Cơ sở vật chất bảo quản vacxin trong dây chuyền lạnh

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng bảo quản và sử dụng vacxin tại trung tâm y tế thành phố việt trì năm 2012 (Trang 56 - 58)

Ảnh hưởng của nhiệt độ tới vacxin: Tất cả văc xin đều bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Có một số vacxin nhạy cảm với nhiệt độ cao hơn các vacxin khác như vacxin bại liệt, sởi. Một số vacxin khác lại bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ quá lạnh (đông băng) và có thể làm mất hiệu lực của vacxin như: vacxin Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván (DPT), vacxin Viêm gan B. Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị bảo quản vacxin trong quá trình vận chuyển và trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ +2 đến + 8oC.

Ảnh hưởng của ánh sáng tới vacxin: Một số vacxin rất dễ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mạnh như vacxin BCG, sởi - quai bị- rubela. Đối với những vacxin này tiếp xúc với tia tử ngoại có thể làm giảm hiệu lực của vacxin, vì vậy phải luôn tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ánh đèn huỳnh quang. Thông thường, các vacxin này được đựng trong lọ thuỷ tinh màu nâu sẫm để chống lại ánh sáng.

Nếu vacxin bị hỏng bởi nhiệt độ cao và giảm hiệu lực thì việc giảm hiệu lực không bao giờ hồi phục và hiệu lực của vacxin bị giảm vĩnh viễn. Mỗi lần tiếp xúc với nhiệt độ cao thì hiệu lực của vacxin bị giảm dần đi và cuối cùng nếu dây chuyền lạnh không được duy trì tốt thì hiệu lực của vacxin sẽ giảm hoàn toàn và vacxin không có giá trị nữa.

Hạn sử dụng: Ngay cả khi vacxin được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp thì hiệu lực của vacxin không phải được duy trì vĩnh viễn, tất cả các vacxin

47

đều có thời hạn sử dụng nhất định, trong khoảng thời gian đó vacxin cần được sử dụng hết. Hạn sử dụng được ghi tất cả trên bao bì và các lọ vacxin. Tất cả các vacxin hết hạn sử dụng đều phải huỷ bỏ.

Chỉ bảo quản vacxin còn sử dụng được trong dây chuyền lạnh. Không được để lọ vacxin đã hết hạn sử dụng, vacxin bị hỏng do tiếp xúc với nhiệt độ cao... trong kho lạnh, tủ lạnh hoặc tủ đá vì chúng có thể nhầm lẫn với các vacxin tốt.

Dung môi ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bảo quản hơn so với vacxin, nếu có đủ chỗ có thể bảo quản dung môi ở nhiệt độ từ +2 đến +8oC. Khi pha hồi chỉnh vacxin, dung môi phải cùng nhiệt độ với vacxin vì vậy số lượng dung môi dùng trong ngày phải được bảo quản trong dây chuyền lạnh tại điểm tiêm chủng. ở các tuyến khác (kho quốc gia, tỉnh, huyện) không nhất thiết phải để dung môi trong dây chuyền lạnh trừ khi dung môi dùng để pha hồi chỉnh vacxin trong vòng 24 giờ sau đó.

Tuy nhiên, không bao giờ được làm các lọ dung môi bị đông băng. Nếu bị đông băng lọ thuỷ tinh có thể bị nứt hoặc vỡ và như vậy dung môi có thể bị nhiễm khuẩn. Vì vậy lọ dung môi không bao giờ được để trên ngăn đá hoặc tiếp xúc với bề mặt đông băng.

Phải luôn phân phối vacxin đông khô và dung môi cùng loại với số lượng tương ứng. Dung môi phải đúng loại và cùng nhà sản xuất với vacxin. Dung môi có thể đơn giản là nước, nhưng thường là có thành phần muối và các khoáng chất khác để làm bền vững vacxin sau khi pha hồi chỉnh. Mỗi loại vacxin đòi hỏi một loại dung môi khác nhau vì vậy không thể dùng chung dung môi. Dung môi được sản xuất của nhà máy này chỉ được phép dùng để pha hồi chỉnh cho vacxin tương ứng của nhà sản xuất đó, không được sử dụng để pha vacxin cùng loại của nhà sản xuất khác.

48

Bảo quản vacxin và dung môi trong dây chuyền lạnh là một quá trình liên tục và cần phải thực hiện tốt. Việc đảm bảo chất lượng vacxin có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khoẻ trẻ em.

Kết quả khảo sát về quy trình theo dõi nhiệt độ của tủ lạnh tại Trung tâm Y tế thành phố Việt Trì đã dảm bảo được theo quy định: Nhiệt độ ở mức từ + 20C đến + 80C và có hàng ngày có ghi biểu đồ theo dõi nhiệt độ của của tủ lạnh.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng bảo quản và sử dụng vacxin tại trung tâm y tế thành phố việt trì năm 2012 (Trang 56 - 58)