1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 6 tuổi theo tiếp cận dự án ở các trường mầm non tỉnh thái nguyên

150 284 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 2,37 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANLuận văn "Quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án ở các trường mầm non Tỉnh Thái Nguyên" do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS..

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ HỒNG HẠNH

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC TRẺ 3-6 TUỔI THEO TIẾP CẬN DỰ ÁN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ HỒNG HẠNH

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC TRẺ 3-6 TUỔI THEO TIẾP CẬN DỰ ÁN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN THỊ MINH HUẾ

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn "Quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án ở các trường mầm non Tỉnh Thái Nguyên" do cá nhân tôi thực

hiện dưới sự hướng dẫn của TS Trần Thị Minh Huế trong thời gian từ tháng 5năm 2017 đến tháng 5 năm 2018

Tôi xin cam đoan:

Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, cácthông tin đã được chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý và đưa vào luận vănđúng quy định Số liệu và kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực và chưađược sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018

Người thực hiện

Trần Thị Hồng Hạnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tớiLãnh đạo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các thầy giáo, côgiáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc; tạođiều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Nhà trường

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Trần Thị Minh Huếngười đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ em trong suốt quátrình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Phòng GD&ĐT Thànhphố Thái Nguyên; Ban lãnh đạo, các cô giáo trường Mầm non Quang Trung -Thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên và bạn bè, người thân đã tạo điềukiện cả về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập,nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Trong quá trình nghiên cứu luận văn, mặc dù bản thân em đã cố gắngnhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết Tác giả kính mong nhận được

sự góp ý, chỉ dẫn của Thầy cô và các bạn đồng nghiệp đ.ể luận văn được hoànthiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Ngày 10 tháng 05 năm 2018

Tác giả luận văn

Trần Thị Hồng Hạnh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ 3-6 TUỔI THEO TIẾP CẬN DỰ ÁN Ở TRƯỜNG MẦM NON 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 6

1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước 11

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 14

1.2.1 Quản lý 14

1.2.2 Dự án 15

1.2.3 Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 16

1.2.4 Quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 -6 tuổi theo tiếp cận dự án 17

1.2.5 Biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án ở các trường mầm non 18

Trang 6

1.3 Một số vấn đề lý luận về chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở trường

mầm non 19

1.3.1 Khái quát về đặc điểm phát triển trẻ 3-6 tuổi 19

1.3.2 Mục tiêu giáo dục trẻ 3-6 tuổi 20

1.3.3 Nội dung giáo dục trẻ 3-6 tuổi 22

1.3.4 Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục trẻ 3-6 tuổi 24

1.3.5 Giáo viên và hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi 25

1.3.6 Môi trường giáo dục trẻ 3-6 tuổi 26

1.4 Một số vấn đề lý luận về chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án ở trường mầm non 27

1.4.1 Mục tiêu của chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 27

1.4.2 Ý nghĩa của việc thực hiện chương trình giáo dục theo dự án đối với sự phát triển trẻ 3-6 tuổi 28

1.4.3 Nội dung chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 29

1.4.4 Quy trình thực hiện chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 31

1.4.5 Vai trò của giáo viên trong thực hiện chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 35

1.4.6 Đánh giá sự phát triển của trẻ 3-6 tuổi trong thực hiện chương trình giáo dục theo tiếp cận dự án 36

1.5 Một số vấn đề lý luận về phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 38

1.5.1 Mục tiêu phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 -6 tuổi theo tiếp cận dự án 38

1.5.2 Nội dung phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 -6 tuổi theo tiếp cận dự án 38

1.5.3 Quy trình phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 40

Trang 7

1.6 Một số vấn đề lý luận về quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ

3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 40

1.6.1 Vai trò của hiệu trưởng nhà trường trong quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo dự án 40

1.6.2 Mục tiêu quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 41

1.6.3 Nội dung quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 41

1.6.4 Phương pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 48

1.6.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 49

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ 3-6 TUỔI THEO TIẾP CẬN DỰ ÁN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TỈNH THÁI NGUYÊN 54

2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 54

2.1.1 Vài nét về các trường mầm non và công tác giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 54

2.1.2 Mục tiêu khảo sát 56

2.1.3 Nội dung khảo sát 56

2.1.4 Khách thể và địa bàn khảo sát 56

2.1.5 Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu 56

2.2 Thực trạng nhận thức về chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án ở các trường mầm non Tỉnh Thái Nguyên 57

2.2.1 Thực trạng nhận thức về các khái niệm liên quan đến chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 57

2.2.2 Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 59

Trang 8

2.3 Thực trạng tổ chức và phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi

theo tiếp cận dự án ở các trường mầm non Tỉnh Thái Nguyên 60

2.3.1 Thực trạng tổ chức chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 60

2.3.2 Thực trạng phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án ở các trường mầm non Tỉnh Thái Nguyên 66

2.3.3 Thực trạng các dự án giáo dục đã được tổ chức cho trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non Tỉnh Thái Nguyên 69

2.3.4 Thực trạng quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 71

2.4 Thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án trường mầm non Tỉnh Thái Nguyên 72

2.4.1 Thực trạng nội dung quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án trường mầm non Tỉnh Thái Nguyên 72

2.4.2 Thực trạng phương pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 79

2.4.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 81

2.5 Đánh giá chung về khảo sát thực trạng 82

2.5.1 Những ưu điểm và kết quả chính 82

2.5.2 Những hạn chế của thực trạng 83

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ 3-6 TUỔI THEO TIẾP CẬN DỰ ÁN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TỈNH THÁI NGUYÊN 86

3.1 Các nguyên tắc chỉ đạo việc đề xuất biện pháp 86

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục 86

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 86

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ 87

Trang 9

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển 87

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 87

3.2 Một số biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án ở các trường mầm non Tỉnh Thái Nguyên 88

3.2.1 Biện pháp 1: Hoàn thiện quy trình phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 88

3.2.2 Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực quản lý và phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án ở các trường mầm non tỉnh Thái Nguyên 92

3.2.3 Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp quản lý các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 94

3.2.5 Biện pháp 4: Hoàn thiện các điều kiện cần thiết phục vụ công tác phát triển và quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 96

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 97

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 98

3.4.1 Mục tiêu 98

3.4.2 Nội dung và cách thức 98

3.4.3 Kết quả 98

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BGD& ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo

BGH : ban giám hiệu

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Nhận thức của CBQL, GV về các khái niệm công cụ của đề tài

57 Bảng 2.2 Nhận thức của CBQL, GV ý nghĩa của việc thực hiện CTGD cho trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 59

Bảng 2.3: Đánh giá của CBQL và GV về thực hiện CTGD cho trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án ở các trường mầm non Tỉnh Thái Nguyên 61

Bảng 2.4 Hình thức Cán bộ quản lý (phòng, BGH) giáo viên phát triển CTGD theo tiếp cận dự án trẻ 3-6 tuổi trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên 67

Bảng 2.5 Mức độ đánh giá các dự án giáo dục đã được thực hiện 69

cho trẻ 3 - 6 tuổi ở các trường mầm non Tỉnh Thái Nguyên 69

Bảng 2.5: Đánh giá của CBQL và GV về quy trình xây dựng và tổ chức

71 thực hiện chương trình giáo dục theo tiếp cận dự án cho trẻ 3-6 tuổi

71 Bảng 2.6: Đánh giá của CBQL và GV về nội dung quản lý phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án

73 Bảng 2.7 Đánh giá của CBQL và GV về phương pháp quản lý phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi 80

theo tiếp cận dự án ở các trường mầm non Tỉnh Thái Nguyên

80 Bảng 2.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự ản ở các trường mầm non Tỉnh Thái Nguyên

81 Bảng 3.1: Bảng tổng hợp khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án ở các trường mầm non tỉnh Thái Nguyên 99

Trang 12

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 99quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án 99

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình xây dựng và phát triển nền giáo dục nước nhà, Đảng vàNhà nước ta luôn quan tâm phát triển GDMN Từ một số trường lớp nhỏ lẻ,chưa có vị trí trong nền giáo dục, GDMN đã trở thành một cấp học có vị thếtrong hệ thống giáo dục quốc dân Điều 21 - Luật Giáo dục (2005) xác định:

“Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ 3tháng đến 6 tuổi tạo sự khởi đầu cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ, đặtnền tảng cho các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” Chính bởivậy, các cơ sở GDMN cần phải quan tâm tới việc đổi mới, phát triển CTGDnhằm đáp ứng mục tiêu của GDMN là: giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm,trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị chotrẻ vào lớp một Để đáp ứng mục tiêu này, đòi hỏi ngành học mầm non phải đổimới căn bản, toàn diện, đồng bộ, trong đó có đổi mới về công tác quản lý pháttriển CTGDMN theo các hướng tiếp cận hiện đại

Trong nhiều cách tiếp cận phát triển CTGDMN hiện nay, cách tiếp cận

dự án là một hướng được nhiều quốc gia trên thế giới vận dụng Đây là phươngpháp được khởi xướng bởi chuyên gia Likian Katz (Mỹ) nhằm tạo cơ hội chotrẻ được theo đuổi, tìm hiểu, khám phá các vấn đề mà trẻ thực sự hứng thú.Phương pháp này thúc đẩy quá trình tự nghiên cứu, tư duy độc lập và quantrọng nhất là nuôi dưỡng lòng say mê học tập ở trẻ Tuy nhiên, ở Việt Namcách tiếp cận này còn khá mới mẻ trong phát triển CTGD mầm non, đặc biệt là

ở các cơ sở giáo dục công lập, hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non còn mangtính dập khuôn, chưa phát huy được sự sáng tạo của các nhà giáo trong quátrình tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi cho trẻ

Trang 15

Mặt khác, để thực hiện thành công mục tiêu phát triển GDMN theo Đề ánphát triển GDMN Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025 thì rất cần thiết phải trang bịkiến thức và kĩ năng phát triển CTGDMN cho đội ngũ cán bộ quản lý vàGVMN Với tư cách là một người CBQL ở trường mầm non tôi nhận thức đượctrách nhiệm của chính bản thân mình là phải suy nghĩ đầu tư vào chỉ đạo pháttriển chương trình theo hướng tiếp cận dự án như thế nào? Nhất là lứa tuổi mẫugiáo 3-

6 tuổi Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án ở các trường mầm non tỉnh Thái Nguyên”.

6 tuổi theo tiếp cận dự án ở các trường mầm non tỉnh Thái Nguyên hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếpcận dự án ở các trường mầm non tỉnh Thái Nguyên

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếpcận dự án ở các trường MN tỉnh Thái Nguyên

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dụctheo tiếp cận dự án đảm bảo tính mục tiêu giáo dục, tính thực tiễn của GDMNtỉnh Thái Nguyên để áp dụng trong hoạt động quản lý của người hiệu trưởng

Trang 16

sẽ nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường MN tỉnh TháiNguyên hiện nay.

Trang 17

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý phát triển chương trình giáo dục

trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án ở trường mầm non

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo

dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án ở các trường mầm non tỉnh Thái Nguyên

5.3 Đề xuất biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6

tuổi theo tiếp cận dự án ở các trường mầm non tỉnh Thái Nguyên

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý phát triểnchương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án ở các trường mầm nontỉnh Thái Nguyên (chủ thể của các biện pháp quản lý là hiệu trưởng nhà trường)

6.2 Về khách thể khảo sát

Đề tài khảo sát 10 CBQLGD, 40 GV thuộc Trường Mầm non QuangTrung; Trường Mầm non 19/5 Thành Phố; Trường Mầm non Chùa Hang;Trường Mầm non Bệnh viện Đa khoa của tỉnh Thái Nguyên

6.3 Thời gian nghiên cứu

Từ ngày 1 tháng 5 năm 2017 đến ngày 1 tháng 04 năm 2018

7 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Đề tài sử dụng các phương pháp: Tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích tàiliệu, phương pháp lịch sử để nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận về quản lý pháttriển chương trình cho trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án ở trường mầm non

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra: Chúng tôi sử dụng các bảng hỏi dành cho

cán bộ quản lý, giáo viên để thu thập thông tin về thực trạng chương trình giáodục cho trẻ 3 - 6 tuổi, quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi

Trang 18

theo tiếp cận dự án và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển chương trìnhgiáo dục trẻ 3-6 tuổi theo hướng tiếp cận này Từ đó, tìm ra những ưu điểm,hạn chế và nguyên nhân của thực trạng.

7.2.2 Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động và quá trình phát triển

CTGD cho trẻ 3-6 tuổi theo hướng tiếp cận dự án của cán bộ quản lý 4 trườngmầm non của tỉnh Thái Nguyên; quan sát hoạt động dạy của giáo viên và hoạtđộng học của trẻ 3-6 tuổi để thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu

7.2.3 Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý

về công tác phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án

và quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự áncủa các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

7.2.4 Phương pháp chuyên gia: Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia về

lĩnh vực quản lý giáo dục (lãnh đạo và chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạohuyện Đồng Hỷ, Thành phố Thái Nguyên) Từ đó đánh giá về tính cần thiết vàtính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ3-6 tuổi theo tiếp cận dự án ở các trường mầm non tỉnh Thái Nguyên

7.2.5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của nhà trường theo các bước phát triển chương trình giáo dục nhà trường như: Nghiên cứu sản

phẩm hoạt động chuyên môn của giáo viên (kế hoạch giáo dục, giáo án, đồdùng dạy học, sản phẩm hoạt động của trẻ…); sản phẩm quản lý nhà trườngcủa Hiệu trưởng (kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn, các quyết địnhquản lý…); công tác quản lý hoạt động chuyên môn và phát triển, xây dựng kếhoạch giáo dục của nhà trường

7.3 Phương pháp bổ trợ

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu từphiếu khảo sát, phỏng vấn, tính toán các chỉ số định lượng, định tính trongnghiên cứu

Trang 19

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị; tài liệu tham khảo và phụlục, luận văn được cấu trúc thành 03 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ3-6 tuổi theo tiếp cận dự án ở trường mầm non

Chương 2: Thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6tuổi theo tiếp cận dự án ở các trường mầm non tỉnh Thái Nguyên

Chương 3: Một số biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ3-6 tuổi theo tiếp cận dự án ở các trường mầm non tỉnh Thái Nguyên

Trang 20

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ 3-6 TUỔI THEO TIẾP CẬN DỰ ÁN

Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.1.1 Những nghiên cứu về phát triển chương trình giáo dục mầm non và phát triển giáo dục mầm non theo hướng tiếp cận dự án

Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới và các tổ chức quốc tế đềuxác định GDMN là mục tiêu quan trọng của công tác giáo dục và các nhà khoahọc không ngừng quan tâm nghiên cứu đưa ra các giải pháp để nâng cao chấtlượng GDMN, trong đó có vấn đề đổi mới phát triển CTGD cụ thể:

Các công trình nghiên cứu về phát triển chương trình nhà trường baogồm các báo cáo tổng kết đề tài khoa học, bài báo, sách chuyên khảo, các vănbản pháp qui về chính sách giáo dục nói chung và về phát triển chương trìnhgiáo dục nói riêng Các công trình này xuất hiện chủ yếu vào những năm từ

1974 đến nay tập trung chủ yếu của Ôxtrâylia, chỉ riêng trong trang AustralianEducation Index đã có 350 (trong đó có 29 luận án tiến sĩ) bài viết về phát triểnchương trình nhà trường

Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu từ các nhà khoa học Hoa

kì, Canada, Vương quốc Anh, Israel Cuối thập niên 80 đầu thập niên 90, ởNew Zealand cũng xuất hiện một số chuyên khảo, báo cáo tổng kết đề tàikhoa học, bài báo về phát triển chương trình nhà trường Ở những nước nóitiếng Anh trong những năm 1970 - 1980, nghiên cứu về phát triển chươngtrình nhà trường và thành quả thực tiễn về phát triển CTGDMN được xemnhư đã đạt đỉnh cao nhất Đến khoảng giữa những năm 1990 thuật ngữ pháttriển chương trình gần như không được nhắc đến trong các công trình nghiêncứu về giáo dục học

Trang 21

Đối với GDMN nói chung và phát triển CTGD mầm non nói riêngcũng có nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, nghiên cứu Điển hìnhnhư trong công trình nghiên cứu của tác giả Spodek (1990) nhà giáo dục họcngười Mỹ cho rằng: người lớn không thể quyết định dạy trẻ cái gì (nội d ung)

mà quên đi trẻ học thế nào, bởi vì “học như thế nào liên quan nhiều đếnphương pháp” Nội dung chương trình (học cái gì), các quá trình học (họcnhư thế nào), các chiến lươc giảng dạy (dạy như thế nào), môi trường (hoàncảnh học); các chiến lược đánh giá (cho biết việc học xảy ra như thế nào) lànhững vấn đề có quan hệ qua lại với nhau và tạo nên chươn g trình GDMN(Brekdekamp, 1992) [11, tr.34] Điều này cho thấy, tác giả Spodek rất chútrọng đến các yếu tố cấu thành CTGDMN sao cho phù hợp với sự phát triểncủa trẻ Do đó, cũng theo tác giả này, cần thường xuyên đổi mới, phát triểnCTGDMN sao cho đáp ứng nhu cầu thực tiễn những biến đổi của xã hội vàtiếp cận nó theo nhiều cách khác nhau

Tác giả Tina Bruce (1991), chuyên gia GDMN của Úc nói về việc thiết

kế một CTGDMN như sau: Tùy vào đứa trẻ quan tâm đến điều gì mà lựa chọnnội dung để dạy trẻ phù hợp với nhu cầu và môi trường sống của trẻ Ở Úc, trẻ

em được khuyến khích phát triển khả năng tự chăm sóc bản thân và tính sángtạo ngay từ khi đi nhà trẻ Trong giờ học, trẻ em có những hoạt động vui chơitập thể với các trang bị thiết bị, đồ chơi trong nhà, đồ chơi ngoài trời được thiết

kế chiều cao, độ cứng và các góc cạnh phù hợp với trẻ và đảm bảo mức an toàntối đa [11, tr.34] Cũng theo chuyên gia giáo dục người Úc này, phát triểnCTGD mầm non cần phải thực hiện một cách thường xuyên, có hiệu quả, tạođộng lực thúc đẩy việc nâng cao chất lượng GDMN

Một trong những hướng tiếp cận phát triển CTGDMN hiện nay đượcnhiều nước trên thế giới chú trọng, đặc biệt là Mỹ và các nước Tây Âu đó làtiếp cận theo dự án

Trang 22

Phương pháp tiếp cận dự án được đưa vào áp dụng trong dạy học từcuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX và được sử dụng ở các trường phổ thôngtrong phong trào cải cách giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Các nh à khoa học ởthời điểm này đã xây dựng cơ sở cho phương pháp tiếp cận dự án và coi đó làmột phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, có thể khắc phục nhữngnhược điểm của dạy học truyền thống dựa trên nền móng là quan điểm triếthọc giáo dục và lý thuyết nhận thức của J Dewey Lúc đầu phương pháp nàyđược sử dụng chủ yếu trong các môn kỹ thuật, mỹ thuật… về sau đã được sửdụng rộng rãi trong các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Ở Nga,sau năm 1917 trong loại hình trường học của Makarenko, học sinh được giaonhững công việc phải lao động tự lực để hoàn thành và đó là những mô hìnhgiống như tiếp cận dự án.

Nghiên cứu về mô hình tiếp cận dự án, năm 1918 nhà tâm lý họcWilliam H Kilpatric (1871-1965) có bài báo với tiêu đề “Phương pháp dự án”

đã gây một tiếng vang lớn trong các nhà trường Theo Kilpatric, một dự án làmột hoạt động có mục đích cụ thể, có cam kết với tất cả những người thực hiện

và diễn ra trong một môi trường xã hội [8, tr15]

Celestin Freinet (1896-1966) là người tiên phong ở châu Âu nghiên cứudạy học bởi dự án Theo ông, lớp học dự án trước tiên là nơi phải áp dụng cáccách làm việc để nghiên cứu các thông tin, trao đổi các ý kiến hoặc trả lời thưnhận được từ các lớp học sinh khác, chuẩn bị điều tra, phân tích dữ liệu, trìnhbày các bài báo Trong một lớp học như thế, sự hợp tác ở bên trong nhóm rấtphong phú [8, tr15]

Nghiên cứu hiệu quả của dạy học theo dự án, J.Boaler trên tạp chí “Toánhọc cho thời điểm hiện tại hay cho thiên niên kỉ”, Nhật báo Giáo dục, 1999,March 31 đã khẳng định: trong các lớp học dạy theo dự án học sinh trội hơnhọc sinh ở các lớp khác về hai điểm: trả lời các câu hỏi về khái niệm và giảiquyết vấn đề GV đặt ra Theo ông “học sinh trong các lớp học truyền thống

Trang 23

phát triển kiến thức thụ động không có ích lợi gì trong thực tế” Trong khi đó,

“học sinh được dạy theo kiểu dạy học dự án cởi mở hơn, tiến bộ hơn thì pháttriển vốn kiến thức linh hoạt và có ích lợi hơn để áp dụng vào nhiều hoàn cảnhkhác nhau” [8, tr 15]

Phát triển các nghiên cứu của tác giả đi trước, Lilian Katz - một nhànghiên cứu quốc tế trong lĩnh vực GD trẻ nhỏ đã dành nhiều thời gian nghiêncứu trong những năm 1980 - 1990 của thế kỷ XX và đã cho ra đời các nghiêncứu nổi tiếng về phương pháp này trong đó tiêu biểu là công trình “EngagingChildren’s Mind: Project Approach” (1989) Năm 2001, một tác phẩm lớn vềdạy học theo dự án của Lilian Katz và J.H.Helm cũng được ra mắt là “YoungInvestigators the project approach in the early years”

Trong những công trình của Lilian Katz đã thể hiện rõ tinh thần dạy họctheo dự án ở cấp học mầm non và những thành công của mô hình dạy học nàytại Mỹ Phương pháp tiếp cận dự án mà Lilian Katz nêu ra nhằm tạo cơ hội chotrẻ được theo đuổi, khám phá ra những hứng thú của bản thân, thúc đẩy trẻ pháttriển năng lực sáng tạo của mình trong quá trình học tập

Nhìn chung, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng phát triển CTGDnhà trường nói chung và phát triển CTGD mầm non nói riêng Trong đó, pháttriển CTGD mầm non theo tiếp cận dự án đã và đang thu hút được nhiều nhàkhoa học quan tâm với mục đích giáo dục trẻ phát triển toàn diện, khơi dậynhững khả năng sáng tạo và tạo cho trẻ một tâm thế tốt nhất khi bước vàochương trình giáo dục tiểu học

1.1.1.2 Kinh nghiệm các nước về phát triển chương trình giáo dục mầm non

Ở Mỹ, Anh, Hiệp hội giáo dục trẻ thơ không khuyến khích các trườngmầm non phải theo một chương trình giáo dục mà họ chỉ cung cấp sự hướngdẫn dựa trên nguồn tài liệu, giáo viên được chủ động chọn nội dung, cách thức

và sự đánh giá phù hợp với trẻ của mình

Trang 24

Bên cạnh đó, ở nước có nền giáo dục phát triển hàng đầu thế giới nhưNew Zealand thì CTGDMN cũng được đánh giá là tài liệu GDMN hàng đầutrên thế giới và được coi là tài liệu có giá trị quốc tế Mục tiêu lớn của giáo dụcmầm non New Zealand là giúp trẻ tự tin vào bản thân, khỏe mạnh về thể chất

và tâm hồn, có khả năng giao tiếp và tôn trọng tri thức Trẻ mầm non ở NewZealand có những kỹ năng học như được tự tìm điều mình quan tâm; biếtchuyên tâm vào công việc của mình; biết đối mặt với khó khăn và tìm cách giảiquyết ở mức độ nhất định; trẻ học cách thể hiện ý tưởng và chịu trách nhiệmvới ý tưởng và chịu trách nhiệm với ý tưởng của mình Các chuyên gia giáodục ở New Zealand cũng rất quan tâm đến công tác PTCT họ coi đó là việc làmthường xuyên cần được đẩy mạnh Hướng phát triển CTGMN được tiếp cận ởnhiều góc độ khác nhau như: tiếp cận mục tiêu, tiếp cận nội dung, tiếp cận tíchhợp Tăng cường xây dựng và thực hiện chương trình GDMN gắn với đặc thùmôi trường giáo dục nhà trường, môi trường của địa phương

Ở Đông Nam Châu Á, theo các chuyên gia giáo dục, thế kỷ XXI, trongđiều kiện hội nhập khu vực và thế giới, các nước thành viên có điều kiện giúpnhau cải thiện chất lượng GDMN bằng cách cải tiến các phương thức đào tạoGVMN và áp dụng những hình thức nuôi dạy trẻ tốt nhất đã được quốc tế thừanhận mà vẫn bảo tồn văn hóa từng nước Thực tế cho thấy, các nước nhưSingapore, Malaisia, Thái Lan đã áp dụng được những phương pháp giáo dụccủa thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc và họđưa các chương trình vào nhà trẻ và trường mẫu giáo Trong đó, công tác pháttriển CTĐT giáo dục mầm non được tiến hành thường xuyên đáp ứng mục tiêugiáo dục tổng thể của các quốc gia này

Ở Hàn Quốc, trong “Lời mở đầu” của Kế hoạch quốc gia về đổi mới hệthống GDMN từ năm 1997, cũng đã ghi nhận môi trường giáo dục đầu đờiđóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng nền tảng phát triển tổng thể của conngười Với ý nghĩa ấy, GDMN có thể được coi là lĩnh vực cần đầu tư tốt nhất

Trang 25

và hàng tháng các nhà trẻ tại đây đều được thanh tra về mọi mặt từ giảng dạythiết bị, bếp ăn, vệ sinh một cách nghiêm ngặt CTGD thường xuyên đượckiểm tra, giám sát để đảm bảo mục tiêu GD đề ra Các chủ đề dạy học thườngxuyên được bổ sung và giao về cho giáo viên tổ chức thực hiện dưới dạng các

dự án học tập nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho trẻ Cách xây dựng và quản

lý phát triển CTGD mầm non ở Hàn Quốc cho thấy đây là cách tiếp cận dự án

mà người khởi xướng phương pháp này là Lilian Katz

Tóm lại, từ việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển chương trình GDMNcủa các nước trên thế giới và các công trình nghiên cứu ở nước ngoài cho tathấy cái nhìn tổng quan về phát triển CTGD mầm non nói chung và phát triểnCTGD mầm non theo phương pháp tiếp cận dự án nói riêng, đưa ra những kiếnthức cơ bản nhất để định hướng trong việc dạy học cho trẻ ở trường MN theophương pháp mới giúp trẻ nâng cao khả năng học hỏi, sự hiểu biết, khả năng tưduy cho trẻ ở lứa tuổi MN Đó là một bước ngoặt quan trọng trong nền GDMN

và cơ sở khoa học để tác giả luận văn tiếp thu và vận dụng vào việc thực hiện

đề tài nghiên cứu của mình

1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước

Vấn đề về phát triển CTGD nhà trường nói chung và phát triểnCTGDMN nói riêng cũng được các nhà khoa học trong nước quan tâm nghiêncứu với các công trình tiêu biểu sau đây:

Tác giả Phạm Hồng Quang với công trình “Phát triển chương trình đào tạo giáo viên - những vấn đề lý luận và thực tiễn” đã đề cấp đến vấn đề chất

lượng đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo giáo viên nói riêng phụ thuộcvào nhiều yếu tố, trong đó chất lượng chương trình có tầm quan trọng đặc biệt

Vì thế, cần phải chú trọng công tác phát triển chương trình trong giáo dục đàotạo

Liên quan đến vấn đề phát triển chương trình nhà trường đã có một số

luận văn ở trình độ thạc sĩ như: “Một số cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển chương trình tiểu học của một số nước trên thế giới và Việt Nam” của tác giả

Trang 26

Nguyễn Quốc Tuấn; “Phát triển chương trình giáo dục nhà trường tại trung học phổ thông Chuyên Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ” của tác giả Hoàng Văn Cường “Quản lý phát triển chương trình nhà trường ở các trường trung học

cơ sở ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình” của tác giả Hoàng Thị Thu Vân.

Các công trình nghiên cứu khoa học trong nước nêu trên đều tập trungvào một số nội dung phát triển chương trình giáo dục như: Phát triển chươngtrình đào tạo giáo viên, về tổ chức quá trình đào tạo, về lý luận và thực tiễnphát triển chương trình ở tiểu học, trung học phổ thông, có ý nghĩa lý luận vàthực tiễn cụ thể ở từng địa phương

Qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, cấp học MN đến nay đã trảiqua bốn loại chương trình đó là: chương trình cải tiến; chương trình cải cách;chương trình đổi mới; chương trình mới

Hiện nay, GDMN ngày càng nhận được sự quan tâm của xã hội, của banlãnh đạo các cấp từ trung ương đến địa phương Nhiều tài liệu, công trìnhnghiên cứu, nhiều bài viết liên quan đến việc phát triển GDMN đã ra đời khôngnằm ngoài tâm huyết phát triển GDMN nước nhà Có thể kể đến như:

“Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non” của

tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền, Nxb Giáo dục, 2008 Trong công trình nghiêncứu này, tác giả đã nêu khái quát về chương trình giáo dục mầm non, việc tổchức thực hiện giáo dục mầm non, một số vấn đề phát triển chương trình giáodục nhà trường theo năm học cho từng độ tuổi Những nội dung mà cuốn sách

đề cập tới là cơ sở quan trọng để tác giả luận văn có thêm căn cứ trong việcxây dựng cơ sở lý thuyết về quản lý phát triển CTGD cho trẻ 3-6 tuổi theotiếp cận dự án

Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực quản lý thực hiện chương trình GDMN thí điểm (2009), Bộ Giáo dục và Đào tạo - Học viện quản lý giáo dục,

Hà Nội “Một số giải pháp quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GVMN Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh” (2013), luận văn thạc sĩ khoa

Trang 27

học giáo dục của Nguyễn Thị Duyên Hồng, Đại học Vinh; “Phát triển chương trình ngành Giáo dục Mầm non của trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng theo chuẩn đầu ra” của tác giả Nguyễn Thị Huyền.

Tuy nhiên, các tài liệu trên chưa đi sâu vào nghiên cứu thực trạng việcquản lý phát triển chương trình GDMN tại các trường mầm non, có tài liệu chỉdừng ở mức độ bồi dưỡng kiến thức quản lý thực hiện chương trình

Tác giả Lý Tuyết Ly (2014), đề tài “Thử nghiệm mô hình dạy học theo

dự án với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại thành phố Cà Mau” Theo tác giả dạy học

theo dự án ở trường MN là hoạt động khám phá sâu về một chủ đề liên quanđến môi trường xung quanh của trẻ Trẻ em thực hiện một dự án dựa trên sởthích, kinh nghiệm, ý tưởng của chúng và nhiều vấn đề trong các nhóm nhỏhoặc đôi khi là chính vấn đề của bản thân chúng.[5]

Bước vào thế kỷ XXI, trong những yêu cầu mới của đất nước và củaGDMN, chương trình chăm sóc - giáo dục mẫu giáo ở Việt Nam đã được bộc

lộ một số hạn chế bất cập về mục tiêu, nội dung, phương pháp chăm sóc - giáodục trẻ Điều đó đòi hỏi chương trình cần có những cải tiến, đổi mới Tại phiênhọp Chính phủ tháng 11 năm 2005, Chính phủ đã quyết định phê duyệt Đề ánđổi mới chương trình, nội dung, phương pháp GDMN Đây là tiền đề cho việctriển khai thực hiện thí điểm chương trình Giáo dục mầm non mới trong ngànhGDMN từ năm 2006

Ngày 25 tháng 07 năm 2009, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành

Chương trình giáo dục mầm non, kèm theo Thông tư số BGDĐT

17/2009/TT-Hiện nay, chương trình giáo dục đã chính thức thực hiện trên toàn quốc

Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, công tác quản lý việc thực hiện chương trìnhGDMN thật sự là vấn đề cấp thiết rất cần được nghiên cứu, thảo luận để việcthực hiện chương trình đi vào chiều sâu Do đó, các nhà nghiên cứu giáo dụccần phải nghiên cứu việc quản lý thực hiện chương trình GDMN nhằm tìm racác biện pháp chỉ đạo có hiệu quả nhất để góp phần nâng cap chất lượng thực

Trang 28

hiện chương trình, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các trườngmầm non góp phần phát triển giáo dục mầm non nước nhà.

Trang 29

Tuy nhiên, đến thời điểm này nghiên cứu về vận dụng phương pháp dạyhọc dự án của Lilian Katz ở bậc học MN còn rất ít, song trong thực tiễn, việctriển khai vận dụng phương pháp này đã được một số Sở Giáo dục và Đào tạo,các nhà trường quan tâm Đặc biệt là các trường MN thuộc hệ thống giáo dụcngoài công lập (Hệ thống GDMN Vinschool, Steame Garten ) và bước đầu đãcho thấy tính hiệu quả, cần thiết của việc nhân rộng việc sử dụng phương phápnày trong các nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

Trong giáo trình “Tâm lý học quản lý”, tác giả Vũ Dũng nêu: “Quản lý

là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó” [2,tr47].

Như vậy, tuy có nhiều cách diễn đạt khác nhau về quản lý nhưng có thể

hiểu: Quản lý là một quá trình tác động có mục đích có kế hoạch nhằm gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý, thông qua các cơ chế quản

lý, nhằm đạt được mục đích của quản lý.

Mỗi hệ thống quản lý theo cách tiếp cận chức năng bao gồm 4 nội dunglớn: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo việc thực hiện kế hoạch và kiểm tra cáchoạt động và việc thực hiện các mục tiêu đề ra Mỗi hệ thống quản lý theo cáchtiếp cận quá trình bao gồm các nội dung lớn, như: quản lý mục tiêu, quản lý nộidung, quản lý phương pháp, quản lý hình thức tổ chức, quản lý con người, cơ

sở vật chất, kết quả Trong những điều kiện cần thiết có thể điều chỉnh từng nội

Trang 30

dung cho phù hợp Mỗi nội dung, tuỳ theo tầm quan trọng và cấu trúc của hệthống quản lý được chia ra ba cấp độ khác nhau: cấp quản lý chiến lược (quản

lý cấp cao); cấp quản lý chiến thuật (quản lý bậc trung) và cấp quản lý tácnghiệp (quản lý cơ sở)

Bản chất của quản lý là các hoạt động của chủ thể quản lý có phươnghướng, có mục đích rõ ràng tác động đến đối tượng quản lý để đạt được mụctiêu xác định Quản lý là hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạo cao Quản lý vừa

là một nghệ thuật, vừa là một khoa học Quản lý là một khoa học, vì nó vậndụng tri thức được hệ thống hóa, vận dụng các quy luật của chủ thể quản lý đểgiải quyết các vấn đề đã đặt ra Quản lý là một nghệ thuật, vì đây là một hoạtđộng đặc biệt, hoạt động này đòi hỏi phải vận dụng hết sức khéo léo, linh hoạt vàsáng tạo những tri thức, những kinh nghiệm để tác động đến đối tượng quản lý -các cá nhân cụ thể mới có thể đạt được mục tiêu của tổ chức

Dự án là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, cóthời hạn, trong phạm vi ngân sách và không phải là hoạt động thường xuyên(Lewis, 2001)

Tóm lại, dự án được hiểu như một dự định, một kế hoạch, trong đó xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện tài chính, vật chất, cần được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra Dự án được thực hiện trong những điều kiện xác

Trang 31

định và có tính phức hợp, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau Khái niệm nàyxuất hiện trong lĩnh vực GD không chỉ với ý nghĩa các dự án phát triển GD màcòn được sử dụng như một phương pháp, hình thức dạy học.

1.2.3 Chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án

Nghiên cứu về khái niệm CTGD trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án đượcdựa trên cách hiểu về khái niệm CTGD, CTGDMN

Thuật ngữ CTGD (curriculum) đã xuất hiện từ 1820 nhưng sang nhữngnăm 20 của thế kỷ XX, ở Mĩ mới bắt đầu có những cuộc thảo luận về CT; đặcbiệt từ cuối những năm 50, vấn đề CT và lý luận CT trở thành trung tâm chú ýcủa khoa học GD Mĩ, của các nước nói tiếng Anh, sau đó lan sang các khu vựcnói tiếng Đức, tiếng Pháp

Theo Phenix (1962), CTGD bao gồm toàn bộ kiến thức do các môn họccung cấp Hilda Taba (1962) định nghĩa CT học là một bản kế hoạch học tập,gồm 4 yếu tố: 1) Tuyên bố mục đích và mục tiêu cụ thể; 2) Lựa chọn và cấu trúcnội dung; 3) Các chiến lược giảng dạy và cách học phù hợp; 4) Hệ thống đánhgiá kết quả học tập

Tim Wentling (1993) định nghĩa: “CTGD là bản thiết kế tổng thể chomột hoạt động đào tạo Hoạt động đó có thể là một khóa học trong thời gian vàigiờ, một ngày, một tuần, hoặc một năm Bản thiết kế tổng thể đó cho chúng tabiết nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể kỳ vọng ở kỳ học sau khi kếtthúc khóa học, phác họa quy trình thực hiện nội dung đào tạo, phương pháp đàotạo và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và toàn bộ các vấn đề củabản thiết kế này được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ”

Theo Portelli (1987), đã có hơn 120 định nghĩa trong các tài liệu vềCTGD CTGD là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động

GD được tổ chức trong một môi trường sư phạm, trong một thời gian nhất định,trong đó nêu các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, xác định rõphạm vi, mức độ nội dung GD, các phương pháp, phương tiện, cách thức tổchức, cách thức đánh giá kết quả GD cũng như những điều kiện nhằm đạt được

Trang 32

CTGDMN được hiểu là: sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thểcác hoạt động chăm sóc GD trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi được tổ chức ở các cơ sởGDMN trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên mục tiêu trẻ cần đạtđược, xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung GD, các phương pháp phươngtiện, cách thức tổ chức, cách thức đánh giá kết quả chăm sóc, GD cũng nhưnhững điều kiện nhằm đạt được các mục tiêu GD MN đã đề ra.

Từ các phân tích trên có thể hiểu: CTGD trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án

là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động chăm sóc, GD trẻ 3-6 tuổi được tổ chức trong một môi trường sư phạm MN, trong đó xác định

rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện tài chính, vật chất, cần được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

1.2.4 Quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận

dự án

- Phát triển:

Hiện nay, trong giới nghiên cứu có nhiều cách hiểu khác nhau về pháttriển Theo “Từ điển Tiếng Việt” của tác giả Hoàng Phê: “Phát triển là biếnđổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơngiản đến phức tạp” [11]

Theo “Từ điển Quản lý xã hội” của tác giả Nguyễn Tuấn Dũng, NguyễnMinh Hợp: “Phát triển là sự biến đổi hợp quy luật có phương hướng không đảongược, được đặc trưng bởi sự chuyển biến chất lượng, bởi sự chuyển biến sangmột trình độ mới, phát triển được hiểu là đặc điểm cơ bản của vật chất, lànguyên tắc giải thích về sự tồn tại và hoạt động của các hệ thống cân bằng động”[1]

Xuất phát từ những cấp độ xem xét khác nhau, cho nên có nhiều Chúngtôi hiểu phát triển là sự thay đổi hay biến đổi tiến bộ, là một phương thức củavận động hay là quá trình diễn ra có nguyên nhân, dưới những hình thức khácnhau như tăng trưởng, tiến hóa, phân hóa, chuyển đổi, mở rộng, cuối cùng tạo ranhững biến đổi về chất, nhờ vậy cơ cấu của tổ chức, phương thức tồn tại và vận

Trang 33

động của sự vật cùng chức năng vốn có của nó ngày càng biến đổi tiến bộ hayhoàn thiện hơn.

Trang 34

- Phát triển chương trình:

Theo tác giả Nguyễn Văn Khôi: “Phát triển CT là một quá trình thường xuyên, liên tục làm cho CT ngày càng hoàn thiện; thực chất đó chính là các đợt cải cách GD để đổi mới/điều chỉnh CT” [7,tr16].

Như vậy, phát triển chương trình giáo dục: Là một quá trình liên tục

điều chỉnh, bổ sung, cập nhật, làm mới toàn bộ hoặc một số thành tố củachương trình giáo dục đã có nhằm làm cho việc triển khai chương trình theomục tiêu giáo dục đặt ra đạt được hiệu quả tốt nhất, phù hợp với nhu cầu pháttriển của xã hội

- Phát triển CTGD mầm non: Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu,

phát triển CTGD mầm non là một quá trình liên tục điều chỉnh, bổ sung, cậpnhật, làm mới toàn bộ hoặc một số thành tố của CTGD mầm non, bảo đảm khảnăng phát triển và ổn định tương đối của CT đã có, làm cho việc triển khai CTtheo mục tiêu GD đặt ra đạt được hiệu quả tốt nhất, phù hợp với đặc điểm vànhu cầu phát triển của xã hội và phát triển của cá nhân trẻ Phát triển CTGDmầm non bao gồm: xây dựng CT, tổ chức thực hiện, đánh giá, chỉnh sửa vàhoàn thiện CT

- Quản lý phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án: Là quá trình

tác động tác động có chủ đích, có kế hoạch và hợp quy luật của hiệu trưởng nhàtrường đến đội ngũ GV và các lực lượng GD trong trường nhằm huy động vàđiều phối mọi nguồn lực cho các hoạt động phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi theotiếp cận dự án, đảm bảo thực hiện hiệu quả mục tiêu GD đề ra

1.2.5 Biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án ở các trường mầm non

Biện pháp quản lý là tổ hợp các tác động có định hướng, cách làm cụ thểcủa chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra

Biện pháp quản lý phát triển CTGD theo tiếp cận dự án là cách làm, cáchthức tổ chức, quản lý cụ thể của hiệu trưởng nhà trường nhằm huy động và điềuphối mọi nguồn lực cho các hoạt động phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi theo tiếp

Trang 35

1.3 Một số vấn đề lý luận về chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non

1.3.1 Khái quát về đặc điểm phát triển trẻ 3-6 tuổi

Trẻ mầm non 3-6 tuổi là giai đoạn phát triển của tuổi mẫu giáo Ở giaiđoạn này, sự phát triển của trẻ so với giai đoạn tuổi nhà trẻ có phần chậm lạisong so với những giai đoạn sau này vẫn đạt được những trạng thái phát triểnnhanh Về cơ bản, sự phát triển của trẻ thể hiện ở những nội dung sau:

Về thể chất: Cơ thể của trẻ phát triển mạnh tuy nhiên sự tăng trưởng và

sự phát triển không đồng đều

Thể tạng: Đến cuối độ tuổi, trẻ trai, cân nặng từ 16,0 đến 26,6kg; chiềucao từ 106,4 đến 125,8cm; Trẻ gái, cân nặng từ 15,0 đến 26,2kg; chiều cao từ104,8 đến 124,5cm

Về tâm lý: Những cấu tạo tâm lý đặc trưng của con người đã được hìnhthành trước đây tiếp tục phát triển mạnh Với sự GD của người lớn, các chứcnăng tâm lý của trẻ được phát triển, hình thành cơ sở ban đầu của nhân cách

Ngôn ngữ: Trong suốt lứa tuổi mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ tiếp tục pháttriển mạnh: ngữ âm hoàn thiện dần, vốn từ mở rộng, trẻ sử dụng tương đốiđúng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ để lĩnh hội nền văn hoá dân tộc, giao lưu với nhữngngười xung quanh, để tư duy

Trí nhớ: Năng lực ghi nhớ và nhớ lại của trẻ phát triển mạnh Tuy vậy,trẻ thường ghi nhớ những gì trẻ thích và gây được ấn tượng mạnh mẽ rõ rệt, trínhớ không chủ định vẫn chiếm ưu thế Trẻ mẫu giáo ghi nhớ những kiến thứctrẻ hiểu tốt hơn ghi nhớ máy móc Trẻ mẫu giáo 5 đến 6 tuổi bên cạnh trí nhớhình tượng đã hình thành trí nhớ khái quát tuy sự khái quát này mới chỉ dựavào dấu hiệu bên ngoài của sự vật

Tư duy: Ở tuổi mẫu giáo, tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh

và chiếm ưu thế đã trẻ giúp giải quyết được bài toán thực tiễn thường gặptrong cuộc sống Sự phát triển tư duy làm cho trẻ đạt tới trình độ tư duy ở

Trang 36

bình diện bên trong, giúp trẻ nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng,đây gọi là giai đoạn chuyển từ tư duy hình tượng lên một kiểu tư duy mớikhác về chất là tư duy logic.

Tưởng tượng: Trẻ mẫu giáo có trí tưởng tượng rất phong phú, trẻ tựanhư tồn tại đồng thời trong hai thế giới: Thế giới thực tại và thế giới tưởngtượng riêng của trẻ được thể hiện trong các trò chơi đặc biệt là trò chơi đóngvai theo chủ đề, trong tranh vẽ và trong việc nghĩ ra truyện cổ tích, tronghoạt động tạo hình…

Tình cảm: Trẻ rất dễ xúc cảm, thèm khát sự trìu mến, yêu thương, lo sợtrước những thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của những người xung quanh đối vớimình, trẻ bắt đầu quan tâm tới bạn trong nhóm, tới những em bé, thậm chí trẻcòn biểu lộ tình cảm của mình đối với động vật, cỏ cây Tình cảm của trẻ bộc lộrất chân thực, hồn nhiên, phát triển theo xu hướng ngày càng ổn định phongphú và sâu sắc hơn đặc biệt ở cuối độ tuổi

Tự ý thức: Khi mới bước vào tuổi mẫu giáo, sự nhận thức, hiểu biết củatrẻ về bản thân và những phẩm chất của mình còn hạn chế nhưng đến cuối tuổimẫu giáo trẻ đã hiểu được về bản thân mình với những phẩm chất và khả năng,thái độ ứng xử của những người xung quanh đối xử với trẻ và nguyên nhân tạisao mình lại có hành động này hay hành động khác…

Những yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội trên phát triển trong mối quan hệthống nhất biện chứng với nhau tạo nên cấu trúc nhân cách của trẻ mẫu giáo Đóvừa là cơ sở, tiền đề quan trọng để tổ chức các dạng hoạt động trong CTGD chotrẻ vừa là kết quả của việc trẻ tham gia vào các dạng hoạt động xã hội, hoạtđộng GD theo CTGD của nhà trường

1.3.2 Mục tiêu giáo dục trẻ 3-6 tuổi

Mục tiêu CTGDMN nhằm giúp trẻ em từ 3-6 tuổi phát triển hài hòa vềcác mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ,chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học

Trang 37

Phát triển thể chất: Trẻ khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình

thường theo lứa tuổi; có một số tố chất vận động: nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo

léo và bền bỉ; thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng

tư thế; có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng,biết định hướng trong không gian Trẻ có kĩ năng trong một số hoạt động cần

sự khéo léo của đôi tay; có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ănuống đối với sức khoẻ; có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìnsức khoẻ và đảm bảo sự an toàn của bản thân

Phát triển nhận thức: Trẻ ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự

vật, hiện tượng xung quanh; có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phánđoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định; có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đềđơn giản theo những cách khác nhau; có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằngcác cách khác nhau (bằng hành động, hình ảnh, lời nói ) với ngôn ngữ nói làchủ yếu; có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xungquanh và một số khái niệm sơ đẳng về toán

Phát triển ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp

hằng ngày; có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cửchỉ, điệu bộ…); diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hoá trong cuộc sống hàngngày; có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện; có khả năng cảm nhậnvần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi; có một

số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết

Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội: Có ý thức về bản thân; có khả năng

nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh;

có một số phẩm chất cá nhân như mạnh dạn, tự tin, tự lực; có một số kĩ năngsống như tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ; thực hiện một số quitắc, qui định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp MN, cộng đồng gần gũi

Phát triển thẩm mỹ: Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên,

cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật; có khả năng thể hiện cảm xúc, sángtạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình; yêu thích, hào hứng tham gia vàocác hoạt động nghệ thuật, có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp

Trang 38

1.3.3 Nội dung giáo dục trẻ 3-6 tuổi

Nội dung giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo chương trình GDMN được chia thànhhai nội dung cơ bản đó là: Nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục

1.3.3.1 Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ 3-6 tuổi

* Tổ chức ăn

- Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi: Nhu cầukhuyến nghị về năng lượng của 1 trẻ trong một ngày là: 1230 - 1320 Kcal Nhucầu khuyến nghị về năng lượng tại trường của 1 trẻ trong một ngày (chiếm 50-

60% nhu cầu cả ngày): 615 - 726 Kcal

- Số bữa ăn tại cơ sở GDMN: Một bữa chính và một bữa phụ

- Nước uống: khoảng 1,6 - 2,0 lýt/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn).

- Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa

* Tổ chức ngủ: Trẻ ngủ một giấc buổi trưa (khoảng 150 phút).

* Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường bao gồm: vệ sinh phòng

nhóm, đồ dùng, đồ chơi, giữ sạch nguồn nước và xử lý rác, nước thải

* Chăm sóc sức khỏe và an toàn

Trẻ được khám sức khoẻ định kỳ; theo dõi, đánh giá sự phát triển của cânnặng và chiều cao theo lứa tuổi; phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì; phòngtránh các bệnh thường gặp; theo dõi tiêm chủng; bảo vệ an toàn và phòng tránhmột số tai nạn thường gặp

1.3.3.2 Giáo dục trẻ 3-6 tuổi

Giáo dục phát triển thể chất: Nội dung GD phát triển thể chất cho trẻ

bao gồm: phát triển vận động, giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

- Phát triển vận động: Thực hiện các động tác vận động giúp trẻ phát triểncác nhóm cơ và hô hấp; các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chấttrong vận động; các cử động bàn tay, ngón tay và sử dụng một số đồ dùng, dụngcụ

Trang 39

- Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ: Giáo dục để trẻ nhận biết được một

số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe; tậplàm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt, giữ gìn sức khoẻ và an toàn

Trang 40

- Khám phá xã hội: về bản thân, gia đình, họ hàng và cộng đồng; trường

MN, một số nghề phổ biến; các danh lam, thắng cảnh và các ngày lễ, hội

Giáo dục phát triển ngôn ngữ:

- Nghe: Nghe được các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tínhchất, hoạt động và các từ biểu cảm, từ khái quát; nghe lời nói trong giao tiếphằng ngày; nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi

- Nói: Phát âm rõ các tiếng trong tiếng Việt; bày tỏ nhu cầu, tình cảm vàhiểu biết của bản thân bằng các loại câu khác nhau; sử dụng đúng từ ngữ và câutrong giao tiếp hằng ngày; trả lời và đặt câu hỏi; đọc thơ, ca dao, đồng dao và

kể chuyện; lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp

- Làm quen với việc đọc, viết: Làm quen với cách sử dụng sách, bút; làmquen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống; làm quen với chữ viết,với việc đọc sách

Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:

- Phát triển tình cảm: Giáo dục trẻ ý thức về bản thân; nhận biết và thểhiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh

- Phát triển kỹ năng xã hội: Hình thành cho trẻ hành vi và quy tắc ứng xử

xã hội trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi;quan tâm bảo vệ môi trường

Giáo dục phát triển thẩm mĩ

- Giáo dục trẻ cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiênnhiên, cuộc sống gần gũi xung quanh và trong các tác phẩm nghệ thuật

Ngày đăng: 13/03/2019, 23:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Hướng dẫn thực hiện thí điểm chương trình giáo dục mầm non, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện thí điểm chươngtrình giáo dục mầm non
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2007), Hướng dẫn thực hiện chương trình mẫu giáo bé, nhỡ, lớn, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chương trình mẫugiáo bé, nhỡ, lớn
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số17/2009/TT-BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục mầm non
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2009
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực quản lý thực hiện chương trình GDMN thí điểm, Học viện quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực quảnlý thực hiện chương trình GDMN thí điểm
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2009
5. Vũ Dũng (2006), Tâm lý học quản lý, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học quản lý
Tác giả: Vũ Dũng
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2006
6. Nguyễn Tuấn Dũng, Đỗ Bích Hợp, Từ điển quản lý xã hội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển quản lý xã hội
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc gia Hà Nội
7. Nguyễn Thị Hoà (2010), Giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non, NxB Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non
Tác giả: Nguyễn Thị Hoà
Năm: 2010
8. Nguyễn Thị Duyên Hồng (2013), Một số giải pháp quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GVMN Quận 8, TP Hồ Chí Minh, luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục của, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp quản lý công tác bồidưỡng năng lực chuyên môn cho GVMN Quận 8, TP Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị Duyên Hồng
Năm: 2013
9. Nguyễn Thị Thu Hiền (2008), Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển và tổ chức thực hiện chương trìnhgiáo dục mầm non
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hiền
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
10. Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Thị Thu Hằng, Phạm Ngọc Long, Phát triển và quản lý chương trình giáo dục, Nxb Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháttriển và quản lý chương trình giáo dục
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
11. Trần Minh Huế (2017), Giáo trình phát triển chương trình giáo dục mầm non, Nxb Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phát triển chương trình giáo dục mầmnon
Tác giả: Trần Minh Huế
Nhà XB: Nxb Đại học Thái Nguyên
Năm: 2017
12. Nguyễn Thị Huyền, Phát triển chương trình ngành Giáo dục Mầm non của trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng theo chuẩn đầu ra, luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Cao đẳng sư phạm Cao Bằng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chương trình ngành Giáo dục Mầm non củatrường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng theo chuẩn đầu ra
13. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận vàthực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
14. Nguyễn Văn Khôi (2010), Phát triển chương trình giáo dục, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chương trình giáo dục
Tác giả: Nguyễn Văn Khôi
Nhà XB: Nxb Đại họcsư phạm Hà Nội
Năm: 2010
15. Lý Tuyết Ly (2014), Luận văn thạc sỹ, Thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại thành phố Cà Mau, trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử nghiệm mô hình dạy học theodự án với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại thành phố Cà Mau
Tác giả: Lý Tuyết Ly
Năm: 2014
16. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2000
17. Phạm Hồng Quang (2013), Phát triển chương trình đào tạo giáo viên - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chương trình đào tạo giáo viên -những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Phạm Hồng Quang
Nhà XB: Nxb Đại học Thái Nguyên
Năm: 2013
18. Phạm Đức Quang, Phạm Trịnh Mai (2010), Từ điển tiếng việt, Nxb Hà Nội, tr26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng việt
Tác giả: Phạm Đức Quang, Phạm Trịnh Mai
Nhà XB: Nxb HàNội
Năm: 2010
19. Tạ Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Thư (2004), Đánh giá trẻ trong đổi mới giáo dục mầm non, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá trẻ trong đổi mới giáodục mầm non
Tác giả: Tạ Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Thư
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
20. Nguyễn Thị Diệu Thảo (2009), Dạy học theo dự án và vận dụng trong đào tạo giáo viên trung học cơ sở môn công nghệ, luận văn tiến sỹ giáo dục học trường Đại học sư phạm Hà Nội, tr15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học theo dự án và vận dụng trong đàotạo giáo viên trung học cơ sở môn công nghệ
Tác giả: Nguyễn Thị Diệu Thảo
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w