Đôi nét về Trung tâm Y tế thành phố Việt Trì

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng bảo quản và sử dụng vacxin tại trung tâm y tế thành phố việt trì năm 2012 (Trang 30)

Trung tâm Y tế thành phố Việt Trì được thành lập tháng 11/1990 theo quyết định số 2040/ QĐ – UB ngày 02/10/1990 của UBND thành phố Việt Trì trên cơ sở hợp nhất hợp nhất: 2 phòng khám đa khoa khu vực, phòng Y tế, đội sinh đẻ kế hoạch và đội vệ sinh phòng dịch.

21

Tháng 01/2006, Trung tâm Y tế Việt Trì được tách ra và thành lập Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Việt Trì theo quyết định số 2110/ QĐ - UBND ngày 08/08/2005 của UBND tỉnh Phú Thọ.

Thực hiện quyết định ksoos 4197/QĐ-UBND ngày 30/05/2008 của UBND Tỉnh Phú Thọ về việc đổi tên Trrung tâm Y tế dự phòng huyện, thành thị thành Trung tâm y tế huyện, từ tháng 08/2008 trung tâm Y tế dự phòng thành phố Việt Trì đổi tên thành Trung tâm Y tế thành phố Việt Trì và tiếp nhận, quản lý cơ sở vật chất và nhân lực trạm y tế 23 xã phường trên địa bàn thành phố.

Trung tâm Y tế thành phố Việt Trì là đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở y tế chịu sự quản lý toàn diện của SYT Phú Thọ, sự quản lý nhà nước của UBND thành phố Việt Trì, về sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh và các Trung tâm chuyên ngành tuyến tỉnh.

Hiện tại về mô hình tổ chức của Trung tâm Y tế thành phố Việt Trì gồm 2 phòng chức năng, 5 khoa chuyên môn kỹ thuật và 23 trạm y tế xã phường.

Nhân lực Trung tâm Y tế thành phố Việt Trì gồm 28 CBCNV làm nhiệm vụ chuyên môn là phòng chống dịch và CSSK ban đầu cho nhân dân và 112 cán bộ trạm y tế các xã làm công tác CSSK ban đầu, khám chữa bệnh thông thường và cấp cứu cho bệnh nhân tại địa phương.

Cơ cấu tổ chức:

+ Ban giám đốc: 1 giám đốc, 2 phó giám đốc + 2 Phòng ban: - Phòng chính sách tổng hợp

-Phòng truyền thông giáo dục sức khỏe + 5 khoa chuyên môn

- Khoa kiểm soát dịch bệnh – phòng chống HIV/ADS. - Khoa an toàn vệ sinh thực phẩm

22 - Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản - Khoa xét nghiệm

+ 23 trạm y tế phường xã

Trung tâm y tế thành phố Việt Trì là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở y tế chịu sự quản lý toàn diện của Sở y tế Phú Thọ, sự quản lý Nhà nước của UBND thành phố Việt Trì, chỉ đạo về chuyên, kỹ thuật của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh và các Trung tâm chuyên ngành tuyến tỉnh.

Năm 2013, Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân thành phố đã tham mưu cho Thành ủy, HĐND, UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Trong năm qua, theo đúng kế hoạch 9/9 phường xã đã đạt chuẩn y tế là : Tân Dân, Tân Đức, Hy Cương, Kim Đức, Thanh Đình, Thụy Vân, Minh Nông, Thanh Miếu và Gia Cẩm. Hoạt động khám, chẩn đoán, kê đơn điều trị thực hiện đúng quy định, không để xảy ra sai sót chuyên môn. Kết quả đã khám cho trê 85.000 lượt người, trong đó có hơn 20.000 lượt bệnh nhân bảo hiểm y tế với số tiền chi trả bảo hiểm là gần 274 triệu đồng. Cùng với khám chữa bệnh, thì công tác phòng chống dịch bệnh cũng dược chú trọng. Thành phố đã tăng cường giám sát phòng chống cúm H5N1, sởi/rubella, tay chân miệng...; tiến hành kiểm tra, giám sát 23/23 phường xa và các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn với 300 lượt kiểm tra, giám sát; thành phố cũng đã mở 1 lớp tập huấn phòng chống bệnh dại cho 69 cộng tác viên y tế và cán bộ y tế phường xã. Kết quả chương trình tiêm chủng mở rộng cũng cơ bản hoàn thành với: tiêm chủng đầy đủ đạt 97,6%; tiêm viêm gan B đạt 81,9%; tiêm AT cho phụ nữ có thai đạt 99%.

23

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Trung tâm y tế thành phố Việt Trì

2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ 01/2014 – 05/2014.

- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm y tế thành phố Việt Trì.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả hồi cứu

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Hồi cứu lại các tài liệu:

+ Bảng kê khai về cơ cấu nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị của trung tâm y tế thành phố Việt Trì năm 2012.

+ Báo cáo tổng hợp vacxin tiêm dịch vụ tại trung tâm y tế Việt Trì năm 2012.

+ Báo cáo tổng hợp vacxin tiêm chủng mở rộng tại trung tâm y tế Việt Trì năm 2012

+ Báo cáo kiểm tra trang thiết bị bảo quản vacxin năm 2012. + Bảng theo dõi nhiệt độ của vacxin tại kho bảo quản năm 2012

2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Phương pháp tỷ trọng: tính tỷ lệ phần trăm các giá trị trên tổng số.

2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu

- Cơ cấu nhân lực của trung tâm theo:

+ Trình độ chuyên môn: - bác sĩ, dược sĩ (trình độ ĐH và sau ĐH), dược sĩ trung học, cử nhân y tế công cộng và kế toán, y sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng, kỹ thuật viên kiểm nghiệm.

+ Theo thâm niên công tác tại trung tâm: dưới 5 năm, 5-10 năm, 10-20 năm và trên 20 năm.

24

- Bảo quản vacxin tại trung tâm:

+ Quy trình bảo quản vacxin tại trung tâm

+ Nhiệt độ bảo quản vacxin trung bình tại trung tâm

+ Phân loại các trang thiết bị sử dụng để bảo quản vacxin tại trung tâm theo vai trò của chúng: tại trung tâm và tại các trạm y tế xã, phường.

-Phân loại các vacxin được sử dụng tại trung tâm Y tế thành phố Việt Trì năm 2012 theo:

+ Số lượng dự trù và sử dụng của 8 loại vacxin

+ Số lượng dự trù và tiêu thụ vacxin cho trẻ em dưới 1 tuổi + Số lượng dự trù và tiêu thụ vacxin cho trẻ em trên 1 tuổi

+ Số lượng dự trù và tiêu thụ vacxin phòng uốn ván cho phụ nữ có thai + Số lượng đăng ký và tiêu thụ vacxin phòng uốn ván cho phụ nữ 15 – 16 tuổi

+ Số lượng dự trù và tiêu thụ vacxin dịch vụ tại trung tâm năm 2012

2.3. Phương pháp trình bày và xử lý số liệu

- Phương pháp lập bảng: lập bảng số liệu gốc và bảng số liệu đã qua xử lý - Phương pháp vẽ biểu đồ: dùng biểu đồ hình cột, biểu đồ đường thể hiện các chỉ tiêu nghiên cứu

25

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Phân tích cơ cấu nhân lực – số lượng trang thiết bị bảo quản vacxin tại trung tâm y tế Việt Trì năm 2012

3.1.1. Nhân lực

3.1.1.1. Sơ đồ tổ chức

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức nhân lực của trung tâm

Lãnh đạo trung tâm gồm: 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và 7 trưởng phòng các khoa, phòng, chuyên môn môn, nghiệp vụ:

+ Phòng hành chính tổng hợp.

+ Phòng truyền thông giáo dục sức khỏe. + Khoa kiểm soát dịch bệnh,

+ Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản + Khoa an toàn vệ sinh thực phẩm. + Khoa Y tế công cộng + Khoa xét nghiệm Giám đốc Phó giám đốc Phòng hành chính tổng hợp Phòng truyền thông GDSK Khoa kiểm soát dịch bệnh Khoa an toàn vệ sinh thực phẩm Khoa chăm sóc khỏe sinh sản Khoa Y tế công cộng Khoa xét nghiệm Phó giám đốc

26

3.1.1.2. Cơ cấu nhân lực của trung tâm.

Bảng 3.5. Cơ cấu nhân lực của trung tâm

STT Cán bộ Tại trung tâm Tại trạm y tế Tổng số 1 Bác sĩ 8 24 32 2 Dược sĩ đại học 1 - 1 3 Dược sĩ trung học 2 23 25 4 Cứ nhân y tế công cộng 1 - 1 5 Cử nhân kế toán 2 - 2 6 Y sĩ 8 23 31 7 Nữ hộ sinh 4 23 27

8 Kĩ thuật viên xét nghiệm 1 0 1

9 Điều dưỡng 1 14 15

Tổng 28 112 140

Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng số cán bộ của trung tâm là 140 người, trong đó có 28 cán bộ trên trung tâm và 112 cán bộ tại trạm y tế xã/ phường

Số cán bộ chiếm tỷ lệ cao nhất là bác sĩ với 32 cán bộ, thứ 2 là các y sĩ với 31 cán bộ, thứ 3 là nữ hộ sinh với 27 cán bộ. Số cán bộ chiếm tỷ lệ ít nhất là dược sĩ đại học với 1 cán bộ. Tỷ lệ bác sĩ, dược sĩ đại học chiếm tỷ lệ 23,57% (với 33 cán bộ).

Bảng 3.6. Cơ cấu cán bộ theo thâm niên công tác tại trung tâm

TT Tại đơn vị < 5 năm 5-10 năm

10-20 năm

>20

năm Tổng

1 Trên trung tâm 6 11 9 2 28

2 Trạm y tế 17 38 32 25 112

Tổng 23 49 41 27 140

Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu nhân lực của trung tâm còn trẻ, số cán bộ có 5-10 năm thâm niên công tác có tỷ lệ cao nhất với 49 người,

27

chiếm 35%, số cán bộ kinh nghiệm có 10-20 năm công tác chiếm tỷ lệ lớn thứ hai với 41 cán bộ, chiếm tỷ lệ 29,28%. Số cán bộ rất trẻ, mới về trung tâm công tác có số năm thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 16,42% (với 23 người).

Bảng 3.7. Tỷ lệ cán bộ được tập huấn về tiêm chủng và vacxin

TT Tập huấn Số lượng

1 Số cán bộ được tập huấn về tiêm chủng mở rộng 28 2 Số lần tập huấn trung bình/ người/ năm 3 3 Số lần tập huấn nhiều nhất/ người/ năm 8

4 Số lần tập huấn ít nhất/ người/ năm 2

Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% cán bộ trên trung tâm đều được tập huấn về tiêm chủng mở rộng. Số lần tập huấn trung bình một người trong 1 năm là 3 lần, trong đó số lần tập huấn cao nhất là 8 lần, số lần tập huấn thấp nhất là 2 lần cho 1 cán bộ trong 1 năm.

3.1.2. Bảo quản vacxin tai trung tâm y tế thành phố Việt Trì.

3.1.2.1. Quy trình nhập, xuất vacxin của trung tâm

Hình 3.2. Sơ đồ nhập, xuất vacxin của trung tâm

Vacxin từ trung tâm y tế dự phòng tỉnh và các công ty cung ứng vacxin khi nhập về kho trung tâm y tế thành phố Việt trì, hội đồng kiểm nhập vacxin

Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Công ty cung ứng vacxin

Kho trung tâm Y tế thành phố Việt Trì

28

tại trung tâm tiến hành kiểm nhập vacxin ghi chép đúng số lượng, số lô, số đăng ký, hạn sử dụng, đặc biệt ghi nhiệt độ của vacxin tại thời điểm kiểm nhập. Sau khi thống nhất ký biên bản cho nhập kho.

Vacxin đã nhập kho, được bảo quản trong các dây truyền lạnh tại trung tâm đảm bảo các yêu cầu về bảo quản vacxin. Tại đây vacxin được lưu giữ và cung ứng cho 23 trạm y tế xã phường.

Vacxin được cung ứng về xã phường theo số lượng dự trù của xã phường gửi lên. Số lượng này căn cứ vào số liệu điều tra của xã phường. Xuất vacxin cho các trạm y tế tại kho trung tâm.

Các xã, phường trên địa bàn thành phố lấy vacxin tại kho trung tâm theo phiếu xuất kho của trung tâm (căn cứ vào dự trù của các trạm gửi lên)

Nhận vacxin theo phiếu xuất kho, ghi rõ số lượng, lô số, số đăng ký, hạn sử dụng, nhiệt độ lúc nhận. Kiểm tra phích vacxin, tích lạnh vacxin, đo nhiệt độ trong phích vacxin xem nhiệt độ có đạt yêu cầu hay không( trong khoảng +2 đến +80C ) thì kiểm cho vacxin vào. Đậy miếng xốp, đậy nắp tích vacxin kết thúc quá trình nhận vacxin tại trung tâm. Và từ đây vacxin được vận chuyển tới các trạm y tế xã phường, vacxin tại xã phường tiến hành kiểm nhập như tại trung tâm.

3.1.2.2. Quy trình theo dõi nhiệt độ bảo quản vacxin tại trung tâm

Vacxin sau khi kiểm nhập, thủ kho đưa vào bảo quản theo đúng nguyên tắc: “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

Nhiệt độ, độ ẩm kho được ghi chép hàng ngày (sáng từ 7h-12h, chiều từ 13h-17h kể cả ngày nghỉ).

Ghi nhận hàng ngày nhiệt độ kiểm tra trên bảng theo dõi nhiệt độ: vacxin không quá 2-8oC. Việc bảo quản vacxin phải tuân theo: “Quy định về dây chuyền lạnh và bảo quản vacxin” của viện vệ sinh dịch tễ trung ương.

29

Việc bảo quản vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng được thực hiện theo: “Quy trình về sử dụng vacxin, sinh phẩm y tế trong sự phòng và điều trị” của BYT ban hành theo quyết định số 23/QĐ – BYT ngày 7/7/2008.

Bảng 3.8. Nhiệt độ bảo quản của vacxin theo chương trình TCMR tại trung tâm

TT Loại vacxin Nhiệt độ bảo

quản (oC)

Nhiệt độ BQ TB năm (oC)

1 Vacxin phòng lao BCG 2-8

4,53 2 Vacxin lao, ho gà, uốn ván DPT 2-8

3 Vacxin Quixavem 2-8

4 Vacxin bại liệt OPV 2-8

5 Vacxin sởi 2-8

6 Vacxin uốn ván AT 2-8

7 Vacxin viêm gan B 2-8

8 Vacxin viêm não Nhật Bản B 2-8

Kết quả khảo sát cho thấy nhiệt độ bảo quản trung bình trong 1 năm tại các thiết bị bảo quản là 4,53oC – đạt yêu cầu bảo quản về nhiệt độ của các vacxin là từ 2-8oC.

Bảng 3.9. Quy trình theo dõi nhiệt độ của tủ lạnh tại trung tâm.

TT Nội dung Thực hiện

1 Điều chỉnh, giữ nhiệt độ từ + 20C đến + 40C

Kiểm tra vào buổi sáng (7-8h) và buổi chiều (4-5h)

2 Kiểm tra nhiệt độ Kiểm tra vào buổi sáng (7-8h) và buổi chiều (4-5h)

3 Ghi biểu đồ theo dõi nhiệt độ của của tủ lạnh

Ghi nhiệt độ vào phiếu theo dõi vào buổi sáng (7-8h) và buổi chiều (4-5h)

30

Tất cả vacxin đều bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Có một số vacxin nhạy cảm với nhiệt độ cao hơn các vacxin khác như vacxin bại liệt, sởi. Một số vacxin khác lại bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ quá lạnh (đóng băng) và có thể làm mất hiệu lực của vacxin như: vacxin Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván (DPT), vacxin Viêm gan B. Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị bảo quản văc xin trong quá trình vận chuyển và trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ +2 đến +80C.

Về việc theo dõi nhiệt độ bảo quản của tủ lạnh tại khoa, hàng ngày cán bộ bảo quản vacxin của kho đều theo dõi, điều chỉnh nhiệt độ bảo quản vào đầu giờ sáng (7-8h) và cuối giờ chiều (4-5h), sau đó ghi biểu đồ theo dõi nhiệt độ của tủ lạnh hàng ngày rồi gửi lên trung tâm.

Bảng 3.10. Kết quả nhiệt độ trung bình của tủ lạnh Tháng Nhiệt độ TB oC Đánh giá nhiệt độ TB Số lần kiểm tra đột xuất Kết quả kiểm tra 1 4,04 Đạt 5 Đạt 2 3,52 Đạt 4 Đạt 3 4,86 Đạt 5 Đạt 4 4,96 Đạt 7 Đạt 5 5,03 Đạt 6 Đạt 6 5,12 Đạt 6 Đạt 7 5,25 Đạt 7 Đạt 8 4,88 Đạt 6 Đạt 9 4,57 Đạt 4 Đạt 10 4,79 Đạt 3 Đạt 11 3,51 Đạt 5 Đạt 12 3,94 Đạt 7 Đạt Nhiệt độ TB năm 2012: 4,53

31

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trung bình hàng tháng của tủ lạnh tại trung tâm đều đạt yêu cầu về bảo quản nhiệt độ (2-8oC). Hàng tháng, trung tâm đều cử cán bộ đột xuất xuống kiểm tra việc bảo quản nhiệt độ vacxin tại kho và so sánh với biểu đồ theo dõi nhiệt độ bảo quản hàng ngày nhân viên kho gửi về trung tâm, kết quả đều trùng khớp và đạt yêu cầu.

3.1.2.3. Cơ cấu nhân lực kiểm định và bảo quản vacxin tại trung tâm

Bảng 3.11. Nguồn nhân lực của khoa Dược tham gia bảo quản vacxin

TT Vai trò Cán bộ

1 Nghiệp vụ Dược 1 dược sĩ trung học

2 Thủ kho cấp phát 1 dược sĩ cao đẳng 3 Dược lâm sàng thông tin thuốc 1 dược sĩ kiêm nhiệm

Nguồn nhân lực quản lý và bảo quản vacxin tại trung tâm y tế thành

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng bảo quản và sử dụng vacxin tại trung tâm y tế thành phố việt trì năm 2012 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)