Thành tựu công tác TCMR

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng bảo quản và sử dụng vacxin tại trung tâm y tế thành phố việt trì năm 2012 (Trang 60 - 62)

Theo tổ chức Y tế Thế giới năm 1997 tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi trên thế giới vẫn còn cao 6,1% trong đó các nước công nghiệp 0,7%, các nước phát triển 6,7% và các nước kém phát triển 10,9%.[1]

51

Tiêm chủng phòng bệnh bằng các vacxin là một thành tựu trong y học ở thế kỷ XX có ý nghĩa to lớn trong Y học dự phòng. Chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và chết của trẻ em dưới 1 tuổi và 5 tuổi về các bệnh truyền nhiễm. Ước tính hàng năm tiêm chủng đã cứu sống khoảng 1 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển, và cứu sống khoảng 3 triệu người trên toàn thế giới, khống chế và loại trừ được nhiều căn bệnh truyền nhiễm [2].

Từ năm 1974, Tổ chức Y tế thế giới đã đề xướng và vận động các nước thành viên thực hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng, bởi hàng năm có khoảng 5 triệu trẻ em chết và 5 triệu trẻ em tàn tật vì mắc các căn bệnh truyền nhiễm.[3]

Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 được sự hỗ trợ của tổ chức Y tế Thế giới và quỹ nhi đồng Liên hợp quốc với vacxin phòng 6 bệnh truyền nhiễm: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Lao, Bại liệt cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Năm 1985 TCMR được đẩy mạnh và triển khai trên phạm vi cả nước. Mục tiêu TCMR đã hoàn thành với tỷ lệ 87% (năm 1990) và trên 90% (năm 1993) cho toàn trẻ em dưới 1 tuổi trong cả nước được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vaccine.

Năm 2003 có 100% số huyện trên cả nước được tiêm vacxin viêm gan B. Năm 2004 tỷ lệ tiêm 3 mũi viêm gan B đạt 94,2%. Từ đó vacxin viêm gan B được coi là vacxin thứ 7 trong chương trình tiêm chủng mà trẻ em Việt Nam dưới 1 tuổi phải được tiêm chủng đầy đủ.

Chương trình tiêm chủng mở rộng không chỉ bảo vệ sức trẻ em mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội và quan hệ quốc tế quan trọng. Đây là một trong những chương trình y tế Quốc gia ưu tiên hàng đầu và được đưa vào 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, đã mang lại thành công lớn trong

52

việc giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết ở trẻ em do 7 bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra.

Nâng cao sức khỏe con người là nhiêm vụ trọng tâm của ngành y tế, sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là sự nghiệp của toàn xã hội. Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ban ngành, ngành y tế đã đạt một số thành tích trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và công tác tiêm chủng nói riêng. Cùng với sự nâng cao chất lượng cuộc sống, nhân dân ngày càng chú trọng chăm lo sức khỏe của bản thân và những người thân trong gia đình, trong vài năm trở lại đây ngành y tế đã đạt được những thành tựu đáng kể trong nhiều lĩnh vực quản lý, trang thiết bị y tế cũng như hoạt động khám chữa bệnh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Y tế tuyến huyện là tuyến đầu tiên của hệ thống y tế tiếp xúc trực tiếp với người dân.

Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi cá nhân bảo đảm nguồn sáng tạo cùng các nội dung khác cho sự thành công, đạt được mục tiêu của tổ chức.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng bảo quản và sử dụng vacxin tại trung tâm y tế thành phố việt trì năm 2012 (Trang 60 - 62)