1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại Thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội

75 931 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 366,71 KB

Nội dung

MỤC LỤCLỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU11. Tính cấp thiết của đề tài:12. Mục đích nghiên cứu và yêu cầu của đề tài:22.1. Mục đích nghiên cứu:22.2. Yêu cầu của đề tài:2CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU31.1. Cơ sở khoa học về vấn đề quản lý và sử dụng đất:31.1.1. Khái niệm:31.1.2. Sơ lược lịch sử về ngành Địa chính Việt Nam và công tác Quản lý Nhà nước về đất đai qua các thời kỳ:51.2. Căn cứ pháp lý của công tác Quản lý nhà nước về đất đai:91.2.1. Giai đoạn trước khi Luật đất đai 2013 ra đời:91.2.2. Giai đoạn từ khi Luật đất đai 2013 ra đời cho đến nay:111.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai của một số nước trên thế giới và Việt Nam:121.3.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai của một số nước trên thế giới:121.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam trong những năm qua:16CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU222.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:222.1.1. Đối tượng nghiên cứu:222.1.2. Phạm vi nghiên cứu:222.2. Nội dung nghiên cứu:222.2.1. Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội:222.2.2. Đánh giá tình hình quản lý đất đai tại Thị xã Sơn Tây, Tp Hà Nội:222.2.3. Tình hình sử dụng đất tại Thị xã Sơn Tây, Tp Hà Nội:222.2.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai trên địa bàn Thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội.222.3. Phương pháp nghiên cứu:222.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu:222.3.2. Phương pháp kế thừa:222.3.3. Phương pháp xử lý số liệu:232.3.4. Phương pháp so sánh:232.3.5. Phương pháp đánh giá:23CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU243.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn thị xã Sơn Tây:243.1.1. Điều kiện tự nhiên:243.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội:303.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường:433.2. Đánh giá tình hình quản lý đất đai trên địa bàn Thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội:453.2.1. Tình hình quản lý đất đai tại Thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội:453.2.2. Đánh giá tình hình quản lý đất đai tại Thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội:493.3. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn Thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội:513.3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 tại Thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội:513.3.2. Tình hình biến động sử dụng đất tại Thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015:533.4.2. Tác động về mặt xã hội:573.4.3. Tác động về mặt môi trường:573.5. Đề xuất một số giải pháp để quản lý đất đai được hiệu quả hơn:58KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ63

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt tình của các Thầy, Cô giáo ngành Quản lý đất đai của trường đại học tài nguyên và môi trường Hà Nội, các thầy, cô đã tạo điều kiện để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này

Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới:

Cô giáo Trần Thị Thu Hoài đã giúp đỡ tận tình và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài

Em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ, chỉ bảo ân cần của các Thầy, Cô giáo ngành Quản Lý Đất Đai - Trường đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội trong suốt thời gian học tập

Em xin chân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên và Môi trường Thị xã Sơn Tây, đơn vị đã trực tiếp giúp đỡ em trong thời gian thực tập đề tài tại địa bàn

Tự đáy lòng mình, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó

Em xin kính chúc các Thầy, Cô giáo luôn mạnh khoẻ - hạnh phúc

Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2015

Sinh viên

Đặng Trần Quân

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình y tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, và các công trình khác phục vụ cho nhu cầu phát triển của

xã hội Đối với nước ta, Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trong những năm trở lại đây ngoài sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa - hiện đại hóa bên cạnh đó còn có sự gia tăng dân số, quá trình

đô thị hóa ngày một tăng cao làm nhu cầu sủ dụng đất tăng lên trong khi tài nguyên và đất đai là hữu hạn Chính vì vậy việc sử dụng đất một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững là câu hỏi lớn đang được đặt ra hiện nay, đòi hỏi Đảng và nhà nước phải có các chính sách và biện pháp nhằm đạt hiệu quả trong quá trình quản lý và sử dụng đất

Tại thời điểm hiện nay đất đai là một vấn đề hết sức nóng bỏng, luôn được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm Tất cả mọi hoạt động của con người đều tác động đến quá trình sử dụng đất làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng đa dạng Các vấn đề trong lĩnh vực đất đai trở nên rất phức tạp và

vô cùng nhạy cảm Do vậy cần có những biện pháp hợp lý để bảo vệ chính đáng lợi ích của các đối tượng trong quan hệ đất đai, nên công tác quản lý đất đai có vai trò rất quan trọng

Thị xã Sơn Tây nằm ở phía Tây và cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 40 km theo Quốc lộ 32 và đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, quốc phòng, an ninh khu vực phía Tây Thủ đô Hà Nội, trong tương lai, Thị xã Sơn Tây là một trong những đô thị vệ tinh quan trọng của Hà Nội, với chức năng chính là đô thị văn hóa và du lịch Đây là đô thị có lịch sử văn hóa lâu đời, là vùng đất “địa linh - nhân kiệt” với nhiều di tích lịch sử, văn hóa được Nhà nước xếp hạng như Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm, đền Phùng Hưng, lăng Ngô Quyền, đền Và, chùa Mía , là nơi

có nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng đẹp như các khu du lịch sinh thái hồ Đồng

Mô, hồ Xuân Khanh, khu nghỉ dưỡng ASEAN, sân gôn Thung Lũng Vua, làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam , là nơi hội tụ của nền văn hóa “Xứ Đoài” nổi tiếng

Trang 6

Trong những năm gần đây thị xã đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện công tác quản lý và sử dụng đất tại địa phương Tuy đã đạt được nhiều thành công đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định vì vậy việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay

Xuất phát từ thực tiễn khách quan và nhu cầu sử dụng đất, em xin tiến

hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại Thị

xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội”.

2 Mục đích nghiên cứu và yêu cầu của đề tài:

2.1 Mục đích nghiên cứu:

- Tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn

- Đánh giá việc thực hiện công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn

- Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất đai và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất

- Biết được tình hình sử dụng đất tại địa phương từ đó có các kế hoạch, chính sách sử dụng đất nhằm giải quyết, khắc phục những bất hợp lý trong việc sử dụng đất

2.2 Yêu cầu của đề tài:

- Nắm được tình hình sử dụng đất trên địa bàn

- Thu thập đầy đủ, chính xác các số liệu, tài liệu trên địa bàn có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất

- Số liệu đưa ra phải phản ánh đúng thực trạng quản lý và sử dụng đất tại địa phương

- Đề xuất những giải pháp khả thi, biện pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở khoa học về vấn đề quản lý và sử dụng đất:

1.1.1 Khái niệm:

- Khái niệm đất đai:

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 tại chương III, điều 53,

54 đã quy định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” và một lần nữa khẳng định "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”

Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên do cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình, thời gian Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện tích (ha, km2 ) và độ phì nhiêu, màu mỡ

Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: yếu tố khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật và những biến đổi của đất do các hoạt động của con người

Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông – lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng Nhưng đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian

- Quản lý đất đai:

Quản lý đất đai (Land administration - địa chính): Theo định nghĩa của LHQ: Là quá trình lưu giữ và cập nhật những thông tin về sở hữu, giá trị, sử

Trang 8

dụng đất và những thông tin khác liên quan đến đất (Land administration guidelines-1996)- chỉ dẫn về quản lý hành chính đất đai.

Là quá trình đảm bảo theo luật pháp cho việc sử dụng, phát triển quỹ đất, khai thác lợi nhuận thu được từ đất (thông qua thuế, cho thuê, bán) và giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai Đối tượng quản lý đất đai liên quan đến cả 2 đối tượng đất công và đất tư bao gồm các công việc: đo đạc đất đai, đăng ký đất đai, định giá đất đai, giám sát sử dụng, lưu giữ và cập nhật các thông tin đất đai, cung cấp các thông tin đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai

Quản lý đất đai (Land management): là quản lý tài nguyên đất, được xem xét trên cả phương diện môi trường và kinh tế

Nhà nước phải đóng vai trò chính trong việc hình thành chính sách đất đai và các nguyên tắc của hệ thống quản lý đất đai bao gồm pháp luật đất đai

và pháp luật liên quan đến đất đai Đối với công tác quản lý đất đai, Nhà nước xác định một số nội dung chủ yếu: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tập trung và phân cấp quản lý; vị trí của cơ quan đăng ký đất đai; vai trò của lĩnh vực công và tư nhân; quản lý các tài liệu địa chính; quản lý các tổ chức địa chính; quản lý nguồn nhân lực; nghiên cứu; giáo dục và đào tạo; trợ giúp

về chuyên gia tư vấn và kỹ thuật; hợp tác quốc tế

- Sử dụng đất đai:

Sử dụng đất liên quan đến chức năng hoặc mục đích của loại đất được

sử dụng Việc sử dụng đất có thể được định nghĩa là: “những hoạt động của con người có liên quan trực tiếp tới đất, sử dụng nguồn tài nguyên đất hoặc

có tác động lên chúng”

Số liệu về quá trình và hình thái các hoạt động đầu tư (lao động, vốn, nước, phân hóa học …), kết quả sản lượng (loại nông sản, thời gian, chu kỳ mùa vụ …) cho phép đánh giá chính xác việc sử dụng đất, phân tích tác động môi trường và kinh tế, lập mô hình những ảnh hưởng của việc biến đổi sử dụng đất hoặc việc chuyển đổi việc sử dụng đất này sang mục đích sử dụng đất khác

Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất một mặt bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật Vì vậy có thể khái quát một số điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất

Trang 9

Điều kiện tự nhiên: khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian như diện tích trồng trọt, mặt bằng xây dựng…, cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất như: yếu tố khí hậu, yếu tố địa hình, yếu tố thổ nhưỡng Điều kiện kinh tế - xã hội: bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân

số, lao động, thông tin, các chính sách quản lý về môi trường, chính sách đất đai, yêu cầu về quốc phòng, sức sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn nhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất Yếu tố không gian: đây là một tính chất “đặc biệt” khi sử dụng đất do đất đai là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con người Đất đai hạn chế về số lượng, có vị trí cố định và là tư liệu sản xuất không thể thay thế được khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội

1.1.2 Sơ lược lịch sử về ngành Địa chính Việt Nam và công tác Quản lý Nhà nước về đất đai qua các thời kỳ:

Công tác địa chính ở nước ta đã có từ rất lâu đời Khi xã hội loài người hình thành và phát triển ngày một văn minh, của cải làm ra ngày một nhiều và

dư thừa Trong xã hội xuất hiện một lớp người tìm cách chiếm đoạt của cải dư thừa đó để làm của riêng Trong đó đất đai cũng bị họ chiếm dụng để phục vụ lợi ích riêng cho mình Những người bị mất đất canh tác phải làm thuê làm mướn cho những người có ruộng đất Họ được hưởng một phần lợi ích từ những sản phẩm của đất, ngược lại họ cũng phải nộp thuế đầy đủ cho chủ đất Do vậy, để đánh thuế công bằng và hợp lý, họ phải nắm được phần diện tích và chủ sử dụng đất, như vậy, công tác địa chính ra đời

Khi nhà nước xuất hiện với tư cách là một tổ chức chính trị, Nhà nước cũng chiếm giữ một phần diện tích đất đai nhất định để phục vụ cho lợi ích kinh tế - chính trị - xã hội, công tác địa chính ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và được điều chỉnh bởi pháp luật của Nhà nước

Ở các giai đoạn lịch sử khác nhau thì công tác địa chính có những biểu hiện khác nhau Điều này bị chi phối bởi các quan hệ đất đai, ở Việt Nam đã tồn tại các hình thức sở hữu đất đai như: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể,

sở hữu tư nhân Hiện nay tồn tại một hình thức sở hữu duy nhất đó là sở hữu toàn dân về đất đai do nhà nước ta là: “Nhà nước của dân, do dân và vì dân” nên hình thức sở hữu Nhà nước cũng là sở hữu toàn dân

Trang 10

Các mối quan hệ đất đai này đã ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới công tác quản lý đất đai qua các giai đoạn lịch sử.

1.1.2.1 Công tác quản lý đất đai ở Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 – 1945:

* Thời kỳ đầu lập nước: Thời kỳ này quan hệ đất đai có nhiều hình thức

sở hữu khác nhau quyền sở hữu tối cao thuộc về nhà vua và các quan lại, một phần thuộc công xã nông thôn

* Thời kỳ Bắc thuộc: hình thức sở hữu của công xã nông thôn vẫn tồn tại và phát triển vững chắc Hình thức này được duy trì suốt 1000 năm Bắc thuộc Mặc dù dưới sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, hình thức này không còn nguyên vẹn như trước

Trang 11

* Thời kỳ phong kiến:

- Nhà Đinh – Lê: Quyền sở hữu tối cao thuộc về nhà vua và các quan lại, chế độ công xã vẫn được bảo tồn

- Nhà Lý – Trần: Ruộng đất vẫn thuộc sở hữu của Nhà vua là chủ yếu,

sở hữu tư nhân được công nhận và dần phát triển Ngoài ra còn có hình thức

sở hữu tập thể

- Thời nhà Hồ và Hậu Lê: Vào thế kỷ XV chế độ sở hữu nhà nước về đất đai được xác định đầy đủ Trong thời kỳ này, nhà nước can thiệp nhiều vào quan hệ đất đai nhằm tạo ra sự quản lý tập trung thống nhất vào tay Nhà nước

Dưới thời nhà Hồ với chính sách “hạn điền” được ban bố nhằm củng cố chế độ sở hữu nhà nước và hạn chế biến ruộng đất công thành ruộng tư

Dưới thời nhà Lê nhà vua đã ban hành chính sách “lộc điền” và “quân điền”, đồng thời tiến hành thống kê đất đai, lập sổ địa bạ nhằm phân phối lại ruộng đất công cho nhân dân Đặc biệt trong giai đoạn này, Bộ luật đầu tiên ở nước ta được ban hành là “Luật Hồng Đức” (1481) Trong đó có 60 điều nói

về Luật đất đai Tinh thần chính của Luật là điều chỉnh quan hệ đất đai và triệt

để bảo vệ đất công, tuyên bố đất đai là tài sản của Nhà nước Mặc dù vậy, quá trình tư hữu về ruộng đất vẫn diễn ra trong xã hội và dần chiếm ưu thế

- Nhà Nguyễn:

+ Thời kỳ nhà Nguyễn Tây Sơn (1789-1802): Sau khi lên ngôi, vua Quang Trung ban hành chiếu khuyến nông, giảm nhẹ tô thuế cho nhân dân, chiêu hồi dân phiêu tán

+ Thời kỳ nhà Nguyễn (1802-1884): Thời kỳ này Gia Long nhà Nguyễn (1806) đã hoàn thành công tác đo đạc lập sổ địa bạ còn dở từ thời nhà Lê cho

18000 xã từ Mục Nam Quan tới mũi Cà Mau Nguyễn Ánh còn cho ban hành Luật Gia Long, có 14 điều nói về Luật đất đai Trong đó xác định quyền sở hữu tối thượng của nhà vua đối với ruộng đất và chia ra ruộng đất công quản, đất tư quản Thuế đất được xác định cụ thể được thu triệt để cho ngân sách quốc gia Đến thời Minh Mạng thực hiện chế độ hạn điền lần thứ hai, thành công trong chính sách khai khẩn đất hoang nhà Nguyễn đã đặt hệ thống chính quyền sở hữu từ Trung ương tới địa phương, ra sức bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất công

Trang 12

Đến 1844, Nhà nước đã chấp nhận quyền cầm cố đất công một cách có thời hạn của các làng xã Sau này Nhà vua đã ban hành nhiều quy định củng

cố quyền tư hữu ruộng đất và đảm bảo quyền thu thuế ruộng đất

* Thời kỳ Pháp thuộc: Pháp hoàn thành cuộc xâm lược ở nước ta, chúng tự ý điều chỉnh quan hệ đất đai theo ý chúng Thực dân Pháp còn thực hiện chia cắt nước ta thành 3 kỳ để dễ bề cai trị là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ

Ở mỗi kỳ chúng áp dụng một chế độ chính trị và sử dụng chế độ quản lý đất đai khác nhau Cùng với bọn thực dân và tư bản Pháp, giai cấp địa chủ phong kiến cũng ra sức bóc lột nhân dân, ruộng đất được tích tụ cao vào tay chúng Quyền sở hữu của bọn thực dân phong kiến được pháp luật của chính quyền bảo hộ bảo vệ

Tóm lại, trong thời kỳ Cách mạng tháng Tám 1945 với hình thức sở hữu Nhà nước về đất đai đóng vai trò chủ đạo, xuyên suốt qua các giai đoạn lịch

sử Tuy nhiên cùng song song với chế độ sở hữu Nhà nước còn có chế độ sở hữu công đã tồn tại dai dẳng qua các thời đại, ngoài ra còn tồn tại chế độ sở hữu tư nhân về đất đai

1.1.2.2 Công tác Quản lý đất đai ở Việt Nam sau Cách mạng tháng 8 –

sử dụng đất nông nghiệp

Trong cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, Chính phủ đã có nhiều chính sách sử dụng đất hoang, đất vắng chủ, đất tịch thu từ bọn thực dân việt gian phản động Từ năm 1950, người cày được giảm tô khi canh tác trên đất vắng chủ

Ngày 14/02/1953, Quốc hội thông qua luật cải cách ruộng đất, đánh đổ hoàn toàn chế độ phong kiến thực dân Triệt để thực hiện khẩu hiệu: “Người cày có ruộng”

Trang 13

Ngày 03/07/1958 cơ quan Quản lý đất đai được thành lập, đó là Sở địa chính thuộc Bộ tài chính với chức năng chủ yếu là quản lý ruộng đất để thu thuế nông nghiệp.

Từ 1959, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng hình thức kinh tế tập thể Hiến pháp năm 1959 ra đời quy định 3 hình thức sở hữu ruộng đất là:

sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân

Ngày 14/12/1995 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 404/TTg cho phép thành lập Cục đo đạc và bản đồ trực thuộc Thủ tướng để nắm chắc địa hình và tài nguyên đất

Ngày 09/12/1960 Chính phủ ban hành NĐ 70/NĐ – CP về việc chuyển ngành Địa chính từ Bộ tài chính sang Bộ nông nghiệp và đổi tên thành Quản

lý ruộng đất

* Giai đoạn 1980-1991: Hiến pháp 1980 quy định toàn bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý bằng pháp luật và quy hoạch Thời kỳ này chúng ta chưa có một hệ thống tổ chức quản lý đất đai đủ mạnh, chưa có quy hoạch sử dụng đất toàn quốc Nhà nước mới chỉ quan tâm chủ yếu tới đất nông nghiệp nên việc giao đất diễn ra tùy tiện Để khắc phục tình trạng đó, hàng loạt văn bản pháp luật của Nhà nước về đất đai được ra đời nhằm tăng cường công tác về quản lý và sử dụng đất

+ Quyết định 201/CP ngày 01/07/1981 của Chính phủ về công tác quản

lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trên cả nước

+ Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc bản đồ giải thửa nhằm nắm chắc quỹ đất trong cả nước để làm cơ

sở lập hồ sơ địa chính

+ Chỉ thị 100/CT – TW ngày 13/04/1981 của Ban bí thư TW Đảng về việc khoán sản phẩm đến nhóm người lao động và người lao động trong nhóm HTX nông nghiệp

Ngày 08/01/1988 Nhà nước ban hành Bộ luật đất đai đầu tiên Tiếp đó

là dấu mốc quan trọng trong phát triển nông nghiệp là Nghị quyết 10/NQ – TW ngày 05/04/1988 của Bộ chính trị về việc giao đất cho hộ gia đình cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài Đây là việc làm cụ thể khẳng định việc chuyển biến

từ một nền nông nghiệp sản xuất tự cung tự cấp sang hướng sản xuất hàng hóa

Trang 14

* Giai đoạn 1992 đến nay: Hiến pháp 1992 ra đời quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả Nhà nước giao đất cho các tổ chức cá nhân sử dụng ổn định lâu dài…”

Năm 1993, Luật đất đai được ban hành lấy Hiến pháp năm 1992 làm nền tảng Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và thừa kế Ngoài

ra Nhà nước còn có một loạt các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật đất đai Đây là cơ sở pháp lý giúp người dân thực sự yên tâm đầu tư phát triển sản xuất trên mảnh đất được giao Điều 13 Luật đất đai 1993 còn nêu ra

7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai Tiếp theo Luật đất đai 1993 là Luật sửa đổi và bổ sung một số điều Luật đất đai năm 1998 và năm 2001 để hoàn thiện chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất

Trong giai đoạn hiện nay, gắn với quá trình đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng và ngày càng củng cố và hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, đảm bảo việc quản lý, sử dụng đất có hiệu quả và bền vững Điều này được thể hiện qua Luật đất đai 2003 ra đời ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2004, Luật sửa đổi năm 2009

và đến nay đã có dự thảo luật đất đai cùng với đó là một loạt các văn bản dưới luật hướng dẫn việc thi hành Luật đất đai năm 2003 như: Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004, Thông tư 08/2007/TT – BTN&MT ngày 02/08/2007, Nghị định 105/2009 NĐ – CP ngày 11/11/2009, Nghị định 120/2010 NĐ - CP ngày 30/12/2010…

Ngày 29 tháng 11 năm 2013, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đất đai năm 2013 Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu những đổi mới về chính sách đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và bảo đảm giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước

Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và

66 điều so với Luật Đất đai năm 2003 Đây là Dự án Luật được chuẩn bị công phu, nghiêm túc trên cơ sở kết quả tổng kết đánh giá thực tiễn quá trình thi hành Luật Đất đai năm 2003, nghiên cứu những kinh nghiệm quốc tế phù hợp; đồng thời đã thể chế hóa đầy đủ quan điểm, định hướng đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai theo tình thần Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI); thể hiện được ý chí, nguyện vọng của đa số tầng lớp nhân dân

Trang 15

1.2 Căn cứ pháp lý của công tác Quản lý nhà nước về đất đai:

Từ ngày dựng nước đến nay, nước ta đã có nhiều bước tiến quan trọng trong việc quản lý đất đai qua từng thời kỳ Các bộ luật, luật, nghị định, thông

tư, chỉ thỉ được ban hành và chỉnh sửa để phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước qua từng giai đoạn

1.2.1 Giai đoạn trước khi Luật đất đai 2013 ra đời:

- Luật Đất đai 2003 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/07/2004 Luật Đất đai 2003 đã nhanh chóng đi vào đời sống và góp phần giải quyết những khó khăn vướng mắc mà Luật Đất đai giai đoạn trước chưa giải quyết được

- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992

- Luật Đất đai 2003, sửa đổi bổ sung năm 2009

- Chỉ thị số 299/1980/TTg-CP ngày 10/11/1980 của Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất

- Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993, quy định về giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp

- Nghị định 02/CP ngày 5/01/1994 của Chính phủ quy định về giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất lâm nghiệp

- Nghị định số 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính Phủ về việc mua bán kinh doanh nhà thuộc sở hữu Nhà nước

- Nghị định 88/CP ngày 7/8/1994 của Chính phủ quy định về quản lý sử dụng đất đô thị

- Chỉ thị số 10/1998/TTg-CP ngày 20/2/1998 của Chính phủ về việc đẩy mạnh và hoàn thành việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ quy định về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

- Chỉ thị số 05/2004/TTg-CP ngày 9/2/2004 của Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật đất đai 2003, trong đó có chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh

để hoàn thành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2005

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai

- Thông tư số 29/2004/TT-BTN&MT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc hướng dẫn, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính

Trang 16

- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền

sử dụng đất

- Thông tư số 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi bổ sung Thông tư số 117/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất

- Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi,

bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần

- Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 8/02/2007 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 8/02/2007 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc hướng dẫn, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính

- Nghị định 84/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung

về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền

sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 2/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/NĐ-CP

- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ về quy định

bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

- Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Nghị định 105/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Trang 17

- Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường Quy định bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Nghị định 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất

- Thông tư 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/5/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai

1.2.2 Giai đoạn từ khi Luật đất đai 2013 ra đời cho đến nay:

- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013

- Ngày 29/11/2013, Luật Đất đai 2013 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/07/2014

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất

- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất

- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường Quy định về Hồ sơ địa chính

- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về thống kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất

- Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ

trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá

Trang 18

đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.

- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

- Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-

Ở Thụy Điển, phần lớn đất đai thuộc sở hữu tư nhân nhưng việc quản lý

và sử dụng đất đai là mối quan tâm chung của toàn xã hội Vì vậy, toàn bộ pháp luật và chính sách đất đai luôn đặt ra vấn đề hàng đầu là có sự cân bằng giữa lợi ích riêng của chủ sử dụng đất và lợi ích chung của Nhà nước

Bộ Luật đất đai của Thụy Điển là một văn bản pháp luật được xếp vào loại hoàn chỉnh nhất, nó tập hợp và giải quyết các mối quan hệ đất đai và hoạt động của toàn xã hội với 36 đạo luật khác nhau

Các hoạt động cụ thể về quản lý sử dụng đất như quy hoạch sử dụng đất, đăng ký đất đai, bất động sản và thông tin địa chính đều được quản lý bởi ngân hàng dữ liệu đất đai và đều được luật hóa Pháp luật và chính sách đất đai ở Thụy Điển về cơ bản dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về đất đai và kinh

tế thị trường, có sự giám sát chung của xã hội

Pháp luật và chính sách đất đai ở Thụy Điển từ năm 1970 trở lại đây gắn liền với việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật bất động sản tư nhân Quy định các vật cố định gắn liền với bất động sản, quy định việc mua bán đất đai, việc thế chấp, quy định về hoa lợi và các hoạt động khác như vấn

đề bồi thường, quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, đăng ký quyền sở hữu đất đai và hệ thống đăng ký…

* Trung Quốc:

Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đang thi hành chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về đất đai, đó là chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể của quần chúng lao động Mọi đơn vị, cá nhân không được xâm chiếm, mua bán hoặc chuyển nhượng phi pháp đất đai Vì lợi ích công cộng, Nhà

Trang 19

nước có thể tiến hành trưng dụng theo pháp luật đối với đất đai thuộc sở hữu tập thể và thực hiện chế độ quản chế mục đích sử dụng đất.

Tiết kiệm đất, sử dụng đất đai hợp lý, bảo vệ thiết thực đất canh tác là quốc sách cơ bản của Trung Quốc

Đất đai ở Trung Quốc được phân thành 3 loại:

- Đất dùng cho nông nghiệp là đất trực tiếp sử dụng vào sản xuất nông nghiệp bao gồm đất canh tác, đất rừng, đồng cỏ, đất dùng cho các công trình thủy lợi và đất mặt nước nuôi trồng

- Đất xây dựng gồm đất xây dựng nhà ở đô thị và nông thôn, đất dùng cho mục đích công cộng, đất dùng cho khu công nghiệp, công nghệ, khoáng sản và đất dùng cho công trình quốc phòng

- Đất chưa sử dụng là đất không thuộc 2 loại đất trên

Ở Trung Quốc hiện có 250 triệu hộ nông dân sử dụng trên 100 triệu ha đất canh tác, bình quân khoảng 0,4ha/hộ gia đình Vì vậy Nhà nước có chế độ bảo hộ đặc biệt đất canh tác

Nhà nước thực hiện chế độ bồi thường đối với đất bị trưng dụng theo mục đích sử dụng đất trưng dụng Tiền bồi thường đối với đất canh tác bằng 6 đến 10 lần sản lượng bình quân hàng năm của 3 năm liên tiếp trước đó khi bị trưng dụng Tiêu chuẩn hỗ trợ định cư cho mỗi nhân khẩu nông nghiệp bằng

từ 4 đến 6 lần giá trị sản lượng bình quân của đất canh tác/đầu người thuộc đất bị trưng dụng 3 năm trước đó Đồng thời nghiêm cấm tuyệt đối việc xâm phạm, lạm dụng tiền đền bù đất trưng dụng và các loại tiền khác liên quan đến đất bị trưng dụng để sử dụng vào mục đích khác

* Pháp:

Các chính sách quản lý đất đai ở Cộng hòa Pháp được xây dựng trên một số nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch không gian, bao gồm cả chỉ đạo quản lý

sử dụng đất đai và hình thành các công cụ quản lý đất đai

Nguyên tắc đầu tiên là phân biệt rõ ràng không gian công cộng và không gian tư nhân Không gian công cộng gồm đất đai, tài sản trên đất thuộc

sở hữu Nhà nước và tập thể địa phương Tài sản công cộng được đảm bảo lợi ích công cộng có đặc điểm là không thể chuyển nhượng, tức là không mua, bán được Không gian công cộng gồm các công sở, trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, bảo tang…

Trang 20

Không gian tư nhân song song tồn tại với không gian công cộng và đảm bảo lợi ích song hành Quyền sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai có quyền buộc người khác phải nhường quyền sở hữu của mình Chỉ có lợi ích công cộng mới có thể yêu cầu lợi ích tư nhân nhường chỗ

và trong trường hợp đó, lợi ích công cộng phải thực hiện bồi thường một cách công bằng và tiên quyết với lợi ích tư nhân

Ở Pháp, chính sách quản lý sử dụng đất canh tác rất chặt chẽ để đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững và tuân thủ việc phân vùng sản xuất Sử dụng đất nông nghiệp, luật pháp quy định một số điểm cơ bản sau:

Việc chuyển đất canh tác sang mục đích khác, kể cả việc làm nhà ở cũng phải xin phép chính quyền cấp xã quyết định Nghiêm cấm việc xây dựng nhà trên đất canh tác để bán cho người khác

Thực hiện chính sách miễn giảm thuế, được hưởng quy chế ưu tiên đối với một số đất đai chuyên dùng để gieo hạt, đất đã trồng hoặc trồng lại rừng, đất mới dành cho ươm cây trồng

Khuyến khích việc tích tụ đất nông nghiệp bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để các chủ đất có nhiều mảnh đất ở các vùng khác nhau có thể đàm phán với nhau nhằm tiến hành chuyển đổi ruộng đất, tạo điều kiện tập trung các thửa đất nhỏ thành các thửa đất lớn

Việc mua bán đất đai không thể tự thực hiện giữa người bán và người mua, muốn bán đất phải xin phép cơ quan giám sát việc mua bán Việc bán đất nông nghiệp phải nộp thuế đất và thuế trước bạ Đất này được ưu tiên bán cho những người láng giềng để tạo ra các thửa đất có diện tích lớn hơn

Ở Pháp có cơ quan giám sát việc mua bán đất để kiểm soát hoạt động mua bán, chuyển nhượng đất đai Cơ quan giám sát đồng thời làm nhiệm vụ môi giới và trực tiếp tham gia quá trình mua bán đất Văn tự chuyển đổi chủ

sở hữu đất đai có Tòa án Hành chính xác nhận trước và sau khi chuyển đổi

Đối với đất đô thị mới, khi chia cho người dân thì phải nộp 30% chi phí cho các công trình xây dựng hạ tầng, phần còn lại là 70% do kinh phí địa phương chi trả

Ngày nay, đất đai ở Pháp ngày càng có nhiều luật chi phối theo các quy định của các cơ quan hữu quan như quản lý đất đai, môi trường, quản lý đô thị, quy hoạch vùng lãnh thổ và đầu tư phát triển

* Australia:

Trang 21

Australia có lịch sử hình thành từ thuộc địa của Anh, nhờ vậy Australia

có được cơ sở và hệ thống pháp luật quản lý xã hội nói chung và quản lý đất đai nói riêng từ rất sớm Trong suốt quá trình lịch sử từ lúc là thuộc địa đến khi trở thành quốc gia độc lập, pháp luật và chính sách đất đai của Australia mang tính kế thừa và phát triển một cách liên tục, không có sự thay đổi và gián đoạn

do sự thay đổi về chính trị Đây là điều kiện thuận lợi làm cho pháp luật và chính sách đất đai phát triển nhất quán và ngày càng hoàn thiện, được xếp vào loại hàng đầu của thế giới, vì pháp luật đất đai của Australia đã tập hợp và vận dụng được hàng chục luật khác nhau của đất nước

Luật đất đai của Australia quy định đất đai của quốc gia là đất thuộc sở hữu nhà nước và đất thuộc sở hữu tư nhân Australia công nhận Nhà nước và

tư nhân có quyền sở hữu đất đai và bất động sản trên mặt đất Phạm vi sở hữu đất đai theo luật định là tính từ tâm Trái đất trở lên, nhưng thông thường Nhà nước có quyền bảo tồn đất ở từng độ sâu nhất định, nơi có những mỏ khoáng sản quý như vàng, bạc, thiếc, than, dầu mỏ…(theo sắc luật về đất đai khoáng sản năm 1993)

Luật đất đai Australia bảo hộ tuyệt đối quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu đất đai Chủ sở hữu có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp, thừa

kế theo di chúc mà không có sự cản trở nào, kể cả việc tích lũy đất đai Tuy nhiên, luật cũng quy định Nhà nước có quyền trưng thu đất tư nhân để sử dụng vào mục đích công cộng, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và việc trưng thu đó gắn liền với việc Nhà nước phải thực hiện bồi thường thỏa đáng

1.3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam trong những năm qua:

Năm 2014 và năm 2015 là những năm trọng tâm triển khai tổ chức thi hành Luật Đất đai năm 2013 đã được Quốc hội thông qua và là năm bản lề thực hiện thành công kế hoạch 05 năm 2011 - 2015 Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường; sự đoàn kết, nhất trí cao của tập thể Lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai và sự nỗ lực của các cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành quản

lý đất đai; sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ tích cực của các Bộ, ngành, cơ quan liên quan ở Trung ương và các địa phương trên cả nước, ngành quản lý đất đai đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao, góp phần quan trọng vào việc giữ ổn định chính trị, xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước Toàn ngành đã nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về triển

Trang 22

khai thi hành Luật Đất đai; triển khai thực hiện Chương trình công tác năm

2014, năm 2015 của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường và đã đạt được quan trọng sau đây:

a Về việc chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi hành Luật Đất đai:

* Về công tác xây dựng chính sách, pháp luật đất đai:

Bộ đã chỉ đạo các địa phương chủ động rà soát các Điều, Khoản được giao trong Luật, Nghị định để quy định chi tiết thi hành Đến nay, đã có 63/63 tỉnh ban hành được hơn 360 văn bản quy định chi tiết thi hành Luật và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Trong đó, các văn bản do địa phương ban hành tập trung vào các lĩnh vực giá đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quy định về hạn mức sử dụng đất, điện tích tối thiểu được phép tách thửa

* Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai:

Tại địa phương, 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã triển khai công tác phổ biến Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đến các tổ chức, cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau Nhiều địa phương đã triển khai cụ thể đến cả các đối tượng là cán bộ cấp huyện, cấp xã

* Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Đất đai:

- Để việc triển khai thi hành Luật đảm bảo đồng bộ, kịp thời khi Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo và thống nhất áp dụng pháp luật, đồng thời hướng dẫn việc xử lý đối với một số vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển tiếp giữa Luật cũ và Luật mới

- Về giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong triển khai thi hành Luật tại các địa phương: Sau khi Luật Đất đai có có hiệu lực thi hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ tập trung xử lý các văn bản của địa phương phản ánh các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai của các địa phương

b Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

* Về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015):

- Đối với cấp tỉnh: Bộ đã trình Chính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng

đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cho

Trang 23

63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Đối với cấp huyện: có 352 đơn vị hành chính cấp huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 49,93%); có 330 đơn vị hành chính cấp huyện đang triển khai lập quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất (chiếm 46,81%); còn lại 23 đơn vị hành chính cấp huyện chưa triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 3,26%)

- Đối với cấp xã: có 6.516 đơn vị hành chính cấp xã được cấp có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 58,41%); có 2.907 đơn vị hành chính cấp xã đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 26,06%); còn lại 1.733 đơn vị hành chính cấp xã chưa triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 15,53%)

* Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch

sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020):

Trong 6 tháng đầu năm, Bộ đã tập trung triển khai việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20/5/2015 Đến hết tháng 6 năm 2015 đã có 06 Bộ, ngành và 52 tỉnh gửi Báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đăng ký nhu cầu sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 và còn một số tỉnh, thành phố chưa gửi báo cáo Bộ cũng đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc kiểm tra các địa phương trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) các cấp

c Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất:

Trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, đặc biệt là sau khi Luật Đất đai có hiệu lực thi hành, Bộ TN&MT đã tích cực, chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật về đất đai Bộ đã có Công văn số 1622/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 06/5/2014 và Công văn số 3398/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 14/8/2014 gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện các công trình, dự án của các địa phương Bộ cũng đã thực hiện việc rà soát hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định

d Về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

Trang 24

Theo số liệu tổng hợp của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường trong năm 2014, các địa phương đã triển khai thực hiện 2.194 công trình, dự án (địa phương triển khai nhiều công trình, dự án là: Quảng Nam (294 dự án), Lào Cai (211 dự án), Bắc Giang (162

dự án), Phú Yên (146 dự án), với tổng diện tích đất đã thực hiện bồi thường,

giải phóng mặt bằng là 7.882 ha (đất nông nghiệp 6.810 ha; đất ở 165 ha; đất khác 930 ha); số tổ chức, hộ gia đình cá nhân có đất thu hồi là 80.893 trường hợp (tổ chức 1.155 trường hợp; hộ gia đình, cá nhân 79.738 trường hợp).

e Về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính:

Đến nay cả nước đã cấp được 41.757.000 Giấy chứng nhận với diện tích 22.963.000 ha, đạt 94,9% diện tích cần cấp các loại đất chính Tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều cơ bản hoàn thành mục tiêu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội

Thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai, trong thời gian qua, Bộ đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong trên phạm vi cả nước Đến nay, đã có 121/709 đơn vị cấp huyện đang vận hành cơ sở dữ liệu đất đai

(59 đơn vị cấp huyện thuộc 9 tỉnh, thành phố thực hiện dự án VLAP, 62 đơn vị cấp huyện thuộc Dự án tổng thể), trong đó có 59 đơn vị cấp huyện thuộc Dự

án VLAP đã vận hành và quản lý cơ sở dữ liệu đất đai liên thông ở cả 3 cấp:

Xã - Huyện - Tỉnh, điển hình là Vĩnh Long đã hoàn chỉnh mô hình xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai toàn tỉnh Đối với Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa, đến nay, đã hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa cho

9027 đơn vị cấp xã Một số các tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác xây dựng

cơ sở dữ liệu địa chính nhưng vẫn chưa vận hành cơ sở dữ liệu đất đai như: thành phố Yên Bái - Yên Bái, huyện Tân Lạc - Hoà Bình, huyện Lộc Bình - Lạng Sơn, thành phố Nam Định - Nam Định, thị xã Ba Đồn - Quảng Bình, thị

xã Buôn Hồ - Đắk Lắk, thành phố Bạc Liêu - Bạc Liêu

f Về công tác thống kê, kiểm kê đất đai:

Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, hiện đã có:

- 10840 đơn vị hành chính cấp xã đã hoàn thành việc điều tra khoanh vẽ các chỉ tiêu kiểm kê ngoài thực địa (chiếm 97,09% tổng số xã)

- 8.662 đơn vị hành chính cấp xã đã hoàn thành việc xây dựng bản đồ kết quả điều tra điều tra kiểm kê (chiếm 77,58% số xã)

Trang 25

- 5.875 đơn vị hành chính cấp xã hoàn thành tổng hợp số bộ số liệu cấp

* Tại Trung ương:

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Bộ đã chủ trì xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất; Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 quy định về khung giá đất Bộ đã ban hành Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất; Thông tư số 20/2015/TT-BTNMT ngày 20/4/2015 ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật để lập dự toán ngân sách nhà nước phục vụ công tác định giá đất

* Tại địa phương:

Về xây dựng bảng giá đất:

- Căn cứ quy định của pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ đầu tháng 7/2014, các địa phương trong cả nước đã triển khai công tác điều tra giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường; khảo sát mức chi phí, thu nhập từ đất phục vụ việc xây dựng bảng giá đất của địa phương; 63/63 tỉnh đã triển khai xây dựng Bảng giá đất ban hành và công bố công khai vào ngày 01/01/2015 theo đúng quy định của pháp luật về đất đai Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Báo cáo số 21/BC-BTNMT ngày 27/4/2015 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả xây dựng bảng giá đất năm 2015 của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Về định giá đất cụ thể:

- Trên cơ sở quy định của pháp luật về định giá đất cụ thể, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tổ chức thực hiện việc xác định giá đất cụ thể tại địa phương Việc xác định giá đất cụ thể để tính thu tiền

sử dụng đất, tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê không thông qua hình

Trang 26

thức đấu giá quyền sử dụng đất chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất thực hiện Giá đất cụ thể được xác định cơ bản phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường theo nguyên tắc định giá đất quy định tại Điều 112 của Luật Đất đai, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, bảo đảm quyền lợi của người có đất thu hồi.

h Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng đất:

Đến tháng 6 năm 2015, Tổng cục quản lý đất đai đã triển khai 17 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai, cụ thể: 04 cuộc thanh tra việc quản

lý, sử dụng đất đai của các tổ chức sử dụng đất theo Chỉ thị 134/CT-TTg tại các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Bình Dương, Khánh Hoà, Đà Nẵng; 02 cuộc thanh tra việc quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường tại tỉnh Hoà Bình và Lâm Đồng; 02 cuộc thanh tra việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; 09 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai tại 20 Dự án phát triển nhà ở tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP

Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bình Thuận, Nghệ An, Long An, Sóc Trăng, Đồng Nai

i Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai:

Trên cơ sở bộ thủ tục hành chính do Bộ Tài nguyên và Môi trường công

bố, theo báo cáo từ các địa phương, đến nay có 50/63 tỉnh, thành phố công

bố bộ TTHC tại địa phương Một số địa phương đã tích cực rà soát, công bố

bộ TTHC theo hướng cắt giảm số lượng thủ tục, giảm thời gian thực hiện thủ tục như tỉnh Khánh Hòa đã cắt giảm 1/3 thời gian thực hiện TTHC; Đà Nẵng cắt giảm 5 -10 ngày đối với thủ tục liên quan đến cấp giấy chứng nhận; tỉnh Đồng Nai thời gian thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp thực hiện trong ngày

j Kiện toàn các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai:

Đến nay đã có 23/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai và đi vào hoạt động (gồm: Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Thái Bình, Bắc Ninh, Tây Ninh, Vĩnh Long, Lào Cai, Lâm Đồng, Bình Dương, Gia Lai, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tiền Giang, Cao Bằng, Bình Phước, Hưng Yên và Trà Vinh, Long An); 40 tỉnh đã lập Đề án, đang trình phê duyệt

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, cả nước đã có 62/63 Tổ chức phát

triển quỹ đất cấp tỉnh được thành lập (tỉnh Lào Cai chưa thành lập) Đối với

cấp huyện, cả nước có 338/696 huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh đã thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện Thực hiện quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính

Trang 27

phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, tính đến hết tháng

6 năm 2015, hầu hết các địa phương mới chỉ xây dựng đề án thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất theo mô hình một cấp

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu:

Trang 28

Tình hình quản lý, sử dụng đất đai tại Thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội.

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi thời gian: từ năm 2010-2015.

- Phạm vi không gian: tiến hành trên địa bàn Thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội

2.2 Nội dung nghiên cứu:

2.2.1 Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội:

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện kinh tế

- Điều kiện xã hội

2.2.2 Đánh giá tình hình quản lý đất đai tại Thị xã Sơn Tây, Tp Hà Nội: 2.2.3 Tình hình sử dụng đất tại Thị xã Sơn Tây, Tp Hà Nội:

2.2.3.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2015.

2.2.3.2 Biến động đất đai giai đoạn 2010 – 2015.

2.2.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai trên địa bàn Thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội.

2.3 Phương pháp nghiên cứu:

2.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu:

Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, số liệu quản lý nhà nước về đất đai và các văn bản có liên quan

Trang 29

2.3.4 Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh là so sánh giữa lý thuyết với thực tiễn, giữa yêu cầu đặt ra của đề tài và điều kiện cụ thể của địa phương trong quá trình thực hiện công tác quản lý và sử dụng đất Tiến hành so sánh chuỗi các số liệu để

từ đó phân tích sự biến động qua các thời kỳ liên quan đến công tác quản lý

và sử dụng đất, từ đó rút ra những hiệu quả đạt được sau khi thực hiện

2.3.5 Phương pháp đánh giá:

Từ nguồn dữ liệu thu thập được, tiến hành phân tích và đánh giá dữ liệu, tìm ra những mặt tích cực và những vấn đề còn tồn tại của việc thực hiện công tác quản lý và sử dụng đất tại Thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội Từ

đó đưa ra các nhận xét đánh giá và giải pháp cho các tồn tại đó

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã Sơn Tây:

Trang 30

3.1.1 Điều kiện tự nhiên:

3.1.1.1 Vị trí địa lý:

Thị xã Sơn Tây nằm ở phía Tây và cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 40 km theo Quốc lộ 32 và đường cao tốc Láng – Hoà Lạc, thuộc vùng bán sơn địa, có tọa độ địa lý từ : 21o01’12” đến 21o10’20” Vĩ độ Bắc và

105o24’52” đến 105o32’14” Kinh độ Đông

Thị xã Sơn Tây có ranh giới tiếp giáp với các địa phương như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) qua sông Hồng

- Phía Đông giáp huyện Phúc Thọ, Thạch Thất

- Phía Nam giáp huyện Thạch Thất

- Phía Tây giáp huyện Ba Vì

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí Thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội

Toàn Thị xã có 15 đơn vị hành chính, gồm 9 phường và 6 xã Tổng diện tích tự nhiên là 11.353 ha, chiếm 3,4% diện tích tự nhiên, dân số 134.928 người, chiếm 1,9% dân số của Thủ đô Hà Nội

Thị xã Sơn Tây là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, quốc phòng, an

Trang 31

ninh khu vực phía Tây của Thủ đô Hà Nội, là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm, đền Phùng Hưng, lăng Ngô Quyền, nhà thờ Giang Văn Minh, đền Và, chùa Mía, di tích Văn Miếu , nơi có nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng như khu du lịch hồ Đồng Mô, hồ Xuân Khanh, khu nghỉ dưỡng ASEAN, sân gôn Thung Lũng Vua, làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam Đây cũng là nơi có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua, như các tuyến Quốc lộ 32, 21A, 2C, cầu Vĩnh Thịnh, đường cao tốc Láng – Hòa Lạc; các tuyến đường tỉnh lộ như 413, 414, 414B, 416, 417, 418; có tuyến đường thủy sông Hồng; có hệ thống kết cấu hạ tầng khá phát triển ; Trong thời gian tới, đường trục phát triển Sơn Tây – Phúc Thọ - Đan Phượng, đường Hồ Chí Minh đoạn giáp Thị xã, các tuyến đường và nhiều công trình quan trọng trên địa bàn Thị xã sẽ được xây dựng, nâng cấp Bên cạnh đó, theo định hướng chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thị xã Sơn Tây trong tương lai là một trong chuỗi 5 đô thị

vệ tinh của Thủ đô Hà Nội, với chức năng chính là đô thị văn hóa lịch sử và du lịch nghỉ dưỡng Đây là các yếu tố quan trọng, đã, đang thúc đẩy Thị xã Sơn Tây phát triển nhanh và bền vững

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo:

Thị xã Sơn Tây thuộc vùng bán sơn địa, địa hình có xu hướng thấp dần

từ Tây sang Đông, với hai dạng địa hình chính là vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng

- Vùng bán sơn địa: gồm các xã Đường Lâm, Xuân Sơn, Thanh Mỹ, Kim Sơn, Sơn Đông và Cổ Đông, với diện tích 9.247 ha, chiếm 81,5% diện tích toàn Thị xã

- Vùng đồng bằng : gồm 9 phường còn lại, với diện tích 2.106 ha, chiếm 18,5% diện tích toàn Thị xã

3.1.1.3 Khí hậu:

Thị xã Sơn Tây nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm được chia thành 4 mùa khá rõ rệt, với các đặc trưng khí hậu chính như sau:

- Nhiệt độ không khí: nhiệt độ không khí trung bình cả năm là 23,30C, nhiệt độ thấp nhất trung bình là 20,70C, nhiệt độ cao nhất trung bình là 27,2oC Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10

- Số giờ nắng trung bình năm là 1.617 giờ Số giờ nắng thấp nhất tập

Trang 32

trung vào các tháng 1, 2, 3; Số giờ nắng cao nhất tập trung từ tháng 5 đến tháng 10.

- Lượng mưa và lượng bốc hơi:

+ Lượng mưa trung bình năm là 1.839 mm Lượng mưa phân bố không đều, mùa mưa (tập trung từ tháng 4 đến tháng 10), chiếm 91,5% tổng lượng mưa cả năm; Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), chỉ chiếm 8,5% tổng lượng mưa cả năm Số ngày mưa trung bình năm là 140 ngày

+ Lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 816 mm, bằng 44% so với lượng mưa trung bình năm

- Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 84%, dao động trong khoảng

từ 81 – 87% Độ ẩm không khí thấp nhất vào các tháng 11, 12

- Gió: Tốc độ gió trung bình năm là 18m/s Về mùa lạnh thịnh hành gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), các tháng còn lại trong năm chủ yếu là gió Đông Nam

Tóm lại, khí hậu của Thị xã Sơn Tây có đặc trưng của khí hậu nhiệt đới

gió mùa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông khô, lạnh và ít mưa Nền khí hậu ấy thích hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng, đồng thời cũng gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân,như tình trạng ngập úng, sạt

lở đất vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô

3.1.1.4 Thủy văn:

Hệ thống sông ngòi của Thị xã Sơn Tây gồm 3 sông chính là sông Hồng, sông Tích và sông Hang Sông Tích và sông Hang có nhiều nhánh bắt nguồn từ núi Ba Vì chảy xuống Trên thượng nguồn một số nhánh của 2 con sông này đã được xây dựng các hồ chứa nước, trong đó có các hồ thuộc địa phận Thị xã như hồ Đồng Mô, hồ Xuân Khanh, với tổng dung tích của 2 hồ khoảng 90 triệu m3 nước Các sông, hồ này là nguồn cấp nước chủ yếu phục

vụ sản xuất của Thị xã Sơn Tây Chế độ thủy văn của các sông này rất phức tạp, phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa của vùng lưu vực các sông, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng

Trang 33

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl) : 725 ha – 6,4%

* Tổng diện tích các loại đất điều tra : 4.982 ha – 43,9%

- Đất NTTS, sông suối và mặt nước chuyên dùng : 1.899 ha – 16,7%

- Đất phi nông nghiệp còn lại : 4.472 ha – 39,4%

* Tổng diện tích tự nhiên : 11.353 ha – 100%

Các loại đất Fs, Fp, B, Fl chủ yếu tập trung ở các xã vùng bán sơn địa, với diện tích các loại đất này là 3.372 ha, chiếm 67,7% diện tích các loại đất điều tra Vùng đồng bằng và các cánh đồng trồng lúa của các xã vùng bán sơn địa, chủ yếu là các loại đất P, Pb, Pg, Pj, với diện tích các loại đất này là 1.610 ha, chiếm 32,3% diện tích các loại đất điều tra

Các loại đất phù sa (P, Pb, Pg, Pj) và đất Fl, chủ yếu thích hợp cho trồng lúa nước, trồng rau màu và cây công nghiệp hàng năm; Loại đất bạc màu trên phù sa cổ (B) thích hợp để trồng rau màu và cây công nghiệp hàng năm; loại đất Fp chủ yếu thích hợp trồng cây CNHN, cây ăn quả và trồng cỏ chăn nuôi; loại đất Fs chủ yếu thích hợp để trồng rừng

3.1.1.6 Tài nguyên nước:

- Nước mặt: Nguồn nước mặt của Thị xã Sơn Tây chủ yếu được cung cấp bởi 3 con sông chính là sông Hồng, sông Tích, sông Hang và các hồ chứa (hồ Đồng Mô, hồ Xuân Khanh ) Ngoài lượng nước mưa, nước của các sông,

hồ trên đã đáp ứng phần lớn nhu cầu cho sản xuất và một phần cho sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn Đây là nguồn nước mặt khá dồi dào, đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thị xã hiện tại và trong tương lai

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm của Thị xã có độ sâu khoảng 7 – 8 m, với chất lượng nước khá tốt, đã và đang được khai thác hiệu quả phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn

3.1.1.7 Tài nguyên rừng:

Trang 34

Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng năm 2014 của Thị xã Sơn Tây là 711,42 ha chiếm 6,3% diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng trồng sản xuất Đây

là diện tích rừng được trồng theo các dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc trước đây (chương trình 327, PAM, 661) với các loại cây chính là keo, bạch đàn Bên cạnh giá trị kinh tế, bảo vệ đất, các cánh rừng này còn giúp tạo cảnh quan, cải tạo môi trường, điều hòa khí hậu Diện tích rừng của Thị xã tập trung chủ yếu tại các xã Cổ Đông, Sơn Đông, Kim Sơn, Thanh Mỹ và Xuân Sơn

3.1.1.8 Tài nguyên khoáng sản:

Thị xã Sơn Tây nhìn chung nghèo về tài nguyên khoáng sản Chủ yếu

đã phát hiện có 3 loại khoáng sản chính là:

- Đất sét: là loại khoáng sản phi kim loại, phân bố rộng rãi, tập trung ở phía Tây Nam của Thị xã, nhất là xã Thanh Mỹ, trữ lượng khoảng 2 triệu m3

- Puzơlan: Loại Puzơlan của Thị xã có chất lượng tốt, có khả năng phục

vụ sản xuất xi măng hoặc làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng Tập trung tại xã Thanh Mỹ và phường Sơn Lộc, trữ lượng khoảng trên 10 triệu tấn

- Nước khoáng: Được phát hiện thấy ở phường Xuân Khanh, có thành phần khoáng chất tương tự nước khoáng Kim Bôi, có thể khai thác đóng chai làm nước giải khát

3.1.1.9 Tài nguyên nhân văn và danh lam thắng cảnh:

Thị xã Sơn Tây có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đẹp phục vụ phát triển du lịch khám phá và du lịch nghỉ dưỡng Tổng cộng có

172 di tích, gồm: 65 đình, 37 chùa, 34 đền, 15 miếu, 1 lăng, 4 nhà thờ họ, 9 nhà thờ đạo, 1 thành cổ, 1 quán cổ, 1 ơn vật, 1 văn miếu, 1 địa điểm lịch sử, 1 làng cổ (có 300 nhà cổ) Trong đó có 64 di tích được xếp hạng (15 di tích được xếp hạng quốc gia và 49 di tích sếp hạng cấp Thành phố), các di tích nổi tiếng như: thành cổ Sơn Tây (1822), đền Và thờ thần Tản Viên sơn, có làng

cổ Đường Lâm là quê hương của Ngô Quyền, Phùng Hưng và Thám hoa Giang Văn Minh – nơi đây có lăng Ngô Quyền, đền Phùng Hưng, nhà thờ Giang Văn Minh, có chùa Mía được xây dựng từ thế kỷ XVI với 287 pho tượng quý hiếm, có đền thời bà chúa Mía, đình Mông Phụ, di tích Văn Miếu và nhiều ngôi nhà cổ

Thị xã Sơn Tây còn nằm trong vùng cội nguồn của văn hóa xứ Đoài, là vùng giao thoa giữa các nền văn hóa (văn hóa Hòa Bình, văn hóa Thăng Long – Hà Nội) tạo nên một bản sắc văn hóa, bản lĩnh dân tộc quý báu

Trang 35

Với đặc điểm vùng bán sơn địa, có nhiều cảnh quan đẹp trên địa bàn thị

xã có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng thu hút nhiều khách trong và ngoài nước đến tham quan Một số trung tâm du lịch đã được hình thành như: khu du lịch Đồng Mô, khu du lịch Hồ Xuân Khanh, khu trung tâm thị xã và làng cổ Đường Lâm

Không khí trong sạch, thoáng mát, chất lượng môi trường khá tốt Kết quả phân tích, quan trắc môi trường cho thấy:

- Chất lượng nước hồ Đồng Mô và hồ Xuân Khanh: phần lớn các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy định đối với nguồn nước mặt loại A của tiêu chuẩn Việt Nam, nước hồ trong, hàm lượng kim loại thấp Tuy nhiên, nước hồ cũng đang có dấu hiệu bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và các hoạt động du lịch, biểu hiện bằng chỉ tiêu coliform, hàm lượng nitơ amon cao hơn giới hạn cho phép, nồng độ ôxy hòa tan thấp

- Chất lượng nước hào thành cổ Sơn Tây nằm trong giới hạn nước mặt loại B của tiêu chuẩn Việt Nam và cũng đang bị ô nhiễm do chất thải, nước thải sinh hoạt, các chỉ tiêu coliform, COD đều cao hơn mức cho phép

- Chất lượng nước sông Tích, sông Hang:

Chất lượng nước sông Tích có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ và kim loại nặng, một số chỉ tiêu vượt giới hạn nước mặt loại B của tiêu chuẩn Việt Nam, như BOD vượt 1,05 lần, Fe vượt 1,41 lần, Zn vượt 1,2 lần Chất lượng nước sông Hang đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B, hàm lượng cặn lơ lửng và các chất hữu cơ trong nước không cao

- Chất lượng nước ngầm:

Chất lượng nước ngầm tại Thị xã Sơn Tây khá tốt, chưa có dấu hiệu nhiễm hóa chất và hữu cơ Chất lượng nước ngầm tại các giếng của nhà máy nước Sơn Tây tương đối tốt, nhưng có dấu hiệu ô nhiễm amoni và chất hữu

cơ Hàm lượng amoni, caliform tại một số giếng khoan ở các khu dân cư còn khá cao Ở nhiều vùng, mực nước ngầm bị hạ do khai thác quá mức, tạo

Trang 36

điều kiện để Asen xâm nhập vào nước, nên một số giếng có dấu hiệu nhiễm Asen, Amoni.

- Chất lượng môi trường không khí : hiện tượng ô nhiễm bụi xảy ra khá phổ biến, ở một số cụm công nghiệp và một số tuyến đường có mật độ giao thông lớn đã có hiện tượng ô nhiễm khí thải (CO, SO2 )

- Chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt của Thị xã hiện nay khoảng 120 tấn/ngày, trong đó thu gom được khoảng 60 – 70%, đưa về bãi rác Xuân Sơn, phần còn lại tồn đọng tại các bãi trống, ven ao hồ, ven các ngõ xóm và một số bãi rác nhỏ rải rác Chất thải rắn công nghiệp chủ yếu của một số cơ sở sản xuất công nghiệp như công ty chế tạo khí cụ điện I, Công ty may Sơn Hà, Công ty sữa Ba Vì Ngoài ra còn có chất thải rắn y tế của các cơ sở khám chữa bệnh (bệnh viện Đa khoa Sơn Tây, bệnh viện quân y 105, bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long , trong đó, bệnh viện Đa khoa Sơn Tây có 1 lò đốt Hotval công suất 200 – 300 kg/ngày) và các chất rắn nông thôn (mới thu gom được khoảng 20 – 30%) Các chất thải rắn, phần thu gom (khoảng 60 – 70%) được vận chuyển đến đổ ở bãi rác Xuân Sơn và nhà máy xử ký chất thải rắn sinh hoạt seraphin Sơn Tây, phần còn lại (30 – 40%) tồn đọng trong các khu dân cư hoặc một số bãi rác nhỏ ven khu dân cư, một số được đổ bừa bãi xuống cống rãnh, ao hồ, kênh mương, làm ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước và là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm của Thị xã

Cùng với sự phát triển nhanh của kinh tế – xã hội trong những năm qua

và trong thời gian tới, tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thị xã cũng đang đặt ra nhiều thách thức như:

- Chất lượng môi trường không khí ở nhiều khu vực như đô thị, khu dân

cư đang bị ô nhiễm bụi và tiếng ồn do quá trình đô thị hóa

- Khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của các chất thải (rắn, lỏng, khí) không được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường xung quanh ngày càng gia tăng

- Chất lượng các nguồn nước mặt bị suy giảm (sông Tích, sông Hang)

do có quá nhiều nguồn thải từ các khu vực dân cư, các cơ sở sản xuất đã thải chất thải không được xử lý vào nguồn nước

- Việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu

- Sự lạm dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật dẫn tới làm ô

Trang 37

nhiễm nguồn nước và môi trường đất.

- Sự phát triển nhanh các khu du lịch, khu đô thị, khu công nghiệp cũng đang trở thành vấn đề rất nan giải đối với môi trường của Thị xã

- Ý thức về bảo vệ môi trường của người dân chưa cao

3.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội:

3.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

a Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thị xã Sơn Tây trong những năm qua đạt khá, năm 2015 đạt 8,3%, trong đó nông nghiệp đạt 2,58%, công nghiệp – xây dựng đạt 8,48% và dịch vụ đạt 9,05%

Bảng 3.1: Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn thị xã Sơn Tây (theo giá ss

1994)

2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2015

Nguồn: Phòng Thống kê Thị xã Sơn Tây

b Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Trong thời gian qua, cơ cấu kinh tế Thị xã Sơn Tây đã có sự chuyển dịch tích cực là tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 32,92% năm 2011 lên 35,74% năm

2015, ngành công nghiệp – xây dựng dao động ở mức 59 – 60%, ngành nông nghiệp giảm từ 6,94% năm 2011 xuống 5,52% năm 2015

Bảng 3.2: Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn thị xã Sơn Tây (theo giá thực tế) Ngành kinh tế Tổng giá trị SX trên địa Cơ cấu kinh tế (%)

Ngày đăng: 16/06/2016, 22:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w