Đề tài Biện pháp phát triển tri giác thị giác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh Với đề tài nghiên cứu này chúng tôi mong muốn xây dựng một số biện pháp nhằm phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh nhằm giúp trẻ hoàn thiện hơn quá trình nhận thức cảm tính, đồng thời giúp trẻ thuận lợi hơn khi đến trường phổ thông . 3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh ở trường mầm non. 3.2.Khách thể nghiên cứu -Quá trình tổ chức hoạt động làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 4.Nhiệm vụ nghiên cứu -Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề . -Tìm hiểu thực trạng khả năng tri giác thị giác của trẻ 5-6 tuổi và thực trạng sử dụng biện pháp phát triển tri giác thị giác ở trường mầm non trong hoạt động LQVMTXQ. -Xây dựng và thực nghiệm một số biện pháp phát triển tri giác thị giác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh ở trường mầm non. 5.Giả thuyết khoa học Hoạt động làm quen với môi trường xung quanh có nhiều cơ hội để phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ. Nếu xây dựng được những biện pháp phát triển tri giác thị giác trong hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi LQVMTXQ thì sẽ giúp khả năng tri giác thị giác của trẻ tốt hơn. 6.Giới hạn và phạm vi nghiên cứu -Tổ chức thực nghiệm ở trường mầm non Sơn Ca trên địa bàn Thành Phố phan Thiết- Bình Thuận. 7.Phương pháp nghiên cứu 7.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới để tìm hiểu các vấn đề tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, trên cơ sở đó xây dựng một số biện pháp nhằm phát triển tri giác thị giác của trẻ 5-6 tuổi. 7.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1.Phương pháp quan sát Quan sát biểu hiện khả năng tri giác thi giác của trẻ trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh. Quan sát và đánh giá những biện pháp mà giáo viên sử dụng trong quá trình tổ chức làm quen môi trường xung quanh nhằm phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ cũng như quan sát tất cả quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen môi trường xung quanh ở trường mầm non. 7.2.2.Phương pháp đàm thoại Đàm thoại với giáo viên nhằm phát hiện thực trạng sử dụng biện pháp phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh. Trao đổi với giáo viên để nắm được đặc điểm phát triển tâm lý (trong đó chú trọng đến khả năng tri giác thị giác) của trẻ. 7.2.3.Phương pháp điều tra bằng anket (phiếu hỏi) Sử dụng một hệ thống câu hỏi để thu thập thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đối tượng điều tra là những giáo viên đã và đang dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Hoạ Mi- Thành Phố Hồ Chí Minh và trường mầm non Sơn Ca- Tỉnh Bình thuận. 7.2.4.Phương pháp thực nghiệm sư phạm 7.2.5.1.Thực nghiệm phát hiện Tổ chức khảo sát khả năng tri giác thị giác của trẻ 7.2.5.2. Thực nghiệm tác động Áp dụng và kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đề xuất 7.3.Nhóm phương pháp xử lý số liệu 7.3.1.Phương pháp thống kê toán học Sử dụng một số công thức toán thống kê để xử lý các số liệu thu thập được nhằm giúp cho đề tài có được kết quả tin cậy. 8.Những đóng góp của đề tài Nghiên cứu lý luận tri giác thị giác, các vấn đề về hoạt động khám phá môi trường xung quanh và việc phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non Chỉ ra thực trạng việc phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen môi trường xung quanh trên hai trường mầm non Hoạ Mi- Thành Phố Hồ Chí Minh và trường mầm non Sơn Ca- Tỉnh Bình thuận Đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ qua hoạt động làm quen môi trường xung quanh ở trường mầm non. NỘI DUNG CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TRI GIÁC THỊ GIÁC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LQVMTXQ Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề TGTG của trẻ. Tri giác thị giác đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức thế giới của con người. Tri giác thị giác giúp con người nhận biết và phân biệt được các thuộc tính của sự vật, hiện tượng xung quanh. Nó tạo nên cơ sở định hướng cho các hoạt động của con người trong hiện thực xung quanh. Đồng thời nó cũng giúp con người điều chỉnh được hành vi phù hợp với các thuộc tính của sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ khách quan của vật thể. Chính vì tri giác thị giác có ý nghĩa quan trọng với đời sống của con người và đặc biệt là đối với trẻ mầm non. Cho nên có rất nhiều công trình cả trên thế giới và Việt Nam đã nghiên cứu về vấn đề này. 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Theo J. Piagiet ( nhà tâm lý học Thụy sĩ) cho rằng các cấu trúc giác động là nguồn gốc của những thao tác tư duy sau này. Trí tuệ của con người bắt đầu từ hành động biến đổi các đối tượng xung quanh sao cho tương ứng với hiện thực. Để hiểu sự phát triển của trẻ em, cần phải xem xét sự tiến hóa của các tri giác của nó, sau khi nhắc lại cấu trúc và các sơ đồ cảm giác vận động. Tri giác là một trường hợp riêng của những hoạt động giác động. Nhưng tính chất riêng biệt của tri giác là ở chỗ nó cho thấy rõ mặt hình tượng của nhận thức về các hiện thực, còn hành động nói chung ( và đây là hành động cảm giác – vận động) về căn bản có tính thao tác và làm biến đổi cái hiện thực. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu do đó phải xác định vai trò của tri giác trong sự tiến hóa trí tuệ của trẻ em, đặt trong mối quan hệ với vai trò của hành động và của các thao tác bắt nguồn từ hành động trong tiến trình nhập tâm và cấu trúc sau này. Nhà tâm lý học Liên xô L.X. Vưgốtxky xuất phát từ quan điểm hệ thống. Ông cho rằng: Những cấu trúc cảm xúc là sản phẩm của sự phát triển, các cấu trúc này nằm trong nhân của mối liên hệ trung gian trong não và được hình thành trong suốt thời kỳ phát triển của cá thể dưới ảnh hưởng của giao tiếp ngôn ngữ với mọi người xung quanh và sự tiếp thu kinh nghiệm xã hội của từng con người. L.X. Vưgốtxky đã nhấn mạnh việc hủy bỏ hệ thống tâm lý cũ và hình thành hệ thống tâm lý mới sẽ xuất hiện sự thay đổi cơ bản trong sự phát triển tri giác của đứa trẻ. Trong quá trình tri giác hiện tại những sửa đổi dựa trên cơ sở kinh nghiệm cũ và dựa trên những hình ảnh đã được hình thành được tiến hành. Và kết quả đạt được là xuất hiện thuộc tính quan trọng của tri giác như tính ổn định, tính không đổi tương đối của kích thước, hình dáng của các vật thể được tri giác. Ở mức độ phát triển cao bắt đầu có sự tiếp cận của tri giác với tư duy ngôn ngữ, xuất hiện những quá trình tri giác trí tuệ, tạo nên hệ thống tâm lý mới. Hệ thống này liên kết tri giác và tư duy thành một khối thống
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Mục đích nghiên cứu 7
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Giả thuyết khoa học 7
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 8
7 Phương pháp nghiên cứu 8
8 Những đóng góp của đề tài 9
NỘI DUNG 10
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TRI GIÁC THỊ GIÁC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LQVMTXQ Ở TRƯỜNG MẦM NON 10
1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề TGTG của trẻ 10
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 10
1.1.2.Các nghiên cứu về ở Việt Nam 14
1.2 Lý luận về tri giác thị giác của trẻ 5-6 tuổi 16
1.2.1 Khái niềm về tri giác thị giác 16
1.2.2 Đặc điểm tri giác thị giác của trẻ 5-6 tuổi 18
1.2.3 Vai trò phát triển tri giác thị giác cho trẻ 5-6 tuổi 22
1.3.Lý luận về hoạt động làm quen MTXQ ở trường mầm non 24
1.3.1.Khái niệm về hoạt động LQMTXQ ở trường mầm non 24
1.3.2.Đặc điểm làm quen MTXQ của trẻ 5-6 tuổi 25
1.4.Ảnh hưởng của hoạt động LQMTXQ đối với sự phát triển của trẻ 27
1.5 Phát triển tri giác thị giác cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động LQMTXQ ở trường mầm non 29
1.5.1.Vai trò của hoạt động LQMTXQ đối với sự phát triển tri giác thị giác
Trang 2cho trẻ 5-6 tuổi 29
1.5.2 Biện pháp phát triển tri giác thị giác thông qua hoạt động LQMTX ở trường mầm non 31
Tiểu kết chương 1 32
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRI GIÁC THỊ GIÁC CỦA TRẺ 5-6 TUỔI VÀ VIỆC SỬ DỤNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TRI GIÁC THỊ GIÁC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG LQVMTXQ 33
2.1 Mục đích nghiên cứu 33
2.2 Khách thể và địa bàn nghiên cứu 33
2.2.1 Khách thể nghiên cứu 33
2.2.2 Địa bàn nghiên cứu 33
2.3 Nội dung nghiên cứu 34
2.4.Phương pháp nghiên cứu 34
2.4.1 Phương pháp đàm thoại 34
2.4.2 Phương pháp quan sát 34
2.4.3 Phương pháp sử dụng phiếu điều tra 35
2.4.5 Phương pháp thống kê toán học 36
2.5 Kết quả nghiên cứu 36
2.5.1 Kết quả khảo sát khả năng tri giác thị giác trên trẻ 5-6 tuổi được nghiên cứu 36
2.5.1.1 Nguyên tắc và nội dung bài tập thực nghiệm phát hiện 36
2.5.1.2 Kết quả chung 38
2.5.1.3 So sánh khả năng tri giác thị giác của trẻ 5-6 tuổi theo các bài tập 41 2.5.1.4 So sánh khả năng tri giác thị giác của trẻ nam và nữ 46
2.5.1.5 So sánh khả năng tri giác thị giác của trẻ 5-6 tuổi theo vùng miền 48 2.5.2 Thực trạng biện pháp phát triển khả năng tri giác thị giác của trẻ qua hoạt động LQMTXQ 51
2.5.2.1 Nhận thức của giáo viên về vai trò của tri giác thị giác 51
Trang 32.5.2.2 Ý kiến của giáo viên về mức độ phát triển của tri giác thị giác 51
2.5.2.3 Quan điểm của giáo viên về những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tri giác thị giác của trẻ 53
2.5.2.4 Thực trạng việc giáo viên sử dụng hoạt động cho trẻ LQMTXQ để phát triển tri giác thị giác cho trẻ ở trong trường mầm non 54
2.5.2.5 Thực trạng về biện pháp phát triển tri giác thị giác cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động LQVMTXQ ở trường mầm non 55
Tiểu kết chương 2: 58
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TRI GIÁC THỊ GIÁC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG LQVMTXQ Ở TRƯỜNG MẦM NON VÀ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM 59
3.1 Xây dựng một số biện pháp nhằm phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động LQMTXQ 59
3.1.1 Cơ sở xây dựng biện pháp phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động LQMTXQ ở trường mầm non 59
3.1.1.1 Đặc điểm của hoạt động LQMTXQ ở trường mầm non 59
3.1.1.2 Dựa vào đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ em 61
3.1.1.3 Dựa vào đặc điểm nhận biết về MTXQ của trẻ 62
3.1.1.4 Dựa vào các quy luật của tri giác: 64
3.1.2 Xây dựng một số biện pháp phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động LQMTXQ ở trường mầm non 65
3.1.2.1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp 65
3.1.2.2 Một số biện pháp phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động LQMTXQ ở trường mầm non 66
3.2 Kết quả thực nghiệm một số biện pháp phát triển tri giác thị giác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động LQMTXQ 73
3.2.1 Mục đích thực nghiệm 73
3.2.2 Đối tượng, phạm vi, thời gian thực nghiệm 73
Trang 43.2.3 Nội dung thực nghiệm 73 3.2.4 Cách đánh giá hiệu quả của thực nghiệm tác động 73 3.2.5 Kết quả thực nghiệm một số biện pháp phát triển tri giác thị giác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động LQMTXQ 74 3.2.5.1 Kết quả khảo sát trước thực nghiệm 74 3.2.5.2 Kết quả khảo sát sau thực nghiệm 75 3.2.5.4 So sánh kết quả tri giác thị giác trước và sau tác động sư phạm của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng 80 3.2.5.5.So sánh kết quả 3 bài tập của nhóm thực nghiệm và đối chứng trước
và sau thực nghiệm 82 3.2.5.6 So sánh kết quả thực hiện 3 bài tập của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước và sau thực nghiệm 86
Tiểu kết chương 3: 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế giới quanh ta không ngừng vận động và phát triển, các sự vật hiện tượng trong thế giới luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau Tuy nhiên, mỗi thứ trong cái thế giới đó vẫn luôn là nó với đầy đủ những đặc trưng của riêng mình Nhìn nhận đúng với những gì vốn có của sự vật hiện tượng xem như là điều kiện để con người tiếp nhận, thích ứng và cải tạo thế giới này Quá trình nhận thức cảm tính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của con người Trong đó, tri giác có ý nghĩa vô cùng to lớn Quá trình tri giác cho chúng ta có được nhiều hơn những gì mà tổng các giác quan đem lại Trẻ em lứa tuổi mầm non sở hữu một cơ thể với cấu trúc và chức năng rất đặc biệt Ở giai đoạn này, trẻ luôn có khát vọng được khám phá, tìm hiểu, và chiếm lĩnh mọi thứ xung quanh Và điều này, chính là cơ hội hấp dẫn cho các nhà sư phạm nghiên cứu và vạch ra được những con đường để phát triển khả năng tri giác cho trẻ
K.Mac đã khẳng định:“ Lồng trong con mắt là những nhà lý luận”, điều này nhấn mạnh hơn vai trò của tri giác và đặc biệt là tri giác thị giác
Từ buổi bình minh của loài người trên trái đất con người đã có mối quan
hệ mật thiết với môi trường xung quanh Cho đến ngày nay, dù xã hội loài người đã có những được thành tựu khoa học rực rỡ trên nhiều lĩnh vực, song mối quan hệ giữa con người và môi trường không bị phá vỡ mà ngày càng mật thiết với nhau hơn Đối với trẻ em, môi trường xung quanh là cơ sở để trẻ tồn tại và cũng là nguồn gốc cho sự phát triển nhận thức của đứa trẻ
Sự tuyệt vời và vĩnh hằng của giáo dục nằm ở chỗ đứa trẻ sẽ phát triển một cách nhanh chóng, toàn diện nếu được khám phá và học tập dưới sự tổ chức
có đinh hướng, có kế hoạch …của các nhà sư phạm Quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh dưới sự tổ chức có kế hoạch, có định hướng của giáo viên đưa đứa trẻ bắt đầu từ quá trình thích ứng đến lĩnh hội và
Trang 6cải tạo môi trường Theo đó mà trẻ hình thành nên các phẩm chất trí tuệ Vì thế mà hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh ví như là điểm tựa cho nhiệm vụ phát triển trí tuệ ở trẻ Đến với hoạt động này trẻ sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi, tìm hiểu, khám phá…mọi thứ xung quanh Sự bao la rộng lớn và luôn chuyển động của con người, của các sự kiện, sự vật hiện tượng phong phú của thế giới xung quanh sẽ thu hút được sự quan sát của trẻ Trẻ nhìn để vui, nhìn để học và hơn hết nhìn để vươn cao- bay xa và hiểu biết Cánh cửa thế giới xung quanh mở ra và chào đón những ánh mắt đó và không quên ban tặng lại cho trẻ vốn tri thức ẩn chứa trong nó Đôi mắt ấy, mở
ra mọi sự hiểu biết và làm giàu có đời sống tâm hồn của đứa trẻ Có câu “trăm nghe bằng một thấy…” tri giác thị giác tốt giúp trẻ tìm hiểu được đặc điểm của sự vật hiện tượng, tìm ra được mối liên hệ của thế giới xung quanh, cho trẻ biết thêm những kiến thức sinh động, cụ thể phù hợp với tư duy trực quan của trẻ Phát triển khả năng tri giác thị giác còn là nền tảng để phát triển ngôn ngữ , tư duy và năng lực cảm thụ thẫm mỹ Vì thế, việc phát triển khả năng tri giác bằng mắt cho trẻ mầm non được các nhà sư phạm quan tâm nghiên cứu Phát triển tri giác thị giác còn giúp trẻ tự tin hơn, nhanh chóng hơn khi giải quyết các nhiệm vụ học tập ở trường tiểu học sau này
Nội dung phát triển tri giác thị giác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã được chương trình GDMN mới quan tâm và thực hiện lồng ghép trong nhiều hoạt động ở trường mầm non Tuy nhiên, hoạt động LQMTXQ là một trong những hoạt động chứa nhiều tiềm năng lớn trong việc phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ thế những trên thực tế giáo viên không khai thác hết những tiềm năng đó cũng như chưa tận dụng tốt những cách thức tối ưu để phát triển khả năng này
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề
tài: “Biện pháp phát triển tri giác thị giác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông
qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh”
Trang 72 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu này chúng tôi mong muốn xây dựng một số biện pháp nhằm phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh nhằm giúp trẻ hoàn thiện hơn quá trình nhận thức cảm tính, đồng thời giúp trẻ thuận lợi hơn khi đến trường phổ thông
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh ở trường mầm non
3.2 Khách thể nghiên cứu
- Quá trình tổ chức hoạt động làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề
- Tìm hiểu thực trạng khả năng tri giác thị giác của trẻ 5-6 tuổi và thực trạng sử dụng biện pháp phát triển tri giác thị giác ở trường mầm non trong hoạt động LQVMTXQ
- Xây dựng và thực nghiệm một số biện pháp phát triển tri giác thị giác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi trường xung
quanh ở trường mầm non
5 Giả thuyết khoa học
Hoạt động làm quen với môi trường xung quanh có nhiều cơ hội để phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ Nếu xây dựng được những biện pháp phát triển tri giác thị giác trong hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi LQVMTXQ thì
sẽ giúp khả năng tri giác thị giác của trẻ tốt hơn
Trang 86 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Tổ chức thực nghiệm ở trường mầm non Sơn Ca trên địa bàn Thành Phố phan Thiết- Bình Thuận
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận
có liên quan đến đề tài nghiên cứu Nghiên cứu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới để tìm hiểu các vấn đề tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, trên cơ sở đó xây dựng một số biện pháp nhằm phát triển tri giác thị giác của trẻ 5-6 tuổi
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát
Quan sát biểu hiện khả năng tri giác thi giác của trẻ trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh Quan sát và đánh giá những biện pháp mà giáo viên sử dụng trong quá trình tổ chức làm quen môi trường xung quanh nhằm phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ cũng như quan sát tất cả quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen môi trường xung quanh ở trường mầm non
7.2.2 Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại với giáo viên nhằm phát hiện thực trạng sử dụng biện pháp phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh Trao đổi với giáo viên để nắm được đặc điểm phát triển tâm lý (trong đó chú trọng đến khả năng tri giác thị giác) của trẻ
7.2.3 Phương pháp điều tra bằng anket (phiếu hỏi)
Sử dụng một hệ thống câu hỏi để thu thập thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu Đối tượng điều tra là những giáo viên đã và đang dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Hoạ Mi- Thành Phố Hồ Chí Minh và trường mầm non Sơn Ca- Tỉnh Bình thuận
Trang 97.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7.3.1 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng một số công thức toán thống kê để xử lý các số liệu thu thập được nhằm giúp cho đề tài có được kết quả tin cậy
8 Những đóng góp của đề tài
Nghiên cứu lý luận tri giác thị giác, các vấn đề về hoạt động khám phá môi trường xung quanh và việc phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non
Chỉ ra thực trạng việc phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen môi trường xung quanh trên hai trường mầm non Hoạ Mi- Thành Phố Hồ Chí Minh và trường mầm non Sơn Ca- Tỉnh Bình thuận
Đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ qua hoạt động làm quen môi trường xung quanh ở trường mầm non
Trang 10
NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TRI GIÁC THỊ GIÁC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
LQVMTXQ Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề TGTG của trẻ
Tri giác thị giác đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức thế giới của con người Tri giác thị giác giúp con người nhận biết và phân biệt được các thuộc tính của sự vật, hiện tượng xung quanh Nó tạo nên cơ sở định hướng cho các hoạt động của con người trong hiện thực xung quanh Đồng thời nó cũng giúp con người điều chỉnh được hành vi phù hợp với các thuộc tính của sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ khách quan của vật thể Chính
vì tri giác thị giác có ý nghĩa quan trọng với đời sống của con người và đặc biệt là đối với trẻ mầm non Cho nên có rất nhiều công trình cả trên thế giới
và Việt Nam đã nghiên cứu về vấn đề này
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
Theo J Piagiet ( nhà tâm lý học Thụy sĩ) cho rằng các cấu trúc giác động
là nguồn gốc của những thao tác tư duy sau này Trí tuệ của con người bắt đầu từ hành động biến đổi các đối tượng xung quanh sao cho tương ứng với hiện thực
Để hiểu sự phát triển của trẻ em, cần phải xem xét sự tiến hóa của các tri giác của nó, sau khi nhắc lại cấu trúc và các sơ đồ cảm giác vận động Tri giác là một trường hợp riêng của những hoạt động giác động Nhưng tính chất riêng biệt của tri giác là ở chỗ nó cho thấy rõ mặt hình tượng của nhận thức về các hiện thực, còn hành động nói chung ( và đây là hành động cảm giác – vận động) về căn bản
có tính thao tác và làm biến đổi cái hiện thực Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu
do đó phải xác định vai trò của tri giác trong sự tiến hóa trí tuệ của trẻ em, đặt trong mối quan hệ với vai trò của hành động và của các thao tác bắt nguồn từ hành động trong tiến trình nhập tâm và cấu trúc sau này
Trang 11Nhà tâm lý học Liên xô L.X Vưgốtxky xuất phát từ quan điểm hệ thống Ông cho rằng: Những cấu trúc cảm xúc là sản phẩm của sự phát triển, các cấu trúc này nằm trong nhân của mối liên hệ trung gian trong não và được hình thành trong suốt thời kỳ phát triển của cá thể dưới ảnh hưởng của giao tiếp ngôn ngữ với mọi người xung quanh và sự tiếp thu kinh nghiệm xã hội của từng con người L.X Vưgốtxky đã nhấn mạnh việc hủy bỏ hệ thống tâm
lý cũ và hình thành hệ thống tâm lý mới sẽ xuất hiện sự thay đổi cơ bản trong
sự phát triển tri giác của đứa trẻ Trong quá trình tri giác hiện tại những sửa đổi dựa trên cơ sở kinh nghiệm cũ và dựa trên những hình ảnh đã được hình thành được tiến hành Và kết quả đạt được là xuất hiện thuộc tính quan trọng của tri giác như tính ổn định, tính không đổi tương đối của kích thước, hình dáng của các vật thể được tri giác Ở mức độ phát triển cao bắt đầu có sự tiếp cận của tri giác với tư duy ngôn ngữ, xuất hiện những quá trình tri giác trí tuệ, tạo nên hệ thống tâm lý mới Hệ thống này liên kết tri giác và tư duy thành một khối thống nhất gọi là quá trình tri giác lý trí và khái quát Tri giác của trẻ mầm non liên quan chặt chẽ với tư duy cụ thể Như vậy L.X Vưgốtxky đã nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ đối với tri giác “ Những gì thường được coi
là tính chất tri giác tự nhiên của trẻ, trên thực tế hóa ra là đặc điểm ngôn ngữ
của nó”.[tr 252, L.X Vưgốtxky, Tuyển tập tâm lý học Nhà xuất bản đại học
quốc gia Hà nội, 1997] Như vậy, theo quan điểm này thì ngôn ngữ không
những là luôn đi kèm với tri giác của trẻ em mà nó còn tham gia tích cực vào quá trình tri giác của trẻ Ngôn ngữ là phương tiện giúp quá trình tri giác của trẻ trở nên nhanh, trọn vẹn và chính xác hơn
Nhóm các nhà tâm lý học A.A.Xmiêcnop, A.N Lêôngchep, X.LRubinxtên, B.M Chiêplôp… tập trung nghiên cứu về sự phát triển tâm lý,
ý thức và các quá trình nhận thức của con người Nhóm các tác giả này xác
định: “Tri giác – đó là sự phản ánh một cách trực quan – hình tượng những
sự vật và hiện tượng của hiện thực đang trực tiếp tác động vào các cơ quan
Trang 12cảm giác với toàn bộ các thuộc tính và bộ phận khác nhau của sự vật hoặc hiện tượng đó”[Tr 115,Tâm lý học tập 1, Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội 1974] Qua đó ta thấy tri giác phát sinh do sự tác động trực tiếp của các sự vật
vào các cơ quan cảm giác Tri giác không những phản ánh thuộc tính riêng lẻ của sự vât mà còn phản ánh những thuộc tính khác nhau của trong mối quan
hệ tổng thể của chúng Do sự kết hợp và ảnh hưởng qua lại của các cảm giác khác nhau, nên chúng ta nhận biết được những thuộc tính không gian, thời gian, độ lớn, hình dạng, độ xa, độ nhanh và hướng chuyển động của sự vật Tri giác bao giờ cũng được bổ xung và dựa vào những tri thức, kinh nghiệm
đã có Tri giác còn phụ thuộc vào đặc điểm của chủ thể tri giác Tri giác phát sinh trên cơ sở hành động thực tiễn của con người và sự lĩnh hội kinh nghiệm
xã hội của họ Do sự phát triển của xã hội, tri giác ngày càng trở nên đầy đủ
và nhiều mặt hơn, ngày càng phản ánh các thuộc tính và quan hệ muôn màu, muôn vẻ của sự vật đúng đắn hơn và do đó ngày càng định hướng đúng đắn
hơn cho con người trong thế giới bên ngoài
Theo giáo sư N.Đ Lê-vi-tôp tác giả của cuốn “ Tâm lý học trẻ em và
tâm lý học sư phạm” thì tri giác của trẻ 2-3 tuổi có liên hệ mật thiết với hành
động thực tế Quá trình tri giác của trẻ ở lứa tuổi này có tính chất đứt đoạn và chưa biết tổ chức tri giác theo một nhiệm vụ đề ra, còn trẻ em ở thời kỳ trước tuổi đi học có thể tri giác theo kế hoạch nhất định Cũng trong cuốn sách này tác giả đã nhấn mạnh ý nghĩa của sự tác động lẫn nhau giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai trong quá trình nhận thức cảm tính Nếu tri giác sự vật mà không động não có thể dẫn đến tình trạng “ thấy cây mà không thấy rừng”, làm cho cả quá trình tri giác trở nên hời hợt Khi phán đoán
về sự vật mà mình tri giác chưa thật đầy đủ và chính xác sẽ dẫn đến những giả định sai lầm, tùy tiện Như vậy, tác giả đã cho thấy vai trò của quan trọng của những kinh nghiệm cũ , và ngôn ngữ trong quá trình tri giác
Trang 13Các nhà tâm lý học A H Lêônchiep, X L Rubinstein, V.G Ananhiev xuất phát từ quan điểm lịch sử khi nghiên cứu sự phát triển tâm lý đã khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc nắm vững kinh nghiệm lịch sử - xã hội trong việc phát triển tâm lý con người nói chung và trong việc phát triển các quá trình tri giác nói riêng Nhóm tác giả này luôn nhấn mạnh vai trò của hoạt động trong sự phát triển tâm lý của chủ thể Quá trình tri giác của con người gắn liền với các hoạt động và phát triển cùng với các hoạt động đó Các hoạt động đó mang tính tích cực và trở thành những hành động khảo sát, đinh hướng
Nhà sư phạm Nga A.V Daparôgiet khi nghiên cứu về vấn đề tri giác ông cho rằng: Thứ nhất là tri giác đóng vai trò thực hiện điều khiển hành vi của chủ thể Tri giác là cơ sở để thực hiện chức năng khảo sát đối tượng và tạo nên hình ảnh của đối tượng Nhờ hình ảnh đó mà chủ thể điều khiển hành
vi của mình Thứ hai là tri giác phụ thuộc vào tính chất hoạt động của chủ thể, mà hơn hết là tính chất hoạt động thực hành, hoạt động vật chất với các
vật được nhận cảm “ Tri giác là sự phản ánh trong óc những sự vật và hiện
tượng trọn vẹn, khi những sự vật và hiện tượng đó cùng với những kinh nghiệm thực tiễn trước đây tác động trực tiếp tới các cơ quan phân tích”.[ tr54, A.V Daparôgiet, tâm lý học Nhà xuất bản giáo dục Hà nội 1974] Ông
đã nhấn mạnh vai trò của thực tiễn đối với các hoạt động nhận thức, hoạt động trực tiếp với môi trường xung quanh là yếu tố không thể thiếu trong quá trình tri giác
Tâm lý học hiện đại xem xét tri giác không phải như một quá trình ghi dấu vết cùng một lúc của đối tượng mà con người tri giác ở võng mạc hay ở
võ não Nhà tâm lý học A.A Luibinkaia cho rằng: “ Tri giác là sự phản ánh
của con người về sự vật hoặc hiện tượng trong toàn bộ khi chúng tác động trực tiếp lên bộ máy cảm giác” [ tr212, A.A Luibinkaia, tâm lý học trẻ em
tập 1, Sở giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh] Tri giác chính là sự tổng hòa các cảm giác, nhưng tri giác lớn hơn tổng số những cảm giác nhận được từ cùng
Trang 14một đối tượng Như vậy, cơ chế của quá trình tri giác phức tạp hơn nhiều so với cảm giác Sự tri giác sự vật như là đối tượng phức tạp đòi hỏi chức năng phân tích tổng hợp của võ não
1.1.2.Các nghiên cứu về ở Việt Nam
Các nhà tâm lý học Việt Nam đã vận dụng và phát triển các thành tựu nghiên cứu của các nhà tâm lý học trên thế giới trong công tác giáo dục nhằm phát triển các hoạt động nhận thức cho người học
Tri giác là nguồn tư liệu dồi dào để thực hiện các hoạt động nhận thức cấp cao tiếp theo Ở Việt Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn
đề tri giác Điển hình như luận án thạc sỹ của Nguyễn Thị Kế “ Nghiên cứu
một số biểu hiện tri giác không gian của trẻ tuổi mẫu giáo”, Luận án phó tiến
sĩ của Lê Thanh Thủy “Ảnh hưởng của tri giác tới tưởng tượng sáng tạo
trong hoạt động vẽ của trẻ 5-6 tuổi”… Những công trình nghiên cứu này đã
đóng góp phần nào vào kho tang lý luận của tâm lý học cũng như mang lại giá trị ứng dụng thực tiễn cao
Tâm lý học ứng dụng trong mọi mặt của đời sống của con người Chất lượng hoạt động của con người phần lớn phụ thuộc vào quá trình nhận thức.vì vậy mà các nhà tâm lý – giáo dục đã không ngừng nghiên cứu nắm vững những đặc điểm, quy luật, những yêu cầu về phẩm chất các quá trình nhận thức để nâng cao chất lượng hoạt động của con người trên mọi lĩnh vực của đời sống Có rất định nghĩa về tri giác của các nhà tâm lý Việt Nam như:
“ Tri giác là sự phản ánh các sự vật, hiện tượng của hiện thực khách
quan vào ý thức con người thành một thể thống nhất, một hình ảnh trọn vẹn khi chúng trực tiếp tác động lên các giác quan.”[Tr104 Khoa tâm lý học và giáo dục học quân sự -học viện chính trị quân sự ]
Khái niệm trên cho thấy: tri giác không phải là phép cộng của những cảm giác đem lại Tri giác là sự phản ánh tổng quát các thuộc tính của đối tượng dựa trên sự tổng hợp, liên hệ chặt chẽ của nhữngtrung khu tương ứng
Trang 15trên võ não, đồng thời có sự tham gia của những hiểu biết và kinh nghiệm cũ Thiết nghĩ,không phải là khi các tác nhân kích thích tác động vào chúng ta là lập tức đối tượng đó sẽ được tri giác Để tri giác được một hình ảnh trọn vẹn, bản thân cơ thể chúng ta phải hoạt động
“Tri giác là sự phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của
sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan”.[Tr 105 Nguyễn
Quang Uẩn ( Tâm lý học đại cương)] Như vậy, khi các thông tin riêng lẻ từ thế
giới xung quanh tác động vào các cơ quan cảm giác được chuyển lên võ não thì
ở đây đã diễn ra một quá trình tổ chức, sắp xếp, và liên kết để tạo nên một hình ảnh đầy đủ nhất về đối tượng Và quá trình đó gọi là tri giác
“ Từ cảm giác qua một giác quan, rồi nhìn nhận ra một vật thể với
các thuộc tính Sự vật không đơn giản “ phản ánh” vào giác quan như một tấm gương Cảm giác qua một quá trình thống hợp rất nhiều yếu tố, cảm giác khác, ký ức, cảm xúc rồi mới thành tri giác Như lúc một đồ vật khác được cảm nhận qua võng mạc của mắt, bước đầu là một quá trình vật lý, cũng như trong máy ảnh; từ võng mạc những tín hiệu chuyển lên một trong khu thần kinh dưới
võ não, rồi lên võ não: đây là quá trình sinh lý đến võ não lại kết hợp với nhiều cảm giác và ký ức, cảm xúc thành tri giác, đó là quá trình tâm lý Tri giác là kết quả của một quá trình kiến tạo phức tạp trong quá trình ấy, sự phối hợp giữa cảm giác và vận động rất quan trọng Con người chủ động thăm dò môi trường để tiếp nhận và xử lý nhiều thông tin, tri giác là một yếu tố giúp vào sự
thích nghi” [tr 295,Theo từ điển tâm lý học- Nguyễn Khắc Viện]
Qua những định nghĩa ở trên về tri giác có thể tóm lại như sau:
- Não bộ của con người nhận nhiệm vụ phản ánh sự vật, hiện tượng khách quan với toàn bộ các thuộc tính của chúng một cách trọn vẹn sự phản ánh đối tượng một cách trọn vẹn và trực tiếp đó gọi là tri giác
- Tri giác có một quá trình diễn biến phức tạp và có mối quan hệ với các yếu tố khác Tri giác bao gồm quá trình xử lý, liên kết các trung khu thần
Trang 16kinh tương trên võ não để xây dựng nên một hình ảnh trọn vẹn, đồng thời kết hợp với chính hoạt động của cơ thể, với cảm cúc, kinh nghiệm Vậy tri giác vừa là sản phẩm của quá trình sinh lý, vừa là sản phẩm của quá trình tâm lý
- Con người phải tri giác từ những đối tượng của thế giới khách quan thông qua quá trình vận động của chính cơ thể mình Những hình ảnh thu được từ quá trình tri giác giúp chúng ta có được những biểu tượng chân thực
về thế giới xung quanh, mặc khác còn chúng con người thích nghi với môi trường bên ngoài Đó là điều kiện quan trọng để chúng ta thích ứng và cải tạo thế giới này
1.2 Lý luận về tri giác thị giác của trẻ 5-6 tuổi
1.2.1 Khái niềm về tri giác thị giác
Tri giác có nhiều loại, trong các loại tri giác thì tri giác thị giác có ý nghĩa cao trong việc nhận biết và phân biệt các sự vật, hiện tượng trong thế giới quanh ta Tri giác thị giác góp phần định hướng cho mọi hoạt động của con người trở nên nhanh chóng và chính xác
Dựa trên những nghiên cứu về tri giác chúng ta có thể định nghĩa về tri
giác thị giác như sau: “ Tri giác thị giác hay còn gọi là tri giác nhìn là loại tri
giác đặc biệt, nó sử dụng cơ quan thị giác để tiếp nhận những thông tin từ thế giới khách quan, và thông qua cơ quan thị giác để tổ chức có ý thức những thông tin trong mối liên hệ trọn vẹn của sự vật- hiện tượng”
Trong các kênh thu nhận thông tin phong phú, sinh động từ thế giới bên ngoài nhằm cung cấp dữ liệu cho các quá trình nhận thức cao hơn thì kênh thông tin thị giác cung cấp đến hơn 80% dữ liệu Và vì thế, đã có rất nhiều công trình đã nghiên cứu về sự thụ cảm của thị giác, tức là vấn đề giãi mã các thông tin nhận được từ mắt như thế nào Cơ quan thị giác có cấu tạo đặc biệt,
có cấu trúc cực kỳ phức tạp, do đó chức năng của nó cũng rất phức tạp
Tri giác nhìn có thể phát hiện ra sự khác nhau về độ sáng, hình dạng, kích thước, sự vận động, đặc tính của sự vật, và cho phép con người phân biệt
Trang 17được sự khác cũng như sự tương đồng của sự vật hiện tượng Sau đó, các thông tin từ quá trình tri giác thị giác này được truyền về não Tại não diễn ra quá trình xử lý thông tin để cho chúng ta có thể “ cảm thấy”, “ lĩnh hội”, tức nhận thức thế giới xung quanh
Hoạt động tri giác của con người được hình thành ngay từ lúc bé, nhưng hành động tri giác này còn hết sức nghèo nàn và không hoàn chỉnh Lúc này, trẻ chỉ hiểu được những thuộc tính mà đồ vật trực tiếp bày ra Khi trẻ lên ba chính nhu cầu hoạt động với đồ vật đã mở ra nhiều bước chuyển về mặt tâm lý Hành động tri giác của trẻ được thiết lập trên cơ sở vận động, khám phá thế giới đồ vật xung quanh trẻ Khoảng 4-5 tuổi trẻ đã biết thiết lập mối tương quan của sự vật hiện tượng trong môi trường xung quanh bằng thị giác của mình
Quá trình hoạt động tích cực của trẻ đã củng cố hơn cho sự chính xác của hành động tri giác thị giác Sự chính xác của tri giác thị giác góp phần lớn vào khả năng và năng lực hành động thực tiễn của trẻ Giúp trẻ tiếp nhận đúng những dấu hiệu đặc trưng, cơ bản của sự vật trong thế giới xung quanh mình, đồng thời làm tiền đề tâm lý cho việc học ở lớp một
Tóm lại, tri giác thị giác là loại tri giác sử dụng cơ quan thị giác để tiếp nhận thông tin từ thế giới bên ngoài Tri giác thị giác giúp con người lĩnh hội được những thuộc tính của sự vật xung quanh Có thể nói, thông qua tri giác thị giác mà chúng ta có những biểu tượng về hình dạng, kích thước, màu sắc,vị trí, và tính chất của sự vật, hiện tượng Như vậy, những thông tin từ sự thụ cảm này của cơ quan thị giác đã đóng vai trò quan trọng đối với sự thích ứng của chủ thể tri giác đối với môi trường xung quanh
Tri giác thị giác là sản phẩm của quá trình tâm sinh lý phức hợp Trong
đó, để có được sản phẩm tri giác thị giác trước hết chủ thể phải sử dụng chính
cơ thể của mình để nhận thức chính mình và sự vật hiện tượng xung quanh
Trang 18Sự phong phú, đa dạng, và biến đổi không ngừng của môi trường xung quanh có thể làm cho chúng ta không nhìn thấy đầy đủ, nhanh chóng và chính xác ngay bản chất của sự vật Sự thay đổi về tọa độ không gian , hoặc sự tương đồng của sự vật, cũng như kinh nghiệm của chủ thể tri giác đều chi phối đến sự chính xác của tri giác thị giác Như vậy, chất lượng của tri giác thị giác nằm ở sự chính xác Chủ thể tri giác khi tiếp xúc với sự vật phải nhận
và phân biệt được chúng trong số nhiều đối tượng giống hoặc tương tự nhau
1.2.2 Đặc điểm tri giác thị giác của trẻ 5-6 tuổi
Chỉ trong mấy ngày sau khi sinh trẻ đã có những phản xạ về thị giác Chẳng hạn như trẻ nheo mắt lại khi có ánh sáng lóe lên trước mặt, trẻ biết quay đầu về hướng có nguồn sáng mạnh, hoặc trẻ biết nhìn theo nguồn sáng nhấp nháy, có chuyển động chậm Ở giai đoạn sơ sinh này khuôn mặt của người mẹ là loại kích thích thị giác đầu tiên của trẻ Trong khi bú, trẻ thường nhìn vào mẹ cho đến lúc ngủ
Các cơ quan của trẻ còn non nớt và chưa hoàn thiện, nhưng điều đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh thì thính giác và thị giác phát triển nhanh hơn các
cử động của thân thể Sở dĩ có điều đó là nhờ vào sự trưởng thành nhanh chóng của hệ thần kinh, trước hết là não bộ Cụ thể là chỉ trong vài tuần lễ đầu khu vực hoạt động của thị giác trên võ não đã tăng lên 50%
Trong những tháng đầu tiên trẻ đã biết khám phá môi trường xung quanh bằng thị giác Dưới sự định hướng bằng mắt cùng với sự tiếp xúc với
đồ vật trẻ dần dần biết được vài đặc tính đơn giản của đồ vật Đến cuối tuổi hài nhi trẻ đã biết điều chỉnh vận động tay của mình tương đối chính xác với
sự xác định của mắt Càng cuối giai đoạn này thì vận động hướng đến đồ vật càng chính xác hơn, vị trí của ngón tay, cử động tay tương ứng với kích cỡ của đồ vật
Quá trình hoạt động với đồ vật, nhất là hành động công cụ và hoạt động thiết lập mối tương quan của trẻ ấu nhi đã giúp trẻ lứa tuổi này có được tri
Trang 19giác tinh vi và đầy đủ dần Chẳng hạn như trẻ đã biết nhìn trước bằng mắt để chọn các đối tượng thích hợp theo một tương quan nhất định rồi sau đó mới tổ chức hành động thiết lập các tương quan cho đúng Hành động tri giác được hình thành ở giai đoạn này Ngoài việc trẻ biết thiết lập đồ vật phù hợp với hình dạng, màu sắc, độ lớn theo tương quan nhất định thì trẻ cũng nhận ra được vị trí, phương hướng và trình tự sắp xếp của đồ vật
Tri giác thị giác của trẻ dưới 3 tuổi chủ yếu tập trung vào hình dạng và
màu sắc của đối tượng “ Những đối tượng rực rở, đẹp đẽ đặc biệt thu hút trẻ
từ một đến ba tuổi” [ A.A Liublinxkaia, tr 215 , Tâm lý học trẻ em tập 1] Và
các công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ lên ba tuổi hoàn toàn có thể tiếp nhận được những biểu tượng của năm hình ( tròn, bầu dục, vuông, chữ
nhật, tam giác) và tám màu ( đỏ, da cam, vàng, lục, xanh, tím, trắng và đen)[
tr118, Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non]
Suốt giai đoạn ấu nhi hành động bằng mắt được phát triển mạnh mẽ Trẻ đã biết so sánh đối chiếu thuộc tính của các đối tượng bằng mắt Trẻ dùng mắt để định hướng hành động chứ không còn ướm thử nữa Hành động định hướng bằng mắt giúp trẻ lĩnh hội được biểu tượng về các đối tượng Các biểu tượng này được trẻ tích lũy và ghi lại thành kinh nghiệm của mình Sau đó trẻ
sử dụng kinh nghiệm này vào cuộc sống để đối chiếu với các vật khác trong tri giác Chẳn hạn, khi tri giác hình tròn thì trẻ thấy giống quả cam, giống bánh xe, hay giống quả bóng…
Đến lưa tuổi mẫu giáo tất cả các loại tri giác của trẻ sự phát triển mạnh
“ Tri giác của trẻ 5-6 tuổi khác biệt rõ rệt về mặt chất lượng so với tri giác
của trẻ ở độ tuổi nhỏ hơn Sự khác biệt đó thể hiện ở mức độ phong phú của các kiểu, loại tri giác, ở mức độ chủ định của quá trình tri giác, ở độ nhạy cảm của các giác quan và tính mục đích của hoạt động” [Ngô Công Hoàn,
Tâm lý học và Giáo dục học Nhà Xuất bản Hà Nội 1996]
Trang 20Các nhà nghiên cứu Xô Viết đã chỉ ra vai trò chủ chốt của hình dạng và màu sắc trong sự tri giác của trẻ mẫu giáo.Theo Z.M.Bôgulapxkai thì trong quá trình tri giác đôi khi trẻ hướng đồng thời vào cả hai dấu hiệu màu sắc và hình dạng của đối tượng Còn S.N Salabin đã chỉ ra rằng trẻ ở tuổi mẫu giáo nhỏ đã hướng hoàn toàn đúng vào hình dạng của đối tượng dưới dạng hình lờ
mờ hay ngay cả hình viền Như vậy, trẻ tri giác hình dạng của đối tượng dựa trên sự vận động của cơ quan thị giác Chính sự vận động này của thị giác đã giúp chúng ta tách bạch được đường viền của sự vật để tạo ra ảnh về hình dạng của sự vật trong đầu ta
Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đã có khả năng quy những vật thể xung quanh về dạng hình học Hình dạng của đối tượng được trẻ hòa với nội dung của đối tượng Ở trẻ 3-4 tuổi nhìn mái nhà ở hình tam giác, ở hình nón đỉnh lộn xuống dưới thành cái phễu , hình chữ nhật là cửa sổ Còn trẻ 5-6 tuổi có thể tách bạch chính hình dạng chính hình dạng theo sự giống nhau của nó với đối tượng nhất định Chẳng hạn, trẻ nói vòng tròn giống như bánh xe , hình hộp vuông như bánh xà phòng, còn hình trụ như cái cốc
Tri giác về màu sắc của trẻ 5-6 tuổi phát triển mạnh Ngoài những màu
cơ bản, trẻ đã có thể nhận biết, phân biệt và gọi được tên của các màu sắc khác nhau Khi tham gia hoạt động tạo hình trẻ đã biết phối hợp các màu cơ bản để tạo hình cho tác phẩm có màu sắc giống với đối tượng thật Ví dụ như màu xanh lá chuối, màu xanh nước biển, xanh lá cây…
Như nghiên cứu ở trên, hoạt động với đồ vật của trẻ ấu nhi đã giúp trẻ nhận thức được hình dáng, kích thước của đối tượng Bằng chứng là trẻ xòe
cử động tay sao cho tương ứng với độ lớn của vật, hoặc trẻ cố gắng với tay dài ngắn sao cho ứng với khoảng cách giữa trẻ và đồ vật Đến giai đoạn 5-6 tuổi, tri giác về kích thước của trẻ đã thành thục Trẻ đã phân biệt được kích thước to, nhỏ của các vật và sắp xếp chúng một cách chính xác theo yêu cầu nhỏ dần hoặc to dần Trẻ có thể dễ dàng phân biệt được đối tượng lớn khỏi
Trang 21đối tượng nhỏ Như vậy, có thể thấy trẻ đã có khả năng phân biệt được kích thước to, nhỏ của vật mà rất ít khi bị nhầm lẫn khái niệm này
Tri giác không gian của trẻ được hình thành do quá trình trẻ tác động tích cực lên đối tượng Những thực nghiệm của N.LPhigurin, M.P Đennhisova, T.I.Đanhiusepxkaia, A.A Prexman…chỉ ra rằng lúc 2 tuổi , trẻ nhận biết độ
xa và địa thế đối tượng dựa vào cảm giác cơ cùng với cảm giác thị giác.Đến
ba bốn tuổi chưc năng của bộ máy phân tích vận động là chủ đạo Chỉ sau năm sáu tuổi, trẻ có thể định hướng về khoảng cách dựa vào tri giác thị giác Tuy nhiên, phương hướng và vị trí của các đối tượng là những thuộc tính tương đối khó xác định đối với trẻ Khả năng tri giác không gian của trẻ còn non nớt và gặp rất nhiều trở ngại Giai đoạn mẫu giáo là giai đoạn đầu tiên trẻ làm quen với hướng và vị trí của các đối tượng trong không gian Những nghiên cứu của A Ia Kôlotna, Ph.N Seminakin, A.E kôzureva,
K.N.Kornhinlop đã chỉ ra rằng: “chừng nào trẻ chưa nắm vững sự gọi tên
không gian, trẻ trong thực tế có thể định hướng có kết quả chỉ trong hoàn cảnh quen thuộc” [A.A Liublinxkaia, tr 229 , Tâm lý học trẻ em tập 1] Có
nghĩa là, trẻ thường sử dụng những từ như “ ở đó”, “ở kia”, “xa”, “gần”, “kia kìa”…để diễn tả về sự định hướng của đối tượng Và đây chính là bước đầu trong sự thông hiểu không gian của mình
Khó nhất đối với trẻ mẫu giáo là việc nắm vững quan hệ bên phải và bên trái, điều này liên quan với đặc điểm tri giác và sự đánh giá vị trí thân thể của trẻ Để định hướng được vị trí, phương hướng của đối tượng trong không gian đứa trẻ phải dựa vào cơ thể mình, lấy cơ thể mình làm mốc rồi từ điểm mốc
đó trẻ mới xác định được phương hướng của đối tượng Sau một quá trình lâu dài bằng cách lấy mình làm mốc để ướm, xoay và đối chiếu để xác định vị trí, phương hướng của đối tượng thì đứa trẻ mới dần dần thoát khỏi cơ thể trong
sự định hướng này Trẻ bắt đầu tìm kiếm điểm mốc ở các sự vật, hiện tượng xung quanh nó Đến cuối tuổi mẫu giáo trẻ đã có thể phân biệt chính xác các
Trang 22hướng của sự vật, hiện tượng xung quanh Trẻ có thể xác định được vị trí giữa trẻ với vật và giữa các vật với nhau
Như vậy, đối với trẻ việc xác định phương hướng của đối tượng trong thế giới khách quan là một quá trình cần phải được rèn luyện Và quan trọng
là sự rèn luyện, phát triển tri giác thị giác cho trẻ Sự định hướng không gian của trẻ tốt phải dựa vào sự chuẩn của tri giác thị giác Vì thế, tri giác thị giác
có vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng, vị trí của vật trong không gian Việc xác định đúng vị trí như bên trái, bên phải, bên trên, bên dưới, đắng trước, đằng sau…trong không gian có ý nghĩa to lớn trong đời sống của trẻ Đăc biệt là đối với việc học tập sau này của trẻ ở trường phổ thông.Vì nếu nhầm lẫn về sự định hướng trong không gian trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong các hoạt động của mình
1.2.3 Vai trò phát triển tri giác thị giác cho trẻ 5-6 tuổi
Mục tiêu của bậc học giáo dục mầm non là cần cho trẻ lĩnh hội những biểu tượng sơ đẳng về môi trường xung quanh, hình thành cơ sở tình cảm đạo đức ban đầu cho trẻ, và chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông Theo quan điểm của các nhà khoa học giáo dục mầm non trên thế giới, trong khu vực và
ở nước ta việc hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu về thế giới xung quanh, phát triển và hoàn thiện dần các quá trình tâm lý nhận thức có ý nghĩa lớn cho việc chuẩn bị về tâm lý cũng như tâm thế cho trẻ mẫu giáo chuẩn bị vào lơp một
Bước vào lớp một là một bước ngoặt trong cuộc đời của trẻ Ở trường mầm non vui chơi là hoạt động chủ yếu thì lên lớp một hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo Sự thay đổi về hoạt động chủ đạo này buộc trẻ phải hoạt động trí tuệ nghiêm túc Mọi hoạt động ở trường phổ thông mang tính bắt buộc vì thế đòi hỏi trẻ phải cố gắng nhiều cả về thể xác lẫn trí tuệ
Để thích nghi tốt ở trường phổ thông, thì ngay ở độ tuổi mẫu giáo trẻ phải được chuẩn bị một số phẩm chất tâm lý cần thiết cho việc học tập Việc
Trang 23phát triển tri giác thị giác cho trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng Vào lớp một trẻ không chỉ làm quen với các chữ viết hay con số mà còn đòi hỏi trẻ phải đọc, phải viết, phải hiểu và ứng dụng được nó.Tri giác thị giác chuẩn sẽ giúp trẻ nhận biết và phân biệt chính xác các thông tin của đối tượng
Tri giác thị giác là khả năng diễn giải những gì trẻ thấy đê sử dụng thông tin đó một cách phù hợp Sự diễn giải thông tin của mắt đúng với sự vật, hiện tượng khách quan sẽ tạo tâm thế tốt cho hoạt động học tập của trẻ ở lớp một Nhờ có khả năng tri giác thị giác trẻ không những nhận biết, phân biệt được những người xunh quanh mà trẻ còn nhận nhận ra chính cơ thể mình
Tri giác thị giác giữ vai trò định hướng cho các vận động của bản thân trẻ và các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ Đồng thời, tri giác thị giác còn giúp trẻ nhận ra sự biến đổi không ngừng của các đối tượng trong môi trường xung quanh này Sự đinh hướng của tri giác thị giác được thể hiện ở tất cả các hoạt động trong cuộc sống của trẻ Chẳng hạn như hoạt động học tập, hoạt đông chơi, và cả trong lao động
Đối với hoạt động học tiếng việt và toán ở lớp một trẻ sẽ gặp một số khó khăn trong việc phân biệt nhanh và đúng nếu như các số và chữ đó tương
tự gần giống nhau như: chữ “ O” và chữ “Q”, chữ “p” và chữ ”b”, chữ “I” và chữ “L”, chữ “p” và chữ “q”… Số “6” với số “9”, số “3” với số “5”, số “8” với số “3”…Nhờ có khả năng tri giác thị giác mà trẻ phân biệt được số và chữ cái trong tập hợp của chúng, nhận ra được chữ in thường hay in hoa, dù các số
và chữ đó có những nét tương tự nhau Vậy tri giác thị giác giúp cho trẻ có vốn biểu tượng đúng và ổn định về sự vật xung quanh Bởi lẽ chỉ cần tri giác thị giác sai lệch về vị trí của một số nét đơn giản thì biểu tượng đó đã không còn đúng nữa
Đối với trẻ mẫu giáo việc xác đinh vị trí của đối tượng đôi khi trẻ còn gặp nhiều khó khăn, lung túng Đặc biệt là những đối tượng có sự tương đồng lớn và sự khác biệt nhỏ ở những thuộc tính này Việc phát triển tri giác thị
Trang 24giác cho trẻ mẫu giáo sẽ cung cấp một lượng biểu tượng lớn về sự vật hiện tượng trong môi trường xung quanh cho trẻ Tri giác thị giác chính xác cho phép trẻ xác định đúng vị trí, thứ tự của một vật Ví dụ như trẻ ngồi ở bàn thứ mấy trong lớp, đứng ở vị trí nào trong tổ Hoặc trong tập hợp chữ thì chữ nào
sẽ đứng trước chữ nào để tạo thành từ có nghĩa…Như vậy việc phát triển tri giác nhìn để giúp trẻ nhận biết đúng thứ tự sắp xếp của các sự vật, hiện tượng trong môi trường xung quanh sẽ giúp cho trẻ không bị nhầm lẫn trong hoạt động học tập, cũng như trong chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường phổ thông Để nhận biết, phân biệt chính xác những đối tượng trong môi trường xung quanh
Tóm lại, việc rèn luyện, phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ mẫu giáo có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của trẻ Thiết nghĩ, để tri giác trị giác chính xác đứa trẻ ngoài việc nổ lực quan sát ra thì trẻ còn phải huy động sự tập trung chú ý, sự nổ lực khám phá Và đây cũng là phẩm chất tâm lý cần thiết tạo tiền đề tâm thế sẵn sàng cho việc học tập sau này của trẻ Tri giác thị giác giúp trẻ có những biểu tượng chính xác về thế giới khách quan để thích nghi tốt với môi trường sống và học tập, đặc biệt là đối với việc học đọc, học viết, và khả năng tính toán ở trường phổ thông Vì vậy, khả năng tri giác thị giác tốt là một yếu tố quan trọng để đảm bảo kết quả học tập của trẻ Nó còn là điều kiện đảm bảo về mặt tâm lý để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một
1.3.Lý luận về hoạt động làm quen MTXQ ở trường mầm non
1.3.1.Khái niệm về hoạt động LQMTXQ ở trường mầm non
Thuật ngữ MTXQ xuất hiện cùng lúc với sự ra đời sinh quyển của trái đất MTXQ đó là tất cả những gì bao quanh cuộc sống con người, là tất cả những gì con người đang nhận thức và tìm kiếm trong tương lại Quá trình hình thành, biến đổi và phát triển không ngừng của MTXQ ta có vô vàn những điều kỳ thú mà con người phải hiểu, phải “nhìn” để sống cùng với môi trường đó
Trang 25Khái niệm làm quen với môi trường xung quanh được định nghĩa như
sau: “ Làm quen với môi trường xung quanh là quá trình phát triển trẻ em
như một nhân cách được bắt đầu từ thích ứng đến lĩnh hội và cải tạo môi trường”.[ Tr9,Hoàng Thị Phương, Giáo trình lý luận và phương pháp hướng
dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh, Nhà xuất bản sư phạm Hà nội] Khái niệm này có thể hiểu: Con người và môi trường luôn có quan hệ mật thiết với nhau Quá trình cá nhân trở thành “ người” là một quá trình cá nhân thích ứng với môi trường, nhận thức về môi trường và cải tạo nó để đáp ứng nhu cầu phát triển bản thân
Trẻ luôn có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh, đó chính là động lưc tự nhiên để trẻ nhận thức thế giới và phát triển chính mình Mỗi một đứa trẻ chính là một nhà thám hiểm bẩm sinh Trong vòng sáu năm đầu đời trẻ học được rất nhiều trong tổng kiến thức của đời người Vậy Ngay từ khi sinh ra đời, trẻ đã gắn bó mật thiết với môi trường xung quanh
Nhiệm vụ phát triển nhận thức cho trẻ ở trường mầm non đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chương trình của giáo dục mầm non Sự bùng
nổ của khoa học công nghệ thông tin, đòi hỏi con người phải không ngừng tư duy, sáng tạo, linh hoạt…để đương đầu với cuộc sống thực tại Theo xu thế
đó, hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh đã trở thành một
bộ phận của chương trình giáo dục mầm non
1.3.2.Đặc điểm làm quen MTXQ của trẻ 5-6 tuổi
Tò mò, khám phá và cố gắng tìm hiểu thế giới xung quanh là bản tính của trẻ nhỏ Ở lứa tuổi nhà trẻ, trẻ học về môi trường xung quanh qua các giác quan và bằng các vận động thân thể Vận động thân thể và sự phát triển khả năng điều khiển cơ thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc học và nhận biết môi trường xung quanh của trẻ Ngay từ tuổi nhà trẻ, trẻ đã muốn tìm hiểu về bản thân mình, về vị trí của mình trong gia đình và xã hội Đặc biệt là trẻ luôn
Trang 26hứng thú trước những thuộc tính như màu sắc, âm thanh, mùi vị, hình dáng ngộ nghĩnh của các sự vật hiện tượng xung quanh
khả năng tập trung chú ý và mức độ nhận biết về môi trường xung quanh còn phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý ở từng lứa tuổi khác nhau của trẻ Trẻ nhà trẻ thì cần cung cấp kiến thức đơn giản cụ thể, trẻ mẫu giáo kiến thức cung cấp phải khái quát hơn Ở từng lứa tuổi khác nhau thì yêu cầu về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động làm quen vơi môi trường xung quanh phải phù hợp với mức độ nhận thức tương ứng theo đặc điểm lứa tuổi của trẻ
Khả năng nhận thức của trẻ được phát triển qua việc tiếp xúc, tìm hiểu các đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu, qua các hoạt động tìm hiểu động vật, thực vật, các hiện tượng tự nhiên Trẻ mẫu giáo rất thích thú với việc sử dụng các đồ dùng trong nhà, thích tháo lắp các vật dụng xung quanh, thích được tham gia lao động cùng với những người lớn trong nhà Trẻ rất thích hoạt động trong thiên nhiên, trong sự giao tiếp với bạn bè, với người lớn, trong sự tiếp xúc với đồ vật xung quanh Trẻ có thể dành tất cả thời gian của mình để tiếp xúc với thiên nhiên,cây cỏ, nước, đất đá…Trẻ mẫu giáo đã bắt đầu có những suy luận, thắc mắc khi bắt gặp những hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sự tan chảy của nước đá…Những lúc ấy trong đầu óc trẻ xuất hiện hàng loạt câu hỏi tại sao Khi người lớn đón nhận và giải đáp được những câu hỏi bất tận của trẻ thì trẻ rất sung sướng
Về mặt tâm lý, các hoạt động tham gia quá trình nhận biết môi trường xung quanh của trẻ ( cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy…) còn chưa hoàn thiện vì vậy mà những tri thức mà trẻ lĩnh hội được còn hời hợt, thiếu chính xác Trẻ chỉ nắm được dấu hiệu bên ngoài, chứ chưa phải bản chất bên trong của các sự vật hiện tượng Những đối tượng rực rỡ sẽ nhanh thu hút trẻ, trẻ dễ
ấn tượng nhưng lại mau quên Trẻ có được biểu tượng về môi trường xung quanh thông qua sự tiếp xúc trực tiếp với đối tượng Sự nhận biết của trẻ về
Trang 27môi trường xung quanh còn mang nặng cảm tính và tính trực quan hành động
Vì thế, trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh người lớn phải sử dụng những phương tiện trực quan, cho trẻ thao tác, hành động với đối tượng xung quanh một cách trực tiếp thì sự nhận biết của trẻ về môi trường xung quanh sẽ sâu sắc, ghi nhớ lâu bền hơn
Như vậy, việc nghiên cứu đặc điểm làm quen với môi trường xung quanh ở trẻ có vai trò quan trọng đối với việc vạch ra những phương thức phát triển các quá trình nhận thức cho trẻ
1.4.Ảnh hưởng của hoạt động LQMTXQ đối với sự phát triển của trẻ
Tất cả những gì tồn tại trong MTXQ đều có vai trò nhất định đối với sự sống của trái đất Hoạt động tìm hiểu, làm quen với môi trường xung quanh mình có ý nghĩa rất lớn đối với sự sống, hơn nữa nó còn giúp chúng ta thích ứng, cải tạo và giúp con người tự hoàn thiện chính mình
Khi trẻ khám phá và thử nghiệm với môi trường xung quanh, trẻ thu nhận các quá trình tư duy khoa học – hình thành các khái niệm và giải quyết vấn đề, đồng thời trẻ cũng thu nhận được kiến thức Xét về mặt sinh lý, trẻ em muốn tồn tại và phát triển cần phải tích cực tiếp cận với môi trường sống Sự tiếp cận với môi trường sống của trẻ là tiền đề của quá trình nhận biết Trẻ tìm hiểu, tiếp cận với môi trường xung quanh bằng chính các giác quan và vận động của cơ thể mình Vì thế, trong quá trình làm quen với môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và dần hoàn thiện các giác quan
Song song với quá trình nghiên cứu về sự hình thành của trái đất, thì con người cũng không ngừng nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người và môi trường xung quanh nó Ngay từ thời xa xưa, các nhà giáo dục học đã biết tận dụng môi trường xung quanh làm phương tiện giáo dục trẻ Nhà
giáo dục người Thụy Sĩ Iohan Henrich Pextalodi đã nhấn mạnh vai trò của
thiên nhiên đối với sự phát triển năng lực trí tuệ và sự tồn tại của con người Ông cho rằng sự chăm sóc đầu tiên đối với đứa con của mình là dạy
Trang 28nó biết quan sát các đối tượng xung quanh và tập nói Đồng thời ông còn đưa ra cách hướng dẫn cách dạy trẻ thế nào để trẻ biết cách xem xét các đối tượng xung quanh, cũng như đưa ra các phương pháp , biện pháp, hình thức dạy trẻ quan sát và tập nói
Tư tưởng của Iohan Henrich Pextalodi đã được Iohan Phridrich
Bodođop vận dụng và phát triển mạnh mẽ trong hệ thống giáo dục trẻ em ở các vườn trẻ
Nhà tâm lý lỗi lạc Jean Piagie đã giải thích tính ham hiểu biết của trẻ và khát vọng hành động của trẻ trong môi trường xung quanh sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển của trẻ Khi gặp điều gì đó trong môi trường không phù hợp với những kinh nghiệm và hiểu biết của trẻ, trẻ tự tìm hiểu trong trạng thái không cân bằng về tinh thần Để trở lại trạng thái cân bằng tinh thần, trẻ được thúc đẩy hành động trong môi trường Trẻ có thể thăm dò các đối tượng hoặc các ý tưởng bằng cách tìm ra cái gì đó phù hợp với khung khái niệm hiện có của trẻ - quá trình này gọi là đồng hóa Và nghiên cứu này của ông đã có ảnh hưởng to lớn đến việc dạy học và đặc biệt là phương pháp hướng dẫn trẻ học, trẻ khám phá môi trường xung quanh ở các trường mầm non
Như vậy, vấn đề cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh đã được đặt ra từ rất lâu và được phát triển dựa trên nhiều thành tựu của tâm lý, giáo dục…đặc biệt là dưới ánh sáng của triết học Mác – Lênin Môi trường xung quanh là một thực thể đa dạng, phong phú và luôn luôn biến động Trong đó, con người là kết quả của quá trình phát triển lâu dài và liên tục của giới tự nhiên Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ Con người khác với sinh vật ở chỗ chúng ta có tính xã hội, biết sáng tạo ra văn hóa, và không ngừng hoạt động tác động vào thế giới xung quanh ta Nhà giáo dục học Nga K.D.Usinxki đã nhấn mạnh vai trò của môi trường xã hội trong việc dạy tiếng
mẹ đẻ cho trẻ em Hai nhà nữ giáo dục Xô Viết nổi tiếng E.I.Tikheeva và E.N.Vodovodova cũng đã nhấn mạnh vai trò của cuộc sống xã hội, thế giới đồ
Trang 29vật đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em trước tuổi đi học và đã đi sâu vào nghiên cứu phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường thiên nhiên
Chiếu theo những quan điểm này thì vấn đề người lớn hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ để trẻ nhận biết được các hiện tượng xung quanh, cũng như dạy trẻ cách thức hành động thực tiễn trong môi trường sống là thiết yếu
Như vậy, việc trẻ được tiếp cận, được hướng dẫn khám phá môi trường xung quanh rộng lớn, đa dạng và phong phú sẽ tạo cơ hội để nuôi dưỡng, kích thích tính ham hiểu biết, và làm “ bùng nổ” nhu cầu ham học hỏi, thích tìm tòi, quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh sẵn có của những đứa trẻ
1.5 Phát triển tri giác thị giác cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động LQMTXQ
Trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh ở trường mầm non dưới sự tổ chức có định hướng, có kế hoạch trẻ có nhiều cơ hội để phát triển triển khả năng tri giác thị giác của mình cụ thể:
Trẻ luôn được tiếp cận trực tiếp với các đối tượng của môi trường xung quanh, được huy động đến mức tối đa sự tham gia của các giác quan ( thị giác, thính giác, xúc giác…) và sự vận động cơ thể để khảo sát sự vật hiện tượng Trẻ được tìm hiểu, tiếp cận những hoàn cảnh cụ thể: như gia đình,
Trang 30trường lớp, thế giới đồ vật, các yếu tố vô sinh, hữu sinh một cách có kế hoạch
đã tạo điều kiện cho khả năng tri giác thị giác của trẻ được mở rộng từ ít đến nhiều, từ gần đến xa, từ hình thức đến nội dung của sự vật, hiện tương, và con người xung quanh Hoạt động hướng dẫn trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh luôn hướng đến mục tiêu rèn luyện và phát triển các quá trình tâm lý nhận thức cho trẻ Trong đó quá trình rèn luyện và phát triển cảm giác, tri giác rất được chú trọng
Trong quá trình tìm hiểu MTXQ, ngoài việc trẻ được tổ chức tri giác các sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp, thì trẻ còn được khám phá các đối tượng thông qua các hình thức như chơi, thí nghiệm, lao động Việc sử dụng các phương pháp trực quan trong hoạt động làm quen với MTXQ có ý nghĩa trong việc phát triển và rèn luyện năng lực tri giác thị giác ở trẻ
Với mục tiêu củng cố tri thức, mở rộng sự hiểu biết, và phát triển hứng thú nhận thức của trẻ trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh đã giúp cho trẻ có thêm nhiều biểu tượng về thế giới khách quan Vốn biểu tượng này cho phép trẻ dễ dàng tri giác nhanh chóng, chính xác cái bản chất cốt yếu nhất của sự vật, hiện tượng xung quanh Đồng thời còn giúp trẻ có khả năng diễn giải tốt những gì trẻ thấy,và trẻ còn có thể sử dụng thông tin đó một cách phù hợp trong cuộc sống
Tìm hiểu môi trường xung quanh giúp trẻ hiểu biết về MTXQ đồng thời giúp trẻ hiểu biết về chính bản thân mình Quá trình tìm hiểu MTXQ của trẻ ở trường mầm non sẽ kích thích, nuôi dưỡng tính ham hiểu biết ở trẻ, trẻ học được cách quan sát, so sánh, suy luận, giải thích Dưới nhiều hình thức
tổ chức cho trẻ tìm hiểu MTXQ ở trường mầm non, trẻ luôn có cơ hội được vui chơi, được khám phá, được củng cố và hoàn thiện kỹ năng quan sát Sự tương tác qua lại tích cực giữa trẻ với môi trường vật chất và môi trường xã hội xung quanh, chính là quá trình trẻ được tiếp cận, tri giác trực tiếp các đối tượng của môi trường xung quanh trong sự phong phú, đa dạng của chúng
Trang 31Như vậy, hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh ở trường mầm non có rất nhiều cơ hội để rèn luyện và phát triển tri giác thị giác cho trẻ Qua đó, ta có thể dạy trẻ cách tri giác thị giác nhanh và chính xác bản chất của sự vật, hiện tượng xung quanh
1.5.2 Biện pháp phát triển tri giác thị giác thông qua hoạt động LQMTX ở trường mầm non
Theo tác giả Nguyễn Thị Hoà trong “Giáo trình Giáo dục hoc mầm
non” – Nhà Xuất bản Đại học sư phạm đưa ra định nghĩa: “Biện pháp giáo
dục mầm non được hiểu là cách làm cụ thể trong hoạt động hợp tác cùng nhau giữa giáo viên với trẻ nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đã đặt ra ở lứa tuổi mầm non” Hay biện pháp là cách làm cụ thể trong hoạt
động cùng nhau giữa cô và trẻ
Theo cuốn “ Từ điển Tiếng Việt” – Viện khoa học xã hội nhân văn (1992): “ Biện pháp là cách làm , cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể”
Từ những định nghĩa trên chúng tôi đưa ra định nghĩa Biện pháp phát triển tri giác thị giác thông qua hoạt động LQMTX ở trường mầm non như sau:
Biện pháp phát triển tri giác thị giác thông qua hoạt động LQMTX ở trường mầm non là cách hoạt động cùng nhau giữa cô và trẻ trong hoạt động LQMTXQ nhằm phát triển tri giác thị giác cho trẻ
Như vậy, Biện pháp phát triển tri giác thị giác cho trẻ thông qua hoạt động LQMTXQ ở trường mầm non là việc cô giáo xây dựng các thủ thuật sư phạm sao cho hoạt động gắn bó giữa giáo viên và trẻ trong quá trình tìm hiểu MTXQ đạt hiệu quả cao Và trẻ khám phá MTXQ dưới hệ thống tác động của những trò chơi, những bài tập…cụ thể trong điều kiện tốt nhất nhằm phát triển khả năng tri giác thị giác của mình
Trang 32Tiểu kết chương 1
Tri giác là thành phần quan trọng của quá trình nhận thức cảm tính Trong đó tri giác thị giác đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống Tri giác thị giác là loại tri giác sử dụng cơ quan thị giác để tiếp nhận thông tin từ thế giới bên ngoài Tri giác thị giác giúp con người lĩnh hội được những thuộc tính của sự vật xung quanh
Phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ mẫu giáo có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của trẻ Tri giác thị giác giúp trẻ có những biểu tượng chính xác về thế giới khách quan để thích nghi tốt với môi trường sống và học tập, đặc biệt là đối với việc học đọc, học viết, và khả năng tính toán ở trường phổ thông Vì vậy, khả năng tri giác thị giác tốt là một yếu tố quan trọng để đảm bảo kết quả học tập của trẻ Nó còn là điều kiện đảm bảo về mặt tâm lý để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một
Hoạt động khám phá tìm hiểu MTXQ của trẻ có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển của trẻ Sự tiếp cận với môi trường sống của trẻ là tiền đề của quá trình nhận biết Hoạt động làm quen với môi trường xung quanh ở trường mầm non dưới sự tổ chức có định hướng, có kế hoạch trẻ có nhiều cơ hội để phát triển triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ Hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh ở trường mầm non có rất nhiều cơ hội để rèn luyện và phát triển tri giác thị giác cho trẻ và qua đó ta có thể dạy trẻ cách tri giác thị giác nhanh và chính xác bản chất của sự vật, hiện tượng xung quanh Chính vì ý nghĩa này mà người lớn thông qua hoạt động này đã tìm cách thức
để phát triển tri giác thị giác cho trẻ
Trang 33CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRI GIÁC THỊ GIÁC CỦA TRẺ 5-6 TUỔI VÀ VIỆC SỬ DỤNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TRI GIÁC THỊ GIÁC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG
LQVMTXQ 2.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng tri giác thị giác của trẻ 5-6 tuổi và việc sử dụng biện pháp phát triển tri giác thị giác trong hoạt động LQVMTXQ ở trường mầm non nhằm xây dựng biện pháp phát triển tri giác thị giác cho trẻ 5-6 tuổi
2.2 Khách thể và địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Khách thể nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 153 trẻ 5-6 tuổi Trong đó, 78 trẻ thuộc trường mầm non Họa Mi- Quận 5- Tp Hồ Chí Minh 75 trẻ thuộc trường mầm non Sơn Ca– Bình Thuận
và 32 giáo viên đang dạy trực tiếp ở các lớp mẫu giáo lớn ở trên 2 địa bàn
Tất cả các cháu được chọn để nghiên cứu là những trẻ phát triển bình thường về mặt trí tuệ, nhanh nhẹn, khỏe mạnh và không có vấn đề về mặt tâm lý Chúng tôi đã tìm hiểu thông qua giáo viên chủ nhiệm, đồng thời thông qua việc tiếp cận với các cháu chúng tôi nhận thấy 153 trẻ của các trường này đều đạt yêu cầu về mặt nhận thức để thực hiện nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu này
2.2.2 Địa bàn nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành điều tra 2 trường mầm non thuộc 2 địa bàn: Trường MN Họa Mi –Quận 5-Thành phố Hồ Chí Minh và Trường mầm non Sơn ca - Thành Phố Phan Thiết- Bình Thuận
+ Trường MN Họa Mi được thành lập vào năm 1995 Năm 2004 trường
đã vinh dự được công nhận Trường MN Đạt Chuẩn Quốc Gia giai đoạn 2002 – 2005 Hiện nay, trường có lực lượng dạy và học khá dồi dào, đội ngũ cán bộ
Trang 34quản lý có trình độ chuyên môn và thâm niên công tác lâu năm, đội ngũ giáo viên 100% đạt chuẩn có sức khỏe, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ; đội ngũ cán
bộ - nhân viên phục vụ tận tình chu đáo Cơ sở vật chất của trường khang trang, đầy đủ tiện nghi
+ Trường mầm non Sơn ca nằm trên địa phận của thành phố Than Thiết Được thành lập năm 2003 Trường này có bề dày thành tích trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ Đội ngũ giáo viên chủ yếu là trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo và 100% đạt chuẩn khuôn viên trường thoáng mát, sạch đẹp, đảm bảo được điều kiện chăm sóc – giáo dục trẻ
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu mức độ tri giác thị giác của trẻ 5-6 tuổi
- Tìm hiểu về nhận thức của giáo viên về vai trò của tri giác thị giác và ý kiến của họ về mức độ phát triển tri giác thị giác của trẻ 5-6 tuổi
- Điều tra về các biện pháp giáo viên sử dụng phát triển tri giác thị giác của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động LQMTXQ ở trường mầm non
2.4.Phương pháp nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý
- Tận dụng thời gian mọi lúc, mọi nơi để có thể trò chuyện với các cô
2.4.2 Phương pháp quan sát
Trang 35 Mục đích và nội dung
- Quan sát các hoạt động khám phá MTXQ của trẻ để tìm hiểu thêm
về khả năng TGTG của các cháu
- Quan sát giáo viên tổ chức hoạt động LQMTXQ ở trường mầm non
để tìm hiểu thực trạng biện pháp phát triển TGTG cho trẻ 5-6 tuổi
- Tiến hành điều tra và thu thập ý kiến, quan điểm, nhận thức của giáo viên
về các vấn đề TGTG cũng như việc sử dụng biện pháp phát triển tri giác thị giác trong hoạt động LQVMTXQ ở trường mầm non
- Tổ chức cho trẻ thực hiện 3 bài tập thực nghiệm phát hiện ( phụ lục 2)
nhằm đánh giá khả năng tri giác thị giác của trẻ 5-6 tuổi của nhóm trẻ được nghiên cứu
Cách tiến hành
Bước 1: Xây dựng và tiến hành tổ chức cho trẻ thực hiện 3 bài tập thực nghiệm
Trang 36Bước 2: Thu thập, tổng hợp kết quả theo nội dung khảo sát
Bước 3: Nhận xét và đánh giá khả năng TGTG của trẻ
2.4.5 Phương pháp thống kê toán học
Mục đích và nội dung:
- Xử lý kết quả thực trạng TGTG của trẻ và thực trạng biện pháp phát triển tri giác thị giác trong hoạt động LQVMTXQ ở trường mầm non
Cách tiến hành:
- Thu thập số liệu điều tra
- Xử lý kết quả bằng công thức toán học
- Nhận xét thực trạng và phân tích nguyên nhân
2.5 Kết quả nghiên cứu
2.5.1 Kết quả khảo sát khả năng tri giác thị giác trên trẻ 5-6 tuổi được nghiên cứu
2.5.1.1 Nguyên tắc và nội dung bài tập thực nghiệm phát hiện
Các nguyên tắc xây dựng bài tập thực nghiệm phát hiện
Các bài tập thực nghiệm phát hiện khả năng tri giác của trẻ 5-6 tuổi đảm bảo theo các nguyên tắc sau:
+ Bài tập thực nghiệm rõ ràng, có hệ thống, được thiết kế từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó
+ Các hình ảnh để trẻ nhận biết, phân biệt phải dễ nhìn, và không có sự khác biệt quá lớn
+ Các bài tập có nội dung phong phú, sinh động, thực tế và thu hút sức được sức nhìn của trẻ Tuy nhiên, các hình ảnh tri giác không quá phức tạp, gây nhiễu khả năng tri giác nhìn của trẻ
+ Bài tập phải thiết kế dựa trên đặc điểm tri giác thị giác của trẻ
Nội dung của các bài tập
Nội dung các bài tập như sau:
+ Bài tập 1:
Trang 37 Mục đích: Tìm hiểu khả năng nhận biết, phân biệt của trẻ về hình dạng, đường nét, kích thước, phương hướng của các đối tượng
Nội dung: Bài tập này gồm 20 loại hình mẫu Tương ứng với mỗi hình mẫu sẽ có 4 hình gần giống với mẫu về hình dạng, đường nét, kích thước, phương hướng Trẻ phải chọn và tô mầu 1 hình sao cho hình mà trẻ chọn tương ứng với mẫu
+ Bài tập 2:
Mục đích: Tìm hiểu khả năng chú ý tri giác thị giác của trẻ Để làm được đúng yêu cầu của bài tập này ngoài việc trẻ tri giác chính xác đúng đối tương thì trẻ còn phải tập trung chú ý tri giác tất cả những đối tượng giống nhau để quy chúng về một nhóm
Nội dung: Có 5 con đường để đem ngôi sao về đến nhà, mỗi 1 con đường là 1 dãi các hình học nối tiếp nhau Nhiệm vụ của bé là hãy nối các hình học giống nhau để tạo thành 1 con đường chính xác để về trúng đích
Cách tính điểm cho các bài tập như sau:
Bài tập 1: Mỗi hình ảnh chọn đúng trẻ sẽ được 1 điểm Nếu chọn sai thì
ko có điểm Tổng điểm của bài tập 1 là 20 điểm
Bài tập 2: Khi hoàn thiện đúng 1 đường về nhà trẻ được tính 5 điểm, nếu thiếu 1 hình, hoặc sai 1 hình thì bị trừ 1 điểm Tổng điểm của bài tập là 25 điểm
Trang 38Bài tập 3 : Bài tập này có 40 ô hình Trong đó có 16 ô hình giống nhau Mỗi hình tìm đúng sẽ được 1 điểm, sai thì không tính điểm Tổng điểm của bài tập này là 16 điểm
Tổng điểm của 3 bài tập tối đa là 61 điểm
Căn cứ mức độ chính xác mà trẻ làm được Chúng tôi xây dựng thang đánh giá khả năng tri giác thị giác theo tiêu chí sau:
+ Bài tập 1: Trẻ làm được 17-20 điểm đạt loại tốt
Trẻ làm được 10- 16 điểm đạt loại trung bình
Trẻ làm dưới 10 điểm đạt loại yếu
+ Bài tập 2: Trẻ làm được 20- 25 điểm đạt loại tốt
Trẻ làm được 13-19 điểm đạt loại trung bình
Trẻ làm dưới 13 điểm xếp đạt loại yếu
+ Bài tập 3: Trẻ làm được 13- 16 điểm đạt loại tốt
Trẻ làm được 8- 12 điểm đạt loại trung bình
Trẻ làm dưới 8 điểm đạt loại yếu
Tổng điểm của 3 bài tập được tính như sau:
Trẻ đạt từ 48- 61 điểm: Khả năng tri giác thị giác đạt mức độ tốt
Trẻ đạt 30- 47 điểm: Khả năng tri giác thị giác đạt mức độ chính xác trung bình
Trẻ đạt số điểm dưới 30 trở xuống: Khả năng tri giác thị giác đạt mức
độ yếu
2.5.1.2 Kết quả chung
Để có được kết quả về thực trạng khả năng tri giác thị giác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non, chúng tôi đã tiến hành đánh giá thông qua hệ thống các bài tập được xây dựng ở trên và được tiến hành thực hiện trên trẻ Kết quả được thể hiện như sau:
Bảng 2.1 Kết quả thực trạng khả năng tri giác thị giác của trẻ 5-6 tuổi
Trang 39Số trẻ đạt mức độ tốt chiếm 41,2 % Có thể thấy đây không phải là con
số cao tuy nhiên nó cũng là một con số đáng mừng Bởi lẽ những bài tập mà chúng tôi xây dựng ngoài việc cần đến khả năng tri giác thị giác thì trẻ cũng cần phải huy động tối đa sức chú ý, tập trung và tư duy để hoàn thành nhiệm
vụ Qua quan sát chúng tôi thấy những cháu đạt mức độ tốt là những cháu rất tích cực, nhanh nhẹn, có khả năng chú ý cao, và rất có kỹ năng quan sát Chẳng hạn như khi làm bài tập các cháu này biết nhìn tổng thể, nối thử bằng bút chì, sau đó mới nối bằng bút sáp Điều này cho thấy khả năng tư duy của các cháu trong nhóm này rất tốt Ở bài tập 2 và bài tập 3 do có sự tương đồng lớn giữa các đối tượng nên có vài cháu bị lỗi
Thông qua việc trao đổi, cũng như phiếu điều tra giáo viên về việc nhận xét khả năng chung của trẻ thì được biết những cháu này là những cháu có nhận thức tốt, tích cực chú ý học tập trong các hầu hết các hoạt động của lớp Điển hình như các cháu: Nguyễn Lê Thúy An đạt 60/61 điểm, Đặng Văn Hữu đạt 58/61 điểm, Nguyễn Trung Nguyên đạt 57/61 điểm, ( lớp lá 2B- mầm non sơn ca- thành phố phan thiết), Đỗ Thị Ngân đạt 57/61 điểm, Phạm
Trang 40Thị Kim Cúc, Nguyễn Minh Thái đạt 56/61, ( lớp lá 1B- mầm non sơn ca- thành phố phan thiết)
Nguyễn Quang Hải đạt 59/61 điểm, Trần Nguyễn Thu Hiền đạt 57/61 điểm, Trần Thị Anh Đào đạt 56/61 điểm ( lớp lá 1- Trường mầm non Họa Mi- Q5-TPHCM), Trần Nguyễn Thu Hiền đạt 57/61, Bùi Thị Thơm đạt 55/61 điểm (lớp lá 2- Trường mầm non Họa Mi- Q5-TPHCM)
Tuy nhiên, có một số cháu bị nhận xét là chập chạp, không có kỹ năng tri giác, mức độ nhận thức chung ở mức trung bình như cháu: Nguyễn Bá Đông, Cù Thanh Anh Nam( lớp lá 2B- mầm non sơn ca- thành phố phan thiết), Nguyễn Văn Bình, Bùi Ngọc Thanh sang ( lớp lá 2- Trường mầm non Họa Mi- Q5-TPHCM) thì kết quả làm bài vẫn đạt ở mức độ tri giác thị giác tốt Điều này cho thấy để đánh giá khả năng tri giác thị giác ta phải có hệ thống bài tập hợp lý để kiểm tra chứ không thể suy ra từ việc trẻ có năng lực chung như thế nào Những trẻ đạt ở mức độ tri giác thị giác tốt sẽ rất thuận lợi cho việc học chữ, tập đọc sau này ở trường phổ thông
Có 77/153 trẻ đạt mức độ trung bình chiếm 50,3% Qua kết quả trẻ làm chúng tôi thấy trẻ có sự nhiều sự nhầm lẫn ở bài tập 2 và bài tập 3 Trẻ bị nhầm lẫn do sự tương đồng giống nhau giữa các hình trẻ còn bỏ thiếu nhiều hình giống nhau ở bài tập 2 Còn ở bài tập 3 một số trẻ chưa nối hết số hình
để tạo thành sơ đồ về đích Các cháu ở nhóm này hiểu được nhiệm vụ của mình, cũng rất cố gắng hoàn thành bài tập nhưng vì hai bài tập này có sự đòi hỏi ở tư duy và cần phải có cách thức quan sát tốt nên trẻ gặp nhiều khó khăn
để thực hiện đúng nhiệm vụ được giao Trong số những trẻ đạt mức độ trẻ đạt mức độ trung bình này có nhiều trẻ được đánh giá là có nhận thức tốt như trẻ
Lê Huỳnh Anh Tú, Trần Bá Ngự, ( lá 1 – Mầm non Họa Mi), Lê Văn Sơn, Nguyễn Đức Phương,Võ Thị Hạnh (Lá 1B- mầm non Sơn Ca)
Một số trẻ được đánh giá là chậm, nhận thức yếu như cháu Hồ Đức long (Lá 2B- mầm non Sơn Ca) và Lê Xuân Tú (Lá 2- mầm non Họa Mi ) lại