Đêm hội Long Trì từ tác phẩm văn học dến tác phẩm điện ảnhĐêm hội Long Trì từ tác phẩm văn học dến tác phẩm điện ảnhĐêm hội Long Trì từ tác phẩm văn học dến tác phẩm điện ảnhĐêm hội Long Trì từ tác phẩm văn học dến tác phẩm điện ảnhĐêm hội Long Trì từ tác phẩm văn học dến tác phẩm điện ảnhĐêm hội Long Trì từ tác phẩm văn học dến tác phẩm điện ảnhĐêm hội Long Trì từ tác phẩm văn học dến tác phẩm điện ảnhĐêm hội Long Trì từ tác phẩm văn học dến tác phẩm điện ảnhĐêm hội Long Trì từ tác phẩm văn học dến tác phẩm điện ảnhĐêm hội Long Trì từ tác phẩm văn học dến tác phẩm điện ảnhĐêm hội Long Trì từ tác phẩm văn học dến tác phẩm điện ảnhĐêm hội Long Trì từ tác phẩm văn học dến tác phẩm điện ảnh
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN TỐ VIỆT HƯƠNG
“ĐÊM HỘI LONG TRÌ”
TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Thái Nguyên – 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN TỐ VIỆT HƯƠNG
“ĐÊM HỘI LONG TRÌ”
TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.220.121
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thị Phương Thái
Thái Nguyên - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Tố Việt Hương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí - Truyền thông và Văn học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn PGS.TS Phạm Thị Phương Thái đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp
đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Tố Việt Hương
Trang 5MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài - 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề - 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 12
4 Nhiệm vụ và nhiệm vụ nghiên cứu - 13
5 Phương pháp nghiên cứu: - 14
6 Cấu trúc của luận văn: - 14
7 Đóng góp của luận văn: - 14
NỘI DUNG 16
Chương 1 CỐT TRUYỆN TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐÊM HỘI LONG TRÌ VÀ TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH CÙNG TÊN 16
1.1 Nghệ thuật chuyển thể cốt truyện Đêm hội Long Trì - 16
1.1.1 Khái niệm Cốt truyện trong văn học và điện ảnh 16
1.1.2 Sự tiếp thu và sáng tạo đường dây cốt truyện chuyển thể Đêm hội Long Trì 22
1.2 Thời gian và không gian nghệ thuật chuyển thể Đêm hội Long Trì - 29
1.3 Đêm hội Long Trì - Từ văn bản truyện đến kịch bản phim - 40
Tiểu kết chương 1 47
Chương 2 THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ 48 2.1 Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đêm hội Long Trì - 48
2.1.1 Chúa Trịnh Sâm 50
2.1.2 Quận chúa Quỳnh Hoa 52
2.1.3 Tuyên phi Đặng Thị Huệ 54
Trang 62.1.4 Quận mã Đặng Lân 55
2.1.5 Các nhân vật hư cấu: Nguyễn Mại và Bảo Kim 58
2.2 Hệ thống nhân vật trong phim điện ảnh Đêm hội Long Trì - 62
2.2.1 Tuyên phi Đặng Thị Huệ 64
2.2.2 Quận mã Đặng Lân 66
2.2.3 Chúa Trịnh Sâm 68
2.2.4 Quận chúa Quỳnh Hoa 70
2.2.5 Các nhân vật khác: Bảo Kim và Nguyễn Mại 73
Tiểu kết chương 2 75
Chương 3 NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ ĐIỆN ẢNH TRONG ĐÊM HỘI LONG TRÌ 77
3.1 Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Đêm hội Long Trì - 77
3.1.1 Ngôn ngữ miêu tả 78
3.1.2 Ngôn ngữ đối thoại 82
3.2 Ngôn ngữ điện ảnh trong phim dã sử Đêm hội Long Trì - 87
3.2.1 Ngôn ngữ thị giác (hình ảnh) 88
3.2.2 Ngôn ngữ thính giác (âm thanh) 107
3.2.3 Montage (Dựng phim) 111
Tiểu kết chương 3 113
KẾT LUẬN 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116 PHỤ LỤC
Trang 7Hình 1: Bìa sách Đêm hội Long Trì do Nhà xuất bản
Kim Đồng ấn hành
Tiểu thuyết: Đêm hội Long Trì
Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng
Năm ra mắt: 1942
Năm xuất bản: 1944
Bản khảo sát: Năm 2016 - Nhà xuất bản Kim Đồng - Hà Nội
Trang 8Hình 2: Bìa đĩa phim truyện Đêm hội Long Trì do Phương
Nam Phim phát hành
Phim điện ảnh: Đêm hội Long Trì
Đạo diễn: Nghệ sĩ nhân dân Hải Ninh Biên kịch: Lê Phương - Hoàng Nhuận Cầm Diễn viên: Thế Anh vai Chúa Trịnh Sâm Tĩnh Đô Vương
Lê Vân vai Tuyên phi Đặng Thị Huệ Thu Hà vai Quận chúa Quỳnh Hoa
Hoàng Thắng vai Quốc cữu Đặng Lân Trọng Phan vai Nguyễn Mại
Vũ Đình Thân vai Bảo Kim
Và các diễn viên khác…
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong các loại hình nghệ thuật, có thể nói, văn học và điện ảnh là hai loại hình tiêu biểu và mang tính tổng hợp cao Chất liệu của văn học là ngôn từ, hay nói chính xác hơn, văn học sử dụng ngôn ngữ của con người làm phương tiện xây dựng hình tượng phản ánh cuộc sống Với lợi thế của ngôn từ, có tính phi vật thể, miêu tả thế giới một cách gián tiếp, văn học có thể đề cập tới mọi phương diện của đời sống xã hội một cách linh hoạt, đầy đủ và chính xác Với khả năng phản ánh cả hiện thực thế giới bên ngoài và nội tâm bên trong con người, văn học giống như là một điểm giao thoa của nhiều loại hình nghệ thuật,
có tác động đến các loại hình nghệ thuật khác, trong đó có điện ảnh Xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, điện ảnh là loại hình nghệ thuật trẻ, đã nhanh chóng trở thành loại hình quan trọng bậc nhất xét về tính quần chúng rộng lớn của nó, đáp ứng cao nhu cầu thẩm mỹ của thời đại Cũng như văn học, điện ảnh được xếp vào loại hình nghệ thuật tổng hợp Theo Henri Bernac, nó mang đến cho hàng
triệu người xem “ngôn từ của nhà văn, tranh của họa sĩ, diễn xuất của diễn viên
trên sân khấu, giai điệu của nhạc sĩ trong bản nhạc”[60] Chất liệu của điện ảnh
mang tính chất vật thể, là hình ảnh và âm thanh, là sự hòa hợp của những thứ có thể nghe thấy và nhìn thấy, giống như tái hiện thế giới cụ thể để kể một câu chuyện Bởi vậy, điện ảnh đã tiếp thu của văn học các yếu tố như: cốt truyện, nghệ thuật kể chuyện, hệ thống tu từ… để tạo nên những tác phẩm độc đáo, hấp dẫn Ngược lại, văn học cũng tiếp nhận nhiều khái niệm, thủ pháp từ điện ảnh như: điểm nhìn, cắt - ghép (montage) để cách tân nghệ thuật văn chương Giữa văn học và điện ảnh, có mối quan hệ vừa khác biệt, vừa tương đồng, trong khả năng tái hiện lại bức chân dung muôn mặt của đời sống và chiều sâu nội tâm của
con người Nhà phê bình điện ảnh Pháp Jean Miltry từng nói: “Tiểu thuyết là
một truyện kể tự cấu tạo mình trong thế giới, còn điện ảnh là một thế giới tự cấu tạo mình thành chuyện kể”[62] Với đặc tính chịu ảnh hưởng của các loại hình
Trang 10khác và giữa chúng có sự thâm nhập, ảnh hưởng lẫn nhau, cả văn học lẫn điện ảnh đều có thế mạnh riêng trong việc tạo dựng lại thế giới và làm cho hình tượng nghệ thuật trở nên sống động, hữu hình Hay nói một cách đơn giản, trong văn học có yếu tố điện ảnh, và ngược lại, trong điện ảnh có yếu tố của văn học
Ngày nay, tác phẩm văn học chuyển thể điện ảnh đang là xu hướng trong ngành công nghiệp phim ảnh tại nhiều quốc gia trên thế giới Mối lương duyên giữa văn học và điện ảnh đã tạo nên nhiều tác phẩm kinh điển trong lịch sử điện ảnh thế giới nói chung và lịch sử điện ảnh Việt Nam nói riêng
1.2 Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng,
đã khẳng định được vị trí trên văn đàn Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám (1945) So với các tác giả cùng thời, Nguyễn Huy Tưởng cầm bút muộn hơn, từ khoảng đầu những năm 1940, nhưng với lối viết tài hoa, bút lực đĩnh đạc, dồi dào và nhiệt huyết, di sản văn học mà ông để lại thực sự đáng trân trọng, không chỉ đa dạng về đề tài, thể loại, mà còn được đánh giá cao về mặt tư tưởng
và nghệ thuật Ông viết nhiều thể loại: truyện ký, tiểu thuyết, kịch… với nhiều
đề tài: từ đề tài lịch sử, Thăng Long - Hà Nội, cuộc chiến tranh vệ quốc đến đề tài dành cho thiếu nhi Thể loại nào, đề tài nào của Nguyễn Huy Tưởng cũng tạo được dấu ấn riêng với những tác phẩm xuất sắc, thể hiện niềm khát khao mãnh liệt, muốn mượn văn chương để bày tỏ lòng yêu nước, “tô điểm cho non sông
những tòa đài hoa lệ lộng lẫy nhất trần gian” (kịch Vũ Như Tô) Trong đó, các
tác phẩm về đề tài lịch sử của ông có ảnh hưởng lớn trên văn đàn, được công chúng yêu thích bởi lối tiếp cận, miêu tả, phản ánh lịch sử một cách độc đáo, tạo nên âm hưởng sử thi hùng tráng hòa quyện với cảm thức lãng mạn, trữ tình Ông được mệnh danh là “nhà chép sử bằng các tác phẩm văn học” Nhà nghiên cứu
- nhà phê bình văn học, tiến sĩ Nguyên An từng nhận xét: “Nếu không có Nguyễn
Huy Tưởng thì văn học hiện đại Việt Nam, nhất là ở mảng lịch sử - truyền thống,
sẽ vơi đi sự bề thế, vẻ kỳ vĩ, tráng lệ và chất bi thương hào hùng” [64] Có ý kiến
cho rằng, Nguyễn Huy Tưởng “đã mở đầu một cách thích đáng cho dòng văn
Trang 11chương viết về truyền thống, về lịch sử trung đại Việt Nam trong nền văn chương hiện đại Việt Nam”[69] Ông là một trong những nhà văn vinh dự được nhận
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (Đợt I) năm 1996
1.3 Tiểu thuyết Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng và bộ phim điện ảnh Đêm hội Long Trì của đạo diễn Nghệ sĩ nhân dân Hải Ninh đều được
coi là những tác phẩm kinh điển của văn học và điện ảnh Việt Nam Tiểu thuyết
Đêm hội Long Trì là câu chuyện về bi kịch trong gia đình chúa Trịnh Sâm với
sự thao túng của Tuyên phi Đặng Thị Huệ, đã đẩy cơ đồ đến họa suy vong Dẫu chỉ là một lát cắt lịch sử, song tác phẩm đã phản ánh một góc tối của lịch sử nước nhà trong giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh kéo dài hơn một thế kỷ Đây là giai đoạn khá phức tạp khi trong bộ máy cầm quyền vừa có vua Lê, vừa
có chúa Trịnh, và cũng là một thời kỳ báo trước sự sụp đổ của chế độ phong kiến
Việt Nam Tiểu thuyết đầu tay Đêm hội Long Trì được đăng tải trên tạp chí Tri
tân năm 1942 và xuất bản năm 1944 đã trở thành tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng nhất của Nguyễn Huy Tưởng Nhắc đến tác phẩm này, giáo sư Hà Minh Đức
viết: “Trong các tác phẩm về đề tài lịch sử, "Đêm hội Long Trì" cũng gây một
ấn tượng đặc biệt… Chất lãng mạn của ngòi bút Nguyễn Huy Tưởng có khả năng tạo nên những bức tranh hoành tráng về đề tài lịch sử, tái hiện sinh hoạt
ở cung đình đan xen giữa những yếu tố truyền thống dễ chấp nhận và những mặt tiêu cực của lối sống xa hoa, đan xen giữa những người tốt, quan lại liêm chính với những kẻ gian thần độc ác, xảo trá”[58] Năm 1989, khi được chuyển thể
thành tác phẩm điện ảnh, Đêm hội Long Trì đã gây tiếng vang lớn, được đánh
giá là bộ phim dã sử kinh điển nhất trong thế kỷ XX của điện ảnh Việt Nam
1.4 Là một nhà báo công tác tại bộ phận chuyên về sản xuất phim của cơ
quan truyền hình, người viết luận văn chọn đề tài Đêm hội Long Trì - Từ tác
phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh để nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu hơn về
tiểu thuyết lịch sử Đêm hội Long Trì và bộ phim chuyển thể cùng tên Thông
qua đó, người viết luận văn có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào cả hai lĩnh vực yêu
Trang 12thích, cũng là hai lĩnh vực liên quan đến công việc của mình là văn học và điện ảnh để khám phá những điều còn ẩn sâu trong mỗi tác phẩm, bổ sung thêm kiến thức mới cho chính mình Từ việc nghiên cứu những đặc trưng riêng biệt của văn học và điện ảnh, chúng tôi muốn tìm hiểu một cách hệ thống và sâu sắc hơn mối quan hệ qua lại, sự tương tác lẫn nhau của văn học và điện ảnh, góp phần tìm ra tiếng nói chung giữa nhà văn và các tác giả điện ảnh trong việc bổ sung, hỗ trợ nhau trong quá trình sáng tác
nghệ thuật điện ảnh: “Không nghi ngờ gì nữa, tương lai nó sẽ chiếm một địa vị
xuất sắc trong đời sống” [63, tr.32]
Trong hành trình phát triển của mình, ngay từ những ngày đầu tiên, điện ảnh đã có mối liên hệ chặt chẽ, tương tác với văn học Mối quan hệ giữa văn học
và điện ảnh thể hiện rõ nhất qua hiện tượng chuyển thể Từ những trích đoạn văn học ban đầu, rồi dần dần là toàn bộ tác phẩm văn học được chuyển thể trở thành tác phẩm điện ảnh, nhiều bộ phim từ những liên văn bản đã trở thành tác phẩm nghệ thuật kinh điển, được công chúng đón nhận với nhiều giải thưởng danh giá Văn học luôn được coi là kho tàng vô giá cho các nhà điện ảnh khai thác, chuyển thể, cải biên, xây dựng thành những kịch bản phim có giá trị Trong cuốn sách
Trang 13Film and Literature (Điện ảnh và văn học) của Timothy Corrigan, đã được
dịch và xuất bản vào năm 2013, tác giả cho rằng: “Lịch sử quan hệ giữa phim
ảnh và văn chương là một lịch sử yêu ghét lẫn lộn, đương đầu và phụ thuộc lẫn nhau Từ cuối thế kỉ XIX cho tới nay, hai cách nhìn và mô tả thế giới này đã nhiều lần khinh thường nhau, cứu rỗi nhau, và làm méo mó bản ngã tự phong của nhau Các cuộc tranh luận về việc điện ảnh đồng nghĩa với văn học hay đi cùng với văn học đang tiếp diễn” [7, tr.4-8] Dẫu có các
cuộc tranh luận, song vẫn phải khẳng định rằng: điện ảnh đã kế thừa rất nhiều
từ văn học, mà rõ nét nhất là muốn có một bộ phim, trước hết phải có kịch bản văn học Từ khi điện ảnh mới ra đời trong kỷ nguyên phim câm, đã có hàng
loạt các tác phẩm văn học được chuyển thể sang điện ảnh, có thể kể ra như: Ben
Hur, một bộ phim có độ dài chỉ 15 phút, sản xuất năm 1907, phiên bản điện
ảnh đầu tiên của cuốn tiểu thuyết của Roch Wallace mang tên: Ben - Hur: A
tale of the Christ, một trong những cuốn sách bán chạy nhất vào thời điểm
đó; Hoặc The count of Monte Cristo (Bá tước Monte Cristo) do hai nhà đạo
diễn Francis Boggs, Thomas Persons thực hiện năm 1908, được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Alexandre Dumas; Hay một bộ phim sử thi
rất nổi tiếng của đạo diễn D W Griffith có tên gọi: The birth of a nation (Sự ra
đời của một quốc gia, ban đầu còn được gọi là The Clansman), sản xuất năm
1915, được chuyển thể từ tiểu thuyết và vở kịch “The Clansman: An historical
romance of the Ku Klux Klan” đều của tác giả Thomas Dixon Jr…
Cuối những năm 1920, những bộ phim có âm thanh và tiếng nói bắt đầu được sản xuất Năm 1930, tuyển tập kịch bản điện ảnh đầu tiên của điện ảnh Liên xô được xuất bản, đã khẳng định vai trò của kịch bản văn học trong sản xuất tác phẩm điện ảnh Theo nhận định của nhà nghiên cứu Iecgi Teplix trong
cuốn sách Lịch sử điện ảnh thế giới đã viết: “Điện ảnh với hình thức phổ biến
nhất của nó là phim truyện,…là giai đoạn hiện đại của sự phát triển nghệ thuật
kể chuyện,… là người kế thừa chủ yếu của tiểu thuyết” [32, tập 2, tr.9] Trong
Trang 14các giai đoạn phát triển của điện ảnh, người ta đều nhận thấy sự tác động tích
cực và tầm ảnh hưởng của văn học Năm 1935, trong bài viết Văn học với điện
ảnh, nhà văn Maxim Gorky cho rằng nhà văn và đạo diễn là “hai lực lượng không thể riêng biệt mà bổ sung, hỗ trợ cho nhau” [63, tr.33] Những phương
thức cơ bản khi xây dựng tác phẩm của các tác giả văn học là tiền đề và trở thành kinh nghiệm quan trọng cho các tác giả điện ảnh vận dụng trong việc xây dựng kịch bản điện ảnh, tái hiện những câu chuyện, nhân vật từ trang sách lên màn ảnh Nếu như ngôn ngữ văn học có thể tác động trực tiếp đến người đọc để mang lại cảm giác, trí tưởng tượng về nhân vật một cách vật chất, thì những điều đó cũng là cơ sở khởi nguồn để các nhà làm phim tạo dựng nên những nhân vật sống động trên màn ảnh Các tác giả điện ảnh đã kế thừa, tiếp nhận những yếu
tố đặc sắc của tác phẩm văn học nguồn như: cốt truyện, nhân vật, tình tiết vào phim chuyển thể, nhưng bên cạnh đó, dựa những yếu tố đặc thù của nghệ thuật thứ bảy, họ còn sáng tạo thêm những yếu tố mới cho đứa con tinh thần để gửi gắm nhân sinh quan, làm nên dấu ấn cá nhân riêng biệt Chính những sự sáng tạo này giúp một tác phẩm điện ảnh hiện hữu trên màn ảnh mang một diện mạo hoàn toàn mới mẻ và đặc sắc Chúng ta có thể kể đến những tác phẩm xuất sắc trở thành kinh điển ngay cả khi là tác phẩm văn học hay một bộ phim điện ảnh,
như: Cuốn theo chiều gió, Ben Hur, Bố già, Những người khốn khổ, Không gia
đình, Đồi gió hú, Chiến tranh và hòa bình, Sông Đông êm đềm, Cao lương đỏ
Cho tới nay, cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết và vấn đề chuyển thể điện ảnh từ văn học Trong đó, có thể nói đến cuốn sách của
David Bordwell mang tên Lịch sử điện ảnh [4]; cuốn sách Lịch sử điện ảnh thế
giới [33] của Georges Sadoul; hoặc sách Lịch sử điện ảnh thế giới (3 tập) của
Iecgi Teplix [32]… với những thông tin, phân tích về sự hình thành và phát triển của điện ảnh thế giới Kế tiếp là những công trình về lý luận, phê bình, kiến thức chuyên ngành… được coi là những giáo trình bắt buộc cho sinh viên, hoặc những người yên thích nghệ thuật điện ảnh, học tập viết kịch bản phim, viết về phim
Trang 15và nghiên cứu về phim của rất nhiều nhà lý luận, nghiên cứu điện ảnh, các nhà làm phim nổi tiếng Như cuốn sách kinh điển về lý luận về nghệ thuật điện ảnh
mang tên Nghệ thuật điện ảnh của nhóm tác giả David Bordwell và Kirstin Thompson [3]; hoặc các cuốn sách của Timothy Corrigan: Hướng dẫn viết về
phim [8], Điện ảnh và văn học - Dẫn luận và nghiên cứu [7]; sách của tác giả
Warren Buckland: Nghiên cứu phim (Film Studies) [5]; hay một tác phẩm nghiên cứu của Mác-xen Mác-tanh về Ngôn ngữ điện ảnh [25]; hoặc có thể nghiên cứu
kỹ hơn về chuyển thể văn học và điện ảnh qua cuốn sách A theory of Adaptation
(Lý thuyết chuyển thể) của Linda Hutch [17]… Những cuốn sách này đã đưa ra
sự trình bày hoàn chỉnh về những vấn đề dàn cảnh, dựng phim, âm thanh, sản xuất, phát hành phim… và phê bình một số tác phẩm điện ảnh kinh điển làm mẫu để người đọc và người học có thể bước đầu tiếp cận nghệ thuật điện ảnh một cách dễ dàng Không chỉ vậy, trong đó còn có những phần dành cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề chuyển thể, cải biên các tác phẩm văn học sang các tác phẩm điện ảnh cả về lý luận, lý thuyết và thực hành
Điện ảnh Việt Nam còn cách điện ảnh thế giới một khoảng khá xa Tuy nhiên, ngay từ khi ra đời, điện ảnh trong nước đã có được dấu ấn với nhiều bộ phim được bạn bè quốc tế đánh giá cao, trong đó có nhiều bộ phim chuyển thể Cũng giống như điện ảnh thế giới, trong các chặng đường phát triển của mình, luôn thấy mối quan hệ chặt chẽ của điện ảnh và văn học Việt Nam Nhà văn
Nguyễn Khắc Phục từng nói: “Nền điện ảnh không thể hùng mạnh được khi văn
xuôi kém Chính nền văn xuôi sẽ cung cấp cho điện ảnh từ hình ảnh, ngôn ngữ, tạo dựng tâm lí, tính cách nhân vật, thúc đẩy hành động, tình huống trong phim ảnh Kịch bản hay thì phim làm sẽ hay, sẽ có giá trị” [75]
Qua mỗi giai đoạn lịch sử của dân tộc, văn học đã cung cấp cho điện ảnh những mẫu hình tượng nhân vật đa dạng, phong phú từ diện mạo đến tính cách Nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đi sâu tìm hiểu con người Việt Nam qua nhân vật trong văn học và điện ảnh ở nhiều phương diện, gắn với lịch sử thăng
Trang 16trầm của dân tộc Cải biên, chuyển thể các tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh là một vấn đề luôn được đề cập đến khi nghiên cứu về văn học và điện ảnh Đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, bài báo đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này ở nhiều phương diện Đáng chú ý, có một số công trình nghiên cứu về chuyển thể tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh ở các
khía cạnh khác nhau Đó là công trình nghiên cứu Chuyển thể văn học - điện ảnh
(Nghiên cứu liên văn bản) của tác giả Lê Thị Dương xuất bản năm 2016 Đây là
chuyên luận được phát triển từ Luận án Tiến sĩ của tác giả, nghiên cứu hiện tượng chuyển thể từ góc độ liên văn bản, tức nghiên cứu tác phẩm văn chương trong mạng tác phẩm nguồn cũng như tác phẩm cải biên (cải tác) Tác giả cho
rằng: “Sự dịch chuyển từ văn bản viết (thể kể) sang văn bản trình diễn đòi hỏi
sự thay đổi phương tiện biểu đạt, từ đó dẫn đến sự thay đổi trong “tầm đón đợi” của khán giả” [9, tr.92] Ở một mức độ khác, nghiên cứu về vấn đề chuyển thể
văn học và điện ảnh theo lý thuyết cải biên, tác giả Đào Lê Na qua tác phẩm
Chân trời của hình ảnh (Từ văn chương đến điện ảnh qua trường hợp Kurosawa Akira) đã tìm hiểu cải biên học trong sự phức hợp của các lý thuyết: liên văn
bản, giải kiến tạo, văn hóa học và phiên dịch học Cải biên là một bộ phận của liên văn bản, từ đó cho thấy sự dịch chuyển các ký hiệu từ văn bản nguồn là tác phẩm văn học đến văn bản đích là tác phẩm điện ảnh Hoặc tác giả Phan Bích
Thủy cũng có những nghiên cứu sâu sắc về vấn đề này với luận án tiến sĩ Từ tác
phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh (Khảo sát việc chuyển thể tác phẩm truyện văn học thành phim truyện điện ảnh trong lịch sử văn học và điện ảnh Việt Nam)
[48] và luận văn thạc sĩ Nhân vật trung tâm từ tác phẩm văn học đến tác phẩm
điện ảnh [47] Trong công trình luận án, tác giả đi theo hướng tìm hiểu mối
quan hệ giữa văn học và điện ảnh, đặc biệt các tác giả - chủ thể sáng tạo phim chuyển thể điện ảnh từ văn học Còn trong công trình luận văn, tác giả chủ yếu nghiên cứu hình tượng nhân vật đã có trong văn học và điện ảnh, bước đầu
hệ thống những đặc trưng giống và khác nhau trong việc xây dựng hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học và điện ảnh Tuy nhiên, đối với trường hợp
Trang 17cụ thể là một tác phẩm chuyển thể cụ thể thì số lượng các công trình nghiên cứu chuyên sâu có số lượng không nhiều Như công trình luận văn của tác giả Phạm
Thị Thu Hương “Thời xa vắng” - từ văn học đến điện ảnh (dưới góc nhìn Tự sự
học) [46] và luận văn Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh từ phương diện cốt truyện và nhân vật (qua Trăng nơi đáy giếng và Cánh đồng bất tận) [45] của tác giả Trần Thị Dung lại đi theo hướng tìm hiểu về Tự sự học điện
ảnh và vận dụng Tự sự học vào nghiên cứu hiện tượng phim chuyển thể nói
riêng và nghiên cứu điện ảnh nói chung
Ngoài ra, trên báo chí cũng có rất nhiều bài báo tâm huyết như: Tiểu
Quyên với bài: Văn học - Điện ảnh: hiệu ứng cộng sinh [70]; Lê Cẩm Lượng với bài: Cải biên tác phẩm văn học sang kịch bản điện ảnh [66]; hay bài viết của Thi Thi: Văn học và điện ảnh: Những chuyển động thú vị [73]; hay Đỗ Ngọc Yên có bài: Mối tơ duyên giữa điện ảnh và văn chương [77]; Huyền Thanh với bài: Tác phẩm chuyển thể: những mặt mạnh và yếu [72]… đã trao đổi các quan
điểm về lý luận và thực tiễn, phân tích mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh qua các bộ phim truyện chuyển thể Bên cạnh đó, các tác giả cũng đi vào phân tích cơ hội của văn học và điện ảnh Việt khi kết hợp với nhau để tạo nên những tác phẩm có giá trị xứng tầm, đáp ứng được mong mỏi của những người yêu
nghệ thuật Bài viết của Hoài Hương: Tác phẩm văn học - Kho vàng của điện
ảnh Việt [61]; hay bài viết của Như Thủy: Phim Việt: Lương duyên giữa văn học
và điện ảnh [74]… đều cho rằng, “hầu hết các bộ phim điện ảnh và truyền hình
có kịch bản chuyển thể hoặc dựa theo tác phẩm văn học đều ít nhiều tạo được
ấn tượng tốt và chạm được tới cảm xúc của người xem, góp phần nâng cao chất lượng của phim Việt Nam” [74] Trong thực tế, mối duyên văn học - điện ảnh đã
cho ra đời nhiều tác phẩm điện ảnh đáng giá, thực sự là tài sản quý của bộ môn
nghệ thuật thứ bảy như: Vợ chồng A Phủ, Mẹ vắng nhà, Bến không chồng, Người
đàn bà mộng du, Thời xa vắng, Mùa len trâu, Trăng nơi đáy giếng, Chuyện của Pao, Đừng đốt, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh…
Trang 182.2 Tiểu thuyết Đêm hội Long Trì và bộ phim điện ảnh cùng tên
Nguyễn Huy Tưởng khởi nghiệp bằng những tác phẩm viết về đề tài lịch
sử như: Vũ Như Tô, An Tư, Đêm hội Long Trì, đăng trên tạp chí Tri tân, đã gây
được ấn tượng mạnh cho người đọc bởi một lối viết, lối khai thác, tiếp cận vấn
đề mới lạ, sâu sắc Với vốn tri thức rộng và sâu, trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, quá khứ dân tộc, lịch sử đất nước hiện lên thoạt như là những lát cắt, song ẩn chứa trong đó cả một giai đoạn, thời kỳ lịch sử với nhiều biến cố, thăng
trầm, “lịch sử bao giờ cũng là sự kết nối từ quá khứ đến hiện đại, đó là sự song
hành hoặc tương phản giữa một bên là bạo lực của ngoại xâm, của cường quyền, của những rối ren và náo động của xã hội, với một bên là sự mỏng manh, sự bấp bênh của những số phận, những cuộc tình, những đam mê và khát vọng của con người, trong đó chiếm vị trí trung tâm là người trí thức”[20, tr.97]
Đêm hội Long Trì không phải là tác phẩm đầu tiên của nhà văn Nguyễn
Huy Tưởng (trước đó, ông đã viết kịch Vũ Như Tô), nhưng là tác phẩm sớm
nhất đưa ông đến với văn đàn Tác phẩm hình thành từ năm 1942, đăng trên Tri
tân (từ 24/11/1942 đến 12/08/1943) và được in thành sách năm 1944 Tuy nhiên,
những trăn trở của tác giả về cuốn tiểu thuyết còn kéo dài đến những năm sau này (1945), điều đó còn được ghi lại trong nhật ký của nhà văn [55] Không bao giờ tự hài lòng với mình, luôn cầu tiến, vươn tới sự hoàn thiện, đó chính là cá
tính và nguyên tắc sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng Đêm hội Long Trì là dấu
ấn mở đầu để nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ghi dấu tên tuổi của mình trên văn đàn Người đọc nhận thấy ở Nguyễn Huy Tưởng một ngòi bút có khuynh hướng lịch sử khác biệt Trong bức thư phúc đáp của ông chủ bút Tri tân gửi nhà văn
Nguyễn Huy Tưởng đã khẳng định văn tài và phong cách riêng của ông: “Thấy
ngài, vì cảm tình với Tri tân, ngỏ ý muốn gửi lên cho truyện Đêm hội Long Trì
để đăng vào trang tiểu thuyết, tôi rất hoan nghênh, một vì truyện ngài viết đó là tiểu thuyết lịch sử rất hợp với tôn chỉ của Tri tân; hai vì cái văn tài của ngài trong những bài như Diên Hồng hội nghị và Ý nghĩa việc thiên đô của Lý Thái
Trang 19Tổ trong lịch sử Việt Nam đã làm cho độc giả Tri tân bấy nay vẫn nhắc nhở mến phục Bây giờ lại có thiên tiểu thuyết do chính ngài viết ra thì chắc sẽ làm bạn đọc hài lòng lắm” [38; tr.167-168]
Khi nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Huy Tưởng, tiểu thuyết
Đêm hội Long Trì luôn được nhắc đến như một dẫn chứng về tài hoa và khuynh
hướng của nhà văn Có thể kể đến như: Chuyên luận Nguyễn Huy Týởng
(1912-1960) của nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức, xuất bản năm 1966
[10]; Bộ sách Nguyễn Huy Týởng toàn tập (5 tập) do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1996 [36]; Nguyễn Huy Týởng khát vọng một đời văn (Phýõng Ngân
tuyển chọn và biên soạn) [27]; Hay bộ 3 tập Nhật ký Nguyễn Huy Týởng [37] đýợc Nhà xuất bản Thanh niên cho ra mắt năm 2006… Hầu hết đều có những
dòng, những phần nhắc đến tác phẩm Đêm hội Long Trì Trong cuốn sách
Nguyễn Huy Týởng về tác gia, tác phẩm (Bích Thu, Tôn Thảo Miên tuyển
chọn giới thiệu), Giáo sư Hà Minh Đức đánh giá: “Tác phẩm đầu tay Đêm hội
Long Trì mở đầu cho quá trình sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, tác phẩm dựa
trên những tư liệu được đề cập đến trong Hoàng Lê nhất thống chí và Việt Lam Xuân Thu, khai thác câu chuyện xoay quanh quan hệ giữa chúa Trịnh Sâm và hai chị em Đặng Thị Huệ, Đặng Mậu Lân Nguyễn Huy Tưởng không chỉ muốn dừng sự việc lại ở đó Anh muốn tìm đến một bàn tay dũng cảm vừa thể hiện tinh thần công lý phù hợp với ý dân, vừa phải hợp với chân lý của lịch
sử để trừng trị kẻ tàn bạo” [39, tr.61]
Ngay từ khi ra đời, cuốn tiểu thuyết Đêm hội Long Trì đã được nhiều
người yêu thích và cho đến hôm nay, vẫn là một trong các tác phẩm được biết đến nhiều nhất của Nguyễn Huy Tưởng Tác phẩm đã được chuyển thể sang chèo, cải lương và đặc biệt, năm 1989, đạo diễn Hải Ninh đưa cuốn tiểu thuyết lên màn ảnh rộng càng góp phần phổ biến tác phẩm Bộ phim đã trở thành tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam, không chỉ về mặt nội dung, nghệ thuật,
mà còn được đánh là một trong những bộ phim cổ trang thành công nhất từ trước
Trang 20đến nay Rất nhiều bài viết đã nhắc đến thành công vang dội của bộ phim như:
Bài viết Đêm hội Long Trì trên màn ảnh của Hà Minh Đức [57]; bài Đêm hội
Long Trì - Một bộ phim thành công của Đinh Trọng Tuấn [76]; hay bài viết của
Thư Sinh “Đêm hội Long Trì” - nỗi lòng hậu thế gửi gắm đến ngàn xưa [71]; Huy Minh cũng có bài Đêm hội Long Trì - một lát cắt không thuộc về lịch sử [67]; hoặc bài phê bình Nhân xem phim “Đêm hội Long Trì”, nghĩ về một lối
tiếp cận lịch sử [52] của Lại Nguyên Ân… đã phân tích, đánh giá những điểm
mới, lạ và hấp dẫn của bộ phim trên nền tác phẩm văn học gốc là tiểu thuyết
Đêm hội Long Trì Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân viết: “Nhưng xin trở lại với phim Đêm hội… Ngoài mọi điều khác, ta còn có thể cảm ơn các nhà làm phim
đã cho chúng ta được dịp cảm nhận một phần thế giới của Nguyễn Huy Tưởng, xem cách ông bày các nhân vật lịch sử vào thế giới tiểu thuyết của ông ra sao
và qua đó nghĩ ngợi thế nào về các nguyên nhân của tiến trình lịch sử” [52]
Sau khi tham khảo những cuốn sách, công trình khoa học, luận văn của
nhiều tác giả và các bài viết báo chí, chúng tôi nhận thấy rằng đề tài: Đêm hội
Long Trì - Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh là một đề tài hay, có
giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn, đó là nghiên cứu tiểu thuyết Đêm hội Long
Trì và bộ phim điện ảnh cùng tên một cách đầy đủ từ văn bản văn học đến phim
chuyển thể Luận văn của chúng tôi được thực hiện sẽ góp thêm một nghiên cứu
có tính hệ thống và sâu sắc về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tiểu
thuyết Đêm hội Long Trì và bộ phim dã sử cùng tên Từ đó, khẳng định rõ hơn
mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh trong dòng chảy nghệ thuật nước nhà
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tiểu thuyết Đêm hội Long Trì và phim điện ảnh Đêm hội Long
Trì trên hai phương diện: từ văn bản truyện đến kịch bản phim và những yếu tố
làm nên thành công của cả hai tác phẩm
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 21Phạm vi tư liệu chúng tôi dùng để khảo sát trong luận văn này là:
1/ Tác phẩm văn học Đêm hội Long Trì, Nhà xuất bản Kim Đồng, 167
trang, năm 2016 Tác giả: Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
2/ Tác phẩm điện ảnh Đêm hội Long Trì, Hãng Phim truyện Việt Nam,
tập 1 (thời lượng 95 phút), tập 2 (thời lượng 77 phút), năm 1989
Đạo diễn: Nghệ sĩ nhân dân Hải Ninh;
Biên kịch: Lê Phương - Hoàng Nhuận Cầm
Bên cạnh đó, người viết cũng nghiên cứu thêm một số trường hợp chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh Việt Nam để có điều kiện so sánh, đối chiếu,
từ đó có được cái nhìn bao quát hơn
4 Nhiệm vụ và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra những nét đặc sắc về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật
của tác phẩm Đêm hội Long Trì từ văn bản truyện đến kịch bản phim
- Bước đầu đưa ra những nhận xét, đánh giá về những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm ở cả hai loại hình nghệ thuật
- Xác lập mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh, cũng như những vấn đề
lý luận và thực tiễn trong việc chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát tiểu thuyết Đêm hội Long Trì và phim điện ảnh cùng tên
- Chỉ ra những đặc sắc trong chuyển thể từ văn bản truyện đến kịch bản điện ảnh và những yếu tố tạo nên thành công
- Thấy được những đóng góp của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và đạo diễn Nghệ sĩ nhân dân Hải Ninh, biên kịch Lê Phương, Hoàng Nhuận Cầm đối với nền nghệ thuật nước nhà Đồng thời, chỉ ra sự gắn kết giữa văn học và điện ảnh
- Ngoài ra, người viết luận văn còn nghiên cứu một số tác phẩm có cách thức cải biên tương tự để làm cơ sở lý thuyết cho đề tài
Trang 225 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn này được nghiên cứu bằng một số phương pháp khoa học như: Phương pháp nghiên cứu liên ngành; Phương pháp so sánh; Phương pháp tổng hợp và một số phương pháp khác…
Các kiến thức chủ yếu được sử dụng trong luận văn là các lý thuyết về liên văn bản giữa văn học và điện ảnh, phân tích điện ảnh và phân tích văn học dựa trên các hướng tiếp cận liên ngành Ngoài ra, chúng tôi có sử dụng các kiến thức, khái niệm của lĩnh vực văn học và điện ảnh trong quá trình phân tích, tìm hiểu vấn đề
Luận văn cũng sử dụng một số thao tác khoa học cụ thể khi tiến hành nghiên cứu như: Đối chiếu, so sánh; Tổng hợp; Phân tích và lý giải nhằm chỉ
ra các yếu tố được kế thừa và sáng tạo trong phim chuyển thể so với tác phẩm văn học và lý giải một cách đầy đủ, khoa học
6 Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được xây dựng thành 3 chương:
- Chương 1: Cốt truyện trong tác phẩm văn học Đêm hội Long Trì và tác
7 Đóng góp của luận văn:
- Luận văn là công trình đầu tiên đánh giá tác phẩm văn học Đêm hội Long
Trì và bộ phim cùng tên một cách toàn diện về hình thức nghệ thuật và nội dung,
cũng như những yếu tố làm nên thành công Từ đó, góp phần khẳng định và làm nổi bật vị trí, vai trò của tác phẩm ở 2 loại hình nghệ thuật và các tác giả: Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng; Đạo diễn Nghệ sĩ nhân dân Hải Ninh; Biên kịch Lê Phương và Hoàng Nhuận Cầm trong nền văn học và điện ảnh nước nhà
Trang 23- Luận văn còn là nguồn tư liệu hữu ích cho bạn đọc, học sinh, sinh viên tham khảo khi nghiên cứu về văn học và điện ảnh Việt Nam
Trang 24NỘI DUNG Chương 1
CỐT TRUYỆN TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐÊM HỘI LONG TRÌ
VÀ TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH CÙNG TÊN
1.1 Nghệ thuật chuyển thể cốt truyện Đêm hội Long Trì
1.1.1 Khái niệm Cốt truyện trong văn học và điện ảnh
1.1.1.1 Khái niệm Cốt truyện trong văn học
Ngành Tự sự học coi vấn đề cốt truyện trong các truyện kể là một trong những yếu tố cơ bản để tìm ra cấu trúc và kết cấu của tác phẩm văn xuôi Các nhà nghiên cứu đã xây dựng nhiều hướng tiếp cận các tác phẩm nghệ thuật ngôn
từ qua hệ thống cốt truyện, nhằm tìm ra phong cách riêng của nhà văn Đa số đều cho rằng, cốt truyện được sử dụng chủ yếu trong các tác phẩm văn học thuộc
thể loại tự sự và kịch
Được coi là người đặt nền móng xây dựng lý thuyết nghiên cứu cốt
truyện, trong tác phẩm Nghệ thuật thi ca, với quan điểm “nghệ thuật là sự mô phỏng”, Aristote cho rằng: “Sự mô phỏng hành động là cốt truyện Cốt truyện
là sự kết hợp các sự kiện, tính cách là cái cho ta biết tính chất nhân vật hành động, còn tư tưởng là cái mà qua đó người nói muốn chứng minh một điều gì
đó, hay đơn thuần là bày tỏ ý kiến của mình” [1, tr.35], hay nói một cách
khác, “cốt truyện là cơ sở, là linh hồn của bi kịch, sau đó mới đến các tính
cách” [1, tr.37] Theo Aristote, cốt truyện là một hệ thống các sự kiện xung
đột, hoặc phát triển những sự kiện ấy theo trình tự tự nhiên của thời gian Ông cũng nhấn mạnh việc cần phải sắp xếp, bố trí một cách khéo léo các sự kiện theo trình tự phát triển, có cái bắt đầu và cái kết thúc để tạo ra hiệu quả thẩm
mỹ Sau này, các nhà nghiên cứu A.N.Veselovski, G.N.Pospelov, L.I.Timofeep, E.Dobin, Kojikov, B.Tomachevski, V.Shklovski, P.Cobley, J.Culler, J.Lotman khi thực hiện các công trình nghiên cứu của mình đã đưa yếu tố cốt truyện vào khảo sát hoặc đề cập đến ở nhiều mức độ khác nhau
Trang 25Ở Việt Nam, yếu tố cốt truyện cũng được đề cập đến trong nhiều công
trình nghiên cứu lý luận văn học, thi pháp học Trong cuốn sách Lý luận văn
học, Hà Minh Đức ( chủ biên) đã nêu quan điểm: “Cốt truyện là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống, và nhất là những xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó, các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ tư tưởng và chủ đề tác phẩm” [11, tr.29] Những sự kiện của một câu chuyện nào đó diễn ra
theo một cách thức riêng, được gọi là sự sắp xếp thẩm mĩ, không tuân theo trật
tự biên niên của sự kiện và quan hệ nhân quả nghiêm nhặt, thống nhất theo ý đồ chủ quan của người kể, nhằm mục đích nêu bật được tư tưởng chủ đề và tạo sức hấp dẫn tối đa tới người đọc Các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn học cũng cho rằng: “Cốt truyện (tiếng Anh:
plot, tiếng Nga: siujet, tiếng Pháp: sujet): Hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [13, tr.99] Theo đó, cốt truyện hàm chứa những yếu tố, những khả năng
để có thể tạo ra tính tư tưởng, tính nghệ thuật (tính văn) cho một tác phẩm văn
học, từ đó thể hiện dụng ý của nhà văn
Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện có mối liên hệ chặt chẽ với kết cấu Cốt truyện nhằm để chỉ yếu tố nội dung, gồm những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự và kịch được thể hiện theo một hệ thống cụ thể nhằm làm
rõ mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định Còn kết cấu nhằm để chỉ hình thức tổ chức, sắp xếp các chất liệu bên trong và bên ngoài tác phẩm theo một trật tự, một quy định nào đó để chuyển tải nội dung nghệ thuật Nếu như cốt truyện có vai trò tổ chức hệ thống các tính cách, gợi mở đặc điểm từng tính cách, đồng thời trình bày hệ thống các xung đột xã hội nhằm thu hút độc giả, thì kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động, phức tạp của
tác phẩm văn học Trong tác phẩm Tự sự học: Mấy vấn đề lý luận và lịch sử (do Trần Đình Sử chủ biên), tác giả đưa ra nhận định: “Cốt truyện là một chuỗi các
Trang 26sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự, kịch Một số văn bản trữ tình cũng
có yếu tố cốt truyện Khái niệm cốt truyện nhằm tách truyện thành hai phần: một là chuỗi các sự kiện rất đặc trưng cho thể loại tự sự và kịch, và một phần khác quan trọng không kém là các yếu tố miêu tả, lời kể, lời bình Thiếu các yếu tố này thì truyện không thể thành truyện” [34, tập 2, tr.56] Hiểu một cách
đơn giản hơn, hình thức tổ chức sự kiện trong tác phẩm văn học sẽ liên kết các
sự kiện lại thành câu chuyện; Sự liên kết chuỗi sự kiện đó tạo thành cốt truyện
Đó là nội dung nhận định của Lê Lưu Oanh, Phạm Đăng Dư trong cuốn sách
Lý luận văn học: “Cốt truyện là hệ thống các sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến và phát triển của tính cách cũng như câu chuyện” [30, tr.139] Chính vì
cốt truyện là sự liên kết các chuỗi sự kiện quan trọng mang tính quá trình nên kết cấu thời gian là kết cấu cơ bản của thể loại tự sự
Cơ sở sâu xa của cốt truyện là những xung đột đang vận động Đó là phương tiện để bộc lộ và triển khai tính cách nhân vật Tác giả Lại Nguyên Ân cho rằng, cốt truyện cũng là một phương diện của lĩnh vực hình thức nghệ thuật
Trong tác phẩm 150 thuật ngữ văn học, ông nhấn mạnh: “Nó trỏ lớp biến cố của
hình thức tác phẩm Chính hệ thống biến cố đã tạo ra sự vận động của nội dung cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm Tính truyện (có cốt truyện) là phẩm chất
có giá trị quan trọng của văn học, sân khấu, điện ảnh và các nghệ thuật cùng
cơ sở cho nhà văn lý giải tính cách và xây dựng hình tượng nhân vật, thể hiện tư tưởng và nghệ thuật Lại Nguyên Ân cũng chỉ ra, cốt truyện là yếu tố đóng vai trò then chốt chi phối nội dung và hình thức các tác phẩm ở nhiều loại hình nghệ thuật, trong đó có văn học và điện ảnh
Cốt truyện có ba đặc điểm chính: tính lịch sử - cụ thể, tính kịch và tính
hoàn chỉnh Tính lịch sử - cụ thể của cốt truyện được biểu hiện thông qua những
sự kiện, biến cố, xung đột xã hội làm điểm tựa cho sự phát triển của cốt truyện theo tiến trình vận động có hình thành, phát triển và kết thúc, đó thường là những
Trang 27sự kiện có ý nghĩa tiêu biểu cho sự vận động của lịch sử ở một thời điểm cụ thể nhất định, nhằm tái hiện bình diện của đời sống ở một thời kì lịch sử, tái hiện những con đường diễn biến phức tạp của các nhân vật
Cùng với tính lịch sử - cụ thể, cốt truyện còn có tính kịch Đặc điểm này được tạo thành từ những xung đột xã hội được khúc xạ qua các xung đột nhân cách Việc tổ chức cốt truyện đều nhằm phơi bày các xung đột xã hội, thể hiện các vấn đề đời sống và các số phận, tính cách con người Có thể nói, cốt truyện
là sản phẩm sáng tạo độc đáo của chủ quan nhà văn thông qua việc lựa chọn phản ánh những xung đột trong tác phẩm của mình, xây dựng cao trào để phát triển gay gắt, không thể điều hòa được và tự nó làm bùng nổ một cuộc đấu tranh
dữ dội, quyết liệt
Yêu cầu đặt ra đối với văn học là phải phản ánh sự vận động của cuộc sống một các logic, từ đó tạo nên tính hoàn chỉnh của văn học Theo đó, đối với cốt truyện với tư cách là một hệ thống các sự kiện, biến cố cần phải được sắp xếp, tổ chức một cách chặt theo trình tự phát triển để tạo ra hiệu quả thẩm
mỹ Các bước diễn biến của cốt truyện cũng giống như quá trình vận động của một xung đột, nghĩa là có mở đầu, thắt nút, phát triển và vươn tới cao điểm, rồi
đi vào giải quyết cụ thể và kết thúc Tuy nhiên, do quy luật sáng tạo văn học và nhất là do yêu cầu thể hiện chủ đề - tư tưởng tác phẩm, không nhất thiết bất cứ cốt truyện nào cũng cần có đầy đủ các bước diễn biến, và theo trật tự nhất định
Có thể nói, cốt truyện là yếu tố đầu tiên, quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong bất kì một hình thức tự sự nào Đó là sợi dây liên kết các mối quan
hệ của nhân vật, tổ chức, sắp xếp các sự việc diễn ra trong đó theo một hệ thống hoặc quy định cụ thể nhằm bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm Vì vậy, mọi
sự biến đổi, xoay chiều của các sự kiện, xung đột, tính cách đều hướng tới mục đích cuối cùng là thể hiện ý đồ nghệ thuật của nhà văn một cách có hiệu quả để thu hút và hấp dẫn người đọc
1.1.1.2 Khái niệm Cốt truyện trong điện ảnh
Trang 28Trong các loại hình nghệ thuật, mỗi loại hình đều có những đặc trưng riêng, song giữa chúng vẫn luôn có sự giao thoa và nhiều điểm chung Điện ảnh tuy ra đời muộn màng nhất, song điều này lại tạo nên lợi thế tiếp thu những tinh hoa của các loại hình trước đó Theo lý thuyết của nhà lý luận điện ảnh nổi tiếng
Ricciotto Canudo, “nghệ thuật nói chung được phân thành hai dạng: nghệ thuật
thời gian (tiêu biểu là Âm nhạc, Múa, Thơ ca) và nghệ thuật không gian (điển hình là Hội họa, Kiến trúc, Điêu khắc) Nghệ thuật thời gian mang tính động,
có tiết tấu; còn nghệ thuật không gian mang tính tĩnh và có tính tạo hình” [51]
Chính vì cho rằng, điện ảnh đã tổng hợp các tính chất của 6 loại nghệ thuật tiêu biểu trên mà R.Canudo đã đặt cho nó cái tên gọi “Nghệ thuật thứ 7” Trong đó, mối liên hệ giữa văn học và điện ảnh đã thể hiện chặt chẽ ở nhiều dạng thức, có qua có lại, cùng đồng hành phát triển Cũng nhờ đó, ngành nghiên cứu, lý luận phê bình điện ảnh vận dụng được nhiều hệ thống khái niệm và phương pháp nghiên cứu của bộ môn nghiên cứu văn học
Bởi vậy, khái niệm cốt truyện trong tác phẩm điện ảnh về bản chất rất gần gũi với khái niệm cốt truyện trong tác phẩm văn học Ở văn học, cốt truyện thường được dùng chủ yếu cho các tác phẩm tự sự hoặc kịch với chất liệu cơ bản là một hệ thống các sự kiện phản ánh cuộc sống một cách nghệ thuật để làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng, thì trong điện ảnh, cũng có một hình thức phim gọi
là hình thức tự sự, “Tự sự là một chuỗi những sự kiện trong một mối liên hệ nhân
quả xảy ra trong không gian và thời gian” [3, tr.95] Như vậy, có thể thấy, các
sự kiện cần được xác định và liên kết với nhau theo trục nguyên nhân - kết quả, trong khoảng không gian, thời gian nào đó Tự sự chính là một phương thức căn bản để con người hiểu thế giới Các nhà nghiên cứu lý luận điện ảnh đưa ra hai
khái niệm Cốt truyện (Plot) và Câu truyện (Story) (đôi khi còn được gọi là kịch
bản và câu chuyện) để phân biệt, đồng thời nhìn nhận một cách chính xác về vai
trò và ý nghĩa của chúng Theo các nhà nghiên cứu David Bordwell và Kristin
Thompson, “một tổ hợp của tất cả các sự kiện được biểu hiện ra bên ngoài và
những sự kiện mà người xem phán đoán đều tạo nên câu chuyện” [3, tr.97], còn
Trang 29cốt truyện “được dùng để mô tả bất cứ sự hiện diện một cách có thể nhìn thấy
hoặc nghe thấy trên phim trước chúng ta Cốt truyện bao gồm, thứ nhất, tất cả các sự kiện của câu chuyện được mô tả trực tiếp… Thứ hai, cốt truyện của phim
có thể bao hàm các tư liệu nằm ngoài thế giới câu chuyện” [3, tr.97] Tương tự
như vậy, trong cuốn sách Story sense: writing story and script for feature films
and television (được Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội dịch và tập
hợp vào tập bài giảng Tài liệu biên kịch), nhà lý luận điện ảnh Paul Lucey đã
đưa ra các thuật ngữ biên kịch trong ngành điện ảnh Trong đó, ông cũng xây
dựng khái niệm thuật ngữ Cốt truyện (Plot) và Câu chuyện (Story) Theo Paul
Lucey, “Cốt chuyện là một chuỗi các tình tiết trong đó các nhân vật đấu tranh
đưa đến giải pháp của vấn đề kịch tính Qua cuộc đấu tranh này các nhân vật phát hiện ra bản chất sâu xa hơn của họ cùng những sự thật khác Các sự việc của cốt truyện được đẩy cao khi hành động tiến nhanh tới cảnh cao trào mà trong đó vấn đề được giải quyết Câu chuyện là một thuật ngữ rộng hơn, nó bao gồm cả cốt truyện và trạng thái cảm xúc tạo nên bởi các nhân vật, những người lại chịu tác động bởi các tình tiết của cốt truyện Do đó, câu chuyện phát triển dần dần từ cốt truyện trong giai đoạn viết kịch bản” [35]
Như vậy, cốt truyện và câu chuyện chồng chéo nhau trong một số khía cạnh và phân biệt nhau ở một số khía cạnh khác Điều đó có nghĩa, cốt truyện không chỉ là các sự kiện của câu chuyện được mô tả trực tiếp trong phim, mà còn bao hàm cả những tư liệu nằm ngoài thế giới câu chuyện, đó có thể là âm thanh, ánh sáng, thậm chí phần danh sách đoàn làm phim phía đầu hoặc cuối bộ phim Nếu câu chuyện trong phim đưa người xem tiến xa hơn cốt truyện ở điểm gợi ra những sự kiện không bao giờ được chứng kiến, chỉ có trong tưởng tượng hoặc suy đoán từ câu chuyện trên màn ảnh, thì cốt truyện lại vượt lên thế giới của câu chuyện bằng những yếu tố như cách thể hiện âm thanh và hình ảnh ngoài ranh giới chuyện kể, tất cả sẽ tác động lên cách hiểu câu chuyện của người xem Cốt truyện là “bệ phóng” để các nhân vật tác động lẫn nhau, đồng thời phản ứng đối với các tình tiết của cốt truyện
Trang 301.1.2 Sự tiếp thu và sáng tạo đường dây cốt truyện chuyển thể Đêm hội
Long Trì
Tác phẩm tự sự là tác phẩm có cốt truyện, gắn liền với đó là một hệ thống các sự kiện, nhân vật được khắc họa về nhiều mặt, thông qua các chi tiết nghệ thuật phong phú đa dạng Đối với phim chuyển thể từ tác phẩm tự sự thì cần
có các yếu tố: ý tưởng hay, cốt truyện độc đáo, nhân vật đặc sắc Tuy nhiên, cốt truyện của tác phẩm văn học và cốt truyện của tác phẩm điện ảnh có những đặc trưng và yêu cầu khác nhau Trên cơ sở đó, nhà làm phim sẽ có những sáng tạo riêng mình, biến đổi cốt truyện và diễn biến câu chuyện để tạo nên sự hấp dẫn cho bộ phim
Trong quá trình chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh, có nhiều cách thức mà các nhà làm phim thực hiện cải biên cho phù hợp với ngôn ngữ và nghệ thuật điện ảnh Trong đó, lựa chọn đầu tiên của họ là cải biên, xây dựng đường dây cốt truyện Cốt truyện văn học thường có đường dây chính là mối quan hệ của nhân vật chính, những xung đột, biến cố lớn thúc đẩy nhân vật chính hành động, bộc lộ tính cách và thể hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm sẽ được nhà làm phim tiếp thu và đưa vào cốt truyện phim Cốt truyện của phim là hệ thống các sự kiện, tính cách, tình huống, chi tiết được tổ chức theo một trật tự nghệ thuật nhất định nhằm phục vụ cho việc biểu đạt nội dung và nghệ thuật của
bộ phim Nói một cách khác, nhìn vào cốt truyện, chúng ta có thể hình dung diễn biến trên phim là: Ai làm gì (hoặc gặp phải chuyện gì) và giải quyết ra sao, những mối quan hệ nào, kết cục câu chuyện Nhà làm phim chuyển thể có thể sáng tạo thêm vào hoặc loại bỏ những sự kiện, biến cố, xung đột, nhân vật, đường dây, bối cảnh… so với tác phẩm văn học để hình thành cốt truyện phim Tác
phẩm văn học Đêm hội Long Trì đã mở ra một chân trời sáng tạo cho đạo diễn
và biên kịch để tạo nên một bộ phim dã sử kinh điển của điện ảnh Việt Nam
Năm 1942, Nguyễn Huy Tưởng ra mắt cuốn tiểu thuyết đầu tiên Đêm hội
Long Trì đăng trên tạp chí Tri tân Không giống với các tác phẩm văn học dã sử
Trang 31khác như: Hoàng Lê nhất thống chí, Vũ trung tùy bút (Chuyện cũ trong phủ
chúa), Bà chúa chè… đi sâu vào mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã hội,
những cuộc chinh chiến, tranh giành quyền lực hoặc sự sa đọa của thế lực cầm
quyền…, Đêm hội Long Trì mở ra một không gian lịch sử hoàn toàn mới lạ:
Chuyện nhà chúa Trịnh Sâm Tĩnh Đô Vương Và đường dây cốt truyện với những sự kiện, biến cố, xung đột của các nhân vật đã hé lộ một câu chuyện đầy kịch tính và bão giông
Cuốn tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Huy Tưởng bắt đầu bằng cảnh đêm hội Trung thu bên hồ Long Trì Cảnh sinh hoạt của người dân nơi kinh thành được tái hiện lại như trong một bức tranh sơn dầu Ta thấy trong đó ánh sáng bàng bạc của trăng thu, ánh đèn của những người đi chơi hội hòa vào ánh đèn lung linh trang trí của kinh thành đêm Trung thu; bóng dáng nam thanh nữ tú dập dìu, tấp nhật Cảnh vui chơi, cảnh thi thơ, trao gửi tình cảm được tái hiện một cách hài hòa trong không gian đầm ấm, quay quần của một tối mùa thu nhiều cảm xúc Và chính trong cái không khí hội hè náo nhiệt đó, các nhân vật
đã lần lượt xuất hiện: nhân vật lịch sử như chúa Tĩnh Đô Trịnh Sâm và tuyên phi Đặng Thị Huệ; nhân vật có thật nhưng với ít nhiều hư cấu như quận mã Đặng Lân và quận chúa Quỳnh Hoa; nhân vật hoàn toàn do tác giả sáng tạo nên, như thi sĩ Bảo Kim cùng nhóm bạn văn nhân của chàng, và đặc biệt là quan Hộ thành binh mã sứ Nguyễn Mại, người được chúa tin cậy giao trọng trách giữ việc trị
an kinh thành
Và cũng trong đêm hội hân hoan ấy, nơi tưởng như chỉ có niềm vui và và những con người tao nhân mặc khách ấy, xuất hiện một tên phá đám tự xưng là Cậu Trời - Đặng Lân Đặng Lân vốn là em trai của Tuyên phi Đặng Thị Huệ Cậy thế chị gái mình được chúa sủng ái, hắn tự cho bản thân cái quyền lực ngang với chúa Sự hiện diện và hành động của Đặng Lân không chỉ là sự phá đám đối với riêng đêm hội, khiến cuộc hoa mất vui, mà còn đem đến dự cảm về những điều chẳng lành phía trước về một bi kịch tình yêu vừa hé nở đã bị dập vùi,
Trang 32nhưng xa hơn còn là những sóng gió thiên triều Tĩnh Đô Vương vì si mê Đặng Tuyên phi mà không còn là người cầm cân nảy mực sáng suốt trong triều đại ấy nữa Ngài gả con gái yêu là quận chúa Quỳnh Hoa cho gã Đặng Lân ngỗ ngược
Về phần Đặng Lân, được thể là con rể chúa, hắn ngày càng lộng hành, càn rỡ, cướp bóc tài sản, hãm hiếp phụ nữ…, khiến người dân kinh thành lúc nào cũng nơm nớp lo sợ gặp vạ bởi tay hắn Điều đáng ngạc nhiên là Tĩnh Đô Vương biết nhưng làm ngơ và không bao giờ xử phạt tên con rể đại nghịch bất đạo này Kỉ cương, phép nước trở nên vô nghĩa khi chỉ một lời xin của tuyên phi là chúa lại tha cho gã ngay cả với những tội tày đình nhất Quần thần và dân chúng oán thán, tất cả đều trông chờ vào sự tỉnh ngộ của nhà chúa, nhưng điều đó đã không xảy ra Chỉ đến khi quan Hộ thành binh mã sứ Nguyễn Mại quyết ra tay diệt trừ
kẻ cường bạo, đòi lại sự công bằng và trị an cho nhân dân, đại nghĩa cuối cùng
đã chiến thắng
Bằng kịch bản chuyển thể cùng tên của hai nhà biên kịch Lê Phương và Hoàng Nhuận Cầm, đạo diễn - nghệ sĩ nhân dân Hải Ninh đã xây dựng thành phim vào năm 1989 Cắt nghĩa vì sao tác phẩm này được chọn làm phim, nhà
nghiên cứu văn học Trần Quốc Huấn viết: “Những người làm phim Đêm hội
Long Trì đã phát hiện ra, bằng khứu giác nghề nghiệp của mình, một thứ trầm hương kỳ lạ tàng ẩn trong tiểu thuyết… Đứng ở góc độ điện ảnh, cũng có thể phát hiện ra, nhìn thấy được phần cốt cách văn hóa của dân tộc” [23, tr.6] Đặc
trưng của cốt truyện trong tác phẩm điện ảnh là tính chất kịch (hay còn được gọi
là kịch tính) Đó là mức độ cao nhất của những xung đột giữa các nhân vật với nhau, với hoàn cảnh sống để tạo ra đột biến và gây bất ngờ hấp dẫn khán giả Văn hào Nga Maksim Gorky khi bàn về nghệ thuật cho rằng, cốt truyện là những mối liên hệ, những mâu thuẫn, những thiện cảm và ác cảm, nói chung là những mối quan hệ qua lại của con người lịch sử phát triển và tổ chức của tính cách này hay tính cách khác Đối chiếu với nhận định của M Gorky vào trường hợp
Đêm hội Long Trì, có thể thấy cốt truyện tiểu thuyết này hoàn toàn đáp ứng
chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh với những mâu thuẫn, những thiện cảm và
Trang 33ác cảm đủ để nảy sinh những xung đột kịch tính, tạo nên bước ngoặt và gợi mở
suy đoán của người xem
Theo lý thuyết chuyển thể mà nhà nghiên cứu người Canada Linda Hutch
trình bày trong cuốn Theory of Adaptation (bản dịch của Hoàng Cẩm Giang, Phạm Minh Diệp; Trần Nho Thìn hiệu đính; chưa xuất bản), “Chuyển thể liên
quan tới tái diễn giải, tái sáng tạo… Tái tạo cái thân thuộc làm cho nó mới”,
các tác phẩm chuyển thể “có mối quan hệ công khai và cụ thể với văn bản trước
đó gọi là nguồn” [17, tr.189], ta thấy phim điện ảnh Đêm hội Long Trì được
chuyển thể theo phương thức sát với văn bản gốc, khá trung thành với nguyên tác, được nhà làm phim phát triển, bổ sung thêm một số tình tiết, chi tiết nhằm nhấn mạnh diễn biến tâm lý nhân vật với những đấu tranh nội tâm giằng xé, phức tạp Không chỉ giữ nguyên nhan đề tác phẩm văn học, mạch phim tôn trọng hầu hết đường dây chính cốt truyện Cốt truyện bộ phim là dồn dập lớp lang với những sự kiện kịch tính xuyên suốt Thông thường, một cốt truyện tự sự có 5 thành phần: Trình bày - thắt nút - phát triển - cao trào - mở nút, có thể thay đổi
vị trí ở từng phim, song luôn có vai trò hỗ trợ chặt chẽ với nhau về nội dung và
nghệ thuật Đêm hội Long Trì có cốt truyện truyền thống của hình thức tự sự
điển hình, trong đó các sự kiện, biến cố được trình bày theo thời gian tuyến tính, trần thuật khách quan Sau đây, chúng tôi xin lập đường dây cốt truyện theo Bảng thống kê thành phần và các sự kiện chính tương ứng như sau:
Trình bày
- Đêm hội Trung thu náo nhiệt bên hồ Long Trì
- Sự xuất hiện các nhân vật trong đêm hội: Thi sĩ Bảo Kim cùng nhóm bạn văn nhân, Quận chúa Quỳnh Hoa, Tướng Nguyễn Mại, Chúa Tĩnh Đô Trịnh Sâm, Tuyên phi Đặng Thị Huệ, Quốc cữu Đặng Lân…
- Trường bút chiến “Quần anh hội” và mối tình trong sáng nảy nở giữa thi sĩ Bảo Kim và quận chúa Quỳnh Hoa
Trang 34Cao trào
- Đặng Lân phá bỏ chỉ dụ của của Chúa, giết đại thần, định cưỡng ép Quỳnh Hoa Bảo Kim cùng các bạn đột nhập phủ Phò mã tìm cách giải cứu Quận chúa và bị Đặng Lân bắt được Lo sợ người yêu bị tra tấn, Quỳnh Hoa chấp nhận để Đặng Lân dày vò thân xác
- Nguyễn Mại giải thoát cho nhóm Bảo Kim khỏi phủ Đặng Lân
- Đặng Lân vẫn tiếp tục nghênh ngang, càn rỡ, bức hại dân lành, hãm hiếp phụ nữ ngay giữa thanh thiên bạch nhật
Trang 35mối quan hệ và các xung đột đó lại vì một chữ “sắc” mà hất bỏ tất cả: kỷ cương
phép nước, cương thường luân lý, tình nghĩa cha con, đạo nghĩa quân thần… Sự gay gắt của mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn xã hội tuy được làm mờ đi, song những xung đột và ý thức phản kháng thì vẫn còn đó và ngày càng trở nên rõ nét
Cả tiểu thuyết và truyện phim đều mở đầu bằng đêm hội Trung thu bên
hồ Long Trì hoa lệ, náo nhiệt và kết thúc bằng cái chết của Quận chúa Quỳnh Hoa trong sự hối hận của Chúa Trịnh Tuy nhiên, cách sắp xếp các chi tiết, tình tiết trong hai tác phẩm văn học và điện ảnh thì không giống nhau Trong tiểu
thuyết Đêm hội Long Trì, mở đầu tác phẩm là cuộc gặp gỡ của Bảo Kim và Quỳnh Hoa tại đêm hội và mối tình “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” bắt
đầu nảy nở Từ đó cho đến khi kết thúc câu chuyện, nỗi khổ đau trong bi kịch tình yêu của họ tạo nên những biến cố liên tục dẫn dắt mạch truyện Còn trong phim, ngay đoạn đầu, giữa khung cảnh lung linh của đêm hội là sự xuất hiện của Chúa Trịnh Sâm và Tuyên phi Đặng Thị Huệ trên chiếc thuyền rồng trên hồ Long Trì Hai người bận tình tứ yêu đương mà quên cả thưởng lãm cảnh vật đêm Trung thu đầy thi vị Đây là hai nhân vật mà tình yêu của họ không chỉ mang đến khổ đau, ngang trái cho bao người xung quanh mà còn gây nên những sóng gió vương triều Phần mở đầu của tác phẩm luôn đóng vai trò quan trọng trong việc gây ấn tượng, tạo sức hút đầu tiên với độc giả và khán giả, đồng thời hé lộ
một phần của câu chuyện sắp diễn ra Trong những phút đầu của Đêm hội Long
Trì là những phút vui, những khoảnh khắc hạnh phúc, để trên cái nền sắc màu
rộn rã ấy, các nhân vật lần lượt xuất hiện Nhưng niềm vui chỉ có ở phân đoạn đầu ấy đã không lặp lại thêm một lần cho đến khi kết thúc tác phẩm
Trong tiểu thuyết, Nguyễn Huy Tưởng từ một sự kiện có thật trong lịch
sử mang tính thắt nút: Tĩnh Đô Vương vì si mê Đặng Tuyên phi đã gả con gái yêu là Ngọc Lan cho em trai Tuyên phi là Đặng Mậu Lân, đã xây dựng nên tình huống Quận chúa Quỳnh Hoa bị ép gả cho Đặng Lân và tạo thêm những nhân
Trang 36vật hư cấu (thi sĩ Bảo Kim, tướng Nguyễn Mại…) để chuyển tải ý tưởng nội
dung của mình Các nhà làm phim Đêm hội Long Trì tuy dựa hẳn vào tiểu thuyết
của nhà văn, nhưng cũng có những phần gia giảm, thêm bớt, đã đưa thêm một loạt tình tiết như: việc Trịnh Sâm phế trưởng lập thứ, nghi ngại trung thần…; Đặng Thị Huệ xây dựng vây cánh, âm mưu và dùng thủ đoạn tranh đoạt ngôi vương cho con trai; Nhân vật Nguyễn Mại được xây dựng thêm nhiều nhiều phân đoạn xuất hiện trong phim; Nguyễn Mại bị xử chém cũng như thay đổi
vị trí các chi tiết, sự kiện, tình tiết so với tiểu thuyết Nếu như mở đầu bộ phim
là niềm vui, thì kết thúc là nỗi chua xót Ở trong tiểu thuyết, đoạn kết, Quan Hộ thành binh mã sứ được Chúa tha tội chết trong tiếng hò reo đồng tình của dân chúng, thì kết thúc bộ phim, Nguyễn Mại vẫn bị xử chém, khi Chúa nghĩ lại cũng đã muộn… Cái kết phim khá bất ngờ với người xem, khi tướng Nguyễn Mại chính là hiện thân của ước vọng công lý cho nhân dân của nhà văn đã không thể giữ được mạng sống Với Nguyễn Mại, Nguyễn Huy Tưởng đã gửi gắm vào
đó ước muốn đổi thay thế lịch sử, cũng như kì vọng về tương lai, về một kết thúc
có hậu (happy ending), ở hiền gặp lành, chính nghĩa thuộc về muôn dân, cách
kết thúc thường thấy trong các tác phẩm tự sự cổ điển Song với các nhà làm phim, họ muốn ám chỉ sâu xa về sự khủng hoảng của một triều đại, một thể chế
đã đến mức không còn lối thoát cho con người Ở đoạn kết này, chúng ta nhận thấy, cảnh kết của tiểu thuyết là sự đổ sụp của Tuyên phi Nhưng trong phim, nàng lạnh lùng và cô đơn bước lên ngai cao, còn phía dưới chỉ thấy Hề trò cung
đình không diễn trò Ông già đi hội nữa mà đặt con rối của mình xuống, kéo lê
trên mặt đất và bỏ đi Dù thể hiện theo những cách khác nhau trong phần mở đầu và kết thúc của tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh đều đạt được thành công nghệ thuật, chuyển tải tư tưởng của tác giả và đạo diễn, phản ánh sinh động
xã hội đương thời Nó khiến cho người đọc tiểu thuyết và xem phim Đêm hội
Long Trì nhận ra cái đêm hội đầy sắc màu và thanh âm kia, những đền đài nguy
nga tráng lệ kia, những quyền lực vương triều kia… thực ra chỉ là phù hoa, hư
Trang 37ảo Và tất cả các nhân vật trong đó dường như cũng đang bị vây hãm không lối thoát
1.2 Thời gian và không gian nghệ thuật chuyển thể Đêm hội Long Trì
Không gian và thời gian là một phạm trù triết học chỉ sự tồn tại của thế giới vật chất Không có gì có thể tồn tại bên ngoài không gian và thời gian Không gian và thời gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, thể hiện sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ Nó không chỉ là không gian và thời gian vật chất mà là một phương thức biểu hiện thế giới tinh thần, hiện thực đời sống thông qua tác phẩm văn chương Khi kể câu chuyện về thế giới hiện thực khách quan của con người, tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh luôn lưu tâm đến yếu tố thời gian và không gian Đó không chỉ là sự tồn tại của thế giới vật chất mà chi phối mạnh mẽ đến tư tưởng thẩm mỹ và ý đồ nghệ thuật của tác giả
Dựa trên những sự kiện và nhân vật lịch sử có thật, đã được lưu lại trong văn chương và sử sách thời phong kiến, Nguyễn Huy Tưởng đã sáng tạo nên một không gian lịch sử riêng với những số phận, những tính cách, những xung
đột chứa đựng tư tưởng sâu xa của xã hội đương thời Tiểu thuyết Đêm hội Long
Trì viết về thời điểm sự chịu đựng của nhân dân đối với bộ máy cầm quyền
phong kiến đã đến đến mức không thể kìm nén, những mâu thuẫn giữa nhân dân
và phe thống trị ngày càng bộc lộ một cách sâu sắc, xã hội phong kiến Việt Nam đang dần bước vào suy tàn
Tác phẩm đã phản ánh đời sống đất nước giai đoạn Lê - Trịnh với bối cảnh kinh thành Thăng Long thế kỷ XVIII Bằng vốn kiến thức lịch sử và văn hóa sâu rộng, Nguyễn Huy Tưởng đã mang đến cho người đọc một khung cảnh
về Thăng Long sống động, nhộn nhịp, mà ấn tượng nhất chính là lễ hội Long Trì Trong tiểu thuyết, tác giả dành nhiều trang viết để nói về đêm hội với những diễn biến, vẽ nên bức tranh Long Trì đêm Trung thu với tất cả sắc màu của nó:
“Hồ Long Trì đã thành một nơi bồng lai mộng ảo, cách biệt với phàm trần Hồ
rộng hơn nửa dặm, thả rất nhiều sen ấu Bên hồ có đắp những ngọn giả sơn to
Trang 38bằng đất hoặc bằng đá Trong hang, trong hốc, hoặc trên đỉnh, hoặc dưới chân, hoặc trước hoặc sau ẩn ẩn, hiện hiện có những chàng Tương Như, hay những
gã Tiêu Lang ngồi hòa nhạc, ăn mặc ra vẻ tiên phong đạo cốt Núi vọng ra những tiếng bổng tiếng chìm, tiếng ti, tiếng trúc, nghe lả lướt du dương Bờ hồ, trên cành hàng mấy trăm gốc phù dung, dương liễu có treo muôn thứ đèn lồng bằng gấm vóc Những đèn ấy đều do chúa Tĩnh Đô sai cũng nữ chế ra, tinh khéo tuyệt vời, mỗi chiếc đáng giá mấy lạng bạc Xa trông như muôn vàn sao lốm đốm sáng
Và bàng bạc khắp nơi, tô điểm thêm lên là ánh sáng trăng rằm Trăng không trong, hơi đục, nên cảnh sắc càng thêm mông lung phiếu diểu Đường đi, bóng cây in xuống, khi xóa khi hằn, theo với gió thu Trời chưa mát, nhưng cũng không nức lắm Hai bên đường, hoặc dựa vào chân núi, hoặc dựng biệt lập một nơi, có những cửa hàng bán khắp đồ tạp hóa phương nam, phương bắc, cho chí thịt, quả, rượu, nem, không gì là không có” [43, tr.7-8] Đêm hội Long Trì là câu
chuyện về đời sống cung đình, nhưng không có nhiều đoạn mô tả quang cảnh trong cung Tuy nhiên, ngay từ những trang đầu về đêm trung thu, người đọc đã
có thể mường tượng ra được sự xa hoa, giàu có, thú ăn chơi của bậc đế vương
Hồ Long Trì là hồ nằm trong Bắc Cung của Phủ Chúa, nơi vốn chỉ dành cho những người hoàng gia Chỉ cần những dòng mô tả về hồ Long Trì và sự bài trí đêm trung thu đã đủ để thấy sự hoa lệ tráng ngợp Tái hiện lại bức tranh trong quá khứ, nhà văn còn gợi được cái không khí khi tưng bừng náo nhiệt, khi thi vị
du dương của những cảnh, những tình, với những tài tử giai nhân “ngựa xe như nước áo quần như nêm” trong đêm hội Ấy vậy nhưng đằng sau cái vẻ nhàn tản,
mơ mộng có vẻ như thái bình thịnh trị của xã hội thời Trịnh Sâm, đằng sau sự giàu sang, tráng lệ là cả những giông tố, rối ren, thối nát và suy đồi Điều đó thể
hiện ngay qua sự xuất hiện của Đặng Lân: “Tưởng như có một trận cuồng phong
thổi trong đám hội, người chạy như ong: tiếng kêu, tiếng thét, tiếng gọi nhau liên tiếp một thiếu phụ đầu tóc rũ rượi chạy vào hổn hển:
Trang 39- Ai cứu tôi với Cậu Trời ” [43, tr.9]
Không gian lịch sử của Đêm hội Long Trì đã hiện dần qua từng chi tiết
như vậy Chỉ qua những trang viết đầu, bức tranh toàn cảnh của xã hội Việt Nam thời vua Lê Ý Tông đã được Nguyễn Huy Tưởng tái tạo một cách chân thực và sinh động: nhà Lê thì bạc nhược, chúa Trịnh Sâm thì bị Đặng Thị Huệ thao túng Điều đó thể hiện qua cái thở dài của quận chúa Quỳnh Hoa trong lễ hội sau khi cơn dư chấn Đặng Lân vừa quét qua:
“Quỳnh Hoa thở dài:
- Chỉ tại…
Nàng muốn nói: “Chỉ tại phụ vương sủng ái Đặng Tuyên phi” Nhưng trước mặt mọi người nàng không dám nói rõ nỗi lòng” [43, tr.22]
Không gian là tổng hòa của các hiện tượng cùng loại Theo Lê Thị
Dương, “Trong văn học, không gian được tạo nên bởi những từ ngữ hình ảnh,
sự kiện… là kiểu không gian tưởng tượng, suy tưởng, do vậy yếu tố chủ quan của tác giả đóng vai trò rất quan trọng Trong điện ảnh, không gian được cụ thể hóa bởi các hình ảnh có điểm nhìn, cỡ cảnh khác nhau, cùng sự hỗ trợ của âm thanh và ánh sáng” [9, tr.122] Việc xây dựng bối cảnh trong tác phẩm văn học
được phác họa bằng ngôn từ, đôi khi chỉ cần vài dòng, vài câu chữ và không cần phải nhắc lại, song với điện ảnh thì khác, điện ảnh cần phải sáng tạo ra không gian đó Những nhà làm phim luôn phải rõ ràng trong mỗi bối cảnh, chọn lựa không gian phù hợp để phản ánh đúng giai đoạn lịch sử, yếu tố văn hóa và phù
hợp với sự kiện và cảm xúc nhân vật Theo dõi phim điện ảnh Đêm hội Long
Trì, chúng ta sẽ thấy sự lao động nghiêm túc và đầu tư công phu của các nhà
làm phim, chỉ riêng phần bối cảnh đã rất kỳ công Đặc biệt, không gian đẹp nhất, có tính tạo hình và mang lại hiệu thẩm mĩ và tư tưởng cao nhất của bộ phim chính là không gian lễ hội trung thu bên hồ Long Trì mở đầu tác phẩm Đây là không gian điển hình cho tác phẩm, cũng là điển hình đại diện ẩn dụ cho bộ máy cầm quyền đương thời Tính điển hình ở đây được hiểu cả về diện
Trang 40mạo vật chất và quan trọng hơn là thế giới tinh thần trong đó Đạo diễn Hải Ninh đã dựng lên một đêm hội Long Trì thật sự với bối cảnh được quay tại nhiều địa điểm ở Hà Nội và Huế Trong hơn 20 phút diễn ra đêm hội, tất cả các yếu tố: quang cảnh, cách bài trí, đạo cụ, trang phục, âm nhạc, các tiết mục nghệ thuật, các tục lệ… đều mang dấu ấn văn hóa Việt Nam đậm nét thế kỷ XVIII Trên nền nhạc Lưu Thủy Kim Tiền, một trong những bản nhạc cung đình nổi tiếng của âm nhạc dân tộc Việt, là khung cảnh hội hè tấp nập, nam thanh nú tú dập dìu, những hàng quán với các sản phẩm truyền thống, hội múa lân tưng bừng, thuyền rồng lướt sóng trên hồ, hội thả đèn hoa đăng lung linh… Không chỉ vậy, người xem còn được thấy trong đó màn diễn rối nước và màn tuồng
Ông già xem hội đều là những môn nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam Về ý
nghĩa văn hóa, việc lồng ghép và tái hiện bản sắc dân tộc Việt qua trường đoạn đêm hội Long Trì đã góp phần làm nên giá trị và sức sống lâu bền cho tác phẩm
Có thể nói, đây là phân cảnh gây ấn tượng nhất trong Đêm hội Long Trì,
cũng là bối cảnh thành công nhất trong việc khôi phục lại không gian, thời gian, con người của cả một thời kì đã lùi sâu vào dĩ vãng của thời Lê Trung Hưng Cho đến hôm nay, hồ Long Trì cũng chỉ còn là một địa danh trong quá vãng, chẳng còn đâu bóng dáng của phủ chúa uy nghi, những buổi hội hè náo nhiệt, rực rỡ, thuyền rồng rẽ sóng trên hồ Tất cả chỉ còn trong mường tượng, trong những thước phim điện ảnh tráng lệ, nhưng vẫn khiến lòng người tiếc nuối vô cùng
Phim điện ảnh Đêm hội Long Trì không có nhiều ngoại cảnh Ngoài phân
đoạn lễ hội mở đầu và một số phân đoạn Đặng Lân mang võng lọng ra phố bắt hiếp con gái nhà lành, phân đoạn Trịnh Sâm đi dạo với Quỳnh Hoa, đi ngắm hoa sen với Đặng Thị Huệ… là ngoại cảnh thì phần lớn các phân đoạn còn lại đều là nội cảnh Trong tiểu thuyết, hầu hết nội dung diễn biến cũng đều là nội cảnh Nguyễn Huy Tưởng không dành nhiều dòng viết để mô tả phủ Chúa Trịnh, cũng