SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại lớp chồi 3 trường mầm non Cư PangSKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại lớp chồi 3 trường mầm non Cư PangSKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại lớp chồi 3 trường mầm non Cư PangSKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại lớp chồi 3 trường mầm non Cư PangSKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại lớp chồi 3 trường mầm non Cư PangSKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại lớp chồi 3 trường mầm non Cư PangSKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại lớp chồi 3 trường mầm non Cư PangSKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại lớp chồi 3 trường mầm non Cư Pang
Trang 1I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là một thành tựu lớn nhất của con người, nó là phương tiệnquan trọng nhất giúp con người biểu đạt được những sở thích, mong muốn, cảmxúc, tình cảm, nguyện vọng … của mình Một đứa trẻ bắt đầu phát triển ngôn từnhững hành động như: khóc, cười, đòi mẹ bế Cho nên việc chậm phát triển kỹnăng ngôn ngữ có thể là nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến trẻ cũng nhưthiếu hụt khả năng truyền tải thông tin sau này Đặc biệt là đối với trẻ dân tộcthiểu số việc phát triển ngôn ngữ sẽ giúp trẻ tự tin trong giao tiếp và thu nhậnthông tin kiến thức Có nhiều cách biểu đạt ngôn ngữ nhưng thông qua hoạtđộng làm quen với tác phẩm văn học thì việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ sẽ làcon đường ngắn nhất và nhanh nhất bởi lẽ: “Tác phẩm văn học - nhựa sống tâmhồn trẻ thơ” Các tác phẩm văn học là một món ăn tinh thần không thể thiếu đốivới trẻ thơ đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo Nó đem lại cho trẻ hiểu biết về thế giớixung quanh Qua những tác phẩm văn học thế giới tràn đầy âm thanh màu sắc,
đã dần được hiện lên trong trí tưởng tượng về cuộc sống gần gũi quen thuộc củatrẻ Ngôn ngữ chính là phương tiện hữu hiệu nhất để phát triển trí tuệ giúp choviệc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở lớp trên và các cấp học sau này Đó là nềntảng để hiểu về thế giới văn học và tiếp nhận nhiều tri thức mới Vì vậy cho trẻhoạt động làm quen với tác phẩm văn học là một trong những nội dung quantrọng cho trẻ mầm non Trẻ mầm non khi làm quen với tác phẩm văn học dướihình thức học bằng chơi- chơi mà học Qua đó trẻ mầm non phát triển toàn diện
về năm mặt
Hiện nay, ngôn ngữ sử dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước
ta là tiếng Việt Do đó việc chuẩn bị ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ mầm non ởvùng đồng bào dân tộc thiểu số là vấn đề vô cùng quan trọng Trong thực tế chothấy phần đa trẻ dân tộc thiểu số trước khi tới trường, lớp mầm non đều sốngtrong môi trường tiếng mẹ đẻ, ít có môi trường giao tiếp tiếng Việt, đến trường
Trang 2trẻ vẫn giao tiếp, học tập, vui chơi bằng tiếng mẹ đẻ, trẻ dân tộc thiểu số vẫncòn nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin trong khi giao tiếp với bạn bè người kinh và
cô giáo, nói không rõ lời, nói ngọng, nói lắp, nói mất dấu, diễn đạt câu chưamạch lạc, rõ ràng, nói không đủ không Thậm chí chưa hiểu cô nói gì và chưagiao tiếp bằng ngôn ngữ phổ thông mà giao tiếp với cô và các bạn bằng ngônngữ mẹ đẻ Vì vậy tôi gặp rất nhiều khó khăn trong khi tổ chức cho trẻ làmquen với tác phẩm văn học cũng như các hoạt động học tập và vui chơi ở trênlớp
Hướng dẫn giáo viên chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộcthiểu số đã được sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện trong những năm gầnđây đã chỉ rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ mầm non Với đặcđiểm ở lớp chồi 3 phân hiệu buôn Hma, trên cơ sở chỉ đạo, triển khai, giúp đỡcủa Phòng Giáo dục huyện Krông Ana và sự hướng dẫn trực tiếp của ban giámhiệu nhà trường Qua thực tiễn đặc điểm tình hình lớp chồi 3 do tôi phụ trách, có96,5 % là trẻ dân tộc thiểu cùng với sự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ đồngnghiệp, tôi đã tích lũy đúc rút được một số kinh nghiệm và đã bắt tay vào nghiên
cứu đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại lớp chồi 3 trường mầm non Cư Pang” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình với mục đích đem đến cho
trẻ lớp mình những giờ làm quen với tác phẩm văn học thật thú vị Đặc biệt sẽgây được những ấn tượng mạnh, ghi nhớ có tính chủ đích để trẻ phát huy đượctính tái tạo, tính tưởng tượng sáng tạo theo logic khoa học
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
* Mục tiêu
Hình thành và phát triển khả năng nghe, nói, đọc, kể tiếng Việt
Hiểu và sử dụng được các từ, câu phù hợp ngữ cảnh trong giao tiếp hằngngày
Trang 3Hình thành khả năng tự tin khi giao tiếp và có hứng thú khi tham gia hoạtđộng bàng tiếng Việt.
Hình thành nhân cách cho trẻ có lối sống văn minh, lịch sự
* Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của đề tài đặt ra nhằm cung cấp, xây dựng một số biện phápphát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi dân tộc thiểu số thông qua hoạt động làmquen với tác phẩm văn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Mầm non, hòanhập trẻ dân tộc thiểu số
3 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số
4 Giới hạn đề tài
Khuôn khổ nghiên cứu: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dântộc thiểu số thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại lớp chồi 3trường mầm non Cư Pang
Đối tượng khảo sát: Trẻ 4- 5 tuổi lớp chồi 3 trường Mầm non Cư Pang.Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018
5 Phương pháp nghiên cứu
a Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu: Tham khảo các tài liệu môdul3: Đặc điểm phát triển ngôn ngữ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻmầm non về ngôn ngữ Module 18: Lập kế hoạch giáo dục trẻ 3-6 tuổi
b Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát hoạt động của trẻ: Phương pháp này giúp giáo viênnắm được những hoạt động của trẻ từ đó vạch ra kế hoạch cụ thể trong quá trìnhchăm sóc và giáo dục trẻ
Trang 4Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Có kế hoạch nghiên cứu kỹ các đề tàitrong chương trình giáo dục mầm non, lên kế hoạch lựa chọn phương pháp, nộidung phù hợp với tình hình thực tế của lớp, chuẩn bị đồ dùng chú trọng tính mở,
đồ chơi đầy đủ, đẹp mắt lôi cuốn thu hút trẻ trẻ, phát hiện và kịp thời sửa sai chotrẻ
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Đối với trẻ mầm non chủ yếu làtrực quan hình ảnh, ghi nhớ có chủ định chưa cao, trẻ dễ nhớ nhanh quên, chonên cần cho trẻ hoạt động một cách tích cực và có kế hoạch ôn luyện cho trẻ,điều này giúp trẻ nhớ lâu đồng thời từ đó hình thành và phát triển những kiếnthức, kỹ năng trong cuộc sống hàng ngày của trẻ
c Phương pháp thống kê toán học: Thu thập và phân tích thống kê toánhọc Từ đó giúp giáo viên nắm được số liệu cụ thể để dễ dàng trong việc theodõi mức độ phát triển của trẻ
II NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
Thực hiện quyết định số 1008/QĐ-TTG về việc phê duyệt đề án “Tăngcường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giaiđoạn 2016- 2020, định hướng 2025 với mục tiêu: Tập trung tăng cường tiếngViệt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số, bảo đảm các
em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trìnhgiáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnhhội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triểncủa đất nước
Thực hiện công văn số 56/ KH- BGDĐT về việc triển khai chuyên đề
“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016- 2020 vớimục tiêu: Xây dựng trường mầm non đảm bảo yêu cầu về môi trường giáo dục
Trang 5(GD), công tác quản lí, chỉ đạo, hoạt động chăm sóc, giáo dục (CSGD) theoquan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Theo sách “Hướng dẫn chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộcthiểu số trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi)nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Về mặt cơ bản đối với trẻ mẫu giáo dân tộcthiểu số tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai Trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số khi họctiếng Việt có một số đặc điểm sau: Trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số bắt đầu họctiếng Việt trên cơ sở kinh nghiệm tiếng mẹ đẻ Môi trường giao tiếp tiếng Việtcủa trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số thu hẹp cả về mặt không gian lẫn thời gian(trong phạm vi trường mầm non) Việc học tiếng Việt của trẻ mẫu giáo dân tộcthiểu số chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ nhất và sự giao thoa giữa ngôn ngữ
mẹ đẻ với tiếng Việt Sự khác biệt văn hóa giữa các dân tộc, trong đó có khíacạnh ngôn ngữ cũng ảnh hưởng tới việc học tiếng Việt Sự khác biệt về điềukiện sống của các nhóm dân tộc thiểu số có tác động nhất định với việc họctiếng Việt của trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số, làm cho trẻ gặp phải những trởngại khi tiếp thu ngôn ngữ tiếng Việt Do đó xuất phát từ lòng yêu nghề mến trẻ
là một giáo viên mầm non từ những hạn chế trên mà tôi gặp phải trong quá trìnhchăm sóc và giáo dục trẻ tôi luôn suy nghĩ xem mình phải làm gì và làm như thếnào để nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số ở lớpchồi 3 trường Mầm non
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Lớp chồi 3 do tôi chủ nhiệm nằm trên địa bàn buôn Hma thuộc xãEaBông là xã nằm trong khu vực đặc biệt khó khăn Tổng số học sinh 29 trong
đó dân tộc: 28, hộ nghèo: 11, đa số trẻ mới lần đầu đến trường, chưa học qua lớp
3 tuổi Hầu hết trẻ chưa nói rõ tiếng Việt, trẻ giao tiếp chủ yếu sử dụng tiếng mẹ
đẻ, ngôn ngữ giao tiếp tiếng Việt còn hạn chế như: Nói không rõ lời, nói ngọng,nói lắp, nói mất dấu, diễn đạt câu chưa mạch lạc, rõ ràng, nói không đủ câu
Trang 6Phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của việc trẻ đến trường, chưa
có kiến thức và kĩ năng về chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là về mặt phát triểnngôn ngữ cho trẻ ở nhà không giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt mà giao tiếpbằng ngôn ngữ mẹ đẻ Đa số đời sống kinh tế của các hộ gia đình còn gặp nhiềukhó khăn thường xuyên phải đi làm rẫy nên không có điều kiện quan tâm đếncon em mình
Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê trẻ ở lớpchồi 3 với tổng số là 29 trẻ, kết quả như sau:
Đối với trẻ dân tộc Kinh: 1 trẻ
- Nghe hiểu nội dung tác phẩm
văn học
1/1100%
0/1 0%
- Nói mạch lạc, rõ ràng, nói đủ
câu
1/1100%
0/1 0%
100%
0/1 0%
- Biết kể chuyện theo tranh 1/1
100%
0/1 0%
Đối với trẻ dân tộc thiểu số: 28 trẻ
- Nghe hiểu nội dung tác phẩm
văn học
7/2825%
21/28 75%
- Nói mạch lạc, rõ ràng, nói đủ
câu
6/2821%
22/28 79%
Trang 7Nguyên nhân khách quan:
Ưu điểm: Cơ sở vật chất có sân chơi sạch sẽ, an toàn, phòng học rộng rãi,thoáng mát, đồ dùng đồ chơi cho trẻ học tập và vui chơi tương đối đầy đủ, đồdùng , đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật liệu mở: Như lốp xe, vỏ chai, thùngsơn, tre, nứa… sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia tích cực các hoạt độngtrong ngày
Tổ chuyên môn luôn tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia chuyên đề,tập huấn…do phòng, cụm chuyên môn, tổ chức các tiết dạy mẫu, chuyên đề cấptrường phổ biến những phương pháp hình thức đổi mới trong chương trình mầmnon lấy trẻ làm trung tâm
Hạn chế: Đồ dùng đồ chơi tuy đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng chomột số hoạt động, đặc biệt là hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
Trẻ lớp chồi 3 97% con em dân tộc thiểu số, phần lớn các cháu chưa qualớp mầm nên việc tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn, đa
số trẻ còn sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp trong các hoạt động họctập và vui chơi ở trên lớp
Đời sống kinh tế của một số phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn đa số làlàm nông trên 30% là hộ nghèo nên sự quan tâm về chăm sóc giáo dục trẻ chưacao
Nguyên nhân chủ quan:
Ưu điểm: Được sự quan tâm sát xao của ban giám hiệu nhà trường Toàn
Trang 8cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Giáo viên luôn nhiệt tình, đổi mới trongcông tác chăm sóc giáo dục trẻ, đã tuyên truyền có hiệu quả của việc đưa trẻ đếntrường.
Trẻ hứng thú tham gia tích cực các hoạt động trong ngày Có nề nếp tốtngoan ngoãn, lễ phép
Hạn chế: Phụ huynh chưa thấy được sự cần thiết của việc trẻ đến trường,chưa có kiến thức và kĩ năng về chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là về mặt pháttriển ngôn ngữ ở nhà không giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt mà giao tiếp bằngngôn ngữ mẹ đẻ Đa số đời sống kinh tế của các hộ gia đình còn gặp nhiều khókhăn thường xuyên phải đi làm rẫy nên không có điều kiện quan tâm đến con
em mình
Trong thực tế chăm sóc và giáo dục trẻ, mặc dù trường đã chú ý, quan tâmđến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số nhưng vẫn chưatương xứng với tầm quan trọng của nó Bên cạnh đó nhiều giáo viên áp dụng đạthiệu quả chưa cao
3 Nội dung và hình thức giải pháp
a Mục tiêu của giải pháp
Phát triển kĩ năng nghe, nói, đọc cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Giúp trẻ phát âm mạch lạc, rõ ràng, không nói ngọng, mất dấu, nói đủcâu, trình bày được những nguyện vọng, mong muốn của bản thân
Hiểu và sử dụng được các từ, câu, phù hợp với ngữ cảnh trong giao tiếphàng ngày
Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng việt với bạn
bè, cô giáo và mọi người xung quanh
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Trang 9*Biện pháp 1: Quan sát đặc điểm phát triển ngôn ngữ, kỹ năng nghe, nói, đọc của trẻ dân tộc thiểu số
Qua quá trình quan sát trẻ học tập và vui chơi ở trên lớp tôi nhận thấy đặcđiểm phát triển ngôn ngữ của trẻ dân tộc thiểu số: nhút nhát, rụt rè, phát âm sai,phát âm hay bị mất dấu, ngại giao tiếp với cô giáo khi cô giáo hỏi chỉ cười,không hiểu tiếng Việt, vốn từ còn hạn chế Kết hợp với trình độ chuyên môn vàkinh nghiệm của bản thân tôi tiến hành khảo sát kĩ năng nghe, nói, đọc của trẻ
Đầu năm học, tôi tiến làm một bài tập khảo sát kỹ năng quan sát, nghe,nói, đọc xem trẻ ở mức độ đạt, chưa đạt, phân loại trẻ để có kế hoạch bổ sung,rèn luyện cho trẻ thường xuyên trong ngày, trong các hoạt động Ở những trẻ ởmức độ chưa đạt thì tôi sẽ đưa ra những bài tập đơn giản và cho trẻ tập luyệnnhiều hơn Với những trẻ ở mức độ đạt tốt, khá tôi đưa ra những bài tập phứctạp hơn tùy vào năng lực của từng trẻ Mỗi ngày tôi sẽ đánh giá theo mức độ đạt,chưa đạt ghi vào nhật kí giáo viên và tổng hợp cuối chủ đề
Kỹ năng nghe và quan sát: Khi đàm thoại, giao tiếp với trẻ dân tộc thiểu
số tôi dùng những lời nói nhẹ nhàng, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻgiúp trẻ dễ hiểu và trả lời chính xác Thường xuyên trao đổi gần gũi với trẻ vềcuộc sống hàng ngày của trẻ Đặt nhiều câu hỏi chú trọng là những câu hỏi gợi
mở như: Trong câu chuyện“Gấu con chia quà”, tôi đưa ra lời gấu mẹ dặn gấu con khi đi chợ mua quà “Con ra chợ mua hoa quả Nhớ đếm cho đủ người trong nhà kẻo mua thiếu đấy” hỏi trẻ: Tiếng gọi dặn này của ai? Trong câu chuyện gì?
Vì sao con biết? Đưa ra những câu hỏi về so sánh như “Gấu mẹ và gấu con giống nhau và khác nhau ở điểm gì?” khi trẻ trả lời còn lúng túng thì giáo viên
gợi ý cho trẻ Phân loại câu hỏi theo năng lực của trẻ Trẻ phát âm sai thì rèn chotrẻ phát âm đúng
Phát triển kĩ năng nghe và quan sát cho trẻ bằng cách cho trẻ nghe mộtcâu chuyện, bài thơ trên tivi (chỉ có lời, không có hình hoặc chỉ có hình mà
Trang 10không có lời) đưa ra câu hỏi củng cố nội dung của câu chuyện Rồi tiến hànhcho trẻ kể lại tác phẩm văn học.
Ví dụ: Khi cho trẻ xem câu chuyện cáo, thỏ và gà trống thì lúc thì tôi chotrẻ quan sát video không có tiếng, khi thì tôi cho một trẻ kể chuyện diễn cảm tốtnhất cho trẻ nghe để trẻ có thể tập trung vào nghe và quan sát và đặt ra nhữngcâu hỏi: Câu chuyện có tên là gì? Trong câu chuyện có những nhân vật nào? Vìsao cáo xin đi ở nhờ nhà thỏ?
Sau khi khảo sát như vậy và nghi chép cụ thể những trẻ chỉ được ở mức
“đạt” hoặc “chưa đạt” tôi lại tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thêm cho
trẻ ở mọi lúc mọi nơi như: Hoạt động đón, trả trẻ, hoạt động góc, hoạt độngchiều để củng cố phần nghe và quan sát của trẻ
Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ dân tộc thiểu số để gây được sự tậptrung chú ý cho trẻ tôi còn dùng những hình ảnh hấp dẫn, sưu tầm những câuchuyện cổ tích gần gũi cuộc sống hàng ngày của trẻ, phù hợp với chủ đề, chuẩn
bị đồ dùng dạy học đẹp mắt có tính mở làm ra những mô hình, tranh ảnh để lôicuốn trẻ
Mô hình: Bài thơ “Mưa”
Trang 11Kỹ năng nói - đọc: Giúp trẻ nói, đọc mạch lạc, nói đủ câu, không nói lắp,nói ngọng, nói mất dấu Tôi chú ý quan sát, lắng nghe khi trẻ đọc thơ, kể chuyệnnhận ra điểm sai và sửa cho trẻ bằng cách cho trẻ đọc đi đọc lại nhiều lần Ví dụnhư trong lớp có cháu Y’Nam nói mất dấu đi học thành đi hoc, con mèo- conmeo Khi đó tôi thường cho cháu đọc những bài thơ có nhiều dấu và mỗi lầncháu đọc sai, tôi lại cho trẻ phát âm lại nhiều lần, cứ nhiều lần như vậy cháu sẽkhắc phục được và không bị nói mất dấu nữa.
Phát triển vốn từ, tạo cho trẻ có kĩ năng nói đầy đủ câu không nói trốngkhông, nói tắt, diễn đạt ý đầy đủ
Ví dụ: Câu chuyện “Kiến con đi ô tô” cô hỏi trẻ: “Qua câu truyện con yêu quý và học tập ai” thì trẻ sẽ trả lời “Kiến con, dê con” như vậy vẫn chưa đủ câu, để giúp trẻ nói đủ câu tôi lại hỏi ngược lại lần nữa: “Ai yêu quý và học tập kiến con và dê con nhỉ?” lúc này trẻ sẽ có câu trả lời đầy đủ đó là: “con yêu quý
và học tập kiến con và dê con ạ”
Cho trẻ đọc thơ, kể chuyện dưới nhiều hình thức mà trẻ thích theo môhình, tranh, diễn cảm luyện tập dưới nhiều hình thức tổ, nhóm, cá nhân Độngviên trẻ tham gia đóng kịch để trẻ có kĩ năng nhớ và thể hiện lại câu chuyện mộtcách sinh động theo ý tưởng của trẻ, từ đó giúp trẻ sắp xếp câu từ một cách phùhợp, trẻ có thể hóa thân vào nhân vật và có những trải nghiệm thú vị khi hóathân vào những nhân vật khác nhau
Hình ảnh đóng kịch: Cô bé choàng khăn đỏ
Trang 12Nhờ có kỹ năng quan sát, nghe, nói, đọc trẻ sẽ biết thể hiện có hiệu quảtác phẩm văn học Đây cũng chính là những bước để tôi nắm bắt được đặc điểmngôn ngữ của trẻ dân tộc thiểu số trong lớp xem có gì khác biệt hơn so với trẻngười kinh từ đó tôi đưa ra kế hoạch, phương pháp, nội dung phát triển cho trẻdân tộc thiểu số.
* Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động
Để xây dựng kế hoạch hoạt động đúng với sự phát triển của trẻ mẫu giáo4- 5 tuổi Tôi luôn luôn tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu về giáo dục mầm nonnhư: Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu hướng dẫn xây dựng môi trườnggiáo dục lấy trẻ làm trung tâm, bồi dưỡng thường xuyên môdun 3: Đặc điểmphát triển ngôn ngữ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non vềngôn ngữ đặc biệt là tài liệu hướng dẫn chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáovùng dân tộc thiểu số
Dựa vào kế hoạch gợi ý của tổ khối và bám sát tình hình thực tế của lớptôi chủ nhiệm Tôi lập mạng chủ đề cả năm gồm 10 chủ đề, ở mỗi chủ đề phân
ra các chủ đề nhánh Thường một chủ đề có 2 đến 3 chủ đề nhánh, đối với chủ
đề ghép tôi thực hiện 5 chủ đề nhánh như chủ đề “Thế giới thực vật- tết và mùaxuân” Dựa vào chương trình giáo dục mầm non theo thông tư 17 và tình hìnhthực tế của lớp tôi xây dựng mạng mục tiêu, mạng nội dung, mạng hoạt động,kết quả mong đợi trên trẻ
Căn cứ vào mạng mục tiêu, mạng hoạt động, mạng nội dung, kết quảmong đợi của độ tuổi 4- 5 tuổi trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộcthiểu số tôi chủ động xây dựng kế hoạch tuần và đưa ra đề tài phù hợp và đúngvới chương trình giáo dục mầm non, dựa vào hướng giáo dục lấy trẻ làm trungtâm cô giáo là người gợi mở sao cho phù hợp hiệu quả, phát huy được tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của trẻ Đánh giá trẻ hằng ngày và cuối chủ đề
Ví dụ: Ở chủ đề đầu tiên của năm học tôi thực hiện chủ đề “Trường mầm non” với 3 chủ đề nhánh “Trường mầm non của bé” “Lớp bé yêu thương” “Đồ
Trang 13chơi và các hoạt động trong lớp của bé” Từ chủ đề nhánh này tôi chọn những
đề tài phù hợp mạng mục tiêu, mạng nội dung, mạng hoạt động như thơ “Cô giáo của em” truyện “Mèo con đi học” Vì mới bước vào năm học nên tôi chọn
những bài thơ mỗi câu khoảng 5 từ và câu chuyện ngắn gọn, dễ hiểu Và cuốichủ đề tổng hợp xem đã đạt được so với kết quả đã đưa ra ở đầu chủ đề haychưa và tìm ra nguyên nhân để có biện pháp thay đổi phù hợp với chủ đề sau
Sau khi xây dựng kế hoạch tôi tiến hành cùng trẻ xây dựng môi trườngtrong và ngoài lớp học theo hướng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trùntâm căn cứ vào tiêu chí: Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theohướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, phongphú, các góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ
dễ dàng lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm
Môi trường trong lớp học: Tôi chú trọng trang trí theo hình thức độngnhiều hơn tĩnh trẻ tự thao tác ngay trên các góc và tự trang trí những sản phẩm
mà cô và trẻ thực hiện trên lớp Ví dụ: Góc học tập trẻ có thể lấy thẻ lô tô và cắmvào ô có chữ số tương ứng Trên góc học tập rèn kĩ năng đếm, nhận biết chữ sốcho trẻ Lấy mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số tôichú trọng ở góc phân vai tạo ra những nhân vật đẹp giúp trẻ nhập vai vào cácngành nghề trong xã hội như: bác sĩ, bán hàng, y tá ở các góc này trẻ có thểdùng những ngôn ngữ ngoài đời thường phản ánh xã hội thu nhỏ theo ý của trẻ
Trang 14Hình ảnh góc học tập, bé học chủ đề, góc phân vai, góc truyền thống
Tiếp theo tôi quan tâm đến góc vườn cổ tích tôi thay đổi câu chuyện phùhợp với từng chủ đề bằng các hình ảnh tái hiện lại nội dung câu chuyện, và chotrẻ kể lại câu chuyện hoặc cho trẻ trao đổi với nhau ở mọi lúc, mọi nơi
Ví dụ: Ở góc vườn cổ tích tôi trang trí bằng những hình ảnh nhân vật
trong truyện cổ tích như hình ảnh truyện “Tấm Cám”, “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn”, “Cáo,thỏ và gà trống”, “Giọt nước tí xíu” Phù hợp với chủ đề
đang thực hiện Ở góc này trẻ có thể tự thảo luận, kể cho nhau nghe Bằngnhững hình ảnh sinh động sẽ giúp trẻ hứng thú và liên tưởng tốt hơn
Hình ảnh: Truyện Giọt nước tí xíu
Trang 15Để phục vụ cho công tác chăm sóc và giáo dục trẻ tôi và giáo viên cùng lớp còntận dụng các vật liệu sẵn có, dễ tìm mang tính tái tạo cao đảm bảo tính an toàn,thẫm mĩ cho làm đồ dùng đồ chơi tự tạo trẻ để phục vụ hoạt động học và vuichơi với trẻ.
Môi trường ngoài lớp học: Ngoài đồ dùng đồ chơi sẵn như cầu trượt, xích
đu, bập bênh tập thể giáo viên chúng tôi phối hợp còn tập trung làm một số đồdùng tự tạo từ những vật liệu sẵn có của địa phương như: lốp xe làm cổng chui,chai nhựa để trồng cây, tre nứa để làm gian hành trưng bày của bé Ở mỗi đồdùng đều có nghi tên các đồ dùng để cho trẻ phát âm Và ở các mảng tườngngoài lớp học thì vẽ các nhân vật tái hiện lại các câu chuyện như: Nàng bạchtuyết và bảy chú lùn, Sự tích quả dưa hấu, tấm cám Những câu chuyện khôngnhững tạo ra mĩ quan đẹp mắt mà ở đó trẻ sẽ cùng nhau trò chuyện về các nhânvật và nội dung của câu chuyện đó
Trang 16Tạo môi trường giao tiếp bằng ngôn ngữ cho trẻ: Ở các góc trang trí ngoàitrang trí hình ảnh tôi còn tạo môi trường ngôn ngữ cho trẻ bằng cách gắn thêmcác từ ở dưới tranh Qua đó rèn kĩ năng phát âm cho trẻ, phát triển vốn từ chotrẻ.
Góc bé học chủ đề: Các hiện tượng thiên nhiên
* Biện pháp 3: Linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động có chủ đích môn làmquen văn học
Hoạt động có chủ đích là hình thức cơ bản giáo viên là người gợi mở giúptrẻ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, thái độ một cách có hệ thống khi cho trẻ làmquen với tác phẩm văn học
Thực tế đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ dân tộc thiểu số “Làm quen văn học” là các kiến thức khi truyền đạt đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, xúc tích
Trang 17cho nên trước khi bước vào một tiết dạy làm quen văn học tôi phải chuẩn bị đồdùng đầy đủ, đẹp mắt, soạn bài phù hợp với đặc điểm phát triển ngôn ngữ củatrẻ dân tộc thiểu số Nắm rõ mục đích yêu cầu của bài dạy đưa ra các hoạt độngphù hợp với với trẻ Đặt ra những tình huống sư phạm và nghiên cứu tìm ra biệnpháp giải quyết hiệu quả nhất để trẻ vừa giải quyết được thắc mắc của bản thân
mà không cảm thấy khó chịu, ghi nhớ kiến thức Ví dụ: Tôi đang dạy cho trẻ đọcthơ mà có một trẻ khóc thì tôi sẽ đến bên cạnh trẻ hỏi “Vì sao con khóc?” khi trẻtrả lời bị đau bụng tôi sẽ cho trẻ lên phòng y tế và gọi điện cho người nhà củacháu
Để hoạt động có chủ đích tiếp thu một cách tích cực thì giáo viên phải cónghệ thuật lôi cuốn, thu hút trẻ Hoạt động làm quen với văn học đưa trẻ đến thếgiới cổ tích bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau Vì vậy khi dạy trẻlàm quen với văn học tôi lựa chọn các phương pháp, hình thức phù hợp với yêucầu của từng tiết dạy, tình hình thực tế của lớp mình để thu hút trẻ giúp giờ họcđạt được hiệu quả cao
Để tiết học có hiệu quả đảm bảo thông tin hai chiều giữa cô và trẻ tôidùng câu gần gũi với trẻ dân tộc thiểu số, mạch dẫn nhẹ nhàng giữa các hoạtđộng để gây hứng thú cho trẻ
Ví dụ để dẫn dắt vào câu chuyện “Mây trắng và mây đen” Tôi cho trẻ hát
“Cho tôi đi làm mưa với” Hỏi trẻ bài hát nói về hiện tượng gì? Vì sao trời mưa nào? Để hiểu rõ hơn vì sao trời mưa chúng ta cùng đến với câu chuyện “Mây trắng và mây đen”.
Hoạt động trọng tâm: Đối với tiết thơ tôi cho trẻ đọc dưới nhiều hình thứcđọc diễn cảm, đọc theo tranh, đọc theo mô hình tiết kể chuyện thì cho trẻchuyện sáng tạo, kể chuyện với rối, đóng kịch Dựa vào kết quả quan sát trên
trẻ tôi đưa ra yêu cầu phù hợp với thực tế của trẻ trẻ ở mức “chưa đạt” thì đọc
thuộc bài thơ, câu chuyện, trẻ khá đọc thơ, kể chuyện theo tranh, mô hình, trẻ tốtđóng kịch, kể chuyện sáng tạo Những trẻ không kể được thì cho trẻ kể từng
Trang 18đoạn, cho trẻ kể chuyện theo ý tưởng của trẻ , giáo viên là người khơi gợi, giúp
đỡ trẻ Khi trẻ phát âm sai thì cô sửa sai cho trẻ
Hình ảnh trẻ đọc thơ theo tranh và mô hình
Trong hoạt động có chủ đích tôi lồng ghép tăng cường tiếng Việt cho trẻdân tộc thiểu số để rèn kỹ năng phát âm cho cả lớp và những trẻ còn yếu Chú ýlồng ghép tích hợp nhẹ nhàng, không gây nhàm chán cho trẻ Mời những trẻchưa đạt phát âm lại từ cần tăng cường
Ví dụ: Câu chuyện “Mây đen, mây trắng” để tăng cường từ mây đen,
mây trắng cho trẻ khi trẻ kể chuyện theo tranh minh họa có hình ảnh trực quanmây đen, mây trắng tôi sẽ chỉ trực tiếp vào tranh cho trẻ đọc Cho cả lớp cùngphát âm, gọi một số trẻ phát âm ngọng, mất dấu phát âm lại Trẻ vừa phát triểnvốn từ, vừa nhận biết hình dạng, màu sắc về mây đen, mây trắng
Sử dụng trò chơi gây hứng thú cho trẻ nhằm củng cố bài thơ, câu chuyệnvới nhiều trò chơi khác nhau mang tính học bằng chơi, chơi mà học
Ví dụ: Tiết thơ “Bé và mẹ” thì tôi sẽ tổ chức cho trẻ chơi trò “Ai nhanh
hơn” cho 3 tổ thi đua vượt qua chướng ngại vật và sắp xếp tranh đúng nội dung
bài thơ, tiết truyện “Gấu con chia quà” tôi sẽ tổ chức cho trẻ trò chơi bật qua
vòng và mua hoa quả cho gấu mẹ Cho 3 đội thi đua đội nào thắng sẽ nhận đượcmột phần quà nho nhỏ
Trang 19Hình ảnh trẻ chơi trò chơi
* Biện pháp 4: Lồng ghép qua các hoạt động khác
Theo yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay, việc tổ chức cho trẻdân tộc thiểu số làm quen với tác phẩm văn học cần phải lồng ghép cùng với cáchoạt động khác để mang lại hiệu quả cao, tổ chức theo hướng lồng ghép tích hợpnhằm kích thích tính tích cực và chủ động sáng tạo của trẻ
Hoạt động ngoài trời, tôi ổn định trẻ bằng những bài thơ, bài hát Tổ chứccho trẻ chơi những trò chơi dân gian có chứa những bài đồng dao, hò, vè như tròchơi: nu na nu nống, kéo cưa lừa xẻ, dung dăng dung dẻ
Lồng ghép môn khám phá khoa học: Môi trường xung quanh trẻ phong
phú và đa dạng, ví dụ khi cho trẻ “tìm hiểu về một số một số phương tiện giao thông” tôi sử dụng những câu đố về các loại phương tiện giao thông: “ Mình đỏ
như lửa Bụng chứa, nước đầy.Tôi chạy như bay Hét vang đường phố” Qua đótrẻ vừa phát triển về mặt nhận thức và phát triển về mặt ngôn ngữ
Lồng ghép môn giáo dục âm nhạc, hoạt động tạo hình: Tôi thường chọnnhững bài thơ, câu chuyện ngắn phù hợp với nội dung bài hát để dẫn dắt vào bàitạo sự hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động Ví dụ như khi cho trẻ hát theo
nhạc bài hát “cho tôi đi làm mưa với” tôi sẽ dẫn dắt vào bài bằng bài thơ “mưa”.
Ở hoạt động tạo hình “Vẽ hoa mùa xuân” thì tôi cũng sẽ dẫn dắt bàng câu đố “Hoa gì nhỏ nhỏ Cánh màu hồng tươi Hễ thấy hoa cười Đúng là tết đến”
Trang 20Hoạt động góc : Góc phân vai tôi cho trẻ đóng kịch một tác phẩm văn học
ví dụ như truyện “ Gấu con chia quà” chủ đề gia đình cho trẻ đóng vai gấu mẹ,gấu con.Tôi hướng dẫn trẻ biết nhập vai chơi, thể hiện được nội dung ở góc chơicủa mình lời lẽ của gấu mẹ phải như thế nào? Phải điềm đảm từ tốn, gấu conphải ngoan ngoãn biết nghe lời mẹ, biết đi mua hàng và chia quà cho các bạnnhư thế nào cho đúng trẻ biết liên kết các góc chơi với nhau
Góc nghệ thuật, tổ chức hướng dẫn cho trẻ nặn, vẽ, cắt , xé, dán, tô màucác nhân vật trong tác phẩm: gấu mẹ, gấu con Múa hát đọc thơ, kể chuyện về
những bài hát những bài hát về chủ đề, ca ngợi về tình cảm: “cháu yêu bà” “cả nhà thương nhau” “ Lấy tăm cho bà” “ Quạt nan”
Góc xây dựng tôi tổ chức cho trẻ xây dựng ngôi nhà của gấu
Góc thư viện - học tập, cho trẻ xem tranh ảnh về câu truyện, hình ảnh cácnhân vật truyện, lô tô về theo chủ đề
Hình ảnh : Bé xem tranh truyện
Trong giờ ăn, tôi nói về tên món ăn, dinh dưỡng trong món ăn, cho trẻ đọctên các món ăn Trước khi cho trẻ ăn tôi sẽ đọc câu đố về rau củ quả đố trẻ như
“ Củ gì nho nhỏ Con thỏ thích ăn?” Cho trẻ trả lời và nói về tác dụng khi ăn củ
cà rốt Giờ ngủ, trước khi trẻ ngủ tôi có thể kể chuyện cho trẻ nghe hoặc hátnhững bài hát ru mang âm hưởng nhẹ nhàng đưa trẻ vào giấc ngủ
Trang 21Tổ chức lễ hội thì tôi lồng ghép cho trẻ đóng kịch, đọc thơ, hát, chơi các tròchơi dân gian Và cho trẻ phát biểu lại cảm nghĩ của trẻ đối với ngày lễ hội đó
Mọi hoạt động trong ngày của trẻ đều được lồng ghép các tác phẩm vănhọc, mọi lúc mọi nơi trẻ dân tộc thiểu số đều được thể hiện bằng ngôn ngữTiếng Việt sẽ giúp vốn từ trẻ càng được mở rộng và phong phú hơn, trẻ dần hòanhập mình vào ngôn ngữ tiếng Việt Trẻ nói rõ ràng, rành mạch, không nóingọng, phát âm không thiếu dấu, không nói tắt, nói đầy đủ câu Trẻ mạnh dạn
và tự tin hơn khi giao tiếp, chơi nhóm và tham gia các hoạt động làm quen vớitác phẩm văn học và cũng như các hoạt động khác
* Biện pháp 5: Công tác phối hợp, tuyên truyền với phụ huynh
Ở lớp trẻ được làm quen tác phẩm văn học qua nhiều hoạt động và hìnhthức khác nhau Tuy nhiên ở lứa tuổi này trẻ dễ nhớ, nhanh quên tư duy trựcquan hình ảnh là chủ yếu cho nên các kiến thức, kỹ năng mà trẻ thu nhận đượccũng cần phải được ôn luyện tại nhà Vì vậy để trẻ được học tốt cần có sự phốihợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh Để tuyên truyền với phụ huynh đạthiệu quả tốt, tôi đã tiến hành các bước như sau:
Tôi thường xuyên, trao đổi với phụ huynh về kết quả học tập và tình hìnhhọc tập, các hoạt động của trẻ trên lớp để về nhà phụ huynh cho trẻ ôn luyện thêmbằng cách hỏi trẻ như: Hôm nay trên lớp các con học bài thơ gì? Chơi gì? và chocon em mình kể lại những hoạt động trẻ làm trên lớp, và ôn luyện lại bài cũ
Trang 22Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với bài thơ “ Rong và cá” ở lớp, thì tôi traođổi với phụ huynh là hôm nay trên lớp bé được học bài thơ đó và gợi ý cho phụhuynh cho trẻ về nhà đọc lại cho cả nhà nghe.
Tuyền truyền với phụ huynh khi ở nhà thì thường xuyên trao đổi thông tin
và giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt Và giải thích cho trẻ từ này tiếng ê đê là nóinhư thế này nhưng tiếng Việt là nói một cách khác Như vậy trẻ sẽ học tiếngViệt qua từng ngày Hay là phụ huynh có thể phiên âm những bài thơ, câuchuyện ra tiếng Việt cho trẻ đọc
Trên lớp có một bảng tuyên truyền treo ở nơi dễ thấy nhất thường thường
là cửa ra vào lớp Bảng tuyên truyền ghi đầy đủ nội dung học trong tuần, theodõi sức khỏe từng giai đoạn Ở góc tuyên truyền phụ huynh theo dõi các hoạtđộng trên lớp để có thể ôn luyện thêm cho trẻ ở nhà
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm giới thiệu các loại sách phù hợp vớitrẻ 4- 5 tuổi tới phụ huynh để phụ huynh có thể dễ dàng tìm mua Giờ đón trẻ vàtrả trẻ trao đổi một số tồn tại của trẻ: cách phát âm, kỹ năng giao tiếp… để phụhuynh nắm được Từ đó phụ huynh kết hợp với giáo viên để hướng dẫn, giúp đỡtrẻ
Mời phụ huynh tham dự một số tiết dạy mẫu, chuyên đề và có sự giúp đỡ
hỗ trợ phụ huynh.Tổ chức các hội thi có sự tham dự của các bậc phụ huynh như:
Trang 23Bé yêu thơ, bé đóng kịch do lớp tổ chức Từ đó phụ huynh sẽ có những hiểubiết, khái niệm sơ đẳng về hoạt động mà con em mình được học tập trên lớp Và
họ cũng thấy vui vẻ và phấn khỏi khi con em mình được tham gia các hoạt độngthú vị trên lớp
Sự quan tâm của cô giáo đối với học trò và kết hợp chặt chẽ nhà trường,giáo viên với phụ huynh từ đó họ nhận thấy tầm quan trọng của tiếng Việt Đócũng là đóng góp một phần không nhỏ từ phía gia đình đến sự phát triển ngônngữ của trẻ
c Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Các biện pháp nêu trong đề tài đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó
hổ trợ cho nhau, tạo thành một chuỗi thống nhất, nhằm đan xen các nội dung lạivới nhau để đi đến một thể thống nhất Tìm ra các giải pháp hiệu quả nhưng vẫnđảm bảo được tính chính xác, khoa học giữa các giải pháp và biện pháp
d Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi
và hiệu quả ứng dụng
Qua một thời gian tôi sử dụng các biện pháp trên áp dụng cho các cháu ởlớp chồi 3, tôi thấy có sự chuyển biến một cách rõ rệt và kết quả có sự chênhlệch giữa tỉ lệ trước khi thực hiện đề tài và sau khi thực hiện đề tài như sau:
Nội dung khảo
- Nghe hiểu nội
dung tác phẩm
văn học
7/2825%
21/2875%
22/ 2879%
7/ 2921%
Tăng54%
- Nói mạch lạc,
rõ ràng, nói đủ
câu
6/2821%
22/2879%
21/2875/%
6/ 2825%
Tăng54%
Trang 24tiếp 18% 82% 71% 29% 53%-Biết kể chuyện
theo tranh
5/818%
24/2882%
19/2868%
9/ 2832%
Tăng50%
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự hợptác, giúp đỡ của tập thể giáo viên, sự ủng hộ tích cực của các bậc phụ huynh đãgiúp tôi đạt được một số kết quả trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đồng bàodân tộc thiểu số thể hiện ở các kết quả sau:
Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, lao động Vốn
từ tiếng Việt phát triển, trẻ nói, đọc mạch lạc, rõ ràng tròn vành rõ chữ, nói đủcâu, không bị nói lắp, nói ngọng,nói mất dấu Trẻ mạnh dạn giao tiếp với mọingười xung quanh bằng tiếng Việt
Phụ huynh đã có cái nhìn mới hơn về việc cho trẻ đi học và giao tiếp vớitrẻ bằng tiếng Việt Phụ huynh đã tin tưởng gửi gắm con em mình đến trường
và đồng cảm, chia sẻ những khó khăn cùng cô giáo, cung cấp nguyên vật liệu cósẵn ở nhà để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, dọn vệ sinh và tham gia các hoạtđộng khác do trường tổ chức
Kết quả của đề tài đã cho thấy việc gây hứng thú trẻ tham gia vào các hoạtđộng ở trường đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu đề ra, đảm bảo phát triển toàndiện cho trẻ mầm non Góp phần không nhỏ vào việc phát triển ngôn ngữ cho trẻdân tộc thiểu số đồng thời giúp trẻ phát triển toàn diện
III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Kết luận
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số thông qua làmquen tác phẩm văn học là một việc làm lâu dài và liên tục Vì vậy đòi hỏi côgiáo phải là yêu nghề mến trẻ luôn cho trẻ cảm giác gần gũi, thân thiện để chotrẻ mỗi ngày đến trường là một niềm vui Luôn luôn tìm tòi, đổi mới trong công
Trang 25tác giảng dạy, tạo môi trường trong và ngoài lớp học theo hướng môi trườnggiáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ được cải thiện Trẻ tích cực tham giavào các hoạt động Vốn từ tiếng Việt của trẻ phát triển, trẻ đến lớp giao tiếp với
cô giáo và các bạn chủ yếu bằng tiếng Việt, phát âm tròn vành, rõ chữ, khôngnói ngọng, nói lắp, nói mất dấu chủ động giao tiếp với mọi người bàng tiếngViệt
Với quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên là người gợi mở,tạo cơ hội cho trẻ giúp trẻ chủ động tham gia các hoạt động giúp trẻ hình thànhnhững kĩ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ Thông qua hoạt động làm quentác phẩm văn học qua những bài thơ, câu chuyện, đồng dao Từ đó giúp trẻphát triển một cách toàn diện
2 Kiến nghị.
a Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
Tổ chức chuyên đề, các lớp tập huấn, phổ biến những sáng kiến kinhnghiệm hay để giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ
b Đối với nhà trường
Đầu tư thêm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ Tổ chức các hội thi bé yêu thơ, béđóng kịch…tổ chức các ngày hội phù hợp chủ đề để trẻ có cơ hội tham gia trảinghiệm
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi rút ra được từ tình hìnhthực tế của lớp tôi chủ nhiệm Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồngsáng kiến các cấp, của bạn bè đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thành tốt công tácchăm sóc giáo dục trẻ
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 26Eabông, ngày 15 tháng 3 năm 2018 Người viết
Trang 27TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành
cho giáo viên mầm non (2004-2007)
- Module 3: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mẫu giáo
- Module 18: Lập kế hoạch giáo dục trẻ
3-6 tuổi
Bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên Mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư
số 36 /2011/TT- BGDĐT ngày 17 tháng 8 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
2 Chương trình giáo dục mầm non Nhà xuất bản giáo dục
3 Sách hướng dẫn tổ chức thực hiện chương
trình giáo dục mầm non mẫu giáo 4-5 tuổi
Nhà xuất bản giáo dục
4
Tài liệu hướng dẫn chuẩn bi tiếng Việt cho
trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu sốtrong
thực hiện chương trình giáo dục mầm non
Nhà xuất bản giáo dục
5 Các tạp chí giáo dục mầm non
6 Thiết kế các hoạt động giáo dục trong
trường mầm non theo chủ đề
Nhà xuất bản giáo dục
MỤC LỤC
Trang 28NỘI DUNG TRANG