- Các nguyên tắc xây dựng và sử dụng bài tập phát triển biểu tượng toán học cho học sinh khiếm thính lớp 1 chuyên biệt- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là
Trang 1XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN BIỂU TƯỢNG TOÁN HỌC CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP 1 CHUYÊN BIỆTVÀ THỰC
NGHIỆM SƯ PHẠM
Trang 2- Các nguyên tắc xây dựng và sử dụng bài tập phát triển biểu tượng toán học cho học sinh khiếm thính lớp 1 chuyên biệt
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là giúp HS hình thànhnhững cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài vềđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, các kỹ năng cơ bản pháttriển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, tạo cơ sởnền móng cho việc hình thành nhân cách con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân
để chuẩn bị cho HS tiếp tục học ở các bậc học tiếp theo vàhọc tập suốt đời
Mục tiêu xây dựng và sử dụng bài tập phát triển biểutượng toán học cho HSKT lớp 1 chuyên biệt:
Cung cấp kiến thức về các biểu tượng toán học choHSKT lớp 1 theo các mức độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đếnphức tạp
Rèn kĩ năng học biểu tượng toán
Trang 3Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động trong quátrình tiếp thu tri thức toán học
Hỗ trợ hoạt động dạy và học toán hiệu quả
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Trong quá trình dạy học phát triển biểu tượng toán họccho HSKT trong phạm vi giới hạn của đề tài này cần tiếnhành hai quá trình xây dựng bài tập và sử dụng bài tập Mộttrong các mục tiêu dạy học biểu tượng toán học là làm nảysinh vấn đề cần giải quyết, thông qua các nội dung dạy học,muốn vậy phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp nhằmmang lại kết quả mong muốn Các thành tố của hai quá trìnhxây dựng và sử dụng bài tập có mối quan hệ mật thiết vớinhau tạo thành một thể thống nhất mang tính hệ thống, theocác mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
- Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đối tượng
Để việc xây dựng và sử dụng bài tập phát triển biểutượng toán học mang lại hiệu quả thì nhất thiết phải được gắnvới khả năng nhận thức và nhu cầu của HS Để làm được điều
Trang 4này, người GV cần đánh giá được mức độ, đặc điểm học tậphiện tại của HS, HS đã có những gì hoặc còn thiếu những gì
để từ đó đưa ra các mục tiêu, nội dung bài tập phù hợp vớitừng HS
- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Việc xây dựng và sử dụng bài tập phát triển biểu tượngtoán cho HSKT lớp 1 cần phải tính đến mức độ khả thi củabài tập khi đưa vào sử dụng trong hoạt động dạy của GV vàhoạt động học của HS Khi xây dựng bài tập người GV phảihiểu được vấn đề nào là quan trọng cần được tập trung giảiquyết trước, vấn đề nào giải quyết sau; đồng thời biết vậndụng những điểm mạnh của HS để phát triển những điểm yếu
Từ những nguyên tắc đó sẽ xây dựng được bài tập mang tínhkhả thi và đạt hiệu quả cao khi sử dụng, giúp phát triển tối đakhả năng học biểu tượng toán của HS
- Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển
Khi xây dựng và sử dụng bài tập cần đảm bảo tính pháttriển, nghĩa là các mục tiêu, nội dung bài tập cần được nângcao dần lên để đảm bảo việc tiếp thu tri thức ở HS không chỉdừng lại ở một mức độ mà ngày càng phát triển hơn, tạo động
Trang 5lực cho HS học tập tích cực, đáp ứng được yêu cầu của bàihọc.
- Hệ thống các bài tập cần được xây dựng và sử dụng
để phát triển biểu tượng
toán học cho học sinh khiếm thính lớp 1 chuyên biệt
Đại lượng và đo đại lượng
Trang 6Hình thành ở HS biểu tượng về đại lượng (xăngtimét) và
đo đại lượng Có kĩ năng sử dụng dụng cụ đo đại lượng(thước kẻ, …) và tính toán đơn giản với các số đo đại lượng
Củng cố các kiến thức, kĩ năng về đại lượng và đo đạilượng đơn giản
Giúp HS mở rộng và nâng cao các kiến thức, kĩ nănggiải bài toán đại lượng và đo đại lượng
HS biết vận dụng vào giải quyết các tình huống trongcuộc sống hàng ngày
Trang 7- Nội dung bài tập
Nội dung bài tập được xây dựng cụ thể như sau:
Số học
Dạng 1: Điền/ viết theo mẫu
+ Khái quát từ vật sang số và từ số sang vật
+ Thực hiện so sánh (có tranh minh họa)
+ Thực hiện phép tính cộng (+) và phép tính trừ ( - ) (cótranh minh họa)
Dạng 2: Nối theo mẫu
+ Khái quát và lựa chọn tương ứng giữa tranh và số
+ Lựa chọn tương ứng tranh với tranh
+ Lựa chọn tranh và phép tính tương ứng
Dạng 3: Điền đúng/ sai
+ Phân tích số (hàng chục, hàng đơn vị)
+ So sánh các số trong phạm vi 100
Trang 8+ Thực hiện phép tính cộng (+), phép tính trừ ( -) trongphạm vi 100 (không sử dụng tranh ảnh minh họa)
Đại lượng và đo đại lượng
Dạng 1: Điền/ viết theo mẫu
+ Thực hiện đo độ dài xăng-ti-mét (cm)
+ Nhận biết các đại lượng thời gian (thứ, ngày, thángtrên lịch, phân biệt ngày hôm qua, ngày hôm nay, ngày mai)
Dạng 2: Nối theo mẫu
+ Đo và lựa chọn đoạn thẳng với độ dài tương ứng
+ Lựa chọn đồng hồ với thời gian tương ứng
Trang 9là xăngtimét (cm)
+ Viết thời gian tương ứng với thời gian chỉ trên đồng hồ
+ Viết các thứ trong tuần
Hình học
Dạng 1: Điền/ viết theo mẫu
+ Nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác và têncủa hình
Trang 10Dạng 2: Nối theo mẫu
+ HS nhận dạng các hình và nối các hình giống nhau
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài
Bước 2: HS tìm hiểu bài toán đã cho biết gì? Bài toánhỏi gì?
Trang 11Bước 3: GV giải thích, hướng dẫn HS vận dụng kiếnthức đã học hoặc các kiến thức liên quan vào giải bài toán(GV làm mẫu nếu cần).
Bước 4: HS quan sát và tiến hành giải toán (GV bao quátlớp học, hỗ trợ HS nếu cần)
Bước 5: HS tự kiểm tra lại kết quả đã làm đúng hay saihoặc trao đổi bài với bạn để cùng kiểm tra lại kết quả
Bước 6: GV chữa bài và đưa ra kết quả cuối cùng (nhấnmạnh những bước HS hay mắc lỗi)
Bước 7: HS chữa lại lỗi sai nếu có
Lưu ý: Với những bài tập làm trên lớp GV và HS có thểtiến hành theo các bước trên nhưng với các bài tập GV chuẩn
bị để giao về nhà cho HS, GV cần đảm bảo đó là những bàitập HS đã hiểu hoặc đã được thao tác và phải phù hợp với nộidung kiến thức đã học cùng khả năng học tập của HS
- Tiêu chí đánh giá các biểu tượng toán học thể hiện qua các bài tập về biểu tượng toán học của HS
Biểu tượng về số học
Trang 12Dạng 1: Điền/ viết theo mẫu
+ HS điền đúng số tương ứng với vật trong tranh
+ HS điền đúng số và dấu tương ứng với tranh
+ HS điền đúng số, dấu phép tính tương ứng với tranh vàđưa ra kết quả của phép tính
Dạng 2: Nối theo mẫu
+ HS lựa chọn và nối đúng tranh với số tương ứng
+ HS nối đúng tranh với tranh có số lượng vật tương ứng
+ HS nối đúng tranh với phép tính tương ứng
Trang 13Biểu tượng về đại lượng và đo đại lượng
Dạng 1: Điền/ viết theo mẫu
+ HS nhìn hình và điền đúng độ dài của thước kẻ
+ HS nhìn đồng hồ và viết đúng thời gian trên đồng hồtheo mẫu
Dạng 2: Nối theo mẫu
+ HS dùng thước đo và nối đúng đoạn thẳng với độ dàitương ứng
+ HS nối đúng đồng hồ với thời gian tương ứng
Trang 14+ HS viết đúng thời gian tương ứng với thời gian chỉtrên đồng hồ
+ HS viết đúng các thứ trong tuần lần lượt từ Thứ haiđến Chủ nhật
Biểu tượng về hình học
Dạng 1: Điền/ viết theo mẫu
+ HS nhận dạng đúng hình vuông, hình tròn, hình tamgiác; lựa chọn và điền đúng tên của hình
Dạng 2: Nối theo mẫu
+ HS nhận dạng và nối đúng các hình giống nhau
Dạng 3: Điền đúng/ sai
Trang 15+ HS vận dụng các kiến thức đã học về điểm, đoạnthẳng, lựa chọn và điền đúng hoặc sai vào hình và đáp ántương ứng.
Dạng 4: Điền vào chỗ chấm/ ô trống
+ HS điền đúng tên đoạn thẳng vào chỗ chấm
Cách đo kết quả đạt được của HS qua đánh giá của GV:
+ HS làm được 5-6 ý/ bài, đánh giá ở mức đạt;
+ HS làm được 3-4 ý/ bài, đánh giá mức trung bình;
+ HS làm được 0-2 ý/ bài, đánh giá mức chưa đạt
- Biện pháp phát triển biểu tượng toán học cho học sinh khiếm thính lớp 1 chuyên biệt
- Nhóm biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho GV và cha mẹ trẻ khiếm thính
- Biện pháp 1: Biên soạn tài liệu về trẻ khiếm thính và tài liệu về biểu tượng Toán học lớp 1 cho GV và cha mẹ trẻ khiếm thính
a/ Mục tiêu của biện pháp
Giúp GV và cha mẹ trẻ có hiểu biết cơ bản về trẻ khiếmthính lớp 1 chuyên biệt
Giúp GV và cha mẹ trẻ có hiểu biết cơ bản về biểu tượngtoán và dạy học biểu tượng toán cho trẻ khiếm thính lớp 1chuyên biệt
b/ Nội dung của biện pháp
Trang 16Cung cấp các thông tin, hiểu biết cơ bản, cần thiết về trẻkhiếm thính nói chung và những nguyên nhân, hạn chế màHSKT thường gặp phải trong quá trình học các biểu tượngtoán học cho GV và cha mẹ HS
Cung cấp các hiểu biết cơ bản về biểu tượng toán và việcdạy các biểu tượng nhằm nâng cao kết quả học biểu tượngtoán cho HSKT lớp 1 chuyên biệt
c/ Cách tiến hành
Nhà trường phối hợp với các chuyên gia trong ngànhgiáo dục đặc biệt, cùng các tổ chức, hiệp hội hỗ trợ trẻ khiếmthính (tổ chức quan tâm thế giới (World Concern), chi hộingười điếc Hà Nội…) sưu tầm và biên soạn các tài liệu vềgiáo dục trẻ khiếm thính, tài liệu hướng dẫn về dạy học biểutượng toán cho HSKT lớp 1 chuyên biệt, xây dựng hệ thốngngôn ngữ kí hiệu toán học, tiến hành các buổi sinh hoạtchuyên môn giữa GV nghe với GV điếc
Lựa chọn các nội dung về biểu tượng toán học cần biênsoạn
Liên hệ với các chuyên gia trong ngành giáo dục đặcbiệt, các chuyên gia trong ngành giáo dục tiểu học kết hợp vớicác tổ chức, hiệp hội người khiếm thính lấy ý kiến, tư vấn vàhợp tác
Trang 17Tìm kiếm, biên dịch, biên soạn các tài liệu về dạy họccác biểu tượng toán học cho HSKT lớp 1 chuyên biệt.
Nhà trường thống nhất với các chuyên gia về nội dung,phương pháp dạy các biểu tượng toán học cho HSKT và cácđiều chỉnh cần thiết trong chương trình môn toán phục vụ chonhu cầu dạy học của GV Đồng thời, biên soạn tóm tắt một sốthông tin cơ bản, cần thiết về trẻ khiếm thính cũng như cácnội dung kiến thức cơ bản về biểu tượng toán học nhằm cungcấp thêm cho cha mẹ trẻ khiếm thính
Sau khi đã thống nhất các nội dung, nhà trường tiến hành
in ấn các tài liệu gửi đến GV và cha mẹ trẻ khiếm thính, lấy ýkiến phản hồi và có sự điều chỉnh nếu cần
Trên thực tế, không dễ để có thể thực hiện được biệnpháp này vì để có thể biên soạn được tài liệu ngoài việc phải
có chuyên môn sâu còn cần có kinh phí chi trả cho việcnghiên cứu, tìm kiếm, biên soạn và in ấn Do vậy, hiện naycác tài liệu biên soạn dạy cho HSKT vẫn mang tính tự phát,đơn lẻ, chưa có sự thống nhất giữa các trường, các vùng miền
d/ Điều kiện thực hiện biện pháp
Nhà trường cần huy động được kinh phí để in ấn tài liệuCần có sự trợ giúp chuyên môn của các chuyên gia giáodục đặc biệt cùng sự hỗ trợ của các tổ chức, hiêp hội
Trang 18Cần có các buổi trao đổi chuyên môn giữa GV nghe, GVđiếc và các chuyên gia giáo dục đặc biệt, giáo dục tiểu học.
Nội dung biên soạn trong các tài liệu cần rõ ràng, dễhiểu để không chỉ GV mà cả cha mẹ trẻ khiếm thính cũng cóthể hiểu và thực hiện được
- Biện pháp 2: Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về dạy học toán dành cho GV dạy khiếm thính
a/ Mục tiêu của biện pháp
Giúp GV có được những kiến thức đầy đủ, rõ ràng hơn
mà khi đọc trong tài liệu chưa thể hiểu hết được
Giúp GV tốn ít thời gian nhưng lại tiếp thu được nhiềukiến thức hơn
Giúp GV được trực tiếp trao đổi các vấn đề khó khăngặp phải với các chuyên gia, đồng thời được các chuyên giahướng dẫn cách giải quyết cho từng tình huống, từng vấn đề
cụ thể
b/ Nội dung của biện pháp
Mỗi khóa tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn diễn ra từ
3-5 ngày Trong mỗi khóa tập huấn nhà trường và chuyên gia sẽcung cấp thêm cho GV kiến thức về trẻ khiếm thính và cácnội dung liên quan đến dạy học Toán Tiểu học bao gồm:
Khái niệm, nguyên nhân, đặc điểm của trẻ khiếm thính,đặc biệt là đối tượng trẻ khiếm thính ở mức vừa và nặng
Trang 19Nội dung kiến thức đi sâu vào dạy học phát triển biểutượng toán học cho HSKT lớp 1
Cung cấp các phương pháp, biện pháp dạy học hiệu quả,các điều chỉnh cần thiết để phù hợp với đặc điểm của HSKT
Chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý, giáo dục ý thức, nềnếp học tập cho HSKT, đặc biệt là HSKT lớp 1 chuyên biệt
Gửi các thông tin cần thiết về khóa tập huấn, bồi dưỡngchuyên môn đến GV
Tiến hành tập huấn theo kế hoạch và nội dung đã chuẩnbị
GV lắng nghe và đưa ra các khó khăn cần chuyên gia tưvấn giải quyết
d/ Điều kiện thực hiện biện pháp
Trang 20Nhà trường cần đánh giá được những vấn đề khó khăn
về mặt chuyên môn mà GV cần được hỗ trợ trong xây dựng
và sử dụng bài tập phát triển biểu tượng toán học cho HSKTlớp 1 chuyên biệt
Nhà trường cần lên kế hoạch sớm về thời gian, địa điểm,nội dung, hình thức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn và lêndanh sách những GV cần được tham gia
Nhà trường cần chuẩn bị đủ cơ sở vật chất cần thiết đápứng cho các khóa tập huấn: phòng, máy chiếu, máy tính…
Bản thân GV mong muốn và nhiệt tình tham gia khóatập huấn, bồi dưỡng chuyên môn
- Nhà trường cử GV tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, hội thảo liên quan tới dạy học và dạy học các biểu tượng toán cho HSKT Tiểu học; giới thiệu các lớp tập huấn cho cha mẹ HS
a/ Mục tiêu của biện pháp
Giúp nhà trường giảm bớt chi phí tập huấn cho GV
Giúp GV và cha mẹ HS có thể lựa chọn được các khóatập huấn phù hợp với nhu cầu mong muốn của mình
b/ Nội dung của biện pháp
Nhà trường gửi các thông báo tập huấn cho GV và phụhuynh có nhu cầu tham gia, đồng thời cử GV có chuyên môn
Trang 21liên quan đến các chuyên đề cụ thể cần được bồi dưỡng, nângcao tham gia tập huấn, hội thảo.
Hướng dẫn GV/ phụ huynh sắp xếp kế hoạch thời gian,
dự trù kinh phí tham gia tập huấn
c/ Cách tiến hành
Nhà trường kết nối với các đơn vị liên quan để tìm kiếmcác khóa tập huấn về dạy học các biểu tượng toán cho HSKTlớp 1 chuyên biệt
Nhà trường gửi thông báo đến GV và phụ huynh, đồngthời lên kế hoạch và kinh phí cử GV đi tập huấn
GV và cha mẹ tham gia tập huấn
d/ Điều kiện tiến hành
Nhà trường cần tìm kiếm được các khóa tập huấn, bồidưỡng chuyên môn về xây dựng và sử dụng bài tập phát triểnbiểu tượng toán cho HSKT lớp 1 chuyên biệt
Cần thông báo sớm đến GV và phụ huynh để GV và phụlên kế hoạch, sắp xếp thời gian, kinh phí tham dự
- Nhóm biện pháp 2: Phối hợp giữa các lực lượng xã hội
- Biện pháp 1: Phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình
a/ Mục tiêu của biện pháp
Trang 22Nâng cao trách nhiệm của cha mẹ trong việc phối hợp vớinhà trường dạy học các kiến thức liên quan đến biểu tượng toánhọc cho HSKT lớp 1 chuyên biệt.
Đảm bảo HS có cơ hội được học tập ở nhiều môi trườngkhác nhau cả trên lớp và ở nhà giúp HS khắc sâu thêm kiếnthức, đồng thời nâng cao hiệu quả trong dạy học phát triểnbiểu tượng toán học cho HSKT lớp 1 chuyên biệt
b/ Nội dung của biện pháp
Tổ chức họp phụ huynh định kì 2 lần/ năm
GV và cha mẹ HS thường xuyên trao đổi tình hình họctập cũng như các khó khăn HSKT gặp phải hàng ngày trongquá trình học các biểu tượng toán học, từ đó thống nhất biệnpháp dạy học cụ thể
c/ Cách thức tiến hành
Cha mẹ và GV cùng trao đổi thông tin về đặc điểm tâm
lý, khả năng học tập, biểu hiện đặc biệt… của HS khi thamgia học tập ở các môi trường khác nhau để 2 bên cùng nắmđược các vấn đề của HS, từ đó xây dựng hệ thống bài tập pháttriển biểu tượng toán học phù hợp với đối tượng
Hướng dẫn cha mẹ trẻ khiếm thính lớp 1 cách dạy cácnội dung về biểu tượng toán học cho con tại nhà Đồng thờilắng nghe những khó khăn mà cha mẹ gặp phải khi dạy con,
Trang 23từ đó đưa ra các biện pháp dạy học hoặc điều chỉnh các biệnpháp dạy học phù hợp, gắn với thực tế.
GV và cha mẹ HS tiến hành dạy cho các nội dung vềbiểu tượng toán học đã được xây dựng
d/ Điều kiện tiến hành
Cha mẹ cần dành thời gian học cùng con, tham gia cáckhóa học ngôn ngữ kí hiệu, đồng thời tìm hiểu các thông tin
về đặc điểm học tập của HSKT để xây dựng môi trường họctập tốt nhất cho con
GV và cha mẹ cần có tinh thần cầu thị, biết lắng nghe,kiên nhẫn, nhiệt tình trong dạy học cho HSKT
- Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân có
sự phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia tâm lý, y tế, giáo dục
a/ Mục tiêu của biện pháp
Giúp hỗ trợ GV, cha mẹ và những đối tượng giáo dụckhác trong quá trình xây dựng và sử dụng bài tập phát triểnbiểu tượng toán học cho HSKT lớp 1 chuyên biệt
Tạo cơ sở để đánh giá sự tiến bộ của HS dựa trên nhữngmục tiêu đã đề ra trong môn học
b/ Nội dung của biện pháp
Để đánh giá và thiết lập kế hoạch giáo dục cá nhân choHSKT cần đến sự cộng tác và phối hợp giữa gia đình với các
Trang 24chuyên gia thuộc các lĩnh vực tâm lý, y tế, giáo dục Kế hoạchgiáo dục cá nhân cho HSKT cần tiến hành các nội dung sau:
+ Đánh giá mức độ, khả năng hiện tại
+ Xây dựng mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn
+ Thời gian tiến hành
+ Kế hoạch đánh giá sự tiến bộ của HS (đánh giá thườngxuyên, đánh giá định kì)
+ Đối tượng thực hiện việc triển khai kế hoạch giáo dục
c/ Cách tiến hành
Nhà trường, GV, cha mẹ HS cùng phối hợp với cácchuyên gia thực hiện đánh giá đặc điểm tâm lý, khả năng họccác biểu tượng toán học của HSKT lớp 1 chuyên biệt
Sau khi đánh giá toàn diện HS nhà trường, GV, cha mẹ
HS cùng các chuyên gia tiến hành xây dựng mục tiêu học tậpdài hạn, mục tiêu học tập ngắn hạn, nội dung chính cần pháttriển cho HS, thống nhất các phương pháp, biện pháp, hìnhthức dạy học cụ thể
Trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng, GV, cha mẹ HScùng các chuyên gia phối hợp dạy HS Trong đó, GV là ngườithực hiện việc dạy kiến thức mới cho HS ở trên lớp, còn cha mẹ
là người tiếp tục luyện tập, củng cố kiến thức cho con tại nhà
Tổ chức đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì,đồng thời có sự điều chỉnh mục tiêu nếu cần thiết
Trang 25d/ Điều kiện thực hiện biện pháp
Nhà trường, GV, cha mẹ HS cùng các chuyên gia cầnxác định được chính xác đặc điểm và khả năng học tập hiệntại của HSKT
Kế hoạch giáo dục cho HSKT cần cụ thể, rõ ràng và chitiết để GV và phụ huynh cùng thực hiện, tránh việc hiểu saimục đích, mục tiêu dạy học
Cần có sự thống nhất các biện pháp thực hiện ở trên lớp
a/ Mục tiêu của biện pháp
Nhằm xây dựng được hệ thống bài tập phát triển biểutượng toán học phù hợp với đặc điểm và khả năng học tập củaHSKT lớp 1 chuyên biệt
Giúp quá trình dạy và học các biểu tượng toán học củaHSKT lớp 1 chuyên biệt diễn ra thuận lợi, hiệu quả
Hệ thống bài tập phát triển biểu tượng toán học choHSKT lớp 1 được xây dựng có tính đồng tâm, vừa sức với HS
Trang 26giúp củng cố niềm tin học tập, đồng thời tạo động lực cho HSsẵn sàng tiếp thu tri thức mới ở các mức độ cao hơn.
b/ Nội dung của biện pháp
Đánh giá khả năng học tập của HSKT lớp 1
Xây dựng hệ thống bài tập phát triển biểu tượng toánhọc dựa trên kết quả đã đánh giá ở HSKT lớp 1 chuyên biệtbao gồm các bài tập biểu tượng về số học, đại lượng và đo đạilượng, hình học theo các dạng cụ thể
c/ Cách tiến hành
Nhà giáo dục kết hợp với gia đình cùng các lực lượngkhác thực hiện việc đánh giá HS Sau đó, tiến hành bàn bạcxây dựng hệ thống bài tập toán dựa trên kết quả đã đánh giátheo trình tự các bước:
Bước 1: Xác định đặc điểm, khả năng, nhu cầu của HSKTlớp 1 chuyên biệt
Bước 2: Xác định mục đích, yêu cầu của bài tập pháttriển biểu tượng toán phù hợp với HSKT lớp 1 chuyên biệt
Bước 3: Xác định các dạng bài tập biểu tượng toán cầnphát triển cho HSKT lớp 1 chuyên biệt
Bước 4: Xác định mục tiêu bài tập
Bước 5: Xây dựng nội dung bài tập
Bước 6: Xây dựng quy trình đánh giá
Trang 27Đối với HSKT Tiểu học, đặc biệt là HSKT lớp 1, các bàitập xây dựng nên chú ý tăng hình ảnh, giảm chữ viết, có thêmcác dấu hiệu nhấn mạnh các thông tin quan trọng để gây sựchú ý cho HS như in đậm, in nghiêng, gạch chân…
d/ Điều kiện thực hiện biện pháp
Nhà giáo dục cần nắm được đặc điểm, khả năng học tậphiện tại của HSKT lớp 1 chuyên biệt
Hệ thống bài tập được xây dựng có tính đồng tâm, pháttriển theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
Bài tập sử dụng linh hoạt được trong các hoạt động dạyhọc trên lớp và giao về nhà cho HS
- Biện pháp 2: Bố trí, sắp xếp lớp học thuận lợi cho HSKT tham gia các hoạt động học tập
a/ Mục tiêu của biện pháp
Giúp phát huy tối đa khả năng tập trung chú ý vào bàihọc cũng như thúc đẩy HS tích cực tham gia vào các hoạtđộng học các biểu tượng toán học (vận động, chơi trò chơi,hoạt động nhóm, cá nhân…)
Giúp giảm tối đa những ảnh hưởng của các yếu tố kíchthích bên ngoài đến HSKT như màu sắc, chuyển động, âmthanh lớn…
b/ Nội dung của biện pháp
Sắp xếp vị trí chỗ ngồi phù hợp với đặc điểm từng HS
Trang 28Sắp xếp các thiết bị đồ dùng dạy học các biểu tượng toánhọc vừa tầm với của GV và thuận tiện cho HS khi tham giacác hoạt động học tập.
Hạn chế tối đa các vật dụng gây ra âm thanh, chuyểnđộng
c/ Cách tiến hành
Nhà trường phối hợp với GV chủ nhiệm lớp nghiên cứu,sắp xếp lớp học đáp ứng nhu cầu dạy của GV, nhu cầu họccủa HS sao cho từng HS đều cảm thấy thoải mái khi học tập
d/ Điều kiện thực hiện biện pháp
Nhà trường đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bịphù hợp, có thể sắp xếp linh động
GV linh hoạt trong sắp xếp lớp học phù hợp với HS vàcác hoạt động học tập cụ thể
- Biện pháp 3: Phối hợp linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học
Trong dạy học có rất nhiều các phương pháp và hình
thức khác nhau, ngoài việc khai thác thông qua xây dựng bài
tập biểu tượng toán phù hợp đặc điểm học tập của HS tạo ra
sự thích thú, mong muốn được chiếm lĩnh tri thức thì hứngthú của HS còn được hình thành thông qua các cách tổ chứcdạy học khác nhau dưới dạng trò chơi, tổ chức hoạt động họctheo nhóm, tổ chức dạy học ngoài không gian lớp học