CÁC KỸ NĂNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HCĐB

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM DÀNH CHO CÁN BỘ GIÁO DỤC (Trang 98 - 103)

Phần V CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC CHO TRẺ EM

V. CÁC KỸ NĂNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HCĐB

- Hoà nhã, thân thiện và thực sự quan tâm đến trẻ.

Thái độ hoà nhã thân thiện sẽ xoá đi những ngăn cách giữa bạn và trẻ. Bất cứ trẻ ở nhóm nào cũng cần đến sự cảm thông thực sự. Trẻ em rất nhạy cảm, chúng cảm nhận rõ nét nhất tình cảm của người lớn dành cho chúng qua những hành động bên ngoài như ôm hôn, vuốt ve, chăm sóc, quan tâm… chứ không chỉ là những lời nói. Chúng quan sát nét mặt cử chỉ của bạn và sẽ quyết định hợp tác với bạn hay không. Nếu bạn thật sự quan tâm đến trẻ thì bạn sẽ có những ứng xử thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, thái độ của bạn cùng với sự kiên nhẫn sẽ giúp bạn thành công.

Đối với trẻ em, phong thái lịch sự và nụ cười khéo léo nhưng xa cách của nhân viên CTXH là hoàn toàn không phù hợp. Cũng như vậy, nếu bạn đến với trẻ chỉ bằng cặp mắt phê bình thì bạn sẽ nhận được ở trẻ sự đối phó, thậm chí lì lợm, hoặc các hành vi khiêu khích khác. Nếu không có sự hoà nhã, thân thiện, bình dị xuất phát từ lòng yêu thương thực sự với trẻ thì ta không bao giờ có thể tiếp cận được với trẻ.

- Làm việc với trẻ ở nơi yên tĩnh không bị các yếu tố bên ngoài chi phối.

Một đặc điểm rất nổi bật ở trẻ em đó là chúng thích trò chuyện với bạn bè của chúng hơn là trò chuyện với người lớn vì các em cho rằng người lớn không thể hiểu được những điều chúng nghĩ, không lắng nghe và tôn trọng cảm xúc của chúng.

Vì vậy, chúng không thích nói chuyên, tâm sự với người lớn. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể trò chuyện được với trẻ?

Bạn cần sắp xếp một chỗ yên tĩnh để trò chuyện với trẻ; sự yên tĩnh giúp cho trẻ tập trung, thoái mái để hồi tưởng tốt hơn và có thể tham gia tích cực vào cuộc nói chuyện. Yên tĩnh cũng là tín hiệu để cho trẻ thấy bạn sẵn sàng trò chuyện, lắng nghe chúng và đặc biệt là bạn không muốn đem chuyện của chúng để nói với mọi người, trẻ sẽ cảm thấy tin tưởng hơn. Bạn có thể nói chuyện với trẻ ở những chỗ yên tĩnh như: Gốc cây, ghế đá ven hồ, trong phòng… hay bất cứ nơi nào mà bạn đảm bảo rằng những chuyện của bạn với trẻ sẽ không có người thứ ba nghe được.

2. Kỹ năng thu hút sự tham gia của trẻ a, Thông qua trò chơi

Làm việc với trẻ em tỏ ra khá hiệu quả khi chúng ta sử dụng một số trò chơi với trẻ nhất là trong giai đoạn đầu khi cần phải thiết lập mối quan hệ và tiếp cận được với trẻ. Nơi thực hiện trò chơi với trẻ có thể bao gồm những đồ vật như sau:

- Đồ chơi về đồ vật trong nhà.

- Những đồ chơi trẻ hay thường dùng như cát, đất nặn.

- Các dạng con thú, búp bê đồ chơi khác của trẻ đang dùng.

- Các loại sách truyện, tranh ảnh v.v.

Nên dành ra một không gian nhất định để trẻ có thể chơi một cách thoải mái và có những đồ vật mà trẻ hay chơi. Trang trí của phòng cũng nên chú ý tới màu sắc bài trí theo sở thích thường có ở trẻ.

Phòng được bài trí sao cho tạo sự nồng ấm, thỏa mái.

Nên có chỗ để nhà tham vấn có thể quan sát được khi trẻ đang chơi

Lựa chọn những đồ vật đồ chơi cần chú ý tới: Lứa tuổi trẻ, loại hình tham vấn cá nhân hay gia đình hay nhóm với trẻ, hay mục tiêu của buổi tham vấn và cần xem xét tới cả tính chất của loại trò chơi.

b, Thông qua tưởng tượng, kể chuyện

Nhân viên CTXH gợi ý để trẻ kể chuyện thông qua trí tưởng tượng của mình, từ đó thu thập những thông tin cần thiết trong mối liên hệ với những chi tiết trong câu chuyện của trẻ. Khi kể chuyện, trẻ bộc lộ cảm xúc (lo lắng, sợ hãi…), đồng thời bộc lộ mong ước của mình. Trẻ cũng sẽ bày tỏ thái độ với những nhân vật trong câu

chuyện, từ đó có thể phản ánh các thông tin về những mối quan hệ với những người có quan hệ với trẻ trong cuộc sống thực.

Công cụ này rất quan trọng đặc biệt là khi trẻ em bị đe dọa vì nó giúp các em có thể gián tiếp nói câu chuyện mà trẻ sợ hãi theo cách mà trẻ tưởng tượng, từ đó tránh được căng thẳng cho trẻ.

3. Kỹ năng lắng nghe tích cực

Lắng nghe tích cực thực sự là một kỹ năng rất quan trọng trong CTXH nói chung và làm việc với trẻ em nói riêng. Tuy nhiên lắng nghe tích cực khi làm việc với trẻ em không đơn thuần chỉ là việc nghe những từ ngữ mà trẻ nói mà còn thể hiện ở khả năng khích lệ để trẻ chia sẻ thông tin và phản hồi lại chính xác để trẻ hiểu được rằng chúng ta đang thực sự quan tâm và lắng nghe những gì trẻ nói. Đây là 2 yếu tố cốt lõi để hỗ trợ quá trình tương tác trao đổi chia sẻ thông tin giữa nhân viên CTXH và trẻ. Chỉ khi trẻ thực sự thoải mái và tích cực chia sẻ thì các thông tin mới đầy đủ và chính xác. Có như vậy thì quá trình lắng nghe mới hiệu quả và đạt được mục đích.

Dưới đây là những gợi ý hữu ích cho việc lắng nghe tích cực đạt hiệu quả cao:

- Tư thế ngồi của nhân viên CTXH. Ngồi thẳng hoặc nghiêng về phía trước một chút để cho trẻ thấy được sự quan tâm của chúng ta tới những gì trẻ sắp chia sẻ.

- Duy trì giao tiếp bằng mắt hợp lý: Điều này thể hiện rằng nhân viên CTXH giữ ánh mắt hướng tới trẻ nhưng cũng không nên nhìn chằm chằm khiến trẻ lo sợ, ngại ngùng. Tạo sự quan tâm ở mức độ mà nhân viên CTXH và trẻ còn thoải mái.

- Tránh tối đa những tác nhân gây nhiễu từ bên ngoài, loại bỏ những yếu tố gây mất tập trung. Tắt đài hoặc vô tuyến, đặt cuốn sách xuống hoặc ngừng làm các việc khác.

- Khi lắng nghe, luôn cần thể hiện rằng trẻ đang được lắng nghe. Đơn giản có thể chỉ là các phản ứng và ngôn từ thích hợp như ("uh-huh" và "um-hmm") hoặc những cái gật đầu, nét mặt đồng cảm và tỏ thái độ quan tâm. Có thể có những câu nói hoặc câu hỏi để nối tiếp như "Thực sự thì…." "Oh, điều này hẳn là rất thú vị",

"Cháu đã làm gì sau đó" và "sau đó thì cháu đã nói những gì"?

- Không để những mối quan tâm riêng của chúng ta làm ảnh hưởng đến quá trình lắng nghe. Chỉ tập trung vào những gì người trẻ đang nói để lĩnh hội đầy đủ và hiểu sâu sắc những thông tin mà trẻ chia sẻ. Cố gắng không nghĩ về những gì bạn sẽ nói tiếp theo. Các cuộc trò chuyện sẽ theo một dòng chảy hợp lý từ đó sẽ không tạo cảm giác khiên cưỡng đối với trẻ khi chia sẻ.

- Luôn thể hiện tâm trạng cởi mở. Chờ cho đến khi trẻ nói xong về những tình huống và trường hợp của trẻ trước khi chúng ta quyết định đưa ra những phản hồi.

Không nên đưa ra những giả định khi chưa có đủ thông tin.

Khi làm việc với trẻ và đang áp dụng kỹ năng lắng nghe, đôi khi bạn sẽ cảm thấy lo lắng khi:

- Trẻ dừng lại không nói nữa. Vậy chúng ta sẽ làm gì? Hãy dành thời gian để hiểu thêm về sự im lặng này bằng cách chia sẻ hoặc khơi gợi những gì mà trẻ đang quan tâm trong câu chuyện vừa nói.

- Hoặc do một chút mất tập trung mà chúng ta không nghe hiểu được các thông tin trẻ vừa chia sẻ. Hãy bình tĩnh và nói với trẻ rằng chúng ta cần làm rõ thêm những

thông tin mà trẻ vừa chia sẻ nên đề nghị trẻ nói lại. Tuy nhiên như đã nói ở trên, việc mất tập trung là điều rất cần tránh trong quá trình lắng nghe.

Để lắng nghe tích cực đạt hiệu quả thì chúng ta cũng phải áp dụng những kỹ năng khác. Đơn giản là khác với việc lắng nghe thông thường, chúng ta đang làm việc với trẻ em gặp những vấn đề trong xã hội. Do đó không phải trẻ nào và lúc nào các em cũng sẵn sàng chia sẻ để chúng ta lắng nghe. Ba giai đoạn mà nhân viên CTXH cần áp dụng để lắng nghe hiệu quả.

Giai đoạn 1: Thu hút – Khích lệ trẻ chia sẻ thông tin Giai đoạn 2: Lắng nghe

+ Tập trung vào những thông điệp chủ đạo mà trẻ chia sẻ.

+ Các thông tin liên quan đến mục đích của buổi làm việc

+ Lắng nghe về bối cảnh của thân chủ cũng như các thông tin liên quan đến vấn đề mà trẻ đang gặp phải; về những quan điểm, suy nghĩ của bản thân trẻ.

+ Lắng nghe về những dự định và tương lai mà trẻ mong muốn.

Giai đoạn 3: Phản hồi lại những gì trẻ nói.

Quá trình lắng nghe tích cực khác với lắng nghe thụ động chính là không phải nhân viên CTXH chỉ ngồi nghe và ghi chép mà còn phải đưa ra những phản hồi để thể hiện cho trẻ hiểu rằng chúng ta đang hiểu những gì trẻ nói. Điều này là rất quan trọng vì nhiều khi do khoảng cách tuổi tác nên trẻ sẽ hồ nghi không biết chúng ta có hiểu trẻ không? Có thực sự quan tâm đến những gì trẻ nói hay không? Nếu trẻ thấy rằng nhân viên CTXH tỏ thái độ hờ hững không quan tâm hoặc không lắng nghe thì trẻ sẽ dừng việc chia sẻ lại và tiến trình lắng nghe sẽ kết thúc.

4. Kỹ năng quan sát

Kỹ năng quan sát là “khả năng quan sát các hành vi, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ...

để nhận biết những diễn biến tâm lý, những suy nghĩ của đối tượng giao tiếp nhằm thu thập thông tin, so sánh chúng với thông tin qua ngôn ngữ để khẳng định tính sát thực của thông tin và hiểu chính xác đối tượng”. Như vậy, quan sát là chú ý đến những đặc điểm của người, vật hay tình huống trong bối cảnh của CTXH cá nhân.

Mục đích của quan sát là sử dụng những dữ kiện quan sát được để hiểu đối tượng và hoàn cảnh của đối tượng. Thông qua quan sát nhân viên CTXH có thể hiểu những hành vi bằng lời hoặc không lời của đối tượng.

Các yếu tố cần quan sát: Dáng vẻ bên ngoài; Biểu hiện qua nét mặt; những dấu hiệu của sự lo lắng bất an; ngôn ngữ cơ thể

5. Kỹ năng phản hồi

- Kỹ năng phản hồi sẽ giúp hiểu được rằng các em đang được lắng nghe để tiếp tục tin tưởng và thoải mái chia sẻ thông tin. Cụ thể kỹ năng phản hồi là phản ánh/phản chiếu lại những hành vi suy nghĩ cảm xúc của trẻ bằng những hành vi, điệu bộ, lời nói của nhân viên CTXH. Làm cho trẻ hiểu được, thấy được hành vi mà các em vừa thực hiện, cảm xúc vừa thể hiện, suy nghĩ vừa nói ra đã được nhân viên CTXH thực sự hiểu. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là nhân viên CTXH cần phải phản ánh chính xác những gì trẻ nói và thể hiện mà không thêm thắt hay thổi phồng.

- Các cách phản hồi: Phản hồi nội dung; phản hồi cảm xúc - Lưu ý khi phản hồi:

Không nên đưa thêm ý nghĩa hoặc sự suy diễn của chúng ta khi phản hồi.

Không nên phản hồi và hướng chủ đề của trẻ theo hướng mới mà không phục vụ cho mục đích của buổi làm việc. Không nên định hướng, phán xét khi phản hồi.

6. Kỹ năng đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi là một kỹ năng giao tiếp cá nhân quan trọng nhằm:

- Thu thập thông tin về chủ đề mà thân chủ không đề cập tới.

- Thu thập thông tin chi tiết hơn về một chủ đề mà thân chủ đề cập tới.

- Thu thập thông tin cụ thể liên quan đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của đối tượng.

- Thử thách những thông tin mà thân chủ cung cấp.

Những nội dung cần đặt câu hỏi

+ Những vướng mắc mà thân chủ gặp phải tác động đến thân chủ;

+ Con người cá nhân của thân chủ cảm nhận và hành động như thế nào; điểm mạnh và yếu của trẻ và gia đình.

+ Thân chủ có những nguồn sức mạnh nào để tự cải thiện tình hình của bản thân họ;

Dạng câu hỏi

Có hai dạng câu hỏi mà cán bộ có thể sử dụng: Câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

Câu hỏi đóng dùng để thu thập những thông tin sự thật. Chúng thường:

Câu hỏi mở: Được dùng để khuyến khích thân chủ trả lời câu hỏi theo diện rộng. Chúng được thiết kế sao cho thân chủ nói về chủ đề được chọn theo cách mà họ thấy ổn nhất. Các câu hỏi mở có mục đích là để cán bộ biết được thân chủ cảm nhận và nhìn nhận vấn đề, hoàn cảnh của mình như thế nào.

- Lưu ý: Không dùng cách sau đây khi đặt câu hỏi :

Câu hỏi dẫn dắt ; câu hỏi có tính phán đoán; câu hỏi không liên quan đến mục đích của can thiệp. Bất kỳ câu hỏi nào không thích hợp với mục tiêu can thiệp đều là những câu hỏi không đúng chỗ.

7. Kỹ năng thấu cảm

- Thấu cảm là một kỹ năng cá nhân quan trọng. Nó chính là phương tiện chính để nhân viên CTXH biểu lộ rằng cách họ nhìn nhận hoàn cảnh của thân chủ hoàn toàn trùng hợp với quan điểm của thân chủ. Rất nhiều thân chủ chỉ ra rằng cảm giác nhân viên CTXH hiểu những gì mình trải qua là mấu chốt của việc thiết lập và duy trì quan hệ giữa họ với cán bộ.

Để thân chủ thấy nhân viên CTXH thấu cảm với những gì họ đang trải qua, nhân viên CTXH cần truyền đạt những gì mình hiểu về những trải nghiệm của thân chủ một cách chân thành.

- Kỹ năng cần có để thể hiện được sự thấu cảm khi làm việc với trẻ

Cán bộ cần chứng tỏ đang lắng nghe trẻ, cảm nhận được cảm xúc của trẻ và tôn trọng những cảm xúc này. Không phản ứng trước quan điểm của trẻ, tin tưởng

vào khả năng thay đổi và những hành vi suy nghĩ còn chưa hợp lý ở trẻ. Nhân viên CTXH cần chú ý đến cảm xúc suy nghĩ bên trong của trẻ.

Tập trung vào những thông điệp chính trong câu chuyện của trẻ – nếu có một vấn đề chính được trẻ thể hiện (thường thì trẻ lặp đi lặp lại vấn đề kèm theo cảm xúc và những từ được nhấn mạnh khi bàn về vấn đề đó).

Tập trung vào cảm xúc trẻ thể hiện. Điều này thường đòi hỏi cán bộ phải tập trung chú ý vào những gợi ý “cử chỉ cơ thể” trong giao tiếp. Cảm xúc thường được bộc lộ rõ ràng qua các cử chỉ cơ thể ví dụ như khóc, cả người gập xuống.

Tập trung vào các sự kiện cụ thể xảy ra cho trẻ mà có thể gây nên sự lo lắng quan tâm của nhiều người khác trong cộng đồng. Ví dụ cha mẹ sẽ quan tâm đến việc con mình bị cha bạo hành dẫn đến sợ hãi khi trở về nhà.

Tập trung vào hành động cụ thể mà trẻ đã thực hiện. Điều này đặc biệt đúng khi thân chủ có những hành vi tích cực để thay đổi.

Luôn phải xem xét câu chuyện của trẻ trong hoàn cảnh cụ thể. Nhân viên CTXH không nên chỉ đáp ứng cho những gì trẻ kể mà cần phải đặt nó vào bối cảnh thực sự đang xảy ra.

Một số ví dụ được sử dụng trong kĩ năng thấu cảm:

- Nếu cô/chú nghe không nhầm thì cháu đang cảm thấy…

- Cô/chú cảm thấy hình như cháu đang rất bối rối vì…

- Cô /chú có cảm nhận là cháu đang rất buồn vì…

- Cô/chú có cảm giác là cháu rất bức xúc đối với…

- Cô/chú hiểu những do dự của cháu khi chia sẻ những thông tin này...

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM DÀNH CHO CÁN BỘ GIÁO DỤC (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w