1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm

92 5,7K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Phương pháp điều tra: Điều tra bằng Anket - Sử dụng hệ thống câu hỏi nhằm thu thập thông tin cần thiết phục vụcho đề tài về vai trò của hoạt động cho kể chuyện theo kinh nghiệm đối với s

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai Sự phát triển toàn diện của trẻ emngay từ lứa tuổi mầm non là điều kiện quan trọng để giúp trẻ phát triển tốt ởnhững giai đoạn sau, góp phần hình thành nhân cách cho trẻ Để đứa trẻ pháttriển tốt và toàn diện, đòi hỏi phải có sự giáo dục hợp lí, phù hợp với đặcđiểm tâm sinh lý của trẻ ở mỗi giai đoạn nhất định, trong đó cần chú ý đếnnhững mặt phát triển chủ đạo với những nhiệm vụ giáo dục khoa học, đúngđắn, kịp thời và cần thiết

Sự phát triển của trẻ trong lứa tuổi từ 0-6 tuổi mang tính chất khôngđồng đều, mang tính cá thể, các giai đoạn phát triển của trẻ diễn ra không đềunhau, có giai đoạn diễn ra với tốc đdộ nhanh chóng, có giai đoạn tốc độ pháttriển chậm lại Mặc dù vậy, lứa tuổi mầm non vẫn là giai đoạn có tốc độ pháttriển nhanh nhất và có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi conngười Sự hoàn thiện các mặt của trẻ sẽ là tiền đề, cơ sở cho trẻ học tập tốt ởcác bậc học trên.lớp Một

Ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển nhân cách trẻmầm non Ngôn ngữ ó là công cụ giúp con người tích lũy kiến thức, kĩ năng,kinh nghiệm, phát triển tâm lí và các mặt nhân cách khác Không chỉ vậy,ngôn ngữ còn là phương tiện làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, đápứng nhu cầu giao tiếp với mọi người xung quanh Thông qua giao tiếp bằnglời nói, trẻ được giao lưu với người lớn, cha mẹ, cô giáo, bạn bè xung quanh,thể hiện những xúc cảm tình cảm của bản thân trẻ, giúp trẻ thêm yêu đời, lạcquan, vui tươi; giúp trẻ điều chỉnh các hành vi của trẻ, giúp trẻ lĩnh hội và vậndụng những quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội Như vậy, ngôn ngữ là công

cụ, phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới khách quan, giúp trẻ giao tiếp vớimọi người, giúp trẻ chiếm lĩnh những tri thức của nhân loại, nhờ đó trẻ tíchlũy cho mình vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng kĩ xảo sơ đẳng cần thiếtphục vụ cho nhu cầu phát triển của trẻ ở từng độ tuổi

Trang 2

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non là pháttriển ngôn ngữ cho trẻ trên các phương diện: làm giàu vốn từ, dạy trẻ phát âm,dạy trẻ các quy tắc ngữ pháp Tiếng Việt và phát triển ngôn ngữ mạch lạc chotrẻ Tuy nhiên, nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ còn chung chung, chưa

cụ thể chi tiết, chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc phát triển ngôn ngữmạch lạc cho trẻ em

Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là ngôn ngữ chính xác, chuẩn mực,phong phú đa dạng thúc đẩy cho trẻ nói theo và vận dụng một cách tự nhiên, đưatrẻ đến thế giới ngôn ngữ một cách nhanh nhất, hoàn thiện nhất Phát triển ngônngữ cho trẻ qua các câu chuyện kể có nhiều hình thức, như: kể chuyện cho trẻnghe, dạy trẻ kể lại truyện, kể chuyện theo tranh, kể chuyện với đồ vật đồ chơi, kểchuyện theo kinh nghiệm, kể chuyện sáng tạo nhưng kể chuyện theo kinh nghiệm

là con đường nhanh và hiệu quả nhất để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.Thông qua hình thức cho trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm, trẻ được rèn luyện vềvốn từ, cách sử dụng câu, từ, cách diễn đạt cho rõ ràng khúc triết, logic theo trình

tự thời gian và phù hợp với ngữ cảnh Kể chuyện theo kinh nghiệm giúp trẻ thỏamãn nhu cầu giao tiếp, trao đổi, bày tỏ với mọi người xung quanh, giúp trẻ thểhiện sự hiểu biết kinh nghiệm sống của trẻ

Vì vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm” Tôi hy vọng rằng với đề tài này sẽ đóng góp

được một phần nhỏ bé vào việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ và chuẩn

bị những điều kiện, tiền đề cần thiết để trẻ học tập tốt hơn trên bậc học phổthông

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạccho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm.nhằm nâng cao khả năng ngôn ngữ của trẻ ở độ tuổi này

Trang 3

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: phát triển ngôn ngữ trẻ emngôn ngữ củatrẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

3.2 Đối tượng nghiên cứu: một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạchlạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện theo kinhnghiệm

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng và tổ chức một cách khoa học các biện pháp phát triểnngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động kể chuyện theo kinhnghiệm tại các trường mầm non, sẽ góp phần nâng cao khả năng phát triểnngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển ngôn ngữmạch lạc thông qua hoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm cho trẻ mẫu giáo5-6 tuổi

5.2 Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng việc phát triển ngônngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện theokinh nghiệm tại một số trường mầm non ở thành phố Hải Phòng

5.3 Đề xuất một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm

6 Phương pháp nghiên cứu :

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Thu thập và phân tích tư liệu, sách báo, tạp chí… có liên quan đến vấn

đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài

6.2 Phương pháp điều tra: Điều tra bằng Anket

- Sử dụng hệ thống câu hỏi nhằm thu thập thông tin cần thiết phục vụcho đề tài về vai trò của hoạt động cho kể chuyện theo kinh nghiệm đối với sựphát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 5-6 tuổi, biểu hiện của trẻ khi tham giavào hoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm, các biện pháp giáo viên tổ chức

Trang 4

hoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm để phát triển ngôn ngữ mạch lạc chotrẻ 5-6 tuổi.

6.3 Phương pháp quan sát sư phạm

- Quan sát biểu hiện của trẻ thông qua giờ kể chuyện, trong hoạt độngvui chơi giáo viên tổ chức xen kẽ hoạt động kể chuyện cho trẻ

- Quan sát phong thái, cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên tronggiờ kể chuyện cho trẻ nghe

6.4 Phương pháp trò chuyện

- Trò chuyện với trẻ về cảm nhận của trẻ khi được tham gia vào hoạtđộng kể chuyện theo kinh nghiệmcủa giáo viên, kết quả mong đợi ở trẻ vềvốn từ, ngữ âm, ngữ pháp, khả năng diễn đạt mạch lạc

- Trò chuyện với giáo viên về các vấn đề có liên quan tới tổ chức hoạtđộng kể chuyện theo kinh nghiệm ện cho trẻ nhằm phát triển ngôn ngữ mạchlạc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

6.5 Phương pháp thống kê toán học

- Sử dụng các thao tác toán học để tổng hợp, phân tích kết quả điều traanket nhằm đưa ra kết luận cho đề tài, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm pháttriển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua kể chuyện theo kinhnghiệm của trẻ các câu chuyện kể

7 Phạm vi nghiên cứu:

7.1 Nội dung: phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kểchuyện cho trẻ nghe

7.2.Địa điểm: - Trường Mầm non Cát Bi – Hải An – Hải Phòng

- Trường Mầm non Vĩnh Niệm – Lê Chân – Hải Phòng

- Trường Mầm non Hùng Thắng – Tiên Lãng – Hải Phòng

7.3 Độ tuổi: lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường

7.4 Thời gian: 8 tuần từ 7/3/2016 đến 29/4/2016

Trang 5

8 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận được trình bàythành các chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tàivấn đề nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm tại một sốtrường mầm non thành phố Hải Phòng

Chương 3: Đề xuất một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc chotrẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 6

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀIVẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu:

Sự phát triển của trẻ mầm non diễn ra theo những giai đoạn nhất định,trong mỗi giai đoạn thì nổi bật nhất phải kể đến sự phát triển trên lĩnh vựcnhận thức và ngôn ngữ Với các chức năng cơ bản như: giao tiếp, nhận thức

và điều khiển, điều chỉnh hành vi, , ngôn ngữ trở thành công cụ, phương tiệnkhông thể thiếu được trong sự phát triển của trẻ mẫu giáo Vì vậy, phát triểnngôn ngữ cho trẻ một cách khoa học, hợp lí, kịp thời, đúng đắn là góp phầntạo ra những cơ sở của mọi sự phát triển và giáo dục trẻ trong giai đoạn này.Các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ lứa tuổi mầm non rất đa dạng vàphong phú, của cả các nhà nghiên cứu, đề cập đến nhiều khía cạnh của sựphát triển ngôn ngữ, tuy nhiên có thể phân chia một cách khái quát các nghiêncứu này thành một số hướng nghiên cứu sau:

Đầu tiên là hướng nghiên cứu về vai trò, ý nghĩa của sự phát triển ngônngữ đối với sự phát triển và quá trình giáo dục toàn diện của trẻ mầm non.Theo hướng nghiên cứu này, các tác giả nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữtrong sự phát triển tư duy của trẻ, ngôn ngữ là điều kiện quan trọng giúp trẻphát triển trí tuệ, sự phát triển của ngôn ngữ thể hiện trình độ phát triển của tưduy Trí tuệ của trẻ không thể hát triển tối ưu nếu thiếu đi ngôn ngữ Đi theohướng nghiên cứu về vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển toàn diện củatrẻ mầm non có các nhà khoa học như: Ph.A.Sokhin, L.X.Vưgốtxki, J.Piaze, Hướng nghiên cứu thứ hai là nghiên cứu đặc điểm phát triển ngôn ngữcủa trẻ em Các tác giả đã quan tâm nghiên cứu từng nội dụng cụ thể của việcphát triển ngôn ngữ cho trẻ em trước tuổi đi học như: đặc điểm phát triển vốn

từ, ngữ âm, ngữ pháp, sự phát triển lời nói mạch lạc ở từng độ tuổi khác nhau

Từ những nghiên cứu này, các nhà khoa học đã đưa ra được những quy luậthình thành, phát triển ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi 0-6 tuổi, trên cơ sở đó xâydựng hệ thống nội dung, mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức phát triển

Trang 7

ngôn ngữ cho trẻ mầm non Hướng nghiên cứu này được thể hiện trong cáccông trình nghiên cứu của các tác giả Ph.A.Sokhin, L.P.Phedorenco,

Một hướng nghiên cứu đáng chú ý khác được phản ánh trong các côngtrình nghiên cứu của các tác giả E.I.tikheva, Ph.A.Sokhin, là nghiên cứu cácđiều kiện đảm bảo sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em Trên cơ sở các đặc điểmphát triển ngôn ngữ của trẻ em Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu nhữngđiều kiện cần thiết cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ: sự hoàn thiện của bộmáy cấu âm, môi trường ngôn ngữ, ngôn ngữ của người lớn xung quanh trẻcũng như moi trường giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ, từ đó xây dựng cácnội dung phương pháp và hình thức tổ chức cũng như xây dựng các bài tập,nhiệm vụ nhằm đảm bảo những điều kiện cần thiết cho sự phát triển ngôn ngữcho trẻ em lứa tuổi mầm non

Một trong những nội dung phát triển ngôn ngữ được các nhà khoa họcquan tâm nghiên cứu là sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mãu giáo 5-6tuổi Các tác giả đều khẳng định sự cần thiết của việc phát triển ngôn ngữmạch lạc của trẻ mẫu giáo, khả năng diễn đạt mạch lạc không chỉ ảnh hưởngđến sự phát triển kỹ năng ngôn ngữ mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tư duycủa trẻ Quan điểm này được thể hiện trong các tác phẩm của Ph.A.Sokhin,X.L.Rubinstein, E.I.Tikheeva, Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm phát triển lờinói mạch lạc của trẻ mẫu giáo, các tác giả đề xuất những nhiệm vụ, nội dung

và biện pháp cụ thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Trong các trường mầm non hiện nay của nước ta, việc dạy tiếng mẹ đẻcho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng, nó xuất phát từ nhận thức về việc pháttriển ngôn ngữ cho trẻ trước tuổi đi học Việc nghiên cứu sự phát triển ngônngữ của trẻ được tiến hành theo hướng nghiên cứu những đặc điểm sự pháttriển lời nói của trẻ 0-6 tuổi Đây là hướng nghiên cứu được các tác giả nhưNguyễn Huy Cẩn, Lưu Thị Lan,… đề cập đến trong các tác phẩm của mình.Trong các công trình này, các tác giả đã đề cập đến sự phát triển ngôn ngữcủa trẻ mầm non trên các mặtkhía cạnh: đặc điểm phát âm, vốn từ, tỉ lệ các từ

Trang 8

loại, đặc điểm câu, các lỗi câu trẻ thường mắc phải Trên cơ sở đó, các tác giả

đã đưa ra các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo các độ tuổi thích hợp

Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tôi đã tìm kiếm các nguồn tài liệukhác nhau, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về vaitrò của hoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm đối với sự phát triển ngôn ngữmạch lạc của trẻ 5-6 tuổi Các tác giả mới chỉ đề cập đến việc phát triển ngônngữ mạch lạc cho trẻ qua bộ môn Làm quen với tác phẩm văn học hay quahình thức kể chuyện cho trẻ nghe Có thể kể đến một số sáng kiến kinhnghiệm của các giáo viên thực hiện chăm sóc – giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo

dục mầm non về vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” – Nguyễn Hoàng Kim Vy, “Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn làm quen văn học thể loại truyện kể” - Phan Thị Hồng Thảo, “Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua phương pháp kể chuyện”

1.2 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Khái niệm ngôn ngữ, phát triển ngôn ngữ

Ngôn ngữ là hệ thống đơn vị bao gồm âm vị, hình vị, từ, cụm từ, câu và

hệ thống quy tắc cấu tạo, biến đổi kết hợp từ thành ngữ, thành câu dùng tronggiao tiếp [4, Tr22]

Ngôn ngữ là sản phẩm của con người, hình thành và phát triển cùng sựphát triển của xã hội loài người, do nhu cầu và ý muốn của con người Có rấtnhiều thí nghiệm đã chỉ ra rằng: bên ngoài xã hội loài người, ngôn ngữ khôngthể phát sinh, nó không phải một hiện tượng tự nhiên, cũng không mang tính

di truyền

Ngôn ngữ là sản phẩm của tập thể, nó tồn tại và phát triển gắn liền với sựtồn tại và phát triển của xã hội Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội cũng vì nóphục vụ xã hội với tư cách là một phương tiện giao tiếp, thể hiện ý thức xãhội, đặc biệt là trong một cộng đồng người, thông qua ngôn ngữ, người ta

hiểu được ý thức của tập thể xã hội ấy Mác và Ăng-ghen đã viết: “Ngôn ngữ

Trang 9

là ý thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho những cả người khác nữa, như vậy cũng là tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa Và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra do nhu cầu giao tiếp, giao dịch với người khác” [5, Tr8]

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là phát triển từ mặt các đơn vị ngôn ngữ nhưngữ âm, âm vị, hình vị, …nhưng qua đó phải đạt đến sự tích hợp các thành tố

đó trong một đơn vị giao tiếp chỉnh thể là ngôn bản, lời nói mạch lạc đượcbiểu hiện qua ngôn ngữ giao tiếp

1.2.2 Ngôn ngữ mạch lạc :

1.2.2.1.Khái niệm mạch lạc

Thuật ngữ “mạch lạc” được hiểu là sự nối tiếp, liên kết có trật tự, cólogic giữa các phần, các đoạn của một nội dung diễn đạt Để tạo được sựmạch lạc trong một nội dung nhất định cần đạt được những yêu cầu sau:

- Bố cục, cấu trúc rõ ràng

- Cách sử dụng từ loại, từ nối, liên từ, …

- Việc sử dụng có hiệu quả các hình tượng trong nội dung diễn đạt

- Các tình tiết có sự liên kết, có trình tự hợp lí và có sự gắn kết, logic.Phát triển lời nói mạch lạc là nhiệm vụ quan trọng nhất trong các nhiệm

vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Về mặt lý thuyết ngôn ngữ thì lờinói mạch lạc là vấn đề của ngữ pháp văn bản Nó không thuộc về ngữ âm, từvựng hay ngữ pháp Rèn luyện lời nói mạch lạc cho trẻ tức là giúp trẻ sử dụngđơn vị giao tiếp ngôn ngữ ở cấp độ hoàn chỉnh nhất Lời nói mạch lạc có haiđặc trưng cơ bản: đó là tính hoàn chỉnh và tính liên kết Tính hoàn chỉnh baogồm hai mặt là hoàn chỉnh về nội dung (có chủ đề tập trung, triển khai chủ đềhợp lí và có tính nhất quán về mục tiêu của chủ đề), hoàn chỉnh về hình thức

mà chủ yếu là có kết cấu rõ ràng Tính liên kết thể hiện ở cả hai mặt hình thức

và nội dung, liên kết nội dung bao gồn liên kết chủ đề và liên kết logic; liênkết hình thức chỉ các phương thức liên kết các câu, các đoạn câu

Trang 10

1.2.2.2.Ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mầm non

Ngôn ngữ mạch lạc xuất hiện ở trẻ mầm non do nhu cầu trẻ muốn mô tảlại cho người khác nghe những gì trẻ nhìn thấy, nghe thấy mà không dựa trêncác tình huống cụ thể trước mắt Để đạt được mong muốn đó, trẻ phải cố gắngdiễn đạt suy nghĩ của mình theo một trình tự nhất định, thể hiện được nộidung của câu chuyện mà trẻ định kể, mối quan hệ giữa các sự vật, sự kiện,hiện tượng trong câu chuyện nghĩa là trẻ phải có những kĩ năng diễn đạtmột cách mạch lạc Có thể hiểu, sự mạch lạc trong lời nói mạch lạc của trẻ thểhiện tính khúc triết, chặt chẽ, có trình tự hợp lí và có sự liên kết

Như vậy lời nói mạch lạc không tách rời tư duy: sự mạch lạc của lời nóichính là sự mạch lạc của tư duy Sự mạch lạc trong lời nói phản ánh mức độlogic của tư duy của trẻ, khả năng suy nghĩ về những cái mà trẻ tiếp nhận lĩnhhội được và phản ánh nó thông qua ngôn ngữ của trẻ một cách chính xác vàđúng đắn Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo cần được xem làyếu tố giáo dục văn hóa trong lời nói, tất cả sự phát triển văn hóa giao tiếpngôn ngữ về sau sẽ dựa trên nền tảng được xây dựng ngay từ trong lứa tuổimẫu giáo Và sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cũng không thể tách rời cácnhiệm vụ còn lại của phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo: làm giàu và tíchcực hóa vốn từ cho trẻ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp và giáo dục chuẩn mực ngữ

âm tiếng Việt cho trẻ

Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mầm non:

Trong giai đoạn tuổi mẫu giáo, sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ

em trải qua từng giai đoạn khác nhau, giai đoạn trước là tiền đề, cơ sở cho sựphát triển ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn sau

Trẻ giai đoạn 3-4 tuổi phù hợp với hình thức đơn giản của lời nói đối

thoại nhưng nội dung câu trả lời của trẻ phần lớn chưa bám sát nội dung củacâu hỏi đưa ra Trẻ mới chỉ bước đầu nắm được một số kĩ năng đơn giản đểbày tỏ ý nghĩ của mình một cách mạch lạc, trẻ còn mắc nhiều lỗi trong cáchđặt câu, đặc biệt là những câu ghép, câu phức tạp Lời nói của trẻ phần lớn

Trang 11

còn mang tính tình huống, gặp phải tình huống được đưa ra trẻ trả lời mộtcách vội vàng với cấu tạo ngắn gọn, tuy nhiên đó vẫn được coi là sự thể hiện

có tính mạch lạc Dạy lời nói đối thoại cho trẻ 3-4 tuổi và sự phát triển của kĩnăng đối thoại là tiền đề để hình thành lời nói độc thoại cho trẻ ở lứa tuổi saunày

Với trẻ trong độ tuổi 4-5 tuổi, vốn từ của trẻ tăng lên rõ rệt, tỉ lệ các từ

loại trong vốn từ của trẻ cũng có sự thay đổi, lời nói của trẻ đã được mở rộnghơn nhiều, câu nói đã có trật từ hơn, tuy nhiên cấu trúc câu còn chưa hoànthiện hết, những điều kiện này đã tác động tích cực đến sự phát triển lời nóimạch lạc của trẻ

Ở trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), lời nói mạch lạc đã đạt đến trình độ khá

cao Khi trả lời một câu hỏi nào đó, trẻ đã biết sử dụng linh hoạt các câutương đối chính xác ngắn gọn và có thể mở rộng nội dung câu trả lời nếu cầnthiết Trẻ 5-6 tuổi cũng đã phát triển khả năng nhận xét lời nói, câu trả lời củabạn, trẻ có thể bổ sung hoặc sửa câu trả lời nếu bạn trả lời sai Cuối giai đoạnmẫu giáo lớn, trẻ phát triển khả năng kể một câu chuyện miêu tả theo kinhnghiệm hay theo một chủ đề cho trước một cách tương đối thành thạo, trình tựhợp lí, rõ ràng Tuy nhiên lời nói mẫu của cô vẫn có vai trò quan trọng: kĩnăng truyền đạt thông tin nào đó trong lời nói, xúc cảm tình cảm thể hiện quacâu chuyện đối với các sự vật sự việc do các kĩ năng ở trẻ còn chưa phát triểnhoàn thiện

Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo là nhiệm vụ quan trọngtrong phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trước tuổi đi học Mỗi giai đoạnlứa tuổi có những đặc điểm phát triển khác nhau, do đó người giáo viên cần

có nhận thức đầy đủ đúng đắn, có những phương pháp và hình thức hợp lí đểgiúp trẻ phát triển toàn diện các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là sựmạch lạc trong lời nói Việc chuẩn bị tốt cho trẻ ở giai đoạn này là sơ sở đểtrẻ học tập có hiệu quả ở trường phổ thông

Trang 12

1.2.3 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi

1.2.3.1.Đặc điểm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Sự phát triển cơ thể trẻ trong giai đoạn này diễn ra chậm hơn giai đoạntrước Có sự thay đổi rõ rệt về chất lượng phát triển: Hệ tiêu hóa ngày cànghoàn thiện, quá trình hình thành men tiêu hoá được tăng cường Sự hấp thụthức ăn ngày càng tốt hơn Hệ thần kinh ngày càng phát triển, khả năng hoạtđộng của các tế bào thần kinh tăng lên, quá trình cảm ứng ở vỏ não phát triển,trẻ có thể tiến hành hoạt động trong thời gian lâu hơn Hệ cơ xương hoànthiện dần, các mô cơ ngày càng phát triển, cơ quan điều khiển vận động đượctăng cường… Do vậy, trẻ có thể tiến hành hoạt động đòi hỏi sự phối hợp khéoléo của tay, chân, thân (chạy, nhảy, vẽ, nặn, cắt dán…) Cơ quan phát âmcũng phát triển và hoàn thiện dần

1.2.3.2 Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Trẻ càng lớn, sự hiểu biết về thế giới xung quanh càng tăng, nhu cầu traođổi giãi bày với người khác càng lớn Đặc biệt, đối với trẻ mẫu giáo, sự pháttriển của các quá trình tâm lý nhận thức như: cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưduy, tưởng tượng… đã thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ Hơn nữa ở lứa tuổimẫu giáo, trẻ có nhu cầu tự khẳng định mình bằng cách “giả vờ làm ngườilớn”, nhu cầu này được thỏa mãn thông qua hoạt động vô cùng độc đáo và thú

vị, đặc trưng cho tuổi mẫu giáo đó là vui chơi

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh tư duy trực quan hìnhtượng và bước đầu phát triển tư duy logic Cùng với sự hoàn thiện hoạt độngvui chơi và sự phát triển các hoạt động khác vốn biểu tượng của trẻ mẫu giáo5-6 tuổi được giàu lên thêm nhiều, chức năng kí hiệu phát triển mạnh, lòngham hiểu biết và hứng thú nhận thức tăng lên rõ rệt Đó là điều kiện thuận lợicho sự phát triển tư duy trực quan hình tượng, và đây cũng là thời điểm kiểu

tư duy đó phát triển mạnh mẽ nhất tất nhiên nó vẫn chưa thể tách rời nhữnghoạt động vật chất và hoạt động thực tiễn của trẻ

Trang 13

Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh, đó là điều kiện thuận lợinhất để giúp trẻ cảm thụ tốt những hình tượng nghệ thuật được xây dựng nêntrong các tác phẩm văn học nghệ thuật do các nghệ sĩ xây dựng nên bằngnhững hình tượng đẹp, trẻ cảm thụ cái đẹp và có nhu cầu miêu tả lại cái đẹptheo ý thích của cá nhân mỗi trẻ.

Tình cảm của con người chỉ nảy sinh trong những mối quan hệ giữa conngười với con người Ở độ tuổi mẫu giáo lớn, quan hệ của trẻ với nhữngngười xung quanh được mở rộng ra một cách đáng kể, do đó tình cảm của trẻcũng được phát triển về nhiều phía đối với những người trong xã hội Có thểcoi đây là nguồn cảm xúc mạnh mẽ nhất và quan trọng nhất trong đời sốngtinh thần của trẻ mẫu giáo nhỡ Sự phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo 5-6tuổio lớn còn được thể hiện ra nhiều mặt trong đời sống tinh thần của trẻ Cácloại tình cảm bậc cao như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm

mĩ Tình yêu cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật

Sự phát triển mạnh những xúc cảm thẩm mỹ kết hợp với trí nhớ máymóc vốn có ở trẻ, khiến ở lứa tuổi này trẻ rất nhạy cảm với những tác phẩmvăn học nghệ thuật Đặc biệt trẻ mẫu giáo tiếp nhận và thuộc rất dễ dàngnhanh chóng những bài thơ, bài hát có vần điệu rõ, giai điệu hay và hìnhtượng đẹp

Đến tuổi mẫu giáo lớn, các động cơ đã xuất hiện trước đây như muốn tựkhẳng định, muốn được sống và làm việc giống như người lớn, muốn nhậnthức được sự vật hiện tượng xung quanh… đều được phát triển mạnh mẽ Đặcbiệt những động cơ đạo đức, thể hiện thái độ của trẻ đối với những ngườikhác có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển các dộng cơ, hành vi.Những động cơ này gắn liền với việc lĩnh hội có ý thức những chuẩn mực vềnhững quy tắc đạo đức hành vi trong xã hội

Tuổi mẫu giáo lớn là chặng cuối tuổi mẫu giáo Nó đã vượt qua thời kìchuyển tiếp từ tuổi ấu nhi lên để tiến tới một chặng đường phát triển tươngđối ổn định Có thể coi đây là một thời kì phát triển rực rỡ của những nét tâm

Trang 14

lý đặc trưng cho tuổi mẫu giáo, mà bao trùm lên tất cả tính hình tượng, tính dễxúc cảm và tính đồng cảm trong hoạt động tâm lý Điều này khiến cho nhâncách của trẻ ở giai đoạn đầu tiên của quá trình mang tính độc đáo, rõ nét nhất.Những nét độc đáo trong những thuộc tính tâm lý và trong những phẩmchất nhân cách của trẻ mẫu giáo lớn như phân tích ở trên là tiêu biểu, tậptrung nhất cho lứa tuổi mẫu giáo nói chung Nó là những nét quý giá có ýnghĩa tuyệt đối và lớn lao đối với toàn bộ tiến trình phát triển nhân cách củatrẻ em, ngay cả khi chúng đã trở thành người lớn thì ý nghĩa này cũng không

bị mất đi

Những thuộc tính tâm lý cũng như những phẩm chất nhân cách đangphát triển ở độ tuổi này là điều kiện hết sức quan trọng để tạo ra một sựchuyển tiếp mạnh mẽ ở độ tuổi sau tiến dần vào thời kì chuẩn bị cho trẻ tớitrường phổ thông Do đó giáo dục cần tập trung hết mức giúp trẻ phát triểnnhững đặc điểm này

1.2.4 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Ở nước ta, giai đoạn mẫu giáo 5-6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của lứatuổi mầm non, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho trẻ vào lớp Một, nhữngcấu tạo đặc điểm tâm lý đặc trưng cho con người đã được hình thành và pháttriển tương đối hoàn thiện STrong đó sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổivẫn tuân theo những quy luật phát triển chung của trẻ mẫu giáo, t Tuy nhiên

so với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ thì ở trẻmẫu giáo lớn (5-6 tuổi) đã có những nét riêng, gắn với đặc điểm tâm lý của trẻ5-6 tuổi

1.2.4.1 Về phát âm:

Trên cơ sở phát triển tâm lý nói chung củua trẻ ở giai đoạn này, trẻ đã cónhững sự thay đổi đáng kể: đó là sự mở rộng về phạm vi tiếp xúc và phạm vigiao tiếp, trẻ 5-6 tuổi có khả năng tri giác về âm thanh đặc biệt nhanh nhạy,khả năng phát âm của trẻ đã cải thiện rõ rệt, trẻ phát âm mềm dẻo và tự nhiênhơn Trẻ 5-6 tuổi hầu hết đều đã phát âm đúng hầu hết các âm, trẻ có thể đọc

Trang 15

được các âm khó, các từ khó: loảng xoảng, ngoằn ngoèo, loanh quanh …, trẻ

phát âm tương đối chính xác, sửa được các lỗi phát âm ngọng, lắp Trườnghợp trẻ phát âm sai rơi vào những trẻ có khiếm khuyết về bộ máy phát âm, cóthể do bị tổn thương hoặc do tác động của môi trường xung quanh

1.2.4.2 Về từ loại:

Sự phát triển về vốn từ của trẻ diến ra không đều, vốn từ tăng nhanhnhưng có giai đoạn nhanh hơn, có giai đoạn chậm hơn Giai đoạn 3 - 4 tuổi cótốc độ tăng nhanh nhất, sau đó giảm dần Đến 5 - 6 tuổi, vốn từ mà trẻ tích lũyđược vào khoảng 1033 từ, trong đó tính từ và các từ loại khác chiếm tỉ lệ caohơn Cụ thể, ở đầu giai đoạn 5 - 6 tuổi, số lượng từ của trẻ từ 525 - 1214 từ;cuổi giai đoạn mẫu giáo lớn, từ vựng của trẻ có thể đạt đến tối đa là 1423 từ.Trong vốn từ của trẻ giai đoạn 5-6 tuổi, tính từ, trạng từ, đại từ, quan hệ

từ, số từ chiếm tỉ lệ cao hơn giai đoạn trước Cụ thể: tính từ tăng từ 8.7% lên11.64%, trạng từ tăng từ 4.46% lên 5.14%, Trẻ càng lớn, vốn kiến thức, sựhiểu biết về môi trường xung quanh ngày càng nhiều, trẻ hiểu biết sâu rộnghơn không chỉ những đặc điểm bên ngoài mà cả những dấu hiệu, tính chất,bản chất bên trong của các sự vật hiện tượng, bên cạnh đó trẻ hiểu được bướcđầu những mối quan hệ đơn giản của những sự vật hiện tượng này trong tựnhiên Độ tuổi của trẻ tăng lên, sự hiểu biết mở rộng dần là điều kiện giúp trẻtăng số lượng từ, mở rộng vốn từ, dẫn đến sự biến đổi thành phần từ loạitrong vốn từ của trẻ, đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng phù hợp vớiđặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi nói riêng và trẻ mầm non nói chung

Sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ làm cho trẻ có những hiểu biết nhiềuhơn về thế giới xung quanh, vốn từ của trẻ tăng lên đồng nghĩa với việc tỉ lệcác từ loại cũng sẽ thay đổi, trẻ hiểu ý nghĩa của từ cần diễn đạt một cáchphong phú hơn, trẻ biết diễn đạt một ý bằng nhiều từ hoặc một từ có nhiều ýnghĩa biểu đạt, có thể sử dụng linh hoạt trong nhiều tình huống giao tiếp Đây

là những đặc điểm tiêu biểu thể hiện sự phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻmẫu giáo 5-6 tuổi đã ở một bước cao hơn, nó phản ánh mức độ phát triển của

Trang 16

tư duy, hiểu biết, phản ánh chất trong các quá trính tâm lý của trẻ, đặc biệt lànhận thức và tư duy.

1.2.4.3 Về khả năng ngữ pháp

Khả năng sử dụng câu của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã có sự phát triển vượtbậc, trẻ biết sử dụng nhiều kiểu câu hơn so với các độ tuổi trước: câu đơn mởrộng, câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ, câu nghi vấn, cảm thán, câu trầnthuật Do nhận thức của trẻ phát triển, kinh nghiệm sống phong phú hơn,phạm vi hoạt động và giao tiếp mở rộng hơn nên trẻ có nhu cầu cao hơn trongviệc sử dụng từ ngữ để biểu đạt nguyện vọng mong muốn của mình trước cha

mẹ, cô giáo và mọi người xung quanh nhằm lập luận, giải thích hay chứngminh một vấn đề nào đó Các mẫu câu này được trẻ sử dụng linh hoạt, thànhthạo và phù hợp với mục đích hoàn cảnh giao tiếp

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ngoài việc sử dụng các câu ghép phức hợp để diễnđạt suy nghĩ và bộc lộ bản thân Câu phức chính phụ của trẻ trong độ tuổi này

đã xuất hiện nhiều hơn so với độ tuổi trước, các câu đơn giảm đi đáng kể Trẻ

đã biết sử dụng một số liên từ đơn giản để nối các câu đơn với nhau để tạothành câu phức đơn giản biểu thị hoàn chỉnh một ý nghĩa nào đó

Trẻ trong giai đoạn này cũng dùng nhiều câu tường thuật trong giao tiếphàng ngày Đây là loại câu xuất hiện sớm nhất trong lời nói của trẻ, nó pháttriển dần theo độ tuổi và kinh nghiệm sống của trẻ Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cóvốn từ phong phú, kinh nghiệm sống của trẻ đa dạng hơn, trẻ hiểu nghĩa của

từ nhiều hơn, do đó trẻ không chỉ biết sử dụng câu tường thuật đẻ diễn tả vềcác đặc điểm bề ngoài của những sự vật hiện tượng xung quanh mà còn bướcđầu đi sâu tìm hiểu những bản chất, quy luật, những mối liên hệ bên trong cótính quy luật của các sự vật, sự việc, hiện tượng của tự nhiên và xã hội.ội Trẻ

sử dụng nhiều câu tường thuật trong giao tiếp thể hiện sự hiểu biết của bảnthân về một vấn đề nào đó, ví dụ: “Cô giáo khen cháu vì cháu hát hay”, “Cácbạn ngoan nên được thưởng kẹo”

Trang 17

Ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã có sự phát triển vượt bậc về chất,không chỉ phát triển mạnh về cấu trúc ngữ pháp mà ở trẻ giai đoạn này còn có

sự thay đổi rõ rệt về tỉ lệ từ, khả năng hiểu nghĩa của từ, khả năng sử dụng cáckiểu câu trong giao tiếp để diễn đạt ý nghĩ của mình Trẻ có thể sử dụng linhhoạt các kiểu câu trong giao tiếp, câu đơn giảm xuống thay vào đó trẻ dùngnhiều câu phức hợp các loại, trẻ đã biết sử dụng các từ nối thích hợp nhằmlàm rõ nội dung ý nghĩa câu nói, trẻ còn biết sử dụng thêm các trợ từ, câu cảmthán, thích hợp với tình huống giao tiếp Như vậy, ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi

đã có sự phát triển đáng kể

1.2.5 Một số hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi diễn ra nhanh chóng và có nhiềuthành tựu vượt trội so với các độ tuổi trước, tuy nhiên sự phát triển vẫn cònnhững thiếu sót cần uốn nắn, điều chỉnh kịp thời

Trẻ còn hiểu sai nghĩa của từ, lộn xộn trật tự của từ trong câu hoặc dùngcâu chưa phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, điều này làm cho câu nói của trẻkhông có sự mạch lạc, lộn xộn và không biểu đạt hết suy nghĩ của trẻ, làmcho người nghe khó hiểu, hiểu sai ý của trẻ hoặc phải đưa thêm các câu hỏi đểhỏi trẻ

Trong nhiều trường hợp giao tiếp, trẻ chưa tìm được những liên từ, quan

hệ từ phù hợp để tạo sự liên kết giữa những ý trẻ muốn nói làm cho câu nóicủa trẻ trở nên rời rạc, không rõ ràng mạch lạc và không có tính biểu cảmtrong lời nói Điều này không chỉ xảy ra ở một vài trẻ mà lặp lại ở rất nhiềutrẻ trong độ tuổi 5-6 tuổi Những thiếu sót này sẽ cản trở sự phát triển tư duycủa trẻ, hạn chế trẻ trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh

Vốn từ của trẻ chưa đa dạng và phong phú gây khó khăn cho trẻ trongviệc tiếp xúc và tìm hiểu môi trường xung quanh

Trong quá trình phát triển của cuộc đời mỗi đứa trẻ, sự phát triển nhanhnhất là giai đoạn tuổi mẫu giáo 3-6 tuổi Đây là giai đoạn trẻ phát triển toàndiện cả về thể chất, tình cảm, đạo đức, trí tuệ, đặc biệt là tư duy Tư duy của

Trang 18

trẻ nhanh nhạy, trẻ tiếp xúc nhiều hơn với thể giới bên ngoài, thu lượm nhiềukiến thức hữu ích, làm giàu hiểu biết và vốn biểu tượng sơ đẳng của trẻ vềmôi trường xung quanh, chuẩn bị kiến thức tiền khoa học cần thiết để vào lớpMột Giai đoạn 5-6 tuổi là giai đoạn cuổi cùng của tuổi mẫu giáo, trong giaiđoạn này trẻ đã hoàn thiện dần về mọi mặt tâm lý và nhận thức, sự phát triểnngôn ngữ của trẻ đã có những tiến bộ đáng kể, tuy nhiên thì có lúc khả năngngôn ngữ còn chưa theo kịp sự phát triển của tư duy Vì trẻ rất hiếu động,ham tìm tòi khám phá, thích tìm hiểu những điều mới mẻ ở xung quanh, do đótrẻ có sự hiểu biết đa dạng phong phú về môi trường, trẻ tích lũy được nhữngbiểu tượng, kiến thức tiền khoa học đầu tiên đồng thời vốn từ của trẻ tăng lên,trẻ biết sử dụng các từ mà trẻ có để diễn tả hiểu biết, suy nghĩ của mình Tuynhiên, số lượng vốn từ mà trẻ có nhiều khi chưa đủ để giúp trẻ diễn tả, giảithích hoặc do trẻ bí từ chưa tìm ra từ thích hợp Đây là một trong nhữngnguyên nhân của những câu nói thiếu thành phần câu, sai trật tự từ trong câu,dùng sai nghĩa của từ, ở một số trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Từ những nghiên cứu trên cơ sở lý luận trong mối quan hệ giữa ngônngữ và tư duy, từ đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nói chung vàtrẻ 5-6 tuổi nói riêng, các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục mầm non cần tìm hiểunhững khó khăn trong tiến trình phát triển ngôn ngữ của trẻ để giúp trẻ pháttriển toàn diện Khả năng ngôn ngữ mạch lạc của trẻ được quan tâm kịp thời,đúng đắn và có những tác động kịp thời sẽ góp phần chuẩn bị tốt phương tiệnngôn ngữ để trẻ có điều kiện phát triển tâm lý ở mức độ cao hơn, tạo cơ sở vềmặt ngôn ngữ để trẻ bước vào lớp Một học tập được thuận lợi và hiệu quả

1.2.6 Ý nghĩa của sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc đối vớicho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Tư duy của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã phát triển và hoàn thiện hơn so vớigiai đoạn trước do đó ngôn ngữ có vai trò không nhỏ trong sự phát triển của

tư duy, chuẩn bị phương tiện tư duy cho trẻ ở giai đoạn sau

Trang 19

Khả năng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã phát triển mạnh, trẻ sửdụng thành thạo tiếng Việt, phát âm đúng hầu hết các từ, trẻ biết sử dụngnhiều loại cấu trúc ngữ pháp khác nhau Đặc biệt, khả năng lĩnh hội nghĩa của

từ phát triển mạnh mẽ Trẻ trong độ tuổi này ham thích khám phá, ham tìm tòinhững sự vật hiện tượng ở môi trường xung quanh, điều này dẫn đến nhữngthay đổi trong nội dung cũng như hình thức ngôn ngữ của trẻ Trong khi tiếpxúc với các sự vật hiện tượng ở thế giới quanh mình, trẻ sẽ phát hiện ra nhữngđặc điểm thuộc tính bên ngoài, những đặc điểm, mối liên hệ mang tính bảnchất bên trong của các sự vật hiện tượng cúng như mối liên hệ giữa các sự vậthiện tượng với nhau Trẻ bị lôi cuốn vào những mối quan hệ, những sự liên

hệ, sự kì diệu của vạn vật trong môi trường Vì thế mà những câu nói đơngiản, những từ ngữ ít ý nghĩa biểu trưng không thể thỏa mãn nhu cầu trao đổi,giao tiếp và biểu đạt của trẻ nữa Hiểu biết của trẻ cành nhiều thì nhu cầu nàyngày càng tăng lên, đòi hỏi trẻ phải sử dụng ngôn ngữ như một phương tiệnhữu hiệu để nhận thức thế giới khách quan và lĩnh hội những tri thức khoahọc đó Ngôn ngữ của trẻ phát triển thì trẻ sẽ biết sử dụng nhiều câu phức tạp,biết sử dụng các từ nói, liên từ, ngữ liên từ để diễn đạt các mối quan hệ, liên

hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhau Sự tích cực của trẻ trong giao tiếp hộithoại với bạn bè nhằm tranh luận, trình bày, giải thích, biểu đạt suy nghĩ củabản thân trẻ và thuyết phục các bạn để bảo vệ suy nghĩ của mình sẽ giúp trẻ

sử dụng linh hoạt, hiệu quả ngôn ngữ, thể hiện sự hiểu biết của trẻ Trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi có nhu cầu cao trong việc diễn đạt, biểu đạt ý kiến cá nhân củatrẻ, nhu cầu sử dụng tiếng mẹ đẻ ở mức độ cao hơn, tức là trong lời nói củatrẻ thể hiện sự mạch lạc Do đó sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc có vai tròquan trọng trong sự phát triển nói chung của trẻ 5-6 tuổi trong giai đoạn này

Trang 20

1.2.7 Kể truyện theo kinh nghiệm – con đường phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

1.2.7.1 Khái niệm kể chuyện

Theo từ điển Tiếng Việt (Văn Tân chủ biên): kể là một động từ biểu thị hành động nói Kể chuyện là hình thức trình bày lại câu chuyện bằng lời kể

một cách hấp dẫn, sáng tạo, giàu ngữ điệu và cả sự phối hợp diễn xuất qua nétmặt, cử chỉ, điệu bộ của người kể một cách tự nhiên nhằm truyền cảm đếnngười nghe Kể chuyện là một hình thức thông tin nhanh gọn, truyền cảmbằng ngôn ngữ Mặc dù đã có những thông tin đại chúng hiện đại như ti vi,đài phát thanh, radio… người ta vẫn thích nghe kể chuyện bằng miệng Theonghĩa rộng, thuật ngữ kể chuyện có thể bao hàm toàn bộ ngôn ngữ nói sinhhoạt hàng ngày Kể chuyện mang trong mình nó chức năng thông tin, chứcnăng giải trí

Kể chuyện là một hoạt động nghệ thuật, nhằm truyền đạt những sự kiện,hành động, xung đột của câu chuyện được chứng kiến cho người khác Nhưvậy, kể chuyện có thể từ ngôn bản (lời chuyện của người khác) hoặc từ vănbản (đã in thành văn bản) Kể chuyện cũng là một quá trình lao động sáng tạo,

nó mở ra cho người kể sự sáng tạo nhiều hơn đọc bởi người kể không lệ thuộchoàn toàn vào văn bản, có thể phối sử dụng ngôn ngữ văn bản tác phẩm vàngôn ngữ của mình Bằng sự cảm nhận riêng, người kể có thể tô đậm ý chính,những tình tiết hay, hình ảnh đẹp, khắc họa những tình huống hấp dẫn vớinhiều cách trình bày khác nhau Như vậy: hoạt động kể chuyện là cách thứcgiáo viên lên kế hoạch tổ chức có mục đích, nội dung, yêu cầu cụ thể nhằmđưa một cách chính xác, trọn vẹn, sinh động một nội dung tác phẩm văn họcđến trẻ

1.2.7.2 Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vốn sống, kinh nghiệm và sự hiểu biết của trẻtương đối đa dạng và phong phú, cùng với đó, vốn từ của trẻ đã tăng lên rõ

Trang 21

rệt Trẻ sử dụng thành thạo nhiều mẫu câu, biết sử dụng linh hoạt các loại từ

và câu trong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định

Ở giai đoạn này, vốn hiểu biết của trẻ đã nhiều hơn Trẻ được tiếp xúcvới các sự vật, sự kiện, hiện tượng ở xung quanh trẻ Trẻ có ấn tượng vớichúng, từ đó trẻ tiếp thu, lĩnh hội và tích kũy những tri thức đó thành kinhnghiệm của bản thân

Để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, giáo viên mầm non có thể sửdụng nhiều hình thức kể chuyện khác nhau như: kể chuyện cho trẻ nghe, dạytrẻ kể lại chuyện, kể chuyện với đồ vật đồ chơi, kể chuyện theo tranh, kểchuyện sáng tạo và đặc biệt là kể chuyện theo kinh nghiệm Kể chuyện theokinh nghiệm là con đường nhanh nhất giúp trẻ rèn luyện ngôn ngữ, tư duy.Trẻ kể chuyện dựa vào kinh nghiệm vốn sống của bản thân, trên cơ sở nhữngkinh nghiệm mà trẻ đã được nghe, được kể, được trực tiếp quan sát trong thực

tế cuộc sống

Hoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm được giáo viên tổ chức hợp lí vàkhoa học sẽ giúp trẻ sử dụng có hiệu quả vốn từ vựng và ngữ pháp của trẻ đểthể hiện lại câu chuyện mà trẻ đã được chứng kiến hay trải nghiệm Thôngqua hoạt động này, trẻ sẽ có cơ hội sử dụng ngôn ngữ của mình để thể hiện sựhiểu biết của bản thân trẻ Trẻ biết sử dụng các từ sao cho phù hợp về ý nghĩavới ý định trẻ muốn diễn đạt Trẻ biết sử dụng nhiều kiểu câu, sử dụng các từnối, liên từ, quan hệ từ để nói những câu phức tạp

Ở nước ta, trong Chương trình chăm sóc- giáo dục trẻ, phát triển ngônngữ là một trong những nội dung giáo dục cho trẻ và được sắp xếp một cách

có hệ thống, từ đơn giản đến phức tạp theo hướng đồng tâm phát triển Tuynhiên, nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi chỉ được lồngghép trong các nội dung khác

Để góp phần thực hiện đổi mới sự nghiệp giáo dục mầm non, đáp ứngnhu cầu cho sự phát triển của xã hội trong thời kì mới, đòi hỏi chương trình

Trang 22

chăm sóc- giáo dục trẻ phải có những thay đổi về nội dung, phương pháp vàhình thức giáo dục trẻ mầm non

Hoạt động cho trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm có ý nghĩa to lớn đối với

sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Tuy vậy, hiện naytrong các trường mầm non ở khu vực thành phố Hải Phòng, các giáo viênmầm non chưa sử dụng biện pháp này để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻmẫu giáo 5-6 tuổi một cách hiệu quả và nhanh chóng Nội dung phát triểnngôn ngữ mạch lạc chủ yếu được lồng ghép trong các nội dung giáo dục khác.Một số biện pháp “cCho trẻ kể lại truyện”, “kể chuyện theo kinh nghiệm” màcác giáo viên sử dụng chủ yếu nhằm mục đích kiểm tra và rèn luyện trí nhớ cóchủ định cho trẻ

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nói chung và ngôn ngữ mạch lạc nói riêngkhông phải chức năng bẩm sinh của con người mà nó được phát triển cùngvới quá trình giáo dục trong cuộc đời của mỗi con người Trong quá trình pháttriển của mỗi cá nhân, tốc độ phát triển diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào

sự dẫn dắt, tổ chức của nhà giáo dục và phụ thuộc và tính tích cực hoạt độngcủa chủ thể, mà pử đây là trẻ mầm non Vì lẽ đó, muốn phát triển lời nói mạchlạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đòi hỏi người lớn, giáo viên mầm non cần tạođiều kiẹn cho trẻ hoạt động tích cực, tạo cơ hội cho trẻ thể hiện khả năngngôn ngữ của mình qua các hoạt động kể chuyện theo kinh nghiêm Như vậy,lời nói mạch lạc của trẻ cũng như tư duy của trẻ mới có thể phát triển được,góp phần phát triển năng lực nhận thức cũng như tâm lý trẻ

Tiểu kết chương 1

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người Nógiữ vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non Ngônngữ giúp trẻ giao lưu thể hiện tình cảm suy nghĩ của bản thân mình, giúp trẻtiếp thu tri thức cho sự phát triển toàn diện của trẻ Sự phát triển của ngôn ngữnói chung và ngôn ngữ mạch lạc nói riêng thể hiện sự phát triển tư duy củatrẻ Để trẻ có kĩ năng ngôn ngữ mạch lạc thì cần có sự giáo dục đúng đắn, kịpthời với những biện pháp cụ thể, linh hoạt, phù hợp Việc giáo dục phát triển

Trang 23

ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ được bắt đầu từ giai đoạn mầm non và nó diễn raliên tục trong suốt cuộc đời con người Giai đoạn tuổi mầm non, đặc biệt làgiai đoạn mẫu giáo 5-6 tuổi được coi là giai đoạn đặt nền móng cho sự hìnhthành kĩ năng ngôn ngữ mạch lạc Ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 5-6 tuổi là tínhmạch lạc trong ngôn ngữ nói, tức là lời nói mạch lạc.

Phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm noncần tuân theo những quy luật phát triển sinh lý và tâm lý của trẻ 5-6 tuổi Mộttrong những nhiệm vụ giáo dục quan trọng hàng đầu cho trẻ ở giai đoạn này

là hình thành kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ thành thạo, trẻ có kĩ năng ngôn ngữmạch lạc trong lời nói và giao tiếp, thể hiện ở sự rõ ràng, rành mạch, khúctriết, ngắn gọn và tính biểu cảm trong nội dung giao tiếp

Hoạt động cho trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm góp phần quan trọng giúptrẻ phát triển lời nói mạch lạc Tuy nhiên hiện nay ở các trường mầm non,biện pháp này chưa được nhìn nhận đúng tầm với vai trò và vị trí của nó Do

đó, để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thôngqua hoạt động kể cuyện theo kinh nghiệm cần có những biện pháp mới hiệuquả, hữu ích và thiết thực hơn, phù hợp với thực trạng của giáo dục ngôn ngữcho trẻ 5-6 tuổi trong các trường mầm non Có như vậy thì mới đáp ứng đượcyêu cầu về mặt ngôn ngữ trong việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết chotrẻ vào lớp Một

Trang 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG

KỂ CHUYỆN THEO KINH NGHIỆM

Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON HẢI PHÒNG 2.1 Đôi nét về các trường mầm non tiến hành điều tra thực nghiệm

Để đề tài nghiên cứu mang tính khoa học, minh bạch, chính xác và đạt

độ tin cậy cao, tôi đã tiến hành điều tra ở 3 trường mầm non thuộc 3 khu vựckhác nhau của thành phố Hải Phòng Đó là các trường Mầm non Cát Bi (quậnHải An) - trường thuộc khu vực nội thành, trường Mầm non Hùng Thắng(huyện Tiên Lãng) thuộc khu vực ngoại thành và trường Mầm non Vĩnh Niệmvừa giáp với nội thành nhưng vẫn mang một số nét của khu vực ngoại thành.Tiến hành điều tra trên đối tượng là các giáo viên dạy lớp 5 tuổi của 3trường này Với điều kiện về trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên, cơ

sở vật chất và cơ hội giao lưu trao đổi kinh nghiệmhội nhập khác nhau thì kếtquả điều tra sẽ chính xác và khách quan hơn

Trường Mầm non Cát Bi thuộc sự quản lí của Phòng Giáo dục- Đào tạoQquận Hải An, đây là trường thuộc khu vực nội thành Trường Mầm non Cát

Bi trải qua quá trình phát triển lâu dài, có điều kiện tốt về cơ sở vật chất,100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, chất lượng giảng dạythuộc tốp đầu của quận và thành phố nhiều năm liền Trường có nhiều giáoviên được khen thưởng, đạt thành tích xuất sắc trong các Hội thi Giáo viêngiỏi Trường có 3 lớp 5-6 tuổi với 8 giáo viên thực hiện công tác chăm sóc -giáo dục trẻ 5-6 tuổi Trẻ khỏe ngoan, yêu trường lớp, cô giáo

Trường Mầm non Vĩnh Niệm thuộc sự quản lí của trường Phòng Giáodục- Đào tạo Qquận Lê Chân Đây là trường thực hiện công tác chăm sócgiáo dục trẻ trong địa bàn Trường có 3 lớp 5 tuổi và 6 giáo viên đứng lớp.Chất lượng giảng dạy của trường thuộc tốp đầu của quận Lê Chân nhiều nămliền

Trang 25

Trường Mầm non Hùng Thắng là trường thuộc khu vực ngoại thành.Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của trường đã được quan tâmđầu tư, chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ ngày càng tăng Trường có 5 lớp 5-

6 tuổi với 10 giáo viên Các cháu đề ngoan ngoãn, khỏe mạnh, yêu trường lớp

Ở các trường mầm non, các giáo viên đã có những nhận thức cơ bản vềviệc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi trong nhóm lớp của mình.Tuy nhiên, trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học để pháttriển ngôn ngữ mạch lạc, các trường cũng sử dụng các hình thức khác nhau

2.2 Khái quát quá trình điều tra.

2.2.1 Mục đích điều tra thực nghiệm

Tiến hành điều tra nhằm tìm hiểu thực trạng của việc phát triển ngôn ngữmạch lạc cho trẻ, từ đó đề xuất một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạccho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm

2.2.2 Nội dung điều tra thực nghiệm.

Tìm hiểu khả năng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng trong việcphát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động kểchuyện theo kinh nghiệm

Thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong hoạt động cho trẻ kể chuyệntheo kinh nghiệm để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu 5-6 tuổi

Các biện pháp giáo viên đã sử dụng để phát triển ngôn ngữ mạch cho trẻmẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm

2.2.3 Đối tượng, thời gian, địa điểm, phương pháp

Trang 26

2.2.3.4 Phương pháp

Sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến của giáo viên thông qua phiếuhỏi nhằm tìm hiểu về nhận thức của giáo viên về việc phát triển ngôn ngữmạch lạc cho trẻ và thực trạng việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm

Các câu hỏi trong phiếu trưng cầu ý kiến khai thức các thông tin sau:

- Vai trò của hoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm đối với sự phát triểnngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

- Mức độ giáo viên cho trẻ rèn luyện kể lại những câu chuyện theo kinhnghiệm để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong nhóm, lớp mình

- Biểu hiện của trẻ khi được tham gia vào hoạt động kể chuyện theo kinhnghiệm

- Hiệu quả của việc cho trẻ kể lại chuyện theo kinh nghiệm để để pháttriển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong việc phát triển ngônngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện theokinh nghiệm

- Giáo viên chia sẻ những kinh nghiệm trong việc sử dụng các biện phápcho trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ5-6 tuổi một cách hiệu quả nhất

2.3 Phân tích kết quả điều tra.

Tiến hành điều tra giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi Phát 8 phiếu cho 8 cô dạy

ở các lớp 5A1, 5A2, 5A3 của trường Mầm non Cát Bi; phát 6 phiếu cho 6giáo viên dạy 3 lớp 5A1, 5A2, 5A3 trường Mầm non Vĩnh Niệm; phát 10phiếu cho giáo viên dạy 5 lớp 5-6 tuổi 5A1, 5A2, 5A3, 5A4, 5A5 của trườngMầm non Hùng Thắng Kết quả thu được như sau:

Tiến hành điều tra giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi ở trường Mầm non Cát Bi,Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng Phát 8 phiếu cho 8 cô dạy ở các lớp5A1, 5A2, 5A3 của trường mầm non Cát Bi; phát 6 phiếu cho 6 giáo viên dạy

Trang 27

3 lớp 5A1, 5A2, 5A3 trường Mầm non Vĩnh Niệm; phát 10 phiếu cho giáoviên dạy 5 lớp 5-6 tuổi 5A1, 5A2, 5A3, 5A4, 5A5 của trường Mầm non HùngThắng Kết quả thu được như sau:

2.3.1 Kết quả của câu hỏi: Cô (chị) hãy cho biết ý kiến của bản thân về vai

trò của hoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm đối với sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 5-6 tuổi?Bảng 2.1 Vai trò của hoạt động việc kể chuyện theo kinh

nghiệm đối với sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Mức độ đánh giá (%)

Số phiếu

Mức độ đánh giá (%)

Số phiếu

Mức độ đánh giá (%)

Phân tích số liệu của trường Mầm non Cát Bi:

Số phiếu chọn ý kiến ất quan trọng là 0/8 phiếu, chiếm 0%

Số phiếu chọn ý kiến uan trọng là 8/8 phiếu, chiếm 100%

Số phiếu chọn ý kiến hông quan trọng là 0/8 phiếu, chiếm 0%.

Sau khi phát phiếu điều tra, thu nhận kết tôi thấyai trò của việc kểchuyện theo kinh nghiệm với sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ không

có ý kiến nào đánh giá là không quan trọng Vì vậy, có thể nhậ thấy tất cả các

giáo viên đều có nhận thức rất đúng đắn về tầm quan trọng của việc kểchuyện theo kinh nghiệm với át triển ngôn ngữ mạch lạc củaho trẻ Trong số

8 phiếu đã phát tại Mầm non Cát Bthì ý kiến quan trọng là cao nhất chiếm

100% Đ điều này chứng ỏ các giáo viên đang trực tiếp chămóc giáo dục trẻmẫu giáo 5-6 tuổiđã uyện theo kinh nghiệm đối với sự phát triển ngôn ngữmạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi

Trang 28

Phân tích kết quả điều tra tại trường Mầm non Vĩnh Niệm:

Số phiếu chọn ý kiến ất quan trọng là 2/6 phiếu, chiếm 33.33%.

Số phiếu chọn ý kiến uan trọng là 4/6 phiếu, chiếm 66.67%

Số phiếu chọn ý kiến hông quan trọog là 0/8 phiếu, chiếm 0%.

Theo kết quả có được, có thể nhận thấy tất cả các giáo viên tại trườngMmầm non Vĩh Niệm đều có nhận thứất đúng đắ tầm quan trọng của việc kểchtheo kinh nghiệm đối với sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻcho trẻ 5-

6 tuổi Có 66áo viên cho rằng biện pháp kể chuyện theo kinh nghiệm quan trọng đối với cho sự phát triển ngôn ngữ mạạc của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi,

chiếm tỉ lệ cao nhất

Phân tích kết quả điều tra tại trường Mầm non Hùng Thắng:

Số phiếu chọn ý kiến ất quan trọng là 3/10 phiếu, chiếm 30%.

Số phiếu chọn ý kiến uan trọng là 7/10 phiếu, chiếm 70%

Số phiếu chọn ý kiến hông quan trọng là 0/10 phiếu, chiếm 0%.

Như vậy, khi đánh giá về vai trò của việc kể chuyện theo kinh nghiệmvới sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ khôný kiến nào đánh giá là khôngquan trọng Tất cả các giáo viên đề có nhận thức rất đúng đắn về tầm quantrọng của việc kể chuyệ

Biểu đồ 2.3.1 Vai trò của hoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm với sựphát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non

Trang 30

2.3 3 Kết quả của câu hỏi: Cô (chị) có thường xuyên sử dụng hình thức cho trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong nhóm, lớp mình.

Bảng 2.2 Mức độ sử dụng hình thức kể chuyện theo kinh nghiệm để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Mức độ đánh giá (%)

Số phiếu

Mức độ đánh giá (%)

Số phiếu

Mức độ đánh giá (%)

Phân tích điều tra trường Cát Bi:

Số phiếu chọn ý kiến thường xuyên là 2/8 phiếu, chiếm 25%

Số phiếu chọn ý kiến thỉnh thoảng là 6/8 phiếu, chiếm 75%

Số phiếu chọn ý kiến không sử dụng là 0/8 phiếu, chiếm 0%

Qua số liệu trên có thể thấy, mọi giáo viên đều sử dụng hình thức kểchuyện theo kinh nghiệm nhằm góp phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc chotrẻ Trong đó số phiếu chọn ý kiến thỉnh thoảng là 75% chiếm tỉ lệ cao nhất.Như vậy, việc sử dụng biện pháp cho trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm để pháttriển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là không thường xuyên

Phân tích kết quả điều tra trường Vĩnh Niệm:

Số phiếu chọn ý kiến thường xuyên là 2/6 phiếu, chiếm 33.33%

Số phiếu chọn ý kiến thỉnh thoảng là 4/6 phiếu, chiếm 66.67%

Số phiếu chọn ý kiến không sử dụng là 0/8 phiếu, chiếm 0%

Trang 31

Qua số liệu trên có thể thấy, ý kiến thỉnh thoảng là 66.67% chiếm tỉ lệcao nhất Như vậy, việc sử dụng biện pháp cho trẻ kể chuyện theo kinhnghiệm để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được tổchức không thường xuyên ở trường mầm non Vĩnh Niệm.

Phân tích kết quả điều tra trường mầm non Hùng Thắng:

Số phiếu chọn ý kiến thường xuyên là 2/10 phiếu, chiếm 20%

Số phiếu chọn ý kiến thỉnh thoảng là 8/10 phiếu, chiếm 80%.

Số phiếu chọn ý kiến không sử dụng là 0/10 phiếu, chiếm 0%.

Qua số liệu trên có thể thấy, các giáo viên của trường mầm non HùngThắng đều sử dụng hình thức kể chuyện theo kinh nghiệm nhằm góp phầnphát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Tuy nhiên mức độ sử dụng không

thường xuyên thể hiện qua số phiếu chọn ý kiến thỉnh thoảng là 80% chiếm tỉ

lệ cao nhất

Trang 32

Biểu đồ 2.3.2 Mức độ sử dụng hình thức kể chuyện theo kinh nghiệmtrong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi.

Trang 33

75%

MN Cát Bi

Trang 34

Qua biểu đồ ta thấy tất cả các giáo viên đều sử dụng hình thức kể chuyệntheo kinh nghiệm để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Tuy nhiên ở mỗitrường mức độ sử dụng thường xuyên hay thỉnh thoảng lại có sự khác nhau.

Có thể thấy, tại trường Mầm non Vĩnh Niệm, các giáo viên thường xuyên tổchức cho trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm hơn trường Mầm non Hùng Thắng

và Mầm non Cát Bi

Trang 35

2.3.3 Kết quả của câu hỏi: Cô (chị) nhận xét biểu hiện của trẻ khi

tham gia vào hoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm.để phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

Bảng 2.3 Biểu hiện của trẻ khi tham gia vào hoạt động kể chuyện theo

kinh nghiệm

TT

Biểu hiện của trẻ khi

tham gia vào hoạt

Mức độ đánh giá (%)

Số phiếu

Mức độ đánh giá (%)

Số phiếu

Mức độ đánh giá (%)

3

Kết quả điều tra tại MN Cát Bi:

Số phiếu chọn ý kiến rất hứng thú là 6/8 phiếu, chiếm 75%.

Số phiếu chọn ý kiến hứng thú là 2/8 phiếu, chiếm 25%.

Số phiếu chọn ý kiến không hứng thú là 0/8 phiếu, chiếm 0%.

Từ số liệu ta thấy được khi trẻ được tham gia vào hoạt động kể chuyện

thì mọi trẻ đều hứng thú Số phiếu đánh giá mức độ rất hứng thú của trẻ cao

nhất chiếm 75% điều này lại chứng tỏ nếu được tham gia vào hoạt động kểchuyện theo kinh nghiệm thì trẻ rất hứng thú

Kết quả điều tra tại MN Vĩnh Niệm:

Số phiếu chọn ý kiến rất hứng thú là 6/6 phiếu, chiếm 100%.

Số phiếu chọn ý kiến khác là 0%

Trang 36

Số phiếu đánh giá mức độ rất hứng thú của trẻ cao nhất chiếm tỉ lệ tối đa

là 100% Điều này lại chứng tỏ sức hút của hoạt động kể chuyện mà đặc biệt

là kể chuyện theo kinh nghiệm đối với trẻ Trẻ hào hứng, mạnh dạn tham gia,dùng ngôn ngữ của mình để kể chuyện, qua đó giúp trẻ phát triển vốn từvựng, cách dùng từ đặt câu và rèn lời nói mạch lạc, khúc triết

Kết quả điều tra tại MN Hùng Thắng:

Số phiếu chọn ý kiến rất hứng thú là 10/10 phiếu, chiếm 100%.

Số phiếu chọn ý kiến hứng thú và không hứng thú đều là 0/10 phiếu,

mình Số phiếu đánh giá mức độ rất hứng thú của trẻ đạt 100% số phiếu

điều tra tại trường Biểu đồ 2.3.3 Biểu hiện của trẻ khi tham gia vào hoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm

Có thể thấy tương quan giữa

các trường thông qua biểu đồ trên

75% giáo viên trường Mầm non

Trang 37

biểu hiện hứng thú Trong khi đó, tại trường Mầm non Vĩnh Niệm và HùngThắng, tất cả các giáo viên đều đánh giá trẻ rất hứng thú khi tham gia vàohoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm

2.3.4 Kết quả của câu hỏi: Cô (chị) nhận xét hiệu quả của việc cho trẻ

kể chuyện theo kinh nghiệm để phát triển ngôn ngữ mạch lạc

Bảng 2.4 Hiệu quả của việc cho trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm để phát

triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi

TT

Hiệu quả của việc cho trẻ

kể chuyện theo kinh

Mức độ đánh giá (%)

Số phiếu

Mức độ đánh giá (%)

Số phiếu

Mức độ đánh giá (%)

1 Vốn từ của trẻ phong phú

2 Trẻ phát âm chuẩn âm thanh

tiếng mẹ đẻ, nói đúng cấu

Tổng hợp kết quả điều tra trường Mầm non Cát Bi:

Số phiếu chọn đáp án Cả 3 đáp án trên là 8/8 phiếu, chiếm 100%.

Số phiếu chọn các đáp án khác là 0/8 phiếu, chiếm 0%

Như vậy, các giáo viên đã nhận thấy hiệu quả của việc sử dụng hình thứccho trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

là rất cao Hầu hết các giáo viên đều cho rằng khi tham gia vào hoạt động nàythì mặt vốn từ của trẻ phong phú hơn, trẻ phát âm chuẩn âm thanh tiếng mẹ

đẻ, nói đúng cấu trúc ngữ pháp của câu, cũng như trẻ biết cách diễn đạt mộtcách mạch lạc khi sử dụng ngôn ngữ của mình giao tiếp hằng ngày

Tổng hợp kết quả điều tra trường Mầm non Vĩnh Niệm:

Số phiếu chọn đáp án Cả 3 đáp án trênlà 6/6 phiếu, chiếm 100%.

Trang 38

Số phiếu chọn các đáp án khác là 0/6 phiếu, chiếm 0%.

Như vậy, các giáo viên đều cho rằng khi tham gia vào hoạt động kểchuyện theo kinh nghiệm thì mặt vốn từ của trẻ phong phú hơn, trẻ phát âmchuẩn âm thanh tiếng mẹ đẻ, nói đúng cấu trúc ngữ pháp của câu, cũng nhưtrẻ biết cách diễn đạt một cách mạch lạc khi sử dụng ngôn ngữ của mình

Tổng hợp kết quả điều tra trường Mầm non Hùng Thắng

Số phiếu chọn Cả 3 đáp án trên là 10/10 phiếu, chiếm 100%.

Số phiếu chọn các đáp án khác là 0/10 phiếu, chiếm 0%

Tỉ lệ số phiếu các giáo viên chọn đáp án đạt 100% cho thấy hiệu quả củaviệc sử dụng hình thức cho trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm để phát triển ngônngữ mạch lạc cho trẻ là rất cao Khi tham gia vào hoạt động kể chuyện theokinh nghiệm, vốn từ của trẻ phong phú hơn, trẻ phát âm chuẩn âm thanh tiếng

mẹ đẻ, nói đúng cấu trúc ngữ pháp của câu, cũng như trẻ biết cách diễn đạtmột cách mạch lạc khi sử dụng ngôn ngữ của mình trong hoạt động giao tiếphằng ngày cũng như sử dụng thành thạo ngôn ngữ nghệ thuật để giao tiếp

Như vậy, tất cả các giáo viên đều nhận thấy vai trò của kể chuyện theo

kinh nghiệm đối với sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo 5-6tuổi trong lớp Thông qua kể chuyện theo kinh nghiệm, vốn từ của trẻ tănglên, trẻ được rèn luyện về ngữ pháp và cách sử dụng các dạng cấu trúc ngữpháp, trẻ biết thể hiện ngôn ngữ của mình ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu Đây

là những biểu hiện cho thấy ngôn ngữ của trẻ đã biểu hiện tính mạch lạc

2.3.5 Kết quả của câu hỏi: Cô (chị) hãy cho biết ý kiến của bản thân

về sự cần thiết của hoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm trong chương trình học để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

Bảng 2.5 Sự cần thiết của hoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm trong chương trình học để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6

tuổi ở trường mầm non

động kể chuyện theo

Thắng

Trang 39

kinh nghiệm trong

Mức độ đánh giá (%)

Số phiếu

Mức độ đánh giá (%)

Số phiếu

Mức độ đánh giá (%)

Trường mầm non Cát Bi:

Số phiếu chọn ý kiến rất cần thiết là 2/8 phiếu, chiếm 25%.

Số phiếu chọn ý kiến cần thiết là 6/8 phiếu, chiếm 75%.

Số phiếu chọn ý kiến không cần thiết là 0/8 phiếu, chiếm 0%.

Số phiếu chọn ý kiến cần thiết chiếm 75% chứng tỏ giáo viên đã nhận

thức được tính cần thiết của hoạt động cho trẻ kể chuyện theo kinh nghiệmtrong chương trình học để phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 5-6 tuổi ởtrường mầm non.

Trường Mầm non Vĩnh Niệm:

Số phiếu chọn ý kiến rất cần thiết là 2/6 phiếu, chiếm 33,33%.

Số phiếu chọn ý kiến cần thiết là 4/6 phiếu, chiếm 66,67%.

Số phiếu chọn ý kiến không cần thiết là 0/6 phiếu, chiếm 0%.

Số phiếu chọn ý kiến cần thiết chiếm 66.67% chứng tỏ giáo viên đã nhận

thức được tính cần thiết của hoạt động cho trẻ kể chuyện theo kinh nghiệmtrong chương trình học để phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 5-6 tuổi ởtrường mầm non.

Trường Mầm non Hùng Thắng:

Số phiếu chọn ý kiến rất cần thiết là 2/10 phiếu, chiếm 20%.

Số phiếu chọn ý kiến cần thiết là 8/10 phiếu, chiếm 80%.

Số phiếu chọn ý kiến không cần thiết là 0/10 phiếu, chiếm 0%.

Trang 40

Số phiếu chọn ý kiến cần thiết chiếm 80% Như vậy giáo viên đã nhận

thức được tính cần thiết của hoạt động cho trẻ kể chuyện theo kinh nghiệmtrong chương trình học để phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 5-6 tuổi ởtrường mầm non. Biểu đồ 2.3.4 Sự cần thiết của hoạt động kể chuyện theo kinh nghiệm trong chương trình học để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.

Ngày đăng: 25/06/2016, 16:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w