1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát kiến thức về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng của người dân tại xã phú vĩnh, thị xã tân châu, tỉnh an giang, năm 2018

58 234 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 577,49 KB

Nội dung

Để thực hiện được những biện pháp và cáchkhắc phục bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tốt nhất, các tuyến y tế cần phối hợp với trạm y tế địa phương tổ chức các đợt tuyên truyền giáo dục sức

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

CAM KẾT KẾT QUẢ ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH BẢNG vi

DANH SÁCH HÌNH vii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

2.1 GIẢI PHẪU HỌC VÀ SINH LÝ HỆ TIÊU HOÁ 3

2.1.1 Giải phẫu hệ tiêu hoá 3

2.1.2 Sinh lý hệ tiêu hoá 4

2.2 BỆNH HỌC VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG 6

2.2.1 Khái niệm bệnh viêm loét dạ dày tá tràng 6

2.2.2 Nguyên nhân và cách thức lây truyền bệnh viêm loét dạ dày tá tràng 6

2.2.3 Cơ chế bệnh sinh loét dạ dày tá tràng 7

2.2.4 Triệu chứng và biến chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng 7

2.2.5 Chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng 9

2.2.6 Điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng 9

2.2.7 Chăm sóc bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng 10

2.2.8 Đề phòng và phát hiện sớm các biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng 11

2.3 TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG HIỆN NAY 12

2.3.1 Tình hình mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay trên thế giới 12

2.3.2 Tình hình mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay tại Việt Nam 13

2.4 SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT 13

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 14

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 14

3.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu 14

3.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ 14

3.1.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 14

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

Trang 2

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu 14

3.2.3 Phương pháp chọn mẫu 14

3.2.4 Nội dung nghiên cứu 14

3.2.5 Phương pháp thu thập số liệu 21

3.2.6 Sơ đồ nghiên cứu 22

3.2.7 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 22

3.3 VẤN ĐỀ Y ĐỨC 23

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24

4.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT 24

4.1.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 24

4.1.2 Kiến thức đúng về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng của người dân tại xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang 28

4.1.3 Kiến thức chung về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng của đối tượng nghiên cứu 32

4.2 THẢO LUẬN 32

4.2.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 33

4.2.2 Kiến thức về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng của người dân tại xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang 34

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 39

5.1 KẾT LUẬN 39

5.1.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 39

5.1.2 Kiến thức của người dân về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng 39

5.2 ĐỀ NGHỊ 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC A

PHỤ LỤC B

Trang 3

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 4.1 Đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn. 26

Bảng 4.2 Thông tin về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. 26

Bảng 4.3 Nguồn cung cấp thông tin về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. 27

Bảng 4.4 Đối tượng nghiên cứu mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. 27

Bảng 4.5 Đối tượng nghiên cứu có người thân mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. 28

Bảng 4.6 Kiến thức về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. 28

Bảng 4.7 Kiến thức về biểu hiện bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. 29

Bảng 4.8 Kiến thức về điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. 30

Bảng 4.9 Kiến thức về chăm sóc người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. 30

Bảng 4.10 Kiến thức về phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. 31 Bảng 4.11 Kiến thức đúng chung về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.32

Trang 4

DANH SÁCH HÌNH

TrangHình 2.1 Dạ dày ở tại chổ. 3Hình 2.2 Sinh lý hệ tiêu hoá. 5Hình 3.1 Sơ đồ khảo sát 224

4

Trang 5

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý khá phổ biến thường gặp ở khắp nơitrên thế giới, bệnh có đặc điểm mãn tính và thường hay tái phát, có triệu chứng khôngđiển hình và không đặc hiệu, gây nhiều tác hại nguy hiểm với sức khoẻ, có thể gây racác biến chứng xuất huyết tiêu hoá, gây ra thủng ổ loét và hẹp môn vị hoặc có thể dẫnđến thoái hoá ác tính ở dạ dày Loét dạ dày tá tràng không chỉ phổ biến ở những nướcđang phát triển mà ngay cả ở những nước phát triển

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng chiếm khoảng 35% các bệnh lý về tiêu hoá và làvấn đề sức khoẻ mang tính toàn cầu (Hoàng Trọng Thảng, 2014) Mặc dầu, đã cóthuốc và phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng dựa vào cơ chế bệnh sinh nhưng phần lớn

loét gây ra do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) Vi khuẩn sống được

ở môi trường acid của dịch vị, là môi trường mà từ trước đến nay vẫn được coi là môitrường vô khuẩn

Ở Mỹ khoảng 45%; Anh 47%; Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan khoảng 50%;

Châu Âu có từ 15 đến 35% dân số bị nhiễm Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) và tăng

dần theo nhóm tuổi cao (Nguyễn Duy Thắng, 2016); Bắc Ấn Độ 0,6% dân số bị bệnh,

tỷ lệ nam trên nữ là 1,7/1 Mỗi năm ở Mỹ có gần 500.000 người mắc bệnh mới Ướctính 4.500 bệnh nhân ở Anh và 15.000 bệnh nhân ở Mỹ chết mỗi năm do biến chứngloét dạ dày tá tràng Người ta ghi nhận 13% nam giới và 11% nữ giới với tỷ lệ mắcbệnh mới trung bình là 1,7 trường hợp trên 1000 người Tỷ lệ chết do bệnh viêm loét

dạ dày tá tràng tăng lên theo tuổi và đây cũng là một trong những bệnh có chi phí điềutrị hằng năm khá cao: Ở Mỹ từ 5 đến 6 tỷ đô la và Pháp là 3,5 tỷ quan (Hoàng TrọngThảng, 2014)

Ở Việt Nam theo các nghiên cứu với số lượng bệnh nhân không lớn thì thấy tỉ

lệ nhiễm Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) ở độ tuổi từ 15 đến 75 vào khoảng 55 đến 75% (Nguyễn Duy Thắng, 2016) Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) là loại vi khuẩn

có nhiều điểm đặc biệt rất phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng có nơi tới 60-70%dân số (Phạm Quang Cử, 2008) Mỗi năm có từ 60.000 đến 80.000 bệnh loét tá tràngmới, trong khi đó loét dạ dày vào khoảng 200.000 đến 400.000 người trên năm và

Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) được tìm thấy ở niêm mạc dạ dày 90% (Hoàng

Trọng Thảng, 2014) Tỷ lệ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng khoảng 10-15% dân số thếgiới, với tỷ lệ mắc bệnh là 3/100.000 người; Tỷ lệ loét tá tràng so với dạ dày là 4/1 vàkhuynh hướng xảy ra ở người trẻ, thường gặp theo tỷ lệ giới tính 3 nam trên 1 nữ vàhằng năm tăng thêm khoảng 0,2% (Hoàng Trọng Thảng, 2014)

Cho nên, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở Việt Nam hiện nay vẫn còn là vấn đềlớn và nan giải trong nền Y tế thế giới Vì vậy, người dân cần nắm rõ các kiến thức

Trang 6

liên quan tới bệnh và cách phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng để thực hànhđúng giúp ích cho việc giảm số lượng người mắc bệnh, giảm tỷ lệ phẫu thuật ở bệnhnhân loét dạ dày tá tràng Hiện nay, có nhiều nguồn cung cấp thông tin đại chúng vềbệnh viêm loét dạ dày tá tràng như ti vi, tờ rơi, áp phích, báo, tạp chí, tại trường học,internet Trước nhiều nguồn thông tin trái chiều vẫn chưa được kiểm chứng cùng vớinhận thức chưa đúng của một số người dân dẫn đến sự tranh cãi về kiến thức bệnh vàcách phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng Do đó, khi người dân phát hiện ra bản thânmình mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thì bệnh có khả năng tiến triển đến giai đoạnnặng kéo theo hiệu quả điều trị thấp, chi phí tốn kém Vì vậy, việc có kiến thức đúng

về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có ý nghĩa quan trọng đến sức khoẻ của bản thânngười bệnh, người thân và cộng đồng Để thực hiện được những biện pháp và cáchkhắc phục bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tốt nhất, các tuyến y tế cần phối hợp với trạm

y tế địa phương tổ chức các đợt tuyên truyền giáo dục sức khoẻ các kiến thức về bệnhviêm loét dạ dày tá tràng cho người dân, thực hiện mỗi tháng một lần Chính vì vậy đề

tài tiểu luận: “Khảo sát kiến thức về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng của người dân tại xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, năm 2018” được tiến hành với

mục tiêu cụ thể:

Xác định tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tại xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, năm 2018.

Trang 7

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU2.1 GIẢI PHẪU HỌC VÀ SINH LÝ HỆ TIÊU HOÁ

2.1.1 Giải phẫu hệ tiêu hoá

- Hệ tiêu hoá bao gồm hai phần: Ống tiêu hoá và các cơ quan tiêu hoá phụ

- Ống tiêu hoá được chia làm nhiều phần có kích thước và chức năng khác nhau đi từtrên xuống : Ổ miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già

- Các cơ quan tiêu hoá phụ gồm có: Răng, lưỡi và các tuyến bao gồm các tuyến nướcbọt, gan, tuỵ (Lê Văn Cường, 2014)

2.1.1.1 Giải phẫu học dạ dày

Dạ dày (ventriculus) là phần rộng nhất của đường tiêu hóa, một tạng rỗng, một

đoạn ống tiêu hóa có thể phình ra to nhất so với các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa,nối giữa thực quản ở phía trên và tá tràng ở phía dưới (Nguyễn Kim Lộc, 2004), nằmsát dưới vòm hoành trái, ở sau cung sườn và vùng thượng vị trái Dạ dày rất co dãn, cóthể tích từ 2 lít đến 2,5 lít hoặc hơn nữa (Nguyễn Quang Quyền, 2012)

Dạ dày có hình dạng giống chữ J, có hai mặt trước và sau, phân cách nhau bởihai bờ cong bé và bờ cong lớn (Nguyễn Kim Lộc, 2004) Các phần của dạ dày là phầntâm vị, đáy vị, thân vị, môn vị (Lê Văn Cường, 2014)

Hình 2.1 Dạ dày ở tại chổ (Nguyễn Quang Quyền, 2015)

2.1.1.2 Giải phẫu học tá tràng

Tá tràng (duodenum) là phần đầu tiên của tiểu tràng (ruột non) đi từ môn vị đến

góc tá hỗng tràng, tá tràng nằm sát thành bụng sau, trước cột sống và các mạch máutrước cột sống (Nguyễn Quang Quyền, 2016) Góc tá hỗng tràng được treo vào thànhbụng sau bởi một nếp phúc mạc có chứa các sợi cơ gọi là cơ treo tá tràng hoặc dâychằng treo tá tràng (dây chằng Treitz), tá tràng có hình dạng chữ C, nằm kế bên đầutụy, dài khoảng 20-25cm, nằm trên rốn Lòng ống của nó là rộng nhất của toàn bộ ruộtnon Tá tràng không có mạc treo và ngược lại với dạ dày phần lớn được phúc mạc bọc

Trang 8

ở phần trước Tá tràng là đoạn ống tiêu hóa quan trọng vì là nơi ống mật chủ và ốngtụy đổ vào ruột non Tá tràng được chia thành bốn phần: phần trên, phần xuống, phầndưới (phần ngang) và phần lên (Lê Văn Cường, 2014) Cũng như dạ dày, thần kinh chiphối tá tràng thuộc hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm Các sợi thần kinhphó giao cảm đi từ nhánh gan của thần kinh phế vị trước và thần kinh mạc treo Đámrối Meissner and Auerbach tận cùng trong thành tá tràng (Hoàng Trọng Thảng, 2014).

2.1.1.3 Giải phẫu học loét dạ dày tá tràng

Phân loại ổ loét bằng nội soi theo phân loại Kawai:

- Ổ loét tròn: Hay gặp nhất, chiếm khoảng 60-70% tổng số ổ loét hành tá tràng Kíchthước thông thường từ 5-20mm Có những ổ loét lớn hơn 20mm

- Loét hình bầu dục (oval) cũng thường gặp chỉ đứng sau loét tròn, kích thước chiềungang 5-10mm, chiều dọc 10-20mm

- Loét dài hẹp (linear): Là ổ loét dạng nứt rãnh sâu ở đỉnh một nếp niêm mạc tá tràngphù nề, dài khoảng 1-2cm, rộng 1-2mm Tỷ lệ gặp khoảng 6-15% số loét tá tràng

- Loét hình sao (stellate) bờ không đều có hình sao 4-5 cánh hoặc hình tam giác, chiếmkhoảng 7-20% tổng số ổ loét

- Loét salami: Kiểu như miếng súc xích Ý, có nhiều loét nhỏ trên một niêm mạc phù

nề, tẩy đỏ Tỷ lệ gặp ít hơn 2-5% số loét tá tràng (Hoàng Trọng Thảng, 2014)

2.1.2 Sinh lý hệ tiêu hoá

Hệ tiêu hoá được điều khiển bởi các hệ thống thần kinh, nội tiết và cận tiết Hệtiêu hoá có các tế bào nội tiết nằm rải rác trong niêm mạc Chúng bị kích thích bởithức ăn (do tiếp xúc, do các chất hoá học của thức ăn) và các xung động thần kinh Cácchất nội tiết điều hoà hoạt động cơ học và bài tiết (Phạm Đình Lựu, 2011) Dạ dày và

tá tràng cung cấp máu có nguồn gốc từ động mạch thân tạng và động mạch mạc treotràng trên (Nguyễn Kim Lộc, 2004) và sản xuất một số hormone đưa vào máu nhưgastrin, histamine và somatostain làm chức năng nội tiết (Phạm Đình Lựu, 2011)

Hai thành phần bài tiết chính của dạ dày có khả năng gây tổn thương niêm mạc

là acid chlohydric và pepsinogen

Sinh lý bài tiết của dạ dày tá tràng:

+ Bài tiết chất nhầy (mucus) tiết ra một lượng lớn chất nhầy để bảo vệ niêmmạc dạ dày khỏi tổn thương dưới tác dụng của acid và pepsin

+ Tế bào thành bài tiết acid nằm trong tuyến acid, liền kề với các thành phần tếbào khác như tế bào ECL (Enterochromaffine-like), tế bào D có tầm quan trọng trongtiến trình bài tiết dạ dày Đây cũng là tế bào duy nhất bài tiết nội Tế bào thành còn cónhững thụ thể gắn kết với những chất có khả năng gây ức chế sản xuất acid(somatostain, prostaglandin, EGF: Epidermal Growth Factor)

Trang 9

+ Các tế bào D trong các tế bào nội tiết giải phóng somatostatin ức chế sản xuấtacid theo cơ chế trực tiếp đối với tế bào thành và gián tiếp bằng sự giảm giải phónghistamine từ tế bào ECL (Enterochromaffine-like) và gastrin từ tế bào D.

+ Pepsinogen sau khi được tổng hợp ở tế bào chính và tế bào chế tiết nhầy,phần lớn pepsinogen được tiết vào lòng dạ dày và chuyển thành pepsin hoạt động, chỉmột lượng nhỏ được lưu hành ở trong máu

+ Yếu tố nội tại được bài tiết cùng với acid HCl (acid clohydric) tại tế bào thành

và nó giúp cho sự hấp thu B12 ở hổng tràng, trong trường hợp thiếu yếu tố nội tại nhưtrong viêm dạ dày mạn type B tự miễn sẽ gây ra thiếu máu do thiếu yếu tố nội tại nênkhông hấp thu được vitamin B12

+ Cơ chế thần kinh: Đám rối thần kinh Meissner có các nhánh thần kinh phế vị

đi vào và nối kết với các tuyến dạ dày và các tế bào nội tiết ở niêm mạc hang vị bài tiếtgastrin Khi bị kích thích, các tận cùng hậu hạch dây X giải phóng acetylcholin gắn vớithụ thể ở các tế bào tuyến tăng bài tiết dịch vị acid clohydrid và pepsinogen Các tínhiệu kích thích xuất phát từ trong dạ dày do căng lên bởi thức ăn gọi là kích thích tiết

cơ học sau khi ăn, hoặc những kích thích hoá học khi thức ăn vào miệng tiếp xúc vớilưỡi và khi vào đến dạ dày, hoặc xuất phát từ hệ thần kinh trung ương: Vùng dưới đồi,

hệ viền rồi theo dây X đến dạ dày theo kích thích thị giác, khứu giác và phản xạParlov

+ Cơ chế hormone: Các hormone tham gia vào cơ chế điều hoà bài tiết dịch vịbao gồm các hormone giải phóng từ niêm mạc dạ dày tá tràng (gastrin, histamin), từtuỷ thượng thận (adrenalin, noradrenalin) và từ vỏ thượng thận (glucocorticoide,mineralo corticoide) (Hoàng Trọng Thảng, 2014)

Hình 2.2 Sinh lý hệ tiêu hoá (Nhà xuất bản Đại học Maskva, 1987)

Trang 10

2.2 BỆNH HỌC VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

2.2.1 Khái niệm bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc trong dạ dày và tá tràng

bị tổn thương do tác động ăn mòn của axit và pepsin vượt qua các cơ chế bảo vệ củalớp cơ niêm do tác động trong dịch vị dạ dày và tá tràng (Nguyễn Duy Thắng, 2016)

2.2.2 Nguyên nhân và cách thức lây truyền bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

2.2.2.1 Nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Nhiễm trùng: Helicobacter pylori, Herpes simplex virus-HSV, Cytomegalo virus-CMV, H.Heilmannii và các nhiễm trùng khác: Lao, syphilis.

Do thuốc: NSAIDs và aspirin, corticosteroids (khi dùng chung với NSAIDs),bisphosphonate, clopidogrel, postassium chlorid và điều trị hoá chất (ví dụ 5-fluouracil)

+ Loét do Helicobacter pylori: Là nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày tá

tràng, viêm dạ dày cấp và mạn, ung thư dạ dày Tỷ lệ nhiễm chung của người Việt

Nam khoảng 70% và người ta thấy chỉ 1-2% số người bị nhiễm Helicobacter pylori bị

loét dạ dày tá tràng

+ Các kháng viêm, giảm đau NSAID, AINS và aspirin: Hiện là một trongnhững nhóm thuốc dùng hết sức phổ biến Bệnh nhân sử dụng các thuốc này có thể bị

ổ loét cấp tính và thường là nhiều ổ

+ Loét do stress: Thường gặp ở các bệnh nhân nằm cấp cứu như: Thở máy,bỏng, chấn thương sọ não, nhiễm trùng huyết, viêm tuỵ cấp, suy gan, suy thận với tỷ lệ

từ 50-100% Những bệnh nhân như vậy có tỷ lệ xuất huyết tiêu hoá đại thể dao động

từ 10-20% và những biến chứng này làm nặng thêm bệnh chính, làm tăng thêm tỷ lệ tửvong (Ngô Quý Châu, 2016)

2.2.2.2 Cách thức lây truyền bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) lây truyền ở người qua đường miệng, nhưng

cách thức lây truyền chính xác thì vẫn còn chưa rõ, nơi lưu trú duy nhất của

Helicobacter pylori đã được khẳng định là dạ dày người, sự lây truyền từ người này

qua người khác dường như là do trực tiếp bằng đường miệng-miệng hoặc dạ miệng và không loại trừ lây theo đường gián tiếp phân-miệng do thức ăn bị ô nhiễm,

Trang 11

dày-nước uống, ruồi nhặng hoặc do tay bẩn Ở người nhiễm Helicobacter pylori, vi khuẩn

có thể tồn tại suốt đời Tuy nhiên sự biến mất vi khuẩn một cách tự nhiên cũng có thểxảy ra chủ yếu là ở trẻ em hoặc muộn về sau trong tiến trình viêm dạ dày teo và làmmất acid chlorhydrid làm vi khuẩn khó tồn tại (Hoàng Trọng Thảng, 2014)

2.2.3 Cơ chế bệnh sinh loét dạ dày tá tràng

Ngày nay bệnh loét dạ dày tá tràng được cho rằng do mất cân bằng giữa hainhóm yếu tố: Yếu tố gây loét gọi là yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ (Hoàng TrọngThảng, 2014)

Nhóm yếu tố gây loét: Acid HCl (acid clohydric), pepsin; Các yếu tố bên ngoài:

Thuốc, rượu, Helicobacter pylori và các yếu tố bên trong: Dịch mật, lysolecithin.

Nhóm yếu tố bảo vệ tế bào: Lớp chất nhầy và bicacbonat bao phủ trên bề mặtniêm mạc dạ dày còn được gọi là hàng rào bảo vệ thứ nhất, lớp tế bào biểu mô bề mặtcòn được gọi là hàng rào bảo vệ thứ hai và dòng máu tưới cho lớp niêm mạc của dạdày tá tràng còn gọi là hàng rào bảo vệ thứ ba (Ngô Quý Châu, 2016)

Sự phá vỡ cân bằng giữa hai nhóm yếu tố xảy ra khi nhóm yếu tố gây loét tăngcường hoạt động mà nhóm yếu tố bảo vệ không được củng cố hoặc ngược lại hệ thốngbảo vệ bị suy yếu nhưng yếu tố gây loét không giảm một cách tương ứng Loét tá tràngxuất hiện là do các yếu tố bảo vệ không kích ứng được với sự tấn công của acid-pepsintăng quá mức; Trong khi đó loét dạ dày là do các yếu tố bảo vệ niêm mạc bị suy yếukhông đủ khả năng chống đở với sự tấn công của pepsin

Yếu tố quan trọng trong bệnh sinh loét dạ dày là sức đề kháng niêm mạc dạ dày

bị suy yếu làm tổn thương trực tiếp niêm mạc dạ dày Nồng độ gastrin huyết thanhtăng với tỷ lệ đáng kể ở bệnh nhân loét dạ dày, nhưng sự gia tăng bị hạn chế tronggiảm bài tiết acid dạ dày Sức đề kháng niêm mạc dạ dày bị giảm do ức chế tổng hợpprostaglandin niêm mạc dạ dày tạo điều kiện cho sự khuếch tán ngược các ion hydro

đã được bài tiết (Hoàng Trọng Thảng, 2014)

2.2.4 Triệu chứng và biến chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

2.2.4.1 Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

- Triệu chứng lâm sàng:

Đau bụng: Chủ yếu ở vùng thượng vị là triệu chứng gần như là hằng định củabệnh Đau có thể từ mức độ khó chịu, âm ỉ đến dữ dội Tuỳ thuộc vào vị trí ổ loét, tínhchất đau ít nhiều khác biệt:

+ Loét hành tá tràng thường xuất hiện lúc đói hoặc sau bữa ăn 2-3 giờ, đau trộilên về đêm, ăn vào hoặc sử dụng các thuốc trung hoà acid thì đỡ đau nhanh

+ Loét dạ dày: Tuỳ vị trí ổ loét mà vị trí và hướng lan của tính chất đau có thểkhác nhau Thường đau sau ăn trong khoảng vài chục phút đến vài giờ Đáp ứng vớibữa ăn và thuốc trung hoà acid cũng kém hơn so với loét hành tá tràng

Trang 12

Đau âm ỉ kéo dài hoặc thành cơn nhưng có tính chu kỳ và thành từng đợt Vìvậy, khai thác về tiền sử của các đợt đau trước đó rất có giá trị đối với chẩn đoán

Có thể có các triệu chứng: Buồn nôn, nôn, chán ăn, cảm giác nóng rát, đầybụng, sụt cân, ợ chua Khám bụng: Thường không thấy gì đặc biệt, đôi khi có thể thấybụng chướng hoặc co cứng nhẹ

- Triệu chứng cận lâm sàng:

+ Chụp dạ dày tá tràng có Barite, có thể thấy hình ảnh ổ loét là ổ đọng thuốchình tròn, hình oval; Sự thay đổi hình dạng vùng quanh ổ loét: Biến dạng các nếp niêmmạc ở thân và phình vị dạ dày, biến đổi về hình ảnh tiền môn vị hoặc tá tràng, gópphần phân biệt ổ loét lành tính và ổ loét ung thư

+ Nội soi dạ dày tá tràng: Được coi là phương pháp có giá trị nhất trong chẩnđoán xác định loét Ngoài ra, nội soi còn cung cấp các thông tin: Vị trí, số lượng, kíchthước, tính chất ổ loét: Cấp hay mạn tính, nông-sâu, bờ đều hoặc không đều, đáy sạchhay có chất hoại tử và các tổn thương kèm theo như viêm, trợt

+ Chụp cắt lớp vi tính: Ít dùng do giá thành đắt, thường được chỉ định khi nghingờ có biến chứng: Loét dò vào ổ bụng, nghi ung thư

+ Test xác định Helicobacter pylori có nhiều phương pháp: Ure test hoặc nuôi cấy được làm từ mảnh sinh thiết; Tìm kháng thể kháng Helicobacter pylori trong máu;

Test thở C13, C14; Tìm kháng nguyên của Helicobacter pylori trong phân.

+ Thăm dò acid dịch vị của dạ dày: Hút dịch vị lúc đói để đánh giá bài tiết, HCl(acid clohydric) và pepsin; Dùng các nghiện pháp kích thích như: Nghiện pháphistamine hoặc insulin Các kỹ thuật này hiện ít dùng trong lâm sàng (Ngô Quý Châu,2016)

2.2.4.2 Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Chảy máu: Khoảng 15-20% bệnh nhân loét có một hoặc nhiều lần chảy máu;Loét tá tràng thường chảy máu (17%) so với dạ dày (12%), người già chảy máu nhiềuhơn người trẻ Thường là chảy máu ẩn nếu kéo dài gây thiếu máu mạn Nếu chảy máunặng cấp gây nôn và đại tiện ra máu, chảy máu dạ dày thường nôn nhiều hơn (50%) tátràng (30%) Tần suất tái phát là 20%, tiên lượng tốt nếu chảy máu tự ngưng trongvòng 6 giờ đầu Nguy cơ tái phát cao >50% nếu: Chảy máu từ tiểu động mạch, mạchmáu thấy được ở nền ổ loét, chảy máu kéo dài >72 giờ

Thủng: Loét ăn sâu vào thành dạ dày hay tá tràng có thể gây thủng Đây là biếnchứng đứng thứ nhì sau chảy máu (6%), nam giới nhiều hơn phụ nữ Loét mặt trướchoặc bờ cong nhỏ thì thủng vào xoang phúc mạc lớn, loét mặt sau thì thủng vào cơquan kế cận hoặc hậu cung mạc nối

Loét xuyên thấu dính vào cơ quan kế cận: Thường là tuỵ, mạc nối nhỏ, đườngmật, gan, mạc nối lớn, mạc treo đại tràng, đại tràng ngang thường gặp là loét mặt sau

Trang 13

hoặc loét bờ cong lớn Các loét này thường đau dữ dội ít đáp ứng với điều trị, loétxuyên vào tuỵ thường đau ra sau lưng hoặc biểu hiện viêm tuỵ cấp, loét thủng vàođường mật chụp đường mật hoặc siêu âm có hơi trong đường mật hoặc baryt vàođường mật Nếu rò dạ dày đại tràng gây đi ngoài phân sống và kém hấp thu, cần điềutrị phẫu thuật.

Hẹp môn vị: Thường gặp nhất khi ổ loét nằm gần môn vị Do loét dạ dày hoặc

tá tràng hoặc phản ứng co thắt môn vị trong loét dạ dày nằm gần môn vị, hẹp có thể doviêm phù nề môn vị (Hoàng Trọng Thảng, 2006)

2.2.5 Chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

2.2.5.1 Chẩn đoán xác định bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

- Dựa vào triệu chứng lâm sàng

- Hình ảnh trên phim X-quang

- Đặc điểm và những tổn thương trên nội soi

2.2.5.2 Chẩn đoán phân biệt bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Chứng chậm tiêu giống loét: Triệu chứng khá giống với loét dạ dày tá tràngnhưng nội soi không thấy có tổn thương

Trào ngược dạ dày thực quản: Loét dạ dày tá tràng tính chất nổi bật là đauthượng vị, lan ra xung quanh hoặc phía sau Trào ngược-tính chất điển hình là cảmgiác nóng rát vùng thượng vị, sau xương ức, lan lên ngực, miệng Nội soi rất có giá trịtrong chẩn đoán phân biệt

Ngoài ra, có thể nhầm: Viêm dạ dày cấp và mạn, ung thư dạ dày, sỏi túi mật,viêm tuỵ mạn (Ngô Quý Châu, 2016)

2.2.6 Điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Chủ yếu là điều trị nội khoa, 90% trường hợp khỏi không cần phải mổ

Là các thuốc làm giảm tiết acid dịch vị, gồm:

- Các thuốc kháng thụ thể H2: Có tác dụng ức chế bài tiết acid trong dạ dày.+ Cimetidin (Tagamet, Cimet), uống vào bữa ăn và trước khi đi ngủ

+ Ranitidine (Zantac, Azantac), uống vào bữa ăn và trước khi đi ngủ

Trang 14

+ Famotidin (Pepcidine, Pepcid, Pepdine), uống buổi tối trước khi đi ngủ vì tácdụng mạnh và kéo dài hơn Ranitidine.

+ Nizacid (Nizatidine): Liều 1 viên 300mg uống một lần vào buổi tối

- Các thuốc ức chế bơm proton: Ức chế rất mạnh việc bài tiết acid

+ Thế hệ 1: Omeprazol (Losec, Mopral, Lomac) uống cách xa bữa ăn (trước khi

ăn sáng và trước giờ ngủ buổi tối)

+ Thế hệ 2: Lansoprazon (Lanzor viên 30mg)

+ Thế hệ 3: Pantoprazon (Pantoloc viên, lọ tiêm 40mg)

+ Thế hệ 4: Rabeprazol (Pariet viên 10mg, 20mg)

+ Thế hệ 5: Esomeprazol (Nexium viên 40mg)

2.2.6.3 Các thuốc bảo vệ niêm mạc và tăng sức đề kháng niêm mạc dạ dày

- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Có tác dụng bao bọc vết loét như Sucralfat.Uống trước khi ăn (khoảng 1 giờ)

- Thuốc làm tăng sức đề kháng niêm mạc dạ dày:

+ Thuốc có hai tác dụng: Chống bài tiết aicd và bảo vệ niêm mạc dạ dày

+ Prostagandin E1: Misoprotol (biệt dược là Cytotec-viên 200mg)

+ Prostagandin E2: Teprenone (biệt dược là Selbex, Dimixel-viên 50mg)

2.2.6.4 Thuốc diệt khuẩn Helicobacter Pylori

+ Bismushth: Tác dụng trực tiếp lên vi khuẩn làm vi khuẩn bị ly giải nên làmgiảm mật độ vi khuẩn trong dạ dày

+ Các kháng sinh: Thường được dùng là Amoxicillin, tetraxyclin, metronidazol,tinidazol, clarithromycin, fluoroquinolon và rifabutin (Ngô Quý Châu, 2016)

Điều trị ngoại khoa: Chỉ thực hiện khi các phương pháp nội khoa thất bại hoặctrong các trường hợp:

+ Thủng dạ dày tá tràng

+ Xuất huyết tiêu hoá trên mà điều trị nội khoa thất bại

+ Hẹp môn vị

+ Dò vào các cơ quan lân cận

+ Ung thư dạ dày (Nguyễn Duy Thắng, 2016)

2.2.7 Chăm sóc bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng

- Giảm đau cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng:

Cho bệnh nhân nghỉ ngơi khi đau nhiều, khi đở đau thì đi lại nhẹ nhàng

Có thể chườm ấm vùng thượng vị nếu chắc chắn không có dấu hiệu của xuấthuyết tiêu hoá

Cho bệnh nhân dùng thuốc theo y lệnh

Khuyên bệnh nhân uống nhiều nước chín nếu không có chống chỉ định

Ăn nhẹ nếu đã được chẩn đoán là loét tá tràng

Trang 15

- Chế độ ăn uống nghỉ ngơi cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng:

Nghỉ ngơi: Cần chú ý cho bệnh nhân được nghỉ ngơi về cả thể xác lẫn tinh thầnnhất là trong đợt đau cấp

Chế độ ăn uống: Quan niệm trước đây chỉ ăn toàn sữa nay không còn phù hợp

vì do khả năng trung hoà mạnh của nó sau đó gây tiết, mạnh hơn cả trà và cà phê Hơnnữa nó chứa nhiều mỡ và calci gây xơ vữa và gây tăng calci máu gây sỏi thận và hộichứng kiềm-sữa (milk alkali syndrom) Thực tế hiện nay đã chứng minh thức ăn ítquan trọng chỉ cần ăn đều tránh nhịn đói gây tăng tiết acid Ăn phụ ban đêm hoặctrước lúc đi ngủ gây tiết acid ban đêm, nên cần chống chỉ định Thuốc lá đã đượcchứng minh có tác hại gây tăng tiết acid, chậm lành sẹo và làm tăng tái phát

Trong đợt đau cho bệnh nhân ăn những thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu như cháo,súp Ngoài đợt đau ăn uống bình thường

Nên chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn từng ít một, ăn chậm, nhai

kỹ, không nên ăn quá nhiều và quá nhanh

Kiêng rượu, cà phê, chè đặc, thuốc lá, các loại gia vị, thức ăn quá chua vì sẽkích thích niêm mạc dạ dày gây đau

Khuyên bệnh nhân uống nhiều nước, không nên ăn những thức ăn quá nónghoặc quá lạnh

Tạo không khí thư giãn, khuyến khích bệnh nhân ăn (Hoàng Trọng Thảng,2006)

2.2.8 Đề phòng và phát hiện sớm các biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Khuyến khích bệnh nhân tuân thủ thời gian điều trị để đảm bảo ổ loét đượcchữa lành hoàn toàn và giảm thiểu các biến chứng Phần lớn các bệnh nhân sẽ hết triệuchứng trong vòng một tuần, nên người điều dưỡng cần nhấn mạnh tầm quan trọng củaviệc tuân thủ chế độ điều trị để tránh phá vỡ quá trình lành bệnh và ổ loét trở thànhmạn tính

Theo dõi sát để phát hiện sớm và xử lí các biến chứng:

+ Xuất huyết tiêu hoá: Bệnh nhân nôn ra máu, tiêu phân đen, mạch nhanh,huyết áp tụt, khó thở, vật vã, do đó cần theo dõi sát mạch, huyết áp, chất nôn và phânhằng ngày

+ Thủng ổ loét: Bệnh nhân đau vùng thượng vị dữ dội, đau như dao đâm, bụngcứng như gỗ, các triệu chứng của sốc xuất hiện Đây là một cấp cứu ngoại khoa cầnđược can thiệp phẫu thuật

+ Hẹp môn vị: Bệnh nhân chán ăn, ăn không tiêu, buồn nôn, nôn ra thức ăn củabữa ăn trước hoặc của ngày hôm trước, có mùi đặc biệt vì đã lên men Cần xử trí: Cho

Trang 16

bệnh nhân ăn nhẹ, ăn từng ít một Đặt ống thông dạ dày khi có chướng bụng Chuẩn bịbệnh nhân khi có chỉ định rửa dạ dày, nội soi dạ dày

+ Ung thư hoá: Thường chỉ gặp trong loét dạ dày

Quan tâm, an ủi, khuyến khích bệnh nhân nêu ra các thắc mắc lo lắng để trấn

an, giúp họ an tâm, tin tưởng

Tâm lý liệu pháp: Cần giải thích để bệnh nhân yên tâm và hợp tác trong điều trị.Nếu bệnh nhân quá lo lắng có thể cho thêm an thần hoặc thuốc giải âu lo Thôngthường là dùng nhóm benzodiazepine, tetrazepam, chlodazepat (Nguyễn Duy Thắng,2016)

2.3 TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG HIỆN NAY 2.3.1 Tình hình mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay trên thế giới

Viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori là một trong những

bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất ở người và khoảng phân nữa dân số thế giới mangloại vi khuẩn này trong người Ở các nước phát triển nơi có vệ sinh phòng bệnh tốt có

khoảng 20% người dưới 40 tuổi và 50% người trên 60 tuổi bị nhiễm Helicobacter pylori và cũng thường gặp ở thiếu niên nhưng rất hiếm phát hiện trên trẻ em Ở các nước đang phát triển thì phần lớn người lớn 50-60% bị nhiễm Helicobacter pylori và ước lượng có 10% trẻ em từ 2-8 tuổi bị nhiễm Helicobacter pylori, tỷ lệ này gia tăng

theo tuổi, trên 60 tuổi là 60% (Hoàng Trọng Thảng, 2014)

Hiện nay, có khoảng 10-15% dân chúng trên thế giới bị bệnh viêm loét dạ dày

tá tràng Ở Anh và ở Úc là 5,2-9,9%, ở Mỹ là 5-10% (Hoàng Trọng Thảng, 2006) hằngnăm có khoảng 500.000 trường hợp bệnh mới và 4 triệu trường hợp tái phát loét(Hoàng Trọng Thảng, 2014), Murgas (1973) ước tính 3,5-12% dân số Còn các nướcphương tây tỷ lệ hiện mắc loét tá tràng ở người lớn khoảng 8%, loét dạ dày 2% Tỷ lệmới mắc hằng năm loét tá tràng là 0,12%, loét dạ dày 0,03% dân số (Dive, 1986)(Nguyễn Vượng, 2007)

2.3.2 Tình hình mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay tại Việt Nam

Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori từ 15 đến 75 tuổi là 56-72,5%

(Nguyễn Thuý Oanh, 2012) và từ 1962-1985 qua các cuộc điều tra khám sức khoẻnhân dân vào nhiều thời điểm, nhiều địa phương khác nhau trên miền Bắc chủ yếu dựatrên tiêu chuẩn lâm sàng một số tác giả cho biết tỷ lệ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng từ4,6-8,2%, có địa phương thấp hơn từ 1,8-3,1% dân số, trung bình ước tính 5-7% dân

số Trong quân đội tỷ lệ loét dạ dày tá tràng ước tính khoảng 6% dân số (NguyễnVượng, 2007), tại khoa nội một số bệnh viện có từ 26-30% bệnh nhân vào viện vìbệnh loét dạ dày tá tràng Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Thắng năm 2003 trên 300

Trang 17

bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng cho thấy tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori là 83%

(Hoàng Trọng Thảng, 2014)

Theo Lê Chuyển, Ts Lê Thanh Hải, Bs Lê Thị Hồng Bích, Bs Lê Thị Tý “Nghiên cứu tình hình viêm loét dạ dày tá tràng và thuốc điều trị trong nhân dân ThuỷDương-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế” có tỷ lệ bệnh viêm loét dạ dày khá cao với12,79% (Lê Chuyển, 2006)

2.4 SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT

Xã Phú Vĩnh có 04 ấp bao gồm ấp Phú An A, ấp Phú An B, ấp Phú Bình, ấpPhú Hưng, xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang Nằm trong khu vực vùngđồng bằng sông Cửu Long, với dòng sông Tiền mang nhiều phù sa thuận lợi cho việcphát triển nền kinh tế lúa nước và nuôi trồng Diện tích tự nhiên là 14.557 km2 Dân sốtrung bình là 11.889 người Mật độ dân số: 817 người/km2 Tổng số ấp, khóm: 04.Tổng số hộ gia đình (2016): 2.969 hộ Lao động trong độ tuổi phân theo xã-thị xã(2016): 7.802 người Dân số trung bình phân theo xã-thị xã (2016): 11.889 người Dân

số trung bình nam phân theo xã-thị xã (2016): 4.070 người Dân số trung bình nữ phântheo xã-thị xã (2016): 3.732 người (Chi cục thống kê thị xã Tân Châu, 2016)

Nghề nghiệp chủ yếu của người dân là nông nghiệp, một số khác thì làm nghềcông nhân, thợ thủ công, thợ may, doanh nghiệp tư nhân, học sinh, sinh viên, côngchức Thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào việc trồng cây lúa nước, ba vụ trênmùa Ngoài ra còn lập vườn trồng một số loại cây ăn quả như mít, sơ ri, xoài, dừa, táo,

ổi, đu đủ Về dịch vụ y tế thì ngày càng được nâng cao và mở rộng hơn trước rất nhiều

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Người dân cư trú tại xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang

3.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu

- Người được quản lý sức khoẻ tại Trạm Y tế xã Phú Vĩnh.

- Người đồng ý tham gia vào khảo sát

3.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ

- Người bị bệnh tâm thần.

Trang 18

- Người bị khiếm thị và khiếm thính.

- Người không biết chữ

3.1.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Tại xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.

- Thời gian: Khảo sát được tiến hành thu thập số liệu bắt đầu từ tháng 11 năm

2017 đến tháng 5 năm 2018

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích

3.2.2 Cở mẫu

Chọn 100 người dân đủ tiêu chuẩn chọn mẫu

3.2.3 Phương pháp chọn mẫu

- Dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện

- Chọn 100 người dân từ 18-60 tuổi tại xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang

đủ tiêu chuẩn chọn mẫu và không thuộc tiêu chuẩn loại trừ để tiến hành khảo sát

- Khi tiến hành lấy mẫu, nếu đối tượng nghiên cứu nào thuộc tiêu chuẩn loại trừ thì bỏ

ra và tiếp tục lấy mẫu ngẫu nhiên trên những người dân còn lại cho đến khi đủ 100mẫu

3.2.4 Nội dung nghiên cứu

3.2.4.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu

- Họ và tên: Ghi cụ thể từng đối tượng khảo sát

- Tuổi của đối tượng khảo sát: Các đối tượng khảo sát được chia làm 4 giá trị:

+ Dân tộc khác (Khmer, Hoa, Chăm,…)

- Trình độ học vấn: Các đối tượng khảo sát được chia làm 4 giá trị:

+ Tiểu học

+ Trung học cơ sở

+ Trung học phổ thông

+ Trung cấp, Cao đẳng & Đại học

- Nghề nghiệp: Các đối tượng khảo sát được chia làm 5 giá trị:

+ Nông dân

+ Công nhân, thợ thủ công

Trang 19

+ Công chức, viên chức

+ Buôn bán, dịch vụ

+ Khác (nội trợ, học sinh, sinh viên, thất nghiệp)

- Khảo sát về sự hiểu biết bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có 2 giá trị:

+ Tại trường học, bài giảng

+ Nguồn khác (internet, kinh nghiệm)

- Khảo sát về bản thân có từng bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có 2 giá trị:

- Kiến thức về khái niệm bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, có 4 giá trị:

+ Là các vết ăn mòn, vết lõm, hố ở mặt trong của thành dạ dày tá tràng

+ Là hiện tượng hoại tử niêm mạc dạ dày

+ Đau vùng thượng vị

+ Là tổn thương niêm mạc trong dạ dày và tá tràng

Câu trả lời đúng: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc trong dạdày và tá tràng bị tổn thương; Là hiện tượng hoại tử niêm mạc dạ dày; Là các vết ănmòn, vết lõm, hố ở mặt trong của thành dạ dày tá tràng Người trả lời đúng là ngườichọn từ 2 đến 3 đáp án trên được 1 điểm

- Kiến thức về đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cao, có

5 giá trị:

+ Tầng lớp tri thức

Trang 20

+ Nhân viên kinh doanh

+ Những người trong độ tuổi trung niên

+ Không biết đối tượng nào

Câu trả lời đúng: Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cao

là tầng lớp tri thức; Nhân viên kinh doanh; Những người trong độ tuổi trung niên.Người trả lời đúng là người chọn từ 2 đến 4 đáp án trên được 1 điểm

- Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, có 4 giá trị:+ Nhiễm virus

+ Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

+ Do chế độ ăn thất thường

+ Stress tâm lý

Câu trả lời đúng: Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là nhiễm vi

khuẩn Helicobacter pylori Người trả lời đúng là người chọn 1 đáp án trên được 1

+ Ăn uống chung mâm, chén, đũa

Câu trả lời đúng: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) thường lây truyền qua con đường là ăn uống chung mâm, chén,

đũa Người trả lời đúng là người chọn 1 đáp án trên được 1 điểm

- Kiến thức về biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, có 4 giá trị:

+ Đau bụng

+ Rối loạn tiêu hóa

+ Chán ăn, sụt cân

Trang 21

+ Nhanh đói

Câu trả lời đúng: Biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là đau bụng; Rốiloạn tiêu hoá; Chán ăn, sụt cân Người trả lời đúng là người chọn từ 2 đến 3 đáp ántrên được 1 điểm

- Kiến thức về biểu hiện đau bụng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, có 4 giátrị:

+ Cơn đau âm ỉ ở khu vực trên rốn

+ Không đau

+ Đau xuất hiện 2-4 giờ sau ăn

+ Đau ở thượng vị lan ra sau lưng về phía bên phải

Câu trả lời đúng: Biểu hiện đau bụng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là cơnđau âm ỉ ở khu vực trên rốn; Đau xuất hiện 2-4 giờ sau ăn; Đau ở thượng vị lan ra saulưng về phía bên phải Người trả lời đúng là người chọn từ 2 đến 3 đáp án trên được 1điểm

- Kiến thức về biểu hiện tiêu hóa của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, có 5 giátrị:

Trang 22

Câu trả lời đúng: Phương pháp cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh viêm loét dạdày tá tràng là chụp X-quang; Nội soi dạ dày Người trả lời đúng là người chọn cả 2đáp án trên được 1 điểm.

- Kiến thức về điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nhằm mục đích, có 5 giátrị:

+ Bỏ liều, không uống

Câu trả lời đúng: Điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là thuốc kháng sinh vàkháng axit Người trả lời đúng là người chọn 1 đáp án trên được 1 điểm

- Kiến thức về để điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có hiệu quả cần, có 5giá trị:

+ Giảm stress

+ Tuân thủ điều trị, thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ

+ Không nên tự ý mua thuốc uống mà không có đơn của bác sĩ

+ Tái khám định kì để kiểm tra các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe+ Tất cả các ý trên

Câu trả lời đúng là tất cả các ý trên Người trả lời đúng là người chọn từ 3 đến 5đáp án trên được 1 điểm

- Kiến thức về chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng,

có 4 giá trị:

+ Ăn nhiều đạm, nhiều đường, nhiều trái cây và nhiều mỡ

+ Cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, các loại vitamin và muối khoáng+ Ăn lỏng dễ tiêu, ăn theo định lượng

+ Không ăn thức ăn đặc, khô quá

Câu trả lời đúng: Chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh viêm loét dạ dày tátràng là cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, các loại vitamin và muối khoáng;

Trang 23

Ăn lỏng dễ tiêu, ăn theo định lượng; Không ăn thức ăn đặc, khô quá Người trả lờiđúng là người chọn từ 2 đến 3 đáp án trên được 1 điểm.

- Kiến thức về việc nên ăn uống như thế nào khi bị bệnh viêm loét dạ dày tátràng, có 5 giá trị:

+ Ăn chậm, nhai kỹ

+ Không ăn quá no, hay để quá đói

+ Không nên ăn thức ăn có nhiều gia vị: Cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ+ Tránh những loại đồ uống có gas, có cồn

+ Thức ăn lạnh khiến dạ dày co bóp mạnh

+ Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ

+ Không ăn trứng sống, những loại quả chua

+ Không nên kiêng ăn uống gì hết

Câu trả lời đúng: Kiêng ăn uống khi bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là rượu,bia và hút thuốc lá; Thức ăn lạnh khiến dạ dày co bóp mạnh; Thực phẩm khó tiêu,nhiều chất xơ; Không ăn trứng sống, những loại quả chua Người trả lời đúng là ngườichọn từ 2 đến 4 đáp án trên được 1 điểm

- Kiến thức về khi phát hiện bị mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm vi

khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) để không lây bệnh cho người thân, có 5 giá

trị:

+ Tránh các hành vi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt (dùng chung bát đũa, hôn,người lớn nhai mớm cơm cho trẻ)

+ Vệ sinh cá nhân thật kỹ sau khi đi tiêu hoặc tiếp xúc với bệnh phẩm

+ Thức ăn phải bảo quản tốt tránh cho côn trùng như gián, ruồi đậu vào

+ Ăn nhiều bữa trong ngày Mỗi lần chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn

+ Ăn thức ăn nấu chín

+ Ngưng hút thuốc lá

Trang 24

+ Rửa tay trước khi ăn để tránh nhiễm trùng

+ Thư giãn trước khi đi ngủ

+ Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

+ Chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ

Câu trả lời đúng là an toàn vệ sinh thực phẩm; Chế độ ăn uống và sinh hoạt điều

độ Người trả lời đúng là người chọn cả 2 đáp án trên được 1 điểm

- Kiến thức về ngăn ngừa và phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, có 4 giá trị:+ Không tập thể dục ngay sau khi ăn

+ Hạn chế ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành

+ Tránh gây áp lực lên thần kinh

+ Hạn chế dùng thuốc kháng sinh

Câu trả lời đúng: Ngăn ngừa và phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là khôngtập thể dục ngay sau khi ăn; Hạn chế ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành; Tránhgây áp lực lên thần kinh; Hạn chế dùng thuốc kháng sinh Người trả lời đúng là ngườichọn từ 2 đến 4 đáp án trên được 1 điểm

* Kiến thức đúng chung về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng của người dân:

Người có kiến thức đúng chung về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là người đạt

từ 14-20 điểm

Người có kiến thức chưa đúng chung về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là ngườiđạt từ 0-13 điểm

3.2.5 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.5.1 Công cụ thu thập số liệu

Bộ câu hỏi khảo sát người dân được thiết kế sẵn, nội dung phiếu khảo sát gồm 2 phần:

- Phần 1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

- Phần 2: Thông tin kiến thức về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng của người dân

3.2.5.2 Kỹ thuật thu thập số liệu

- Lập danh sách 100 người dân đủ tiêu chuẩn chọn mẫu

- Chuẩn bị bộ câu hỏi khảo sát

- Giải thích ý nghĩa, mục đích của bộ câu hỏi và đề tài khảo sát, phiếu khảo sát đểngười dân hiểu

- Tiến hành phát bộ câu hỏi cho người dân tự điền vào sau đó thu lại bộ câu hỏi

Trang 25

- Tính tỷ lệ phần trăm đối tượng trả lời đúng và chưa đúng trong bộ câu hỏi.

- Đánh giá kiến thức về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng của người dân

Trang 26

3.2.6 Sơ đồ nghiên cứu

Quá trình khảo sát được thực hiện qua sơ đồ như sau:

Hình 3.1 Sơ đồ khảo sát

3.2.7 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Nhập số liệu và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel 2010

- Tính tỷ lệ phần trăm

3.2.8 Phương pháp kiểm soát sai số

- Giải thích bộ câu hỏi, nội dung trong bộ câu hỏi cho người dân rõ trước khi điền đáp

án vào bộ câu hỏi

- Bộ câu hỏi được khảo sát mẫu trên 10 đối tượng nghiên cứu trước khi tiến hành trênquần thể nghiên cứu, sau đó chỉnh sửa cho phù hợp mới đưa vào nghiên cứu chínhthức

- Kiểm tra lại các phiếu khảo sát sau mỗi ngày khảo sát, với những phiếu thông tinchưa đầy đủ hoặc không hợp lý thì bị huỷ hoặc đưa lại đối tượng khảo sát để bổ sung

Lập danh sách 100 người dân đủ tiêu chuẩn chọn mẫu

Chuẩn bị bộ câu hỏi khảo sát

Giải thích ý nghĩa, mục đích của bộ câu hỏi và đề tàikhảo sát, phiếu khảo sát cho người dân hiểu

Tiến hành phát bộ câu hỏi để người dân điền vào sau

đó thu lại bộ câu hỏi

Tính tỷ lệ phần trăm đối tượng trả lời đúng và chưa

đúng trong bộ câu hỏi

Đánh giá kiến thức về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

của người dân

Trang 27

Khảo sát toàn bộ các đối tượng đủ điều kiện theo tiêu chuẩn chọn mẫu, không

có sự phân biệt về giới tính, tuổi tác, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, tất cả mọingười đều có thể tham gia

Sẵn sàng tư vấn cho người dân những vấn đề liên quan đến bệnh viêm loét dạdày tá tràng

Trang 28

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN4.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Qua khảo sát kiến thức về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trên 100 người dân tại

xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 3năm 2018 Kết quả như sau:

4.1.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu

4.1.1.1 Phân loại đối tượng nghiên cứu theo giới tính

45.00%

mNữ

Hình 4.1 Đối tượng nghiên cứu theo giới tính

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu là nữ chiếm 55% cao hơn so với đối tượng nghiên

cứu là nam chiếm 45%

4.1.1.2 Phân loại đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi

18-25 tuổi26-35 tuổi35-59 tuổiTrên 60 tuổi

Hình 4.2 Đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi

Nhận xét: Trong 100 đối tượng tham gia nghiên cứu, tuổi cao nhất là 60 tuổi, tuổi nhỏ

nhất là 18 tuổi và được chia làm 4 nhóm tuổi Nhóm tuổi có độ tuổi từ 36-59 tuổichiếm tỷ lệ cao nhất là 66%, nhóm tuổi có độ tuổi trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là0%

Trang 29

4.1.1.3 Phân loại đối tượng nghiên cứu theo dân tộc

100.00%

KinhDân tộc khác

nh 4.3 Đối tượng nghiên cứu theo dân tộc

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu thuộc dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 100% cao hơn so với

hủ công

Công

chức, viên

Hình 4.4 Đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất

39% và đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp là công nhân, thợ thủ công chiếm tỷ lệthấp nhất 4%

4.1.1.5 Phân loại đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn

Ngày đăng: 16/06/2019, 15:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w