Phần V CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC CHO TRẺ EM
II. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ NHU CẦU CỦA TRẺ EM CÓ HCĐB
nạn xã hội như mại dâm, ma túy, tình trạng lang thang, lạm dụng trẻ em... Tất cả những điều này khiến cho quá trình xã hội hóa của trẻ bị đảo lộn theo hướng không mong đợi, dễ làm méo mó nhận thức, hành vi và nhân cách của trẻ. Hệ quả của những vấn đề này để lại trong tâm lý của trẻ rất sâu sắc và có tính ảnh hưởng lâu dài, nghiêm trọng.
- TECHCĐB là nhóm trẻ không được sống và lớn lên trong điều kiện bình thường như các trẻ em khác. Các em phải trải qua, phải chịu đựng và phải đối phó với những biến cố đặc biệt xảy ra trong giai đoạn trẻ thơ của mình. Những biến cố này tác động không nhỏ đến cuộc sống, tâm sinh lý và sự trưởng thành của các em.
Biểu hiện cụ thể ở trẻ là:
+ Khó diễn tả cảm xúc bằng lời: Có thể do trẻ bị choáng ngợp bởi chính tâm trạng của mình và muốn đè nén những tâm trạng đó hoặc trẻ chưa bao giờ được khuyến khích để tự nói về mình và không có đủ lời để diễn tả tâm trạng.
+ Hoài nghi, thiếu tin tưởng: Trẻ sống trong hoàn cảnh đặc biệt thường có đủ lý do để ngờ vực. Những người lớn mà các em thường gặp có vẻ xa cách với trẻ và không hiểu được những khó khăn này.
+ Mặc cảm có tội, tự trách mình: Trẻ hổ thẹn vì những gì đã xảy đến cho mình như bị cưỡng dâm, bị làm nhục hoặc các em tự trách mình vì đã không tự bảo vệ được.
+ Giận dữ và có ác cảm: Một số trẻ tức giận người lớn vì bị bạc đãi hoặc không được chăm sóc phù hợp hoặc có thể do các em cứ đinh ninh sẽ bị phê bình hoặc trừng phạt.
+ Không nói thật: Vì trẻ ước mơ một hoàn cảnh khác, tránh né những đề tài đau thương, sợ bị hậu quả xấu, trẻ cố gắng muốn lấy lòng người lớn (cố gắng nói ra những điều hay hoặc những điều mà người lớn muốn nghe), cố ý nói dối để tránh câu chuyện, không muốn tiếp xúc với người khác hoặc gây sự chú ý của người nghe.
+ Một số tâm trạng thường gặp ở TECHĐB: Trẻ đau khổ, lo lắng hoặc sợ sệt có thể ngồi yên một chỗ suốt ngày, không ham thích một hoạt động nào, mất hết cả sinh lực. Trẻ buồn, lo lắng thường khó tập trung tư tưởng. Không tin tưởng vào người lớn nếu trẻ đã từng bị người lớn đối xử hung bạo. Tuy nhiên, những trẻ mồ côi lại bám chặt lấy người lớn như sợ sẽ bị bỏ rơi, có trẻ lại không muốn đem lòng thương mến ai. Trẻ không phải lúc nào cũng có thể nói về tâm trạng của mình. Trẻ có thể vì quá bối rối hoặc sợ hãi nên không xác định được tâm trạng của mình hoặc không biết nói như thế nào để diễn tả tâm trạng.
2. Nhu cầu của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 2.1. Nhu cầu chung của trẻ em
- Nhu cầu chăm sóc về thể chất: Là nhu cầu được đáp ứng về ăn uống, chỗ ở, quần áo, an toàn thân thể, khám và chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe hàng ngày… Nhu cầu này được bảo đảm thường xuyên hàng ngày và phải hợp lý.
- Nhu cầu chăm sóc về tâm lý: Là nhu cầu xây dựng được ý thức phù hợp và toàn diện về con người, giá trị và khả năng hành động của bản thân. Giúp cho trẻ em hình thành cái tôi tích cực phù hợp hơn là cái tôi tiêu cực. Cái tôi tích cực phù hợp giúp trẻ tự tin vào chính bản thân mình khi giao tiếp xã hội và cái tôi tiêu cực làm cho trẻ mất tự tin khi giao tiếp xã hội.
- Nhu cầu chăm sóc về tình cảm: Là nhu cầu được gắn bó, được quan tâm bởi người chăm sóc. Khi được nhận tình cảm yêu thương từ người chăm sóc, trẻ sẽ hình thành được cảm xúc, tình cảm tích cực và trẻ cũng sẽ quan tâm đến người khác và xây dựng những mối quan hệ tình cảm tích cực với những người xung quanh. Nếu được yêu thương, trẻ cũng sẽ học được cách yêu thương, biết quý trọng nhu cầu tình cảm của người khác.
- Nhu cầu chăm sóc về nhận thức: Là nhu cầu phát triển kiến thức và kỹ năng. Chăm sóc về nhận thức là khuyến khích và hỗ trợ cho khả năng học hỏi của trẻ, tạo cho trẻ những cơ hội học tập thông qua trường lớp và gia đình để có thể học hỏi được những kiến thức và hiểu biết mới. Chăm sóc về nhận thức cho trẻ cần tùy theo khả năng nhận thức học hỏi của từng cá nhân trẻ. Người chăm sóc khuyến khích trẻ tạo dựng thái độ tích cực và yêu thích việc học hỏi.
- Nhu cầu chăm sóc về đạo đức: Là nhu cầu của mọi trẻ em được giáo dục về những quy tắc xử sự trong xã hội, về những hành vi được coi là đúng hoặc sai.
Người chăm sóc có trách nhiệm giáo dục trẻ em về những quy tắc và quy định về đạo đức của xã hội, đồng thời minh họa cho trẻ em thấy những điển hình về tư cách và thái độ tốt. Người chăm sóc phải luôn giám sát hành vi và thái độ của trẻ, giáo dục trẻ khi trẻ có hành vi không phù hợp.
- Nhu cầu chăm sóc về mặt xã hội: Là nhu cầu được học cách giao tiếp, tương tác với những người trong gia đình, cộng đồng và xã hội, góp phần đóng góp vào sự phát triển lành mạnh của cả cộng đồng. Chăm sóc về mặt xã hội bao gồm việc giáo dục trẻ và minh họa qua ví dụ cách thức để giao tiếp với người khác và thể hiện được sự tôn trọng, đúng mực.
2.2. Nhu cầu đặc trưng của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
- Trước hết là nhu cầu an toàn, đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.
- Thứ hai, nhu cầu về mái ấm gia đình, là chỗ dựa về mặt thể chất và tinh thần của trẻ. Gia đình đóng vai trò rất quan trọng, đây là môi trường xã hội hóa đầu tiên và cũng là mạnh nhất của đưa trẻ. Trong những trường hợp can thiệp,tách đưa trẻ ra khỏi bố mẹ (gia đình) chúng là trường hợp bất khả kháng, không còn một giải pháp nào thay thế nữa;
- Nhu cầu được giải trí vui chơi (nhu cầu phát triển), học tập, thông qua những hoạt động này đưa trẻ được hòa mình vào xã hội tự khẳng định mình;
- Nhu cầu được tôn trọng, trẻ luôn đòi hỏi nhu cầu này từ người lớn, ở bạn bè và ở cha mẹ. Sự tôn trọng này sẽ làm tăng sự tự tin, nghị lực của trẻ;
- Nhu cầu cao nhất của trẻ là tự khẳng định mình, chứng minh rằng mình có năng lực, mình có thể làm được mọi việc.
3. Đối tượng có nhu cầu cung cấp dịch vụ CTXH để giải quyết vấn đề của trẻ em
- Trẻ em nói chung, trong đó đối tượng ưu tiên hàng đầu là trẻ em có nguy cơ bị tổn hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
- Nhóm trẻ em có chung vấn đề xã hội như trẻ em lang thang, trẻ em lao động, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em nghiện ma túy...
- Gia đình trẻ em có vấn đề xã hội, có bạo lực trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em, sao nhãng trẻ em, nghiện ma túy, có người nhiễm HIV/AIDS, có người vi phạm pháp luật (phạm tội phải xử lý hình sự), nghiện rượu, ly hôn, ly thân, gia đình nghèo khổ;
- Cộng đồng nghèo khổ, cộng đồng có vấn đề xã hội liên quan đến cuộc sống của trẻ em như ô xóm chài, xóm nghĩa địa, xóm bãi rác, xóm gầm cầu... Ở những cộng đồng này trẻ em ít có cơ hội tiếp cận với trường học, bệnh viện, nhà ở có chất lượng và nước sạch, vệ sinh môi trường và các phúc lợi xã hội khác;
- Ngoài ra CTXH còn gián tiếp cung cấp các dịch vụ xã hội cho trẻ em và gia đình trẻ thông qua việc biện hộ và vận động chính sách nhằm hỗ trợ trẻ và gia đình trẻ xử lý các vấn đề và đáp ứng những nhu cầu của họ.