Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin,thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc cónguy cơ bị bạo lực, bóc lột, b
Trang 1SỞ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Trang 2Phần VI: MỘT SỐ KỸ NĂNG CẦN THIẾT KHI LÀM VIỆC VỚI TRẺ EM
Phần VII: MỘT SỐ MÔ HÌNH VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ EM TRONG TRƯỜNG HỌC
Trang 3Phần I LUẬT TRẺ EM
(Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 05/4/2016,
có hiệu lực từ ngày 01/6/2017)
Điều 1 Trẻ em
Trẻ em là người dưới 16 tuổi
Điều 10 Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1 Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nhóm sau đây:
1 Tước đoạt quyền sống của trẻ em
2 Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em
3 Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em
4 Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn
5 Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ emthực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác
6 Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình
Trang 47 Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em
bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáodục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền
8 Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình,giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em
9 Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gâynghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em
10 Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưuhành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm,
đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nộidung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em
11 Công bố, Tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em
mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, ngườigiám hộ của trẻ em
12 Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụngchế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cánhân dành cho trẻ em để trục lợi
13 Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môitrường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụbảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặcđặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, Điểm vuichơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ônhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ
14 Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí
và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai Mục đích hoặc trái quy định của pháp luật
15 Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc
hỗ trợ, can thiệp, Điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm,
bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm
QUYỀN CỦA TRẺ EM Điều 12 Quyền sống
Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiệnsống và phát triển
Điều 13 Quyền được khai sinh và có quốc tịch
Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xácđịnh cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật
Điều 14 Quyền được chăm sóc sức khỏe
Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sửdụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh
Điều 15 Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện
Điều 16 Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu
Trang 51 Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huytốt nhất tiềm năng của bản thân.
2 Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tàinăng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh
Điều 17 Quyền vui chơi, giải trí
Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt
động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi
Điều 18 Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc
1 Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc Điểm và giá trị riêng của bản thân phùhợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình
2 Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyềnthống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình
Điều 19 Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáonào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em
Điều 20 Quyền về tài sản
Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quyđịnh của pháp luật
Điều 21 Quyền bí mật đời sống riêng tư
1 Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và
bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em
2 Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín,điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ vàchống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư
Điều 22 Quyền được sống chung với cha, mẹ
Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ,chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luậthoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em
Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếpxúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em
Điều 23 Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ
Trẻ em có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợiích tốt nhất của trẻ em; được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khitrẻ em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuất;được tạo Điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha, mẹ;được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; được cung cấpthông tin khi cha, mẹ bị mất tích
Điều 24 Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi
Trang 61 Trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ; không được hoặckhông thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột
vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em
2 Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi connuôi
Điều 25 Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tìnhdục
Điều 26 Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức laođộng; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc,độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơilàm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em
Điều 27 Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi,
bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em
Điều 28 Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắtcóc, đánh tráo, chiếm đoạt
Điều 29 Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy
Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển,mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy
Điều 30 Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính
Trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hànhchính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự dotrái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm,xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác
Điều 31 Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang
Trẻ em có quyền được ưu tiên bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức để thoátkhỏi tác động của thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang
Điều 32 Quyền được bảo đảm an sinh xã hội
Trẻ em là công dân Việt Nam được bảo đảm an sinh xã hội theo quy định củapháp luật phù hợp với Điều kiện kinh tế - xã hội nơi trẻ em sinh sống và Điều kiệncủa cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em
Điều 33 Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội
Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyềntìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và
Trang 7được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu,năng lực của trẻ em.
Điều 34 Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp
Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đếntrẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độtrưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, giađình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng
Điều 35 Quyền của trẻ em khuyết tật
Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền củangười khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặcbiệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội
Điều 36 Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn
Trẻ em không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo
vệ và hỗ trợ nhân đạo, được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luậtViệt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thànhviên
BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM
Điều 37 Bổn phận của trẻ em đối với gia đình
1 Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm,chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dònghọ
2 Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thànhviên trong gia đìnhnhững công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triểncủa trẻ em
Điều 38 Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và
cơ sở giáo dục khác
1 Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội
và cơ sở giáo dục khác
2 Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè
3 Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyệntheo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác
4 Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhàtrường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác
Điều 39 Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội
1 Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, ngườikhuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp vớikhả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình
2 Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định
về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tàinguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em
Trang 83 Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 40 Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước
1 Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổquốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huyphong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước
2 Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ
em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em
Điều 41 Bổn phận của trẻ em với bản thân
1 Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm,tài sản của bản thân
2 Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể
3 Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang
4 Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gâynghiện, chất kích thích khác
5 Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy;không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh củabản thân
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC, CHA MẸ, NGƯỜI NUÔI
Điều 44 Bảo đảm về giáo dục cho trẻ em
1 Nhà nước có chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được đi học, giảm thiểutình trạng trẻ em bỏ học; có chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ emthuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các
xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn được tiếp cận giáo dục phổ cập, giáo dục hòa nhập, được học nghề và giớithiệu việc làm phù hợp với độ tuổi và pháp luật về lao động
2 Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, bảo đảm công bằng về cơ hội tiếp cậngiáo dục cho mọi trẻ em; giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật; có chính sáchmiễn, giảm học phí cho từng nhóm đối tượng trẻ em phù hợp với Điều kiện pháttriển kinh tế - xã hội từng thời kỳ
3 Chương trình, nội dung giáo dục phải phù hợp với từng độ tuổi, từng nhómđối tượng trẻ em, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện và yêucầu hội nhập; chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và phát triểnnhân cách, kỹ năng sống, tài năng, năng khiếu của trẻ em; giáo dục giới tính, sứckhỏe sinh sản cho trẻ em
Trang 94 Nhà nước quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện,phòng, chống bạo lực học đường.
5 Nhà nước có chính sách phù hợp để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ
em 05 tuổi và chính sách hỗ trợ để trẻ em trong độ tuổi được giáo dục mầm non phùhợp với Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ; khuyến khích, thu hút cácnguồn đầu tư khác để phát triển giáo dục, đào tạo
Điều 47 Các yêu cầu bảo vệ trẻ em
3 Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ
em Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêuchuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
Điều 51 Trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em
1 Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin,thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc cónguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền
2 Cơ quan lao động - thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Ủyban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác;phối hợp xác minh, đánh giá, Điều tra về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toànhoặc gây tổn hại, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em
3 Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử
lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em; quy định quy trìnhtiếp nhận và xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em
Điều 54 Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
1 Cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệtrẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức; cha, mẹ, giáo viên vàngười chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ
em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng
Điều 76 Bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác
Nhà trường, cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm sau đây:
1 Tổ chức và tạo Điều kiện để trẻ em được tham gia các hoạt động Đội thiếuniên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, câu lạc bộ,đội, nhóm của trẻ em trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; các hoạt động ngoạikhóa, hoạt động xã hội;
2 Cung cấp thông tin chính sách, pháp luật và quy định về giáo dục có liênquan đến học sinh; công khai thông tin về kế hoạch học tập và rèn luyện, chế độnuôi dưỡng và các Khoản đóng góp theo quy định;
3 Tạo Điều kiện để trẻ em được kiến nghị, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về chấtlượng dạy và học;quyền, lợi ích chính đáng của trẻ em trong môi trường giáo dục vànhững vấn đề trẻ em quan tâm;
4 Tiếp nhận ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của trẻ em, giải quyết theo phạm
vi trách nhiệm được giao hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để xemxét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết đến trẻ em
Trang 10Điều 77 Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em
1 Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức đại diện tiếngnói, nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến,nguyện vọng của trẻ em
2 Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em có nhiệm vụ sau đây:a) Tổ chức lấy ý kiến, kiến nghị của trẻ em; tổ chức để trẻ em được tiếp xúcvới đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;
b) Thường xuyên lắng nghe, tiếp nhận và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của trẻem;
c) Chuyển ý kiến, kiến nghị của trẻ em tới các cơ quan có thẩm quyền để giảiquyết;
d) Theo dõi việc giải quyết và phản hồi cho trẻ em về kết quả giải quyết ý kiến,kiến nghị;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan giám sát việc thực hiệnquyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em;
e) Hằng năm, báo cáo Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhiđồng của Quốc hội và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện tráchnhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc xem xét, giải quyết ý kiến, kiếnnghị của trẻ em
Điều 78 Bảo đảm để trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em
1 Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm để trẻ emtham gia vào các vấn đề về trẻ em quy định tại Điều 74 của Luật này và bảo đảmcác yêu cầu sau đây:
a) Tạo môi trường an toàn, thân thiện, bình đẳng để trẻ em tham gia;
b) Cung cấp đầy đủ thông tin các vấn đề về trẻ em và các vấn đề trẻ em quantâm với nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp;
c) Khuyến khích sự tham gia của trẻ em; không trù dập, kỳ thị khi trẻ em bày
2 Hằng năm, Hội đồng nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổchức liên quan có trách nhiệm tổ chức gặp mặt, đối thoại, lắng nghe ý kiến, nguyệnvọng của trẻ em về các vấn đề trẻ em quan tâm
Trang 11Phần II KIẾN THỨC VỀ BẢO VỆ TRẺ EM PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
Ở Việt Nam, theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm, BộCông an, mỗi năm có 1.600-1.800 vụ xâm hại trẻ em Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổicủa tảng băng chìm, trong đó 65% là số vụ xâm hại tình dục mà trẻ em là nạn nhân
Đa số nạn nhân từ 12 đến 15 tuổi; 13,2% số vụ xâm hại tình dục có nạn nhân là trẻ
em dưới 6 tuổi, có cả trẻ em 18 tháng tuổi đã bị XHTD tổn thương nghiêm trọng
1 Khái niệm
- Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự,
nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, muabán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác
- Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi
kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếpdâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào Mục đích mạidâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức
- Xâm hại tình dục có thể xảy ra với bất kỳ trẻ em nào, cả trẻ em trai và trẻ emgái, ở bất kỳ độ tuổi nào (trẻ đã lớn tuổi hay còn nhỏ tuổi), ở bất kỳ hoàn cảnh nào(trẻ khuyết tật, tâm thần hay lành lặn), gia đình có điều kiện kinh tế khá giả hay giađình nghèo đều có thể là nạn nhân của xâm hại tình dục Trẻ em là đối tượng yếuthế có nguy cơ bị xâm hại tình dục cao hơn Thủ đoạn xâm hại tình dục khác nhaunhư lừa gạt, dụ dỗ, đe doạ, ép buộc
2 Đối tượng xâm hại tình dục trẻ em
- Có thể là những người thân quen, người sống trong cùng khu phố, hàng xómlợi dụng mối quen biết với các em và với người thân trong gia đình tạo lòng tin để
dễ dàng thực hiện ý đồ xấu
- Có thể là những thanh niên mới lớn, nghiện ngập ma tuý, rượu bia, sử dụngvăn hóa phẩm, băng hình đồi trụy Đôi khi là những người bị bệnh tâm thần, mất ýthức về những việc mình làm
- Có thể là người hoàn toàn xa lạ với các em nhưng đã lợi dụng hoàn cảnh và thời
cơ thuận lợi để thực hiện hành vi xấu
- Có thể giả làm bạn trai, giả yêu đương để lạm dụng tình dục trẻ em gái vịthành niên; có thể do yêu đương, QHTD sớm, bạn gái còn trong độ tuổi trẻ em cũng
Trang 12- Xâm hại trẻ bằng cách đụng chạm:
Hôn hít hoặc ôm trẻ theo kiểu tình dục Giao hợp hoặc làm tình qua đường hậumôn, đường miệng; sờ mó vào bộ phận sinh dục của trẻ (các bộ phận gợi dục) hoặcbắt trẻ sờ mó vào bộ phận sinh dục của người lớn hoặc của một đứa trẻ lớn hơn; éptrẻ thực hiện hành vi mại dâm (trả tiền sau khi giao hợp)
- Xâm hại trẻ bằng cách không đụng chạm:
Dùng lời nói hoặc tranh ảnh khiêu dâm bắt trẻ phải nghe, phải xem với mụcđích gợi ý, làm cho trẻ hưng phấn tình dục hoặc làm cho trẻ quen với tình dục; chotrẻ nghe hoặc nhìn những người khác quan hệ tình dục; bắt trẻ đứng ngồi theo tư thếgợi dục để chụp ảnh (khiêu dâm); cho trẻ xem sách báo khiêu dâm, truyện đồi trụy,phim sex
4 Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan:
+ Mặt trái của sự phát triển của công nghệ thông tin và các trang mạng xã hội,trẻ em và người lớn dễ dàng tiếp cận với thông tin, văn hóa phẩm độc hại, trang webđen làm sai lệch về nhận thức và hành vi
+ Một bộ phận người dân, nhất là miền núi, gia đình khó khăn không thườngxuyên tiếp cận với thông tin nên nhận thức, kiến thức về pháp luật bảo vệ trẻ em vàphòng chống xâm hại tình dục trẻ em còn nhiều hạn chế
+ Trẻ em có nhận thức chưa đầy đủ, ít khả năng tự vệ nên dễ bị xâm hại
* Nguyên nhân chủ quan:
+ Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa coi trọng công tác bảo vệtrẻ em, do đó trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra giám sát việcthực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, củatỉnh về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em còn rất hạn chế, chưa quyết liệt
+ Nhiều gia đình lơ là, thiếu cảnh giác, chưa chú trọng trong quản lý, trông coicon trẻ (đa số các vụ việc XHTD trẻ em là do gia đình lơ là trong quản lý con)
+ Việc giáo dục kỹ năng, kiến thức phòng ngừa xâm hại cho trẻ em trong nhàtrường và giáo dục của cha mẹ đối với con cái còn ít, chưa phù hợp
+ Việc quản lý về xã hội còn thiếu chặt chẽ cũng làm phát sinh tội phạm (thôngtin mạng, văn hóa phẩm, quản lý đối tượng có hành vi vi phạm, suy đồi về đạo đức,lối sống)
+ Số vụ việc xâm hại trẻ em được phát hiện và tố cáo còn ít so với thực tế,mức xử lý còn nhẹ nên thiếu tính răn đe Một số trường hợp gia đình biết nhưngkhông tố cáo, tội phạm không bị xử lý, nạn nhân tiếp tục bị xâm hại
5 Hậu quả của xâm hại tình dục
4.1 Hậu quả về thể chất
- Tổn thương bộ phận sinh dục, nhất là trẻ em còn nhỏ
- Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, có thai ngoài ýmuốn
Trang 13- Các em gái có thể mất khả năng làm mẹ sau này và thậm chí có thể dẫn đếncái chết.
4.2 Hậu quả về tâm lý, xã hội
- Suy sụp tinh thần, hoảng loạn, nhút nhát, học kém
- Cảm giác bị mọi người khinh rẻ, bị cô lập, không có lối thoát, thậm chí có xuhướng muốn tự tử hay huỷ hoại đời mình, có thái độ muốn trả thù đời hoặc đi tìm sựlãng quên trong nghiện hút, bỏ nhà ra đi và rơi vào cạm bẫy của các ổ mại dâm, nhất
là với trẻ em gái
- Suy sụp về tình cảm, có thể trở nên thô bạo, tự hạ thấp mình, trong quan hệvới người xung quanh thường có cảm giác bị xua đuổi, sợ hãi và lúng túng.v.v
6 Dấu hiệu phát hiện trẻ bị xâm hại tình dục
6.1 Phát hiện thông qua những thay đổi trên cơ thể
- Có vết xây sát hoặc trầy da, bầm tím, bất thường ở âm hộ, dương vật, hậumôn, trực tràng, mặt trong đùi, rách màng trinh, vết ngón tay hằn ở tay chân hoặc
má ( Do quá trình trẻ bị tấn công và xâm hại), thông thường bị tai nạn vết va, tím chỉ
có ở một phía
- Đi lại và ngồi khó khăn
- Có vết máu hoặc chất nhầy, đau, sưng, ngứa ở bộ phận sinh dục mắc cácbệnh lây qua đường tình dục
- Sốt, mệt mỏi
- Trẻ có thai: biểu hiện bất thường như trẻ hay nôn, ói, chóng mặt, mệt mỏi
- Trẻ bị đau bụng mạn tính hoặc đau vùng hậu môn, nhiễm khuẩn đường tiếtniệu tái diễn
- Trẻ có các biểu hiện bất thường như đái dầm, rối loạn giấc ngủ, thủ dâm vô
độ, ngại giao tiếp, hành vi gây hấn, học tập sút kém: Đó là hệ quả của việc bị tấncông, khiến trẻ mắc các rối loạn stress, sang chấn tinh thần lớn khi bị xâm hại
6.2 Thông qua biểu hiện tình cảm
- Sợ hãi và như giấu giếm điều gì
- Đau khổ, khóc lóc
- Lo âu, trầm cảm,
- Không muốn người khác hỏi đến hoặc không muốn nói chuyện với ngườikhác, sợ thân mật với mọi người
- Thay đổi tính tình đột ngột, hoặc dễ nổi nóng, quá kích, hoặc lo âu, trần cảm,
tự kỷ, có ý định tự tử: Đây là hậu quả rõ rệt về mặt tâm thần, nhiều trẻ do sợ hãi, bị
đe dọa nên càng rơi vào trầm cảm nặng
7 Cách xử lý khi phát hiện trẻ bị xâm hại tình dục
7.1 Việc cần làm ngay
Trang 14- Đưa trẻ đi khám sức khoẻ để xác định mức độ ảnh hưởng đến sức khoẻ vàtâm thần Lấy giấy chứng thương của cơ sở y tế nơi trẻ khám để cơ quan pháp luật
có căn cứ buộc tội kẻ xâm hại
- Báo cho gia đình, cơ quan công an nơi gần nhất để kịp thời truy bắt tội phạmhoặc các cơ quan liên quan như cán bộ làm công tác Lao động- Thương binh và Xãhội, Hội LHPN, Đoàn thanh niên các cấp (xã, huyện, tỉnh), Văn phòng Công tác Xãhội cấp trường/xã/huyện hoặc Trung tâm Công tác Xã hội tỉnh Quảng Ninh
- Tiếp xúc trấn an tâm lý, tìm hiểu sự việc, tư vấn, giúp đỡ trẻ Khi làm việc đểtrợ giúp các em về tâm lý cần bình tĩnh, không thể hiện sự lo lắng để tạo không khíthoải mái, tự nhiên cho các em yên tâm Nên dùng các câu nói để các em thấy được:+ Các em đã đúng khi nói chuyện xảy ra
+ Những gì xảy ra rất xấu nhưng bản thân em không có lỗi
+ Cần phải nói chuyện này với người tin cậy nếu trẻ đồng ý
+ Kẻ gây ra tội sẽ bị trừng trị để không tiếp tục phạm tội nữa
- Giúp đỡ trẻ bằng các hình thức hỗ trợ tiền khám bệnh, bồi dưỡng sức khoẻ,dạy chữ, hướng nghiệp, dạy nghề tạo công ăn việc làm cho các em
7.2 Xử lý nghiêm minh kẻ phạm tội
- Kẻ phạm tội phải bị pháp luật xử lý nghiêm khắc nhằm giáo dục, răn đe đốivới những đối tượng có biểu hiện hành vi xâm hại trẻ em, mặt khác tránh nguy cơđối tượng tiếp tục tái phạm với trẻ hoặc với những người khác Muốn cơ quan phápluật làm được điều này thì bản thân trẻ em bị xâm hại và gia đình cần cộng tác tíchcực cung cấp mọi thông tin, tình tiết vụ việc cho cơ quan Công an,Toà án, Việnkiểm sát
- Chính quyền địa phương xã, phường và các cơ quan chức năng phải có biệnpháp quản lý, giáo dục chặt chẽ những người vi phạm pháp luật, người sống thiếuchuẩn mực: Hay uống rượu, xem phim sex, quan hệ bừa bãi
8 Giải pháp phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em
8.1 Đối với gia đình, nhà trường:
- Không để các em còn nhỏ tuổi, chưa biết tự bảo vệ mình ở nhà một mình, khitrẻ đi ra ngoài phải có người lớn đi kèm, khi gửi trẻ phải gửi người tin cậy, trẻ emgái nên gửi người cùng giới Không để trẻ tiếp xúc những người hàng xóm đã cónhững biểu hiện xấu, hay uống rượu, hay xem phim sex, những người có hoàn cảnhkhông được thoả mãn nhu cầu tình dục, những người có bệnh lý và những em trai từ12- 18 tuổi kể cả người quen Không để các em đi chơi, ngủ trưa không mặc quần
áo nằm ở những nơi không kín đáo, dễ gây ra tò mò và kích thích tình dục
- Dạy các em từ 4 tuổi trở lên luôn thổ lộ về mọi chuyện nhất là khi nhữngngười lớn có hiện tượng sờ mó, dâm ô với các em và biết cách đề phòng khi cóngười dụ dỗ, lừa phỉnh, đòi bế ẵm hoặc đưa các em vào nơi vắng vẻ
- Các gia đình cần phải cảnh giác với những người đề nghị cho con ra thànhphố tìm việc làm mà chưa hề biết rõ về công việc các em sẽ làm Chọn người trôngcoi, chăm sóc các em có tiền sử và đạo đức tốt, lối sống lành mạnh
Trang 15- Tìm hiểu kỹ mối quan hệ với bạn bè khác giới của trẻ và kiểm soát mối quan
hệ đó Nhắc nhở khi các em có biểu hiện yêu sớm hay thân mật thái quá với ngườikhác giới
- Nhà trường, thầy cô giáo, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên và cha mẹ cần hìnhthành cho các em kỹ năng sống cởi mở, thường xuyên chia sẻ với cha mẹ, bạn bè,người thân về công việc ở trường, ở nhà, về quan hệ bạn bè cũng như suy nghĩ củatrẻ để tạo hệ thống thông tin thường xuyên Cần giúp các em gái hiểu được nguy cơcủa việc bị lừa đảo bị bán đi nước ngoài làm mại dâm và tác hại của nó, cách đềphòng để các em có nhận thức đúng đắn và tự bảo vệ mình, thông báo cho công an,người thân trong trường hợp cần thiết
- Dạy các em quy tắc bàn tay
Quy tắc này sẽ giúp trẻ có thể tránh xa những đối tượng nguy
hiểm và bảo vệ chính bản thân mình.
- Ngón cái - gần mình nhất - tượng trưng cho những người thân ruột thịt tronggia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột Bé có thể ôm hôn những người nàyhoặc đồng ý đề các thành viên trong nhà ôm hôn, thể hiện tình yêu thương, tắm rửakhi bé còn nhỏ Nhưng khi đã lớn, bé sẽ tự tắm và thay quần áo trong phòng kín
- Ngón trỏ - tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của giađình Những người này có thể nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa Song chỉ dừng lại
ở đó Còn nếu ai chạm vào “vùng đồ bơi”, bé sẽ hét to và gọi mẹ
Trang 16- Ngón giữa - người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha
mẹ Những người này, bé chỉ nên bắt tay, cười và chào hỏi
- Ngón áp út - người quen của gia đình mà bé mới gặp lần đầu Với nhữngngười này, bé chỉ nên dừng lại ở mức vẫy tay chào
- Ngón út - ngón tay xa bé nhất - thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạhoặc người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an Với những người này, béhoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh
8.2 Đối với cơ quan quản lý:
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục rộng rãi cho người dân về pháp luật, kiếnthức, các địa chỉ, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ, đường dây nóng quốc gia bảo vệ trẻ em tớingười dân; Tổ chức hội thi, sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn trẻ em về phòng, chốngbạo lực, xâm hại trẻ em; treo băng zôn, khẩu hiệu, đăng tải tin, bài trên các phươngtiện thông tin đại chúng; phát thanh qua hệ thống loa đài ở khu dân cư, trường học;thanh lập CLB bảo vệ trẻ em; đăng tải các thông tin, tài liệu trên hệ thống mạng,trang web của đơn vị, trường học
- Xây dựng hệ thống mạng lưới bảo vệ trẻ em trong trường học, cộng đồng đểkịp thời phát hiện, ngăn chặn các biểu hiện, nguy cơ hoặc báo cáo các hành vi xâmhại với BGH nhà trường, cha mẹ và cơ quan chức năng
- Tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng phòng chống xâm hại, bạo lực cho cán
bộ hệ thống bảo vệ trẻ em, cha mẹ, giáo viên và trẻ em
- Xây dựng và phát triển nhân rộng dịch vụ tư vấn, trợ giúp trẻ em trong trườnghọc, cộng đồng: đường dây quốc gia bảo vệ trẻ em, đường dây tư vấn miễn phí,Trung tâm/Văn phòng CTXH trong cộng đồng, trường học
- Thường xuyên rà soát các vụ việc xâm hại, bạo lực trẻ em và điều tra, xử lýkịp thời, nghiêm minh
- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát, khảo sát, đánh giá việc triển khaithực hiện công tác phòng chống xâm hại, bạo lực trẻ em tại các địa phương, nhàtrường; thiết lập hệ thống tiếp nhận và xử lý nhanh thông tin về XHTD, bạo lực trẻ
em và theo dõi tình hình giải quyết vụ việc; tham gia tích cực vào quá trình xácminh, điều tra, xử lý vụ việc XHTD trẻ em
9 Những quy định của Bộ luật hình sự xử lý hành vi xâm hại tình dục trẻ em
Điều 19 Không tố giác tội phạm
1 Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc
đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không
tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này
Điều 141 Tội hiếp dâm
1 Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng khôngthể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành viquan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07năm
Trang 172 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 nămđến 15 năm:
i) Tái phạm nguy hiểm
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 nămđến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần vàhành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.”
Điều 142 Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1 Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 nămđến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệđược của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tìnhdục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13tuổi
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 nămđến 20 năm:
Trang 18g) Tái phạm nguy hiểm.
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tùchung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Đối với người dưới 10 tuổi;
d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần vàhành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
e) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.”
4 Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặclàm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Điều 143 Tội cưỡng dâm
1 Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ởtrong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiệnhành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 nămđến 10 năm:
a) Nhiều người cưỡng dâm một người;
g) Tái phạm nguy hiểm
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 nămđến 18 năm:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần vàhành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
Trang 19Điều 144 Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
1 Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổiđang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễncưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bịphạt tù từ 05 năm đến 10 năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 nămđến 15 năm:
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Tái phạm nguy hiểm
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 nămđến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Nhiều người cưỡng dâm một người;
b) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần vàhành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 nămđến 10 năm:
Trang 20e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữabệnh.
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 nămđến 15 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổnthương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội
4 Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặclàm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Điều 146 Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
1 Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổikhông nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tìnhdục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 nămđến 07 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữabệnh;
đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
e) Tái phạm nguy hiểm
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 nămđến 12 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát
4 Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặclàm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Điều 147 Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
1 Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổitrình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọihình thức, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 nămđến 07 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
Trang 21b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữabệnh;
đ) Có mục đích thương mại;
e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
g) Tái phạm nguy hiểm
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 nămđến 12 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát
4 Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặclàm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Điều 183 Tội tổ chức tảo hôn
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kếthôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạttiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến
02 năm
Điều 184 Tội loạn luân
Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ,
là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha,thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Điều 326 Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằmphổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dungkhiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc trường hợpsau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạokhông giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Phổ biến chongười dưới 18 tuổi
Điều 327 Tội chứa mại dâm
1 Người nào chứa mại dâm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
3 Phạm tội thuộc trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: Đốivới người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
Điều 328 Tội môi giới mại dâm
1 Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc muadâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
Trang 223 Phạm tội thuộc trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: Đốivới người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Điều 329 Tội mua dâm người dưới 18 tuổi
1 Người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi trừ trường hợpquy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến
05 năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 nămđến 07 năm:
a) Mua dâm 02 lần trở lên;
b) Mua dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31%đến 60%
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 nămđến 15 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trởlên
4 Người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
Điều 370 Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Phạm tội đối với người dưới 18 tuổi thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm
10 Các văn chỉ đạo về phòng chống xâm hại, bạo lực trẻ em
(2) Văn bản của HĐND, UBND tỉnh:
- Quyết định số 2010/QĐ-UBND ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh về Phêduyệt Chương trình bảo vệ trẻ em và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em tỉnhQuảng Ninh giai đoạn 2016-2020;
- Công văn số 2004/UBND-VX2 ngày 28/3/2017 v/v tăng cường công tác bảo
vệ trẻ em, thực hiện các giải pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em;
- Công văn số 3598/UBND-VX2 v/v thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg, Côngvăn số 9284/UBND- VX2 ngày 12/12/2017 về việc tiếp tục tăng cường công tácquản lý nhà nước và thực hiện các giải pháp bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, xử lý đốivới các hành vi xâm hại trẻ em;
- Công văn số 9284/UBND-VX2 ngày 12/12/2017 về việc tiếp tục tăng cườngcông tác quản lý nhà nước và thực hiện các giải pháp bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, xử
lý đối với các hành vi xâm hại trẻ em
Trang 23- Công văn số 2247/UBND-GD ngày 11/4/2018 về việc tăng cường công tácđảm bảo an ninh, an toàn trường học;
- Nghị quyết số 91/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 về việc sửa đổi, bổ sung,bãi bỏ một số nội dung của Nghị quyết số 222/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015của HĐND tỉnh, trong đó hỗ trợ hằng tháng cho trẻ em bị xâm hại tình dục phải sinhcon và đang nuôi con; trẻ em dưới 72 tháng tuổi sinh ra từ trẻ em bị xâm hại tìnhdục (mức dưới 48 tháng tuổi là 70% mức lương cơ sở/trẻ/tháng; từ đủ 48 tháng đến
16 tuổi là 50% mức lương cơ sở/trẻ/tháng)
(3) Văn bản của các sở, ngành, địa phương:
- Thông báo số 256/TB- BĐH ngày 01/8/2017 về Kết luận của Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh về những vấn đề cần tăng cường trong công tác bảo vệ trẻ em;
- Công văn số 738/ LĐTBXH-BVCSTE ngày 05/4/2018 về thực hiện nghiêmcác văn bản chỉ đạo của TW, của tỉnh về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em;
- Công văn số 847/LĐTBXH-BVCSTE ngày 16/4/2018 về tăng cường thammưu, phối hợp trong công tác bảo vệ trẻ em, đảm bảo an ninh, an toàn trường học
* Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Kế hoạch số 1240/KH-SGDĐT ngày 9/6/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo vềtăng cường các giải pháp phòng chống tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước cho trẻ
- Công văn số 126/SGDĐT-CTTT ngày 16/01/2018 của Sở GDĐT về việc tiếptục tăng cường các giải pháp bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em
Trang 24- Công văn số 801/SGDĐT – CTTT ngày 12/4/2018 của Sở GDĐT về việctăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn trường học.
- Công văn số 924/SGDĐT – CTTT ngày 20/4/2018 của Sở GDĐT về việctăng cường phòng, chống đuối nước cho học sinh
- Công văn số 913/SGDĐT – CTTT ngày 24/4/2018 của Sở GDĐT về việctăng cường phòng, chống duối nước cho học sinh, trẻ em trong dịp hè 2018
* Công an tỉnh:
- Công văn số 1519/CV- CAT- PC45 ngày 26/6/2017 chỉ đạo Công an các đơn
vị, địa phương triển khai thực hiện Nghị định số 56/2017/NĐ- CP quy định chi tiếtthực hiện một số Điều của Luật Trẻ em năm 2017 và Chỉ thị số 18/CT- TTg ngày16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cương các biện pháp phòng chống bạolực, xâm hại trẻ em
* Viện kiểm sát nhân dân tỉnh: Chỉ đạo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân 14huyện, thị xã, thành phố và phòng thực hành quyền công tố kiểm sát điều tra- kiểmsát xét xử án trật tự xã hội nghiêm túc quán triệt triển khai thực hiện rà soát những
hồ sơ, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em tiến hành xác minh giải quyết nhanh, kịp thờitruy tố, xét xử nghiêm minh theo quy định của pháp luật
* Tòa án nhân dân tỉnh: Quán triệt chỉ đạo hệ thống Tòa án nhân dân hai cấp
thuộc tỉnh khẩn trương tiếp nhận hồ sơ, thụ lý, phân công Thẩm phán nghiên cứu vàgiải quyết kịp thời, dứt điểm, xử lý nghiêm các vụ án về các tội phạm bạo lực, xâmhại trẻ em
* Ủy ban nhân dân 14/14 huyện, thị xã, thành phố: ban hành kế hoạch thực
hiện Chỉ thị số 18/CT- TTg, công văn chỉ đạo triển khai Luật trẻ em, Nghị định số56/2017/NĐ-CP; tiến hành rà soát đánh giá việc triển khai các văn bản chỉ đạo củatrung ương, của tỉnh về phòng chống xâm hại trẻ em để tăng cường xử lý các vụviệc xâm hại trẻ em và công tác phòng chống xâm hại tình dục trẻ em; can thiệp,trợ giúp các trường hợp trẻ em bị XHTD
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TRẺ EM
1 Khái niệm bạo lực trẻ em
1.1 Khái niệm chung:
* Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thânthể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành
vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em
* Hành vi bạo lực đối với trẻ em bao gồm:
- Lăng nhục, chửi mắng, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, cô lập, xua đuổi hoặcgây áp lực thường xuyên về tâm lý, gây tổn thương về tinh thần, ảnh hưởng đến sựphát triển của trẻ em;
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe,tính mạng của trẻ em;
Trang 25- Đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặchạn chế vệ sinh cá nhân; bắt làm những việc trái với đạo đức xã hội; cấm đoán trẻ
em thực hiện quyền tối thiểu của trẻ em
- Cưỡng ép trẻ em lao động quá sức, quá thời gian quy định, làm công việcnặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại và những công việc trong các
cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm
1.2 Bạo lực học đường: (Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 về
môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực họcđường)
- Học đường gồm: cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sởgiáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường chuyên biệt, cơ sở giáodục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam(sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục), lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học,lớp dạy kỹ năng, lớp dạy năng khiếu, lớp dạy văn hóa, lớp dành cho trẻ em vì hoàncảnh khó khăn hoặc có hoàn cảnh đặc biệt không được đi học ở nhà trường (sau đâygọi chung là lớp độc lập) có người học dưới 18 tuổi;
- Bạo lực học đường: là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thânthể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành
vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáodục hoặc lớp độc lập
2 Các hình thức bạo lực thường xảy ra
2.1 Bạo lực trong gia đình: Gồm các hành vi cố ý của thành viên gia đình gây
tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần đối với trẻ em (khoản Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình)
2 Dùng vũ lực hành hung, đánh đập gây thiệt hại tới tính mạng hoặc sức khỏecho trẻ
- Hành hạ, ngược đãi trẻ:
+ Thường xuyên gây tổn hại về sức khỏe, gây tổn thương về tinh thần;
+ Đối xử tồi tệ như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không chohoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm;+ Ép buộc thực hiện hành vi trái pháp luật;
+ Bỏ mặc không chăm sóc
+ Thường xuyên dọa nạt bằng các hình ảnh, con vật, đồ vật mà trẻ sợ;
+ Nuôi các con vật, trồng các loại cây gây hại cho sức khỏe của trẻ tại nơi ởcủa trẻ;
+ Ép buộc trẻ phải xem, nghe, đọc những văn hóa phẩm đồi trụy, kinh dị;
+ Ép buộc trẻ em bán dâm;
- Cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm:
+ Lăng mạ, chửi bới, chì chiết;
Trang 26+ Tiết lộ hoặc phát tan tư liệu thuộc bí mật nhằm xúc phạm danh dự, nhânphẩm;
+ Cưỡng ép lột bỏ quần áo trước mặt nhiều người hoặc nơi công cộng;
+ Phổ biến, phát tán bài viết, hình ảnh, âm thanh về vụ bạo lực đối với trẻnhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với trẻ:
+ Cấm ra khỏi nhà, ngăn cản gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc các mối quan hệ
+ Không cho tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc có hành
vi gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với trẻ
- Bạo lực liên quan tới tình dục, bao gồm:
+ Ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu;giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
+ Cản trở người không trực tiếp nuôi con thăm nom con sau khi ly hôn, trừtrường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của Tòa án;
- Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con; Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa
vụ cấp dưỡng giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theoquy định của pháp luật; Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa
vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật
- Cưỡng ép tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằngthủ đoạn khác;
- Bạo lực về kinh tế, bao gồm:
+ Ép buộc lao động quá sức hoặc làm công việc năng nhọc, nguy hiểm, tiếpxúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật
về lao động;
+ Ép buộc đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống;
- Buộc trẻ em cùng thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ trái phápluật;
2.2 Trong cộng đồng
Trang 27- Đánh đập, trấn áp để lấy tài sản hoặc bắt trẻ em làm những việc mà trẻ khôngmuốn, những việc trái pháp luật; đe dọa trực tiếp hoặc qua mạng;
2.3 Bạo lực học đường:
- Xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau như: chửi mắng, dùng lời lẽ thô tục đểlàm nhục, dùng đòn roi để trấn áp các em Nạn nhân bị bạo lực cũng có thể do giáoviên hoặc do chính các bạn cùng trường hành xử kiểu hội đồng
- Một phương tiện nữa mang tính chất bạo lực tinh thần, đó là học sinh sử dụngđiện thoại di động để ghi hình vụ hành hung, sau đó tung lên mạng Internet để làmnhục nạn nhân, khoe “thành tích” của mình… Nhưng thái độ của những ngườichứng kiến là bàng quan, không can ngăn, cứu giúp nạn nhân mà còn reo hò, cổ vũ.Thái độ này nếu không được quan tâm, chấn chỉnh kịp thời sẽ dần hình thành trongcác em thói quen thờ ơ trước cái xấu, thậm chí đồng lõa với cái xấu đang diễn raxung quanh mình
- Hành vi thường xuyên trêu chọc, kỳ thị, lời lẽ miệt thị của bạn bè với trẻ cũng
là hành vi gây bạo lực tinh thần đối với trẻ khiến cho trẻ tự ti, khó hòa nhập, sợ đếnlớp
- Kỷ luật bằng bạo lực, sử dụng hình phạt về tâm lý, đe dọa đuổi học đối vớihọc sinh không phù hợp với lỗi của trẻ gây ra
3 Hậu quả của việc dùng bạo lực đối với trẻ em
- Làm trẻ đau đớn về thể xác, tổn thương về tinh thần, khủng hoảng tâm lý, tự
ti, mất niềm tin, hay nghi ngờ về mọi thứ Việc phải chứng kiến hoặc chịu đựng bạolực hưởng tới sức khỏe, hạnh phúc và tương lai của trẻ em
- Nhiều nghiên cứu cho thấy: Tuổi thơ bị ngược đãi và đời sống gia đình lụcđục có mối tương quan mạnh mẽ với những hành vi không lành mạnh ở tuổi trưởngthành như: hút thuốc lá, ăn uống không lành mạnh, lạm dụng rượu và ma túy, trầmcảm, tự tử và tình dục bừa bãi Những người bị ngược đãi khi còn nhỏ, lớn lênthường gây bạo lực cho người khác, về sức khỏe thường mắc các bệnh mãn tínhnhiều hơn như: bệnh tim, ung thư, bệnh phổi, bệnh gan, đột quỵ, tiểu đường, béophì, huyết áp cao, cholesterol cao
- Khi xảy ra bạo lực, vết thương trên cơ thể có thể biến mất, nhưng vết sẹo tinhthần thì không thể Bạo lực ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ
em, làm tổn hại khả năng học tập và hòa nhập xã hội và làm suy yếu sự phát triểncủa trẻ để trở thành những người có ích và những bậc cha mẹ gương mẫu trongtương lai
Trang 28(2) Phát động các chiến dịch truyền thông đại chúng, vận động xã hội phòngchống bạo lực trẻ em, nhằm thay đổi những thái độ và chuẩn mực xã hội với vấn đềnày, làm cho mọi người nhận thức được rằng dùng hành vi bạo lực trẻ em dù dướibất kỳ hình thức nào đều không thể chấp nhận được Bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực làtrách nhiệm của mọi người.
(3) Các cấp chính quyền, nhà trường và tổ chức xã hội cần nắm được tình hìnhbạo lực trẻ em tại địa phương, qua những dữ liệu như: Bạo lực diễn ra với trẻ emnhư thế nào, khi nào và tại sao, để từ đó tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em và chiếnlược xử lý Khi phát hiện các hành vi bạo lực trẻ em thì không nên làm ngơ, khôngche giấu, mà cần có hành động phù hợp để ngăn chặn hành vi bạo lực đối với trẻ vàbáo cáo kịp thời với các cơ quan chức năng để tìm cách giải quyết, xử lý
(4) Hỗ trợ và thúc đẩy và cung cấp dịch vụ cho trẻ em và gia đình của các em
để xác định, giúp đỡ và chăm sóc những nạn nhân bị bạo lực, giúp các em đối phóvới hoàn cảnh, làm giảm những tác hại và tổn thương cho trẻ
(5) Tăng cường các chính sách và luật pháp bảo vệ trẻ em, xử lý nghiêm hành
vi bạo lực gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ em
(6) Bạo lực trẻ em hoàn toàn có thể phòng ngừa, mọi người cùng chung tayngăn chặn những hành vi bạo lực đối với trẻ em nhằm bảo vệ trẻ em, giúp các em cómôi trường sống an toàn, lành mạnh để phát triển và có cuộc sống tốt đẹp hơn
4.2 Biện pháp phòng, chống bạo lực học đường:
(1) Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường:
a) Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý,giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mốinguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo,
tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành
vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;
b) Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học;phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho ngườihọc, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học;giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;
c) Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhậnthông tin, tố giác về bạo lực học đường;
d) Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lựchọc đường;
đ) Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với ngườihọc
(2) Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường:
a) Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực họcđường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường;
b) Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện phápngăn chặn, hỗ trợ cụ thể;
c) Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây rabạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực
Trang 29(3) Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường:
a) Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định về tìnhtrạng hiện thời của người học;
b) Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với ngườihọc bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực;
c) Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lý; trường hợp vụviệc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơquan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan đểphối hợp xử lý theo quy định của pháp luật
4.3 Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ
sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021 (Ban hành kèm theo Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 12
năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
(1) Mục tiêu cụ thể
a) 100% các cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhậnthức, trách nhiệm về phòng, chống bạo lực học đường cho cán bộ, nhà giáo vàngười học
b) 100% các cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động giáo dục, trang bị kiến thức,
kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường; rèn luyện kỹ năng sống cho người học.c) 100 % các cơ sở giáo dục công khai kế hoạch và các kênh tiếp nhận thôngtin về bạo lực học đường; Thực hiện các biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời khi cóngười học bị bạo lực học đường
d) 100% các cơ sở giáo dục xây dựng và triển khai thực hiện bộ Quy tắc ứng
xử văn hóa trong trường học
đ) 100% cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương và cơ sở giáo dục có quychế phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương về phòng ngừa, ngăn chặn,
xử lý các vụ việc bạo lực học đường
b) Tuyên truyền các gương điển hình trong công tác phòng, chống bạo lực họcđường trên các trang web, cổng thông tin điện tử, các phương tiện thông tin đạichúng và các hình thức khác cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viêntrong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng
2 Tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống bạo lực học đường vào các hoạtđộng giáo dục, nội dung chương trình, sách giáo khoa
a) Tăng cường lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kỹnăng sống, ý thức chấp hành pháp luật của học sinh trong nội dung, chương trìnhmôn học, hoạt động giáo dục của chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thôngmới
Trang 30b) Lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục antoàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào kế hoạch giáo dụccủa cơ sở giáo dục.
c) Giáo dục, trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng về phòng, chống bạo lực họcđường và phòng, chống bạo hành trẻ em cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo,nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học
3 Xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở giáo dụca) Xây dựng và thực hiện có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sởgiáo dục Hằng năm, cơ sở giáo dục có bản cam kết với cơ quan quản lý cấp trên vềviệc đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và không có bạolực
b) Tổ chức triển khai hoạt động tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục phổthông
c) Tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm, tập thể có tính cộng đồng - xãhội, nhằm tạo cơ hội cho người học được tham gia các hoạt động trải nghiệm thực
tế, góp phần định hướng thẩm mỹ lành mạnh, giáo dục kỹ năng sống, hình thành vàphát triển nhân cách
d) Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với ngườihọc
đ) Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, giao lưu, hội nghị, hội thảo và các hình thứcphù hợp khác để người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên được bày tỏ cáckiến nghị, sáng kiến, nguyện vọng đối với các cơ sở giáo dục, cơ quan, tổ chức, cánhân
e) Thường xuyên cung cấp các thông tin về hoạt động của cơ sở giáo dục đếngia đình người học để cùng phối hợp giáo dục người học; Tổ chức ký cam kết phốihợp giữa cơ sở giáo dục với gia đình người học và các tổ chức khác trong việc xâydựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lựchọc đường
4 Nâng cao năng lực, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý,nhà giáo, nhân viên các cơ sở giáo dục
a) Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự phối hợp của các tổ chức đoànthể trong việc quản lý, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý,nhà giáo, nhân viên trong cơ sở giáo dục
b) Tổ chức đánh giá, rà soát, bố trí đội ngũ cán bộ, nhà giáo, nhân viên phù hợpvới chuyên môn, năng lực cá nhân, đảm bảo trong cơ sở giáo dục không có cán bộquản lý, nhà giáo và nhân viên vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm quy chế chuyênmôn nghiệp vụ Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với nhà giáo có hành
vi bạo lực
c) Cơ sở giáo dục thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề về nâng cao đạođức nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo và việc áp dụng hiệu quả các phương pháp giáodục tích cực trong nhà trường
d) Đổi mới chương trình và giáo trình đào tạo giáo viên trong các trường, khoa
sư phạm theo hướng tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nhà giáocho sinh viên trước khi tốt nghiệp
đ) Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống bạo lực học đường chongười học và đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong cơ sở giáo dục
5 Rà soát, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Trang 31a) Rà soát, sửa đổi bổ sung các quy chế, điều lệ nhà trường, trong đó quy định
cụ thể việc khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh Hoàn thiện hệ thống văn bản liênquan đến quy chế, quy định cấp phép hoạt động cho cơ sở giáo dục mầm non, cơ sởgiáo dục phổ thông; đảm bảo các yêu cầu về xây dựng môi trường giáo dục an toàn,lành mạnh, phòng, chống bạo lực học đường
b) Rà soát, sửa đổi bổ sung hoàn thiện các chuẩn nghề nghiệp đối với cán bộquản lý, nhà giáo, nhân viên và những đối tượng làm việc trực tiếp với người học
6 Kiểm tra, giám sát và xử lý về bạo lực học đường
a) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quyphạm pháp luật trong các cơ sở giáo dục; phát hiện, xử lý những vi phạm liên quanđến bạo lực học đường tại các cơ sở giáo dục
b) Thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường của cơ sở giáo dục: hộpthư góp ý, đường đây nóng, hệ thống camera giám sát và các hình thức khác Theodõi, thống kê và phân tích các nhóm đối tượng có nguy cơ bạo lực học đường Thiếtlập kênh thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục và gia đình người học để tăng cườngphối hợp quản lý, xử lý các tình huống liên quan tới bạo lực học đường
c) Xây dựng và áp dụng các công cụ phòng ngừa, giải quyết các nguy cơ xảy rabạo lực học đường
d) Xây dựng cơ chế phối hợp và quy trình xử lý đối với các tình huống bạo lựchọc đường
đ) Xây dựng hệ thống thu thập, phân tích thông tin điện tử về bạo lực họcđường của ngành Giáo dục
(3) Kinh phí thực hiện Chương trình hành động:
- Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm;
- Nguồn chi thường xuyên của cơ sở giáo dục;
- Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Các nguồn hợp pháp khác
(4) Tổ chức thực hiện:
1 Các sở giáo dục và đào tạo
a) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phốtrực thuộc Trung ương ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo các cơ quan, ban, ngànhcủa địa phương phối hợp với ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động.Phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức xã hội của địa phương xây dựng quychế phối hợp về phòng, chống bạo lực học đường
Xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình hành động trong các cơ sở giáodục tại địa phương
b) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý thực hiện các nhiệm vụđược giao Nắm thông tin về bạo lực học đường của ngành Giáo dục tại địa phương
để xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời Chỉ đạotriển khai việc cung cấp số liệu lên hệ thống thông tin điện tử về phòng, chống bạolực học đường của ngành Giáo dục
c) Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo việc thực hiện Chương trìnhhành động về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác họcsinh, sinh viên) để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng
2 Các phòng giáo dục và đào tạo
Trang 32a) Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức xã hội của địa phươngxây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạolực học đường.
b) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý thực hiện các nhiệm vụđược giao Nắm thông tin về bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục thuộcphạm vi quản lý để xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lýkịp thời Chỉ đạo triển khai việc cung cấp số liệu lên hệ thống thông tin điện tử vềphòng, chống bạo lực học đường của ngành Giáo dục
c) Định kỳ báo cáo cơ quan quản lý cấp trên kết quả thực hiện Chương trìnhhành động
3 Các cơ sở giáo dục
a) Lãnh đạo các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trênkhi để xảy ra các vụ bạo lực học đường Xử lý kịp thời theo thẩm quyền hoặc kiếnnghị cấp có thẩm quyền xử lý các vụ bạo lực học đường đảm bảo công khai, nghiêmtúc theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm Chủ động nắmbắt thông tin và giải quyết kịp thời các phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến viphạm đạo đức nhà giáo theo thẩm quyền
b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạchthực hiện Chương trình hành động tại cơ sở giáo dục Tổ chức ký cam kết, phối hợphằng năm giữa gia đình người học với cơ sở giáo dục và các tổ chức đoàn thể vềviệc quản lý, giáo dục người học không để xảy ra bạo lực học đường
c) Xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học; các môhình phòng chống bạo lực học đường; triển khai bộ công cụ hỗ trợ phòng ngừa cácnguy cơ về bạo lực học đường và kịch bản ứng phó với các tình huống bạo lực.d) Tổ chức các diễn đàn, hoạt động giáo dục tăng quyền tham gia của học sinhtrong các hoạt động giáo dục
đ) Khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao độngtrong cơ sở giáo dục áp dụng các phương pháp giáo dục tích cực Tăng cường giáodục các kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp ứng xử tích cực cho học sinh
e) Cung cấp số liệu lên hệ thống thông tin điện tử phòng, chống bạo lực họcđường của ngành Giáo dục
g) Định kỳ báo cáo cơ quan quản lý cấp trên kết quả thực hiện Chương trìnhhành động
Trong quá trình triển khai nếu có khó khăn vướng mắc xin liên hệ với Bộ Giáodục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, số 35Đại cồ Việt, Hà Nội, email: patuan@moet.gov.vn điện thoại: 0912.140.358) để chỉđạo kịp thời
5 Những quy định của Bộ luật hình sự xử lý hành vi bạo lực trẻ em
Điều 123 Tội giết người
Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù
từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: Giết người dưới 16 tuổi; Giếtphụ nữ mà biết là có thai; Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, côgiáo của mình
Điều 124 Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
Trang 331 Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàncảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt
tù từ 06 tháng đến 03 năm
2 Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàncảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đếnhậu quả đứa trẻ chết thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù
từ 03 tháng đến 02 năm
Điều 133 Tội đe dọa giết người
Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợrằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trongtrường hợp: Đối với người dưới 16 tuổi;
Điều 134 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
* Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngườikhác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% các trường hợp sauđây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03năm:
- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đauhoặc người khác không có khả năng tự vệ;
- Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng,chữa bệnh cho mình;
* Tùy theo mức độ vi phạm mà bị phạt tù từ 2 n12m đến 20 năm hoặc chungthân
Điều 140 Tội hành hạ người khác
1 Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình thuộc một trongcác trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đauhoặc người khác không có khả năng tự vệ;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên;
Điều 153 Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi
1 Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữhoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến
07 năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 nămđến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;
c) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
d) Đối với từ 02 người đến 05 người;
Trang 34b) Đối với 06 người trở lên;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần vàhành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
d) Làm nạn nhân chết;
đ) Tái phạm nguy hiểm
4 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01năm đến 05 năm.”
Điều 169 Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
1 Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bịphạt tù từ 02 năm đến 07 năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 nămđến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;g) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần vàhành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 nămđến 18 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;b) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần vàhành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 nămđến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Làm chết người;
Trang 35c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần vàhành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
5 Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
6 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặctoàn bộ tài sản
Điều 185 Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
1 Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà,cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trongnhững trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 nămđến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắcbệnh hiểm nghèo
Điều 186 Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việccấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của phápluật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡnglâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạmhành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếukhông thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo,phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Điều 296 Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi
Người nào sử dụng người lao động dưới 16 tuổi làm công việc nặng nhọc,nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thì
bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữđến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm theo các trường hợp cụ thể quyđịnh tại điều này
Điều 297 Tội cưỡng bức lao động
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộcngười khác phải lao động thuộc một trong trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02năm đến 07 năm: Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người giàyếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
Điều 301 Tội bắt cóc con tin
1 Người nào bắt giữ, giam người khác làm con tin và đe dọa giết, làm bịthương hoặc tiếp tục giam, giữ người đó nhằm cưỡng ép tổ chức, cá nhân làm hoặc
Trang 36không làm một việc như một điều kiện để thả con tin, nếu không thuộc trường hợpquy định tại Điều 113 và Điều 299 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05năm.
2 Phạm tội trong trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: Đốivới người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai
Điều 325 Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp
1 Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì
c) Chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 nămđến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Đối với người dưới 13 tuổi;
d) Chứa chấp, rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp,dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm rấtnghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm
3 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000đồng.”
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG
1- Khái niệm chung: Tai nạn giao thông (TNGT) là những sự cố bất ngờ xảy
ra trong quá trình tham gia giao thông, gây ra bởi các phương tiện và người tham giagiao thông (bao gồm người điều khiển phương tiện và người tham gia các phươngtiện đó)
2- Nguyên nhân và nguy cơ TNGT ở trẻ em:
Có nhiều yếu tố gây ra TNGT:
- Yếu tố khách quan: Cơ sở hạ tầng, đường xá chật hẹp, ổ gà
Trang 37a- Các tình huống xảy ra TNGT do người tham gia giao thông:
- Các tình huống do người tham gia giao thông là người lớn:
+ Phóng nhanh, vượt ẩu, đua xe và đâm vào trẻ (đi bộ, đi xe)
+ Uống rượu, bia và say rượu, bia khi tham gia giao thông
+ Vượt đèn đỏ, khi rẽ không quan sát và không có tín hiệu/hành động xinđường
- Các tình huống do người tham gia giao thông là trẻ em:
+ Bất ngờ chạy qua đường khiến các phương tiện giao thông không kịp tránh:Đuổi nhau, chơi bóng, cầu lông trên vỉa hè hoặc trên đường
+ Chơi, nghịch trên các khu vực có lưu thông giao thông: Trốn tìm trên cácđoạn đường đang phơi rơm rạ, đọc sách hoặc nằm ngủ trên đường sắt
+ Đi xe đạp lạng lách, phóng nhanh, rẽ bất ngờ không báo trước, vượt đèn đỏ + Đi bộ, đi xe đạp dàn hàng ngang hai-ba-bốn chiếm phần đường
+ Đèo hai-ba-bốn không điều khiển được tay lái
+ Bám nhảy lên hoặc xuống xe, nhảy tàu
+ Bám đu trên các phương tiện xe thô sơ: Đặc biệt hay xảy ra với xe côngnông
+Nghịch ngợm trèo lên nóc xe, nóc tàu chạy bị gầm cầu, cành cây, dây điện gạtngã xuống đất
+ Ngồi trên các phương tiện giao thông cùng người lớn không đội mũ bảo hiểmhoặc cho chân vào bánh xe
b- Tình huống tai nạn do phương tiện giao thông và môi trường không an toàn:
- Xe hỏng phanh nên người điều khiển không làm chủ được tốc độ
- Chất lượng xe kém gây tai nạn như xe bị cháy bánh, nổ lốp, xe mất lái
- Thiếu biển báo, đèn hiệu, đèn chiếu sáng
- Không phân tách các đối tượng tham gia giao thông
- Thiếu các phương tiện an toàn trên đường, dải phân cách không rõ ràng
c- Trẻ em trực tiếp gây tai nạn giao thông:
- Ném đất đá lên tàu xe đang chạy gây tai nạn cho người ngồi trên phương tiệngiao thông
- Tháo gỡ linh kiện đường sắt làm tàu trật bánh hay bị đổ gây tai nạn cho nhiềungười
- Đào hố, rải đinh sắt trên đường
3- Cách phòng tránh TNGT:
a- Phòng tránh cấp I: (phòng tránh trước khi xảy ra tai nạn)
- Tuyên truyền phổ biến luật giao thông cho toàn xã hội
Trang 38- Bằng các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền để các em thấy rõ cáctình huống dẫn tới TNGT, những nguy cơ và hiểm hoạ của TNGT đối với tínhmạng, sức khoẻ Giúp các em có những hiểu biết, tuân thủ các quy tắc, luật lệ về antoàn giao thông.
- Tạo dư luận xã hội nhằm lên án những hành vi không an toàn
- Tổ chức các hoạt động do các em tham gia làm chủ như: Thành lập nhómtuyên truyền của trẻ em, học sinh ở các trường học, thôn xóm, khu dân cư để cungcấp các kiến thức phòng tránh TNGT
- Tổ chức cho các em cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông
* Hướng dẫn trẻ cách đi lại an toàn
*- Đi bộ:
- Chỉ qua đường ở những nơi có đường qua đường dành cho người đi bộ (điqua khi có đèn xanh), cầu vượt
- Khi qua đường phải có người lớn đi kèm (đặc biệt với trẻ em dưới 7 tuổi)
- Nếu phải qua đường ở những nơi không có đường dành riêng cho người đibộ: Dừng tại lề đường, nghe và quan sát bên trái, bên phải, đi qua khi đường vắng,vừa đi vừa nhìn đường đến khi sang được đầu bên kia an toàn
- Nếu có ô tô đậu ở nơi bạn đang đi qua thì phải quan sát kỹ trước sau và nêngiơ tay để tăng thêm sự chú ý
- Không đi bộ sát cạnh xe buýt, xe ô tô
- Luôn đi đúng phần đường dành cho người đi bộ
- Đi bộ ở vỉa hè bên phải Nếu không có vỉa hè thì đi vào phần đường bên phải,càng cách xa các phương tiện giao thông càng tốt
- Không đi dàn hàng ngang trên đường
- Đi từ trong ngõ ra đường phải quan sát kỹ, đi chậm, không chạy nhanh
*- Đi xe đạp:
- Đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp và những nơi an toàn
- Không đi xe đạp vào buổi tối
- Khi đi muốn dừng, phải quan sát kỹ phải, trái, đằng sau và đi chậm lại, làmtín hiệu để người khác biết bạn định dừng
- Chấp hành đúng luật lệ giao thông:
+ Xin dừng và đi theo tín hiệu đèn
+ Giơ tay xin rẽ khi muốn rẽ
+ Đi chậm lại, quan sát rồi mới rẽ
+ Không đi dàn hàng ngang 2- 3 - 4
+ Không đèo từ 2 người trở lên
+ Nên dắt xe qua đường, không nên đi xe đạp qua đường
*- Đi ô tô và xe buýt:
Trang 39- Ngồi ghế sau, đeo dây an toàn.
- Khi mở cửa xe phải quan sát xem xung quanh có người không? Mở cửa từ từ
để người ở sau biết mình mở cửa và thường nên mở cánh cửa sát lề đường
- Không đùa nghịch, leo trèo trên xe (gồm cả xe buýt công cộng)
- Khi đi vào xe buýt theo hàng một, không chen lấn xô đẩy
- Ngồi tại chỗ
- Không thò đầu, tay ra ngoài
- Không ném đồ vật ra ngoài cửa xe
- Khi ra khỏi xe, đi lên vỉa hè để lái xe thấy mình
- Không nhặt những đồ vật gần xe ô tô, nếu cần phải nói với người lái xe trước
để đề phòng họ không nhìn thấy và đâm vào trẻ
*- Hướng dẫn người lớn cách đèo trẻ bằng xe đạp và xe máy an toàn:
- Trẻ dưới 6 tuổi phải ngồi trong ghế có dây an toàn
- Không vừa bế trẻ vừa đi xe
- Quan sát kỹ và bấm còi, đèn khi xe đi từ đường vào ngõ và ngược lại
- Không vừa đi xe máy vừa nghe, hoặc gọi điện thoại
*- Xây dựng môi trường an toàn:
- Tạo hành lang cho người đi bộ
- Tạo môi trường an toàn cho người đi bộ, đi xe đạp: Phối hợp với ngành Giaothông để xây dựng các biển báo nguy hiểm, hệ thống rào chắn đặc biệt tại những nơi
có nhiều trẻ em qua lại, các đường dành cho người đi bộ
- Quy định phân luồng giao thông hợp lý
- Có hệ thống biển báo nơi nguy hiểm cũng như tạo các hình thức để giảmthiểu tai nạn: Như đường lánh nạn, cứu nạn; đặt các dải giảm tốc trước cổng trườnghọc…
- Có quy định, quy chế về thời hạn sử dụng các phương tiện giao thông.Nghiêm cấm sử dụng các phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn
- Phối hợp với cảnh sát giao thông tăng cường cưỡng chế thi hành luật giaothông, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như đua xe, phóng nhanh, vượt đèn đỏ,uống rượu bia khi tham gia giao thông
- Quản lý và hướng dẫn trẻ vui chơi giải trí an toàn: Không đuổi nhau, đá bóngdưới hè đường, tổ chức sinh hoạt tập thể cho trẻ, xây dựng các khu vui chơi cho trẻem
b- Phòng tránh cấp II: (tại thời điểm xảy ra tai nạn nhằm giảm tác hại của tai
nạn giao thông)
- Trang bị mũ bảo hiểm khi trẻ tham gia giao thông cùng với người lớn
- Ghế an toàn cho trẻ em khi đi xe đạp, xe máy do người khác đèo
- Thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô
Trang 40c- Phòng tránh cấp III: (Giảm thiểu hậu quả sau khi tai nạn xảy ra).
- Tiến hành sơ cứu ban đầu Phối hợp với các cấp và các ngành có liên quantrong việc nhanh chóng cấp cứu và chế độ điều trị cho trẻ khi bị TNGT
4- Xử lý sơ cứu TNGT cho trẻ em: Trước một trường hợp TNGT gây hậu quả
cho trẻ em, cần hết sức bình tĩnh và làm mọi việc có thể (bằng các phương tiện tạichỗ) để cứu sống bệnh nhân và hạn chế tối đa các hậu quả có thể xảy ra
a- Các thao tác chung:
- Bình tĩnh, an ủi dỗ dành trẻ để trẻ giảm bớt sợ hãi và đau đơn
- Nhanh chóng thu thập thông tin từ trẻ và những người đang có mặt tại hiệntrường để biết được cơ chế và hoàn cảnh xảy ra tai nạn, có tác dụng định hướng tổnthương
- Thăm khám nhanh chóng trạng thái và đánh giá sơ bộ:
+ Tri giác: Trẻ tỉnh hay không tỉnh Nếu gọi, hỏi trẻ trả lời đúng nhanh có thểtạm thời yên tâm Nếu trẻ vật vã, kích thích, gọi hỏi không đáp ứng phải nghĩ ngayđến tổn thương sọ não
+ Khó thở: Có thể do đau ngực, do dị vật (đờm dãi, đất cát) hoặc do chấnthương ngực thực sự: Trẻ có các vết xây xát, tím bầm, thậm chí biến dạng lồng ngực(tràn máu, tràn khí màng phổi, gãy xương…) Trẻ ngừng thở khi không còn thấylồng ngực di động, không thấy cánh mũi phập phồng, thấy tím môi và đầu ngónchân, tay
+ Đau bụng: Xây xát thành bụng, bụng chướng, sờ vào trẻ gạt tay ra: Nghi ngờtổn thương tạng ổ bụng (vỡ tạng đặc như gan, lách, thận, vỡ tạng rỗng như ruột non,
dạ dày…)
+ Tứ chi: Mất vận động, biến dạng chi (bàn chân đổ, chân hoặc tay gập góc,sưng nề, mất các nếp lằn tự nhiên ở khuỷu, gối, háng…) chứng tỏ có gãy xươnghoặc trật khớp
+ Vỡ xương chậu: Khi bị xe đè ngang qua người Thấy khung xương chậu biếndạng, lấy hai tay ép nhẹ vào hai bên cánh chậu thấy trẻ kêu đau
+ Chấn thương cột sống: Ít gặp trong TNGT hơn trong tai nạn ngỷơ độ cao.Tuynhiên cũng phải nghĩ tới nó khi trẻ kêu đau cổ hay đau lưng
+ Chỉ vận chuyển trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất sau khi đã tiến hành các độngtác sơ cứu cần thiết ban đầu
b- Các thao tác sơ cứu tại chỗ:
*- Hô hấp:
- Để nạn nhân nơi thoáng đãng, nới bớt quần áo, mũ, khăn Nếu trẻ mê: Cầncho nằm ưỡn cổ, độn gối (áo quần quấn lại) dưới hai vai, đầu nghiêng sang một bên
- Móc hết các đờm dãi, đất cát, dị vật ở mũi, miệng
- Nếu trẻ ngừng thở cần hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay: Người cấp cứuquỳ cạnh trẻ, mở rộng miệng nạn nhân, một tay bịt mũi trẻ trong lúc hô hấp miệng -miệng Thổi ngạt được thực hiện 20- 25 lần/phút