1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi

217 108 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 217
Dung lượng 3,47 MB

Nội dung

Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với các tác phẩm văn học thiếu nhi .... Tuy nhiên, giáo viên còn lúng túng trong quá trình giáo dụchành vi đạo đức cho t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO

5 – 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC THIẾU NHI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội, 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO

5 – 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC THIẾU NHI

Chuyên nghành: Lý luận và lịch sử giáo dục học

Mã số: 9140102

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn: GS TS Nguyễn Thị Hoàng Yến

TS Đào Thị Bình

Hà Nội, 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả được công bố trong luận án là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào khác

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả

Đào Thị My

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận án “Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổiqua làm quen với văn học thiếu nhi” được hoàn thành tại Viện Khoa họcGiáo dục Việt Nam

Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam,Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, Trường Thực nghiệm HoaHồng, các thầy cô giáo và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình học tập

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS TS Nguyễn Thị HoàngYến, TS Đào Thị Bình, những người thầy đã tận tình hướng dẫn, độngviên, định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận án

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các cán bộ quản

lý, giáo viên mầm non, các cháu mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi tại các trườngmầm non: Thực nghiệm Hoa Hồng, Thực hành Hoa Sen, Hoa Thủy Tiên,Mầm non Hoa Hồng Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Trân trọng cảm ơn những người thân trong gia đình đã luôn độngviên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án

Tác giả luận án

Đào Thị My

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ix

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC THIẾU NHI 8

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8

1.1.1 Nghiên cứu về hành vi đạo đức và giáo dục hành vi đạo đức 8

1.1.2 Nghiên cứu về giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo qua làm quen với văn học thiếu nhi .

14 1.2 Các khái niệm công cụ 18

1.2.1 Hành vi 18

1.2.2 Hành vi đạo đức .

21 1.2.3 Giáo dục hành vi đạo đức .

24 1.2.4 Làm quen với văn học thiếu nhi .

25 1.3 Hành vi đạo đức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 27

1.3.1 Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

27 1.3.2 Biểu hiện của hành vi đạo đức 31

1.4 Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với các tác phẩm văn học thiếu nhi 32

1.4.1 Văn học thiếu nhi và vai trò của nó trong chương trình giáo dục mầm non đối với việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 32

Trang 6

1.4.2 Một số thể loại và đặc điểm của văn học thiếu nhi 36

Trang 7

1.4.3 Cơ hội hình thành biểu tượng hành vi đạo đức qua làm

quen với văn học thiếu nhi 39

1.4.4 Giáo dục hành vi đạo đức qua làm quen với văn học thiếu nhi 42

1.4.5 Quá trình hình thành hành vi đạo đức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi 46

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi 50

Kết luận chương 1 53

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC THIẾU NHI 54

2.1 Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo trong Chương trình Giáo dục mầm non 54

2.1.1 Mục tiêu giáo dục trẻ mẫu giáo trong Chương trình Giáo dục mầm non 54

2.1.2 Nội dung giáo dục hành vi đạo đức trong Chương trình giáo dục mầm non cho trẻ 5 – 6 tuổi 55

2.1.3 Phương pháp giáo dục hành vi đạo đức trong Chương trình giáo dục mầm non 56

2.1.4 Đánh giá kết quả giáo dục hành vi đạo đức trong Chương trình giáo dục mầm non 57

2.2 Khảo sát thực trạng 58

2.2.1 Mục đích khảo sát 58

2.2.2 Đối tượng và phạm vi khảo sát 59

2.2.3 Nội dung khảo sát 59

2.2.4 Phương pháp khảo sát 59

2.2.5 Cách đánh giá 66

Trang 8

2.3 Thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi 70

2.3.1 Nhận thức của giáo viên sử dụng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi 70 2.3.2 Thực trạng sử dụng thể loại văn học thiếu nhi để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 73 2.3.3 Thực trạng thời điểm tổ chức làm quen với văn học thiếu nhi để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 74

2.5 Đánh giá của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hành vi đạo đức 85 Kết luận chương 2 90 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC THIẾU NHI 91 3.1 Nguyên tắc xây dựng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức 91

3.1.1 Nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm 91 3.1.2 Nguyên tắc dựa vào và phát huy lợi thế của tác phẩm văn học thiếu nhi 91 3.1.3.Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 91 3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 92

3.2 Các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mầm non 5 –

6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi 92

3.2.1 Biện pháp 1: Nêu gương đạo đức qua các nhân vật trong các tác phẩm văn họ thiếu nhi 92 3.2.2 Biện pháp 2: Luyện tập thực hành các hành vi đạo đức qua đóng kịch các tác phẩm văn học thiếu nhi 95

Trang 9

3.2.3 Biện pháp 3: Trải nghiệm các tình huống đạo đức có trong

tác phẩm văn học thiếu nhi 98

3.2.4 Biện pháp 4: Sử dụng giáo cụ trực quan để các tác phẩm văn học thiếu nhi gần gũi với cuộc sống của trẻ em 101

3.2.5 Biện pháp 5: Tích hợp nội dung các hành vi đạo đức trong các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non 103

3.3 Phối hợp các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi 106

Kết luận chương 3 109

CHƯƠNG 4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 111

4.1 Tổ chức thực nghiệm sư phạm 111

4.1.1 Mục đích thực nghiệm 111

4.1.2 Địa bàn, phạm vi, thời gian thực nghiệm, đối tượng, phương pháp chọn mẫu thực nghiệm và đối chứng 111

4.1.3 Nội dung thực nghiệm 111

4.1.4 Quy trình thực nghiệm 112

4.1.5.Tiêu chí và đánh giá kết quả thực nghiệm 115

4.2 Phân tích kết quả thực nghiệm 115

4.2.1 Mức độ biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ trước thực nghiệm ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm

115 4.2.2 Mức độ biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ nhóm đối chứng sau thực nghiệm 120

4.2.3 Mức độ biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ nhóm đối chứng và nhóm trẻ tham gia thực nghiệm sau thực nghiệm

124 4.2.4 Mức độ biểu hiện hành vi đạo đức của nhóm trẻ tham gia thực nghiệm trước và sau thực nghiệm

135 4.2.5 Bình luận về kết quả thực nghiệm 140

Kết luận chương 4 143

Trang 10

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 145

1 Kết luận 145

2 Khuyến nghị 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN 160 PHIẾU QUAN SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ BIỂU HIỆN HÀNH VI ĐẠO ĐỨC TRONG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ TRƯỚC THỰC NGHIỆM CÁC TÁC PHẨM THƠ, TRUYỆN THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP 177

Trang 12

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Kết quả kiểm định hệ thống bài tập đo hành vi đạo đức của trẻ

mầm non từ 5-6 tuổi 64

Bảng 2.2: Tương quan giữa các tiêu chí đo/thang đo của hệ thống bài tập tình huống 66

Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên mầm non về tầm quan trọng của làm quen với văn học với GDHVĐĐ cho trẻ mẫu giáo từ 5 – 6 tuổi

70 Bảng 2.4: Nội dung GDHVĐĐ qua làm quen với văn học thiếu nhi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 71

Bảng 2.5: Ý kiến của GV về phương pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi 72

Bảng 2.6: Thể loại văn học thiếu nhi được GV sử dụng GDHVĐĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 73

Bảng 2.7: Thời điểm GV tổ chức làm quen với văn học thiếu nhi để GDHVĐĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 74

Bảng 2.8: Phương thức GDHVĐĐ qua LQVHTN 76

Bảng 2.9: Hành vi lễ độ của trẻ 80

Bảng 2.10 Hành vi giúp đỡ, chia sẻ, nhường nhịn 82

Bảng 2.11: Gọn gàng, ngăn nắp 83

Bảng 2.12: Giữ vệ sinh sạch sẽ: 84

Bảng 2.13: Yêu thiên nhiên và các con vật 85

Bảng 2.14: Yếu tố ảnh hưởng giáo dục hành vi đạo đức 86

Bảng 4.1: Kết quả trước thực nghiệm của nhóm đối chứng

116 và nhóm thực nghiệm

116 Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả trước thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm 119

Bảng 4.3: Kết quả của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm 121

Trang 13

Bảng 4.4: Bảng tổng hợp kết quả của nhóm đối chứng trước thực nghiệm

và sau thực nghiệm 123Bảng 4.5: Kết quả sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đốichứng 124Bảng 4.6: Bảng tổng hợp kết quả sau thực nghiệm của nhóm đối chứng

và nhóm thực nghiệm 132Bảng 4.7: Kết quả của nhóm thực nghiệm trước và sau khi

135 thực nghiệm

135Bảng 4.8: Tổng hợp biểu hiện hành vi đạo đức trước và sau thực nghiệmnhóm thực nghiệm 138Bảng 4.9: So sánh biểu hiện hành vi đạo đức sau thực nghiệm của nhómthực nghiệm theo giới tính 139

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Kết quả trước thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhómthực nghiệm (theo điểm trung bình) 118Biểu đồ 4.2: Kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm của nhómđối chứng (theo điểm trung bình) 122Biểu đồ 4.3: Kết quả sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thựcnghiệm (theo điểm trung bình) 125Biểu đồ 4.4: Kết quả của nhóm thực nghiệm trước và sau khi thựcnghiệm 136

Trang 14

2 Giáo dục đạo đức phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non, giữ vai tròquan trọng, là nền tảng phát triển nhân cách của trẻ Chương trình giáodục mầm non 2009 được ban hành theo thông tư 17/2009/ TT – BGDĐTcủa Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã khẳng định rằng: “Mục tiêu củagiáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị chotrẻ em vào lớp Một…”[7, tr.3] Trong đó, giáo dục hành vi đạo đức giúptrẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm,giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộcsống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trởthành người có trách nhiệm trong cuộc sống.

3 Trẻ 5 – 6 tuổi là giai đoạn có những bước phát triển mạnh mẽ về tưduy, nhận thức, ngôn ngữ… cũng như các mặt xúc cảm, tình cảm Đây làgiai đoạn đặc biệt quan trọng chuẩn bị những phẩm chất và năng lực cầnthiết để bước vào lớp Một Ở giai đoạn này, các mối quan hệ của trẻ được

mở rộng, trẻ rất thích được quan tâm, được tiếp xúc với mọi người, nhất

là các bạn cùng tuổi, thích biểu hiện những hành động tốt, quan tâm giúp

đỡ các bạn xung quanh mình, nhường nhịn các em nhỏ hơn Đó chính là

cơ sở để GDHVĐĐ cho trẻ, là tiền đề cho sự phát triển hài hòa nhân cáchsau này

Trang 15

4 Ở trường mầm non, cho trẻ làm quen với văn học thiếu nhi là mộtphương tiện hữu hiệu để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ, giúp bồi đắptrong tâm hồn trẻ những tình cảm, tình yêu thương, biết đoàn kết gắn bó,giúp đỡ nhau trong mọi lúc, mọi nơi Đến với văn học, trẻ được sốngtrong thế giới của riêng mình, một thế giới hấp dẫn mới lạ với những xúccảm, tình cảm trong sáng, hồn nhiên Văn học không những góp phần mởrộng nhận thức cho trẻ về thế giới môi trường xung quanh, làm cho nhữnghình ảnh của cuộc sống được phản ánh rõ nét, từ đó tư duy của trẻ sẽđược chính xác hoá và gợi lên ở trẻ những tình cảm, hành vi đạo đức tốtđẹp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè cũng như mọi người xung quanh Nhữngcâu chuyện, bài thơ giúp trẻ bắt chước những hành vi tốt, hiểu được nộidung, trẻ tưởng tượng, nhận thức được những việc nên làm, không nênlàm, từ đó nuôi dưỡng tình cảm, biết phân biệt những hành động đúngđắn, những hành động dũng cảm, biết bày tỏ thái độ, tình cảm của mình.

5 Trong thực tế hiện nay, giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ ngày càngđược gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm nhiều hơn Ở trường mầmnon, giáo viên đã chú ý sử dụng các tác phẩm văn học làm phương tiệnhữu hiệu để giáo dục đạo đức cho trẻ Các tác phẩm văn học viết chothiếu nhi rất phong phú về nội dung và hình thức Mỗi tác phẩm khácnhau có những nội dung khác nhau nhưng đều hướng trẻ đến những bàihọc đạo đức Tuy nhiên, giáo viên còn lúng túng trong quá trình giáo dụchành vi đạo đức cho trẻ qua làm quen với văn học thiếu nhi từ việc lựachọn các tác phẩm văn học, đến việc định xác định các hành vi đạo đức

để giáo dục trẻ Vì thế, hiệu quả giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ cònthấp chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội

Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi” làm đề tài nghiên cứu của luận án.

Trang 16

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp giáo dục nhằm hình thành các hành vi đạo đứccho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ

mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục và hình thành hành vi

đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi

4 Giả thuyết khoa học

Nếu sử dụng hợp lý các biện pháp nêu gương, đóng kịch trải

nghiệm các tình huống trong tác phẩm văn học với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học và tích hợp trong các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non thì sẽ giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Cơ sở lí luận của việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫugiáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi

5.2 Thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi

5.3 Đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫugiáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi

5.4 Tổ chức thực nghiệm các biện pháp giáo dục hành vi đạo đứccho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu:

Các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi được lựa chọn trongnghiên cứu này được lấy từ tuyển tập thơ văn viết cho thiếu nhi

Các nội dung giáo dục hành vi đạo đức từ chương trình giáo dụcmầm non

Trang 17

6.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu:

6.2.1 Địa bàn và khách thể khảo sát

- Mẫu khảo sát: 290 giáo viên mầm non

- Địa bàn khảo sát: Trường Mầm non Thực hành Hoa Hồng, Trường Mầmnon Thực hành Hoa Sen, Trường Mầm non Hoa Thủy Tiên, Trường Mầmnon Hoa Hồng thuộc Thành phố Hà Nội, Trường Thực nghiệm NhaTrang, Trường Mầm non Thực hành Thành phố Hồ Chí Minh, một sốtrường mầm non vùng núi phía Bắc (Tỉnh Điện Biên)

6.2.2 Địa bàn và khách thể thực nghiệm

- Địa bàn thực nghiệm: 80 trẻ (40 trẻ thực nghiệm + 40 trẻ đối chứng) ở

hai lớp mẫu giáo lớn 2A + 2B, Trường Thực nghiệm Hoa Hồng (TrườngCao đẳng Sư phạm Trung ương - quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội)

7 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Cách tiếp cận

7.1.1 Tiếp cận tích hợp và giáo dục qua trải nghiệm

Việc hình thành hành vi đạo đức cho trẻ qua làm quen với văn họcthiếu nhi được giáo viên sử dụng không chỉ thông qua việc kể, đọc cho trẻnghe những câu chuyện đó mà giáo viên còn sử dụng: tranh, ảnh, video(clip, phim), đặc biệt giáo viên còn tổ chức cho trẻ trực tiếp đóng vai cácnhân vật trong chính các câu chuyện mà trẻ được làm quen

7.1.2 Tiếp cận hệ thống: Coi quá trình giáo dục hành vi đạo đức là một

hệ thống gồm các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức,đánh giá Các thành tố này tác động lẫn nhau và tác động đến các thành tốkhác

7.1.3 Tiếp cận hoạt động: Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5

-6 tuổi như một quá trình hoạt động thực tiễn Trẻ làm quen với tác phẩmvăn học thiếu nhi ở trường mầm non là hình thức hoạt động của trẻ Trong

Trang 18

đó trẻ được trải nghiệm, được thể hiện những cử chỉ, lời nói, hành độngtốt đẹp, lòng nhân ái, tình yêu thương

7.2 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phương pháp tổng quan lí luận để tìm hiểu và phân tích lịch sử

7.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

- Phương pháp quan sát để thu thập dữ liệu về biểu hiện hành vi

đạo đức, về quá trình hoạt động của trẻ, về đặc điểm của trẻ thể hiện tronghành vi

- Phương pháp điều tra bằng các kĩ thuật bảng hỏi, trao đổi, phỏng

vấn, trắc nghiệm nhằm đánh giá thực trạng giáo dục hành vi đạo đức nói

chung và qua làm quen với văn học thiếu nhi ở trường mầm non nóiriêng

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục nhằm tìm hiểu và

chọn lọc những bài học có giá trị về giáo dục hành vi đạo đức qua vănhọc thông qua phân tích hồ sơ giảng dạy, tổng hợp các số liệu thống kê,giao lưu nghề nghiệp, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên

- Phương pháp thực nghiệm

Thực nghiệm các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫugiáo 5 – 6 tuổi qua văn học thiếu nhi ở trường mầm non nhằm kiểmchứng tính đúng đắn giả thuyết khoa học của đề tài

Trang 19

7.2.3 Các phương pháp khác

- Phương pháp xử lí số liệu và đánh giá bằng thống kê toán học

trong điều tra thực trạng và tổng kết thực nghiệm khoa học

- Phương pháp chuyên gia để tổng hợp các đánh giá từ nhiều nguồn

về khung lí thuyết, kết quả đánh giá thực trạng, các biện pháp giáo dục vàkết quả thực nghiệm khoa học

8 Những luận điểm khoa học cần bảo vệ

8.1 Hành vi đạo đức của trẻ 5 – 6 tuổi được hình thành từ xúc cảm– hành vi (bắt chước) – hành vi có ý thức Do vậy, giáo dục hành vi đạođức cho trẻ phải bắt đầu từ việc kích thích hứng thú của trẻ có nhữnghành vi đẹp đến tạo điều kiện cho trẻ thể hiện cảm xúc và tự giác luyệntập hàng ngày, thường xuyên để hình thành hành vi đạo đức có ý thức

8.2 Tác phẩm văn học là phương tiện có ưu thế trong việc giáo dụchành vi đạo đức cho trẻ mầm non

8.3 Hiện nay các giáo viên mầm non còn hạn chế trong việc vậndụng tối đa các khả năng của văn học thiếu nhi để giáo dục hành vi đạođức cho trẻ mầm non

8.4 Các biện pháp giáo dục nêu gương, luyện tập, trải nghiệm dạyhọc với sự hỗ trợ các phương tiện qua các tác phẩm văn học và được tíchhợp trong các hoạt động ở trường mầm non sẽ đảm bảo cho việc giáo dục

và hình thành các hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi một cáchtích cực và bền vững

9 Những đóng góp mới của luận án.

Trang 20

Đề xuất các biện pháp mang tính kĩ thuật để giáo dục hành vi đạođức cho trẻ mầm non thông qua làm quen với tác phẩm văn học và kếthợp với các hoạt động khác cho trẻ ở trường mầm non.

9.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Phát hiện những hạn chế của giáo viên mầm non trong việc vậndụng các khả năng của các tác phẩm văn học vào việc giáo dục hành viđạo đức cho trẻ mẫu giáo

Đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5– 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi để giáo viên mầm non vậndụng có hiệu quả khi tổ chức hoạt động giáo dục

9.3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án:

Hình thành các thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ mầm non cầnphải được tiến hành và thực hiện thường xuyên đồng nhất lồng ghép trongtất cả các hoạt động ở trường mầm non

Luận án có thể là tài liệu tham khảo cho CBQL và giáo viên cáctrường mầm non, sinh viên và cán bộ nghiên cứu ngành GDMN, cha mẹ

có con ở độ tuổi mầm non và những người quan tâm đến giáo dục trẻ lứatuổi mầm non

Chương 2: Thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5

- 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi:

Chương 3: Một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫugiáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi:

Chương 4: Thực nghiệm sư phạm

Trang 21

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC

CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA LÀM QUEN

VỚI VĂN HỌC THIẾU NHI

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu về hành vi đạo đức và giáo dục hành vi đạo đức

Cũng giống như bất kỳ hành vi tâm lý nào, hành vi đạo đức giúpcho con người thể hiện quan niệm về cái thiện, cái ác, về cái cấm kỵ, cáinghĩa vụ hay trách nhiệm của bản thân đối với cuộc sống Hành vi đạođức được chấp nhận khi nó phù hợp với các chuẩn mực đạo đức [60]

Trường học là nơi trẻ em được xã hội hóa để chúng đóng vai xã hộitrong tương lai Việc giáo dục hành vi đạo đức có vai trò quan trọng trongviệc hình thành nhân cách học sinh Do đó, những nghiên cứu về hành viđạo đức và giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ đã được các nhà giáo dụcquan tâm nghiên cứu

Từ những năm đầu của thế kỷ XX, các tác giả như Cômenxki,Usinxki, A.X Macarenco, N.K.Crúpxkia, Đ.B Ecônhin, A.N Leônchepđều cho rằng giáo dục đạo đức con người nói chung, hành vi đạo đức nóiriêng là cần thiết ngay từ lúc nhỏ và đấy là thời điểm quan trọng nhất đểhình thành và phát triển nhân cách trẻ sau này Các tác giả cũng nhấnmạnh rằng hệ thống trường mẫu giáo đóng vai trò quan trọng trong việcgiáo dục đạo đức cho trẻ cùng với gia đình và xã hội.[5], [11]

Tác giả A.X Macarencô đã chỉ ra rằng: “Quá trình giáo dục khôngphải xuất phát từ việc lựa chọn các phương tiện giáo dục mà phụ thuộcvào tính mục đích của quá trình giáo dục, chúng ta không những chỉ giáodục nên những con người giàu óc sáng tạo, những công dân có khả năngtham gia hiệu quả nhất vào sự nghiệp xây dựng Tổ quốc, mà phải giáo

Trang 22

dục những con người hạnh phúc”…[5, tr.254] Muốn vậy, chúng ta phảigiáo dục hành vi, phẩm chất của con người có tinh thần trung thực, ý chídũng cảm GDHVĐĐ của con người phải bắt đầu ngay từ những năm đầuđời của trẻ nhỏ Trong đó, ông nhấn mạnh nội dung GDHVĐĐ cho trẻmầm non đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo bao gồm xây dựng những thóiquen hành vi tốt, rèn luyện thói quen hành vi Những thói quen hành vi tốttheo ông là những thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thói quen tôn trọngmọi người, thói quen quan tâm đến mọi người [5].

Tác giả J Piaget khi nghiên cứu sự phát triển suy luận đạo đức củatrẻ dựa trên hai khía cạnh: Sự tôn trọng các quy chuẩn và sự nhận định về

lẽ phải Ông cho rằng: “Trẻ mầm non hiểu biết rất ít về các quy chuẩn.Chúng tự tạo ra các quy chuẩn của bản thân ” Theo đó, ông chia sự pháttriển đạo đức của con người thành thời kỳ tiền đạo đức và hai giai đoạn

đạo đức: dị trị và tự trị Giai đoạn đạo đức hiện thực (đạo đức dị trị) giai

đoạn này dành cho lứa tuổi mầm non có nghĩa là tất cả các hành vi đạo đức ở trẻ mầm non đều cần có sự kiểm soát của người lớn và khi vi phạm

sẽ bị trừng phạt Đạo đức tự trị dành cho lứa tuổi thiếu niên là hành động được hướng dẫn một cách tự giác bằng nguyên tắc đạo đức [107].

Từ các kết quả nghiên cứu của mình, tác giả Kohlberg (1981) đãphát hiện ra mối liên hệ giữa tư duy của trẻ và những yếu tố tác động đếnnhững ý tưởng về vấn đề đạo đức và sự thay đổi của những ý tưởng đótheo độ tuổi [99] Ở tuổi nhỏ, trẻ em phản ứng với sự kiểm soát, chúnglàm việc theo yêu cầu để tránh bị trừng phạt và đạt được sự thỏa mãn cánhân Trẻ chưa có sự chín muồi nhận thức để đánh giá giá trị đạo đức

Đi sâu hơn về các nghiên cứu giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ, cóthể thấy:

Tác giả N.K.Crúpxkia đã chỉ ra rằng GDHVĐĐ cho trẻ cần phải

có cả tác động của quá trình sư phạm và cần phải trải qua thực tiễn để có

Trang 23

trải nghiệm Bà cũng cho rằng sử dụng phương pháp đàm thoại nhà sưphạm sẽ giúp trẻ hiểu những thói quen, hành vi văn hoá chuẩn mực theoquy tắc đạo đức từ đó hình thành nhân cách tốt đẹp [11].

Các tác giả Piaget, Uxôva lấy phương pháp sử dụng trò chơi đểGDHVĐĐ cho trẻ em, thông qua chơi trẻ học làm người và nhấn mạnhtầm quan trọng của GDHVĐĐ thông qua các hoạt động vui chơi [2]

Các tác giả Daniel Goleman, Rubinstein cho rằng GDHVĐĐ dựatrên xúc cảm, tình cảm của trẻ, bằng tình yêu thương nhà giáo dục sẽ giúptrẻ cảm nhận, hiểu những thói quen hành vi đạo đức [13]

Tác giả Locke rất quan tâm đến GDHVĐĐ của trẻ trong gia đình.Ông cho rằng, bố mẹ luôn là tấm gương tốt, thể hiện sự uy nghiêm, kiênquyết mạnh mẽ ngay từ khi còn nhỏ và sẽ nới lỏng dần khi trẻ lớn lên,luôn có thái độ, hành vi nghiêm khắc khi trẻ làm sai và gia đình là cái nôi

để GDHVĐĐ cho trẻ nhỏ [10]

Như vậy, trong lịch sử giáo dục thế giới, các nghiên cứu về hành viđạo đức và giáo dục hành vi đạo đức đã xuất hiện từ lâu Nhìn chung, cácnghiên cứu đều nhấn mạnh đến nội dung GDHVĐĐ bao gồm giáo dụctình yêu thương con người của trẻ em được với cha mẹ, anh chị em đếnbạn bè và mọi người trong xã hội, thái độ hành vi cử chỉ phù hợp, vănminh tốt đẹp phù hợp với chuẩn mực của xã hội; đề cao vai trò dạy họctrong GDHVĐĐ, phải đặt trẻ trong mối quan hệ với cộng đồng và tiếpnhận điều chỉnh hành vi đó dưới tác động của nhà sư phạm; đưa ra cácphương pháp GDHVĐĐ như: phương pháp nêu gương, phương pháp trảinghiệm, phương pháp đàm thoại, phương pháp sử dụng trò chơi… Nhữngphương pháp này đều mang lại hiệu quả trong quá trình GDHVĐĐ chotrẻ mẫu giáo Bên cạnh đó, giáo dục phải được thực hiện dưới nhiều hìnhthức giáo dục khác nhau ở trường mầm non để hướng tới việc giáo dụcnhững hành vi đạo đức tốt đẹp

Trang 24

Ở Việt Nam, vấn đề hành vi đạo đức và giáo dục hành vi đạo đức

cho trẻ đã được các nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góccạnh khác nhau

Các tác giả Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Dũng, Lưu Thu Thủy,Nguyễn Thu Thuỷ cho rằng GDHVĐĐ cho trẻ rất quan trọng trong việchình thành và phát triển nhân cách con người Luôn phải có sự thống nhấtgiữa thái độ, mục đích, động cơ, ý muốn bên trong với sự thể hiện hành

vi, hành động bên ngoài Vì vậy GDHVĐĐ cho trẻ mẫu giáo cần phảigiáo dục những nhận thức, hành vi, thái độ của trẻ [30]

Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Trọng cho thấy, giáo dục đạo đứccho trẻ ở lứa tuổi mầm non cần được đưa lên hàng đầu, bởi vì “Đối vớilứa tuổi mẫu giáo, giáo dục đạo đức cần được coi là nhiệm vụ trung tâmtrong toàn bộ công tác giáo dục trẻ” Tác giả cũng cho rằng, trẻ em sinh

ra, tính cách không phải do bẩm sinh mà có mà được hình thành do ảnhhưởng trực tiếp từ môi trường sống xung quanh trẻ, đặc biệt là ảnh hưởngbởi sự giáo dục của người lớn mà có Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi có nhữngkiến thức về xã hội, cuộc sống Trẻ đã có những nhận thức nhất định, vốnhiểu biết của trẻ được mở rộng hơn Đây chính là thời điểm quan trọng để

GDHVĐĐ Hết tuổi mẫu giáo, trẻ đã đặt xong những nền móng đầu tiên

của tính cách Những hành vi, thói quen tốt đẹp ngay từ nhỏ là cơ sở

vững chắc cho hoàn thiện nhân cách trẻ sau này [70,tr.7]

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng, giáo dục cho trẻ những hành

vi đạo đức tốt đẹp nhằm khơi gợi ở trẻ lòng nhân ái, những cử chỉ, thái

độ, hành vi cư xử tốt đẹp là một trong những nhiệm vụ hàng đầu giáo dụctoàn diện cho trẻ:“Đây là thời điểm hoàng kim để giáo dục lòng nhân ái

và những phẩm chất đạo đức khác cho trẻ em, đây cũng là thời điểmthuận lợi để xây dựng nền tảng đạo đức cho mỗi người” [69,tr.345]

Trang 25

Tác giả Ngô Công Hoàn trong cuốn “Giá trị đạo đức và giáo dụcgiá trị đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non” đã đề cao việc giáo dục nhữnghành vi đạo đức tốt đẹp cho trẻ mầm non và đặc biệt là lứa tuổi mẫugiáo[26].

Các tác giả: Nguyễn Xuân Khoa, Đinh Hồng Thái, Đào Thanh Âm,Nguyễn Thị ÁnhTuyết, Nguyễn Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa, NguyễnKhắc Viện đều đề cao vai trò của GDHVĐĐ cho trẻ mầm non và coi đây

là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục đạo đức chotrẻ ở lứa tuổi mầm non, đặt nền tảng đạo đức cho hoàn thiện nhân cáchngười [46], [75], [74], [77]

Khi nghiên cứu về hành vi đạo đức của con người, tác giả ĐặngThành Hưng cho rằng, hành vi và hành động đạo đức phải hài hoà thì hiệuquả giáo dục đạo đức cho con người mới cao Quan điểm này có vai tròquan trọng trong việc GDHVĐĐ cho trẻ mầm non [19,tr.12]

Tác giả Lê Thị Bừng, Vũ Minh Tuấn nghiên cứu đề xuấtGDHVĐĐ cho trẻ bằng tình yêu thương, bằng cách cho trẻ luyện tậpthường xuyên thể hiện ở một số phương pháp sau [9], [73]:

- Phương pháp luyện tập: Những hành vi đạo đức cần được luyện

tập thường xuyên mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm và đặt ra nhiều tìnhhuống, các tình huống có trong tác phẩm văn học hoặc các nhân vật trẻyêu thích trẻ có thể luyện tập tạo tình huống có vấn đề để giải quyết

- Phương pháp rèn luyện: Tạo mọi điều kiện để trẻ được hoạt động,

có cơ hội trải nghiệm những hành vi tốt và cần lặp đi lặp lại nhiều lần đểtạo thành thói quen đạo đức Những tình huống này trải nghiệm trongcuộc sống của trẻ hàng ngày Những tình huống đơn giản trẻ dễ chơi vàcần đa dạng phong phú và được nâng dần lên để phát huy tính tích cựcsáng tạo của trẻ

Trang 26

- Phương pháp đàm thoại: Trong hoạt động làm quen với văn học

thiếu nhi tổ chức ở lớp, giáo viên thường xuyên tổ chức đàm thoại để trẻhiểu nội dung giáo dục trong tác phẩm trẻ hiểu hành vi của các nhân vật,hình tượng các nhân vật Hệ thống các câu hỏi trong tác phẩm được giáoviên chuẩn bị trước nhằm giúp trẻ nắm được chuẩn mực hành vi đạo đứchiểu được các hành động, biểu hiện thái độ, cách ứng xử trong tác phẩm,

từ đó nhìn nhận trong cuộc sống hàng ngày diễn ra xung quanh trẻ

- Phương pháp nêu gương: Nêu gương là dùng những tấm gương

tốt điển hình về những hành vi đạo đức trong tác phẩm văn học để giúptrẻ học hỏi, noi theo Phương pháp này rất phổ biến và thường xuyên sửdụng trong hoạt động giáo dục làm quen với tác phẩm văn học Trẻ rấtthích yêu quý các nhân vật có hành vi tốt điển hình trong tác phẩm vănhọc và rất muốn bắt chước những hành động này Những tấm gương tốtcủa các nhân vật có ảnh hưởng lớn trong việc giáo dục hành vi đạo đứccho trẻ mẫu giáo trong giai đoạn này

Phương pháp động viên: Thường xuyên động viên khuyến khích,

khen ngợi trẻ những hành vi tốt, hãy phân tích nhẹ nhàng để giúp trẻ hiểuvấn đề mà trẻ chưa nhận thức hết Động viên là một trong những phươngpháp có hiệu quả cao, mang lại kết quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫugiáo Giáo viên luôn khen ngợi trẻ, kích thích hưng phấn để trẻ đượcthường xuyên thể hiện những hành động tốt và trẻ thấy vui vẻ phấn khởikhi đã làm xong những việc tốt

Phương pháp điều chỉnh hành vi: Điều chỉnh kịp thời những hành

vi chưa đúng của trẻ giúp trẻ tránh những hành vi chưa tôt, chưa đúng.phân tích, giải thích để trẻ hiểu và không sử dụng những hành vi khôngphù hợp giúp trẻ nhận thức từ đó điều chỉnh hành vi của bản thân mình.Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, việc giáo dục hành vi đạo đứccho trẻ mầm non nói riêng đều cho rằng cần thiết phải tiến hành ngay từ

Trang 27

lứa tuổi mầm non Ở lứa tuổi này, những phẩm chất đạo đức hành vi, thái

độ, tình cảm của trẻ được hình thành và phát triển và nhân cách trẻ đượchoàn thiện sau này đều mang đậm dấu ấn tuổi thơ

1.1.2 Nghiên cứu về giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo qua làm quen với văn học thiếu nhi

Văn học thiếu nhi đóng vai trò cùng quan trọng trong việc pháttriển tình yêu thương, hành vi, thói quen cử chỉ tốt đẹp ở học sinh Chính

vì thế, trong lịch sử, các nhà giáo dục cũng đã rất quan tâm đến việc giáodục hình thành nhân cách cho học sinh thông qua các tác phẩm văn họcthiếu nhi

Các tác giả P.M.Iacốpsơn, E I Trikhieva, A.V Zaporozet,Vétlugina đã chỉ ra rằng, trẻ mẫu giáo hoàn toàn có thể hiểu được nộidung tác phẩm và tư tưởng tác phẩm cũng như có thể phân biệt đượcnhững hình ảnh nghệ thuật với hiện thực Thông qua văn học thiếu nhi,trẻ làm quen với những hành vi đạo đức tốt đẹp, cảm nhận được giá trịcủa tác phẩm Các công trình nghiên cứu của các tác giả Bungari nhưS.Avranov, S.Hakedonskia, S.S.Dimitrova, I.Kotova, A.Vladimirova,L.Eordanova đã chứng minh rằng: “Trẻ mẫu giáo lớn có những khả năngtrong việc hiểu được nội dung đạo đức chứa đựng trong tác phẩm vănhọc Trẻ có khả năng tiếp thu và diễn đạt khi kể lại tư tưởng đạo đức chủyếu của tác phẩm đó và biết thể hiện thành hình tượng nghệ thuật” [1]

Tác giả A.V.Daparogiet cho rằng: “Trong số những phương pháptạo ra ý niệm đạo đức, thì văn học nghệ thuật chiếm một vị trí đặc biệt.Cần đọc cho trẻ nghe những tác phẩm dễ hiểu, trong đó nổi lên nội dungđạo đức – thái độ tốt đối với con người, khiêm tốn, lao động hòa thuận,dũng cảm” Như vậy có thể nói rằng tác phẩm văn học có ảnh hưởng rấtlớn đến việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo [4, tr.34]

Trang 28

Một số tác giả cũng nghiên cứu GDHVĐĐ cho trẻ mẫu giáo quavăn học thiếu nhi như M.X.Boguliupxkia,V.V.Sepsennko trong cuốn:

“ Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ” Tác phẩm văn học có ngôn ngữnghệ thuật có ảnh hưởng toàn diện đến sự phát triển của trẻ mầm non[51]

Tác giả A.I.Xôrôkina đề cao vai trò của tác phẩm văn học trongGDHVĐĐ cho trẻ mẫu giáo Sử dụng kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe làtruyền thụ tri thức dưới hình thức dễ hiểu hơn đối với các em [1]

Tác giả M.K.Bogoliupxkaia và Septenko cho rằng [51]: Để văn họcthiếu nhi trở thành biện pháp hữu hiệu giáo dục hành vi đạo đức cho trẻmẫu giáo, cần phải thông qua nghệ thuật đọc, kể văn học Các tác giả đãchỉ rõ cần phải đảm bảo các yếu tố về thanh điệu, ngữ điệu, ngắt giọng,nhịp điệu, cường độ của giọng đọc, giọng kể kết hợp với tư thế, nét mặt,

cử chỉ điệu bộ Khi nói cần chú ý đến bộ máy phát âm, hơi thở, cách phátâm… M.K.Bogoliupxkaia và Septenko, K.D.Usinxki[10] đã nhấn mạnhđến kể chuyện dân gian, thơ ca dân gian có tác động mạnh mẽ đến cảmxúc, tình cảm của trẻ giúp trẻ phân biệt đúng, sai; thiện, ác Những câuchuyện hay giúp trẻ cảm nhận ý nghĩa của cuộc sống lao động cần phảilàm việc chăm chỉ nỗ lực hết mình trong lao động, sống chính trực, giàulòng dũng cảm… Bên cạnh đó, đóng kịch là một hình thức giáo dục hiệuquả, đóng kịch giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng và thể hiện các hìnhtượng nhân vật ra bên ngoài Trẻ sẽ được thực hành, trải nghiệm và thểhiện với nhân vật trẻ thích

Tác giả Blonxki cho rằng nên chọn những tác phẩm văn học thíchhợp và có tính giáo dục với trẻ, thích hợp nhất với trẻ là những ghi chépngắn, những mẩu chuyện [5]

Tác giả Tônxtôi cho rằng, cần chuyển ngôn ngữ của văn học thànhngôn ngữ riêng cho trẻ qua việc trẻ tự sáng tác Có nhiều tác giả cho rằng

Trang 29

văn học thiếu nhi góp phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo[5].

Tác giả A.M Leusina tiến hành nghiên cứu phát triển ngôn ngữmạch lạc cho trẻ mẫu giáo Bà cho rằng chuyện kể của trẻ của trẻ mẫugiáo là phương tiện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, cung cấp chotrẻ nhiều vốn từ và mở rộng vốn từ, trẻ nói được những câu có nghĩa [10]

Tác giả A.I.Xôrôkina cho rằng trong các giờ học cô giáo thường sửdụng các hình thức kể chuyện với tư cách là phương pháp dạy học Mụcđích của kể chuyện là truyền thụ những tri thức này hay tri thức khác dướihình thức hình tượng và dễ hiểu đối với trẻ em Tài liệu dùng để kểchuyện là các sách báo văn nghệ, là các sự kiện này khác [1]

Như vậy, giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo phải được tiếnhành bằng các con đường: Đọc, kể chuyện nghệ thuật, đóng kịch giúp trẻphát triển khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, phát triển trí tưởng tượngsáng tạo, ngôn ngữ mạch lạc Từ đó, trẻ nhận thức được thái độ, tình cảm,

và có những hành vi đúng đắn góp phần hình thành và phát triển nhâncách trẻ

Ở Việt Nam, có nhiều tác giả cho rằng văn học thiếu nhi có tác

dụng to lớn trong việc phát triển khả năng cảm thụ, trí tưởng tượng sángtạo, ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo, quan tâm đến giá trị của tácphẩm văn học thiếu nhi đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổimầm non như: tác giả Trần Thị Trọng, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn ÁnhTuyết, Hà Nguyễn Kim Giang, Ngô Công Hoàn, Lã Thị Bắc Lý[70], [64],[18], [25], [53]

Nhấn mạnh đến nhiệm vụ GDHVĐĐ cho trẻ qua thơ, truyện,Nguyễn Thu Thuỷ trong cuốn “Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ”

đã khẳng định giá trị của các tác phẩm văn học đối với giáo dục hành vi

Trang 30

đạo đức cho trẻ mẫu giáo “Trẻ có đánh giá được hành vi của người khácđúng hay sai thì trẻ mới rút ra được bài học tốt” [64, tr.53].

Tác giả Ngô Công Hoàn cho rằng: Những tác phẩm văn học đã gópphần làm giàu tâm hồn trẻ thơ, hình thành những chuẩn mực đạo đức,cũng như định hình một cách sống đầy lòng nhân ái cho trẻ – lứa tuổi màmỗi ấn tượng một khi đã in vào tâm trí đều sâu đậm và khó phai mờ[29]

Tác giả Lã Thị Bắc Lý cho rằng: Trẻ mầm non có thể cảm nhậnhoàn toàn nội dung tác phẩm văn học, mỗi câu chuyện, bài thơ giúp trẻtưởng tượng ra những hình ảnh, cuộc sống trong xã hội, những hình tượngđẹp, hình tượng xấu trong mỗi tác phẩm văn học giúp trẻ trải nghiệmnhững xúc cảm, tình cảm khác nhau, trẻ hiểu được những điều hay lẽ phảitrong cuộc sống, đó chính là nhờ sức mạnh của ngôn ngữ văn học Các tácphẩm văn học đã thức dậy trong các em tình cảm trước cái đẹp của thiênnhiên và cuộc sống mở ra cho các em thế giới của tình cảm, tình yêuthương của con người, trẻ đồng cảm với các nhân vật, xúc động, biết bày

tỏ thái độ của mình trong mỗi câu chuyện, bài thơ trong các tác phẩm vănhọc Từ đó, khi trải nghiệm vào cuộc sống hàng ngày, trẻ biết đồng cảm,chia sẻ với mọi người xung quanh (ông bà, cha me, anh, chị em…)[53]

Tác giả Lê Thị Ánh Tuyết cũng đã khẳng định rằng: “Bằng cáchnày hay cách khác, văn học luôn vì con người và hướng con người tớinhững tình cảm tốt đẹp Văn học thiếu nhi cũng vậy, các sáng tác cho các

em luôn phản ánh những cái tốt, cái đẹp, nhằm giáo dục lòng nhân ái chocác em"[80, tr.50]

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng: “Trẻ mầm non rất dễ xúc cảm

và đồng cảm với cảnh ngộ của những người chịu nhiều bất hạnh” Đâychính là thời điểm tốt nhất để giáo dục tình cảm và hành vi đạo đức chotrẻ “Hãy tận dụng mọi cơ hội để cho trẻ biết về những điều thiện, qua

Trang 31

những câu chuyện kể, những truyện tranh, những băng hình, …Yêu ngườitốt, ghét kẻ xấu cũng bắt đầu từ đây.” [69, tr.90].

Một số tác giả khác như: Đào Thanh Âm, Nguyễn Thị Hoà, ĐinhVăn Vang, cũng khẳng định rằng tác phẩm văn học chính là một trongnhững phương tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức vàviệc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ qua văn học phải được định hướng

cụ thể [3]

Từ việc tổng hợp, đánh giá các công trình nghiên cứu của các tácgiả trong và ngoài nước về vấn đề hành vi đạo đức và giáo dục hành vi

đạo đức cho trẻ em, có thể thấy rằng: Các nghiên cứu trong và ngoài

nước đều khẳng định rằng văn học thiếu là phương tiện hiệu quả để giáodục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo và phải thông qua con đường pháttriển khả năng cảm thụ, phát triển trí tưởng tượng sáng tạo, ngôn ngữmạch lạc Những yếu tố này góp phần xây dựng biện pháp giáo dục hành

vi đạo đức qua văn học thiếu nhi có hiệu quả để hình thành và phát triểnnhân cách toàn diện ở trẻ mầm non

Qua các công trình công bố của các tác giả, các vấn đề liên quanđến đề tài luận án đã được quan tâm nghiên cứu dưới cách tiếp cận vànhững góc độ khác nhau Tuy nhiên hầu như chưa có công trình nàonghiên cứu cụ thể nào về các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức qua vănhọc thiếu nhi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Vì thế, trong luận án này,nghiên cứu của chúng tôi đề xuất một số các biện pháp cụ thể để thấy hiệuquả của tác phẩm văn học trong quá trình giáo dục hành vi đạo đức chotrẻ

1.2 Các khái niệm công cụ

1.2.1 Hành vi

Khái niệm hành vi được hiểu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau

Trang 32

Theo Từ điển tiếng Việt: Hành vi là toàn bộ những cách ứng xử củacon người tại một thời điểm, hoàn cảnh nhất định, bao gồm các biểu hiệnbằng lời nói, cử chỉ, hành động [63].

Dưới góc độ tâm lý học:

Trong luận thuyết của mình, các nhà tâm lý học hành vi mới nhưE.C Tolman và K.L Hull đã cố gắng phát triển và phong phú thêm kháiniệm hành vi Hành vi trong học thuyết này được gọi là hành vi tổng thể

Họ định nghĩa hành vi tổng thể là hành vi có ý định, có mục đích, hành vi

có nhận thức Chủ nghĩa hành vi mới muốn nghiên cứu khâu mà hành vi

cổ điển bỏ qua, tức nghiên cứu xem có cái gì xảy ra giữa S và R Họ chorằng trong hành vi người, giữa kích thích và phản ứng có các thông sốtrung gian, đó là ý định, nhận thức, là quá trình tư tưởng hóa Họ nhấnmạnh tính đa tử của hành vi, họ đã đưa biến số trung gian - O (Object)vào giữa S và R để thành công thức: S - O - R nhưng O lại phụ thuộc chủyếu vào môi trường bên ngoài Cho nên, khái niệm hành vi của các nhàtâm lý học hành vi mới vẫn chỉ nằm ở phạm vi của công thức mà

J.Watson đã đề cập: S → R [24, tr.120].

Theo quan điểm của tâm lý học hoạt động: Hành vi là quá trìnhnắm lấy các chức năng tâm lý xã hội của bản thân, hành vi là hoạt độngnhằm vào bản thân mình đồng thời tham gia vào hoạt động bên ngoài, tácđộng lên đối tượng bên ngoài hoặc những người khác Cấu trúc hành vingười bao gồm: Kinh nghiệm lịch sử, kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệmkép Trong các kinh nghiệm ấy bao giờ cũng có sự thống nhất chặt chẽgiữa hình thái ý thức bên trong và hình thái ý thức bên ngoài của hành vi.Hành vi của con người được hiểu là các hoạt động biểu hiện ra bên ngoài

có sự thống nhất từ cấu trúc tâm lý bên trong Như vậy, khái niệm hành vi

được hiểu là: Hoạt động biểu hiện bên ngoài của con người được điềuchỉnh bởi sự thống nhất chặt chẽ của ý thức và nhận thức (cấu trúc tâm lý

Trang 33

bên trong) của nhân cách Những biểu hiện hành động, cử chỉ, động tác,lời nói được điều khiển bởi sự thống nhất chặt chẽ của ý thức và nhậnthức con người Ở mỗi một thời điểm, mỗi cá nhân có những cách cư xử,thái độ, cử chỉ khác nhau qua đó thể hiện tính cách, nhu cầu tình cảm,xúc cảm khác nhau Mỗi người sẽ có những phản ứng riêng đối với sự vậthiện tượng diễn ra Tuy vậy có những phản ứng của con người không phảibao giờ cũng phản ánh đúng cấu trúc nhân cách bên trong Ví dụ: Cónhững người rất hay nói lễ phép, tác phong nhẹ nhàng không hẳn nhữngngười ấy có tấm lòng tốt mà đấy chỉ là sự che đậy khéo léo bản chất thậtbên trong [55].

Ở góc độ giáo dục học, hành vi của con người là hệ thống các hành

động của một nhân cách có ý thức, trong đó thể hiện mối quan hệ chặt chẽcủa con người với môi trường xã hội Hành vi của con người được hìnhthành do quá trình giáo dục Ngay từ khi sinh ra, mọi điệu bộ cử chỉ củađứa trẻ được hình thành và phát triển đều có sự tác động của quá trìnhgiáo dục Môi trường gia đình là môi trường đầu tiên trẻ được tiếp xúcmọi hành động, cử chỉ, lời nói, biểu lộ xúc cảm tình cảm của những ngườixung quanh đều có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triểnnhân cách của trẻ [69]

Như vậy, hành vi được hiểu theo nhiều cách khác nhau Dưới góc

độ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tâm lý học

hoạt động khi cho rằng, hành vi của con người là hành vi có ý thức Tính

có ý thức của hành vi của con người thể hiện ở chỗ: Trước khi thực hiệnhành vi, con người có suy nghĩ, con người nhận thức được hoàn cảnh và

sử dụng những kiến thức kinh nghiệm của mình để hình thành nên môhình tâm lý của hành vi (kế hoạch thực hiện hành vi) Mô hình tâm lý này

sẽ trải dọc hành vi, định hướng, điều khiển hành vi

Trang 34

Kế thừa những quan điểm của các nhà tâm lý học hoạt động, chúng

tôi quan niệm về hành vi như sau: Hành vi của con người là hành động

bên ngoài, là phản ứng của chủ thể với thế giới xung quanh và với chính mình do tâm lý định hướng, điều khiển, điều chỉnh Hành vi đặc trưng của con người là hành vi có ý thức.

Quan niệm về hành vi như trên không phủ nhận tác động của thếgiới xung quanh đối với hành vi Suy cho cùng, mọi yếu tố của thế giớixung quanh muốn phát huy tác dụng đối với hành vi thì không thể theokiểu kích thích → phản ứng mà phải được phản ánh vào não người, thànhnhững "hình ảnh" tâm lý Kết quả sự tương tác giữa hình ảnh tâm lý nàyvới những hiện tượng tâm lý khác của con người (đã hình thành trước đó

do sự tác động của hiện thực khách quan vào não người) sẽ chi phối hành

vi của con người Tâm lý chi phối hành vi có thể ở mức độ ý thức hoặcmức độ vô thức và như thế, quan niệm trên không bỏ qua vai trò của vôthức thúc đẩy hành vi con người

đó là những chuẩn mực xã hội mà người xưa cần phải tuân theo "Nhân"

là tình yêu thương giữa con người với con người, tình cảm của con cái đốivới cha mẹ, biết thông cảm chia sẻ với người khác khi gặp khó khăn, “lễ”,

“nghĩa” là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của nhân

Theo quan điểm triết học cho rằng: Đạo đức là một hình thái ý thức

xã hội là hệ thống những chuẩn mực đạo đức do mỗi cá nhân con người

Trang 35

tự giác đặt ra và tự giác chấp hành trong quá trình quan hệ với cá nhânkhác và với xã hội khác được gọi là đạo đức [10].

Một số quan điểm khác cho rằng: Đạo đức là một hình thái ý thức

xã hội đặc biệt, bao gồm một hệ thống các quan điểm, quan niệm nhữngquy tắc, chuẩn mực xã hội [10, tr.12]

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan niệm

về cái thiện, cái ác trong các mối quan hệ của con người với con người.Đạo đức là một hiện tượng xã hội – là một hình thái ý thức đặc biệt, phảnánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống con ngườicủa xã hội loài người Trong đời sống của mỗi con người, quy luật xã hộitất yếu đòi hỏi họ phải tự ý thức được ý nghĩa, mục đích, hành vi, hoạtđộng của mình trong quá khứ, hiện tại và nhu cầu trong tương lai Nhữnghành vi, hoạt động đó bao giờ cũng bị chi phối bởi các quan hệ giữa cánhân với cá nhân, với cộng đồng, với xã hội, cho phép tới một giới hạnnhất định của cộng đồng của dân tộc… Nhằm đảm bảo quyền lợi cho tất

cả các thành viên, vươn lên một cách tích cực, tự giác, tạo thành động lựcphát triển của xã hội Đó chính là những quy tắc, chuẩn mực trong hành

vi, hoạt động, đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự giác thực hiện Dựa vào đó, ta

có thể đánh giá được hành vi của người nào là có đạo đức hay không cóđạo đức [10]

Đạo đức trong tâm lý học cho rằng: Hệ thống những chuẩn mựcđược con người tự giác đề ra và tự giác tuân theo trong quá trình quan hệvới người khác và với xã hội được gọi là đạo đức [13] Mối quan hệ đóchính là mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái là mối quan hệ của tìnhthương yêu, lòng kính trọng, sự biết ơn, lòng hiếu thảo…, mối quan hệ vớimọi người xung quanh đó chính là sự chân thành, chia sẻ biết giúp đỡ nhauvượt qua khó khăn, đó chính là mối quan hệ với anh chị em trong gia đìnhphải biết yêu thương, nhường nhịn nhau, trung thực thật thà nhân ái…

Trang 36

Tóm lại, phạm trù đạo đức rất rộng nhưng trong phạm vi đề tài,

chúng tôi cho rằng: Đạo đức là những quy tắc, quy định, nội quy được

thừa nhận rộng rãi trong mối quan hệ của con người với bản thân, người khác, cộng đồng, môi trường, đòi hỏi các cá nhân trong đó nhóm xã hội

đó phải tự giác thực hiện.

b Hành vi đạo đức

Trên cơ sở quan niệm về “hành vi” và “đạo đức” đã đề cập ở trên,

chúng tôi cho rằng: Hành vi đạo đức là biểu hiện bên ngoài của những

quy tắc, quy định nội quy được coi là chuẩn mực trong các mối quan hệ của con người với bản thân, người khác, cộng đồng và môi trường là hành động tự giác và được thúc đẩy bởi động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức; thể hiện trong cách ứng xử của con người đối với cuộc sống.

Từ cách hiểu đó, cho thấy hành vi đạo đức gồm có 2 thành phần:

- Thành phần bên ngoài là những hành động tác động trực tiếp đếnđối tượng (sự vật hiện tượng khách quan), được biểu hiện bằng những vậnđộng, cử chỉ, lời nói, điệu bộ, việc làm, tức là bằng hành động vật chất

- Thành phần bên trong là tâm lý, ý thức của chủ thể, đó là hành

động tinh thần, bao gồm: ý thức đạo đức (sự nhận thức, thấu hiểu của con

người về các chuẩn mực đạo đức, tình cảm và hành vi đạo đức của chínhbản thân chủ thể đó và người khác qua đó điều chỉnh hành vi đạo đức của

mình); tình cảm đạo đức (thái độ xúc cảm của chủ thể đối với các hành vi

đạo đức của người khác hay cũng như đối với chính bản thân trong mối

quan hệ với con người, với xã hội); niềm tin đạo đức (thái độ tích cực, có

mục đích của con người vào tính chính nghĩa, tính chân chính của cácchuẩn mực đạo đức và sự cần thiết phải tôn trọng các chuẩn mực đó);

động cơ đạo đức (là động lực bên trong do đáp ứng nhu cầu thực hiện

hành động, hành vi đạo đức của chủ thể trong mối quan hệ giữa chủ thểvới mọi nngười, với xã hội) [77]

Trang 37

Để có được hành vi đạo đức mang tính chuẩn mực đạo đức xã hội,nhất thiết phải có một thành phần bên trong, chủ yếu là động cơ đạo đứcthật tốt và được biểu hiện ra bên ngoài thật đẹp bằng cử chỉ, điệu bộ, lờinói, việc làm mang tính chuẩn mực đạo đức Điều đó cũng cho thấy sở dĩcon người khác con vật là vì cuộc sống của con người có hành vi đạo đức,trong đó có cả hành vi bản năng nhưng đã bị chi phối bởi hành vi đạo đức

có ý thức xã hội

Hành vi đạo đức dựa trên ba thành tố cấu thành, đó là: Cấu thànhnhận thức, tức là tư duy về việc làm cái gì và làm như thế nào; cấu thànhthành tố cảm xúc, nghĩa là xúc cảm về việc cần làm cái gì và đã làm cáigì; cuối cùng là cấu thành thành tố hành động, là đã làm cái gì rồi và sẽlàm cái gì

Trên cơ sở đó, có thể rút ra cấu trúc của hành vi đạo đức được cụthể hóa như sau:

a) Thành phần bên ngoài: Hành vi đạo đức biểu hiện ra bên ngoàibằng vận động của hành động: cử chỉ, lời nói, điệu bộ

b) Thành phần bên trong: Nhìn nhận vấn đề hành vi theo quan điểmtâm lý học hoạt động đã cho thấy, những biểu hiện bên ngoài của hành viđạo đức luôn xuất phát từ những yếu tố tâm lý bên trong như động cơ đạođức và xúc cảm của đạo đức

Trang 38

Theo nghĩa hẹp, “Giáo dục” (một bộ phận của quá trình giáo dục

theo nghĩa rộng) là quá trình hình thành niềm tin, lí tưởng, động cơ, tìnhcảm, thái độ, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quenứng xử đúng đắn trong xã hội, thuộc các lĩnh vực tư tưởng - chính trị, đạođức, lao động và học tập, thẩm mĩ

Có thể hiểu giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có kế

hoạch, có hệ thống của nhà giáo dục đến người được giáo dục thông qua các hoạt động giáo dục nhằm hình thành ở họ nhận thức, tình cảm và hành vi.

b Giáo dục hành vi đạo đức

Như đã đề cập ở trên, hành vi đạo đức được gắn liền với hành độngđạo đức cụ thể nào đó và được biểu hiện ra bên ngoài trong mối quan hệcủa con người với người khác, với cộng đồng Khi nói đến giáo dục đạođức, hay sự phát triển đạo đức là nói đến khí cạnh cơ bản nhất chính làgiáo dục hành vi đạo đức Chính vì vậy, trong giáo dục đạo đức, việc giúphọc sinh rèn luyện các hành vi đạo đức là việc làm hết sức cần thiết,thông qua đó niềm tin, động cơ, ý thức và tình cảm đạo đức được hìnhthành và phát triển [78]

Trong nghiên cứu này: Giáo dục hành vi đạo đức là quá trình tác

động có mục đích có kế hoạch có hệ thống của nhà giáo dục thông qua các hoạt động giáo dục nhằm hình thành các quy tắc chuẩn mực hành vi đạo đức với thế giới bên ngoài nhằm giúp con người hành động tự giác

và được thúc đẩy bởi động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức; thể hiện trong cách ứng xử của họ đối với cuộc sống.

1.2.4 Làm quen với văn học thiếu nhi

a Văn học thiếu nhi

Theo Từ điển tiếng Việt [63], khái niệm văn học thiếu nhi: Là cáctác phẩm văn học viết cho trẻ chưa thành niên Các tác phẩm văn học rất

Trang 39

đa dạng và phong phú gồm nhiều thể loại khác nhau nhưng trong phạm vi

đề tài chúng tôi chỉ đề cập một số các tác phẩm tiêu biểu ở một số thể loạinhất định có nội dung giáo dục hành vi đạo đức điển hình và những tácphẩm văn học dành cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Văn học thiếu nhi có vị trí quan trọng trong việc giáo dục trẻ mầmnon, là hành trang theo con người đi suốt cuộc đời, mở cho mỗi cá nhântrẻ tâm hồn trong sáng, hồn hậu, cung cấp cho trẻ vốn sống, kinh nghiệm,

sự hiểu biết về cuộc sống xung quanh trẻ Ở trường mầm non, việc sửdụng tác phẩm văn học như một phương tiện quan trọng trong mọi hoạtđộng để góp phần hình thành và phát triển hài hòa nhân cách trẻ mầmnon

Theo tác giả Hà Nguyễn Kim Giang cho rằng: “Tác phẩm văn họcphải là một câu chuyện, bài thơ hoàn chỉnh về nội dung, hình thức câu từphải được chau chuốt ngắn gọn giàu hình ảnh nhưng phải gẫn gũi thânquen dễ hiểu, hình ảnh đẹp, khơi gợi tình cảm, trí tưởng tượng và quantrọng phải có mục đích giáo dục”[18, tr.30]

Trong nghiên cứu này, văn học thiếu nhi là các tác phẩm văn học

viết cho thiếu nhi dưới sự cảm nhận của tâm hồn trẻ dành tặng cho trẻ thơ và phù hợp với trẻ.

b Làm quen với văn học thiếu nhi

Trẻ mầm non có nhu cầu hiểu nội dung tác phẩm văn học một cáchngắn gọn, dễ hiểu, cấu trúc ngôn ngữ đơn giản Trẻ mầm non ở giai đoạnnày do những yếu tố về mặt cấu trúc tâm sinh lý nên trẻ chưa thể tự mìnhhiểu được tác phẩm văn học: trẻ chưa tự đọc hay nói một cách khác làchưa thể dạy văn học cho trẻ được mà việc cảm nhận tác phẩm văn họcchủ yếu dựa vào cô giáo Giáo viên đóng vai trò là người dẫn dắt đưa giúptrẻ cảm nhận tác phẩm một cách rõ nét nhất qua việc đọc, kể …trò chuyệncung cấp kiến thức để trẻ hiểu nội dung tác phẩm từ đó giúp trẻ hình dung

Trang 40

tưởng tượng rõ nét những nhân vật, bối cảnh trong bài thơ, câu chuyện vàđây là mức độ tiếp xúc ban đầu của trẻ với văn học được gọi là Làm quenvới tác phẩm văn học – làm quen với văn học thiếu nhi.

Làm quen với văn học thiếu nhi là phương tiện rất quan trọng trongviệc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo, là yếu tố góp phần hìnhthành, phát triển nhân cách hài hòa của trẻ Văn học mang lại cho trẻ rấtnhiều tình cảm, xúc cảm, hình tượng cuộc sống xung quanh, trẻ cảm nhậnđược nội dung tác phẩm bằng chính xúc cảm của mình trong mỗi câuchuyện, bài thơ, giúp trẻ thêm yêu cuộc sống tốt đẹp diễn ra xung quanhmình và tiền đề phát triển các hành vi thói quen đạo đức tốt đẹp

Chính vì vậy, giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổikhông thể thiếu việc cho trẻ làm quen với văn học thiếu nhi và là mộttrong những phương tiện có hiệu quả cao trong giáo dục trẻ

Như vậy, làm quen với văn học thiếu nhi là cho trẻ bước đầu tiếp

xúc với tác phẩm văn học qua giọng kể, đọc của người lớn, qua đó trẻ bước đầu hiểu được nội dung và phát triển xúc cảm, tình cảm.

1.3 Hành vi đạo đức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

1.3.1 Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

a Đặc điểm tư duy của trẻ 5 – 6 tuổi

Tư duy là quá trình phản ánh tích cực thế giới khách quan trong bộnão con người, nó là phương tiện cơ bản của nhận thức nhằm đáp ứng cácyêu cầu hoạt động thực tiễn của con người

Cuối tuổi mẫu giáo, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của kiểu tưduy trực quan hành động, ở trẻ đã xuất hiện tư duy trực quan hình tượng.Trẻ đã bắt đầu hình thành các mối liên hệ với các sự vật mà trẻ nghe, nhìnthấy và cảm nhận được Đến tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ có một bướcngoặt rất quan trọng Đó là sự chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vàobình diện bên trong, chuyển những hành động định hướng bên ngoài vào

Ngày đăng: 27/12/2018, 09:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.I Xôrôkina (1979), Giáo dục học mẫu giáo, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mẫu giáo
Tác giả: A.I Xôrôkina
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1979
2. A.D Uxôva (1977), Dạy học ở mẫu giáo, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học ở mẫu giáo
Tác giả: A.D Uxôva
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1977
3. Đào Thanh Âm (chủ biên) – Trịnh Dân – Nguyễn Thị Hoà – Đinh Văn Vang (1997), Giáo dục mầm non, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục mầm non
Tác giả: Đào Thanh Âm (chủ biên) – Trịnh Dân – Nguyễn Thị Hoà – Đinh Văn Vang
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 1997
5. Đào Thanh Âm – Hà Nhật Thăng(1997), Lịch sử giáo dục thế giới.NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử giáo dục thế giới
Tác giả: Đào Thanh Âm – Hà Nhật Thăng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
7. Bộ giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình Giáo dục mầm non Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ giáo dục và Đào tạo (2009)
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Năm: 2009
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Chiến lược Phát triển Giáo dục mầm non từ nay đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược Phát triển Giáo dục mầmnon từ nay đến năm 2020
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 1997
9. Lê Thị Bừng (1998), Gia đình- trường học đầu tiên của lòng nhân ái, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình- trường học đầu tiên của lòng nhân ái
Tác giả: Lê Thị Bừng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
11. N.C Cơ-rup-xcai-a (1977), Bàn về công tác giáo dục mẫu giáo, NXB Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về công tác giáo dục mẫu giáo
Tác giả: N.C Cơ-rup-xcai-a
Nhà XB: NXB Phụ nữ
Năm: 1977
12. Nguyễn Viết Chữ (2009), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm vănchương trong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
13. Daniel Goleman (2011), Emotional Intellgence, Nhà xuất bản Lao động Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Emotional Intellgence
Tác giả: Daniel Goleman
Nhà XB: Nhà xuất bản Laođộng Xã hội
Năm: 2011
14. Nguyễn Hữa Dũng, Lưu Thu Thủy (1989), Phương pháp dạy học đạo đức, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học đạođức
Tác giả: Nguyễn Hữa Dũng, Lưu Thu Thủy
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1989
15. Võ Nguyên Du (2001), Một số nội dung và biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ em trong gia đình, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nội dung và biện pháp giáo dục hànhvi giao tiếp có văn hóa cho trẻ em trong gia đình
Tác giả: Võ Nguyên Du
Năm: 2001
18. Hà Nguyễn Kim Giang (2002), Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cho trẻ làm quen với tác phẩm vănhọc- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Hà Nguyễn Kim Giang
Nhà XB: NXB Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
19. Hà Nguyễn Kim Giang (2001), Phương pháp đọc kể sáng tạo truyện cổ tích thần kì cho trẻ mẫu giáo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp đọc kể sáng tạo truyệncổ tích thần kì cho trẻ mẫu giáo
Tác giả: Hà Nguyễn Kim Giang
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
20. Phạm Minh Hạc (1977), Tâm lý học Vưgôtxki, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học Vưgôtxki
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1977
21. Phạm Minh Hạc (1983), Hành vi và hoạt động, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Viện Khoa học Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi và hoạt động
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Năm: 1983
24. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập Tâm lí học, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.120 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Tâm lí học
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
25. Ngô Công Hoàn (1995), Tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi.NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: âm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi
Tác giả: Ngô Công Hoàn
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 1995
26. Ngô Công Hoàn (2006), Giá trị đạo đức và giáo dục giá trị đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non. NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị đạo đức và giáo dục giá trị đạo đứccho trẻ lứa tuổi mầm non
Tác giả: Ngô Công Hoàn
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2006
27. Ngô Công Hoàn (1995), Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em, NXB Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em
Tác giả: Ngô Công Hoàn
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w