CÁC KỸ NĂNG CTXH CHUYÊN BIỆT KHI LÀM VIỆC VỚI TRẺ EM

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM DÀNH CHO CÁN BỘ GIÁO DỤC (Trang 103 - 111)

Phần V CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC CHO TRẺ EM

VI. CÁC KỸ NĂNG CTXH CHUYÊN BIỆT KHI LÀM VIỆC VỚI TRẺ EM

1. Kỹ năng vãng gia

Vãng gia là hoạt động thăm gia đình có mục đích của cán bộ CTXH, là công cụ để giúp nhân viên CTXH thu thập thông tin, phân tích vấn đề, lên kế hoạch và trị liệu. Vãng gia là phương pháp đề cao hoạt động cùng làm, cùng nói chuyện và cùng suy ngẫm của nhân viên CTXH với trẻ và các thành viên trong gia đình.

Mục đích ý nghĩa của vãng gia Vãng gia giúp nhân viên CTXH:

- Thu thập thông tin một cách chính xác thông qua việc trực tiếp nói chuyện, quan sát với thành viên gia đình, nhân viên CTXH có cơ hội để kiểm tra lại thông tin và nhận định nào còn nghi hoặc.

- Tạo mối quan hệ tích cực với các thành viên gia đình: Giúp gia đình cảm nhận nhân viên CTXH như một thành viên gia đình, nên mối quan hệ sẽ nhanh chóng được thiết lập.

- Thúc đẩy sự tham gia của các thành viên: Giúp thành viên gia đình nhận thấy được tâm ý, mục đích trợ giúp của nhân viên CTXH với gia đình.

- Tạo ra sự thay đổi về nhận thức và năng lực của thành viên gia đình một cách

nhanh chóng, hiệu quả và bền vững: Trong quá trình vãng gia, nhân viên CTXH luôn truyền tải đến thành viên gia đình các hành vi ứng xử mẫu mực của chính bản thân, kịp thời trang bị kiến thức, nâng cao năng lực cho các thành viên khi nhận thấy họ đang thiếu hụt. Cách thức trợ giúp tự nhiên này khiến cho họ không căng thẳng, thấy nhẹ nhàng và dễ tiếp thu.

Các yêu cầu với nhân viên CTXH

- Hiểu rõ mục đích của chuyến thăm gia đình;

- Đưa ra trọng tâm thu thập thông tin;

- Ai trong gia đình sẽ được coi là trọng tâm của thu thập thông tin?

- Các phương pháp tiếp cận dự định với cá nhân này là gì? (thái độ, cách nói chuyện, trò chơi…);

- Chuẩn bị một số trò chơi hoặc các vật phẩm cần thiết sử dụng trong các tình huống (dựa vào thông tin thu thập trước đó về gia đình để có thể hỗ trợ kịp thời);

- Tỏ thái độ thân mật, tôn trọng, không phán xét;

- Tránh các giao tiếp gây sự chia rẽ bức xúc giữa các thành viên;

- Quan sát và điều hòa các mối tương tác;

- Không ngần ngại tham gia các hoạt động gia đình;

- Chuẩn bị và sử dụng các câu hỏi một cách khéo léo;

- Hướng vào trọng tâm cuộc nói chuyện.

2. Kỹ năng can thiệp khủng hoảng

Khủng hoảng là một trạng thái sốc tinh thần do một sự kiện hoặc một chuỗi những sự kiện bất thường gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trầm trọng tới cá nhân.

Trong tình trạng này cá nhân cảm thấy mất cân bằng, căng thẳng và giảm sút các hoạt động chức năng vốn có. Khi bị khủng hoảng, cá nhân thường cố gắng đối phó với vấn đề, nhưng các phương án ứng phó với những khó khăn thường ngày có thể sẽ không có hiệu quả nữa và cá nhân trở nên bị hụt hẫng.

Can thiệp khủng hoảng là một kỹ năng phức tạp đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên sâu của những chuyên gia trị liệu. Trong giới hạn của tài liệu này, chúng tôi chỉ đề cập đến những bước can thiệp xử lý khủng hoảng ban đầu đối với trẻ em.

Bước 1: Đánh giá mức độ khủng hoảng của trẻ

Trong bước đầu này điều quan trọng là phải xác định xem khủng hoảng của trẻ đang ở trong mức độ nào để có những can thiệp và hỗ trợ phù hợp và kịp thời.

- Mức độ thảm khốc (Cường độ lớn nhất): Một sự khủng khoảng thảm khốc có hậu quả lâu dài và đe doạ đến những nhu cầu cơ bản của con người.

- Mức độ nguy khốn (Cường độ trung bình): Khủng hoảng nguy khốn là dạng có nhiều yếu tố nghiêm trọng kéo theo. Thời gian không gấp gáp như khủng hoảng thảm khốc. Trong sự khủng hoảng nguy khốn, sự đe doạ ở mức trung bình đối với các nhu cầu cơ bản. Nó đe doạ chủ yếu đến các nhu cầu cao hơn của con người là nhu cầu được yêu thương, được chăm sóc.

- Mức độ âm ỉ (cường độ thấp nhất): Khủng hoảng âm ỉ có thể có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi người nhưng những ảnh hưởng này không nhìn thấy ngay lập tức. Thời gian ảnh hưởng từ từ có phần chậm chạp, các nhu cầu ở mức độ cao và cơ bản đều bị đe doạ. .

Bước 2: Hỗ trợ tâm lý ban đầu cho trẻ

Nếu trong trường hợp trẻ trong mức độ thảm khốc hoặc nguy khốn thì nhân viên CTXH cần phải tách trẻ ngay ra khỏi môi trường hoặc những tác nhân gây khủng hoảng. Nếu cần thiết thì có thể huy động sự hỗ trợ của công an để tách trẻ ra khỏi môi trường nguy hiểm và đưa đến những dịch vụ hỗ trợ cần thiết (dịch vụ y tế).

Trong bước này thì nhân viên CTXH cần:

- Thể hiện sự thấu cảm, lắng nghe tích cực với trẻ. Cần xuất phát từ những suy nghĩ và xuất phát điểm của trẻ. Chấp nhận với những phản ứng của trẻ vì hiểu rằng các em đã trải qua những biến cố trầm trọng khiến các em rơi vào trạng thái khủng hoảng như vậy.

- Hỗ trợ tâm lý bằng cách trấn an các em rằng những xúc động mạnh là phản ứng tự nhiên trong tình huống khủng hoảng. Hãy để trẻ khóc nếu các em muốn vì như vậy sẽ phần nào giúp các em trấn tĩnh lại.

- Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng thư giãn cơ bản hoặc đưa ra những trò chơi phù hợp với lứa tuổi của các em.

- Cần có những tác động và khích lệ với những người có ảnh hưởng tích cực tới trẻ để có thêm nguồn lực nhằm giúp trẻ trấn an trở lại.

Bước 3: Chuyển gửi

Sau khi có sự hỗ trợ tâm lý ban đầu nhằm giúp trẻ ổn định tâm lý ban đầu cho trẻ để tránh những phản ứng tiêu cực thì nhân viên CTXH cần chọn lựa dịch vụ chuyển gửi phù hợp để nhờ sự can thiệp của các chuyên gia trị liệu khủng hoảng.

Trong bước này, cán bộ hỗ trợ trẻ em cần có những thông tin sau:

- Cần có danh sách về các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ can thiệp khủng hoảng cho trẻ em (các danh sách của các cơ quan tổ chức liên quan đến vấn đề xâm hại trẻ em có thể được liệt kê ở đây là các dịch vụ y tế, pháp luật, nhà tạm lánh, nhà bình yên, các trung tâm tham vấn, trị liệu tâm lý...).

- Cần nắm bắt được những thông tin cụ thể về từng cơ sở cung cấp dịch vụ. Ví dụ như các thông tin về dịch vụ cung cấp hỗ trợ khủng hoảng, số điện thoại liên lạc, liên lạc với ai? Địa chỉ ở đâu? Các thủ tục để được tiếp nhận hoặc kinh phí can thiệp (nếu có). Có được những thông tin này sẽ giúp cán bộ hỗ trợ trẻ em lựa chọn và chuyển gửi các em tới những dịch vụ phù hợp và hiệu quả.

- Dựa vào mức độ khủng hoảng đã xác định ở bước trước và đặc điểm cụ thể của trẻ để nhân viên CTXH chuyển gửi các em đến những dịch vụ phù hợp. Lưu ý là nhân viên CTXH nên gọi điện trước cho cơ sở cung cấp dịch vụ can thiệp khủng hoảng trước để tạo điều kiện cho trẻ và những người bảo hộ cho trẻ được tiếp cận thuận lợi. Trong trường hợp trẻ không có người thân hoặc gia đình trẻ cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các cơ sở đó thì nhân viên CTXH cần đi cùng họ đến những cơ sở cung cấp dịch vụ đó.

3. Kỹ năng tham vấn cho trẻ

Tham vấn là một mối quan hệ, một quá trình nhằm giúp đỡ thân chủ cải thiện cuộc sống của họ bằng cách khai thác, nhận thức và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ. Quan hệ tham vấn cá nhân (đối lập với tham vấn nhóm hoặc tham vấn gia đình) gồm hai người, nhà tham vấn và “thân chủ”. Họ gặp nhau một tuần một lần (hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào mức độ của vấn đề mà thân chủ đang gặp phải) trong một khoảng thời gian cố định, thường là 50 phút đến một tiếng cho

“một cuộc gặp gỡ”.

Những đặc điểm của trẻ em cần lưu ý khi tham vấn

Tham vấn cho trẻ em, tương tự như người lớn chủ yếu tập trung vào hỗ trợ quá trình thay đổi ở trẻ em về hành vi, cảm xúc, suy nghĩ. Tuy nhiên, trẻ em có những đặc điểm và tính cách khác với người lớn nên khi cán bộ làm tham vấn cho trẻ phải có điều chỉnh cho phù hợp.

Trẻ em khác với người lớn ở những điều sau:

Khả năng ngôn ngữ hạn chế:

Khả năng nhận thức hạn chế:

Trẻ em có ít khả năng để hiểu về trật tự lôgíc của những sự kiện trong cuộc sống của các em.

Trẻ em thường sử dụng chiến lược ngôn ngữ không lời hơn là chiến lược ngôn ngữ khi tiếp xúc (vẻ mặt, chuyển động cơ thể, vẽ hình, vẽ tranh, đồ chơi).

Có ít sức mạnh hơn người lớn - ví dụ người lớn luôn được trẻ em coi là có nhiều “sức mạnh” hơn và vì thế có thể gây tổn hại cho trẻ em hay những người mà các em quan tâm.

Trẻ em không có sức mạnh để tự bảo vệ bản thân một cách hiệu quả nhất khỏi người lớn.

Trẻ em trong mối quan hệ gia đình thường không có quyền quyết định:

Một điều quan trọng là khi tham vấn cho trẻ em, người cán bộ cần ý thức được và xem xét những đặc điểm này của trẻ khi dùng các phương pháp, chiến lược tham vấn. Tuy nhiên cũng cần chú ý sự khác biệt lứa tuổi của trẻ em – một em 16 tuổi rõ ràng có khả năng ngôn ngữ và nhận thức tốt hơn một em 6 tuổi. Khi làm việc với trẻ em người cán bộ phải ý thức được khả năng phát triển của mỗi nhóm tuổi.

Những quy tắc trong tham vấn cho trẻ em

- Dành thời gian thu hút và thiết lập một mối quan hệ với trẻ.

- Dùng các câu ngắn và đơn giản - cố gắng chỉ chuyển tải một ý tưởng trong mỗi câu. Không chỉ dùng ‘nói’ như phương tiện giao tiếp duy nhất.

- Dùng chủ yếu chiến lược giao tiếp không lời.

- Thường xuyên kiểm tra xem trẻ em có tiếp nhận thông tin mà cán bộ truyền đạt không bằng cách kiểm tra xem trẻ nghe và hiểu những gì.

- Khoảng thời gian tiếp xúc với trẻ nên ngắn gọn - nhiều buổi tham vấn cho trẻ em chỉ kéo dài trong 20 phút.

- Hãy coi những thông tin mà trẻ cung cấp là ‘sự thật’. Hãy cho trẻ hoạt động trong khi giao tiếp với bạn, ví dụ vẽ hình hoặc vẽ tranh, chơi đồ chơi, xếp hình, chơi trò chơi điện tử.

- Đảm bảo rằng tham vấn diễn ra trong không gian riêng tư, không bị làm phiền để trẻ có thể tập trung giao tiếp với cán bộ.

- Tập trung chú ý vào những giao tiếp không lời của trẻ - đây là phương tiện chủ yếu để trẻ em biểu lộ cảm xúc của mình. Tránh những câu hỏi mang tính ‘chỉ dẫn’ hay ‘gợi ý’ dẫn đến việc trẻ trả lời theo ý muốn người lớn.

- Đảm bảo rằng những gì bạn muốn làm cho trẻ đều đã được thực hiện.

Khi tham vấn cho trẻ em có một vài lỗi có thể phạm phải khiến cho việc giúp đỡ trẻ không hiệu quả:

- Đánh giá quá cao về tình trạng độc lập và điểm yếu của trẻ.

- Cách tiếp cận can thiệp như là ‘giải thoát - cứu sống’ của người cán bộ.

- Chỉ trích và phán xét về khả năng chăm sóc của cha mẹ/người chăm sóc đối với đứa trẻ, mặc dù có thể trên thực tế họ có thiếu khả năng chăm sóc trẻ nhưng không nên nói trước mặt trẻ.

- Sự phủ nhận những gì trẻ nói. Sự phủ nhận sự quan trọng và những hình tượng của trẻ em trong gia đình, điều này có thể làm trẻ bị sốc và cảm thấy căm ghét cán bộ xã hội.

- Tham vấn thiếu đầy đủ cho trẻ, nhất là khi giải thích những hành động có thể xảy ra trong cuộc sống của đứa trẻ.

- Phân biệt đối xử với trẻ vì sự thiếu thốn kinh tế, nguồn gốc dân tộc hay giới tính. Coi như đứa trẻ không có hoặc có ít đóng góp vào hiểu biết của cán bộ về tình hình. Không công nhận sức mạnh, khả năng của trẻ.

Các giai đoạn trong tham vấn

Các giai đoạn Chức năng và mục đích của từng giai đoạn

Các vấn đề khi tham vấn với trẻ em

1. Thiết lập mối quan hệ

“Xin chào...”

Nhằm xây dựng một sự hợp tác khi làm việc với trẻ em và giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi làm việc với nhà tham vấn để giúp cuộc nói chuyện tập trung và diễn ra theo dự kiến.

Đối với một số trẻ, việc xây dựng một mối quan hệ tốt và lòng tin có thể mất một thời gian dài; Hãy kiên trì.

Việc tạo dựng quan hệ với trẻ nên thực hiện theo cách riêng của bạn. Một nụ cười hoặc trò chơi với những trẻ còn bé thường là cách hữu ích khiến trẻ thoải mái.

2. Tập hợp thông tin, xác định vấn đề và nhận ra thế mạnh của trẻ

“Mối quan tâm của cháu là gì”

Để khám phá những vấn đề, cảm xúc và mối quan tâm của trẻ. Mục đích chủ yếu là xác định một khái niệm rõ ràng về các vấn đề để tránh sa vào những chủ đề không có mục đích và giúp bạn xác định mục đích và định hướng cụ thể cho

Trẻ thường nói những đoạn ngắn, ngẫu nhiên và cụ thể. Hãy để trẻ nói theo cách nói và ngôn ngữ riêng của chúng, còn lại bạn thì diễn đạt lại, phản ánh cảm xúc và tổng hợp một cách thường xuyên. Với một trẻ ít nói, những câu hỏi đóng là quan trọng, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn không “dẫn dắt” trẻ. Hãy dùng các

cuộc phỏng vấn.

Trong giai đoạn này nhà tham vấn nên xác định rõ ràng các thế mạnh tích cực của trẻ.

câu hỏi và khái niệm cụ thể, tránh những câu hỏi và khái niệm trừu tượng.

3. Xác định kết quả

“Cháu muốn điều gì sẽ xảy ra ?”

Nhằm xác định được một “giải pháp lý tưởng” theo mong muốn của trẻ. Ví dụ, trẻ đó sẽ ở đâu? Mọi chuyện sẽ ra sao nếu “vấn đề” được giải quyết ? Giai đoạn này rất quan trọng trong việc giúp trẻ và nhà tham vấn xác định xem trẻ muốn thay đổi cuộc sống của chúng như thế nào. Mục đích và phương hướng của trẻ và của nhà tham vấn cần phải hài hòa, hợp lý và trẻ nên đóng vai trò chủ đạo trong việc thiết lập những mục tiêu này.

Mỗi trẻ là duy nhất; một số trẻ có thể muốn bắt đầu từ giai đoạn này, một số khác có thể không biết bản thân chúng muốn gì và có thể yêu cầu được giúp đỡ để xác định mục tiêu của chúng.

Hãy hỏi trẻ “Cháu muốn điều gì sẽ xảy ra?”, “Nếu cháu có ba điều ước, cháu sẽ ước gì?”

4. Tìm kiếm các giải pháp thay thế và đối mặt với những điều phi lý của trẻ.

“Cháu định làm gì cho vấn đề này?”

Tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề của trẻ. Điều này có thể bao gồm sự giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, đưa ra càng nhiều giải pháp lựa chọn càng tốt.

Giai đoạn này có thể là giai đoạn dài nhất trong quá trình tham vấn.

Cần phải nhận thức rằng trẻ có những cách quyết định riêng. Điều mà bạn cho là quyết định “đúng đắn” có thể không đúng với người khác. Nói chung, hãy lắng nghe và để trẻ dẫn dắt quá trình.

Hãy luôn thông cảm!

Chia vấn đề của trẻ hay chia thành các bước nhỏ hơn và có thể quản lý được là rất hữu ích. Giúp trẻ tưởng tượng về tương lai và các kết quả về mặt tinh thần của các lựa chọn thay thế có thể có ích cho quá trình tham vấn.

5. Khái quát và chuyển nội dung.

“Cháu sẽ thực hiện điều đó?”

Nhiều trẻ tham gia quá trình tham vấn nhưng sẽ không làm gì để thay đổi hành vi của chúng sau cuộc nói chuyện.

Chúng ta vẫn tiếp tục “tắc” tại đúng chỗ cũ. Hãy đảm bảo rằng trẻ của bạn có các mục tiêu cụ thể, rõ ràng để theo đuổi.

Không kết thúc buổi tham vấn mà không giúp trẻ vạch ra mục tiêu cụ thể cần đạt được cho đến lần tham vấn tới ( Ví dụ:

“Vào lần tới chúng ta gặp nhau, cháu đã viết cho mẹ cháu một bức thư để nói với mẹ rằng cháu cảm thấy như thế nào về người chồng mới của mẹ”).

6. Kết thúc Đảm bảo các mục tiêu đạt được và các vấn đề cũng như nhu cầu của trẻ được đáp ứng

Với đặc điểm của trẻ thì thường trẻ sẽ quấn quít với nhà tham vấn. Do đó, cần có sự thông báo cũng như có những bước chuẩn bị để làm rõ và chia tay trẻ để tránh những cảm xúc tiêu cực.

4. Kỹ năng tư vấn

Mặc dù trong lĩnh vực CTXH thì kỹ năng tham vấn là kỹ năng chủ đạo do kỹ năng này hướng tới mục đích nâng cao năng lực cho thân chủ. Kỹ năng tư vấn

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM DÀNH CHO CÁN BỘ GIÁO DỤC (Trang 103 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w