1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌNH HÌNH QUẢN lý và sử DỤNG đất ĐAI ở xã HƯNG hòa THÀNH PHỐ VINH NGHỆ AN

55 421 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 6,96 MB

Nội dung

Xuất phát từ tình hình quản lý sử dụng đất của xã Hưng Hòa trong những nămqua và thực tế sử dụng đất hiện nay của xã nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa củaviệc thực hiện quản lý và tình

Trang 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT Bộ tài nguyên-môi trường

UBND Ủy ban nhân dân

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1: Vị trí địa lí xã Hưng Hòa 17

Bảng 2.1: Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2018 35

Hình 2.2 Hiện trạng sử dụng đất xã Hưng Hòa 35

Bảng 2.3: Diện tích, cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp năm 2018 37

Bảng 2.5: Biến động sử dụng đất qua các năm trên đại bàn xã 39

(đvt:ha) 39

Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện sự biến động sử dụng đất qua các năm (2013-2018) 40

Trang 3

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt khôngthể thay thế được, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp,việc quy hoạch sử dụng đấtđai nhằm mục đích phân bổ và sử dụng một cách hợp lý tiết kiệm ,hiệu quả và bềnvững trong tương lai

Bên cạnh đó, quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa đã và đang làmcho mật độ dân cư ngày càng tăng Kéo theo đó là sự gia tăng dân số, sự phát triển

đô thị và quá trình công nghiệp hóa làm cho nhu cầu về nhà ở cũng như đất xâydựng các công trình công cộng, khu công nghiệp trong cả nước tăng lên một cáchđáng kể Đây là vấn đề cần được quan tâm không chỉ với nước ta mà còn với cácnước phát triển và đang phát triển trên thế giới Để giải quyết vấn đề này, mỗi quốcgia đều xây dựng cho mình những chương trình, kế hoạch, chiến lược riêng phù hợpvới hoàn cảnh, điều kiện của mình để sử dụng đất đai được hợp lý, hiệu quả và tiếtkiệm

Xuất phát từ tình hình quản lý sử dụng đất của xã Hưng Hòa trong những nămqua và thực tế sử dụng đất hiện nay của xã nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa củaviệc thực hiện quản lý và tình hình sử dụng đất nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu về đấtcho những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệuquả theo đúng các quy định của Luật đất đai Tôi đã có bài báo cáo về tình hìnhquản lý và sử dụng đất của xã Hưng Hòa trong những năm gần đây để từ đó đưa racái nhìn chính xác nhất bức tranh quản lý của xã phục vụ cho việc nâng cao và pháttriển tốt hơn về công tác quản lý trong những năm tiếp theo

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Đánh giá tình hình quản lý đất đai trên địa bàn Xã Hưng Hòa, tình hình sửdụng các loại đất trên địa bàn xã

- Lựa chọn giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đấttrên địa bàn xã Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy các vấn đề tích cực, hạnchế các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng đất đai

Trang 4

- Làm cơ sở cho các ngành, các cấp quản lý sử dụng đất đai có hiệu quả, tiếtkiệm trên địa bàn xã theo quy định của luật đất đai.

- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất thực tế mang tính khả thi cao

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

- Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã Hưng Hòa

* Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu tại địa bàn Xã Hưng Hòa- Vinh- Nghệ An

4 Quan điểm nghiên cứu

Khi nghiên cứu về tình hình quản lý so sánh với các năm trước phải chú ý đếnnhững thành tựu và thông tin trong quá khứ, hiện trạng sử dụng đất những thời điểmgần với thời điểm nghiên cứu nhất, cùng với đó là phân tích, dự báo về tình hìnhthay đổi quỹ đất và phương án sử dụng đất ở thời điểm tương lai gần nhất

Đánh giá trung thực theo những thông tin và số liệu đã thu thập ở thực tế đượcđưa vào bản báo cáo để từ đó có cái nhìn về bức tranh tổng quát chung cho khu vựcnghiên cứu

Nhìn vào hiện trạng sử dụng đất của địa bàn Xã và so sánh, đồng thời áp dụngnhững mô hình sử dụng đất của các xã, huyện xung quanh một cách hợp lí nhất chođịa bàn đang nghiên cứu

Phương án sử dụng đất phải trên cơ sở xác định đầy đủ nhu cầu sử dụng đấtcủa các ngành để phân bố hợp lý

5 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập số liệu

Sử dụng phương pháp thu thập số liệu với các số liệu về điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội và vấn đề quản lý, sử dụng đất của điểm nghiên cứu Ngoài ra còn

có số liệu về tình hình biến động đất đai của điểm nghiên cứu qua các năm thôngqua những báo cáo, thống kê hàng năm

Trang 5

Bên cạnh đó, tiến hành khảo sát thực tế, đối chiếu với số liệu thu thập đượcvới hiện trạng thực tế để từ đó có đánh giá khách quan.

* Phương pháp thống kê tổng hợp và xử lý số liệu

Sau khi hoàn thành công việc thu thập số liệu chúng tôi tiến hành chuẩn hóa,tổng hợp, thống kê, phân loại số liệu Từ đó sử dụng các phầm mềm MicroOfficenhư Word và Excel để xây dựng các bảng biểu, thống kê về tình hình quản lý và sửdụng đất đai tại điểm nghiên cứu

* Phương pháp so sánh, đánh giá

Dựa vào số liệu và thông tin thu thập được đưa ra các nhận xét đánh giá vềtình hình quản lý và sử dụng đất của xã qua các năm

* Phương pháp chuyên gia

Ngoài việc thu thập và xử lý số liệu, sau khi hoàn thành đề tài, chúng tôi tiếnhành hỏi ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực đất đai như các cán bộ quản lý đất đaicủa địa phương và những người dân có năng xuất thu nhập cao trong các nghànhnghề để có những nhận xét đúng đắn

6 Cấu trúc của khóa luận

Phần I: Mở Đầu

Phần II: Nội Dung

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT Ở XÃ HƯNGHÒA- VINH- NGHỆ AN

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 6

PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái niệm về đất đai và sử dụng đất

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệusản xuất đặc biệt của mọi quá trình sản xuất, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp

mà không một loại tư liệu nào có thể thay thế được Đất đai luôn là vấn đề mangtính kinh tế - xã hội hết sức nhạy cảm đồng thời là nguồn tài nguyên có hạn về sốlượng, có vị trí cố định trong không gian Chính vì vậy, đất đai cần được quản lý ,

sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững

Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất một mặt bị chi phốibởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các điềukiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật Về điều kiện tự nhiên: khi sửdụng đất đai, ngoài bề mặt không gian cần chú ý tới việc thích ứng với điều kiện tựnhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất Về yếu tố không gian: đất đai là sảnphẩm của tự nhiên, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con người Đất đai hạn chế

về số lượng, có vị trí cố định và là tư liệu sản xuất không thể thay thế được khi tham

gia vào hoạt động sản xuất của xã hội.(Luật đất đai 2013)

1.1.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất

- Thủy văn: mỗi vùng đều có hệ thống và chế độ thủy văn, thủy địa cụ thể,quyết định nguồn nước cung cấp cho các yêu cầu sử dụng đất, do đó sử dụng đấtdựa theo các đặc điểm của nguồn nước và chịu sự chuyển đổi của nguồn nước

Trang 7

- Không gian: sử dụng đất căn cứ vào đặc điểm địa hình, quy mô diện tích,hình thể mảnh đất.

- Vị trí địa lí: vị trí địa lý của vùng sẽ tạo ra những lợi thế so sánh, tạo ra tiền

đề sử dụng đất

* Yếu tố kinh tế - xã hội

- Dân số và lao động: là nguồn lực, điều kiện để sử dụng đất, song trình độ laođộng phản ánh trình độ thâm canh sử dụng đất và cải tạo đất

- Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật: quyết định quy mô, tốc độ và trình độ thâmcanh sử dụng đất

- Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất: quyết định hình thức và mức độ khaithác sử dụng đất

- Sự phát triển của khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

- Chế độ kinh tế, xã hội: phản ánh trình độ phát triển do đó quy định cảphương thức khai thác và hiệu quả sử dụng đất

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, công tác quản lý đất đai được nhànước rất đầu tư và quan tâm Cùng với Luật đất đai 2013, nhà nước đã ban hành cácThông tư, Nghị định, Chỉ thị, hệ thống văn bản pháp luật đất đai tạo hành langpháp lý cho công tác quản lý đất đai

1.1.1.2 Những chức năng chủ yếu của đất đai

* Chức năng môi trường sống

Đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua việccung cấp các môi trường sống cho sinh vật và gen di truyền để bảo tồn cho thực vật,động vật, các cơ thể sống cả trên và dưới mặt đất

* Chức năng tàng trữ và cung cấp nước

Đất đai là kho tàng lưu trữ nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnhtới chu trình tuần hoàn nước tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn

* Chức năng không gian sự sống

Đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là môi trường đệm và làm thay đổi hìnhthái, tính chất của chất thải độc hại

Trang 8

1.1.2 Nội dung, nguyên tắc, chức năng của quản lí hành chính nhà nước về đất đai.

1.1.2.1 Khái niệm quản lí hành chính nhà nước về đất đai

Quản lý hành chính nhà nước về đất đai là sự tác động có tổ chức, là sự điềuchỉnh bằng quyền lực của cơ quan hành chính nhà nước đối với các hành vi và hoạtđộng của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, tổ chức, cá nhân trong quản lý và

sử dụng đất đai do các cơ quan có tư cách pháp nhân công pháp trong hệ thống hànhpháp và quản lý hành chính nhà nước tiến hành bằng những chức năng, nhiệm vụcủa nhà nước nhằm sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững ởmỗi địa phương và trong cả nước

Quản lý hành chính nhà nước về đất đai còn được hiểu là việc nhà nước caiquản toàn bộ diện tích đất đai nằm trong đường biên giới quốc gia, bao gồm 3 nhómđất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, mục tiêu chính lànhằm sử dụng đất đai đúng mục đích, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững

1.1.2.2 Nguyên tắc quản lí hành chính nhà nước về đất đai

Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước về đất đai là những tư tưởng chủ đạo cótính chất bắt buộc mà các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và các chủ thể sử dụngđất phải tuân theo trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai

Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước về đất đai không phải là ý chí chủquan của nhà nước mà còn phải xuất phát từ các quy luật kinh tế, chính trị - xã hội

và tự nhiên khách quan chi phối

- Quy luật kinh tế: quy luật về cung - cầu, lợi nhuận, cạnh tranh

- Quy luật chính trị - xã hội: thể chế, lợi ích, văn hóa, phong tục, tập quán

- Quy luật tự nhiên: quy luật về phát sinh, phát triển của đất và độ phì của đất,chu trình thủy văn, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, kiến tạo địa chất, biếnđổi thời tiết, khí hậu

Cho nên, để đạt được mục tiêu mà nhà nước đặt ra, hoạt động quản lý hànhchính nhà nước về đất đai phải được tiến hành dựa trên nguyên tắc

* Đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước về đất đai

- Quản lý đất đai theo quy hoạch và kế hoạch

Trang 9

- Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về đất đai thống nhất từ trung ương đếnđịa phương.

- Ban hành các chính sách, các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng đất

* Đảm bảo sự kết hợp giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai

- Quyền sở hữu đất đai thuộc về nhà nước còn các tổ chức, hộ gia đình, cánhân được giao đất chỉ có quyền sử dụng Tuy nhiên, để các quan hệ đất đai phátsinh, vận động theo đúng quy luật, nhà nước đặc biệt coi trọng người sử dụng đất.Bên cạnh việc quản lý chặt chẽ đất đai, nhà nước không những giao quyền sử dụngđất lâu dài, ổn định mà còn tạo điều kiện cho người sử dụng thu được những lợi íchkinh tế chính đáng từ đất đai, cho chuyển quyền sử dụng đất thông qua các giaodịch dân sự

* Kết hợp hài hòa các lợi ích (quốc gia, cộng đồng, cá nhân, hộ gia đình)

- Xây dựng và thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dài hạn,trung hạn và ngắn hạn trên phạm vi cả nước

- Xây dựng và thực hiện các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hộiphù hợp với hoàn cảnh thực tế và quy luật kinh tế khách quan của đất nước

- Sử dụng đòn bẩy kinh tế để kích thích các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình pháthuy khả năng, đầu tư và khai thác mọi tiềm năng của đất một cách hợp lý và hợppháp

- Xây dựng hệ thống pháp luật đất đai hoàn chỉnh

- Vận dụng tốt nội dung của công cụ tài chính

- Chính sách quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả, bền vững phải gắn liền vớicác chính sách và công cuộc xóa đói giảm nghèo ở các vùng sâu, vùng xa, khu vựckhó khăn

* Hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững

Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu của quản lý đất đai Do đất đai có hạn,

và nhu cầu thì ngày càng tăng, bên cạnh đó sức ép về dân số nên việc sử dụng đấttheo nguyên tắc trên là một yêu cầu tất yếu

Để đảm bảo các nguyên tắc trên cần giải quyết các vấn đề sau:

- Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp vớiyêu cầu của các quy luật khách quan

Trang 10

- Xây dựng và thực hiện các quy hoạch và kế hoạch về đất đai, phục vụ tốt cácchiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở tiết kiệm đất đai, tiết kiệm chi phítránh phô trương hình thức, tránh phá đi làm lại.

- Giảm chi phí vật chất đối với các công trình xây dựng cơ bản về đất đai, đấynhanh tiến độ thi công để đưa nhanh các công trình xây dựng cơ bản vào sử dụng

- Sử dụng tối đa năng lực sản xuất của các công trình.

1.1.2.3 Chức năng của quản lí hành chính nhà nước về đất đai

* Chức năng dự báo

Căn cứ chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhà nước phải dựbáo nhu cầu đất đai cho phát triển các ngành kinh tế quốc dân và nhu cầu đất đaicho các mục tiêu phát triển Dự báo đúng là cơ sở cho công tác lập quy hoạch và kếhoạch phân bổ sử dụng đất đai được cân đối, hợp lý, hiệu quả

* Chức năng điều tiết

Góp phần phát triển đều, đồng bộ và tránh sự mất cân đối giữa các ngành kinh

tế, giữa các mục tiêu phát triển và giữa các thành phần kinh tế trong phạm vi toàn

bộ nền kinh tế và giữa các thành phần kinh tế trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế vàgiữa các vùng kinh tế

Đảm bảo sự công bằng trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữacác địa phương, các vùng, các tầng lớp dân cư trong cả nước thông qua các công cụquản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước

- Điều tiết các dòng đầu tư

- Điều tiết các mối quan hệ sản xuất, phân phối, tích lũy và tiêu dùng thôngqua các công cụ tài chính

* Chức năng kiểm tra, kiểm soát

Đôn đốc giám sát các tổ chức, cá nhân nâng cao ý thức trách nhiệm trong côngtác quản lý sử dụng đất đai, đưa công tác này đi vào nề nếp và hiệu quả, thực hiệntốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Phát hiện sự mất cân đối, những bất cập và yếu kém trong công tác quản lý, sửdụng đất để bổ sung, điều chỉnh cho kịp thời nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triểnkinh tế, xã hội của các cơ quan nhà nước

Trang 11

Giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật và các quy định của nhà nướcliên quan đến công tác đất đai, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của cơ chếthị trường và mặt trái của xã hội gây ra.

Đảm bảo sự công bằng xã hội trong sản xuất kinh doanh, trong lưu thông vàphân phối lợi ích, trong tiêu dùng và tích lũy giữa các ngành, các vùng, các lĩnhvực, các địa phương và giữa các đối tượng sử dụng đất khác nhau trong cả nước

1.1.3 Một số văn bản pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai

1 Luật Đất đai năm 2013

2 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiếtthi hành một số điều của Luật Đất đai

3 Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môitrường Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

4 Thông tư 48/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính quy định chế

độ Tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản

5 Thông tư 80/2017/TT-BTC ngày 02/8/2017 của Bộ Tài chính Hướng dẫnviệc xác định giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản gắn liền với đất đượchoàn trả khi Nhà nước thu hồi đất và việc quản lý, sử dụng số tiền bồi thường tàisản do Nhà nước giao quản lý sử dụng, số tiền hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đấtnhưng không được bồi thường về đất

6 Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng) bị mấttại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT

7 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất

8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về hồ sơ địa chính

9 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về bản đồ địa chính

Trang 12

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở Tỉnh Nghệ An và Việt Nam hiện nay

1.2.1.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở Nghệ An trong những năm qua

Năm 2017 là năm thứ ba Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý, sửdụng đất theo Luật Đất đai năm 2013 Để hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm năm

2017, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụthể đến từng phòng, đơn vị và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo, trong đó tậptrung xử lý tồn tại, vướng mắc tại cơ sở Do đó, kết quả năm 2017 khá toàn diệntrên các lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai Cụ thể:

Trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định Phương án điều chỉnh quyhoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất(2015- 2020); thẩm định điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kếhoạch sử dụng đất kỳ cuối cấp huyện; Thẩm định, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt

kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của cấp huyện

Hoàn thành tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông quaNghị quyết về các danh mục công trình thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đấttrồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; phối hợp với các cơ quan thông tintruyền thông phổ biến tuyên truyền pháp luật đất đai, các cơ quan khác tại địaphương thông qua các chương trình phối hợp; xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môitrường, Tổng cục Quản lý đất đai và các ngành, các cấp có liên quan tham mưuUBND tỉnh giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật, trong

đó tập trung chủ yếu trong bồi thường, hỗ trỡ khi nhà nước thu hồi đất, cấp giấychứng nhận và giao đất, cho thuê đất

Hoàn chỉnh Đề án nâng cao hiệu quả sử dụng đất tỉnh Nghệ An giai đoạn2017-2020 trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nghe cho ýkiến và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3383/QĐ-UBND ngày27/7/2017

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội trên địabàn tỉnh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh, xây dựng nông

Trang 13

thôn mới và xử lý các tồn tại từ nhiều năm; Sở Tài nguyên và Môi trường đã phốihợp với các ngành thẩm định nhu cầu sử dụng đất, tham mưu UBND tỉnh giao đất,cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận kịp thời, đúng pháp luật Để các công trình thựchiện nhanh, đúng tiến độ thì công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được sự đồngthuận cao của người dân bị ảnh hưởng và đây là nhiệm vụ trọng tâm, rất khó khăn

và phức tạp của hệ thống chính quyền các cấp Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trường

đã tham mưu UBND tỉnh có những cơ chế, chính sách linh hoạt trong việc thựchiện, phù hợp với tình hình thực tế nên đã tạo sự đồng thuận từ những hộ dân bị ảnhhưởng, đồng thời hàng tháng có báo cáo tình hình thực hiện các dự án trọng điểmphục vụ họp tại UBND tỉnh

Ngoài những kết quả đạt được thì công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnhcũng còn không ít tồn tại, trong đó việc cấp đổi giấy chứng nhận cho nhân dân cònchậm, công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chậm, chất lượng lập kế hoạch sửdụng đất hàng năm còn hạn chế và một số vướng mắc trong quá trình thực hiệnLuật Đất đai năm 2013 chưa được giải quyết (cấp giấy chứng nhận đối với trườnghợp giao đất trái thẩm quyền, xác định đất ở trước năm 1980 ); công tác cải cáchhành chính đã chuyển biến mạnh, nhưng cũng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển củanền kinh tế xã hội Do đó, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụngđất đai; Sở Tài nguyên và Môi trường xác định nhiệm vụ trọng tâm đó là tiếp tụcthực hiện tốt công tác cải cách hành chính theo Nghị quyết số 43/NQ-CP ngày10/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chínhphủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực TN & MTđồng thời với rà soát, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất điều chỉnh,

bổ sung các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, xin ý kiến BộTài nguyên và Môi trường về những tồn tại vướng mắc trong quá trình triển khai thihành Luật; tiếp tục tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người sửdụng đất và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng quản lý

Năm 2018 Ban hành Nghị quyết 46/NQ-CP 2018 điều chỉnh quy hoạch sửdụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Nghệ An.Ban hành, quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất

Trang 14

ở và đất vườn, ao gắn liền với đất ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Quyết định có hiệulực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2018 Bãi bỏ các các Quyết định của UBND tỉnhNghệ An: số 49/2014/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2014 ban hành quy định vềviệc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnhNghệ An và số 27/2015/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2015 về việc xác định lạidiện tích đất ở gắn với thực hiện đăng ký biến động, cấp đổi, cấp lại giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộgia đình, cá nhân đang sử dụng thửa đất ở có vườn, ao trên địa bàn tỉnh Nghệ An

1.2.1.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam hiện nay

Từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực (1.7.2014) đến nay quản lý đất đai ở ViệtNam đã xác lập được khuôn khổ pháp lý đầy đủ, kịp thời cho việc thi hành Luật Đấtđai 2013 và đạt được nhiều thành quả quan trọng về xây dựng pháp luật đất đai, quyhoạch sử dụng đất, thanh tra kiểm tra giám sát quản lý sử dụng đất đai, xây dựng hồ

sơ địa chính, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, tuy nhiên vẫn cònnhững hạn chế nhất định trong việc tổ chức thi hành

1 pháp luật đất đai: Tôn trọng và bảo vệ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu bấtđộng sản và cung cấp hệ thống các quy định điều chỉnh các quyền này để phù hợpvới sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững Mọi người phải có quyền tiếp cận vớitài sản để có thể phát triển các hoạt động kinh tế và xã hội Các quyền về tài sảnphải phù hợp với quyền sử dụng đất hợp lý và bền vững của xã hội

2 Quy hoạch sử dụng đất: Việc sử dụng đất bền vững thường được xác địnhtrong quá trình quy hoạch sử dụng đất để thiết lập các quy tắc sử dụng đất bền vững

và giải quyết xung đột giữa các nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích khác nhau.Việc xây dựng quy hoạch được thực hiện bởi các quy trình địa chính, theo đó, thửađất hiện tại được phân tách phù hợp với mục đích đặt ra

3 Đăng ký đất đai: để các thông tin về quyền sở hữu và giá trị thửa đất đượccông bố công khai cho tất cả các bên quan tâm như chính phủ, chủ sở hữu bất độngsản, các tổ chức tín dụng và các chủ thể thị trường khác

Trang 15

4 Định giá đất: Giá trị đất đai và tài sản cần phải được xác định trong quytrình này để cung cấp thông tin đầy đủ cho chủ thể thị trường và các đối tượng khác

về hiệu quả kinh tế tương ứng Giá đất là cần thiết cho các giao dịch thị trường, đểđánh giá giá trị của bất động sản như tài sản thế chấp cho các khoản đầu tư, và căn

cứ để các chính phủ tính thuế đất đai

5 Hệ thống thông tin đất đai: Bản chất của quản lý đất đai hiệu quả là sự dễdàng tiếp cận thông tin đáng tin cậy và cập nhật về quyền sử dụng, mục đích sửdụng và giá đất Do đó, kết quả của quá trình quản lý đất đai là phải xây dựng được

hệ thống thông tin được liên tục cập nhật và có thể được phổ biến rộng rãi đến cácchủ thể thị trường và chính phủ để quản lý đất đai bền vững Những thông tin vềđăng ký trong nhiều trường hợp mang lại quyền lợi hoặc cung cấp thông tin vềquyền lợi, do vậy, cần phải đáng tin cậy và mang tính độc lập vì vậy trách nhiệm đốivới hệ thống thông tin thuộc về chính phủ

Chính sách đất đai: Nghị quyết số 19-NQ/TW đã xác định: “Để đáp ứng yêucầu đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, trên cơ sở kế thừa những địnhhướng về chính sách, pháp luật đất đai đã nêu trong Nghị quyết Hội nghị lần thứbảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiệnchính sách, pháp luật về đất đai về: 1 Quy hoạch sử dụng đất; 2 Giao đất, cho thuêđất; 3 Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; 4 Đăng ký đất đai và cấp giấychứng nhận; 5 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giaoquyền sử dụng đất; 6 Phát triển thị trường bất động sản; 7 Chính sách tài chính vềđất đai; 8 Giá đất; 9 Cải cách hành chính; 10 Thanh tra, giải quyết các tranh chấp,khiếu nại, tố cáo về đất đai, 11 Nâng cao năng lực quản lý đất đai

Hiến pháp 2013 quy định: Đất đai là lãnh thổ thiêng liêng của quốc gia, là tưliệu sản xuất chủ yếu, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước Vì vậy, quan điểmnhất quán của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã được xác định từ năm 1980 đếnnay (Hiến pháp 2013) là đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sởhữu và thống nhất quản lý (Điều 53)

Luật Đất đai 2013 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diệnchủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử

Trang 16

dụng đất theo quy định của Luật này” (Điều 4); “Quyền của đại diện chủ sở hữu vềđất đai 1 Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; 2 Quyết địnhmục đích sử dụng đất; 3 Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất 4.Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất 5 Quyết định giá đất; 6 Quyết định traoquyền sử dụng đất cho người sử dụng đất 7 Quyết định chính sách tài chính về đấtđai; 8 Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Ban hành các văn bản pháp luật đất đai và tổ chức thực hiện:

1 Nghị định số 48/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghịđịnh liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

2 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết việc thi hànhLuật ĐĐ

3 Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 2014 quy định về giá đất

4 Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụngđất

5 Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền thuê đất vàmặt nước

6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về bồi thường, hỗ trợ tái định cưkhi Nhà nước thu hồi đất

7 Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10 /11/2014 về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực đất đai

8 Nghị định 104 /2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 2014 quy định về giá đất

9 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, ngày 16/1/2017 Sửa đổi, bổ sung một số Điềucủa Nghị định Quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

10 Nghị định 21/2017/NĐ-CP, ngày 24/2/2017 Sửa đổi, bổ sung một số Điềucủa Nghị định số: 20/2011/NĐ-CP, ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn giảmthuế sử dụng đất nông nghiệp

Hạn chế: Việc thực hiện các quyền sử dụng đất trong khu vực nông thôn,nông nghiệp hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu tăng cường tập trung, tích tụruộng đất nhằm tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, quy

Trang 17

mô lớn (quá trình tập trung, tích tụ ruộng đất ở nước ta đang diễn ra với quy mônhỏ.

1) Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai, cần tiếp tục nghiên cứu hoànthiện các quy định về quyền sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân, đặc biệt cơ chếthực hiện thực hiện quyền sử dụng đất, nhất là các quyền liên quan đến chủ trươngkhuyến khích tập trung, tích tụ ruộng đất như: chuyển nhượng, cho thuê, góp vốnbằng quyền sử dụng đất

2) Nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất, trước mắt cần tiếp tục nâng caochất lượng lập QHKHSDĐ, phối hợp chặt chẽ hơn giữa QHKHSDĐ với Quy hoạchphát triển kinh tế xã hội và quy hoạch các ngành; Rà soát điều chỉnh quy hoạch sửdụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp Quốc gia,cấp tỉnh và cấp huyện theo quy định của Luật Đất đai 2013, trong đó: đối với nhómđất nông nghiệp cần đặc biệt tục rà soát, diều chỉnh việc quản lý sử dụng đất lâmnghiệp của các tổ chức; đối với nhóm đất phi nông nghiệp nâng cao chất lượng dựbáo nhu cầu sat với khả năng thực hiện, điều chỉnh, xử lý các dự án chậm đưa vào

sử dụng hoặc không có khả năng thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai

2013 Từng bước nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất; lồng ghép quy hoạch

sử dụng đất với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch các ngành theohướng quy hoạch phát triển khôog gian trên cơ sở ứng dụng công nghệ hệ thốngthông tin địa lý - GIS và hệ thống thông tin đất đai – LIS theo kinh nghiệm ThụyĐiển, CHLB Đức, Nhật Bản Đặc biệt kinh nghiệm của Nhật Bản về kết hợp Quyhoạch sử dụng đất quốc gia với Quy hoạch phát triển quỹ đất quốc gia (tương tựquy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội), Quy hoạch đô thị, quy hoạch pháttriển nông thôn

3) Thanh tra, kiểm tra giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai, tăng cường kiểm tragiám sát, theo rõi và đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy định tại cácĐiều 198,199, 200 của Luật Đất đai 2013 Về phương pháp: nghiên cứu áp dụng

“Khung đánh giá quản trị đất đai - Land Governance Assesment LGAF” của Ngân hàng thế giới

Framework Quản trị đất đai (Land Governance), bao gồm các yếu tố: hiệu quả, minh bạch,

Trang 18

trách nhiệm giải trình và tham gia của cộng đồng xuyên suốt trong trình quản lý, sửdụng đất đai

4) Khung đánh giá quản trị đất đai (Land Governance Assesment LGAF): LGAF là công cụ đánh giá chẩn đoán về chính sách và thực tiễn quản trịđất đai của The World Bank (WB); cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách mộtkhung đánh giá tổng thể, có thể so sánh được với các nước, và kiến nghị chính sáchcho từng nước tham gia, được tiến hành thông qua quá trình đánh giá của cácchuyên gia độc lập dựa trên các dữ liệu, thông tin về đất đai và quá trình thảo luận,tương tác với với các nhà quản lý LGAF được tiến hành ở nhiều nươc và lần đầutiên tiến hành ở Việt Nam năm 2013

Trang 19

Framework-CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT Ở XÃ HƯNG

HÒA- VINH- NGHỆ AN 2.1 Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của xã Hưng Hòa

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lí

Hình 2.1: Vị trí địa lí xã Hưng Hòa

Xã Hưng Hòa là một xã có vị trí nằm ở ngoại thành phía Đông Nam củaThành phố Vinh- Nghệ An- Việt Nam Xã có diện tích 14,5612 km², được chiathành 9 xóm, dân số tính đến cuối năm 2018 là 8.074 người, mật độ dân số trungbình đạt được trung bình là 554 người/km² Hưng Hòa nằm ở phía Đông NamThành Phố Vinh và có địa giới hành chính như sau:

+ Phía Nam và phía Đông giáp với sông Lam

+ Phía Tây giáp với Phường Hưng Dũng

Trang 20

+ Phía Bắc giáp với xã Nghi Thái-Nghi Lộc và xã Hưng Lộc- TP.Vinh

2.1.1.2 Đặc điểm địa hình, đất đai, thổ nhưỡng

- Hưng Hòa nằm ở ngoại vi thành phố Vinh mang đặc điểm chung của thànhphố có địa hình thấp dần về phía Đông Nam , là vùng trũng của thành phố

- Địa hình : Hướng dốc từ phía Bắc xuống Nam ,từ Tây sang Đông

- Đất đai,thổ nhưỡng: Địa tầng gồm nhiều lớp cát màu vàng ,nâu ,xám,đen.Cát pha sét có dạng nhão ,chặt và vừa

2.1.1.3 Khí hậu, thủy văn

* Khí hậu

Khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu của Thành phố Vinh với đặc tínhnhiệt đới ẩm gió mùa Từ tháng 4 đến đầu tháng 10 có gió phơn Tây Nam ,nắngnóng vào mùa hè ,nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 39 – 40oC Giữa tháng 11 đếntháng 3 năm sau thường có mưa bão lớn kèm theo gió mùa Đông Bắc mang hơi ẩm

Là dải đất nơi cuối sông Lam vươn mình ra biển cả ,mang lượng phù sa tăng

độ màu mỡ cho đất với độ chua thấp ,thành phần cơ giới trung bình ,độ phì ổn định

* Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt:

Hưng Hòa có nguồn nước tương đối thuận lợi và có trữ lượng chủ yếu do hệthống sông Lam cung cấp Ngoài ra ,hệ thống ao hồ nhỏ phân bố rải rác đều trong

và ngoài khu dân cư chủ yếu với mục đích là nuôi trồng thủy sản ,phục vụ sinh hoạt

và sản xuất cho người dân

- Nguồn nước ngầm: có 2 lớp

Trang 21

+ Lớp trên nằm trong tầng đất cát ,ở độ sâu từ 0,5-1,9 m không có áp lực mựcnước ngầm nông gây hiện tượng cát chảy

+ Lớp thứ hai nằm ở tầng cát nhỏ ,ngăn cách với lớp trên bởi tầng sét phathường có độ mặn cao

* Tài nguyên nhân văn

Những năm qua đời sống, sinh hoạt của nhân dân xã Hưng Hòa tuy đã cónhiều thay đổi song vẫn mang đậm tính đặc trưng phong tục tập quán của vùngđồng bằng Bắc Bộ trình độ dân trí tương đối cao so với trong thành phố là vùng đấttrải qua biết bao dấu ấn ,sự kiện lịch sử văn hóa ,giàu truyền thống cách mạng cần

cù chịu khó ,đội ngũ cán bộ năng động nhiệt tình ,có đủ năng lực lãnh đạo các mặtchính trị ,kinh tế ,xã hội

* Cảnh quan môi trường

Hưng Hòa là xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nên hàng nămvẫn phải sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật, nên ít nhiều môi trường vẫn bị

Đánh giá: Hưng Hòa có nguồn tài nguyên đất đa dạng và phong phú thích hợp

cho phát triển nông nghiệp - lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng kết hợp chăn nuôi,phát triển hình thành các trang trại chăn nuôi kết hợp, đa dạng hóa các sản phẩm thủcông nghiệp như dệt chiếu, góp phần tăng thu nhập cho người dân

Ngoài ra, xã luôn chú trọng dành quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuậtcho ngành y tế, giáo dục và đào tạo nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu học hành vàchăm sóc sức khoẻ của người dân

Trang 22

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1 Sự phát triển và phân bố dân cư

Dân số của xã tính đến hết năm 2018 có 8.074 người với 2.151 hộ, nam chiếm3.911 người ,nữ là 4.163 người Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1.29 %/năm Mật độ dân

số bình quân 554 người/km2

Các điểm dân cư phân bố khá tập trung, chủ yếu là những nơi có địa hìnhcao ráo, ít bị ngập úng, các vị trí có địa hình thuận tiện cho các hoạt động sinhhoạt và sản xuất, không có điểm dân cư nhỏ lẻ Được chia thành 9 xóm Tổngdiện tích đất dân cư là 62.16 ha

2.1.2.2 Thực trạng phát triển cở sở hạ tầng- kỹ thuật

* Về giao thông

Trên địa bàn xã đường tỉnh lộ ( ven sông Lam ) chiều dài 8,0 km ,đường trụcliên xã 8,3 km ,đường trục thôn xóm 7,4 km ,đường ngõ xóm 21,64 km ,đường nộiđồng 53,16 km ,có tuyến 35m đường biên hồ sinh thái thành phố ,tuyến đường vànhđai phía đông thành phố ,tuyến đường ven sông Lam có mặt cắt lòng đường rộng 9m.Các trục đường liên xã lòng rộng 7m, vỉa hè mỗi bên 4 m tổng chiều đai tuyếnđường này là 13.201 m ,tuyến đường đôi tại khu vực trung tâm xã có lòng đườngrộng 7m, vỉa hè đường mỗi bên rộng 4,5 m tổng chiều dài là 610 m và các trụcđường liên xóm

* Về thủy lợi

Toàn xã Hưng Hòa có 8 trạm bơm

- Kênh mương tưới tiêu nước :

Toàn xã: có 33.9 km kênh mương, trong đó :

+ Kênh cấp 1: L 13 km, cứng hóa ,mương xây đạt 100%

+ Kênh cấp 2: L 14.2 km, cứng hóa ,mương xây 5km ,đạt 35%

+ Kênh cấp 3: L 6.7 km, cứng hóa

* Điện- năng lượng

Trang 23

Hiện nay trên địa bàn xã có 18 trạm biến áp với tổng công suất là 4080KVA chỉ tiêu đạt được 475w/người , có đường dây trung thế 22 KV của thànhphố và đường dây hạ thế chuyển điện đến các hộ gia đình và các cơ sở sản xuấtkinh doanh, chưa xây dựng được hệ thống đèn điện chiếu sáng trên các tuyếnđường giao thông nông thôn chính của xã.

* Bưu chính viễn thông

Xã có 1 điểm bưu điện văn hóa xã, nằm tại xóm Phong Đăng, tổng diện tíchđất 78,8 m2, diện tích xây dựng 152,4 m2, là nhà mái bằng 2 tầng ,đã đạt chuẩn theomục 8 của bộ tiêu chí Quốc gia về NTM ,có thùng thư công cộng đạt chuẩn theoquy định

* Văn hóa

Hiện nay với 9 xóm có nhà văn hóa thì có 5 nhà văn hóa đạt chuẩn và có cụmcông trình di tích văn hóa tâm linh đền Bà Cô thuộc xóm Phong Yên một côngtrình di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn được công nhận là di tích lịch sử văn hóacấp quốc gia ,nhà lưu niệm đại tướng Chu Huy Mân nơi lưu giữ những kỉ vật ,tưliệu và hình ảnh về cuộc đời cách mạng sôi nổi của con người ưu tú của mảnh đấtHưng Hòa

* Về y tế

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm,trạm y tế xã

vị trí xóm Phong Đăng ,tổng diện tích đất 1.400 m2, số gường bệnh 2 giường, sốlượng cán bộ 6 y sỹ, kỹ thuật viên

Số lượng người tham gia bảo hiểm vẫn còn thấp, khoảng 5.000/8.074 người,đạt tỷ lệ 61.9 % ,tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 15,3 % xuống 9,5% Việckhám chữa bệnh được thực hiện đầu đủ chu đáo bình quân hàng tháng khám và điềutrị bệnh cho 500 lượt người Tiêm chủng mở rộng và uống Vitamin A cho trẻ đạt100%

* Về giáo dục và đào tạo

UBND Xã đã sử dụng diện tích đất là 1.95 ha cho mục đích xây dựng các cơ

sở đào tạo Được cấp ủy, chính quyền quan tâm tập trung chỉ đạo, chất lượng giáodục ngày được nâng lên Phối hợp với các trường nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp

Trang 24

tục thực hiện tốt cuộc vận động “hai không” trong giáo dục và đào tạo Chấm dứttình trạng dạy thêm, học thêm Chỉ đạo làm tốt công tác phổ cập giáo dục ở các bậchọc Các trường đều đạt danh hiệu trường tiên tiến trở lên, Trường THCS đạt chuẩnQuốc gia

Hoạt động khuyến học được quan tâm Trung tâm học tập cộng đồng hoạtđộng có hiệu quả, ngày càng thu hút nhân dân tham gia

* Về thể dục- thể thao

Phong trào thể dục thể thao phát triển rộng khắp trong toàn dân với nhiều hìnhthức phong phú và đa dạng Tổ chức giao lưu thể thao văn hóa, văn nghệ vào cácngày lễ lớn Hiện các xóm trong xã đã có sân thể thao (bóng đá, bóng chuyền) cơbản đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe và phát triển tinh thần thể dục thể thao củanhân dân trên địa bàn

2.1.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế

* Tổng giá trị sản xuất năm 2018 theo giá cố định 2010 là 195 tỷ đồng, tăng

8,6% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 97,8% so với kế hoạch năm Trong đó:

- Nông, ngư nghiệp: 52,7 tỷ đồng, đạt 96,5% so với năm 2017, đạt 88,4 so với

kế hoạch; trong đó:

+ Trồng trọt: 11 tỷ đồng, chiếm 20,9% giá trị sản xuất nông nghiệp, đạt 85,2%

so với năm 2017, đạt 78% so với kế hoạch

+ Chăn nuôi: 23,2 tỷ đồng, chiếm 44,2% giá trị sản xuất nông nghiệp, đạt109% so với năm 2017, đạt 98% so với kế hoạch

+ Thủy sản: 18,5 tỷ đồng, chiếm 34,9% giá trị sản xuất nông nghiệp, đạt90,8% so với năm 2017, đạt 85% so với kế hoạch

- Công nghiệp - xây dựng: 78,4 tỷ đồng, đạt 111,2% so với năm 2017, đạt94,8% so với kế hoạch, trong đó:

+ Công nghiệp: 31,2 tỷ đồng, chiếm 40% giá trị sản xuất CN-XD, đạt 102.3%

so với năm 2017, đạt 88% so với kế hoạch

+ Xây dựng: 47,2 tỷ đồng, chiếm 50% giá trị sản xuất CN-XD, đạt 118,1% sovới năm 2017, đạt 99% so với kế hoạch

Trang 25

- Thương mại, dịch vụ: 63,8 tỷ đồng, đạt 117,4% so với năm 2017, đạt 112%

so với kế hoạch

- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế đạt 9%

- Cơ cấu giá trị gia tăng theo ngành:

+ Nông, ngư nghiệp: 29,7% (KH 33,3%)

+ Công nghiệp, xây dựng: 22,9% (KH 24,4%)

mở được 20 lớp với lượt 970 lượt người tham gia tập huấn về kỹ thuật thâm canh,

cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, phòng trừ dịch hại và 1 lớp đào tạo nghề sửa chữamáy nông nghiệp cho 30 lao động Tổ chức đánh bả chuột 4 đợt sử dụng 725kgthuốc vi sinh Đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất cho vụ xuân Tập trung phòngchống dịch bệnh đạo ôn, bệnh lạ trên cây lúa NA2

- Tổ chức phát động ra quân làm thủy lợi nhân ngày 16/10, các cơ quan, đơn

vị tham gia huy động được đông đảo nhân dân tham gia và đạt hiệu quả cao

Tổng diện tích trồng trọt: 740,3 ha, đạt 93,7% so với năm 2017, đạt 98,6% sovới kế hoạch

Trang 26

- Sản phẩm chăn nuôi bán ra thị trường tăng 9% so với cùng kỳ năm 2017.

* Thương mại- dịch vụ

- Ngành thương mại dịch, đã có bước phát triển, đa dạng loại hình, cơ bản đápứng được phần nào về nhu cầu lưu thông hàng hóa, phục vụ cho sản xuất của ngườidân trên địa bàn và các vùng lân cận

- Do ảnh hưởng của kinh tế thị trường và đô thị hóa, các dịch vụ như dịch vụvận tải bằng thô sơ giảm thì một số dịch vụ phát triển tích cực như dịch vụ ăn uống,dịch vụ làm đẹp, dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp, dịch vụ sửa chữa nhỏ lẻ

Bán lẻ trên địa bàn ổn định, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương

* Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

- Nghề chiếu cói truyền thống giảm mạnh, công nghiệp nhỏ lẻ tăng nhẹ, tổng

số cơ sở công nghiệp 122 cơ sở

- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đang dần được hình thành và phát triển.Sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa hình thành được quy mô vừa và lớn

* Công tác thu- chi ngân sách

Tổng thu ngân sách trong năm: ước thực hiện 12 tỷ 980 triệu đồng, đạt100,7% so với kế hoạch, tăng 24% so với cùng kỳ Thu ngân sách địa bàn được 510triệu đồng Đạt 120% so với kế hoạch

Tổng chi ngân sách 12 tỷ 980 triệu đồng, đạt 100,7% kế hoạch

Trang 27

2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của xã Hưng Hòa

2.1.3.1 Điều kiện tự nhiên- tài nguyên thiên nhiên

- Xã có quỹ đất chưa sử dụng lớn, là điều kiện để phát triển kinh tế đem lạihiệu quả kinh tế cao cho người dân trên địa bàn

* Khó khăn

-Xã Hưng Hòa có địa hình thấp trũng chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu lớn

nhất thành phố ,nguồn nước bị nhiễm mặn nhiễm phèn Giao thông kết nối với trungtâm thành phố và các khu lân cận còn khó khăn ,không thuận tiện nên ảnh hưởngđến sự phát triển kinh tế -xã hội của xã

- Lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm nên dẫn tới những bất cập:Mùa mưa lượng nước nhiều dẫn tới xãi mòn đất, mùa khô hạn hán, thiếu nước đấtđai khô cằn, dù ở trong điều kiện nào cũng cho làm đất đai giảm khả năng sản xuấtgây áp lực cho công tác thuỷ lợi và hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhân dân

- Song song với các điều kiện thời tiết bất thuận là sâu bệnh trên các loại câytrồng và dịch bệnh ở gia súc, gia cầm Sâu bệnh và dịch bệnh ngày càng phát triểnmạnh dưới nhiều hình thức khó phòng tránh, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất củanhân dân

2.1.3.2 Phát triển kinh tế xã hội

* Những kết quả đạt được

Nhịp độ tăng trưởng kinh tế đạt 9%, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 36triệu đồng/người/năm,có các chính sách huy động vốn của các đoàn thể thông quangân hàng chính sách giúp nhân dân phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo Văn hóa

Ngày đăng: 01/06/2019, 10:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w