1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm

67 259 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Lê Thị Lan Anh, khoáluận tốt nghiệp: “Rèn kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thôngqua dạy trẻ kể lại chuyện theo kinh nghiệm” là công trình nghiên cứu củariêng tôi, được h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

****&****

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

RÈN KĨ NĂNG NÓI CÓ NGỮ ĐIỆU CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA DẠY TRẺ KỂ

CHUYỆN THEO KINH NGHIỆM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục học mầm non

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

CHUYỆN THEO KINH NGHIỆM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục học mầm non

Người hướng dẫn khoa học

TS LÊ THỊ LAN ANH

HÀ NỘI, 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bảy tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới

TS Lê Thị Lan Anh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, các thầy, cô giáo trongkhoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, tạomọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Mầm nonĐồng Xuân - Phúc Yên - Vĩnh Phúc và các giáo viên đã giúp đỡ tạo điều kiệntốt nhất trong quá trình tiến hành điều tra thực trạng cũng như thực nghiệmthành công

Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tôitrong quá trình thực hiện đề tài

Lần đầu thực hiện bài nghiên cứu khoa học, do thời gian còn ngắn vànăng lực bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót Tôi rấtmong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đề tàitiếp tục hoàn thiện

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xuân Hoà, ngày 3 tháng 5 năm 2018

Tác giả

Nguyễn Thị Phương

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, dưới sự hướng dẫn của TS Lê Thị Lan Anh, khoáluận tốt nghiệp: “Rèn kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thôngqua dạy trẻ kể lại chuyện theo kinh nghiệm” là công trình nghiên cứu củariêng tôi, được hoàn thành theo sự nhận thức vấn đề của riêng tác giả, khôngtrùng với bất kì khoá luận nào khác

Xuân Hoà, ngày 3 tháng 5 năm 2018

Tác giả

Nguyễn Thị Phương

Trang 5

4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 6

7 Cấu trúc khoá luận 7

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG NÓI CÓ NGỮ ĐIỆU CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA DẠY TRẺ KỂ CHUYỆN THEO KINH NGHIỆM 8

1.1 Ngữ điệu 8

1.1.1 Khái niệm ngữ điệu 8

1.1.2 Khái niệm kĩ năng, kĩ năng nói có ngữ điệu 9

1.1.3 Vai trò của việc rèn kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ 5 - 6 tuổi 10

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng nói có ngữ điệu của trẻ 5-6 tuổi 11

1.2 Kể chuyện theo kinh nghiệm 13

1.2.1 Khái niệm kể chuyện 13

1.2.2 Kể chuyện theo kinh nghiệm 14

1.2.3 Vai trò của dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm 14

1.3 Đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ 5 - 6 tuổi 15

1.3.1 Đặc điểm tâm lý 15

1.3.2 Đặc điểm sinh lý 18

Trang 6

Chương 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG NÓI CÓ NGỮ ĐIỆU CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 THÔNG QUA DẠY TRẺ KỂ

CHUYỆN THEO KINH NGHIỆM 21

2.1 Mục đích điều tra thực trạng 21

2.2 Đối tượng và địa bàn điều tra 21

2.3 Nội dung điều tra 21

2.4 Thời gian điều tra 22

2.5 Phương pháp điều tra 22

2.6 Kết quả điều tra thực trạng 22

2.6.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể chuyện theo kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ 22

2.6.2 Thực trạng giáo án hướng dẫn, cách tổ chức tiết học dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi kể chuyện theo kinh nghiệm 28

2.6.3 Thực trạng mức độ ngữ điệu của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 30

2.7 Nguyên nhân của thực trạng 32

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NÓI CÓ NGỮ ĐIỆU CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA DẠY TRẺ KỂ CHUYỆN THEO KINH NGHIỆM 35

3.1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp rèn kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ thông qua dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm 35

3.2 Một số biện pháp rèn kĩ năng ngữ điệu cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm 36

3.2.1 Kể chuyện theo sơ đồ 36

3.2.2 Trao đổi với trẻ bằng hệ thống câu hỏi có chủ đề phản ánh một hiện thực trẻ đã trải qua 37

3.2.3 Kể mẫu 38

Trang 7

3.2.4 Kể tiếp chuyện 39

3.2.5 Khích lệ để phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động kể chuyện 40

3.3 Thực nghiệm sư phạm 41

3.3.1 Mục đích thực nghiệm 41

3.3.2 Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm 41

3.3.3 Nội dung thực nghiệm 42

3.3.4 Tiêu chí đánh giá 42

3.3.5 Tiến trình thực nghiệm 42

3.3.6 Kết quả thực nghiệm 46

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 8

Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của con người, nhờ

có ngôn ngữ mà con người được gắn kết với nhau, hiểu được nhau, truyền đạtcho nhau những kinh nghiệm lịch sử xã hội của nhân loại

Đối với trẻ em ngôn ngữ có vai trò to lớn trong việc hình thành và pháttriển nhân cách, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động nhận thức sau này.Ngôn ngữ là công cụ quan trọng để trẻ giao tiếp với người lớn, giúp trẻ tư duynhận thức và là phương tiện giúp trẻ có thể tiếp thu, lĩnh hội những khái niệm,quy tắc, đóng vai trò rất to lớn trong việc điều chỉnh những hành vi và việclàm của trẻ… hình thành những biểu tượng đầu tiên về thế giới xung quanh và

về xã hội loài người

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là một trong những nhiệm vụ hàngđầu đã và đang được ngành Giáo dục mầm non đánh giá cao Trong đó việcrèn kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ mầm non rất được quan tâm, nhưng kĩnăng này chỉ tương đối phát triển mà chưa chính xác và đồng đều Nhiều trẻnói còn quá to hoặc quá bé, quá nhanh hoặc quá chậm, ngắt hơi không đúng,chưa thể hiện được tình cảm trong lời nói, phát âm chưa rõ nét, lời nói chưa

có sự nhấn mạnh về phát âm làm cho nội dung chưa được thể hiện chính xác,

ấp úng trong khi diễn đạt, dẫn đến giảm chất lượng âm thanh ngôn ngữ, khảnăng nói, giao tiếp không đạt hiệu quả Đặc biệt với những trẻ nhút nhát, íttiếp xúc với bạn bè, kém hiếu động thì do vốn từ còn nghèo nàn nên việc thể

Trang 9

hiện ngữ điệu, diễn đạt câu từ còn kém điều này dẫn đến việc tiếp thu bài vàtham gia các hoạt động khác chậm chạp, khó khăn, trẻ không tự tin và khó gianhập vào các mối quan hệ của cô với bạn Do đó việc dạy trẻ có biểu cảm,điều chỉnh hơi thở ngôn ngữ để tạo nên sự hợp lý của âm thanh ngôn ngữ vềcường độ, nhịp điệu, tốc độ, âm sắc của lời nói, là vô cùng cần thiết.

Để rèn kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ có rất nhiều phương pháp, nhiềuhình thức khác nhau, một trong những hoạt động luôn gây được hứng thú chotrẻ là hoạt động kể chuyện Ngay từ rất sớm, trẻ em đã thích nghe kể chuyện

và được kể lại những điều mắt thấy tai nghe Hoạt động kể chuyện phù hợpvới mọi lứa tuổi trẻ, tuy nhiên ở mỗi độ tuổi lại có những yêu cầu khác nhau.Trẻ càng lớn, yêu cầu đặt ra càng cao dựa trên trình độ nhận thức, năng lực tưduy, tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ Với nhiều hình thức kểchuyện như kể chuyện theo tranh, kể chuyện với đồ chơi, thì nên chọn kểchuyện theo kinh nghiệm bởi đây là hình thức phù hợp với trẻ mẫu giáo 5 - 6tuổi và nó đặc biệt có ý nghĩa đối với việc rèn kĩ năng nói có ngữ điệu Trongcuộc sống sinh hoạt hàng ngày trẻ được tham gia các cuộc dạo chơi, thamquan, lễ hội, những điều thú vị gợi đề tài kể chuyện cho trẻ và trẻ tin rằng mọiđiều xảy ra đều có thể kể lại một cách thú vị, sinh động Kết quả của kểchuyện theo kinh nghiệm giúp trẻ phát triển được ngôn ngữ, học được giọngnói có ngữ điệu, biểu cảm rõ ràng và trẻ hoàn thiện mình hơn về đạo đức,thẩm mỹ, Đặc biệt dạy trẻ kể lại chuyện theo kinh nghiệm góp phần pháttriển trí tuệ, tính độc lập, sáng tạo và tích cực cá nhân

Với những lí do trên tôi chọn đề tài Rèn kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm để

nghiên cứu, với mong muốn góp một tiếng nói nhỏ vào việc thực hiện nhiệm

vụ phát triển ngôn ngữ và góp phần vào sự nghiệp giáo dục

Trang 10

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tuổi mẫu giáo là giai đoạn diễn ra sự phát triển nhanh về mọi mặt, sựphát triển của trẻ ở giai đoạn này có ảnh hưởng trực tiếp đến cả cuộc đời củatrẻ sau này, bởi thế sự phát triển của trẻ em được rất nhiều nhà khoa học quantâm nghiên cứu Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em trong đó ngữ điệu của lờinói được nhiều nhà tâm lý, giáo dục nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau.Trong cuốn “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em trước tuổi đi học”,E.I.Chikhieva đã đề ra các biện pháp phát triển ngôn ngữ một cách hệ thống,nhấn mạnh đến việc tổ chức cho trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh thông quacác hoạt động trò chơi, tranh ảnh, thế giới xung quanh, để hình thành kĩ năngcho trẻ Bà đã nghiên cứu và đưa ra các biện pháp cụ thể để phát triển ngônngữ cho trẻ, đó là: “nói chuyện với các em”, “học thuộc thơ ca”, “giao nhiệm

vụ cho các em”, “đàm thoại”, “kể chuyện”, “đọc chuyện” Các biện pháp nàyngày nay vẫn còn nguyên giá trị đối với bậc học mầm non [17]

Nghiên cứu về mối liên hệ giữa tư duy và ngôn ngữ của trẻ em, J.Piaget

đã phát hiện lời nói của trẻ mang tính tự kỉ trung tâm, trong đó trẻ xây dựngcâu nói của bản thân không cần có sự kiểm tra của người khác, tiến đến “ngônngữ có tính xã hội hóa” trong đó có quan điểm của người nghe Vì thếJ.Piaget cho rằng, động lực phát triển ngôn ngữ là xu thế quan điểm tự kỉtrung tâm bằng quan điểm này trẻ có thể lĩnh hội và sử dụng ngôn ngữ khichúng phát triển các quan niệm Quan điểm này cho rằng sự trải nghiệm làyếu tố vô cùng quan trọng cho sự hình thành và phát triển ngôn ngữ [18]

Ở Việt Nam, ngành học mầm non tuy còn non trẻ so với các nước trênthế giới nhưng đã có những cố gắng nhất định trong việc nghiên cứu nộidung, phương pháp giáo dục trẻ, trong đó có giáo dục tiếng mẹ đẻ Từ sựnhận thức tầm quan trọng của việc giáo dục tiếng mẹ đẻ cho trẻ trước tuổi đihọc, trong những năm gần đây, vấn đề ngôn ngữ của trẻ được ngày càng

Trang 11

nhiều các tác giả quan tâm nghiên cứu Điều này được thể hiện trong mục tiêuchăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo.

Tác giả Nguyễn Xuân Khoa trong cuốn “Phương pháp phát triển ngônngữ cho trẻ mẫu giáo” đã đề cập đến nhiều nhiệm vụ và phát triển ngôn ngữkhác nhau, trong đó có ngữ điệu tác giả đưa ra một số biện pháp hướng dẫntrẻ kể chuyện nhằm phát triển lời nói độc thoại bao gồm kể lại chuyện, kểchuyện theo tri giác, kể chuyện theo trí nhớ và kể chuyện theo tưởng tượng.Đồng thời tác giả đưa ra một số biện pháp, phương pháp hướng dẫn cụ thể:dạy trẻ nghe và phát âm đúng, phương pháp phát triển từ, dạy trẻ đặt câu,phương pháp phát triển lời nói mạch lạc, chuẩn bị cho trẻ học đọc, viết, Tácgiả còn đưa ra các giáo án về phương pháp phát triển tiếng và các hướngnghiên cứu cụ thể cho cả giáo viên [2]

Trong cuốn “Giáo trình phát triển lời nói cho trẻ em” của tác giả ĐinhHồng Thái tác giả đã xác định các nhiệm vụ cơ bản cần phải giải quyết như:Giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúngngữ pháp, ngữ điệu,… và các biện pháp, phương pháp giáo dục cụ thể hữuhiệu góp phần phát triển một cách tốt nhất tiếng mẹ đẻ cho trẻ mẫu giáo [3]Tài liệu tham khảo của tác giả: Lê Thị Kim Anh, Đinh Hồng Thái, HàNguyễn Kim Giang đã hệ thống hóa các phương pháp các hình thức phát triểnngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Trong đó các tác giả đã đề cập đến kể chuyện theokinh nghiệm như một hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ.[12]

Luận án của Nguyễn Thị Oanh “Biện pháp phát triển lời nói mạch lạccho trẻ 5 - 6 tuổi” coi kể chuyện như một biện pháp phát triển ngôn ngữ hữuhiệu cho trẻ mẫu giáo Trong đó tác giả cũng coi việc dạy trẻ tập kể lại nhữngviệc đã chứng kiến, đã trải nghiệm là biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ.[11]

Trang 12

Luận án của tác giả Hồ Lam Hồng “Một số đặc điểm tâm lý trong hoạtđộng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hình thức kể chuyện” đã đề cậpđến ảnh hưởng của các biện pháp kể chuyện khác nhau đến các hoạt độngngôn ngữ cũng như đặc điểm tâm lý của trẻ Tác giả nhấn mạnh đến tầm quantrọng của các đặc tính tâm lý trẻ đối với khả năng ngôn ngữ và nhấn mạnh:hiểu rõ đặc điểm tâm lý và tính quy định tâm lý cá nhân đối với hoạt độngngôn ngữ chính là điều kiện có ảnh hưởng căn bản đến hiệu quả của quá trìnhgiáo dục phát triển ngôn ngữ, đến chất lượng giáo dục mà trước hết là giáodục tiếng Việt chuẩn bị cho trẻ vào lớp một [6]

Nhìn chung các công trình đã đề cập đến sự phát triển của ngôn ngữ chotrẻ em ở các khía cạnh rất đa dạng và phong phú Riêng nghiên cứu phát triểnngôn ngữ nói có ngữ điệu cho trẻ mẫu giáo còn ít Hầu hết các công trình chỉdừng lại ở việc phát triển ngôn ngữ nói chung chứ chưa đưa ra phát triển ngônngữ nói có ngữ điệu cho trẻ Đây chính là một vấn đề cần được các nhà sưphạm nói chung và ngành sư phạm mầm non nói riêng quan tâm bởi đây làhành trang cho trẻ bước vào trường tiểu học Các công trình nghiên cứu trên

chính là cơ sở phương pháp luận để tôi thực hiện đề tài Rèn kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm

3 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp thích hợp để rèn kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm ở trườngmầm non

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc rèn kĩ năng nói có ngữ điệu chotrẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm

Trang 13

Chúng tôi giới hạn nghiên cứu biện pháp rèn kĩ năng nói có ngữ điệutrên đối tượng trẻ 5 - 6 tuổi.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận của việc kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ mẫugiáo 5 - 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm

- Khảo sát thực trạng việc rèn kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ mẫu giáo

5 - 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm ở trường mầmnon

- Đề xuất biện pháp rèn kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ mẫu giáo 5 - 6tuổi thông qua dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm ở trường mầm non

- Thực nghiệm biện pháp rèn kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ 5 - 6 tuổithông qua dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm ở trường mầm non màkhoá luận đã đề xuất

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hoátài liệu lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp quan sát sư phạm: Dự giờ, quan sát hoạt động của giáoviên mầm non trong quá trình tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động dạytrẻ nói có ngữ điệu cho trẻ 5 - 6 tuổi để đánh giá thực trạng cách thứcviệc tổ chức hoạt động này, quan sát hoạt động nói của trẻ 5 - 6 tuổi đểbiết mức độ nói có ngữ điệu của trẻ, lấy thông tin thu thập được quaquan sát kết hợp ghi chép, đàm thoại, quay băng hình

- Phương pháp đàm thoại: Tôi tiến hành trao đổi với giáo viên mầm non

và trẻ nhằm tìm hiểu về nhận thức, những thuận lợi, khó khăn mà giáoviệc gặp phải trong quá trình dạy trẻ nói có ngữ điệu Đồng thời trao

Trang 14

đổi với giáo viên các vấn đề liên quan đến đề tài cũng như làm rõ cácthông tin thu được từ phiếu hỏi.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu: Xây dựng phiếu hỏi và phát phiếucho giáo viên đang dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Phân tích, tổng hợp các bài viết,sách, báo, có liên quan đến đề tài

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm nhằm kiểmnghiệm tính khả thi, tính hiệu quả của biện pháp đã đề xuất đối vớinhóm trẻ thực nghiệm Còn nhóm đối chứng được giữ nguyên khôngtác động, sau đó so sánh kết quả của 2 nhóm và rút ra kết luận

- Phương pháp xử lý số liệu: Tính tổng, tính tỉ lệ %,

Các phương pháp trên được tiến hành trong mối quan hệ chặt chẽ bổsung Trong đó phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp điều tra bằngphiếu là những phương pháp cơ bản

7 Cấu trúc khoá luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị nội dung khoá luận gồm 3chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc rèn kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ

mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm

Chương 2: Thực trạng của việc rèn kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi thông qua dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm ở trường mầmnon

Chương 3: Biện pháp rèn kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ mẫu giáo 5 - 6

tuổi thông qua dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm ở trường mầm non

Trang 15

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG NÓI CÓ NGỮ ĐIỆU CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA DẠY TRẺ KỂ

CHUYỆN THEO KINH NGHIỆM

1.1 Ngữ điệu

1.1.1 Khái niệm ngữ điệu

Theo Đinh Hồng Thái: Ngữ điệu là tổng hợp phức tạp các phương tiệnbiểu cảm ngữ âm của lời nói bao gồm: Giai điệu, tốc độ, nhịp điệu, trọng âm(logic và ngữ pháp), âm sắc [2]

Ngữ điệu là sự chuyển động của thanh cơ bản của giọng nói, là sự nângcao hoặc hạ thấp giọng nói trong câu

Ngữ điệu là sự biến đổi cao độ của giọng nói diễn ra trong một chuỗi âmthanh lớn hơn âm tiết hay một từ

Theo nghĩa hẹp, ngữ điệu là sự thay đổi giọng nói, giọng đọc, là sự lêncao hay hạ thấp giọng nói, giọng đọc Theo nghĩa rộng, ngữ điệu là sự thốngnhất của một tổ hợp các phương tiện siêu đoạn (siêu đoạn tính) có quan hệtương tác lẫn nhau được sử dụng ở bình diện câu như cao độ (độ cao của âmthanh), cường độ (độ lớn, nhỏ, mạnh, yếu của âm thanh), tốc độ (độ nhanh,chậm, ngắt nghỉ), trường độ (độ dài ngắn của âm thanh) và âm sắc Ngữ điệu

là yếu tố gắn chặt với lời nói, yếu tố tham gia tạo thành lời nói Ngữ điệuđược sử dụng để biểu thị ý nghĩa và phạm trù ngữ pháp cũng như các sắc tháicảm xúc biểu cảm [13]

Đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ là âm vị, âm vị được chia làm hai loại:

Âm vị đoạn tính và âm vị siêu đoạn tính Ngữ điệu thuộc âm vị siêu đoạntính

Trang 16

Âm vị siêu đoạn tính

Trọng âm

Âm vị

Âm vịĐoạn tính

Ngữ âm Phụ âm Thanh

Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống âm vị tiếng Việt

Như vậy, theo chúng tôi ngữ điệu là sự thay đổi giọng nói, giọng đọc, là tổnghợp phức tạp các phương tiện biểu cảm ngữ âm của lời nói bao gồm: Giaiđiệu, tốc độ, nhịp điệu, trọng âm (logic và ngữ pháp), âm sắc nhằm bộc lộ tưtưởng, tình cảm, mong muốn của người nói đối với người nghe

1.1.2 Khái niệm kĩ năng, kĩ năng nói có ngữ điệu

Nghiên cứu kĩ năng có rất nhiều quan điểm khác nhau, trong đó:

Theo L.Đ.Levitov nhà tâm lý học Liên Xô cũ cho rằng: “Kĩ năng là sựthực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơnbằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến nhữngđiều kiện nhất định” Theo ông, người có kĩ năng hành động là người phảinắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiệnhành động có kết quả Ông còn nói thêm, con người có kĩ năng không chỉnắm lý thuyết về hành động mà phải vận dụng vào thực tế [Dẫn theo 9]

Theo tác giả Vũ Dũng: Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức

về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện nhữngnhiệm vụ tương ứng [Dẫn theo 9]

Trang 17

Mỗi kĩ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành, thựchiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra chohoạt động Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kĩ năng luôn luôn được kiểmtra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kì một kĩ năng nào đều nhằm vàomột mục đích nhất định.

Như vậy, có thể hiểu kĩ năng là năng lực thực hiện một hành động haymột hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cáchthức hành động đúng đắn để đạt được mục đích đề ra

Kĩ năng nói có ngữ điệu là kĩ năng nói có ngữ điệu đúng được thể hiện ởcách nói lên cao giọng, hạ thấp giọng, cao độ, cường độ, tốc độ, trường độ và

âm sắc

1.1.3 Vai trò của việc rèn kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ 5-6 tuổi

Ngữ điệu là phương tiện bộc lộ cảm xúc mà không gì thay đổi được vàchỉ con người mới có thể có ngữ điệu

Một bài thuyết trình được coi là thành công ngôn từ chỉ chiếm 10-15%thành công, giọng nói chiếm 10-15% thành công trong khi đó ngữ điệu chiếm70-75% thành công Vì vậy ngữ điệu có vai trò vô cùng quan trọng và nhiệm

vụ rèn kĩ năng ngữ điệu cho trẻ ngay từ khi còn bé là rất cần thiết

Phát triển ngôn ngữ nói chung và rèn kĩ năng ngữ điệu đúng cho trẻ nóiriêng giúp trẻ có thể tự tin, mở rộng các mối quan hệ giao tiếp đồng thời chứcnăng tâm lý của trẻ sẽ được phát triển về mọi phương diện, qua đó góp phầnxây dựng cơ sở nhân cách ban đầu ở trẻ

Việc trẻ nói có ngữ điệu giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, hoạt bát hơn tronggiao tiếp và có mong muốn được tham gia nhiều hơn các hoạt động của lớp,gia tăng ở trẻ về vốn sống, vốn kinh nghiệm, Từ đó kích thích trẻ tư duy,tìm tòi, khám phá Như vậy, ngữ điệu góp một phần cho quá trình nhận thứccủa trẻ trở nên phong phú toàn diện và sâu sắc hơn

Trang 18

Khi trẻ nói có ngữ điệu là trẻ có khả năng thuyết phục người nghe, biếtđiều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với tập thể, biết cách giao lưu

và tổ chức các hoạt động tập thể… điều này rất cần cho một con người ViệtNam mới, xứng đáng là người gánh vác sứ mệnh của đất nước trong tươnglai

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng nói có ngữ điệu của trẻ 5 - 6 tuổi

1.1.4.1 Yếu tố sinh lý

Muốn nói được con người cần có bộ máy phát âm tốt và được luyện tậpđúng mức Bộ máy phát âm gồm: Cơ quan hô hấp, thanh hầu, khoang miệng,khoang mũi Trẻ 5 - 6 tuổi nếu phát triển bình thường thì bộ máy phát âm đếnlúc này đã khá hoàn chỉnh do có sự luyện tập cho từng bộ phận khi còn nhỏ.Tuy nhiên ở giai đoạn này trẻ vẫn cần nghe được người khác nói Trẻ bị điếcrất khó khăn trong quá trình học nói, nhất là đối với nói có ngữ điệu Vì vậy

cơ quan thính giác cũng là một bộ phận quan trọng trong quá trình phát triển

kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ Để trẻ có thể nói có ngữ điệu, nói năng mạchlạc, lưu loát thì người lớn cần chú ý bảo vệ và rèn luyện thính giác cho trẻ, tạođiều kiện cho trẻ được nghe nhiều, giao tiếp nhiều, cho trẻ xem và nghe ngườilớn phát âm để trẻ phát triển hơn về khả năng nói có ngữ điệu

Sơ đồ truyền đạt và tiếp nhận lời nói

Bộ máy phát âm → Tiếng nói → Đường dẫn truyền trung ương thính giác

Trang 19

hệ thần kinh và ý chí của trẻ Nhưng với những trẻ quá rụt rè, ít chan hoà vớibạn bè và mọi người xung quanh hay những trẻ có khiếm khuyết về ngoạihình, dị tật bẩm sinh hoặc gia đình không hạnh phúc, sẽ luôn mặc cảm vềbản thân, bị bạn bè xa lánh rời bỏ, nên trẻ ngày càng ngại giao tiếp, khôngmuốn tiếp xúc với môi trường xung quanh, đặc biệt trẻ 5 - 6 tuổi khi trẻ đãbiết suy nghĩ, biết phân biệt yêu - ghét, cảm nhận được hành vi và cách ngườikhác ứng xử với mình thì những ảnh hưởng tâm lý lại càng tác động lớn đếnquá trình phát triển của trẻ Bên cạnh những ảnh hưởng đến quá trình nhậnthức thì ảnh hưởng đến khả năng nói có ngữ điệu lại càng rõ rệt Trẻ sốngkhép mình, ngại nói, ngại giao tiếp thì ngôn ngữ không những không pháttriển mà còn bị thui chột đi.

1.1.4.3 Yếu tố giáo dục

Ông cha ta thường nói “ bé lên ba cả nhà học nói”, dù rằng trẻ đang sốngtrong giai đoạn phát cảm về ngôn ngữ nhưng tự bản thân trẻ khó có thể thỏamãn được nhu cầu phát triển đó Kak - Hainodic đã khẳng định: Trẻ khôngthể tự mình học tiếng mẹ đẻ, trẻ cần có môi trường ngôn ngữ ở xung quanh,

đó là con người và giao tiếp của người lớn đối với trẻ [19] Nếu được ngườilớn, đặc biệt là những người làm công tác giáo dục mầm non quan tâm chăm

lo giáo dục kĩ năng ngôn ngữ cho trẻ, tạo môi trường giao tiếp chuẩn mực,dẫn dắt và cùng trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động ngôn ngữ… thì kĩnăng ngôn ngữ nói chung và kĩ năng ngữ điệu nói riêng sẽ được phát triểnhơn so với khả năng vốn có của nó

1.1.4.4 Yếu tố xã hội

Với mỗi các nhân, khi mới ra đời đã tiếp xúc với một loại tiếng nhấtđịnh Cá nhân học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, sử dụng nó để tư duy

và truyền đạt tư tưởng, tình cảm, của mình cho người khác hiểu và dùng nó

để hiểu người khác nếu trẻ được sống trong một bầu không khí ngôn ngữ tốt

Trang 20

thì ngôn ngữ sẽ phát triển tốt và ngược lại Chính vì vậy, trong trường mầmnon thì giáo viên cần chú ý đến việc nói năng sao cho phù hợp với tiêu chuẩnnhất định ngay cả khi giao tiếp với đồng nghiệp và cán bộ công nhân viêntrong trường, giáo viên cần dùng từ dễ hiểu, lịch sự và không vượt quá khảnăng nhận thức của trẻ cũng như không nên dùng từ ngữ trừu tượng để phântích và giảng giải cho trẻ Câu nói của giáo viên cần có ngữ điệu, nội dungtrong sáng, dễ hiểu, ngắn gọn, rõ ràng, chính xác giúp trẻ ghi nhớ và pháttriển tốt hơn về ngôn ngữ.

Bên cạnh đó, yếu tố gia đình và xã hội có tác động không nhỏ đến quátrình phát triển ngữ điệu cho trẻ Nếu trẻ được sống trong một môi trường hòathuận, có trình độ văn hóa tốt, quan tâm đến sự phát triển của trẻ thì kĩ năngnói có ngữ điệu của trẻ sẽ ngày càng phát triển và nếu trẻ thường xuyên đượctiếp xúc với môi trường xã hội (bạn bè, hàng xóm, ) tốt thì vốn ngôn ngữ,kinh nghiệm của trẻ sẽ được củng cố, giữ vững và phát huy

1.2 Kể chuyện theo kinh nghiệm

1.2.1 Khái niệm kể chuyện

Theo Nguyễn Xuân Khoa: Kể chuyện là tường thuật về một sự kiện,miêu tả một đối tượng hoặc sáng tạo ra một câu chuyện nào đó Đó là mộthình thức trình bày có tình cảm về một sự kiện theo trình tự phát triển của nó.[2]

Theo Hà Nguyễn Kim Giang thì kể chuyện là một hoạt động nhằmtruyền đạt những sự kiện hành động, xung đột của câu chuyện được chứngkiến cho người khác Kể chuyện có thể từ ngôn bản (lời kể của người khác),

từ văn bản (đã in thành văn bản) hoặc từ những sự kiện hiện tượng có thựctrong cuộc sống.[5]

Trang 21

Theo nhận thức của tôi, kể chuyện là trình bày có tình cảm về những sựkiện, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày, đó có thể là những điều trẻ trảinghiệm, tưởng tượng, theo trình tự phát triển của nó.

Có nhiều hình thức dạy trẻ kể chuyện như: Dạy kể lại chuyện, kể chuyệntheo tranh, kể chuyện theo đồ chơi, kể chuyện theo kinh nghiệm, kể chuyệnsáng tạo, Dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm là con đường thuận lợi đểphát triển ngôn ngữ cho trẻ

1.2.2 Kể chuyện theo kinh nghiệm

Kinh nghiệm theo từ điển tâm lý học là: Kiến thức thu được qua thựchành và được phản ánh lại Theo từ điển Tiếng Việt cũng giải thích kinhnghiệm là điều hiểu biết có thể áp dụng hữu hiệu cho cuộc sống, có được nhờtiếp xúc, từng trải nhiều với thực tế

Kinh nghiệm của trẻ là những gì chính đứa trẻ tiếp thu được trong nhữngnăm tháng ấu thơ được bố mẹ và những người thân trong gia đình chăm sócdạy dỗ, được cô giáo mầm non hướng dẫn theo nội dung, chương trình chămsóc giáo dục trẻ và do chính đứa trẻ tìm tòi Những kiến thức mà trẻ thu nhậnđược từ gia đình và trường mầm non chính là những kiến thức khoa họcnhưng nó đã trở thành kinh nghiệm sống của đứa trẻ

Kể chuyện theo kinh nghiệm là dạy trẻ kể lại, tái tạo lại một cách sángtạo những gì trẻ đã trải nghiệm trong cuộc sống dưới hình thức một ngôn bảnhoàn chỉnh

1.2.3 Vai trò của dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm

Dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm có vai trò, ý nghĩa rất lớn đối với sựphát triển ngôn ngữ của trẻ Là phương tiện giáo dục toàn diện hiệu quả, tốtnhất vè mặt đạo đức, trí tuệ, thể lực cho trẻ, đặc biệt là tính độc lập và tích cực

cá nhân của trẻ Trẻ học sử dụng những kinh nghiệm sống của mình để truyềnđạt nó trong một câu chuyện mạch lạc, thể hiện được ngữ điệu

Trang 22

Kể chuyện theo kinh nghiệm là một dạng hoạt động phù hợp với trẻ mẫugiáo 5 - 6 tuổi, vì cuộc sống sinh hoạt xung quanh luôn luôn gợi cho trẻnhững điều mới lại hấp dẫn và gây cho trẻ những ấn tượng đặc biệt Vốn kinhnghiệm của trẻ ngày càng trở lên phong phú, trẻ càng lớn nhu cầu giao tiếp,nhu cầu nhận thức ngày càng mở rộng Kể chuyện theo kinh nghiệm giúp trẻthỏa mãn được không chỉ khao khát tiếp nhận những tác động của môi trườngbên ngoài mà còn được giãi bày suy nghĩ, tình cảm của mình trước một sựkiện, hiện tượng nào đó.

Kể chuyện theo kinh nghiệm là hình thức khó, nếu trẻ chỉ có vốnkinh nghiệm phong phú thôi chưa đủ, trẻ phải có khả năng kể chuyện, trẻphải biết chọn lọc sự kiện, bố cục câu chuyện, sử dụng phương tiện biểu cảmtrong lời kể… Để phát triển loại kể chuyện này là dựa trên sinh hoạt hàng

ngày của trẻ.Các buổi tham quan, dạo chơi, lễ hội, gợi đề tài cho trẻ kể chuyện

1.3 Đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ 5 - 6 tuổi

1.3.1 Đặc điểm tâm lý

1.3.1.1 Tư duy

Tư duy của trẻ phát triển mạnh Trẻ ở độ tuổi này đã xuất hiện kiểu tưduy trực quan hình tượng mới, những yếu tố của kiểu tư duy logic và xuấthiện những suy luận nhưng hãy còn thiếu sót song nó chứng tỏ trẻ đangchuyển sang một giai đoạn phát triển trí tuệ cao hơn Trẻ bắt đầu khái quát cácđối tượng không dựa vào sự giống nhau bề ngoài của chúng mà còn dựa vàonhững dấu hiệu chủ yếu hơn Trẻ khái quát các đối tượng không chỉ dựa vàocác chức năng của chúng mà còn dựa vào vật liệu, phương thức chế tạo, Trẻ

đã có những cố gắng đầu tiên trong việc sắp xếp, hệ thống hóa các khái niệm

1.3.1.2 Chú ý - trí nhớ

Trẻ 5 - 6 tuổi bắt đầu hình thành trí nhớ có chủ định song nó vẫn thiên vềtính chất không chủ định, trẻ ghi nhớ điều gì có ý nghĩa quan trọng trong đời

Trang 23

sống, cái gì trẻ thích thú, gây ấn tượng rõ rệt và mạnh, Trẻ 5 - 6 tuổi bắt đầuhình thành trí nhớ ngôn ngữ logic Trí nhớ có chủ đích bắt đầu nảy nở đó làmầm mống của ghi nhớ và tái hiện có chủ đích Ghi nhớ và tái hiện là hai mặtcủa cùng một quá trình trí nhớ Khi tái hiện lại những cái đã tri giác trước kiathì cái đã được tri giác ấy tiếp tục được củng cố Qua những kiến thức muônhình muôn vẻ của cuộc sống xung quanh, cô giáo dạy trẻ ghi nhớ và tái hiệnlại những cái đã nắm được trước kia Muốn làm được điều này, cô giáo sửdụng rộng rãi hình thức trò chuyện với trẻ, dạy trẻ kể lại những gì đã thấy [5]Với đặc điểm chú ý - ghi nhớ của trẻ 5 - 6 tuổi là chú ý có chủ định thìthuộc tính của chú ý được phát triển mạnh như sức tập trung chú ý - sức bền,

sự phân phối và sự di chuyển Đặc biệt là sức tập trung - sức bền rất phù hợpvới việc cho trẻ quan sát tiếp thu những kinh nghiệm để thuật lại chúng thểhiện được ngữ điệu, biểu cảm, và ngôn ngữ dễ hiểu

1.3.1.3 Tưởng tượng

Ở trẻ 5 - 6 tuổi trí tưởng tượng phát triển rất mạnh do ảnh hưởng của cáctrò chơi, hoạt động tạo hình, kể chuyện, Kinh nghiệm phong phú là điềukiện cần thiết để tưởng tượng phát triển đến mức độ cao Kinh nghiệm của trẻcàng rộng, trẻ được nhìn, được nghe thấy càng nhiều thì tưởng tượng của trẻcàng hoạt động mạnh hơn

Ở kể chuyện theo kinh nghiệm thì trẻ 5 - 6 tuổi đã trở nên phong phúhơn, trẻ không những phản ánh những cái đã xảy ra xung quanh trẻ mà cònphản ánh cả những sự kiện khá xa trong cuộc sống Trong tưởng tượng củamình trẻ lứa tuổi này đã tỏ ra có tính độc lập rất cao và có sáng kiến Trẻkhông lặp lại đơn thuần một số đề tài bắt chước người lớn hay các bạn khác

mà trẻ biến đổi một các sáng tạo bổ sung những cái mới và tự tìm ra phươngthức thực hiện theo ý định của mình Để trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm tốt

Trang 24

chúng ta phải biết khơi gợi xúc cảm của trẻ bằng cách gợi cho trẻ nhớ lạinhững cái đã để lại ấn tượng tốt cho trẻ.

1.3.1.4 Ngôn ngữ

Ngôn ngữ ở lứa tuổi này thực sự là công cụ tâm lý để kích thích sự pháttriển tư duy cho trẻ, đặc biệt với trẻ 5 - 6 tuổi do việc giao tiếp bằng ngôn ngữđược mở rộng hơn năm trước, tai âm vị được rèn luyện nên trẻ đã biết sửdụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung gián tiếp hay nội dung của câuchuyện mà trẻ kể Trẻ thường sử dụng ngữ điệu êm ái để biểu thị tình cảm yêuthương trìu mến, ngược lại khi giận dữ trẻ lại dùng ngữ điệu thô và mạnh

1.3.1.5 Cảm xúc - tình cảm

Trẻ luôn luôn hứng thú về một cái gì đó, nhưng những hứng thú có thểbiểu hiện dưới hình thức khác nhau: yếu hoặc mạnh, tự động hoặc bị động.Mỗi xúc động của trẻ lại kích thích cảm xúc và mỗi cảm xúc lại ảnh hưởngđến tri giác một các khác nhau Những gì trong cái mà trẻ tri giác được thật ra

là cái trẻ đã hiểu còn cái mà chúng hiểu lại được tạo lên bởi sự tác động lẫnnhau của ý thức với những xúc cảm tình cảm Spenxơ, nhà tâm lý học và sinhhọc người Anh đã bác bỏ quan niệm về sự đối lập giữa tri giác và cảm giác.Ông viết: “Để nhận thức được cảm giác thì cần phải tri giác nó, vì vậy về mặtnào đó cần phải trở thành tri giác Mỗi tri giác cần phải là một tổ hợp của cáccảm xúc, và theo nghĩa này, cần được cảm nhận” [8]

Ông cho rằng nhận thức của trẻ em được mã hóa không những bằng kíhiệu và biểu tượng mà còn bằng cảm xúc Như vậy, cảm xúc chẳng những cómối liên hệ với nguồn kinh nghiệm cụ thể của trẻ mà còn gắn bó với cảmgiác, tư duy và hành động của trẻ

Trẻ 5 - 6 tuổi các loại tình cảm bậc cao đã được hình thành, đặc điểmchính là sự rung cảm, trẻ thể hiện thái độ cá nhân rõ ràng, dứt khoát Trongnhững tình huống quen thuộc trẻ có khả năng làm chủ những biểu hiện phản

Trang 25

ứng cảm xúc của mình Chính khả năng này tạo điều kiện cho trẻ thích ứngchuẩn bị để học bậc học cao hơn sau này.

1.3.2 Đặc điểm sinh lý

Trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn nhanh và tăng nhanh về sức nặng, nhịp điệucủa sự lớn lên hàng năm của thời kì này là không đồng đều Trẻ 5-6 tuổi cấutạo và hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan dần hoàn thiện Sự phát triểncủa trẻ cho thấy năng lực làm việc của trẻ đã dần tăng lên Các nhà sinh lýgiải phẫu học cho biết bộ não của trẻ 5-6 tuổi ≈ 1300 gam, chỉ kém một chút

so với trọng lượng não của người lớn (≈ 1400) Trẻ đã biểu hiện năng lực trítuệ qua hoạt động tổng hợp của lời nói, qua suy nghĩ, quan sát, tập trung chú

ý, khả năng ghi nhớ, liên tưởng, tưởng tượng và khả năng giải quyết nhữngnhiệm vụ chơi, học, sinh hoạt của mình một cách sáng tạo [1, tr 66-69]

Theo tác giả Hà Nguyễn Kim Giang [10]: Sự lớn khôn, phát triển vàtrưởng thành của trẻ phụ thuộc vào hoạt động thích ghi với môi trường và thếgiới hiện thực theo cơ chế đồng hóa và điều ứng ở con người Cơ chế này cómối liên hệ với hoạt động phản xạ diễn ra ở trẻ: Phản xạ có điều kiện và phản

xạ không điều kiện

Phản xạ không điều kiện ổn định và có sẵn Phản xạ có điều kiện là loạihình phản xạ hình thành sau này trong quá trình sống của cá thể trẻ, để nó lâubền cần có sự hỗ trợ của những điều kiện hình thành và sự củng cố Phản xạ

có điều kiện là hoạt động tín hiệu nhờ hai loại kích thích Kích thích cụ thểnhư âm thanh, màu sắc, gọi là tín hiệu thứ nhất Còn tín hiệu thứ hai cóđược nhờ ở trẻ nhờ những kích thích trừu tượng như: lời nói, chữ viết, môitrường xã hội, con người Đó chính là điều kiện không thể thiếu để trẻ mẫugiáo hình thành và củng cố hệ thống tín hiệu thứ 2 Muốn mở mang trí lực chotrẻ ở độ tuổi này cần phải hướng dẫn, dạy bảo trẻ sử dụng tiếng nói để giaotiếp Trước 7 tuổi là thời kỳ then chốt để rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ Rèn trẻ

Trang 26

tập nói, phát âm chuẩn, dùng từ đúng, câu nói gọn gàng và tập kể chuyện đểphát triển năng lực liên kết các câu diễn đạt tốt hơn.

Thể lực phát triển, cấu tạo và hoạt động thần kinh tăng, kinh nghiệm đãtích lũy được trong những năm qua cho phép trẻ 5-6 tuổi bước sang mối quan

hệ đa dạng với những người xung quanh, sang những hình thức hoạt độngphức tạp hơn, sang việc nhận thức sâu sắc hơn hiện thực xung quanh[1, tr 310-312]

Trẻ 5 - 6 tuổi thuộc vào thời kì trước tuổi đến trường phổ thông, lúc này

cơ thể trẻ tiếp tục hoàn thiện, bộ xương chắc hơn, các cơ bắp phát triển mạnh,khả năng vận động của cơ thể tăng cao Cũng nhờ vậy mà trẻ dễ dàng hơntrong việc tham gia các hoạt động học tập, dạo chơi, Hoạt động thần kinhcủa trẻ 5 - 6 tuổi có cường độ và tính linh hoạt tăng lên giúp cho sự phối hợpgiữa các hoạt động của trẻ được tốt hơn Đồng thời các tế bào thần kinh củatrẻ dễ bị mệt mỏi, bộ não dễ hưng phấn khiến trẻ rất hiếu động, nhanh chóngchán Với sự phát triển của hệ thần kinh trung ương, hoạt động của não và sựthành lập phản xạ có điều kiện, trí nhớ tương đối ổn định và bền vững nên trẻtiếp thu được nhiều kinh nghiệm và kể lại theo cách nghĩ của mình Chính vìvậy trẻ thích kể những điều trẻ đã trải qua để lại ấn tượng

Kết luận chương 1

Ngữ điệu là sự thay đổi giọng nói, giọng đọc, là tổng hợp phức tạp cácphương tiện biểu cảm ngữ âm của lời nói bao gồm: Giai điệu, tốc độ, nhịpđiệu, trọng âm (logic và ngữ pháp), âm sắc nhằm bộc lộ tư tưởng, tình cảm,mong muốn của người nói đối với người nghe

Kể chuyện theo kinh nghiệm là dạy trẻ kể lại, tái tạo lại một cách sángtạo những gì trẻ đã trải nghiệm trong cuộc sống dưới hình thức một ngôn bảnhoàn chỉnh

Trang 27

Biện pháp rèn kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua dạytrẻ kể chuyện theo kinh nghiệm ở trường mầm non là quá trình tác động sưphạm có mục đích, có định hướng của nhà giáo dục tới trẻ thông qua dạy trẻ

kể chuyện theo kinh nghiệm nhằm thực hiện nhiệm vụ rèn kĩ năng nói có ngữđiệu đã đặt ra cũng như nhằm củng cố và phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua đógóp phần phát triển nhân cách cho trẻ

Thông qua kể chuyện theo kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói có ngữđiệu cho trẻ chính là cách làm cụ thể qua đó mà trẻ có cơ hội được thể hiện kĩnăng ngữ điệu của bản thân như: Lời nói truyền cảm, lôi cuốn; ngắt nghỉđúng; lên giọng, xuống giọng phù hợp,

Trang 28

Chương 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG NÓI

CÓ NGỮ ĐIỆU CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 THÔNG QUA DẠY TRẺ

KỂ CHUYỆN THEO KINH NGHIỆM

Để xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng một số biện pháp dạy trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi kể chuyện theo kinh nghiệm chúng tôi tiến hành điều trathực trạng tại trường mầm non thuộc tỉnh Vĩnh Phúc

2.1 Mục đích điều tra thực trạng

Điều tra nhằm tìm hiểu thực trạng việc dạy trẻ kể chuyện theo kinhnghiệm để rèn kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ ở trường mầm non hiện nay.Tìm hiểu thực trạng mức độ nói có ngữ điệu của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổiqua việc cho trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm

2.2 Đối tượng và địa bàn điều tra

Đối tượng điều tra của đề tài là 20 giáo viên mầm non và 40 trẻ mẫu giáo5-6 tuổi

Đề tài được tiến hành khảo sát tại địa bàn trường mầm non Đồng Xuân Vĩnh Phúc

-Đặc điểm: Giáo viên có trình độ trung cấp đến đại học Trẻ chủ yếu làcon em công nhân, gia đình buôn bán, phần nhỏ là gia đình trí thức Trẻ đềukhỏe mạnh và phát triển bình thường Cơ sở vật chất đạt ở mức độ bìnhthường

2.3 Nội dung điều tra

Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kểchuyện theo kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ Thựchiện nội dung này chúng tôi sử dụng phiếu anket

Dự giờ, quan sát giáo viên tổ chức dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể chuyện

và ghi chép những biện pháp giáo viên sử dụng, những câu trả lời, câu chuyệntrẻ kể

Trang 29

Nghiên cứu giáo án hướng dẫn, cách tổ chức tiết học dạy trẻ mẫu giáo kểchuyện theo kinh nghiệm.

Đánh giá thực trạng mức độ ngữ điệu của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

2.4 Thời gian điều tra

Tôi tiến hành điều tra thực trạng từ ngày 26 tháng 2 năm 2018 đến 14tháng 4 năm 2018

2.5 Phương pháp điều tra

Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến giáo viên (anket)

Sử dụng phương pháp quan sát, đàm thoại để thấy được kĩ năng ngữ điệucủa trẻ

Trao đổi, đàm thoại với giáo viên về việc rèn kĩ năng ngữ điệu cho trẻthông qua kể chuyện theo kinh nghiệm

Nghiên cứu giáo án của giáo viên: Giáo án của giáo viên mầm non chính

là kế hoạch tuần mà giáo viên đã soạn Trong kế hoạch tuần giáo viên soạngiáo án dạy trẻ cho từng thời điểm cụ thể trong ngày của cả một tuần Nộidung dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm được giáo viên soạn trong phầnhoạt động chiều của trẻ

2.6 Kết quả điều tra thực trạng

2.6.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi kể chuyện theo kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ

❖ Nhận thức của giáo viên về quan niệm ngữ điệu và kể chuyện theo kinh nghiệm

Qua điều tra 20 giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi bằng phiếu anketcho kết quả như sau:

Trang 30

Bảng 2.1 Quan niệm của giáo viên về ngữ điệu của trẻ mẫu giáo và

kể chuyện theo kinh nghiệm

Mức độ

về khái niệm này và 12 giáo viên (chiếm 60%) hiểu đúng khái niệm Nhữnggiáo viên này đều là những giáo viên có trình độ cao đẳng và đại học

Về khái niệm kể chuyện theo kinh nghiệm thì chỉ có 3 giáo viên (chiếm15%) hiểu đúng, 6 giáo viên (30%) hiểu chưa đầy đủ về khái niệm, họ chorằng kể chuyện theo kinh nghiệm là khi giáo viên hỏi trẻ có thể trả lời đượcnhững gì mà trẻ đã biết, đã nhìn thấy Và có 11 giáo viên (55%) chưa hiểukhái niệm Đối với những giáo viên chưa hiểu khái niệm khi hỏi đến họ đềucho rằng kể chuyện theo kinh nghiệm là trẻ kể được nhưng câu chuyện mà trẻ

đã được nghe Như vậy họ đã nhầm lẫn giữa kể chuyện theo kinh nghiệm và

kể lại chuyện

Trang 31

❖ Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc rèn kĩ năng nói

có ngữ điệu cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm

Bảng 2.2 Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc rèn kĩ năng nói có ngữ điệu cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể chuyện theo

Nhìn vào bảng 2.2 cho ta thấy, khi được hỏi về mức độ cần thiết của việc rèn

kĩ năng nói nói có ngữ điệu cho trẻ thông qua dạy trẻ kể chuyện theo kinhnghiệm có 7 giáo viên (chiếm 35%) cho rằng rất cần thiết, các giáo viên chorằng việc rèn ngữ điệu thông qua trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm sẽ giúp trẻnhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về những gì trẻ đã học Số giáo viên chorằng cần thiết phải dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm là 10 giáo viên (chiếm50%), các giáo viên này cũng cho rằng rèn ngữ điệu thông qua dạy kể chuyệntheo kinh nghiệm là để củng cố kiến thức cho trẻ Có 3 giáo viên (chiếm 15%)cho rằng không cần thiết phải tổ chức rèn kĩ năng nói có ngữ điệu thông quadạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm bởi vì trẻ còn bé Qua đây, ta thấy được

Trang 32

giáo viên về cơ bản đã nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năngnói có ngữ điệu cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể chuyện theokinh nghiệm, tuy nhiên vẫn ở mức độ chưa cao.

Chính từ những nhận thức trên mà việc tổ chức dạy trẻ kể chuyện theo kinhnghiệm cũng có nhiều vấn đề đáng quan tâm Ta có thể thấy, có 5 giáo viên(chiếm 25%) thường xuyên tổ chức cho trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm,những giáo viên này có quan niệm đúng về ngữ điệu, kể chuyện theo kinhnghiệm và cho rằng kể chuyện theo kinh nghiệm là rất cần thiết 12 giáo viên(chiếm 60%) không thường xuyên tổ chức dạy trẻ kể chuyện theo kinhnghiệm Trao đổi với những giáo viên này chúng tôi được biết, họ chỉ tổ chứcdạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm trước mỗi kì có kiểm tra và hội giảng,nhằm giúp trẻ khắc sâu những gì mà trẻ đã biết để bài dạy của mình ngày hômsau tốt hơn Số giáo viên không tổ chức cho trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm

là 3 (chiếm 15%), họ không tổ chức bởi họ chưa hiểu thế nào là dạy trẻ kểchuyện theo kinh nghiệm và cũng chưa thấy được vai trò của hình thức kểchuyện này

Khi được hỏi về việc chọn chủ đề dạy trẻ kể chuyện được kết quả như sau:

- Chủ đề gia đình: 20 giáo viên (100%)

- Chủ đề trường mầm non: 17 giáo viên (85%)

- Chủ đề động vật: 15 giáo viên (75%)

- Chủ đề phương tiện giao thông: 7 giáo viên (35%)

Giáo viên chọn những chủ đề trên bởi vì những nội dung đó gần gũi với nộidung mà trẻ được học ở trường mầm non và cũng gần gũi với đời sống củatrẻ Theo chúng tôi, việc giáo viên lựa chọn những chủ đề đó cũng bởi vì họchú trọng đến việc cung cấp các kiến thức cho trẻ nên các chủ đề xoay quanhnhững nội dung mà trẻ 5 - 6 tuổi cần lĩnh hội Bởi vậy những nội dung hấp

Trang 33

dẫn và gây ấn tượng mạnh cho trẻ như: Ngày lễ hội, buổi tham quan, thìgiáo viên lại không quan tâm đến.

❖ Nhận thức của giáo viên về những biểu hiện ở trẻ có kĩ năng nói có ngữ điệu

Bảng 2.3 Nhận thức của giáo viên về những biểu hiện ở trẻ có kĩ năng

nói có ngữ điệu

2 Biết ngừng nghỉ, ngắt giọng phù hợp 12 60

3 Biết lên giọng, xuống giọng phù hợp 11 55

4 Khoảng thời gian ngắn nghỉ đúng 5 25

5 Biết nói to, nhỏ, mạnh, nhẹ phù hợp 18 90

Theo như kết quả điều tra thì phần lớn giáo viên đã có nhận thức đúng vềnhững biểu hiện ở trẻ có kĩ năng nói có ngữ điệu Tuy vậy có những biểu hiệnchưa được giáo viên chú ý đến như “Khoảng thời gian ngắn nghỉ đúng” (chỉchiếm 25%) Nhưng ta có thể thấy việc ngắt nghỉ đúng cũng rất quan trọng.Như vậy, có thể thấy quan điểm của giáo viên về những biểu hiện của trẻ có

kĩ năng nói có ngữ điệu vẫn chưa được đồng đề và nhất quán Có nhiều giáoviên khi được hỏi vẫn phải suy nghĩ và phân vân giữa những biểu hiện đó

❖ Nhận thức của giá viên về các biện pháp sử dụng khi dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể chuyện theo kinh nghiệm

Ngày đăng: 24/09/2019, 09:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Thị lanh, Nguyễn Hữu Tính (1992) Tiếng Việt, tập 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt
2. Đinh Hồng Thái (2003), Phương pháp phát triển lời nói trẻ em, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phát triển lời nói trẻ em
Tác giả: Đinh Hồng Thái
Năm: 2003
3. Đinh Hồng Thái, Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non, Nxb Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non
Nhà XB: Nxb Đạihọc sư phạm
4. Hà Nguyễn Kim Giang ( 2001), Phương pháp kể chuyện sáng tạo chuyện cổ tích thần kỳ cho trẻ Mẫu giáo, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp kể chuyện sáng tạo chuyệncổ tích thần kỳ cho trẻ Mẫu giáo
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
5. Hà Nguyễn Kim Giang (2002), Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
Tác giả: Hà Nguyễn Kim Giang
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
7. Nguyễn Ánh Tuyết (1969), Tâm lý học lứa tuổi mầm non, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổi mầm non
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1969
8. Nguyễn Huy Cẩn, “Sự tiếp thu tiếng mẹ đẻ ở trẻ em và việc dạy nói”, tạp chí khoa học xã hội, Số 6-1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tiếp thu tiếng mẹ đẻ ở trẻ em và việc dạy nói”, "tạpchí khoa học xã hội
9. Nguyễn Thị Hải Thiện (2016), Kĩ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo, Luận án tiến sĩ tâm lý học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo
Tác giả: Nguyễn Thị Hải Thiện
Năm: 2016
10. Nguyễn Xuân Khoa (1997), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻmẫu giáo
Tác giả: Nguyễn Xuân Khoa
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 1997
11. Nguyễn Thị Oanh (1999), Biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi, luận án tiến sĩ Giáo dục học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ5 - 6 tuổi
Tác giả: Nguyễn Thị Oanh
Năm: 1999
12. Lê Thị Kim Anh, Đinh Hồng Thái, Hà Nguyễn Kim Giang, Phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ mầm non (Tập bài giảng lưu hành nội bộ, ĐHSP Hà Nội - 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương phápphát triển ngôn ngữ
13. Lê Phương Nga, Dạy học tập đọc ở tiểu học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học tập đọc ở tiểu học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
14. A.N.Kabanốp (1979), Giải phẫu sinh lý và vệ sinh trẻ em trước tuổi đi học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu sinh lý và vệ sinh trẻ em trước tuổi đihọc
Tác giả: A.N.Kabanốp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1979
15. A.I.Xôrôkina, Giáo dục học mẫu giáo, Nxb Giáo dục, hà Nội ,1973, tập 1 16. A.V.Daparodest (1974), Tâm lý học mẫu giáo, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mẫu giáo", Nxb Giáo dục, hà Nội ,1973, tập 116. A.V.Daparodest (1974), "Tâm lý học mẫu giáo
Tác giả: A.I.Xôrôkina, Giáo dục học mẫu giáo, Nxb Giáo dục, hà Nội ,1973, tập 1 16. A.V.Daparodest
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1974
17. E.I.Chikhieva (1997), Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em trước tuổi đi học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em trước tuổi đi học
Tác giả: E.I.Chikhieva
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
18. J.Piaget (1993), Hoạt động lời nói của trẻ em, tài liệu dịch, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động lời nói của trẻ em
Tác giả: J.Piaget
Năm: 1993
19. Kak - Hainơdic (1990), Dạy trẻ học nói như thế nào, Nxb Giáo dục 20. www . m a m non .com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy trẻ học nói như thế nào
Tác giả: Kak - Hainơdic
Nhà XB: Nxb Giáo dục20. www . m a m non .com
Năm: 1990
6. Hồ Lam Hồng (1997), Sự phát triển ngôn ngữ thông qua kể chuyện, Luận văn thạc sĩ khoa học tâm lý Khác
21. www .tre t h o . c o m 22. www .t u o i t ho . c o m Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w