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa có sự tính toán khách quan dựa vào số lượng tồn kho, số lượng sử dụng trung bình và số tồn kho của thuốc tương đương.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện da liễu thành phố cần thơ năm 2014 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)