Sinh sản là một thuộc tính sinh vật nhằm duy trì nòi giống và đảm bảo cho sự tiến hoá của sinh vật. Quá trình sinh sản là một quá trình sinh lý phức tạp chịu sựđiều khiển của thần kinh và thể dịch.
Ở các giai đoạn sống khác nhau của cơ thể, mối quan hệđiều tiết giữa thần kinh và thể dịch luôn luôn xuất hiện. Mối quan hệ này tuân theo một quy luật, hệ thống kế tiếp và thống nhất trong một cơ thể với cơ chế hoạt động nhiều chiều của thần kinh và thể dịch. Một trong những khâu nào đó của mối quan hệ nhiều chiều này bị rối loạn thì cơ thể gia súc thay đổi theo chiều có
lợi hoặc có hại với khả năng sinh sản, có thể chậm động dục ở lợn nái hậu bị hoặc ở lợn nái sinh sản hay gia súc động dục nhưng không rụng trứng. Một số tình trạng sinh sản của lợn có thể thể thay đổi theo điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý. Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái thường thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật như: Số con sơ sinh, số con cai sữa, tỷ lệ con chết trong thời gian bú sữa mẹ, thời gian động dục trở lại sau cai sữa, thời gian lợn con theo mẹ. Sinh lý của lợn nái biểu hiện ở các chỉ tiêu như: Tuổi động dục lần đầu, chu kỳđộng dục, thời gian động dục, khối lượng phối giống lần đầu, tuổi đẻ, thời gian động dục trở lại,...
∗ Tuổi động dục lần đầu
Theo Phạm Hữu Doanh và cs (1993) [2] động dục lần đầu ở lợn nội (ỉ, móng cái ) rất sớm, từ 4 - 5 tháng tuổi, khi khối lượng cơ thể mới chỉ đạt 20 - 25 kg. ở nái lai tuổi động dục lần đầu muộn hơn so với lợn thuần, ở lợn lai F1 (1/2 máu nội) động dục lần đầu lúc 6 tháng tuổi khi đó khối lượng cơ thểđạt 50 - 55kg, ở lợn ngoại động dục muộn hơn với lợn lai, khoảng từ 6 - 7 tháng tuổi khối lượng cơ thể vào khoảng 65 - 80kg.
Theo Nguyễn Văn Thiện và cs (1996) [18] tuổi động dục lần đầu có khác nhau. Lợn nội tuổi động dục lần đầu sớm hơn lợn ngoại , lợn lai:
+ Lợn Ỉ: 120 - 130 ngày
+ Lợn Móng Cái: 130 - 140 ngày + Lợn Đại Bạch:203 - 208 ngày + Lợn Landrace: từ 208 - 209 ngày
Theo Phạm Hữu Doanh và cs (1995) [3] khối lượng lợn nội động dục lần đầu mới chỉ đạt 20 - 25 kg, tầm vóc nhỏ. Trong thời điểm này cơ thể lợn chưa phát triển đầy đủ, chưa tích luỹ được chất dinh dưỡng nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Vì vậy, để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và
duy trì nái lâu bền thì không nên phối giống ngay mà bỏ qua từ 1 - 2 chu kỳ đầu rồi mới cho phối giống.
Theo Nguyễn Tiến Anh và cs (1998) [1] lợn ỉ, lợn móng cái lúc 3 tháng tuổi đã có con có biểu hiện động dục, lúc ấy thể trọng của chúng chỉ bằng 1/4 so với trưởng thành. Tuổi động dục lần đầu phụ thuộc vào mùa vụ. Lợn nái hậu bị được sinh ra vào mùa thu sẽ động dục sớm hơn lợn nái hậu bị được sinh ra vào mùa xuân.
Đối với lợn nái hậu bị có thể gây động dục sớm hơn bắng cách tiêm huyết thanh ngựa chửa liều 20 đv/kg TT (Tô Du, 1993) [4].
Hiện tượng lợn nái hậu bị không động dục có thể do nhiều nguyên nhân như: Phát hiện động dục không đúng, stress, do thời tiết nóng, động dục thầm lặng (rụng trứng nhưng không có biểu hiện động dục) (Dwane R.zimmerman và cs, 1996) [23].
∗ Tuổi phối giống đầu tiên
Tuổi phối giống đầu tiên của lợn nái hậu bị là một vấn đề quan trọng, phối giống cho lợn cái đúng thời điểm lợn thành thục về tính, có tầm vóc, sức khoẻ đạt yêu cầu sẽ nâng cấp được khả năng sinh sản của lợn cái và phẩm chất của lợn con. Nếu phối giống quá sớm, sẽ ảnh hưởng tới tầm vóc và sức khoẻ của lợn mẹ. Nhưng nếu phối giống quá muộn sẽ ảnh hưởng đến sự phát dục của lợn và những hoạt động về tính của nó.
Tuổi đẻ lứa đầu:
Sau khi phối giống, lợn chửa 114 ngày, cộng thêm số tháng tuổi lợn sẽ có tuổi đẻ lứa đầu. Lợn nái nội (Ỉ, Móng Cái) tuổi đẻ lứa đầu thường là 11 - 12 tháng tuổi, lợn nái lai và nái ngoại nên cho đẻ lứa đầu lúc 12 - 13 tháng tuổi (Phạm Hữu Doanh, 1995) [3].
Sau khi thành thục về tính dục lợn bắt đầu có có hoạt động sinh sản dưới sựđiều hoà của hormone sinh dục.