∗ Đối với bệnh viêm tử cung:
Trực tiếp kiểm tra mức độ mắc bệnh, đánh giá tình hình bệnh qua những triệu chứng lâm sàng như: Trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, màu và mùi của dịch viêm. Đo thân nhiệt vào những thời gian nhất định trong ngày.
Dùng mỏ vịt kiểm tra khi quan sát triệu chứng lâm sàng không rõ, không xác định được mức độ viêm nhiễm.
Kiểm tra đường sinh dục bằng mỏ vịt cần vệ sinh bên ngoài cơ quan sinh dục của lợn nái, vô trùng dụng cụ thú y. Đưa mỏ vịt vào âm môn, chiếu đèn pin soi. Thấy các trạng thái sau:
+ Trạng thái bình thường: Vùng âm đạo, tử cung sạch, không có váng, niêm mạc khô đều, cổ tử cung kín, có màu hồng đều.
+ Trạng thái viêm: Viêm sảy ra ở 3 thể:
- Viêm dạng nhờn: Là viêm ở thể nhẹ, bệnh sảy ra từ 12 - 72 giờ sau sinh, dịch nhờn ở tử cung chảy ra. Dịch lỏng trong có lợn con, mùi tanh. Sau vài ngày dịch tiết giảm dần, đặc và hết hẳn, lợn nái không sốt hoặc sốt nhẹ và vẫn cho con bú bình thường.
- Viêm có mủ: Lợn sốt cao 40 - 410C, lợn uống nước nhiều, kém ăn, không cho con bú, thở dốc. Có thể do dạng viêm nhờn kế phát.
- Viêm có mủ lẫn máu: Là dạng viêm nặng, phản ứng ăn sâu vào lớp tử cung tổn thương mao mạch gây chảy máu. Dịch viêm sền sệt lẫn máu, mùi tanh. Lợn sốt cao, sốt kéo dài, mạch quản tăng, thở gấp, thở hổn hển. Lợn bỏ ăn lượng sữa giảm mạnh, mất sữa, mệt mỏi, kém phản xạ với các tác động bên ngoài, đè con.
∗ Đối với bệnh viêm vú:
Quan sát bằng mắt thường về màu sắc, kích thước của bầu vú. Sờ nắn bầu vú để xác định mức độ viêm vú. Dùng nhiệt kếđo thân nhiệt.
∗ Đối với bệnh viêm khớp:
Quan sát bằng mắt thường các trang thái cơ thể của con vật như 4 chân, tư thế vận động, cách ăn uống, quan sát biểu hiện sưng cục bộ. Sờ nắn tại vị trí sưng, viêm. Đo thân nhiệt để kiểm tra mức độ sốt. Kiểm tra vị trí nuôi nhốt gia súc, các yếu tố có thể gây tổn thương da và gây viêm, cách chăm sóc nuôi dưỡng, điều kiện khí hậu, nhiệt độ...