Phần II KIẾN THỨC VỀ BẢO VỆ TRẺ EM
Điều 19. Không tố giác tội phạm
10. Các văn chỉ đạo về phòng chống xâm hại, bạo lực trẻ em
- Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
- Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em;
- Công văn số 1295/BGDĐT- GDCTHSSV ngày 05/4/2018 về việc tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học;
(2) Văn bản của HĐND, UBND tỉnh:
- Quyết định số 2010/QĐ-UBND ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh về Phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020;
- Công văn số 2004/UBND-VX2 ngày 28/3/2017 v/v tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện các giải pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em;
- Công văn số 3598/UBND-VX2 v/v thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg, Công văn số 9284/UBND- VX2 ngày 12/12/2017 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước và thực hiện các giải pháp bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, xử lý đối với các hành vi xâm hại trẻ em;
- Công văn số 9284/UBND-VX2 ngày 12/12/2017 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước và thực hiện các giải pháp bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, xử lý đối với các hành vi xâm hại trẻ em.
- Công văn số 2247/UBND-GD ngày 11/4/2018 về việc tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn trường học;
- Nghị quyết số 91/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số nội dung của Nghị quyết số 222/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 của HĐND tỉnh, trong đó hỗ trợ hằng tháng cho trẻ em bị xâm hại tình dục phải sinh con và đang nuôi con; trẻ em dưới 72 tháng tuổi sinh ra từ trẻ em bị xâm hại tình dục (mức dưới 48 tháng tuổi là 70% mức lương cơ sở/trẻ/tháng; từ đủ 48 tháng đến 16 tuổi là 50% mức lương cơ sở/trẻ/tháng).
(3) Văn bản của các sở, ngành, địa phương:
* Sở Lao động TB & XH:
- Công văn số 700/LĐTBXH-BVCSTE ngày 11/4/2017 về việc thực hiện công tác phòng, chống xâm hại trẻ em;
- Công văn 1221/LĐTBXH-BVCSTE về việc triển khai Luật trẻ em, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017;
- Công văn số 08/LĐTBXH-BVCSTE ngày 27/4/2017 về việc rà soát và thực hiện giải pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em;
- Công văn số 3005/LĐTBXH- BVCSTE ngày 20/12/2017 về tăng cường công tác quản lý nhà nước và thực hiện các giải pháp bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, xử lý đối với các hành vi xâm hại TE;
- Thông báo số 256/TB- BĐH ngày 01/8/2017 về Kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về những vấn đề cần tăng cường trong công tác bảo vệ trẻ em;
- Công văn số 738/ LĐTBXH-BVCSTE ngày 05/4/2018 về thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của TW, của tỉnh về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em;
- Công văn số 847/LĐTBXH-BVCSTE ngày 16/4/2018 về tăng cường tham mưu, phối hợp trong công tác bảo vệ trẻ em, đảm bảo an ninh, an toàn trường học
* Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Kế hoạch số 1240/KH-SGDĐT ngày 9/6/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo về tăng cường các giải pháp phòng chống tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước cho trẻ em, học sinh.
- Công văn số 127/SGDĐT- CTTT ngày 16/01/2017 của Sở GDĐT về việc tăng cường phòng, chống tai nạn thương tích cho học sinh.
- Kế hoạch 551/KH-SGDĐT ngày 08/3/2017 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bạo lực học đường và đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục;
- Công văn 2598/SGDĐT- CTTT ngày 22/9/2017 về việc tăng cường công tác quản lý nề nếp, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên;
- Công văn số 3140/SGDĐT-GDMN ngày 27/11/2017 về việc ngăn chặn tình trạng xâm hại, bạo hành trẻ em mầm non. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường tổ chức nói chuyện chuyên đề, ngoại khóa nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của giáo viên, học sinh trong việc “Nói không với hành vi bạo lực, xâm hại”.
- Công văn số 126/SGDĐT-CTTT ngày 16/01/2018 của Sở GDĐT về việc tiếp tục tăng cường các giải pháp bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Công văn số 801/SGDĐT – CTTT ngày 12/4/2018 của Sở GDĐT về việc tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn trường học.
- Công văn số 924/SGDĐT – CTTT ngày 20/4/2018 của Sở GDĐT về việc tăng cường phòng, chống đuối nước cho học sinh.
- Công văn số 913/SGDĐT – CTTT ngày 24/4/2018 của Sở GDĐT về việc tăng cường phòng, chống duối nước cho học sinh, trẻ em trong dịp hè 2018...
* Công an tỉnh:
- Công văn số 1519/CV- CAT- PC45 ngày 26/6/2017 chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Nghị định số 56/2017/NĐ- CP quy định chi tiết thực hiện một số Điều của Luật Trẻ em năm 2017 và Chỉ thị số 18/CT- TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cương các biện pháp phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
* Viện kiểm sát nhân dân tỉnh: Chỉ đạo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân 14 huyện, thị xã, thành phố và phòng thực hành quyền công tố kiểm sát điều tra- kiểm sát xét xử án trật tự xã hội nghiêm túc quán triệt triển khai thực hiện rà soát những hồ sơ, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em tiến hành xác minh giải quyết nhanh, kịp thời truy tố, xét xử nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
* Tòa án nhân dân tỉnh: Quán triệt chỉ đạo hệ thống Tòa án nhân dân hai cấp thuộc tỉnh khẩn trương tiếp nhận hồ sơ, thụ lý, phân công Thẩm phán nghiên cứu và giải quyết kịp thời, dứt điểm, xử lý nghiêm các vụ án về các tội phạm bạo lực, xâm hại trẻ em.
* Ủy ban nhân dân 14/14 huyện, thị xã, thành phố: ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 18/CT- TTg, công văn chỉ đạo triển khai Luật trẻ em, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP; tiến hành rà soát đánh giá việc triển khai các văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh về phòng chống xâm hại trẻ em để tăng cường xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em và công tác phòng chống xâm hại tình dục trẻ em; can thiệp, trợ giúp các trường hợp trẻ em bị XHTD.
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TRẺ EM
1. Khái niệm bạo lực trẻ em 1.1. Khái niệm chung:
* Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
* Hành vi bạo lực đối với trẻ em bao gồm:
- Lăng nhục, chửi mắng, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý, gây tổn thương về tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em;
- Đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt làm những việc trái với đạo đức xã hội; cấm đoán trẻ em thực hiện quyền tối thiểu của trẻ em.
- Cưỡng ép trẻ em lao động quá sức, quá thời gian quy định, làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại và những công việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm.
1.2. Bạo lực học đường: (Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường).
- Học đường gồm: cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục), lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dạy kỹ năng, lớp dạy năng khiếu, lớp dạy văn hóa, lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn hoặc có hoàn cảnh đặc biệt không được đi học ở nhà trường (sau đây gọi chung là lớp độc lập) có người học dưới 18 tuổi;
- Bạo lực học đường: là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
2. Các hình thức bạo lực thường xảy ra
2.1. Bạo lực trong gia đình: Gồm các hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần đối với trẻ em (khoản 2- Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình).
- Dùng vũ lực hành hung, đánh đập gây thiệt hại tới tính mạng hoặc sức khỏe cho trẻ.
- Hành hạ, ngược đãi trẻ:
+ Thường xuyên gây tổn hại về sức khỏe, gây tổn thương về tinh thần;
+ Đối xử tồi tệ như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm;
+ Ép buộc thực hiện hành vi trái pháp luật;
+ Bỏ mặc không chăm sóc
+ Thường xuyên dọa nạt bằng các hình ảnh, con vật, đồ vật mà trẻ sợ;
+ Nuôi các con vật, trồng các loại cây gây hại cho sức khỏe của trẻ tại nơi ở của trẻ;
+ Ép buộc trẻ phải xem, nghe, đọc những văn hóa phẩm đồi trụy, kinh dị;
+ Ép buộc trẻ em bán dâm;
- Cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm:
+ Lăng mạ, chửi bới, chì chiết;
+ Tiết lộ hoặc phát tan tư liệu thuộc bí mật nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+ Cưỡng ép lột bỏ quần áo trước mặt nhiều người hoặc nơi công cộng;
+ Phổ biến, phát tán bài viết, hình ảnh, âm thanh về vụ bạo lực đối với trẻ nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với trẻ:
+ Cấm ra khỏi nhà, ngăn cản gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc các mối quan hệ xã hội khác nhằm cô lập trẻ;
+ Không đọc sách, báo, xem ti vi, nghe đài hoặc tiếp cận với thông tin đại chúng hàng ngày;
+ Buộc trẻ phải chứng kiến cảnh bạo lực của người có hành vi bạo lực với thành viên gia đình khác, người khác hoặc các con vật;
+ Không cho tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc có hành vi gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với trẻ.
- Bạo lực liên quan tới tình dục, bao gồm:
+ Cưỡng ép quan hệ tình dục;
+ Cưỡng ép thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ khác trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau, bao gồm:
+ Ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu;
giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
+ Cản trở người không trực tiếp nuôi con thăm nom con sau khi ly hôn, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của Tòa án;
- Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con; Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật; Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
- Cưỡng ép tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác;
- Bạo lực về kinh tế, bao gồm:
+ Ép buộc lao động quá sức hoặc làm công việc năng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;
+ Ép buộc đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống;
- Buộc trẻ em cùng thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ trái pháp luật;
2.2. Trong cộng đồng
- Đánh đập, trấn áp để lấy tài sản hoặc bắt trẻ em làm những việc mà trẻ không muốn, những việc trái pháp luật; đe dọa trực tiếp hoặc qua mạng; ...
2.3. Bạo lực học đường:
- Xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau như: chửi mắng, dùng lời lẽ thô tục để làm nhục, dùng đòn roi để trấn áp các em. Nạn nhân bị bạo lực cũng có thể do giáo viên hoặc do chính các bạn cùng trường hành xử kiểu hội đồng.
- Một phương tiện nữa mang tính chất bạo lực tinh thần, đó là học sinh sử dụng điện thoại di động để ghi hình vụ hành hung, sau đó tung lên mạng Internet để làm nhục nạn nhân, khoe “thành tích” của mình… Nhưng thái độ của những người chứng kiến là bàng quan, không can ngăn, cứu giúp nạn nhân mà còn reo hò, cổ vũ.
Thái độ này nếu không được quan tâm, chấn chỉnh kịp thời sẽ dần hình thành trong các em thói quen thờ ơ trước cái xấu, thậm chí đồng lõa với cái xấu đang diễn ra xung quanh mình.
- Hành vi thường xuyên trêu chọc, kỳ thị, lời lẽ miệt thị của bạn bè với trẻ cũng là hành vi gây bạo lực tinh thần đối với trẻ khiến cho trẻ tự ti, khó hòa nhập, sợ đến lớp.
- Kỷ luật bằng bạo lực, sử dụng hình phạt về tâm lý, đe dọa đuổi học đối với học sinh không phù hợp với lỗi của trẻ gây ra.
3. Hậu quả của việc dùng bạo lực đối với trẻ em
- Làm trẻ đau đớn về thể xác, tổn thương về tinh thần, khủng hoảng tâm lý, tự ti, mất niềm tin, hay nghi ngờ về mọi thứ. Việc phải chứng kiến hoặc chịu đựng bạo lực hưởng tới sức khỏe, hạnh phúc và tương lai của trẻ em.
- Nhiều nghiên cứu cho thấy: Tuổi thơ bị ngược đãi và đời sống gia đình lục đục có mối tương quan mạnh mẽ với những hành vi không lành mạnh ở tuổi trưởng thành như: hút thuốc lá, ăn uống không lành mạnh, lạm dụng rượu và ma túy, trầm cảm, tự tử và tình dục bừa bãi. Những người bị ngược đãi khi còn nhỏ, lớn lên thường gây bạo lực cho người khác, về sức khỏe thường mắc các bệnh mãn tính nhiều hơn như: bệnh tim, ung thư, bệnh phổi, bệnh gan, đột quỵ, tiểu đường, béo phì, huyết áp cao, cholesterol cao...
- Khi xảy ra bạo lực, vết thương trên cơ thể có thể biến mất, nhưng vết sẹo tinh thần thì không thể. Bạo lực ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em, làm tổn hại khả năng học tập và hòa nhập xã hội và làm suy yếu sự phát triển của trẻ để trở thành những người có ích và những bậc cha mẹ gương mẫu trong tương lai.
4. Một số biện pháp phòng chống bạo lực trẻ em 4.1. Biện pháp chung:
(1) Hỗ trợ các bậc cha mẹ, người chăm sóc và gia đình để chăm sóc, bảo vệ con cái của họ theo những cách có lợi cho sự khỏe mạnh và tiềm năng của trẻ em;
sử dụng phương pháp giáo dục phù hợp đối với trẻ "Roi vọt không làm trẻ nên người - Yêu thương mạnh hơn lời quát mắng". Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em, để giúp các em tự bảo vệ khỏi bạo lực.
(2) Phát động các chiến dịch truyền thông đại chúng, vận động xã hội phòng chống bạo lực trẻ em, nhằm thay đổi những thái độ và chuẩn mực xã hội với vấn đề này, làm cho mọi người nhận thức được rằng dùng hành vi bạo lực trẻ em dù dưới bất kỳ hình thức nào đều không thể chấp nhận được. Bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực là trách nhiệm của mọi người.
(3) Các cấp chính quyền, nhà trường và tổ chức xã hội cần nắm được tình hình bạo lực trẻ em tại địa phương, qua những dữ liệu như: Bạo lực diễn ra với trẻ em như thế nào, khi nào và tại sao, để từ đó tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em và chiến lược xử lý. Khi phát hiện các hành vi bạo lực trẻ em thì không nên làm ngơ, không che giấu, mà cần có hành động phù hợp để ngăn chặn hành vi bạo lực đối với trẻ và báo cáo kịp thời với các cơ quan chức năng để tìm cách giải quyết, xử lý.
(4) Hỗ trợ và thúc đẩy và cung cấp dịch vụ cho trẻ em và gia đình của các em để xác định, giúp đỡ và chăm sóc những nạn nhân bị bạo lực, giúp các em đối phó với hoàn cảnh, làm giảm những tác hại và tổn thương cho trẻ.
(5) Tăng cường các chính sách và luật pháp bảo vệ trẻ em, xử lý nghiêm hành vi bạo lực gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ em.
(6) Bạo lực trẻ em hoàn toàn có thể phòng ngừa, mọi người cùng chung tay ngăn chặn những hành vi bạo lực đối với trẻ em nhằm bảo vệ trẻ em, giúp các em có môi trường sống an toàn, lành mạnh để phát triển và có cuộc sống tốt đẹp hơn.
4.2. Biện pháp phòng, chống bạo lực học đường:
(1) Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường:
a) Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;
b) Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học;
phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học;
giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;
c) Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;
d) Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;
đ) Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
(2) Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường:
a) Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường;
b) Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể;
c) Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.