1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo tiếp cận tham gia ở các trường mầm non quận tây hồ, thành phố hà nội

121 276 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

Các trường đa số vẫn coi việc giáodục hành vi văn hóa cho trẻ là việc của giáo viên phụ trách lớp chứ chưa quantâm đúng mức đến việc lôi cuốn mọi người trong trường cũng như gia đìnhvào

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Trịnh Thị Hồng Hà

HÀ NỘI, 2018

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vi

LỜI CAM ĐOAN vii

LỜI CẢM ƠN viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT ix

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO TIẾP CẬN THAM GIA Ở TRƯỜNG MẦM NON 6

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6

1.2 Một số khái niệm cơ bản 7

1.2.1 Trường mầm non 7

1.2.2 Quản lí và Quản lí giáo dục 8

1.2.2.1 Khái niệm quản lí 8

1.2.2.2 Khái niệm quản lí giáo dục 9

1.2.3 Quản lí trường học và Quản lí chuyên môn trong nhà trường 10

1.2.3.1 Khái niệm quản lý trường học : 10

1.2.3.2 Khái niệm Quản lí chuyên môn 11

1.2.4 Văn hóa, Hành vi văn hóa 12

1.2.4 1 Khái niệm văn hóa 12

1.2.4.2 Khái niệm hành vi văn hóa 12

1.2.5 Giáo dục hành vi văn hóa và quản lí giáo dục hành vi văn hóa 14

1.3 Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 15 1.3.1 Đặc điểm của trẻ MG 5-6 tuổi 15

Trang 4

1.3.2 Mục đích giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ MG 5-6 tuổi

16 1.3.3 Nội dung cơ bản của giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ MG 5-6 tuổi

17 1.3.4 Phương pháp giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi 19

1.3.4.1 Phương pháp dùng tình cảm 19

1.3.4.2 Phương pháp dùng nghệ thuật 19

1.3.4.3 Phương pháp sử dụng trò chơi 20

1.3.4.4 Phương pháp trải nghiệm các hành vi ứng xử thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày 20

1.3.4.5 Phương pháp nêu gương 21

1.3.4.6 Phương pháp khen, chê 21

1.3.5 Hình thức giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

22 1.3.5.1 Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ thông qua sinh hoạt hàng ngày 22

1.3.6.2 Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi 22

1.3.6.3 Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ thông qua giờ học 23

1.3.6.4 Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ thông qua hoạt động sinh hoạt khác 23

1.3.6.5 Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ thông qua hoạt động ngoại khóa

23 1.4 Quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non theo tiếp cận tham gia 24

1.4.1 Tiếp cận tham gia trong quản lí giáo dục hành vi văn hóa

24 1.3.3.1 Khái niệm tiếp cận tham gia 24

3.3.2 Nguyên tắc của tiếp cận tham gia trong GDHVVH cho trẻ MG

25 1.4.2 Quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ ở trường MN theo tiếp cận tham gia 26

1.4.2.1 Mục tiêu quản lí giáo dục hành vi văn hóa

26 1.4.2.2 Nội dung quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non 27

1.4.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí GDHVVH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường MN 29

Kết luận chương 1 32

Trang 5

CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO TIẾP CẬN THAM GIA Ở MỘT

SỐ TRƯỜNG MẦM NON QUẬN TÂY HỒ 33

Trang 6

2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội và giáo dục của quận Tây Hồ 33

2.1.1 Đặc điểm kinh tế, văn hoá-xã hội quận Tây Hồ 33

2.1.2 Đặc điểm phát triển giáo dục mầm non công lập quận Tây Hồ 34

2.1.2.1 Qui mô, mạng lưới 34

2.1.2.2 Đội ngũ giáo viên 36

2.1.2.3 Thành tựu giáo dục mầm non 39

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng giáo dục hành vi văn hóa và quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Quận Tây Hồ 39 2.2.1 Mục đích, qui mô và khách thể khảo sát 39

2.2.2 Nội dung khảo sát: 40

2.2.3 Phương pháp khảo sát 40

2.3 Thực trạng giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Quận Tây Hồ 40

2.3.1 Nhận thức của CBQL, GVMN và phụ huynh học sinh về GDHVVH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 40

2.3.2 Nội dung giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 41

2.3.3 Phương pháp giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 43

2.3.4 Hình thức tổ chức thực hiện GDVHVH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 46

2.3.5 Kết quả thực hiện GDHVVH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non 47

2.4 Thực trạng quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường mầm non Quận Tây Hồ 49

2.4.1 Nhận thức về quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ MG 5-6 tuổi theo tiếp cận tham gia 49

2.4.2 Thực trạng thực hiện các nội dung quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ MG 5-6 tuổi 50

2.4.2.1 Thực trạng quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ MG 5-6 tuổi trong các hoạt động giáo dục ở trường MN 50

2.4.2.3 Quản lí các nguồn lực phục vụ cho hoạt động giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ MG 53

2.4.2 Thực trạng các biện pháp quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã và đang áp dụng 54

Trang 7

2.4.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí GD hành vi văn hóa cho

trẻ 55

2.5 Đánh giá chung về thực trạng 56

2.5.1 Về Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ MG 5-6 tuổi

56 2.5.1.1 Ưu điểm 56

2.5.1.2 Nhược điểm 57

2.5.2 Về quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ MG 5-6 tuổi 57

2.5.2.1 Ưu điểm 57

2.5.2.2 Nhược điểm 58

2.5.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong GDHVVH và quản lý GDHVVH cho trẻ MG 5-6 tuổi trong các trường mầm non quận Tây Hồ 58

Kết luận chương 2 60

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO TIẾP CẬN THAM GIA Ở TRƯỜNG MẦM NON QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 61

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 61

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 61

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 61

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 62

3.1.4 Nguyên tắc dựa vào cộng đồng

62 3.2 Một số biện pháp quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non quận Tây Hồ thành phố Hà Nội 62

3.2.1 Xây dựng cơ chế và môi trường có tính tham gia cao trong quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ MG 62

3.2.1.1 Mục tiêu của biện pháp 62

3.2.1.2 Các hoạt động và cách tiến hành 63

3.2.1.3 Điều kiện thực hiện 66

3.2.2 Biên soạn tài liệu và tổ chức truyền thông giáo dục để nâng cao nhận thức của cha mẹ trẻ, nhà giáo và nhân viên trong trường, nhà quản lí giáo dục và cộng đồng 67

3.2.2.1 Mục tiêu của biện pháp 67

3.2.2.2 Các hoạt động và cách tiến hành 67

3.2.2.3 Điều kiện thực hiện 69

Trang 8

3.2.3 Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng sư phạm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nói chung và bồi dưỡng kĩ năng GDHVVH

nói riêng 70

3.2.4 Chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch và thực hiện giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giảo 5-6 tuổi 74

3.2.5 Giám sát, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hoạt động GDHVVH cho trẻ MG 77

3.2.6 Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, mẫu mực tạo điều kiện thuận lợi cho công tác GDHVVH cho trẻ 79

3.3 Đánh giá các biện pháp qua ý kiến chuyên gia

82 3.3.1 Quá trình đánh giá 82

3.3.1.1 Mục đích, quy mô, thành phần chuyên gia:

82 3.3.1.2 Nội dung đánh giá 83

3.3.1.3 Phương pháp và kĩ thuật tiến hành: 83

3.3.2 Kết quả đánh giá 83

3.3.2.1 Về tính cần thiết của các hiện pháp 83

3.3.2.2 Tính khả thi của các biện pháp 85

3.3.3 Nhận định về kết quả khảo nghiệm 88

Kết luận chương 3 89

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 90

1 Kết luận 90

2 Khuyến nghị 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHỤ LỤC 1 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho cán bộ quản lí và giáo viên mầm non) 97

PHỤ LỤC 2 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho phụ huynh học sinh) 105

PHỤ LỤC 3 108

PHỤ LỤC 4 109

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ

Bảng 2.1 Quy mô trường, lớp các trường MN công lập 35

Bảng 2.2 Thống kê CBQL và GV các trường MN công lập 36

Bảng 2.3 Thống kê trình độ CBQL và GVMN công lập quận Tây Hồ 37

Bảng 2.4 Kết quả đánh giá, xếp loại GVMN năm học 2015-2016 38

Bảng 2.5: Nhận thức về tầm quan trọng của GDHVVH 41

cho trẻ MG 5-6 tuổi 41

Bảng 2.6 Tầm quan trọng của các nội dung GDHVVH 42

cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 42

Bảng 2.7: Phương pháp GDHVVH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 44

Bảng 2.8: Đánh giá về hình thức tổ chức thực hiện GDHVVH 47

cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 47

Bảng 2.9: Kết quả thực hiện GDHVVH cho trẻ MG 5-6 tuổi 48

ở trường mầm non 48

Bảng 2.10 : Đánh giá quản lí GDHVVH cho trẻ MG 5-6 tuổi trong các hoạt động giáo dục ở trường MN 50

Bảng 2.11 Đánh giá quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua phối hợp với các lực lượng xã hội khác 52

Bảng 2.12 Đánh giá quản lí các nguồn lực phục vụ cho hoạt động GDHVVH cho trẻ MG 53

Bảng 2.13: Đánh giá các biện pháp quản lý GDVHVH cho trẻ 5-6 tuổi 54

đã và đang thực hiện 54

Bảng 2.14 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí GDHVVH 56

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các hiện pháp 84

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát về mức độ khả thi của các biện pháp 86

Biểu đồ 3.1 So sánh tính cần thiết và khả thi 88

Trang 10

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Ngô Thị Kim Cúc

Trang 11

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bêncạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quýThầy cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thờigian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ

Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn Bangiám hiệu, đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

và toàn thể các giảng viên tại các đơn vị đã hết lòng giảng dạy, tận tình giúp

đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trịnh Thị Hồng

Hà, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên

cứu và hoàn thành luận văn

Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Mầm non QuậnTây Hồ, các bạn đồng nghiệp, những người thân đã động viên khuyến khích,tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Mặc dù bản thân tôi đã rất cố gắng, nỗ lực trong quá trình nghiên cứu

đề tài, song luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp quí báu của các quí thầy cô và cácbạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Ngô Thị Kim Cúc

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dântộc, đất nước Trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới mai sau Đốivới trẻ thơ, việc hình thành những hành vi ban đầu có ý nghĩa vô cùng to lớn

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Uốn cây từ thủa còn non, Dạy con từ thủa con còn thơ ngây”.

Điều 23, Luật giáo dục năm 2005 (sửa đổi năm 2009) đã khẳng định:

“Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trítuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ emvào học lớp 1” Để hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách thì giáodục hành vi văn hóa bên cạnh giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ là những hoạtđộng rất cần thiết và cần được quan tâm đầu tiên Và cũng vì vậy việc quản lígiáo dục hành vi văn hóa cho trẻ ở trường Mầm non là vô cùng cần thiết

Giáo dục hành vi văn hóa không phải là một môn học trong chươngtrình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo của Bộ giáo dục và Đào tạo, song nó làmột trong các lĩnh vực phát triển của trẻ (lĩnh vực phát triển tình cảm, kĩ năng

xã hội) Các nội dung giáo dục hành vi văn hóa được lồng ghép trong các mônhọc, các hoạt động khác như: hoạt động vui chơi, hoạt động đón trả trẻ, hoạtđộng ngoại khóa Tuy nhiên, các nội dung và phương pháp giáo dục hành vivăn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hiện nay còn chưa thực sự phù hợp và chưađáp ứng được mục đích giáo dục phát triển quan hệ tình cảm, kĩ năng xã hộicho trẻ Những kết quả chưa cao trong giáo dục hành vi, những giá trị văn hóađạo đức đang có phần đi xuống của thế hệ hệ trẻ không phải chỉ do sai lầmcủa cô giáo, mà là vấn đề mà giới quản lí chuyên môn tại cấp trường phảiquan tâm giải quyết

Trang 14

Hiện nay trên địa bàn quận Tây Hồ có 9 trường mầm non công lập, việcquản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ cũng đã được quan tâm, tuy nhiên kếtquả vẫn chưa phải là đã như mong muốn Các trường đa số vẫn coi việc giáodục hành vi văn hóa cho trẻ là việc của giáo viên phụ trách lớp chứ chưa quantâm đúng mức đến việc lôi cuốn mọi người trong trường cũng như gia đìnhvào việc giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ.

Đối với trẻ mầm non thì giáo dục hành vi văn hóa cần được thực hiệnthường xuyên trong những giờ ở trường cũng như ở nhà và xã hội trong nhiềubối cảnh khác nhau Ngay ở trường thì ngoài cô giáo nuôi và dạy là nhữngngười thường xuyên tiếp xúc với trẻ thì việc các cô giáo khác ở trong trường,các nhân viên nấu ăn hay bảo vệ cũng có thể giúp trẻ thực hành các hành vivăn hóa Và gia đình là nơi mà trẻ cần được quan tâm nhiều hơn để giúp trẻ

có được những hành vi văn hóa chuẩn mực Chính vì thế việc quản lí giáo dụchành vi văn hóa cho trẻ mầm non nếu thực hiện theo tiếp cận tham gia thì sẽ

có hiệu quả hơn

Vấn đề quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo hoặc cho họcsinh các cấp cũng đã có một số nghiên cứu tuy nhiên mới chỉ đưa ra giải pháp ởmột số trường ở địa bàn cụ thể nào đó Hơn nữa nhưng nghiên cứu này chưa có

ý tưởng khoa học rõ ràng do đó các giải pháp đề xuất chủ yếu dựa vào kinhnghiệm là chính Về lí thuyết, nghiên cứu việc quản lí giáo dục hành vi vănhóa cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong các hoạt động giáo dục ở trường mầmnon có thể hỗ trợ tích cực cho quản lí chuyên môn cũng như chính hoạt độnggiáo dục trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo đáp ứng yêu cầu xãhội

Xuất phát từ việc phân tích tình hình như trên, tôi chọn đề tài “Quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiếp cận tham gia ở các trường mầm non Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội” để nghiên cứu và

thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục

Trang 15

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi theo tiếp cận tham gia ở các trường mầm non Quận Tây Hồ, TP

Hà Nội góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ MG

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Các hoạt động quản lí giáo dục tại cấp trường ở trường Mầm non tại địabàn Quận Tây Hồ, Hà Nội

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các quan hệ quản lí trong giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo

5-6 tuổi theo tiếp cận tham gia ở các trường mầm non quận Tây Hồ , Hà Nội

4 Giả thuyết khoa học

Nếu các biện pháp quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ MG ở

trường MN kết hợp được những tác động quản lí của nhà trường, của cộngđồng và của gia đình và dựa vào nhận thức rõ tầm quan trọng của các hành vivăn hóa và đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và tác dụng của các hành vi văn hóa

đối với sự phát triển của trẻ thì chúng sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả

quản lí và kết quả giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xác định cơ sở lí luận của quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi theo tiếp cận tham gia ở trường Mầm non

5.2 Đánh giá thực trạng quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo

5-6 tuổi ở một số trường mầm non quận Tây Hồ, TP Hà Nội

Trang 16

5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi theo tiếp cận tham gia ở trường mầm non Quận Tây Hồ, TP HàNội.

5.4 Tổ chức kiểm nghiệm các biện pháp đã đề xuất bằng phương phápchuyên gia

6 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu giới hạn ở các trường MN công lập quận Tây Hồ,Thành phố Hà Nội

- Đánh giá thực trạng quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ MG 5-6

tuổi được thực hiện tại 08 trường MN công lập trong Quận Tây Hồ

- Các biện pháp quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ MG 5-6 tuổitheo tiếp cận tham gia ở trường MN là các biện pháp ở cấp trường

- Các hành vi văn hóa trong luận văn này là các hành vi văn hóa phùhợp với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóakhi nghiên cứu các tài liệu chuyên môn, tài liệu khoa học, các văn bản phápqui v.v… có liên quan đến đề tài để xác định cơ sở lí luận

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn

Tiến hành xây dựng ba bộ phiếu hỏi dành cho ba đối tượng là cán bộquản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh nhằm thu thập những thông tin cầnthiết phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu

Trang 17

- Phương pháp quan sát hoạt động giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ MG 5-6 tuổi

Tiến hành một số quan sát sư phạm nhằm thu thập thông tin cho việcphân tích thực trạng về quản lý giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn QuậnTây Hồ, Thành phố Hà Nội

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

7.3 Các phương pháp khác

- Phương pháp chuyên gia để kiểm nghiệm các biện pháp quản lí Tiến hành xin ý kiến của các chuyên gia để đánh giá tính khả thi và cần

thiết của các biện pháp quản lý giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6tuổi ở các trường mầm non quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội do tác giả đề xuất

- Phương pháp xử lí số liệu và phương pháp thống kê để xử lí số liệu điều tra thực trạng và đánh giá kết quả nghiên cứu thu được

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, kiến nghị; Tài liệu tham khảo, Phụ lục,luận văn có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận của quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non theo tiếp cận tham gia

Chương 2: Thực trạng quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6tuổi theo tiếp cận tham gia ở một số trường MN quận Tây Hồ, TP Hà NộiChương 3: Một số biện pháp quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi theo tiếp cận tham gia ở các trường Mầm non quận Tây Hồ

Thành phố Hà Nội

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO TIẾP CẬN THAM GIA Ở

TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Giáo dục hành vi văn hóa cho học sinh nói chung và trẻ mẫu giáo nóiriêng là một lĩnh vực được sự quan tâm của các nhà giáo dục Giáo dục hành

vi văn hóa thường được đề cập trong các nghiên cứu về giáo dục văn hóa nóichung hoặc trong các nghiên cứu riêng như giáo dục văn hóa giao tiếp, vănhóa giao thông, văn hóa học đường, hành vi văn hóa giao tiếp, hành vi vănminh v.v chẳng hạn, nghiên cứu về giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinhcủa nhiều tác giả [10]

Đối với riêng lĩnh vực giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non cónghiên cứu của Nguyễn Ánh Tuyết [39] về giáo dục hành vi văn hóa cho trẻMN; luận văn của Hoàng Thị Phương [32] về giáo dục hành vi giao tiếp cóvăn hóa cho trẻ mẫu giáo; giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáocủa Nguyễn Thị Thanh [33] v.v

Trong nhà trường, giáo dục hành vi văn hóa là một lĩnh vực giáo dụcđược thực hiện hiện thông qua nhiều hoạt động khác nhau như: các hoạt độngtrong học tập, sinh hoạt, vui chơi, các hoạt động ngoài môn học v.v Chính

vì thế quản lí giáo dục hành vi văn hóa là yêu cầu không thể thiếu trong cácnhà trường nhằm giúp cho công tác giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ có hiệuquả từ đó có tác động tích cực đến kết quả giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ

Nhìn chung nghiên cứu về quản lí giáo dục hành vi văn hóa trong luậnvăn, luận án còn ít mà chỉ có một số công trình nghiên cứu có liên quan chănghạn như nghiên cứu về quản lí giáo dục đạo đức Các luận văn về quản lí giáodục đạo đức, ví dụ của Đinh Thanh Khương (2012) [24] về quản lí giáo dục

Trang 19

đạo đức cho học sinh THPT; của Lê Thị Minh Nguyệt (2009 [30] về quản lígiáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo, của Nguyễn Hoàng Phong (2009) [31] vềquản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS; của Lê Bích Liên(2015) về quản lí giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo [27] v.v Cácnghiên cứu luận văn cũng có hệ thống hóa một số lí luận về giáo dục đạo đức,hành vi đạo đức và đề xuất các biện pháp quản lí giáo dục đạo đức, hành viđạo đức ở một địa bàn cụ thể Các nghiên cứu luận văn trên cũng chưa chỉ rõcách tiếp cận.

Cho đến nay chưa thấy có nghiên cứu nào giải quyết vấn đề quản lígiáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tham gia ở các trườngMầm non quận Tây Hồ Thành phố Hà Nội

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Trường mầm non

Trường MN là cơ sở kết hợp giữa nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 3tháng đến 6 tuổi Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất,tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một [28]

Trường MN có các lớp mẫu giáo và các nhóm trẻ Trường có ban giámhiệu do hiệu trưởng phụ trách

Theo Luật Giáo dục, nhiệm vụ và quyền hạn của trường MN như sau:

1 Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ batháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo ban hành

2 Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hòanhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cậpgiáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi Hằng năm, tự kiểm tra theo tiêuchuẩn quy định về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, báo cáocấp có thẩm quyền bằng văn bản

Trang 20

3 Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôidưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật

5 Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặctheo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn

6 Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạtđộng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

7 Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham giacác hoạt động xã hội trong cộng đồng

8 Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dụctrẻ em theo quy định

9 Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

1.2.2 Quản lí và Quản lí giáo dục

1.2.2.1 Khái niệm quản lí

Thuật ngữ “quản lí” đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cậpđến, sau đây là một trong số các quan niệm đó:

Theo H.Koontz (người Mỹ): “Quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằmbảo đảm sự phối hợp những nỗ lực của các cá nhân để đạt được mục đích củanhóm (tổ chức) Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường trong đócon người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất

và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [22]

Theo Nguyễn Minh Đạo: “Quản lí là sự tác động liên tục, có tổ chức, cóđịnh hướng của chủ thể (người quản lí, người tổ chức quản lí) lên khách thể(đối tượng quản lí) về các mặt chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế bằng một

hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và cácbiện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển củađối tượng” [9]

Trang 21

Theo Thái Văn Thành: Quản lí là những tác động có định hướng, có kếhoạch của chủ thể quản lí đến đối tượng bị quản lí trong tổ chức để vận hành

với các khái niệm khác bởi vì nhìn chung thì mọi hoạt động của con ngườiđều có đặc điểm là có chủ thể, có đối tượng hay có tổ chức v.v… như vậy chứkhông riêng “quản lí”

Chúng tôi sử dụng khái niệm quản lí theo quan niệm của Đặng Thành

Hưng: “Quản lí là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển, phối hợp lao động của người khác hoặc của nhiều người khác trong cùng tổ chức hoặc cùng công việc nhằm thay đổi hành vi và ý thức của họ, định hướng và tăng hiệu quả lao động của họ, để đạt mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích của công việc cùng sự thỏa mãn của những người tham gia” [15]

Theo cách hiểu này, bản chất của quản lí là gây ảnh hưởng chứ không trực tiếp sản xuất hay tạo ra sản phẩm, có mục tiêu và lợi ích là cái chung chứ không nhằm mục tiêu và lợi ích của riêng cá nhân nào, có tính hệ thống chứ

không phải quá trình hay hành động đơn lẻ

1.2.2.2 Khái niệm quản lí giáo dục

Về khái niệm quản lý giáo dục cũng có nhiều quan niệm khác nhau

Chúng tôi sử dụng định nghĩa khái niệm: “Quản lí giáo dục là dạng lao động

xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển hệ thống giáo dục và các thành tố của nó, định hướng và phối hợp lao động của những người tham gia công tác giáo dục để đạt được mục tiêu giáo dục và

Trang 22

mục tiêu phát triển giáo dục, dựa trên thể chế giáo dục và các nguồn lực giáo dục [15] Khái niệm này chỉ rõ bản chất QLGD chính là quản lí nhưng là quản

lí trong lĩnh vực giáo dục

Trong xã hội có các lĩnh vực như quản lí kinh tế, quản lí môi trường,

quản lí y tế, quản lí giáo dục v.v… Như vậy có thể hiểu rằng quản lí giáo dục

là dạng quản lí dành cho một lĩnh vực xã hội cụ thể là giáo dục Bản chất của

QLGD cũng là quản lí chứ không có gì khác Những cái khác ở đây là mụctiêu, chủ thể, đối tượng, nguồn lực, công cụ và môi trường… và chỉ khác khi

so sánh với quản lí lĩnh vực khác Các hoạt động QLGD là nhằm phối hợp,gây ảnh hưởng điều khiển các đối tượng trong giáo dục để đạt được các mụctiêu dựa trên nguồn lực cụ thể

1.2.3 Quản lí trường học và Quản lí chuyên môn trong nhà trường

1.2.3.1 Khái niệm quản lý trường học :

Khi nói đến quản lí trường học, chúng ta thường hay hiểu đó là côngviệc của hiệu trưởng nhà trường Tuy nhiên cũng chưa hoàn toàn đúng, hiệutrưởng là người có trách nhiệm cao nhất trong quản lí nhà trường, chứ khôngphải chỉ có hiệu trưởng mới là người quản lí nhà trường hay nói chính xác thìnhà trường được quản lí bởi bộ máy quản lí nhà trường do hiệu trưởng đứngđầu Trong thực tế của quản lí trường học, nhà trường còn chịu sự quản lí củacác cấp trên trường như phòng giáo dục đào tạo ( đối với các cấp mầm non,tiểu học và trung hoc cơ sở), Sở giáo dục và đào tạo, Bộ giáo dục và đào tạo

Theo nghĩa một tổ chức, trường học được quản lí giống như mọi tổchức khác, nhưng có đặc điểm chuyên môn của mình là giáo dục Bản chấtcủa quản lí trường học lúc này gây ảnh hưởng, định hướng và phát triển tổchức trường theo mục tiêu và giá trị đã định, dựa trên việc xác định tầm nhìn,

sứ mạng, nhiệm vụ chiến lược, huy động và sử dụng các nguồn lực, xây dựngvăn hóa nhà trường

Vì vậy chúng tôi sử dụng định nghĩa khái niệm quản lí trường học như

sau: quản lí trường học là quản lí giáo dục tại cấp cơ sở trong đó chủ thể

Trang 23

quản lí là các cấp chinh quyền và chuyên môn trên trường, các nhà quản lí trong trường do hiệu trưởng đứng đầu, đối tượng quản lí chính là nhà trường như một tổ chức chuyên môn-nghiệp vụ, nguồn lực quản lí là con người, cơ sở vật chất-kĩ thuật, tài chính, đầu tư khoa học-công nghệ và thông tin bên trong trường và được huy động từ bên ngoài trường dựa vào luật, chính sách, cơ chế và chuẩn hiện có [17].

Khái niệm này khẳng định không chỉ hiệu trưởng và bộ máy ở trườngchịu trách nhiệm quản lí trường học, mà trên trường còn có những cấp quản líkhác, bất kể đó là trường học ở cấp học nào, ngành học nào

Nội dung quản lí trường học gồm những lĩnh vực sau:

- Quản lí tài chính và tài sản của trường

- Quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục

- Quản lí nhân sự (cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, học sinh)

- Quản lí chuyên môn (chương trình; hoạt động giảng dạy; hoạt độnghọc tập; hoạt động kiểm tra đánh giá; phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; cáchoạt động nghiên cứu và phát triển khác)

- Quản lí các điều kiện đảm bảo an toàn giáo dục

- Quản lí môi trường giáo dục

- Quản lí các quan hệ giáo dục của trường với các tổ chức xã hội(Đoàn, Đội, Công đoàn, các hội nghề nghiệp, các hội chính trị-xã hội, giađình học sinh, cộng đồng dân cư,…)

1.2.3.2 Khái niệm Quản lí chuyên môn

Quản lí chuyên môn là thuật ngữ để chỉ một lĩnh vực quản lí trong nhàtrường Quản lí chuyên môn trong nhà trường là quản lý các hoạt động cáchoạt động liên quan đến nhiệm vụ chính của nhà trường là giáo dục và dạyhọc Đó là việc quản lí chương trình, hoạt động giáo dục, hoạt động giảng

Trang 24

dạy, hoạt động học tập , phát triển nguồn nhân lực giảng dạy, hoạt động họctập, phát triển nguồn nhân lực giảng dạy và quản lí, các hoạt động nghiên cứuphát triển khác.

Quản lí GDHVVH thuộc quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường,

là một nội dung của quản lí chuyên môn trong trường mầm non nhằm pháttriển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ

1.2.4 Văn hóa, Hành vi văn hóa

1.2.4 1 Khái niệm văn hóa

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, tùy thuộc vào cách tiếpcận khác nhau của từng ngành khoa học xã hội và nhân văn Trong quan niệm

về văn hóa của Unescco [41] được hiểu theo hai nghĩa chính như sau:

Theo nghĩa rộng “ Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần

và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay mộtnhóm người trong xã hội.”

Theo nghĩa hẹp “văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu tượng, chiphối cách ứng xử và giao tiếp của mỗi cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặcthù riêng Văn hóa bao gồm các hệ thống giá trị để đánh giá một sự vật, hiệntượng theo cộng đồng ấy”

Như vậy nói đến văn hóa là nói đến các hệ thống các giá trị xã hội, từ

hệ thống giá trị xã hội người ta xây dựng các chuẩn mực xã hội Tính có giátrị là cơ sở phân biệt văn hóa với những hiện tượng phi văn hóa Tính có giátrị được duy trì bằng truyền thống văn hóa và để có văn hóa chúng ta phải tíchlũy qua nhiều thế hệ

1.2.4.2 Khái niệm hành vi văn hóa

K

h á i n i ệm h àn h vi

Trang 25

Theo khoa học hành vi thì “Hành vi là phản ứng của của con ngườihoặc hệ thống máy móc/hệ thống vật chất phản ứng lại các kích thích từ bênngoài”.

Một số đặc điểm của hành vi:

+ Hành vi có thể thay đổi theo thời gian

Đối với con người, hành vi được xem là tổ hợp các phản ứng của cơ thểtrước các kích thích của môi trường bên ngoài và bên trong chủ thể

H à n h vi v ă n h ó a

Từ quan niệm hành vi và văn hóa ta có thể định nghĩa khái niệm vềhành vi văn hóa như sau: HVVH là phản ứng hay cách ứng xử của con ngườiphù hợp với các chuẩn mực xã hội do một nền văn hóa lựa chọn, trong mốiquan hệ của con người với con người, giữa con người với xã hội, giữa conngười với môt trường xung quanh (môi trường tự nhiên, môi trường xã hội)

HVVH là biểu hiện bên ngoài của hoạt động được điều chỉnh bởi cấutrúc tâm lí bên trong của chủ thể có ý thức và chịu sự qui định bên trong củachuẩn mực xã hội, được xây dựng từ hệ thống xã hội do một nền văn hóachọn để định hướng

Để hiểu rõ hơn về HVVH ta so sánh HVVH với HVĐĐ Hai phạm trùnày có sự giống nhau và khác nhau HVVH và HVĐĐ có sự tương đồng ởchỗ đều nói đến tính chủ thể (hành vi của ai, trong mối quan hệ của ai); vàtính ý thức của chủ thể (hành vi đều được thực hiện một cách có ý thức, cómục đích của chủ thể nhất định) Khác nhau ở chỗ HVĐĐ bị chi phối bởi giátrị chuẩn mực đạo đức còn HVVH bị chi phối bởi chuẩn mực xã hội

Trang 26

Cụ thể, HVVH ở trẻ 5-6 tuổi ở đây được hiểu là cách ứng xử của trẻ 5-6 tuổi phù hợp với chuẩn mực xã hội về văn hóa khi phản ứng với những tác động bên ngoài trong quan hệ với con người, với xã hội, với môi trường xung quanh.

Thuật ngữ “Hành vi văn hóa” được dùng trong luận văn này hiểu theonghĩa đó là những hành vi đẹp, tối đối với con người và thế giới xung quanh,

là hành vi văn hóa mang tính tích cực mà mỗi người cần rèn luyện để có đượchay nói rõ hơn đó là hành vi có văn hóa (cultured)

1.2.5 Giáo dục hành vi văn hóa và quản lí giáo dục hành vi văn hóa

Giáo dục HVVH có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng lớn tới quá trìnhhình thành và phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo nói chung, trẻ 5-6 tuổinói riêng

Giáo dục HVVH là thuật ngữ chỉ quá trình và kết quả tổ chức môi trường và các hoạt động giáo dục giúp cho trẻ học được các giá trị văn hóa chuẩn mực và thực hiện các HVVH theo chuẩn mực xã hội qui định.

Về nguyên tắc muốn giáo dục HVVH cho trẻ thì cần tổ chức các hoạtđộng cho trẻ trải nghiệm để học được những hành vi đạt chuẩn mực của nềnvăn hóa xã hội và được trẻ thực hành qua các hoạt động của cuộc sống hàngngày, qua đó giúp cho trẻ có những hành vi đúng đắn trong cuộc sống sinhhoạt, học tập và lao động sau này

Như vậy GDHVVH về bản chất là quá trình tổ chức môi trường và cáchoạt động tạo điều kiện cho các cá nhân thực hiện và rèn luyện những hành viphù hợp với các chuẩn mực xã hội, tạo thành niềm tin, nhu cầu, thói quen củangười được giáo dục và trải qua quá trình phát triển sẽ tác động vào bên trongmỗi cá nhân để hình thành các giá trị cần thiết phù hợp với đòi hỏi của xã hội

Quản lí GDHVVH là quá trình gây ảnh hưởng, phối hợp, định hướng các thành tố tham gia vào vào quá trình GDHVVH cho trẻ nhằm đưa hoạt

Trang 27

động GDHVVH đạt kết quả mong muốn và thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục.

1.3 Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

1.3.1 Đặc điểm của trẻ MG 5-6 tuổi

Trẻ 5-6 tuổi là thời kì trẻ có đời sống tâm lí, tình cảm phát triển khámãnh liệt như trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ, tình cảm hành vi Xúc cảm tình cảmcủa trẻ của trẻ trong giai đoạn này ổn định hơn so với những lứa tuổi trước,mức độ phong phú, phức tạp tăng dần theo các mối quan hệ giáo tiếp vớinhững người xung quanh Các sắc thái cảm xúc con người trong quan hệ vớicác lứa tuổi vị trí xã hội khác nhau được hình thành như: tình cảm với cô giáobạn bè Tuy nhiên, đời sống xúc cảm còn dễ dao động, mang tính chất tìnhhuống

Ở lứa tuổi này tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhận thức mớiđều kích thích niềm vui, sự hứng thú, say mê; tính tò mò ham hiểu biết làmnảy sinh nhiều xúc cảm tích cực Trẻ sẽ lĩnh hội được ý nghĩa cá chuẩn mựchành vi tốt, xấu qua vui chơi, giao tiếp với mọi người, qua thói quen nếp sốngtốt được gia đình, cô giáo xây dựng cho trẻ Trẻ làm chủ được nhiều hành vi,dần dần xác định được mục đích của hành động và tách động cơ ra khỏi mụcđích với sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện những hành vi tốt Việchình thành và phát triển các phẩm chất, hành vi văn hóa của trẻ phụ thuộcphần lớn vào sự giáo dục, các biện pháp tác động của cha mẹ, cô giáo vànhững xung quanh

Trong giai đoạn đoạn này, các phẩm chất và HVVH được hình thành

rõ nét, khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định tăng lên, trẻ thường tập trungvào những gì trẻ thích, hành vi của trẻ hay bị tình cảm chi phối Vì vậy, cầnđưa ra các yêu cầu tập luyện hành vi ở mức độ phù hợp với đực điểm lứa tuổicủa trẻ Đặc điểm tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy trực quan, có liên quan đếncác tình huống khi vận dụng các qui tắc hành vi Trẻ thường suy nghĩ cụ thể

Trang 28

vào 1 tình huống chứ chưa biết thực hiện trong tình huống khác tương tư, đôi khi vận dụng các qui tắc hành vi một cách máy móc.

Trẻ 5-6 tuổi dễ bắt chước những điều trẻ thấy nhưng lại chưa hiểu hếtnội dung của hành động đó nên thường bắt chước cả cái tốt lẫn cái xấu.Tínhxúc cảm chi phối mạnh đến hoạt động tâm lí của trẻ khiến trẻ dễ đồng cảmvới những người xung quanh, nhất là những người khuyết tật, người bệnh,người có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo khổ Đây là thời điểm thuận lợi đểgiáo dục lòng nhân ái và các HVVH cần thiết ở trẻ

1.3.2 Mục đích giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ MG 5-6 tuổi

Theo Quyết định số 55/QĐ- BGD ĐT qui định mục tiêu đào tạo Nhàtrẻ - mẫu giáo của Bộ giáo dục và đào tạo, mục tiêu đào tạo giáo dục mầmnon nhằm hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách của con ngườimới XHCN Việt Nam

- Giàu lòng yêu thương, biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ nhữngngười gần gũi, thật thà lễ phép, mạnh dạn hồn nhiên

- Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, có một số kĩnăng sơ đẳng (quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận ) cần thiết chuẩn bịtâm thế để vào trường phổ thông

- Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển cân đối

- Yêu thích cái dẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ởxung quanh

Hình thành nhân cách cho trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng trong các cơ

sở giáo dục mầm non và các bậc cha mẹ trẻ Khoa học tâm lí khẳng định, khihết lứa tuổi mầm non, ở đứa trẻ đặt xong nền móng đầu tiên của nhân cách, sựphát triển về văn hóa, hành vi sau này của trẻ đều mang rõ dấu ấn của tuổi thơ

ấu Vì thế ngay từ lứa tuổi này, cần chăm lo phát triển toàn diện cho trẻ, trên

Trang 29

cơ sở đó từng bước hình thành nhân cách cho trẻ theo phương hướng, yêu cầu

mà xã hội đặt ra

Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non là một trong những hoạtđộng giáo dục rất quan trọng nhằm hình thành phát triển nhân cách cho trẻ

1.3.3 Nội dung cơ bản của giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ MG 5-6 tuổi

Đối với trẻ 5-6 tuổi nội dung GDHVVH là những hành vi, ứng xử củatrẻ trong giao tiếp với người xung quanh; trong sinh hoạt (ăn uống, vệ sinh );trong khi chơi với đồ chơi, ở nơi công cộng, thể hiện trong trang phục v.v

Có thể liệt kê những HVVH cơ bản cần giáo dục cho trẻ như sau:

- Hành vi văn hóa trong giao tiếp: Trẻ phải nắm được một số qui định

về giao tiếp của trẻ với người lớn, với các bạn cùng lứa tuổi; biết sử dụng cácphương tiện ngôn ngữ và văn hóa trong mọi tình huống, hoàn cảnh Cụ thể

+ Có thói quen chào hỏi, cám ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn,

+ Không nói tục chửi bậy, không la hét

+ Khi nói chuyện chăm chú lắng nghe người khác, đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh măt phù hợp và chờ đến lượt mình nói

+ Nói năng lễ phép, trình bày ý kiến của mình rõ ràng, rành mạch

+ Không nói leo, không ngắt lời người khác

+ Biết hỏi han quan tâm, giúp đỡ người khác

- Hành vi văn hoá trong sinh hoạt (ăn uống, vệ sinh…)

+ Xúc ăn gọn gàng không rơi vãi

+ Không nói chuyện khi ăn

+ Biết nhặt cơm rơi vãi bỏ vào đĩa

+ Khi ăn không nhai nhồm nhoàm, không nuốt vội, phải nhai từ tốn

Trang 30

+ Không xúc quá đầy hoặc giành hết thức ăn cho riêng mình, không bỏ

dở suất ăn

+ Biết giúp đỡ người khác thu dọn đồ dùng sau khi ăn

+ Có thói quen rửa mặt, rửa tay, súc miệng, đánh răng,

+ Dáng đi đứng, ngồi ngay ngắn,

+ Biết xì mũi vào khăn, không khạc nhổ bừa bãi…

+ Biết dùng tay, khăn/tay che miệng khi ho, ngáp, hắt hơi, hỉ mũi…

- Hành vi văn hóa nơi công cộng:

+ Biết giữ vệ sinh nơi công cộng, có thói quen chăm sóc giữ gìn cảnhđẹp thiên nhiên môi trường sạch sẽ

+ Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày như vứt rácđúng nơi qui định, không ngắt lá bẻ cành, dẫm lên cỏ…

+ Thói quen thực hiện các qui định giao thông: đi bộ trên vỉa hè, đisang đường đúng nơi qui định; khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm;khi ngồi trên các phương tiện giao thông phải cẩn thận, không đùa giỡn, ngồingay ngắn…không đùa nghịch hoặc chơi đùa dưới lòng đường, vỉa hè…

- Hành vi văn hóa khi sử dụng đồ dùng đồ chơi:

+ Giữ gìn đồ dùng/ đồ chơi, không phá hỏng hoặc bôi bẩn lên đồ dùng

đồ chơi

+ Khi sử dụng xong đồ dùng/đồ chơi biết cất đúng nơi quy định vàngăn nắp, đẹp mắt

+ Khi chơi biết nhường nhịn nhau

- Hành vi văn hóa thể hiện ở trang phục

+ Biết tự mặc quần áo

Trang 31

+ Mặc quần áo ngay ngắn, lịch sự, không hở hang…

+ Biết cách lựa chọn trang phục theo mùa, mùa nắng nóng mặc áo quầnmát mẽ, mùa đông mặc áo quần ấm…

+ Không mặc áo quần bẩn, có mùi hôi …gây khó chịu cho người khác.+ Không bỏ áo quần bẩn chung với áo quần sạch

+Treo, móc áo quần phải ngay ngắn, cẩn thận, đúng nơi qui định,không vứt quần áo bừa bãi…

1.3.4 Phương pháp giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi

1.3.4.1 Phương pháp dùng tình cảm

Phương pháp này rất hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ do trẻ mầmnon vốn nhạy cảm, mặt khác trẻ cũng biết thể hiện cảm xúc và đáp ứng lạitình cảm của mình rất nhanh nhạy, hồn nhiên Trẻ có nhu cầu được yêuthương và cũng dễ yêu thương đồng cảm với người khác, có nghĩa là vừa biết

“nhận”, lại vừa biết “cho” Đó là thái độ tốt đẹp cần có ở mỗi người Bằngtình cảm của mình, người lớn sẽ dễ dàng cảm hóa thuyết phục trẻ về yêu cầutrẻ thực hiện một số công việc vừa sức Tuy nhiên, khi sử dụng phương phápnày cần phải kết hợp đủ hai yếu tố, đó là từ phía người lớn trẻ nhận được sựyêu thương, chăm sóc che chở, dạy dỗ, nhưng đồng thời trẻ cũng phải biết thểhiện, đáp lại tình cảm của mình với người lớn bằng những hành vi văn hóa tốtđẹp trong những tình huống của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

1.3.4.2 Phương pháp dùng nghệ thuật

Những tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo ra chủ yếu theo qui luật củatình cảm Những bài thơ, câu chuyện, điệu hát bản nhạc, bức tranh… bằngtruyền cảm mãnh liệt của mình đã để lại những dấu ấn đẹp đẽ, sâu thẳm trongtâm hồn trẻ thơ Nghệ thuật sáng tạo theo qui luật của tình cảm nên ẩn chứatrong đó những nội dung giáo dục hành vi văn hóa sâu sắc

Trang 32

Tại trường mầm non, hàng tuần trẻ được tiếp xúc với các tác phẩmnghệ thuật qua hoạt động làm quen với văn học, hoạt động âm nhạc, hoạtđộng tạo hình Thông qua các tác phẩm nghệ thuật, góp phần làm giáo dụcnhận thức của trẻ về cuộc sống, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, conngười và thiên nhiên, hình thành cho trẻ những kinh nghiệm về hành vi,thúc đẩy những hành vi văn hóa văn minh Do vậy, phương phá p dùngnghệ thuật được áp dụng thường xuyên và đem lại hiệu quả trong việcGDHVVH cho trẻ.

1.3.4.3 Phương pháp sử dụng trò chơi

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, trong đốphải kể đến trò chơi đóng vai theo chủ đề Đây là loại trò chơi mô phỏng lạicuộc sống của người lớn, nổi bật lên mối quan hệ xã hội biểu hiện nhữngchuẩn mực hành vi giữa con người với những người xung quanh bằng việcnhập vai chơi của mình

Phương pháp sử dụng trò chơi, các yếu tố chơi vào hoạt động của trẻnhằm thực hiện nhiệm vụ GDHVVH được tiến hành một cách không gò bó ápđặt, đem lại hiệu quả cao trong việc hình thành các hành vi hành vi cho trẻ.Giáo viên cần chủ động tạo ra tình huống trong các trò chơi để khơi gợi ở trẻthái độ hành vi, hành vi ứng xử tốt đẹp với những người xung quanh Lôicuốn trẻ tích cực tham gia giải quyết các tình huống có vấn đề để hình thành

Trang 33

thành các kĩ năng kĩ xảo, thói quen hành vi Trên cơ sở đó trẻ tích lũy đượcnhững kinh nghiệm thực tế phong phú cho bản thân, có thói quen văn minhtrong giao tiếp; thói quen vệ sinh trong sinh hoạt; thói quen bảo vệ giữ gìn đồdùng đồ chơi, gọn gàng ngăn nắp, thói quen văn minh nơi công cộng…

Chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non gồm các hoạtđộng: đón trẻ, thể dục sáng, trò chuyện đầu giờ, hoạt động học, hoạt độngngoài trời, hoạt động vui chơi, vệ sinh, ăn, ngủ, hoạt động chiều, hoạt động trảtrẻ Thông qua các hoạt động này, giáo viên thực hiện GDHVVH, dạy trẻ cáchành vi văn hóa như chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, quan tâm, tôn trọng, chia sẻ,giúp đỡ người khác; mạnh dạn, tự tin, tự lực; chấp hành nội qui của lớp, cóhành vi văn minh, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ tài sản chung của lớp… Qua cáchoạt động hàng ngày như thế này, giáo viên tạo môi trường cho trẻ trảinghiệm thực sự để lĩnh hội các giá trị mà trước hết là thực hiện các hành vimang tính chuẩn mực

1.3.4.5 Phương pháp nêu gương

Phương pháp nêu gương là việc lấy gương người thật việc thật để làmmẫu cho trẻ noi theo Có thể lấy gương cô giáo, gương người lớn và đặc biệt

là gương bạn bè cùng tuổi với trẻ Đây là phương pháp được sử dụng phổ biếntrong quá trình giáo dục cho trẻ mầm non vì nó phù hợp đặc điểm tư duy củatrẻ Tấm gương của bạn, của cô giáo với những hành vi văn hóa tốt đẹp cóảnh hưởng trực tiếp đến trẻ, là động lực cho trẻ noi theo, từ đó hình thànhnhững phẩm chất hành vi tốt Các tấm gương của người lớn trong xã hội vàcủa các nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật cũng có nhiều ảnh hưởng đến trẻ

1.3.4.6 Phương pháp khen, chê

Trong việc GDHVVH, người lớn cần biết khen chê đúng lúc và đúngmức Khi trẻ làm một việc tốt, cần động viên khen ngợi, dành cho trẻ lời biểudương, những phần thưởng mang ý nghĩa tinh thần hơn là vật chất để khích lệtrẻ, củng cố những nét đẹp văn hóa tích cực Ngược lại, khi trẻ làm một việc

Trang 34

chưa tốt, người lớn cần tỏ thái độ chê trách, không đồng tình, làm cho trẻ biết được như vậy là không nên để trẻ không lặp lại những hành vi xấu đó nữa.

- Khen: là biểu hiện thái độ đồng tình, khuyến khích một hành động, cửchỉ tốt đẹp nào đó của trẻ nhằm khơi gợi niềm vui sướng, lòng tự tin, khích lệmong muốn làm những điều tốt đẹp ở trẻ

- Chê trách: là biểu hiện thái độ không đồng tình với những hành vi,việc làm xấu của trẻ, nhằm ngăn chặn chúng xảy ra Chê trách là cần thiếtnhưng không nên lạm dụng để tránh tạo cho trẻ cảm giác nặng nề, có lỗi Trẻnhỏ thích được khen và không muốn bị chê, nên chúng ta cần khơi gợi lòng tựhào và tính xấu hổ đúng lúc đúng chỗ để hình thành những phẩm chất văn hóacho trẻ

1.3.5 Hình thức giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.3.5.1 Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ thông qua sinh hoạt hàng ngày

Sinh hoạt hàng ngày của trẻ là những hoạt động như: đón trẻ, thể dụcsáng, trò chuyện đầu giờ, vệ sinh – ăn trưa – ngủ trưa – vận động nhẹ, vệ sinh– ăn quà chiều, hoạt động chiều, trả trẻ Những hoạt động trên nối tiếp nhau

và được lặp đi lặp lại hàng ngày theo một trình tự nhất định

Thông qua sinh hoạt hàng ngày, giáo viên có thể thực hiện nhiều yêucầu GDHVVH khác nhau, hình thành ở trẻ tình thân ái, sự đoàn kết với bạnbè; chia sẻ, giúp đỡ, lễ phép với người khác; ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sảnchung Ngoài ra, thông qua sinh hoạt hàng ngày, giáo viên sẽ tạo dựng được

nề nếp, phong cách sinh hoạt cho trẻ, xây dựng một tập thể có tổ chức, có kỉluật, hình thành cho trẻ những hành vi văn hóa đúng đắn sơ đẳng như: khôngtranh giành đánh nhau, chia sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ bạn

1.3.6.2 Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi

Trẻ mầm non “Học mà chơi, chơi mà học”, chính vì thế vui chơi làhoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi này, nó vừa thỏa mãn nhu cầu chơi, vừathực hiện các yêu cầu giáo dục nhằm hình thành và phát triển toàn diện

Trang 35

nhân cách trẻ Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo bao gồm hoạt độngchơi ngoài trời (trò chơi vận động, chơi tự chọn); hoạt động chơi trong lớp(hoạt động góc) Đây là cơ hội thuận lợi, là phương tiện để giáo viênGDHVVH cho trẻ.

1.3.6.3 Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ thông qua giờ học

Hoạt động học tuy không phải là hoạt động chủ đạo ở trường MN tuynhiên trong chương trình cũng có thời lượng nhất định dành cho việc học củatrẻ nhằm trang bị cho trẻ những tri thức, kĩ năng làm tiền đề cho sự phát triểncủa trẻ ở những cấp học tiếp theo

Trong giờ học, trẻ được lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng thông qua tìmhiểu môi trường xung quanh (môi trường tự nhiên, môi trường xã hội), bằngthơ truyện, làm quen với toán, làm quen chữ cái, hoạt động tạo hình, âm nhạc,thể dục Các kiến thức cơ bản, nhất là những tình cảm, thái độ được hìnhthành qua các hoạt động trong giờ học có tác dụng GDHVVH cho trẻ Thôngqua từng chủ đề - sự kiện, không những cung cấp kiến thức, hiểu biết cho trẻ;hình thành, củng cố các kĩ năng, rèn luyện năng lực trí tuệ, khả năng tư duy,phản xạ mà còn xây dựng tình cảm, niềm tin, những thái độ, hành vi đúngđắn, các phẩm chất văn hóa cần thiết ở trẻ

1.3.6.4 Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ thông qua hoạt động sinh hoạt khác

Đối với lứa tuổi mẫu giáo lớn, trẻ đã có khả năng làm nhiều việc theosức của mình, giáo viên nên định hướng cho trẻ tham gia các hoạt động như

tự phục vụ, trực nhật, chăm sóc thiên nhiên, chăm sóc trường lớp Đó lànhững hoạt động vừa sức, lại phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và cũng

là phương tiện giáo dục HVVH quan trọng đối với lứa tuổi mầm non

khóa

1.3.6.5 Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ thông qua hoạt động ngoại

Trang 36

trẻ cách giao tiếp ứng xử văn minh, những HVVH tốt đẹp Cho nên có thể coiviệc tổ chức ngày hội ngày lễ với các hoạt động phong phú, đa dạng như mộtphương tiện giáo dục trẻ mang lại hiệu quả cao, nhất là đối với hoạt độngGDHVVH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Tham quan, dã ngoại cũng là một hình thức tốt để GDHVVH cho trẻ.Thông qua những buổi tham quan dã ngoại, các con được mở mang vốn hiểubiết, thêm yêu và tự hào về quê hương đất nước và được rèn luyện nhữnghành vi văn hóa như: Thực hiện một số nội qui, qui định ở lớp, gia đình vànơi công cộng; Thương yêu, chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi; Giữ vệ sinhchung, bảo vệ môi trường

1.4 Quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non theo tiếp cận tham gia

1.4.1 Tiếp cận tham gia trong quản lí giáo dục hành vi văn hóa

1.4.1.1 Khái niệm tiếp cận tham gia

Hiện nay đang có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tiếp cận tham

gia Luận văn sử dụng khái niệm của Đặng Thành Hưng: Tiếp cận tham gia trong quản lí nhà trường là sự tổ chức và kết hợp các lực lượng khác nhau trong trường và xung quanh trường để thu hút họ vào việc thực hiện các nhiệm vụ quản lí nhất định dựa trên cơ sở chế độ phân cấp quản lí, tính tự nguyện và hợp tác của mọi người, sự phân công trách nhiệm chung và cá nhân, vì lợi ích chung và lợi ích của những người tham gia [20].

Tiếp cận tham gia mang lại những cơ hội thuận lợi cho các nhà quản línhà trường thực hiện được nhiều loại/hình thức hoạt động giáo dục khác nhau.Nhà trường được các thành phần tham gia chia sẻ ý tưởng, hỗ trợ các nguồn

Trang 37

định phương thức quản lí dân chủ, công khai, minh bạch và hợp tác rộng rãi.

Tiếp cận tham gia có những nguyên tắc cơ bản sau:

- Dựa vào sự phân cấp, phân quyền và ủy quyền trong quản lí

- Dựa vào sự tự nguyện của mọi người

- Có sự hợp tác và chia sẻ trong công việc

- Có sự lãnh đạo thống nhất từ hiệu trưởng theo những qui chế, qui địnhđược sự đóng góp ý kiến của mọi người

- Môi trường quản lí dân chủ và có tính xã hội hóa cao

1.4.1.2 Nguyên tắc của tiếp cận tham gia trong GDHVVH cho trẻ MG

- Nguyên tắc phân công, phân cấp và ủy quyền cho những người thamgia công việc

Quản lí GDHVVH cho trẻ MG chỉ một mình nhà trường làm là khôngthể hiệu quả cần phải có sự tham gia của nhiều thành phần Khi có nhiều thànhphần tham gia muốn cho công việc có hiệu quả thì cần được phân cấp, phânquyền để mỗi thành phần biết rõ công việc trách nhiệm , quyền hạn của mình

và chủ động thực hiện

- Nguyên tắc hợp tác và chia sẻ

Quản lí GDHVVH cho trẻ MG cần có nhiều thành phần khác nhau thamgia Mỗi thành phần tham gia có lợi thế và đặc điểm riêng, muốn quản líGDHVVH có hiệu quả cần có sự hợp tác và chia sẻ về ý tưởng, nguồn lực haycác nhiệm vụ để nhằm mục tiêu chung là tạo môi trường và tổ chức các hoạtđộng GDHVVH cho trẻ

- Nguyên tắc sự lãnh đạo thống nhất

Trang 38

qui chế để chỉ đạo, điều hành đảm bảo thống nhất về mục tiêu, nội dung,phương pháp GDHVVH, về việc sử dụng các nguồn lực và sự phân công côngviệc phù hợp với từng loại thành phần tham gia.

1.4.2 Quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ ở trường MN theo tiếp cận tham gia

1.4.2.1 Mục tiêu quản lí giáo dục hành vi văn hóa

Quản lí GDHVVH là một trong những nhiệm vụ quản lí trường học,quản lí chuyên môn tại cấp trường và tại các cấp dưới bên trong trường nhưkhối lớp, tổ chuyên môn Chủ thể quản lí ở đây là ban giám hiệu, tổ chuyênmôn, giáo viên, nhân viên, các bậc phụ huynh, ban phụ huynh, các lực lượng

xã hội của địa phương

Mục tiêu cơ bản của quản lí GDHVVH là gây ảnh hưởng tích cực đếncác lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đã giúp họ có nhận thứcđúng đắn về bản chất tầm quan trọng, tính cấp thiết của hoạt động GDHVVHcho trẻ, có trách nhiệm tham gia và hoạt động tích cực vào GDHVVH cụ thể:

+ Về nhận thức : Giúp cho mọi người, mọi nghàn , mọi tổ chức xã hội

có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lí GDHVVH chotrẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Giúp cho những thành viên trongnhà trường nhận thức đầy đủ về vài trò quan trọng của GDHVVH cho trẻ,hiểu rõ phương pháp và nội dung GDHVVH cho trẻ

+ Về thái độ - tình cảm: Giúp mọi người có hiểu biết và ủng hộ nhữngviệc làm đúng đắn, đấu tranh với những việc làm sai trái; có ý thức tham giaGDHVVH cho tẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non Giúp cho nhữngthành viên trong nhà trường và các tổ chức có liên quan thường xuyên quan

Trang 39

+ Về hành vi: Các thành phần liên quan đến GDHVVH cho trẻ cần cóhành động cụ thể đóng góp tích cực vào quản lí và tổ chức việc rèn luyện,thực hiện các hoạt động GDHVVH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo chuẩn mực

xã hội CBQL, GV, nhân viên trong nhà trường cũng như các thành viên giađình và cộng đồng cần gương mẫu trong ứng xử, quan hệ để làm gương cho trẻ

1.4.2.2 Nội dung quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

a/ Quản lí GDHVVH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trong trường MNQuản lí GDHVVH cho trẻ MG cần quản lí các hoạt động khác nhaunhư hoạt động học, hoạt động sinh hoạt hàng ngày, hoạt động ngoại khóa vàcác hoạt động sinh hoạt khác Đối với mỗi hoạt động GDHVVH khác nhaucần xây dựng kế hoạch rõ ràng, cụ thể trong đó cần xác định mục tiêu, cácnguyên tắc thực hiện, dự kiến người chịu trách nhiệm, nội dung GDHVVH,phương pháp GDHVVH, các hình thức GDHVVH đặc thù trong mỗi loại hoạtđộng ở trường MN Phân công công việc rõ ràng, cụ thể trong mỗi hoạt độngGDHVVH Đối với các chủ thể GDHVVH như nhân viên nuôi, GV đứng lớp

và các nhân việc khác trong trường cần thực hiện như thế nào, ra sao…; cáccán bộ nhân viên khác trong nhà trường cần có thái độ thế nào để làm gươngcho trẻ v.v…Trong quá trình thực hiện cần kiểm tra giám sát thường xuyênnhư dự giờ, thăm lớp, trao đổi với phụ huynh… và có nhận xét đánh giá cụthể về từng hoạt động để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp Cuối học kì và cuốinăm học có đánh giá tổng kết về GDHVVH cho trẻ Muốn đánh giá kháchquan, xác thực cần sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau và từnhiều nguồn khác nhau

Trang 40

Nhà trường cần phối hợp với các lực lượng xã hội khác như hội khuyếnhọc, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội địa phương, đặc biệt là gia đìnhtrong việc GDHVVH cho trẻ Muốn vậy nhà trường cần tổ chức các cuộc họp

để thống nhất xây dựng kế hoạch và các hoạt động GDHVVH cho trẻ ngay từđầu năm học Xác định các nguồn lực thực hiện, thời gian thực hiện, dự kiếnkinh phí… Quan trọng là làm thế nào để phát huy được sức mạnh của từng tổchức, thống nhất nội dung và phương pháp GDHVVH sao cho phù hợp Chỉđạo triển khai các hoạt động GDHVVH phối hợp với các tổ chức xã hội dướinhiều hình thức khác nhau như trò chơi, câu lạc bộ, tổ chức lễ hội, tham quan

dã ngoại, thăm hỏi người có hoàn cảnh khó khăn… Đối với gia đình thì cầnphải có sự thống nhất rõ ràng về trách nhiệm GDHVVH cho trẻ, tuyên truyền,trao đổi làm cho tất cả các gia đình nhận thức một cách đầy đủ về nhiệm vụGDHVVH cho trẻ và thực hiện nhiệm vụ GDHVVH cho trẻ ở gia đình mộtcách thường xuyên và kiên trì Thường xuyên kiểm tra giám sát các hoạt độngGDHVVH dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đảm bảo mọi hoạt độngthực hiện có hiệu quả

c/ Quản lí các nguồn lực phục vụ cho hoạt động GDHVVH cho trẻmẫu giáo

Trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục, nhà trường cần huyđộng các nguồn lực cho hoạt động GDHVVH, xây dựng quỹ hỗ trợ cho côngtác GDHVVH bằng cách lôi cuốn các tổ chức xã hội và các nhà hảo tâm đónggóp để có thể cung cấp điều kiện đầy đủ cho các hoạt động GDHVVH (kinhphí, phương tiện cho hoạt động, công tác thông tin, truyền thông, khen thưởngcho những người có thành tích trong GDHVVH cho trẻ MG…) Thực hiện

Ngày đăng: 28/04/2019, 17:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[16]. Đặng Thành Hưng (2010), Quản lí giáo dục và quản lí trường học, Tạp chí Quản lí giáo dục, số 17/10, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí giáo dục và quản lí trường học
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Năm: 2010
[17]. Đặng Thành Hưng (2010), Đặc điểm của quản lí giáo dục và quản lí trường học trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Tạp chí Quản lí giáo dục, số 22/10. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm của quản lí giáo dục và quản lítrường học trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Năm: 2010
[18]. Đặng Thành Hưng (2012), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học quản lí giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcquản lí giáo dục
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Năm: 2012
[19]. Đặng Thành Hưng (2012), Quan niệm đạo đức và giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện đại, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 84 tháng 9/2012, trang 6-11, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm đạo đức và giáo dục đạo đứctrong nhà trường hiện đại
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Năm: 2012
[20]. Đặng Thành Hưng (2013), Tiếp cận quản lí giáo dục hiện đại, Tập 1 và 2, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận quản lí giáo dục hiện đại
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Năm: 2013
[21]. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình quản lí Nhà Nước về Giáo dục, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lí Nhà Nước về Giáo dục
Tác giả: Phan Văn Kha
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2007
[22]. Koontz H (1994). Những vấn đề cốt yếu của quản lí. NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếu của quản lí
Tác giả: Koontz H
Nhà XB: NXB Khoa họcvà kĩ thuật
Năm: 1994
[23]. Kônđacôp.M.I (1984), Cơ sở lý luận quản lý giáo dục, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận quản lý giáo dục
Tác giả: Kônđacôp.M.I
Năm: 1984
[24]. Đinh Thanh Khương (2012). Quản lí giáo dục đạo đức học sinh THPT ở huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam”, Luận văn thạc sỹ QLGD, Trường ĐH sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí giáo dục đạo đức học sinh THPTở huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam
Tác giả: Đinh Thanh Khương
Năm: 2012
[25]. Trần Kiểm (2006), Khoa học quản lí giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lí giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
[26]. Trần Kiểm (2005), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lí giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lígiáo dục
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2005
[27]. Lê Bích Liên (2015), Quản lí giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Quận Bắc Từ Liêm TP. Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí giáo dục hành vi đạo đức cho trẻmẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Quận Bắc Từ Liêm TP. Hà Nội
Tác giả: Lê Bích Liên
Năm: 2015
[30]. Lê Thị Minh Nguyệt (2009), Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho trẻ tại các trường mầm non quận 10 thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sỹ Khoa học giáo dục, Viện KH GDVN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp quản lý giáo dục đạo đứccho trẻ tại các trường mầm non quận 10 thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Lê Thị Minh Nguyệt
Năm: 2009
[31]. Nguyễn Hoàng Phong (2009), Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Trà Ôn Tỉnh Vĩnh Long, Tạp chí Giáo dục số226/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí hoạt động giáo dục đạođức cho học sinh THCS huyện Trà Ôn Tỉnh Vĩnh Long
Tác giả: Nguyễn Hoàng Phong
Năm: 2009
[34]. Tạ Ngọc Thanh (2010), Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non, Tạp chí Khoa học giáo dục số 53, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non
Tác giả: Tạ Ngọc Thanh
Năm: 2010
[35]. Hà Nhật Thăng (1998), Giáo trình đạo đức và giáo dục đạo đức, NXB Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đạo đức và giáo dục đạo đức
Tác giả: Hà Nhật Thăng
Nhà XB: NXBĐại học sư phạm Hà Nội
Năm: 1998
[36]. Thái Văn Thành (2007), Quản lí giáo dục và quản lí nhà trường, NXB Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí giáo dục và quản lí nhà trường
Tác giả: Thái Văn Thành
Nhà XB: NXB Đại học Huế
Năm: 2007
[37]. Nguyễn Ánh Tuyết, Lê Thị Kim Anh, Đinh Văn Vang (2002), Phương pháp nghiên cứu trẻ em, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu trẻ em
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết, Lê Thị Kim Anh, Đinh Văn Vang
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2002
[38]. Nguyễn Ánh Tuyết (2004), Giáo dục mầm non – Những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục mầm non – Những vấn đề líluận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2004
[39]. Nguyễn Ánh Tuyết (2006), Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non (dưới 6 tuổi), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻmầm non (dưới 6 tuổi)
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w