Chương V: YÊU CẦU BẮT BUỘC KHI ĐĂNG, PHÁT THÔNG TIN VỀ TRẺ EM VÀ CẢNH BÁO NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VỚI TRẺ EM
Điều 16. Cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em
III. Tác động của môi trường mạng đối với trẻ em và biện pháp khắc phục
2.2.1. Những căn bệnh thường gặp khi sử dụng Internet
* Bệnh nghiện Internet:
Nghiện Internet là căn bệnh mới xuất hiện trong thời gian gần đây, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, có trường hợp, vụ việc xảy ra làm hao người tốn của, có những trường hợp, vụ việc xảy ra nghiêm trọng vì đối tượng có thể trở thành hung thủ để lừa gạt, gây án giết người, đây cũng là mặt trái của phương tiện truyền thông.
Cũng giống như những căn bệnh khác, nghiện Internet làm cho người trong cuộc quên đi mọi thứ và luôn nghĩ đến Internet, bị cuốn hút vào các dịch vụ có trên mạng Internet như tán gẫu, chơi game, giải trí, truy cập thông tin dẫn đến quên việc học hành hoặc làm việc.
Nghiện Internet chủ yếu là các game online trực tuyến với hình thức nhiều người cùng chơi đang là một vấn đề xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới.Tại Mỹ, tỷ lệ thanh thiếu niên thành thị nghiện Internet chiếm khoảng từ 5-10%. Tại Trung Quốc lên đến 14% tương đương 24 triệu người. Riêng ở Hàn Quốc hiện nay tỷ lệ giới trẻ nghiện Internet đang gia tăng tới mức báo động. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng một mạng lưới 140 Trung tâm tư vấn về nghiện Internet, cùng với các chương trình điều trị ở gần 100 bệnh viện và gần đây nhất là mở trại "Giải thoát khỏi Internet" cho thanh thiếu niên.
* Hội chứng rối loạn chi trên
Hội chứng rối loạn chi trên là căn bệnh nói về hiện tượng đau cứng cổ, đau cổ tay, mỏi cánh tay, hội chứng tổn thương lặp đi lặp lại liên quan đến Internet.
Hội chứng tổn thương lặp đi, lặp lại là căn bệnh thường gặp ở cánh tay đối với những người sử dụng bàn phím nhiều và nếu không bố trí thời gian thích hợp, giải lao, nghỉ ngơi thì lâu ngày có thể gây tổn thương cơ, dây chằng, khớp xương và làm cho bệnh thêm nặng.
* Giận dữ vì Internet
Chứng giận dữ vì Internet còn được ví là hiện tượng “quá tải thông tin”. Theo đó khi thông tin đa dạng, người cần tiếp cận nhanh, nhưng tốc độ lại chậm hoặc không thỏa mãn gây khó chịu, tăng stress.
Kết luận này được dựa vào một nghiên cứu của hãng Webtop của Anh ở 200 người và phát hiện thấy có tới 68% bị stress nặng vào cuối tuần do Internet, 38%
trong số này cho biết họ còn bực tức hơn cả khi bị tắc đường.
* Trầm cảm Facebook
Facebook Depression là căn bệnh thường gặp ở nhóm tuổi teen khi nghiện Internet, nhất là khi không làm được những điều mong muốn trên Internet như nhắn tin, gửi email hoặc các tính năng tiện ích khác. Hiện tượng này lặp đi lặp lại làm cho bệnh tình thêm nghiêm trọng. Tạo ra những ngữ thái tình cảm mang tính tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống.
* Hội chứng mắc bệnh giả vờ (Hội chứng Munchausen)
Hội chứng Munchausen là căn bệnh giả vờ mắc bệnh để người khác quan tâm và ở đây Internet cũng vậy nó tạo ra căn bệnh này bằng cách cung cấp vô tận các dịch vụ trực tuyến để mọi người quan tâm, chia xẻ hoặc nhận khuyến cáo hay sự cảm thông của người khác.
Thậm chí có người còn giả vờ là nạn nhân của tình trạng hành hung, bạo lực để tạo cơ hội được “quan tâm” về tinh thần lẫn vật chất nhưng thực tế lại không phải vậy, hoặc thậm chí có người còn lợi dụng Internet để kiếm lời.
* Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu (bệnh DVT)
Bệnh thường gặp ở nhóm người ngồi nhiều lại khát nước, ít vận động như đi máy bay đường dài. Tương tự những người ngồi nhiều trước màn hình máy tính cũng mắc căn bệnh này, làm tê chân cẳng, đau nhức, hình thành cục máu trong tĩnh mạch sâu.
* Đau lưng
Khi sử dụng Internet nếu không ngồi đúng tư thế, nhất là những người dư thừa trọng lượng, béo phì, nghiện hút thuốc lá, ít vận động thì rất dễ mắc bệnh đau lưng, đau cột sống.
* Đau đầu
Có 3 hiện tượng đau đầu liên quan đến người sử dụng nhiều Internet là:
Thứ nhất: Nhức đầu căng thẳng, đây là căn bệnh không phải do stress mà do căng cổ, căng tay, căng mắt và stress thể chất;
Thứ hai: Đau đầu mãn tính thường ngày, căn bệnh mà người sử dụng Internet bị đau quá nửa số ngày trong tháng;
Thứ ba: Đau đầu vì stress, hiện tượng này là do sử dụng Internet quá nhiều, căng thẳng trong việc suy nghĩ tìm kiếm thông tin hoặc soạn thảo văn bản, bài viết.
* Đau đớn âm ỉ, bồn chồn, lo âu
Rất nhiều người nghiện Internet cho biết họ mắc phải căn bệnh lạ rất khó giải thích, thậm chí họ còn cho rằng nó rất nguy hiểm. Thực tế thì đây là căn bệnh mang tính thần kinh làm cho những người trong cuộc cảm thấy bất ổn, bồn chồn, đứng ngồi không yên hoặc còn gọi là bệnh đau mang tính tâm thần.
* Suy giảm thị lực
Những người sử dụng Internet thường xuyên hoặc kéo dài nhiều giờ sẽ dẫn đến mờ mắt, khô mắt và giảm thị lực.
* Teo chất xám
Nghiện Internet làm giảm chất xám và thay đổi một số cấu trúc nằm sâu bên trong não. Nghiện càng lâu thì mức độ thay đổi cấu trúc não càng rõ, hiện tượng này có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực như giảm khả năng kiềm chế các hành vi sai trái, giảm khả năng định hướng mục tiêu, giảm khả năng ra quyết định và giảm trí nhớ.
* Trẻ dễ bị béo phì, quan hệ xã hội giảm sút, bị cô độc
Do dành nhiều thời gian cho Internet nên rất hạn chế vận động và hạn chế giao tiếp với người xung quanh, do đó rất ít bạn và thường là không có bạn thân.
(2) Ảnh hưởng đến tư duy: Xu hướng thiếu kiên nhẫn. Lý do: Từ sự sẵn có, cách tìm kiếm nhanh chóng của những điều mà một giáo viên muốn ở trẻ biết cách sử dụng tư duy để suy nghĩ, giải quyết một vấn đề thì ngược lại trẻ lại dựa dẫm vào những cái đã có sẵn thông qua mạng internet, trẻ em ngày nay thực tế đang học theo phương pháp dạy của "tiến sỹ Google"; điều này quả thật không phải là một điều tốt khi trẻ đang trong độ tuổi dần phát triển trở thành người lớn.
2.2. Ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ trong gia đình: Hầu hết các bậc cha mẹ có ít thời gian hơn với con cái của họ, vì họ phải làm việc và sau một ngày bố
mẹ sẽ trở về nhà và họ sẽ có rất ít thời gian để vừa làm công việc nhà, vừa trò chuyện hay chơi với con. Vì vậy, vào cuối ngày, thường trẻ chỉ thấy thoải mái khi chơi game, xem truyền hình, chat với bạn bè trên facebook, truy cập những trang web có nội dung không lành mạnh trong khi bố mẹ phải nấu nướng, giặt giũ, chuẩn bị bữa tối. Dần dần chúng cảm thấy không thể thiếu và rời xa được những thói quen này; cảm giác gần gũi, trò chuyện với bố mẹ sẽ dần mất đi. Đến lúc đó thì trẻ sẽ thụ động, thậm chí việc nghe lời bố mẹ sẽ là một điều rất khó khăn cho bất kỳ bậc phụ huynh nào.