- HS hiểu : Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái ung dung trong bất kỳ hoàn cảnh nào của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù.. Hai bài thơ Ngắm trăng và Đi đường đ
Trang 1Bài 21 – Tiết 85
Tuần 23
NGẮM TRĂNG - ĐI ĐƯỜNG
Hồ Chí Minh
1 Mục tiêu :
1.1 Kiến thức :
- HS biết : Nắm được nội dung, ý nghĩa hai bài thơ : Ngắm trăng, Đi đường.
Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ
- HS hiểu : Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái ung
dung trong bất kỳ hoàn cảnh nào của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù
1.2 Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm
1.3 Thái độ:
- Yêu mến, cảm phục trước tâm hồn nghệ sĩ đầy lạc quan, yêu thiên nhiên của Bác
- KNS: Giao tiếp, phân tích giá trị nội dung nghệ thuật
2 Trọng tâtm :
- Phân tích nội dung, ý nghĩa hai bài thơ
- Những nét đặc sắc về nghệ thuật của hai bài
3 Chuẩn bị :
3.1 GV : Bảng phụ, giáo án.
Trang 23.2 HS : Bài soạn, sách vở
4 Tiến trình :
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện :
4.2 Kiểm tra miệng :
Em hãy đọc lại bài thơ: Tức cảnh Pác
Bó? ( 3 đ )
Nêu những nghệ thuật đặc sắc và ý
nghĩa của bài thơ? ( 5 đ )
Hai bài thơ Ngắm trăng và Đi đường
được trích từ đâu ? của tác giả nào ? ( 2
đ)
HS đọc bài thơ
Nghệ thuật.
- Có tính chất ngắn gọn, hàm xúc
- Vừa mang đặc điểm cổ điển, truyền thống vừa có tính chất mới mẻ hiện đại
- Có lời thơ bình dị pha giọng đùa vui, hóm hỉnh
- Tạo được tứ thơ độc đáo, bất ngờ,thú
vị và sâu sắc
Ý nghĩa:
- Bài thơ thể hiện cốt cách tinh thần Hồ Chí Minh luôn trào đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng
Hai bài thơ Ngắm trăng và Đi đường được trích từ tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh
Trang 34.3 Bài mới :
Hoạt động 1: Vào bài
“Nhật kí trong tù” là một tác phẩm nổi
tiếng của Bác Hồ Đó là tác phẩm đánh
dấu một giai đoạn lịch sử quan trọng
trong cuộc đời hoạt động cách mạng của
Người Hôm nay, chúng ta cùng tìm
hiểu một bài thơ trong tập thơ đó
Hoạt động 2 : Đọc và tìm hiểu chú
thích
GV hướng dẫn luyện đọc: Câu 1 giọng
bình thản, câu 2 bối dối, câu 3, 4 giọng
đằm thắm, vui, sảng khoái
GV: Đọc mẫu bản phiên âm và dịch thơ,
sau đó gọi hs đđọc
HS: luyện đọc
Lớp nhận xét
HS đọc chú thích dấu sao
? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
HS: Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Bài thơ
được viết trong nhà tù Tưởng Giới
A VĂN BẢN : NGẮM TRĂNG I/ Đọc và tìm hiểu chú thích 1/Đọc:
Trang 4Thạch, khi bác bị vô cớ bắt giam tại
Trung Quốc 8/1942 Bài thơ được trích
trong tập “ Nhật ký trong tù”
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
HS: Thất ngôn tứ tuyệt
GV: Chốt lại
Bài thơ được viết bằng chữ Hán
Nhan đề “ Vọng nguyệt” là ngắm trăng.
Người xưa thường ngắm trăng, thưởng
nguyệt-đây là thú vui tao nhã của những
bậc thi nhân, mặc khách vui cùng gió
trăng, mây nước.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc và tìm
hiểu văn bản
- HS đọc lại câu 1
? Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
HS: trong tù, không rượu, không hoa
? Vì sao Bác lại nói “Ngục trung vô tửu
diệc vô hoa” ( Trong tù không rượu
cũng không hoa) ?
HS: Thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp
thường đem rượu trước hoa để ngắm
trăng Có rượu và hoa thì sự thưởng
thức trăng mới thật mĩ mãn Nhưng ở
đây Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh tù
đày điều kiện sinh hoạt thiếu thốn.
? Trong câu thơ nguyên tác, tác giả đã
sử dụng nghệ thuật gì ? tác dụng của
2 Chú thích :
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Bài thơ được viết trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, khi bác bị vô cớ bắt giam tại Trung Quốc 8/1942 Bài thơ được trích trong tập “ Nhật ký trong tù”
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
II/ Đọc và tìm hiểu văn bản
Trang 5nó ?
HS: Dùng điệp từ “vô”, nhấn mạnh sự
thiếu thốn điều kiện để thưởng trăng.
GV: Trăng đẹp, nhưng thiếu điều kiện
ngắm trăng Trong tình huống ấy, người
tù có tâm trạng gì ?
HS: băn khoăn, bối rối, lúng túng…
? Vì sao Bác lại có tâm trạng bối rối như
vậy?
HS: Vì trăng đẹp lộng lẫy như vậy
nhưng Người không được thưởng
nguyệt một cách thực sự ( không tự do,
lại thiếu 2 thứ quan trọng nhất).
? Tâm trạng ấy cho ta hiểu gì về con
người của Hồ Chủ Tịch ?
HS: Yêu thiên nhiên sâu sắc, xúc động
mạnh mẽ trước vẻ đẹp của thiên nhiên,
của đêm trăng dù trong cảnh mất tự do.
GV: Trước cảnh đẹp của đêm trăng
người tù đã vượt lên trên hoàn cảnh để
đón nhận nó như đón nhận một người
bạn thân thiết gắn bó - Nhà thơ chủ
động đến với trăng cho dù là ngắm
suông Một sự phủ định “khó hững hờ”
để khẳng định người không thể hững hờ
trước cảnh đẹp đêm trăng
HS: Đọc hai câu cuối
? Trong hoàn cảnh mất tự do đó, người
tù làm thế nào để thưởng thức vẻ đẹp
đêm trăng ?
1/ Hai câu thơ đầu
- Hoàn cảnh : trong tù, không rượu, không hoa
Trang 6HS: Người tù vẫn hướng ra ngoài song
sắt để thưởng thức vẻ đẹp đêm trăng
Nhân – song tiền- minh nguyệt
Nguyệt – song khích – thi gia
? Quan sát hai câu thơ nguyên tác và
xác định vị trí của người và trăng ? Vị
trí này có gì đặc biệt ?
HS: Người và trăng đối xứng nhau qua
song sắt nhà giam và đến câu cuối thì
người tù đã trở thành thi gia( nhà thơ )
GV : Kết cấu đăng đối này ở bản dịch
không còn
? Theo em, ở hai câu thơ này có mấy
nhân vật xuất hiện ? Vì sao em khẳng
định thế ? (Tác giả dùng biện pháp nghệ
thuật gì ? Tác dụng ?)
HS: Tác giả dùng nghệ thuật nhân hoá,
trăng và người như hai người bạn thâm
giao, họ tìm đến nhau trao đổi tâm tình.
Lúc này, song sắt nhà giam trở thành vô
nghĩa trước sự chủ động tìm đến nhau,
thường trực hướng về nhau của những
người tri âm, tri kỉ ( Bác- Trăng).
GV:Trăng như người bạn thân, người
bạn tri kỉ, tri âm trong những lúc vui
buồn, trong khó khăn hoạn nạn Như
cùng chia sẻ niềm vui nỗi buồn
- Trăng và người ngắm nhau qua song
cửa nhà tù Chứng tỏ nhà tù dù có lớn,
có tàn bạo đến đâu cũng chỉ có thể giam
được thể xác con người, chứ không thể
Tâm trạng bối rối băn khoăn, xúc động trước cảnh đẹp đem nay biết làm thế nào
Trước cảnh đẹp của đêm trăng người
tù đã vượt lên trên hoàn cảnh để đón nhận nó như đón nhận một người bạn thân thiết gắn bó Cho thấy lòng yêu thiên nhiên say đắm, rung động mạnh
mẽ trước vẻ đẹp đêm trăng
2/Hai câu cuối
Trang 7giam được tâm hồn con người.
“ Giam người khoá cả chân tay lại
Chẳng thể ngăn ta nghĩ tự do ”
và cũng đúng như tư tưởng của tập nhật
ký trong tù “ Thân thể trong lao…”
? Qua đó, em hiểu gì con người Hồ Chí Minh ?
-> Bác là người yêu thiên nhiên, gắn
bó mật thiết với thiên nhiên
? Qua bài thơ em hiểu được gì về tâm hồn Bác?
HS: Tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, chan hoà, yêu thiên nhiên, phong thái ung dung luôn hướng về cái đẹp.
GV : Tình yêu thiên nhiên sâu sắc đó ta còn thấy ở nhiều bài thơ khác của Người…( Thân thể ở trong lao ở cao)
GV: Cho hs thảo luận nhóm rút ra ý nghĩa của bài
HS: Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm.
Trang 8Hoạt động 1 : Hướng dẫn đọc và tìm
hiểu chú thích
GV: Đọc mẫu, gọi hs đọc
HS luyện đọc
Lớp nhận xét, sửa chữa
? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
HS: Bài thơ ra đời trong thời gian Bác
Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch
bắt giam trong nhà tù ở Quảng Tây –
Trung Quốc (8/1942-9/1943)
Hoạt động 2 : Đọc và tìm hiểu văn
bản
Cho Hs đọc 2 câu đầu
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan,
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
? Hai câu thơ đầu nói lên sự gian nan vất
vả của ai?
HS: Bác Hồ
? Nghệ thuật trong hai câu thơ đầu ?
HS: Điệp từ tẩu lộ, trùng san
? Các điệp từ: tẩu lộ, trùng san được sử
Người và trăng giao hoà, đồng cảm với nhau
Trang 9dụng trong hai câu thơ nhằm nhấn mạnh
điều gì ? Có hiệu quả nghệ thuật như thế
nào ?
HS: Đi đường : chuyển từ nhà lao
này-> nhà lao khác nỗi gian lao, vất vả của
người đi đường Khó khăn gian lao
triền miên dường như bấy tận “ núi cao
rồi lại núi cao trập trùng” là một thực
tế hết núi rồi lại núi, trong khi đó Bác
lại bị gong cùm, xiềng xích song ở đây
Bác muốn nói đến con đường cách
mạng đầy khó khăn vất vả.
HS đọc hai câu thơ cuối
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian.
? Hai câu thơ cuối có hai lớp nghĩa, đó
là những lớp nghĩa nào ?
? Em có nhận xét gì về sự chuyển ý
giữa hai câu thơ đầu và hai câu thơ sau ?
HS: Ở câu 2 và câu 4 nói lên nỗi gian
lao của người đi đường núi và niềm vui
sướng của người đứng trên cao ngắm
cảnh
? Theo em đây có phải đơn thuần là bài
thơ tả cảnh không ?
HS: Mọi gian lao, vất vả đều đã kết
thúc lùi về phía sau, người đi đường đến
=> Tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, sự tự do nội tại-> bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ - nghệ sĩ
3 Ý nghĩa:
Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm
B Văn bản : Đi đường
I Đọc và tìm hiểu chú thích :
1 Đọc :
2/Hoàn cảnh ra đời
Bài thơ ra đời trong thời gian Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong nhà tù ở Quảng Tây – Trung
Trang 10đỉnh núi cao chót vót Lúc gian lao nhất
đồng thời cũng là lúc mọi khó khăn vừa
kết thúc, người đi đường đứng trên cao
điểm tột cùng, đến đích thắng lợi.
? Hãy nêu vắn tắt giá trị nội dung và
nghệ thuật của bài thơ ?
Quốc (8/1942-9/1943)
II/ Đọc và Tìm hiểu văn bản
1 Hai câu thơ đầu (Khai -Thừa)
-> Nỗi gian lao, vất vả của người đi : Khó khăn chồng chất, gian lao triền miên trong khi Bác lại bị gong cùm, xiềng xích
Trang 112 Hai câu thơ cuối : (Chuyển- Hợp)
-> Niềm hạnh phúc lớn lao của người chiến sĩ Cacùh mạng sau khi trải qua đoạn đường đầy khó khăn, gian khổ
=> Con người vươn tới đỉnh cao của thắng lợi với tư thế làm chủ
3 Nghệ thuật:
- Kết cấu chặt chẽ, lời thơ tự nhiên, bình
dị , gợi hình ảnh và giàu cảm xúc
- Tác dụng nhất định của bản dịch thơ trong việc chuyển dịch một bài thơ viết bằng chữ Hán sang tiếng Việt
4 Ý nghĩa của bài thơ :
Đi đường viết về việc đi đường gian lao,
từ đó nêu lên triết lí về bài học đường đời, đường cách mạng: vượt qua gian lao sẽ đến thắng lợi vẻ vang
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố :
Câu 1 : Nêu ý nghĩa của bài Ngắm trăng ?
Đáp án : Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm
Trang 12Câu 2 : Nêu ý nghĩa của bài Đi đường ?
Đáp án : Đi đường viết về việc đi đường gian lao, vất vã , từ đó nêu lên triết lí về bài học đường đời, đường cách mạng: vượt qua gian lao sẽ đến thắng lợi vẻ vang
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học :
Đối với bài học ở tiết học này :
- Học thuộc lòng hai bài thơ (bảng dịch thơ)
- Học thuộc nội dung, ý nghĩa hai bài
- Tìm thêm những bài thơ khác của tập thơ Nhật ký trong tù
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :
- Chuẩn bị bài : Câu cảm thán
- Đọc và tìm hiểu trước các ví dụ
- Tìm hiểu về đặc điểm, chức năng của câu cảm thán
- Xem trước phần luyện tập,
5 Rút kinh nghiệm :
-
-
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: -