Bảng 1.4. Kỹ thuật tiêm một số vacxin
Vacxin Liều lượng Đường tiêm Vị trí tiêm
BCG Trẻ sơ sinh: 0,05mg/0,1ml Trẻ >1 tuổi: 0,1mg/0,1ml Tiêm trong da
Mặt ngoài phía trên cánh tay trái- Qui định thống nhất chung của WHO để kiểm tra sẹo cho dễ. DPT, DT 0,5ml Tiêm bắp Với trẻ nhỏ nên tiêm mặt
ngoài giữa đùi.
OPV 2 giọt Uống Miệng
Viêm gan B (do Việt Nam
sản xuất) Trẻ <10 tuổi: 10µg/ 0,5ml Trẻ> 10 tuổi: 20µg/1ml Tiêm bắp Với trẻ nhỏ tiêm mặt ngoài giữa đùi
Trẻ lớn tiêm phần trên cánh tay
Sởi, sởi- Quai
bị- Rubella 0,5ml Tiêm dưới da Phần trên cánh tay trái Uốn ván, Bạch
hầu- Uốn ván 0,5ml Tiêm bắp Mặt ngoài giữa đùi
HIB 0,5ml Tiêm dưới da
hoặc tiêm bắp Trẻ nhỏ: Mặt ngoài đùi Trẻ lớn: Phần trên cánh tay Viêm não Nhật Bản Trẻ em<5 tuổi: 0,5ml Trẻ>5 tuổi:1ml
Tiêm dưới da Phần trên cánh tay
Viêm màng não do não mô
cầu
0,5ml Tiêm dưới da
hoặc tiêm bắp Phần trên cánh tay Thương hàn 0,5ml Tiêm dưới da
hoặc tiêm bắp Phần trên cánh tay
17
Liều lượng, vị trí và đường tiêm khác nhau tùy loại vacxin: Tiêm bắp đối với các vacxin chứa tá chất.
Tiêm dưới da đối với các vacxin sống.
Tiêm trong da đối với BCG để tránh tổn thương thần kinh mạch máu nhưng vẫn đảm bảo tính sinh miễn dịch [12],[16].
Trong tiêm chủng cần đảm bảo vô trùng ở mọi khâu:
+ Vacxin phải đảm bảo vô khuẩn: Cần lưu ý khi sản xuất, bảo quản và sử dụng vacxin tránh để vacxin bị nhiễm khuẩn.
+ Dụng cụ tiêm chủng vô khuẩn: Sử dụng BKT đảm bảo vô trùng. Hiện nay Chương trình TCMR thường sử dụng BKT sử dụng 1 lần hoặc bơm tự khóa. Sau khi sử dụng BKT phải được bỏ ngay vào thùng hủy. BKT được hủy bằng cách thiêu đốt hoặc chôn sâu dưới đất ít nất 50cm.
+ Sự chuẩn bị của nhân viên y tế đúng qui định: bàn tay sạch sẽ, có đủ khẩu trang, mũ, quần áo công tác.
+ Xử lý tại vết tiêm sau khi tiêm chủng đúng.
+ Địa điểm tiêm chủng phải sạch, xa các nguồn ô nhiễm, đủ ánh sáng, đủ rộng rãi.