Phần V CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC CHO TRẺ EM
D. VĂN PHÒNG THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG/VĂN PHÒNG CTXH TRƯỜNG HỌC
1. Mục đích, ý nghĩa
- Tư vấn cho đối tượng học sinh và người lớn (phụ huynh và thầy cô giáo) đặc biệt là giải quyết nhưng vấn đề về hoàn cảnh, tâm lý, tình cảm... Thông qua các hoạt động truyền thông, tư vấn phát hiện những vướng mắc khó khăn của gia đình và trẻ em, các hành vi xâm hại, ngược đãi, vi phạm quyền trẻ em.
- Phối hợp cùng Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức đoàn thể, giáo viên tham gia giáo dục toàn diện cho học sinh, tác động, hỗ trợ học sinh học tốt hơn phòng ngừa, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, có nguy cơ rơi vào các vấn đề xã hội và kịp thời lắng nghe những tâm sự với giới trẻ từ đó có biện pháp giải quyết và điều chỉnh cho phù hợp với tâm lý, nguyện vọng của học sinh quan tâm, đồng thời hạn chế những suy nghĩ và hành vi tiêu cực ở trẻ.
- Hoạt động của Văn phòng sẽ là cầu nối giữa các thầy cô- học trò- cha mẹ lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn góp phần tích cực cho việc quản lý, giáo dục, chăm sóc trẻ em.
2. Chức năng
Văn phòng tham vấn học đường là mô hình phối hợp với nhà trường, các tổ chức xã hội, các đoàn thể ở địa phương để tuyên truyền về Quyền trẻ em theo Công ước, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; là nơi tiếp cận, tư vấn cho những đối tượng học sinh và giáo viên, phụ huynh quan tâm đến các vấn đề của trẻ em.
3. Nhiệm vụ
- Xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm (kể cả trong năm học và trong dịp hè), đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên và chính quyền địa phương hỗ trợ để Văn phòng hoạt động hiệu quả.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ, cộng tác viên của Văn phòng Công tác xã hội để có đủ kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tuyên truyền về Quyền trẻ em, các kiến thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho giáo viên, học sinh trong trường và phụ huynh học sinh; giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Tiếp nhận thông tin, tư vấn các vấn đề có liên quan đến học sinh về: pháp luật, sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, học tập, hướng nghiệp, tâm lý, tình cảm, tình bạn, tình yêu, quan hệ xã hội, gia đình...
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề hoặc tư vấn nhóm theo lứa tuổi, theo giới về những vấn đề học sinh quan tâm.
- Tham mưu đề xuất với Ban giám hiệu, phối hợp với các bộ phận chuyên môn:
Tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm; đề xuất với chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể liên quan có giải pháp giúp đỡ kịp thời cho các trẻ em có những vấn đề khó khăn trong học tập, cuộc sống...
- Tổ chức vãng gia, thăm gia đình trẻ để tìm hiểu hoàn cảnh và phối hợp với gia đình tư vấn, trợ giúp trẻ.
- Cung cấp thông tin, dịch vụ các vấn đề có liên quan đến gia đình và trẻ em.
- Đánh giá định kỳ và báo cáo hằng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm về các hoạt động của Văn phòng với cơ quan quản lý cấp trên: Phòng Giáo dục Đào tạo, Phòng Lao động TB và XH và Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh.
4. Đối tượng
- Học sinh trong trường có nhu cầu cần được chia sẻ, tư vấn, giúp đỡ.
- Các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, cá nhân có liên quan đến vấn đề của học sinh.
5. Bộ máy tổ chức và cơ sở vật chất của Văn phòng 5.1. Nhân sự Văn phòng bao gồm:
- Cán bộ thường trực phụ trách Văn phòng đồng thời là tư vấn viên: Do nhà trường chọn cử, là giáo viên phụ trách đoàn đội hoặc giáo viên tâm lý).
Trách nhiệm: tổ chức thực hiện mọi hoạt động của văn phòng, là đầu mối tiếp nhận thông tin và tư vấn, trợ giúp cho trẻ. Bảo đảm lịch làm việc của Văn phòng tham vấn sau khi thống nhất với Ban giám hiệu; tham dự đầy đủ các cuộc họp; phối hợp và liên hệ chặt chẽ với Ban giám hiệu, thầy cô giáo, chính quyền địa phương và cỏc ban ngành đoàn thể để giải quyết cỏc vấn đề liên quan đến trẻ em gặp khú khăn; thực hiện việc vãng gia đến gia đình.
- Tổ tư vấn: Bao gồm các giáo viên chủ nhiệm ở các lớp học, giáo viên tổng phụ trách đội, cán bộ y tế trường học và các giáo viên tâm lý của trường có kinh nghiệm và nhiệt tình tham gia.
Các thành viên tổ tư vấn có trách nhiệm cung cấp bổ sung các thông tin về trẻ và trực tiếp tư vấn hay trả lời các vấn đề trẻ em quan tâm theo đề nghị của thường trực Văn phòng; tham gia các hoạt động toạ đàm, trao đổi, sinh hoạt ngoại khoá và vãng gia do Văn phòng tham vấn tổ chức
5.2. Cơ sở vật chất của Văn phòng:
+ 01 phòng làm việc đặt tại trường, có tên biển “Văn phòng tham vấn”.
+ Có kệ hoặc tủ sách.
+ Có bàn ghế cho tư vấn viên trực và cho đối tượng đến tham vấn.
+ Có máy vi tính và các điều kiện khác phục vụ tham vấn: Ti vi, đầu vidio, quạt, ấm chén uống nước, đồng hồ treo tường, sổ sách…
+ 01 bảng pano ghi một số quy định về chức năng nhiệm vụ, nội quy hoạt động của Văn phòng.
6. Nội dung và hình thức hoạt động
6.1. Tiếp nhận thông tin, tư vấn và trả lời đối tượng thông qua các chương trình: Hộp thư học trò, lắng nghe trẻ em nói.
- Hộp thư học trò (trao đổi gián tiếp):
+ Những vấn đề học sinh quan tâm cần được chia sẻ có thể là những khó khăn của bản thân, bạn bè mà tự các em không lý giải tại sao? Kể cả những khó khăn trong mối quan hệ với nhà trường, thầy cô, gia đình và xã hội. Những thắc mắc trong vấn đề sức khoẻ sinh sản; tình bạn, tình yêu... Sau khi ghi lại tâm sự của mình các em sẽ gửi vào hộp thư tuổi học trò để các chuyên gia tâm lý nhận thư và trả lời, gỡ rối cho các em.
+ Hộp thư học trũ được bố trớ ở dóy học dành cho học sinh, mỗi học sinh Sù có một mã riêng. Định kỳ vào sỏng thứ 2 và thứ 5 hàng tuần cỏn bộ Văn phũng sẽ mở cửa các hộp thư để nhận thư của học sinh và trả lời giúp học sinh những vấn đề các em quan tâm song các em chưa mạnh dạn đến tâm sự tại Văn phòng.
+ Văn phòng tham vấn học đường sẽ trả lời qua 3 hình thức:
. Gửi bằng thư riêng do các chuyên gia trên các lĩnh vực trả lời theo yêu cầu của các em, gửi đến địa chỉ các em đề nghị.
. Trả lời qua bản tin của trường học (dấu kín tên, lớp và có hư cấu một chút tình tiết) qua đó mọi học sinh cùng đọc và đối chiếu với trường hợp mình nếu có).
. Trả lời bằng điện thoại khi các em gọi đến số máy của Văn phòng. Hẹn gặp các em vào các buổi trực của Văn phòng.
- Lắng nghe các em nói (đây là hình thức gặp gỡ và trao đổi trực tiếp giữa các cán bộ tư vấn và các em tại Văn phòng):
+ Các em học sinh chủ động dành thời gian hợp lý của mình đến gặp gỡ và tiếp xúc với cán bộ tư vấn tại Văn phòng theo lịch trực của Văn phòng để tâm sự, nói lên những vấn đề mà các em quan tâm. Tư vấn viên sẽ lắng nghe, tìm hiểu, phân tích những thông tin do các em cung cấp, giúp các em tìm ra những mặt mạnh, hạn chế, các giải pháp phù hợp với điều kiện của bản thân để giải quyết các tình huống, nguyện vọng các em nêu ra.
. Những vấn đề các em nêu lên cần được chia sẻ, nếu vượt quá khả năng chuyên môn, tư vấn của cán bộ Văn phòng thì cán bộ Văn phòng có thể trao đổi với một số chuyên gia tư vấn của cấp trên để trả lời giúp đỡ các em.
. Thông qua việc tiếp xúc với học sinh và lắng nghe những tâm sự của các em sẽ giúp nhà trường có thêm những thông tin tìm hiểu về gia đình các em, kết hợp giữa gia đình, các ban ngành, đoàn thể địa phương, cộng đồng dân cư để có thể hỗ
trợ, giúp đỡ các em nếu những em đó có hoàn cảnh gia đình khó khăn, khó khăn trong học tập, tình cảm... Tư vấn viên và thầy (cô) chủ nhiệm kết hợp trao đổi ý kiến với Ban giám hiệu, để tư vấn viên có cơ sở từng bước hỗ trợ học sinh qua khó khăn và tránh được những sai phạm có thể xảy ra.
6.2. Tổ chức các buổi tư vấn nhóm, trao đổi, toạ đàm, sinh hoạt chuyên đề:
Thông qua việc chia sẻ thông tin, tình cảm của hộp thư học trò, tư vấn tại Văn phòng các tư vấn viên sẽ tổng hợp vấn đề mà các em quan tâm và đề xuất với Ban giám hiệu tổ chức các buổi tư vấn nhóm, trao đổi, toạ đàm, sinh hoạt chuyên đề, hội thảo... với giáo viên, học sinh, phụ huynh những vấn đề về học tập, tâm lý, đạo đức, giao tiếp, tình cảm, mối quan hệ, các luật pháp có liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thông tin về sức khoẻ sinh sản... nhằm trang bị thêm cho học sinh những kiến thức xã hội trên các lĩnh vực để giúp các em có nhận thức và hành động phù hợp lứa tuổi của mình, đồng thời giúp cho giáo viên, phụ huynh hiểu thêm về tâm tư, nguyện vọng và tình cảm của các em.
Có thể mời các chuyên gia tư vấn trong các lĩnh vực đến dự trực tiếp và tư vấn, toạ đàm, trao đổi hay nói chuện chuyên đề với các em.
6.3. Tổ chức vãng gia: Thông qua câu chuyện, lời tâm sự của trẻ, cán bộ văn phòng cùng với giáo viên chủ nhiệm tổ chức đến gia đình trẻ để tìm hiểu thêm hoàn cảnh, những khó khăn cuộc sống, mối quan hệ của trẻ... từ đó phối hợp với gia đình trẻ có biện pháp tư vấn, giúp đỡ thích hợp với trẻ.
6.4. Kết nối và tìm kiếm sự trợ giúp:
Đối với những vấn đề ngoài khả năng giải quyết của nhà trường, Văn phòng kết nối trực tiếp với các Trung tâm tư vấn, Văn phòng tư vấn và các dịch vụ hỗ trợ trẻ em trên địa bàn tỉnh, thành phố hoặc thông qua Trung tâm công tác xã hội trẻ em tỉnh để đề nghị các chuyên gia tư vấn, các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp trẻ.
7. Nguyên tắc và phương thức phục vụ
7.1. Nguyên tắc: Tư vấn viên đảm bảo bí mật, riêng tư; tạo mối quan hệ vui vẻ, mật thiết với Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh trên cơ sở chấp hành mọi quy định nhà trường.
7.2. Phương thức phục vụ: Miễn phí, thời gian phục vụ: 1 tuần trực 02 ngày.
8. Tổ chức thực hiện
* Ban giám hiệu nhà trường:
- Chỉ đạo trực tiếp hoạt động của Văn phòng; tạo mọi điều kiện cho Văn phòng và cán bộ thường trực Văn phòng hoạt động tốt; là cầu nối giúp cho cán bộ thường trực văn phòng (tư vấn viên) cùng Tổ tư vấn và Hội đồng giáo dục nhà trường tháo gỡ kịp thời cho học sinh những vấn đề mà các em quan tâm.
- Ban hành Quyết định thành lập Văn phòng, quy định chức năng nhiệm vụ, địa điểm, bộ máy nhân sự, phương thức và nội dung hoạt động.
- Tổ chức Lễ ra mắt Văn phòng, chương trình gồm:
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.