Trung tâm Công tác xã hội Quảng Ninh

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM DÀNH CHO CÁN BỘ GIÁO DỤC (Trang 71 - 74)

Phần IV ĐỊA CHỈ, DỊCH VỤ TƯ VẤN, TRỢ GIÚP TRẺ EM CẦN SỰ BẢO VỆ

5. Trung tâm Công tác xã hội Quảng Ninh

(1) Phòng ngừa: Thực hiện khảo sát, nghiên cứu đánh giá để phát hiện những vấn đề cần hỗ trợ và thực hiện các hoạt động liên quan đến việc kiểm soát và loại bỏ những vấn đề có hại đến việc thực hiện chức năng xã hội.

(2) Can thiệp hỗ trợ: Thực hiện các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng bị tổn thương và các hoạt động hỗ trợ dài hạn nhằm góp phần phục hồi chức năng xã hội của đối tượng.

(3) Phục hồi: Thực hiện các hoạt động nhằm đưa các đối tượng về trạng thái bình thường trong thực hiện chức năng xã hội.

(4) Phát triển: Thực hiện các hoạt động giúp các đối tượng sử dụng tối đa tiềm năng và năng lực của mình, đồng thời tăng cường hiệu quả các nguồn lực xã hội hoặc cộng đồng để các đối tượng tái hòa nhập; hỗ trợ phát triển cộng đồng.

(5) Thực hiện các hoạt động hỗ trợ khẩn cấp:

+ Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện các hoạt động can thiệp khẩn cấp đối với các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp.

+ Tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp: Sau khi xử lý, xác minh thông tin do đối tượng cung cấp trực tiếp hoặc các nguồn thông tin khác; Đánh giá ban đầu các vấn đề và nhu cầu của đối tượng; Sàng lọc và phân loại đối tượng.

+ Trường hợp cần thiết thì chuyển gửi đối tượng tới các cơ quan chức năng: Y tế, Công an, Tư pháp hoặc các cơ sở bảo trợ xã hội có liên quan giải quyết.

+ Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp bảo đảm sự an toàn và đáp ứng nhu cầu khẩn cấp của đối tượng, gồm: Nơi cư trú tạm thời, thức ăn, quần áo, chi phí đi lại,...

+ Cung cấp dịch vụ điều trị y tế, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý cho đối tượng.

+ Tư vấn và cung cấp thông tin, hướng dẫn đối tượng tiếp cận các cơ sở bảo trợ xã hội phù hợp khác, bao gồm: Tư vấn pháp lý, dịch vụ xã hội, học nghề,...

5.2. Nhiệm vụ

(1) Thực hiện các hoạt động về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực;

(2) Truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng;

(3) Hoạt động Quản lý trường hợp đối với các đối tượng cần trợ giúp;

(4) Phát triển cộng đồng;

(5) Cứu trợ thảm họa, thiên tai;

(6) Tham gia thực hiện các chương trình, chính sách an sinh xã hội;

(7) Thực hiện các hoạt động liên quan đến phòng, chống tệ nạn xã hội;

(8) Trợ giúp gia đình và tư vấn, hỗ trợ thúc đẩy bình đẳng giới.

5.3. Đối tượng trợ giúp

(1) Các đối tượng có nhu cầu hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội.

(2) Tập trung ưu tiên các đối tượng:

- Đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp (Trẻ em bị bỏ rơi; nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động).

- Trẻ em, trẻ em có HCĐB, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

- Người khuyết tật.

- Người nghèo.

- Người nhiễm HIV/AIDS.

6. Văn phòng CTXH cấp huyện/xã:

Văn phòng Công tác xã hội cấp huyện do UBND cấp huyện quyết định thành lập, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện; Văn phòng CTXH cấp xã do UBND cấp xã quyết định thành lập, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của UBND xã/phường/thị trấn và Phòng Lao động Thương binh và Xã hội. Các Văn phòng CTXH cấp huyện, xã chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm Công tác xã hội tỉnh.

6.1. Chức năng, nhiệm vụ:

- Thực hiện hoạt động Truyền thông và tư vấn; hoạt động quản lý trường hợp đối với các đối tượng cần trợ giúp; thực hiện các hoạt động hỗ trợ khẩn cấp;

- Kết nối, chuyển tuyến đối tượng tới tuyến trên hoặc tới cơ sở bảo trợ xã hội, Trung tâm công tác xã hội tỉnh;

- Hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ xã hội, cộng tác viên công tác xã hội;

- Thực hiện các hoạt động về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực;

- Phát triển cộng đồng, tham gia thực hiện các chương trình, chính sách an sinh xã hội; triển khai thực hiện các hoạt động trợ giúp và tham gia hỗ trợ, cứu trợ thiên tai. Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động Văn phòng Công tác xã hội cấp dưới (nếu có).

6.3. Tên, địa chỉ các Văn phòng CTXH cấp huyện/xã/trường học (1) Văn phòng Công tác xã hội thành phố Móng Cái

Địa chỉ: Tầng 3, số 16, phố Võ Thị Sáu, phường Hòa Lạc, thành phố Móng Cái

Điện thoại: 0203.3805.658.

(2) Văn phòng Công tác xã hội huyện Tiên Yên

Địa chỉ: Tòa nhà Liên cơ quan, phố Thống Nhất, thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên.

Điện thoại: 0203.3742768.

(3) Văn phòng Công tác xã hội thành phố Hạ Long

Địa chỉ: 174 Lê Thánh Tông, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long Điện thoại: 0203.3556.814

(4) Văn phòng Công tác xã hội thị xã Quảng Yên

Địa chỉ: Số 100, phố Ngô Quyền, phường Quảng Yên, thị xã Quảng Yên.

Điện thoại: 0203.3559296.

Phó chủ nhiệm VP thường trực: Vũ Văn Thủy 0982045977.

(5) Văn phòng CTXH cấp xã:

- Văn phòng CTXH phường Hà An- thị xã Quảng Yên:

Phó chủ nhiệm: Vũ Thị Thùy Trang: 0968873392 - Văn phòng CTXH xã Liên Hòa- Thị xã Quảng Yên Phó chủ nhiệm: Hoàng Thanh Tuyền: 01263323202 - Văn phòng CTXH xã Yên Than – huyện Tiên Yên Phó chủ nhiệm: Đỗ Thị Thúy: 01645467566

- Văn phòng CTXH xã Đông Ngũ – huyện Tiên Yên Cán bộ thường trực: Phạm Văn Bền

- Văn phòng CTXH Phường Bãi Cháy – TP Hạ Long Phó Chủ nhiệm: Đoàn Thị Mai Anh: 0938575688 - Văn phòng CTXH Phường Đại Yên – TP Hạ Long Phó Chủ nhiệm: Trần Thị Minh Tâm: 01689985096 - Văn phòng CTXH Phường Cao Thắng – TP Hạ Long Phó Chủ nhiệm: Trần Thị Hạ: 0913580977

- Văn phòng CTXH xã Hải Đông-TP Móng Cái

Phó Chủ nhiệm: Phạm Thị Hương: 01688599223 (6) Văn phòng CTXH trường học:

- Văn phòng CTXH trường THCS Trần Hưng Đạo – TX Quảng Yên Phó chủ nhiệm: Vũ Thị Mai Hương: 0973608313

- Văn phòng CTXH Trường THCS Việt Hưng Chủ nhiệm: Đinh Thị Hương Thơm : 0932348868 - Văn phòng CTXH Trường THCS Nguyễn Văn Thuộc Chủ nhiệm: Phạm Văn Sơn: 0906152656

- Văn phòng CTXH trường THCS Thị trấn Tiên Yên Chủ nhiệm: Văn Thị Thu Hằng: 0946063585

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM DÀNH CHO CÁN BỘ GIÁO DỤC (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w