Từ đó trí nhớ hình tượng của trẻ ngày càng phát triển hơn.Lý luận và thực tiễn cũng cho thấy, sự phát triển trí nhớ hình tượngthông qua phối hợp hoạt động vẽ và xếp dán t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LƯƠNG THỊ VÂN ANH
PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG VẼ VÀ XẾP DÁN TRANH NHẰM PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ HÌNH TƯỢNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LƯƠNG THỊ VÂN ANH
PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG VẼ VÀ XẾP DÁN TRANH NHẰM PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ HÌNH TƯỢNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
Chuyên ngành : Giáo dục mầm non
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thanh Thủy
HÀ NỘI - 2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn sự
hướng dẫn tận tình, chu đáo của PGS.TS Lê Thanh Thủy Cô đã dìu dắt,
truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích và đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non, Phòng Sau Đại học, Ban quản lý Kí túc xá, Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới, Th.s Vũ Thị Tươi, cô giáo Trương Thị Mai và toàn thể các thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm non trường Đại học Hải Phòng, những người thầy đã truyền cho tôi tình yêu với ngành học Mầm non.
Xin gửi lời tri ân đến Ban giám hiệu, các giáo viên và toàn thể các cháu trường mầm non Nam Hưng, trường mầm non Đa Phúc, trường mầm non Hoa Hồng, trường mầm non Dư Hàng Kênh thành phố Hải Phòng đã giúp tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, con xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn chăm sóc, động viên và ủng hộ mọi mặt để con vững bước trên con đường học tập và nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
Lương Thị Vân Anh
Trang 4BẢNG VIẾT TẮT
ĐC : Đối chứng
HĐTH : Hoạt động tạo hình
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 5
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG VẼ VÀ XẾP DÁN TRANH NHẰM PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ HÌNH TƯỢNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.2 Khái quát chung về trí nhớ và sự phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 9
1.2.1 Khái quát chung về trí nhớ 9
1.2.1.1 Định nghĩa trí nhớ 9
1.2.1.2 Cơ sở vật chất của trí nhớ 10
1.2.1.3 Một số lý thuyết trong tâm lý học về sự hình thành trí nhớ 12
1.2.1.4 Vai trò của trí nhớ 14
1.2.1.5 Các quá trình cơ bản của trí nhớ 16
1.2.3 Phân loại trí nhớ trẻ em và sự phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 16
1.2.4 Những điều kiện phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 22
1.3 Hoạt động vẽ và hoạt động xếp dán tranh của trẻ 5-6 tuổi 24
1.3.1 Hoạt động vẽ của trẻ 5-6 tuổi 25
1.3.2 Hoạt động xếp dán tranh (cắt, xé dán tranh) của trẻ mầm non 26
Trang 61.3.3 Mối liên hệ giữa hoạt động vẽ và hoạt động xếp dán tranh trong sự
phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 29
1.3.3 Một số yêu cầu về việc phối hợp hoạt động vẽ và hoạt động xếp dán tranh nhằm phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 31
Tiểu kết chương 1 33
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG VẼ VÀ XẾP DÁN TRANH NHẰM PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ HÌNH TƯỢNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 34
2.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng 34
2.2 Cơ sở giáo dục được nghiên cứu 34
2.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu thực trạng 35
2.3.1 Nội dung nghiên cứu thực trạng 35
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 35
2.4 Một số tiêu chí và thang đánh giá 38
2.4.1 Các tiêu chí 38
2.4.2 Thang đánh giá 39
2.5 Kết quả nghiên cứu thực trạng 43
2.5.1 Kết quả nghiên cứu tài liệu hướng dẫn 43
2.5.2 Kết quả đàm thoại với giáo viên 44
2.5.3 Kết quả điều tra bằng phiếu hỏi 47
2.5.4 Kết quả quan sát tự nhiên 61
Tiểu kết chương 2 69
Chương 3 ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG VẼ VÀ XẾP DÁN TRANH NHẰM PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ HÌNH TƯỢNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 71
3.1 Các cơ sở định hướng đề xuất biện pháp phối hợp hoạt động vẽ và xếp dán tranh nhằm phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 71
Trang 73.1.1 Các biện pháp tác động cần đảm bảo phù hợp với sự phát triển
tâm lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình 71
3.1.2 Các biện pháp cần đảm bảo phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ trong quá trình hoạt động 71
3.2 Một số biện pháp phối hợp hoạt động vẽ và xếp dán tranh nhằm phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 71
3.2.1 Nhóm biện pháp: Tạo xúc cảm tình cảm thẩm mỹ cho trẻ, kích thích sự nhanh nhạy và tích cực trong ghi nhớ 71
3.2.2 Nhóm biện pháp: Tạo hứng thú cho trẻ đến với các bài tập ôn tập, củng cố biểu tượng 73
3.2.3 Nhóm biện pháp: Đa dạng các hình thức tái hiện biểu tượng của trẻ.75 2.3 Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp tổ chức phối hợp hoạt động vẽ và xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 77
2.3.1 Mục đích tổ chức thực nghiệm 77
2.3.2 Đối tượng, phạm vi, thời gian thực nghiệm 77
2.3.3 Cách thức tổ chức thực nghiệm 77
2.4 Phân tích kết quả thực nghiệm 82
2.4.1 Kết quả thực nghiệm khảo sát 82
2.4.2 Kết quả thực nghiệm tác động 92
2.4.4 Kiểm định hiệu quả thực nghiệm 114
Tiểu kết chương 3 119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Bước vào thế kỉ XXI, chúng ta đang đứng ở ngưỡng cửa của một thế giớitri thức mới với sự bùng nổ của thông tin, sự phát triển như vũ bão của khoa học
kĩ thuật, đang đòi hỏi ở mỗi con người lao động mới phải có được một trí nhớ tốt
để lĩnh hội những thông tin, tri thức ngày càng nhiều của nhân loại Nhờ có trínhớ mà con người phản ánh được những hiện tượng đã lĩnh hội trước kia và hiện
tại Theo L.M Xêtrênôp: “Không có hoạt động trí nhớ thì sẽ không có sự phát
triển, con người mãi mãi trong tình trạng mới ra đời”.
Trí nhớ có sức mạnh lớn lao, sức mạnh thâu tóm những dung lượng rấtlớn, giúp con người có được một phẩm chất cao nhất là trí tuệ Trí nhớ là mộtbộ phận của trí tuệ con người, người có trí tuệ cao bao giờ cũng là người có trínhớ tốt Xã hội đang ngày càng phát triển, đòi hỏi ngành giáo dục đào tạo ranhững con người lao động mới có trí tuệ cao, như vậy mới đảm bảo theo kịpcác nước trong khu vực cũng như trên thế giới
Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non trí nhớ hình tượng giữ vai trò rất quantrọng Sự phát triển của trí nhớ hình tượng là cơ sở, hỗ trợ cho trí nhớ lôgic giúptrẻ tiếp thu những kiến thức toán, lý, hóa, văn… ở tuổi phổ thông sau này
Trong các hoạt động ở trường mầm non, hoạt động tạo hình là loại hìnhnghệ thuật luôn luôn được trẻ yêu thích Đến với hoạt động tạo hình trẻ đượctrực tiếp cảm thụ, ghi nhớ cái đẹp của thiên nhiên, các sự vật hiện tượng xungquanh qua các sản phẩm tạo hình phù hợp được đưa đến với trẻ, trẻ được hoạtđộng thường xuyên (vẽ, nặn, xé dán, chắp ghép…) để lưu giữ và tái tạo lạinhững hình tượng tạo hình đã ghi nhớ bằng cách tạo ra sản phẩm tạo hình
Như vậy, không chỉ thực hiện chức năng giáo dục thẩm mỹ, thỏa mãnnhu cầu đến với cái đẹp, nhu cầu được hoạt động nghệ thuật của trẻ, hoạtđộng tạo hình ở trường mầm non còn là phương tiện để phát triển trí tuệ, đặc
Trang 9biệt là trí nhớ hình tượng cho trẻ Khi tham gia vào hoạt động tạo hình, đặcbiệt là hoạt động vẽ và xếp dán tranh, trẻ có điều kiện và cơ hội để phát triểntốt các thao tác tư duy: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp… Các sự vậthiện tượng tác động trực tiếp vào các giác quan của trẻ, để lại trong trí nhớ trẻnhững ấn tượng sâu sắc Qua quá trình hoạt động tư duy tích cực trong hoạtđộng tạo hình, các ấn tượng đó được tái hiện lại bằng những sản phẩm vậtchất của trẻ Từ đó trí nhớ hình tượng của trẻ ngày càng phát triển hơn.
Lý luận và thực tiễn cũng cho thấy, sự phát triển trí nhớ hình tượngthông qua phối hợp hoạt động vẽ và xếp dán tranh phụ thuộc rất nhiều vàovốn kinh nghiệm và hoạt động thực tiễn của trẻ Trí nhớ hình tượng của trẻ sẽđược phát triển nếu hoạt động vẽ và xếp dán tranh của các em được tổ chứcmột cách khoa học và sáng tạo
Hoạt động tạo hình ở trường mầm non bao gồm các loại hình: vẽ, nặn,xếp dán và chắp ghép Trong đó, vẽ và xếp dán tranh là hai thể loại hoạt độngtạo hình trên mặt phẳng hai chiều Chúng có mối quan hệ mật thiết, tác độngqua lại lẫn nhau Việc phối hợp hoạt động vẽ và hoạt động xếp dán tranh sẽgiúp trẻ ghi nhớ nhanh, tích lũy các biểu tượng thông qua việc tích cực quansát, định hướng không gian phối hợp phương thức thể hiện trên mặt phẳng haichiều Bên cạnh đó trẻ còn thường xuyên được ôn tập, củng cố các biểu tượngthông qua hệ thống các bài tập vẽ và xếp dán tranh được tổ chức đan xen,phối hợp linh hoạt
Thực tế công tác giáo dục mầm non hiện nay cho thấy, giáo viên đangrất quan tâm đến hoạt động tạo hình của trẻ Cùng với nhận thức và thực hiệntheo chương trình đổi mới, giáo viên đã quan tâm đến sự phát triển toàn diệncho trẻ theo hướng tích hợp Hoạt động tạo hình không chỉ là loại hình nghệthuật nhằm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mà còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, thểchất, ngôn ngữ… Tuy nhiên, họ chưa nắm được bản chất của sự phối hợp
Trang 10giữa hai hoạt động vẽ và xếp dán cũng như chưa nhận thức rõ vai trò của việcphối hợp hoạt động vẽ và xếp dán tranh để phát triển trí nhớ hình tượng chotrẻ, và chưa xây dựng được các biện pháp phối hợp hoạt động vẽ và hoạt độngxếp dán nhằm phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, đề tài: “Phối hợp hoạt động vẽ và
xếp dán tranh nhằm phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” đã được chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp phối hợp hoạt động vẽ và hoạt động xếp dántranh, tạo mối quan hệ bổ trợ giữa các hình thức hoạt động tạo hình nhằmphát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, từ đó phát triển trítuệ, nhận thức và góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ, chuẩn bịcho trẻ khả năng học tập một cách độc lập, tự chủ khi vào trường phổ thông
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức hoạt động vẽ và xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6tuổi theo hướng tích hợp
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp phối hợp hoạt động vẽ và xếp dán tranhnhằm phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
4 Giả thuyết khoa học
Hoạt động vẽ và xếp dán tranh là hai thể loại hoạt động tạo hình trênmặt phẳng hai chiều Khi tổ chức phối hợp hoạt động vẽ và xếp dán tranh nếugiáo viên biết tạo xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ cho trẻ trong hoạt động ghi nhớđối tượng; kích thích hứng thú, tính tích cực hoạt động của trẻ khi tham giacác bài tập ôn tập và đa dạng hóa các hình thức tái hiện biểu tượng sẽ giúp trẻ
Trang 11nâng cao độ nhanh nhạy trong ghi nhớ, độ bền, chất lượng hình ảnh trong trínhớ hình tượng của trẻ.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan tới hoạt động vẽ, hoạtđộng xếp dán tranh của trẻ Sự phát triển trí nhớ hình tượng của trẻ thông quaphối hợp hoạt động vẽ và xếp dán tranh
5.2 Tìm hiểu thực trạng một số biện pháp tổ chức hoạt động vẽ và xếp dántranh của trẻ ở các trường mẫu giáo nhằm xem xét ảnh hưởng của các biệnpháp này tới sự phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ
5.3 Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp phối hợp hoạt động vẽ và hoạtđộng xếp dán tranh nhằm phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ
6 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: tháng 12/ 2013 – tháng 6/2013
- Về địa bàn nghiên cứu:
Điều tra thực trạng tại 4 trường mầm non thuộc thành phố Hải Phòng:
- Trường mầm non Nam Hưng – Tiên Lãng – Hải Phòng
- Trương mầm non Đa Phúc – Dương Kinh – Hải phòng
- Trường mầm non Hoa Hồng – Kiến An – Hải phòng
- Trường mầm non Dư Hàng Kênh – Lê Chân – Hải phòng
Thực nghiệm tại trường mầm non Nam Hưng – Tiên Lãng – Hải phòng
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2 Phương pháp quan sát tự nhiên
7.3 Phương pháp điều tra
7.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7.5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
7.6 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Trang 128 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm ba phần chính:
Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, khách thể và đốitượng nghiên cứu, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi nghiêncứu, phương pháp nghiên cứu, cấu trúc luận văn
Nội dung nghiên cứu: gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng về việc phối hợp hoạt động vẽ và xếp dán tranhnhằm phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi ở các trườngmầm non thành phố Hải Phòng
Chương 3: Đề xuất và thực nghiệm các biện pháp phối hợp hoạt động vẽ
và xếp dán tranh nhằm phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 13NỘI DUNG NGHIÊN CỨUChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHỐI HỢP
HOẠT ĐỘNG VẼ VÀ XẾP DÁN TRANH NHẰM PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ HÌNH TƯỢNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Một số nghiên cứu ở nước ngoài:
* Nghiên cứu cấu trúc nhận thức và quá trình hình thành trí nhớ trẻ em.
Tác giả J Piaget nghiên cứu trí nhớ với tư cách là quá trình phát sinhcác hiện tượng tâm lý Theo ông, trí nhớ có được là do sự hình thành của cáccấu trúc nhận thức, cấu trúc thao tác Trẻ em muốn nhớ được đối tượng cầnhình thành các sơ đồ nhận thức, bắt đầu từ hình ảnh (vật thật) đến biểu tượng(tinh thần) và cuối cùng là thao tác với đối tượng [47]
Tác giả L.X Vưgôtxki khi phân tích các cấu trúc thao tác kí hiệu củatrẻ em, ông cho rằng: yếu tố cơ bản của thao tác ghi nhớ là sự tham gia củacác ký hiệu bên ngoài nào đó Ở đây, chủ thể không giải quyết nhiệm vụ bằngcách trực tiếp huy động các khả năng tự nhiên của mình mà dùng các thủthuật nào đó từ bên ngoài [70]
* Nghiên cứu về vai trò của hành động với sự phát triển trí nhớ trẻ em.
Tác giả A.A Liublinxkaia khẳng định vai trò của hoạt động trong việchình thành và sử dụng những biểu tượng hình tượng Bà cho rằng, biểu tượng ởtrẻ về sự vật không nảy sinh do ấn tượng thụ động ghi trong não bộ mà để hìnhthành biểu tượng cũng như sự nhớ lại, đứa trẻ cần thực hiện những hành độngthực tế như hoạt động tạo hình và chắp ghép xây dựng [37]
Tác giả A.V Daparôgiet cho rằng trong lứa tuổi mẫu giáo tài liệu trựcquan (sự vật và hình ảnh của nó) ghi nhớ tốt hơn nhiều so với tài liệu ngônngữ Và muốn trẻ nhớ kĩ một tài liệu nào đó, cần tổ chức cho trẻ hoạt động
Trang 14với tài liệu ấy Ví dụ trong hoạt động tạo hình, trẻ mẫu giáo khi tích cực hoạtđộng với tranh ảnh, vẽ, xếp dán tranh …thì sẽ nhớ những hình ảnh ấy tốt hơnnhững em nào chỉ quan sát những hình ảnh đó không thôi [9]
* Nghiên cứu về phương pháp hình thành và phát triển trí nhớ của trẻ
Alexander Romanovich, nhà tâm lý học người Nga khi nghiên cứu vềcách rèn luyện trí tuệ cho trẻ em đã khẳng định, hoạt động trí óc bắt đầu khingười ta chuyển cái đã nhận thấy thành cái được tái hiện Ông đã chỉ ra thờiđiểm, cách ghi nhớ để có một trí nhớ tốt: “Thao tác hoạt động trí óc của việcnhớ có hiệu quả được thực hiện vào lúc trẻ quyết định phải lưu giữ thông tin
để sẵn sàng lấy ra sau này” [2]
Cũng về vấn đề này, tác giả Tony Buzan đã có những công trình nghiêncứu của mình trong việc sử dụng trí nhớ hình tượng để ghi nhớ tài liệu Ôngđưa ra cách ghi nhớ, giữ gìn tài liệu bằng sơ đồ tư duy, một phương tiện tậndụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não Sơ đồ tư duy giúp ghi nhớ chitiết cấu trúc đối tượng hay sự kiện mà chúng chứa các mối liên hệ phức tạp
hay chằng chéo Toàn bộ ý của giản đồ có thể “nhìn thấy” và nhớ bởi trí nhớ
hình tượng, loại trí nhớ gần như tuyệt hảo [59]
Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam:
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về trí nhớ có ý nghĩa cả
về lý luận và thực tiễn
* Nghiên cứu mối quan hệ của trí nhớ và cảm xúc, tư duy.
Tác giả Phạm Thị Thanh, nghiên cứu trí nhớ trong việc đặt trí nhớtrong mối quan hệ qua lại với cảm xúc Theo tác giả, cảm xúc là một trongcác yếu tố ảnh hưởng đến trí nhớ Xúc cảm, tình cảm như một chất xúc tácmạnh mẽ, thúc đẩy làm cho hoạt động trí nhớ của con người diễn ra nhanh vàtốt hơn Do vậy, con người sẽ nhớ tốt những gì gây ra ở họ cảm xúc
Trang 15Nghiên cứu “Đặc điểm trí nhớ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” hai tác giảNguyễn Thạc và Nguyễn Xuân Thức đã chỉ ra rằng: trí nhớ của trẻ mẫu giáomang tính trực quan và gắn liền với cảm xúc, ghi nhớ của trẻ có kết hợp vớicác giác quan khác nhau và có kết hợp với các chức năng tâm lý khác, trướchết là tư duy.
* Nghiên cứu các phương tiện để phát triển trí nhớ.
Bằng những nghiên cứu của mình trong tác phẩm Ảnh hưởng của trigiác tới tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ 5-6 tuổi [54],Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, tác giả Lê ThanhThủy đã chứng minh được hoạt động tạo hình là một phương tiện hữu hiệu đểphát triển ở trẻ các khả năng hoạt động trí tuệ trong đó có trí nhớ hình tượng[56] Các tác giả Ưng Thị Châu, Nguyễn Lăng Bình, Lê Đức Hiển cho rằngcác thao tác tư duy, các quá trình tưởng tượng trong hoạt động tạo hình đãgóp phần vào việc phát triển trí nhớ hình tượng của trẻ [7]
Nghiên cứu về “Ảnh hưởng của trò chơi đóng vai lên trí nhớ có chủđịnh của trẻ mẫu giáo” tác giả Lê Thị Minh Hà đã chỉ ra vai trò của trò chơiđóng vai đối với kết quả nhớ có chủ định của trẻ mẫu giáo [14]
Như vậy, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều nhà giáodục học, tâm lý học, sinh lý học… nghiên cứu vấn đề trí nhớ hình tượng vàphát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ em Tuy nhiên chưa có nhiều công trìnhnghiên cứu về sự phối hợp hoạt động vẽ và xếp dán tranh như là một phươngtiện, công cụ để phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ Trong khi đó, việc pháttriển trí nhớ hình tượng cho trẻ ở độ tuổi này là rất cần thiết Vì vậy, chúng tôimạnh dạn nghiên cứu một số biện pháp phối hợp hoạt động vẽ và xếp dántranh để phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi với hy vọnglàm phong phú thêm cơ sở lý luận, nâng cao hiệu quả giáo dục trí tuệ cho trẻ
Trang 161.2 Khái quát chung về trí nhớ và sự phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi
1.2.1 Khái quát chung về trí nhớ
1.2.1.1 Định nghĩa trí nhớ
Để hiểu một cách đầy đủ về trí nhớ hình tượng của trẻ em, cần xem xéttrước hết một số định nghĩa về trí nhớ Những năm gần đây trí nhớ đượcnghiên cứu trên nhiều bình diện như tâm lý học, sinh lý học thần kinh cấpcao, dưới góc độ văn học nghệ thuật… Mỗi bình diện, các nhà nghiên cứunhìn nhận trí nhớ từ một góc độ khác nhau Cụ thể:
Nhìn nhận từ góc độ trí nhớ là một quá trình có định nghĩa của một sốtác giả sau:
Tác giả Vũ Dũng cho rằng, trí nhớ là quá trình sắp xếp, lưu giữ kinh
nghiệm quá khứ để có thể sử dụng nó trong hoạt động hoặc đưa nó vào phạm
vi ý thức [12]
Trong giáo trình tâm lý học đại cương tác giả Nguyễn Quang Uẩn định
nghĩa: “Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có
của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo lại sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm, hành động hay suy nghĩ trước đây” [67]
Cũng nhìn nhận trí nhớ từ góc độ này, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết cho
rằng: “Sự ghi nhớ, giữ gìn lại và sau đó nhận lại và nhớ lại những gì con
người đã trải qua trước đây gọi là trí nhớ”.
Từ góc độ phương pháp hình thành trí nhớ, tác giả Tạ Thúy Lan trong
tác phẩm Sinh lý học thần kinh cấp cao định nghĩa: “Trí nhớ là sự vận dụng
một khái niệm đã biết trước, là kết quả của những thay đổi xảy ra trong hệ thần kinh [33]
Trang 17Trong tác phẩm Tâm lý học sáng tạo văn học, tác giả M.Arnuđốp nhìn
nhận trí nhớ dưới góc độ là một sản phẩm Ông cho rằng: “Trí nhớ là các ấn
tượng để lại những dấu vết không phai mờ và được biến thành một bộ phận không chia tách của kho “tài sản” tinh thần” Và Trí nhớ là kho dự trữ lớn các hình ảnh [3]
Từ những cách giải thích, định nghĩa về trí nhớ trong từ điển, côngtrình, tài liệu tâm lý học, sinh lý học thần kinh cấp cao dưới các góc độ khácnhau, chúng tôi đi đến lựa chọn và sử dụng khái niệm trong giáo trình tâm lýhọc đại cương do Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) để nghiên cứu về việc pháttriển trí nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Khái niệm trí nhớ đượchiểu như sau:
Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo lại sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm, hành động hay suy nghĩ trước đây.
1.2.1.2 Cơ sở sinh lí của trí nhớ
Theo tài liệu của TS.BS Bùi Đức Luận [39], cơ sở sinh lí của trí nhớbao gồm: Nơron thần kinh, Hypocampus và các kho lưu giữ nhớ
* Nơron thần kinh:
Bộ não có 100 tỷ nơron thần kinh, và giữa chúng có 100.000 mạch liênlạc Khi nhận được thông tin, nơron này truyền sang nơron kế cận và cứ thếtiếp diễn cho đến khi nào trung tâm não bộ nhận được đủ thông tin và đưa raphương án giải quyết Lúc mới ra đời, trẻ đã có đủ số lượng nơron cao nhấtcủa đời mình Sau đó, đứa trẻ lớn lên học tập, tiếp thu thông tin và lưu vàokho nhớ các loại tín hiệu của đời sống mà không cần tạo ra nơron mới Nơronnào hưng phấn thì xinap tồn tại, số lượng còn lại không dùng đến thì thái hóa
* Hypocampus (thùy hải mã):
Trang 18Hypocampus hay thùy hải mã là bộ phận chủ chốt, đóng vai trò quantrọng đến trí nhớ trong não bộ Nếu vì lý do nào đó thùy hải mã bị tổn thương,
ta chỉ có thể nhớ được những gì xảy ra trong quá khứ, chứ không thể nhớnhững gì xảy ra ở hiện tại Người ta cho rằng, thùy hải mã đóng vai trò quyếtđịnh trong việc lưu giữ các sự việc để biến chúng thành ký ức
Thùy hải mã là một tập hợp các tế bào đặc biệt nằm ngay ở bên trongcuống não, trải dài qua tiểu não, bên dưới vỏ não, có hình dáng giống con cángựa nên có tên gọi là thùy hải mã (hypocampus) Thùy hải mã là một bộ phậncủa não bộ, có chức năng giải quyết các loại bộ nhớ cho não Có ba loại bộ nhớbên trong não đó là: bộ nhớ thường xuyên, bộ nhớ gần và bộ nhớ xa
* Các kho lưu giữ nhớ:
Việc nghiên cứu các kho lưu giữ nhớ vẫn còn đang tiếp tục Song cácnhà nghiên cứu đã phát hiện có ít nhất 6 bộ phận sau đây lưu giữ trí nhớ Đólà: vỏ não, tiểu não, nhân xám, đồi não, thùy thái dương và tiền đình trán
Trong các giác quan, mắt và tai đóng vai trò đầu tiên và vô cùng nhạycảm trong việc tiếp thu những thông tin mà ta ghi nhận được Tuy nhiênchúng chỉ lưu giữ thông tin trong khoảng thời gian rất ngắn, vài giây thậm chívài phần mười giây Làn sóng thông tin và cứ liệu đó dồn dập hướng về bộnhớ đầu tiên trong não đó là bộ nhớ hoạt động liên quan đến khu vực tiềnđình trán Đây là khu vực vô cùng quan trọng Bộ nhớ hoạt động giúp chúng
ta loại đi những cái ta nhìn thấy mà không cần nhớ, nghe thấy mà không cầnnghe Bộ nhớ hoạt động khởi động bộ nhớ, thúc đẩy các hoạt động trí năng,nhận thức các văn bản đã đọc, tiếp thu những điều được truyền đạt Bộ nhớhoạt động tiếp tục gửi đi những gì nó nhặt nhạnh được, những điều ta cần lưugiữ cho bộ nhớ lâu dài Bộ nhớ lâu dài được bố trí ở những bộ phận khác nhautrong não: bộ nhớ ngữ nghĩa, liên quan đến vỏ não; bộ nhớ hành sự, liên quan
Trang 19đến tiểu não và nhân xám; bộ nhớ phụ, liên quan đến đồi não, thùy tháidương.
1.2.1.3 Một số lý thuyết trong tâm lý học về sự hình thành trí nhớ
Qua tìm hiểu một số tài liệu chúng tôi thấy, sự hình thành trí nhớ được quantâm nghiên cứu trên rất nhiều bình diện: tâm lí học, sinh lí học thần kinh cấp cao.Trí nhớ còn được nghiên cứu cả trên bình diện sinh hóa, điều khiển học…
Trên bình diện tâm lý học có rất nhiều thuyết khác nhau về trí nhớ.Trong số đó có thể kể đến thuyết liên tưởng, tâm lý học cấu trúc, tâm lí họchoạt động
- Lý thuyết liên tưởng với các đại diện tiêu biểu là D.Ghatli,
D.S.Millerr và H.Spense Những người theo học thuyết liên tưởng coi sự liên
tưởng chẳng những là nguyên tắc quan trọng nhất của sự hình thành trí nhớ
mà còn là nguyên tắc quan trọng nhất của sự hình thành tất cả các hiện tượngtâm lí khác Lý thuyết liên tưởng cho rằng các sự vật hiện tượng có liên quanchặt chẽ với nhau trong không gian – thời gian, sự nhớ lại một sự vật hiệntượng nào đó thường dẫn đến nhớ lại các sự vật, hiện tượng khác Theo quanđiểm này sự xuất hiện của một hình ảnh tâm lí trong vỏ não bao giờ cũng diễn
ra đồng thời (hoặc kế tiếp nhau sau một thời gian ngắn) với một hiện tượngtâm lí khác theo quy luật liên tưởng
Như vậy những nhà liên tưởng mới chỉ dừng lại ở sự mô tả những điềukiện bên ngoài của sự xuất hiện những ấn tượng đồng thời, sự đa dạng củanhững điều kiện đấy được họ chia thành bốn phạm trù: sự liên tưởng gần nhaukhông gian – thời gian; sự liên tưởng tương tự; sự liên tưởng đối lập và sựliên tưởng lôgic Trong tâm lí học, sự mô tả này là hoàn toàn cần thiết Songcác nhà liên tưởng luận đã phạm sai lầm khi giải thích đó là những mối liênhệ nhân quả Không phải bao giờ cái gì xảy ra trước cũng là nguyên nhân củacái xẩy ra sau, còn cái xẩy ra sau là kết quả của cái xẩy ra trước như người ta
Trang 20vẫn tưởng lầm Tóm lại, thuyết liên tưởng chưa vạch ra được các cơ chế, giaiđoạn hình thành liên tưởng Thuyết liên tưởng cũng chưa đánh giá đúng mứcvai trò của chủ thể trong sự hình thành liên tưởng.
- Tâm lý học cấu trúc với các đại diện tiêu biểu là M.Vécthaimơ,V.Côlơ, C.Cốpca Theo lý thuyết này, mỗi sự vật hiện tượng đều có một cấutrúc thống nhất, chỉnh thể, khu biệt Nhờ chúng mà ta nhận biết chính xác sựvật này hay hiện tượng khác Khi ta tri giác, các cấu trúc trọn vẹn, các chỉnhthể này để lại các hình ảnh, biểu tượng (các dấu vết) đầy đủ của các sự vậthiện tượng Ví dụ, khi trẻ quan sát mẹ, cô giáo, bạn bè… trẻ hình dung đầy đủcác bộ phận như đầu tóc, chân tay, thân mình… Có thể hình vẽ của trẻ khôngđầy đủ nhưng nhờ các chi tiết đã có mà trẻ hình dung (gợi nhớ) được nhữngchi tiết khác
Như vậy, thuyết liên tưởng đi từ bộ phận đến toàn thể, còn lý thuyếtcấu trúc đi từ toàn thể đến bộ phận Có thể thấy rằng, hai lý thuyết này chỉgiải thích được trí nhớ căn cứ vào tổ chức kích thích ở bên ngoài, không đivào diễn biến giải phẫu sinh lý, hóa sinh ở bên trong não, không lưu ý đếntính tích cực của chủ thể mang quá trình ghi nhớ, cấu tạo nên dấu vết khácnhau ở những người khác nhau, tính lựa chọn của trí nhớ
- Thuyết hoạt động trong tâm lý học: với các đại diện tiêu biểu là L.X.Vưgôtxki, Alexander Luria, Alexei Nikolaevich Leontiev, các nhà tâm lí họchoạt động cho rằng, hoạt động của cá nhân quyết định sự hình thành tất cảmọi quá trình trí nhớ của cá nhân Theo lí luận này quá trình ghi nhớ, giữ gìn
và tái hiện được quy định bởi ý nghĩa của tài liệu đối với hoạt động của cánhân Những quá trình đó (ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện) có hiệu quả nhất khitài liệu trở thành mục đích của hành động Đặc điểm của những mối liên hệnày, chẳng hạn tính bền vững và tính sẵn sàng xuất hiện lại của nó, phụ thuộc
Trang 21vào chỗ, tài liệu có bộ phận nào gắn liền với hoạt động sau này của cá nhân
và nó có ý nghĩa như thế nào để đạt đến mục đích của hành động
Như vậy, trái với các quan điểm khác, quan điểm này khẳng định rằngsự hình thành những mối liên hệ giữa những biểu tượng riêng lẻ không đượcquy định bởi bản thân tính chất của tài liệu cần ghi nhớ, mà trước hết phụthuộc vào chỗ cá nhân làm gì với tài liệu ấy
Như vậy mỗi lý thuyết, mỗi quan điểm đều cố gắng đưa ra bản chất củaquá trình hình thành trí nhớ Nếu lý thuyết liên tưởng và lý thuyết cấu trúcmới chỉ giải thích được trí nhớ căn cứ vào tổ chức các kích thích bên ngoài thìtâm lý hoạt động lại chỉ ra được vai trò của chủ thể trong việc ghi nhớ, giữ gìn
và tái hiện các tài liệu ghi nhớ thông qua hoạt động tích cực của cá nhân
1.2.1.4 Vai trò của trí nhớ
Trí nhớ có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người Vai trò củatrí nhớ đã được các nhà nghiên cứu khẳng định: nó cần thiết cho sự tồn tại vàphát triển của mỗi cá nhân cũng như nhân loại
* Trí nhớ cần thiết cho sự phát triển của mỗi cá nhân:
Trí nhớ là quá trình tâm lý có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sốngtâm lý con người Có thể nói, trí nhớ là điều kiện cho việc tiếp thu và tích lũykinh nghiệm của cá nhân trong mọi lĩnh vực của cuộc sống như giao tiếp, họctập, lao động
Nhờ có trí nhớ, con người nhận biết được mình là ai, nhận biết đượcngười thân và mọi người xung quanh Đồng thời, trí nhớ giúp con người tiếpthu được các kinh nghiệm, văn hóa ứng xử trong giao tiếp giữa con người vớicon người trong gia đình, xã hội
Trong lĩnh vực nhận thức, trí nhớ giúp cá nhân tiếp thu và lưu giữnhững tri thức khoa học trong nhà trường, ngoài xã hội Bởi nhờ có trí nhớ,
Trang 22các kết quả của quá trình nhận thức được lưu giữ lại Do đó con người có thểhọc tập và phát triển trí tuệ của mình.
Bên cạnh đó, trí nhớ cũng rất cần thiết cho hoạt động lao động của mỗicá nhân Con người, dù lao động bằng trí óc, chân tay đều cần đến trí nhớ.Nhờ có trí nhớ, các họa sĩ mới vẽ lên được những bức tranh về phong cảnhđẹp đẽ của Tổ quốc, các ca sĩ mới có thể ca hát ca ngợi tình yêu và tuổi xuân,người công nhân mới có thể sử dụng máy móc khai thác mỏ quặng, ngườinông dân mới có thể trồng cấy đúng mùa vụ, học sinh nhớ được chữ, tiếpnhận kiến thức, các nhà khoa học mới có thể phát minh, cải tiến, sáng tạo nênnhững kì tích…
* Trí nhớ cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại:
Đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại, trí nhớ đóng vai trò đặcbiệt quan trọng
Thứ nhất, trí nhớ tạo điều kiện cho con người thoát khỏi thời kỳ môngmuội, bước vào xã hội văn minh Mọi hoạt động từ ăn, mặc, đi, ở cho tới họctập, vui chơi, lao động sản xuất của con người trong xã hội đều không tách rờitrí nhớ
Thứ hai, trí nhớ giúp cho việc tích lũy các kinh nghiệm lao động củanhân loại qua các thời kỳ phát triển Lịch sử nhân loại là dòng chảy vô tận, sovới tiến trình đó tuổi thọ của một đời người thật vô cùng ngắn ngủi Nhờ vàokhả năng ghi nhớ, lưu giữ và tái hiện mà những kinh nghiệm xã hội của nhânloại mới được truyền từ đời này qua đời khác, nhờ đó trí tuệ của con ngườimới không ngừng phát triển, xã hội loài người không ngừng tiến bộ và đạtđược những thành tựu như ngày nay Cũng nhờ có trí nhớ nhân loại mới sángtạo ra ngôn ngữ, chữ viết, sách báo, băng từ và những công cụ ghi chép,chuyển tải tri thức
Trang 23Thứ ba, trí nhớ là công cụ, phương tiện để lưu giữ lịch sử, lưu giữ cácgiá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc Nhờ có trí nhớ, lịch sử phát triển củađất nước qua các thời kì được lưu giữ lại Những thế hệ sau vẫn biết đếnnhững người anh hùng đã hy sinh cho đất nước Bên cạnh đó, nhờ có trí nhớnhững làn điệu dân ca, những trò chơi dân gian, phong tục tập quán, ngày hộingày lễ… mãi được lưu truyền cho thế hệ sau, tạo nên nét độc đáo không trộnlẫn của mỗi dân tộc.
1.2.1.5 Các quá trình cơ bản của trí nhớ
Trong tâm lý học, các quá trình cơ bản của trí nhớ được rất nhiều nhànghiên cứu quan tâm Có thể kể đến tác phẩm Tâm lí học do tác giả PhạmMinh Hạc chủ biên [17], tác phẩm Giáo trình tâm lý học đại cương của tác giảNguyễn Quang Uẩn [67] Các tác giả đều cho rằng, quá trình trí nhớ bao gồm
trong nó nhiều quá trình thành phần: quá trình ghi nhớ (tạo vết), quá trình giữ
gìn (củng cố vết), quá trình tái hiện (từ những dấu vết làm sống lại những
hình ảnh…), và quá trình quên (không tái hiện được) Mỗi quá trình này có
một chức năng xác định, nhưng chúng không đối lập với nhau, mà chúng phụthuộc vào nhau (ghi nhớ, giữ gìn tốt thì mới tái hiện tốt), thâm nhập vào nhau,chuyển hóa cho nhau (khi tái hiện đồng thời có tác dụng củng cố) Không chỉ
có nhớ (tái hiện được trong tình huống cụ thể) mà ngay cả quên cũng tham giavào hoạt động của cá nhân Bởi vì, muốn tiến hành một hành động nào đó thìcá nhân phải có khả năng quên đi những cái không có liên quan tới hành độnglúc này Hơn nữa quên không có nghĩa là “mất sạch” một cách tuyệt đối.Trong tâm lý học quên một cái gì đó chỉ có nghĩa là trong thời điểm hiện tại
nó không được xuất hiện lại trong ý thức Quên có liên quan đến mỗi quátrình tâm lý, do đó nó liên quan với tất cả các quá trình trí nhớ
1.2.3 Sự phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
1.2.3.1 Các loại trí nhớ ở tuổi mầm non
Trang 24Đối với trẻ em các nhà tâm lý cũng đưa ra nhiều cách phân loại trí nhớ.Tác giả A.A Liublinxkaia và tác giả A.V.Daparogiet phân loại trí nhớ của trẻmẫu giáo 5-6 tuổi bao gồm: trí nhớ vận động, trí nhớ hình tượng, trí nhớ từngữ - lôgic Tuy nhiên để hiểu rõ về trí nhớ hình tượng ở độ tuổi này, chúngtôi sắp xếp phân tích trí nhớ hình tượng của trẻ sau cùng Sau đây là một vàinét về sự phát triển của từng loại trí nhớ trong từng độ tuổi.
* Trí nhớ vận động
Trí nhớ vận động phản ánh những cử động của cơ thể Đứa trẻ nhớ lạinhững vận động mà mình đã thực hiện trước đây Trẻ có thể không hành độngnhưng vẫn có biểu tượng về hành động, vận động đó
Trí nhớ vận động đóng vai trò lớn trong sự phát triển của trẻ mẫu giáo.Những kĩ xảo được hình thành trên cơ sở của trí nhớ này
Trí nhớ vận động xuất hiện sớm nhất trong cuộc sống của đứa trẻ Cácnhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những phản xạ có điều kiện đầu tiên của trẻ sơsinh là biểu hiện bước đầu của trí nhớ vận động Trí nhớ về các vận động đãxuất hiện ngay từ tháng đầu tiên của cuộc sống đứa trẻ và bắt đầu phát triển từgiữa năm lên một Bước qua một tuổi, trẻ thường xuyên hành động với đồ vật,tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi nhớ những vận động và hành động đượcthực hiện Năm lên hai, những vận động đơn giản để đoạt lấy đồ vật đượcthực hiện dễ dàng, có tổ chức Năm lên ba, trên cơ sở của trí nhớ vận động,những hành động thực hành bước đầu đã có ở trẻ Song những hành động nàykhông bền và chưa được hoàn chỉnh Những hành động này tạo nên cơ sở củanhững kĩ xảo sau này đó là: rửa tay, cầm thìa, đi giầy, cài khuy áo, bước quachướng ngại vật, chạy, nhảy và nhiều hành động khác nữa
Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), những cử động và hành động đã trởthành kĩ xảo, ví dụ đi lại, rửa mặt chải đầu, cầm thìa khi ăn, cài cúc áo… Trẻ
Trang 25ở độ tuổi này có rất nhiều kĩ xảo mới, muôn hình muôn vẻ, trước tiên là kĩxảo lao động Chúng bao gồm những kĩ xảo tự phục vụ: mặc quần áo, buộcdây, cài khóa, rửa mặt, sử dụng dao, đũa, thìa…Những kĩ xảo học tập như:cầm bút chì, vẽ vạch đưởng nét, cắt, dán, gập lại và làm các việc khác.
Những kĩ xảo thể dục cơ bản: bước, chạy, nhảy, trèo, trườn, bò, quay,bắt và ném bóng; vận động theo nhạc và thay đổi vận động thích ứng với thayđổi nhịp điêu và âm điệu của âm nhạc
Việc nắm vững những kĩ xảo muôn màu muôn vẻ có ảnh hưởng đếnviệc hình thành và phát triển nhân cách trẻ Trẻ sẽ trở nên thành thạo, khéoléo, sẵn sàng thực hiện những hoạt động lao động cần thiết khác nhau củacuộc sống
* Trí nhớ từ ngữ – có ý nghĩa
Trí nhớ từ ngữ – ý nghĩa phản ánh những ý nghĩ và tư tưởng của conngười, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức của con người nóichung, của trẻ mầm non nói riêng
Giai đoạn đầu của trí nhớ từ ngữ - có ý nghĩa, là trí nhớ từ (trí nhớ về
một đơn vị nhỏ nhất để đặt câu, có thể trẻ nhớ từ nhưng chưa hiểu nghĩa củatừ) được phát triển khi trẻ được 6 tháng Trẻ nhớ một vài âm thanh phối hợp,sau đó là từ ngữ có liên quan với sự vật, người và hành động nhất định Khibước vào năm thứ hai trẻ hiểu được những câu lệnh yêu cầu trẻ thực hiệnnhững công việc đơn giản như “sai mang thìa” hay “hãy đặt búp bê xuống”.Trẻ đã sử dụng trí nhớ ngôn ngữ, mặc dù không hiểu ý nghĩa của mỗi từ riêng
lẻ chứa đựng trong câu lệnh ngắn đó Việc sử dụng ngôn ngữ nói đã đưa đếnsự thay đổi quan trọng trong quá trình nhận thức đặc biệt khi có từ khái quát
Và việc dùng ngôn ngữ nói dẫn đến phát triển nhanh trí nhớ có ý nghĩa, nhớcả cụm từ, nhớ câu Lúc đầu trẻ trả lời rập khuôn những câu hỏi, mệnh lệnh
Trang 26mà người lớn thường lặp lại ví dụ như “cháu tên gì?”, “Thanh Tú là con bốnào nhỉ?”… Do đó, không ngạc nhiên khi ở tuổi này trẻ dễ dàng ghi nhớnhững câu đùa, lời nói tế nhị, tinh tế, các bài hát ngắn, bài thơ đơn giản.
Cuối độ tuổi mẫu giáo (trẻ 5-6 tuổi), trẻ đã nắm được các từ khái niệm,
từ mang tính khái quát bằng việc tích lũy các biểu tượng chung về một nhómcác sự vật giống nhau Ví dụ, khi hỏi trẻ: con có nhớ là con mèo như thế nàokhông? Trẻ trả lời: mèo có đôi mắt tròn, bộ lông mượt và có cái đuôi dài Nóbắt chuột, sống trong nhà, thích ăn cá… Có thể thấy, dựa vào biểu tượng đã
có được, hình thành ở trẻ hình ảnh một con mèo nói chung Như vậy, bêncạnh trí nhớ hình tượng đang phát triển mạnh, trí nhớ từ ngữ - ý nghĩa đã bắtđầu hình thành
Sự phát triển trí nhớ ý nghĩa – từ ngữ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thayđổi quá trình tưởng tượng của trẻ mẫu giáo lớn
* Trí nhớ hình tượng
Để làm rõ khái nhiệm trí nhớ hình tượng của trẻ em, trước tiên chúng ta
sẽ tìm hiểu một số khái niệm có liên quan
- Hình tượng: sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ
thuật dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thứctrực tiếp bằng cảm tính [46]
- Hình ảnh: hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang
học (như máy ảnh) hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện lại được trong trínhớ [46]
- Biểu tượng: hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình
ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giácquan đã chấm dứt [46]
Trong từ điển tâm lý học, biểu tượng là hình ảnh của vật thể, bối cảnh
và sự kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng [12]
Trang 27- Biểu tượng trí nhớ: hình ảnh trực quan của sự vật được ghi nhớ lại
theo trí nhớ với sự phản ánh đầy đủ nhất những dấu hiệu cụ thể [12] Biểutượng trí nhớ được chia ra các dạng:
Biểu trượng trí nhớ theo giác quan chủ đạo thị giác, thính giác, xúcgiác, khứu giác
Biểu tượng trí nhớ theo nội dung toán học, kĩ thuật, âm nhạc…
* Khái niệm trí nhớ hình tượng, trí nhớ hình tượng của trẻ em
Trí nhớ hình tượng được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau Dưới gócđộ tâm lý, trí nhớ hình tượng được hiểu là bản sao chép ở cấp độ cảm tính cácthông tin được quan sát bằng mắt trong thời gian rất ngắn [12]
Dưới góc độ sinh lý học thần kinh cấp cao, trí nhớ hình tượng đượcđịnh nghĩa: “Khả năng tái hiện lại các hình ảnh trong quá khứ được gọi là trínhớ hình tượng” [33]
Theo tác giả A.A Liublinxkaia, trí nhớ hình tượng của trẻ em được hiểu
là những biểu tượng hay những hình ảnh đã giữ lại của những sự vật lĩnh hộitrước đây tạo nên nội dung chủ yếu của trí nhớ ở trẻ mẫu giáo Đó là nhữngbiểu tượng đầu tiên về những người xung quanh và hành động của họ, về sự vật
và tập quán, về hoa quả, cây cối, thú dữ và chim muông, về không gian và thờigian [37]
Tác giả A.V.Daparogiet, trí nhớ hình tượng của trẻ em là những biểu tượng
cụ thể, trực quan về những sự vật và hiện tượng đã tri giác trước đây [9]
Từ các định nghĩa và cách hiểu về trí nhớ, trí nhớ hình tượng và trí nhớ
hình tượng của trẻ em, có thể hiểu trí nhớ hình tượng của trẻ mẫu giáo là sự
ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện những biểu tượng hay những hình ảnh của những sự vật mà trẻ đã lĩnh hội trước đây.
Trang 281.2.3.1 Sự phát triển trí nhớ hình tượng của trẻ mầm non
Trước 5-6 tuổi Trẻ tích lũy được một số kinh nghiệm thực tiễn và cảmtính, những biểu tượng sơ đẳng được hình thành Trong quá trình nhận lại, trínhớ còn chưa tách khỏi tri giác Ví dụ, trẻ cuối năm thứ nhất thích đồ chơiquen thuộc hơn cái mới mặc dù cái mới gây cho trẻ phản ứng định hướngmạnh mẽ Đứa trẻ nhận ra đồ chơi nó đã chơi nhiều lần
Lên hai tuổi khả năng nhận biết của trẻ được tăng lên rõ rệt Nếu trẻ 8-9tháng nhận ra người quen sau 2-3 tuần xa cách thì trẻ hai tuổi có thể nhận rangười quen sau một tháng rưỡi
Sau hai tuổi, khoảng 2 – 4 tuổi, khi bắt đầu biết đi trẻ hiểu được nhiềuđối tượng và làm giàu thêm những tri thức của trẻ về thế giới xung quanh.Những biểu tượng đầu tiên về đồ vật, về người về những sự cố, biểu tượng độ
xa, về phương hướng, về những chuyển động đã hình thành Bản thân quátrình trí nhớ cũng được thay đổi: trí nhớ dần dần thoát khỏi chỗ dựa vào trigiác Song song với nhận lại, sự nhớ lại cũng được hình thành
Bước sang 5-6 tuổi, trẻ tái hiện được những biểu tượng được giữ lại.Hình ảnh được giữ lại không hiện lên dưới dạng có sẵn, mà được khôi phục,xây dựng trên cơ sở của những dấu vết giữ lại Trẻ sắp xếp các hình đến khinào sự sắp xếp đó thỏa mãn với yêu cầu đặt ra của trẻ Quá trình khôi phụccấu trúc hình ảnh cũ có hình thù bố cục rõ rệt và trẻ hiểu ý nghĩa của cách sắpxếp đó
Quá trình ấy gọi đúng hơn là sự hình dung Khi làm việc với các hình
đã có sẵn, các em có khả năng ứng dụng những hành động thực tế vào việcmiêu tả và tạo ra những bức tranh từ những hình ảnh riêng lẻ
Như vậy, phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là quátrình tác động đồng bộ đến sự ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện các biểu tượng hìnhtượng của trẻ, giúp trẻ biết cách ghi nhớ nhanh, lưu giữ và tái hiện lại những
Trang 29biểu tượng, hình tượng tạo hình sao cho gần với hiện thực, giảm đi tính chủquan Vận dụng những kinh nghiệm, những hình tượng đã có để tiếp tục ghinhớ những biểu tượng hình tượng phong phú, đa dạng khác.
1.2.4 Những điều kiện phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, cần có nhữngđiều kiện nhất định, cụ thể là những điều kiện sau:
* Về phía trẻ:
- Điều kiện về vốn biểu tượng, vốn kinh nghiệm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi:
Trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) đã có sự phát triển về tư duy, tuy nhiên vốnsống vốn kinh nghiệm còn ít ỏi Tất cả những tri thức trẻ có được chủ yếu từcuộc sống xung quanh Đối với hoạt động tạo hình của trẻ đặc biệt là hoạt động
vẽ và xếp dán tranh, việc làm giàu vốn biểu tượng cho trẻ là rất cần thiết Bởi
lẽ, việc cung cấp các biểu tượng thường xuyên sẽ giúp trẻ tích lũy ngày càngnhiều những biểu tượng trong cuộc sống xung quanh Với vốn hiểu biết rộng,phong phú sẽ dễ dàng giúp trẻ nhận biết, ghi nhớ các sự vật hiện tượng mớimột cách nhanh chóng Ví dụ, thông qua hoạt động cung cấp biểu tượng cho trẻ
về con gà, trẻ nắm được vì sao gà có mỏ nhọn, vì sao chân gà có móng, vì saocon vịt bơi được dưới nước còn gà thì không Từ đó trẻ dễ dàng ghi nhớ nhanh
và tái hiện chính xác những đặc điểm của những chú gà Có thể nói việcthường xuyên cung cấp biểu tượng về cuộc sống xung quanh cho trẻ là rất cầnthiết trong phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ
- Điều kiện về các hành động của trẻ.
Nghiên cứu của A.A Liublinxkaia đã cho thấy rằng, biểu tượng ở trẻ
về sự vật không nảy sinh do ấn tượng thụ động ghi trong não bộ mà để hìnhthành biểu tượng cũng như sự nhớ lại, đứa trẻ cần thực hiện những hành độngthực tế Ở trường mầm non, trẻ em được tham gia vào rất nhiều hành động
Trang 30thực tế như: vẽ, nặn, xé dán tranh, chắp ghép trong giờ học tạo hình và chắpghép xây dựng trong hoạt động vui chơi…
Chỉ khi tham gia vào các hành động tạo hình, trẻ mới hình thành đượcbiểu tượng và tái hiện những biểu tượng đó Quan sát các bức tranh của trẻ cóthể thấy những hình ảnh thể hiện trên sản phẩm của trẻ là những ấn tượng vềmột đặc điểm đặc trưng nào đó của đối tượng như hình dạng hay màu sắc củađối tượng Khi tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ hình dung và tạo ra nhữngbức tranh từ những hình ảnh riêng lẻ ấy Tuy nhiên, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đãbiết phối hợp đúng đắn các hình ảnh, sắp xếp các hình đến khi nào sự sắpxếp đó thỏa mãn với yêu cầu đặt ra của trẻ Như vậy, qua hoạt động tạohình, đặc biệt là phối hợp hoạt động vẽ và xếp dán tranh trẻ đã khôi phục lạiđược cấu trúc của các hình ảnh một cách rõ rệt và trẻ hiểu được ý nghĩa củasự sắp xếp, hay cấu trúc của những hình ảnh đó
- Điều kiện về ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu đặc biệt dùng làm phương tiên giao tiếp vàlàm công cụ để tư duy Một trong những chức năng của ngôn ngữ là chức năngchỉ nghĩa Có nghĩa là, ngôn ngữ được sử dụng để chỉ sự vật, hiện tượng,đồng thời thay thế cho sự vật hiện tượng Ví dụ, khi nhắc đến “cái bàn”không cần sự hiện diện của cái bàn, trẻ nghe vẫn hiểu và hình dung đượcsự vật đang được đề cập
Ngôn ngữ còn đảm bảo kĩ năng so sánh, phán đoán suy nghĩ có phêphán những cái đã nhận được nhờ kết quả của một hành động hoàn hảo
Lời nói đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ lại và phục hồihình ảnh (người, động vật, vật dụng) của trẻ Từ có thể biểu thị khách thể, tức trởthành tên gọi của khách thể, cũng có thể sử dụng để miêu tả phong thái bề ngoàicủa khách thể, hay để đặc trưng cho những nét bên trong của nó
Trang 31Những nghiên cứu của bà A.A.Liublinxkaia đã chỉ ra rằng trong hìnhthành, giữ lại và nhớ lại những hình ảnh về người hay động vật nào đấy củatrẻ thì việc gọi chúng bằng một cái tên nào đó đã được đặt cho có ý nghĩaquan trọng Nếu con mèo được mô tả khi nhảy múa, gọi là “con tinh nghịch”,còn con khác nằm dài trên gối mềm mại là “con lười biếng”, những con gàrừng có bộ lông nhiều màu sắc rực rỡ được gọi là “anh chàng đẹp”… thìnhững bức tranh miêu tả về những con vật này của trẻ sẽ đầy đủ hơn, đẹp hơn
là gọi chính những con vật ấy với những cái tên con mèo, con gà… [37]
Do đó, giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ sử dụng ngôn ngữ nghệ thuậttrong miêu tả đối tượng nhằm củng cố những ấn tượng về đối tượng cho trẻ.Việc liên kết những biểu tượng, hình ảnh với ngôn ngữ sẽ giúp trẻ phát huy tốtkhả năng liên tưởng lôgic ở trẻ Nó rất cần thiết cho sự phát triển trí nhớ hìnhtượng của trẻ
* Về phía giáo viên:
- Cần nắm được quá trình hình thành trí nhớ hình tượng cho trẻ
- Phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động
- Kích thích hứng thú cho trẻ trong các hoạt động ghi nhớ, ôn tập củngcố và tái hiện các biểu tượng đã ghi nhớ
- Tạo môi trường vật chất, tinh thần giúp trẻ sẵn sàng tham gia vào mọihoạt động một cách chủ động, độc lập
1.3 Hoạt động vẽ và hoạt động xếp dán tranh của trẻ 5-6 tuổi
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật đặc biệt, bởi nguồn gốccủa nghệ thuật tạo hình là hiện thực Dù các tác phẩm nghệ thuật tạo hìnhđược thể hiện dưới nhiều hình thức sáng tạo khác nhau thì nó đều thể hiện lạichính hiện thực Mọi cảnh vật, muông thú trong tự nhiên đều có thể trở thành
đề tài của nghệ thuật tạo hình từ thời cổ đại đến nay Ở trường mầm non, nghệ
Trang 32thuật tạo hình được chia ra thành nhiều loại hình (vẽ, nặn, xếp dán tranh, chắpghép), mỗi loại hình sử dụng những ngôn ngữ biểu cảm khác nhau phù hợpvới đặc điểm và khả năng của trẻ trong từng loại hình
1.3.1 Hoạt động vẽ của trẻ 5-6 tuổi
Hoạt động vẽ của trẻ ở trường mầm non là hoạt động tạo ra sản phẩmtrên mặt phẳng giấy bằng nhiều chất liệu khác nhau Ở hoạt động này, trẻ phảiquan sát đối tượng, nhận xét thông qua ước lượng bằng mắt về hình dáng, tỉlệ… và diễn tả lại trên nền giấy bằng cảm nhận riêng của mình Vì thế bài vẽcủa trẻ chỉ diễn tả được hao hao với mẫu thực nhưng rõ đặc điểm và hồnnhiên trong sáng Màu sắc của bài vẽ thường tươi sáng, có thể là như thực hoặc
vẽ màu theo ý thích (không giống thực) nhưng cần có sự thay đổi đậm nhạt
* Ý nghĩa của hoạt động vẽ đối với việc phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Hoạt động vẽ có vị trí rất quan trọng đối với hoạt động tạo hình ởtrường mầm non Nó chiếm nhiều thời lượng trong chương trình tạo hình.Không chỉ giúp trẻ bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh, đúng đắn và giáodục tình cảm đạo đức cho trẻ mà hoạt động vẽ còn giúp trẻ phát triển trí tuệ,đặc biệt là trí nhớ hình tượng Bởi vì:
- Thông qua hoạt động vẽ sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tri giác (đặc biệt
là tri giác thị giác), các thao tác tư duy, trí tưởng tượng và ngôn ngữ Đây lànhững hoạt động tâm lý ảnh hưởng đến sự phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ
- Hoạt động vẽ giúp trẻ thể hiện ra bên ngoài những suy nghĩ của mình
và cụ thể hóa những biểu trượng có được trong trí nhớ của trẻ về thế giớixung quanh
- Khi trẻ vẽ cũng chính là lúc trẻ thể hiện những hình ảnh mà trẻ quansát được hàng ngày Do đó, trẻ sẽ có thói quen quan sát mọi lúc, mọi nơi, chú
ý đến những chi tiết mà người lớn đôi khi không chú ý tới
Trang 33Có thể nói, những bức tranh trẻ vẽ ra không phải là không có ý tưởng
mà nó chính là cách trẻ lấy từ trong trí nhớ của mình để vẽ ra những gì mà trẻ
đã quan sát được
* Nội dung của hoạt động vẽ
Hoạt động vẽ bao gồm nhiều nội dung như:
- Vẽ theo mẫu thể hiện vật đơn lẻ, tĩnh: trẻ nhìn mẫu có thực và vẽ lạicho rõ đặc điểm Mẫu cho trẻ vẽ là đồ vật; quả, cây; con vật…
- Vẽ tranh thể hiện mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng, sự kiện.Các đề tài thường đơn giản như: tranh phong cảnh, tranh chân dung, tranh đềtài sinh hoạt, tranh vẽ hoạt động của các con vật quen thuộc, tranh vẽ tự do
- Vẽ trang trí: Trẻ quan sát hình minh họa hoặc đồ vật để tập vẽ tạo nêncác họa tiết; sắp xếp họa tiết theo cách nhắc lại, xen kẽ hoặc đối xứng và vẽmàu tự do Các loại bài tập thường là: trang trí cơ bản (đường diềm, trang tríhình vuông, hình tròn) và trang trí ứng dụng (trang trí khăn ăn, trang trí áováy, trang trí cái đĩa, lọ hoa…)
* Vật liệu, chất liệu sử dụng trong hoạt động vẽ.
Hoạt động vẽ sử dụng các vật liệu, chất liệu sau:
- Giấy trắng khổ A4 hoặc vở tập vẽ, bảng vẽ, nền đất, mặt phẳngsân trường…
- Phấn trắng và phấn màu
- Chì đen, bút bi
- Sáp màu, chì màu, bút dạ màu, màu nước, màu bột
1.3.2 Hoạt động xếp dán tranh (cắt, xé dán tranh) của trẻ mầm non.
Xếp dán trong tiếng Anh được gọi là collage, đó là việc sắp xếp các
hình được cắt, xé ra từ giấy, vải hoặc từ các nguyên vật liệu khác để tạo thànhbức tranh yêu thích Trong tiếng Hy Lạp xếp dán tranh được gọi là
“applicatio” tức là sắp xếp, đặt lên Đó là phương pháp tạo nên hình ảnh nghệ
Trang 34thuật từ những hình mảng có hình thù khác nhau được tạo ra từ một loại vậtliệu nào đó, dán lên hay khâu lên nền (nền là mặt phẳng) thích hợp… có thểthấy, chất liệu của xếp dán tranh được làm từ nhiều nguồn vật liệu phong phú.Vì thế hoạt động xếp dán tranh có sức hút vô cùng to lớn đối với cảm xúcthẩm mỹ của con người.
Chính vì sức hấp dẫn của hoạt động này nên trong trường mầm non xếpdán tranh là một trong số các thể loại được đưa đến với trẻ trong hoạt độngtạo hình Vậy đặc trưng của hoạt động xếp dán tranh của trẻ ở trường mầmnon là gì?
Xếp dán tranh là loại hoạt động tạo hình trên mặt phẳng Sau khi được
cắt, xé các hình mảng sẽ dán lên nền giấy, Giấy nền có thể là giấy màuhoặc là giấy trắng
Bằng cách cắt, xé, dán hình có thể tạo thành tranh tĩnh vật, chân dung,phong cảnh, tranh sinh hoạt và tranh về các con vật
Cắt giấy: là dùng kéo, dao để cắt, rọc giấy thành hình theo ý muốn, như
quả cây, ngôi nhà…, cắt giấy có đặc điểm như sau:
Hình cắt không đòi hỏi đúng, chính xác như thật, chỉ cần rõ đặc điểmcủa đối tượng
Nét cắt hình: đanh, gọn, sắc, thẳng, cong theo ý muốn
Xé giấy: là dùng tay để xé thành hình theo ý thích Vì thế:
Hình xé giấy không yêu cầu đúng, chính xác như mẫu, cần rõ đặc điểm.Nét xé mềm, không thẳng, không nhẵn nhụi như nét cắt, mà cần rõ nétxơm, to mảnh khác nhau để diễn tả hình
Cắt, xé dán hình tạo ra sản phẩm trên mặt phẳng bằng giấy màu Vì thếmàu sắc thường rực rỡ, tươi sáng hoặc trầm đậm Ví dụ: cảnh lễ hội màu sắcthường vui tươi, ngày nắng cần màu chói chang; mùa xuân cần chọn giấy màutươi, rực rỡ; ngày mưa cần chọn giấy sẫm màu, màu tối hoặc đậm…
Trang 35Giấy để cắt, xé là rất cần thiết, sao cho phù hợp với nội dung hoặc theo
ý thích Sản phẩm của loại tạo hình này gọi là tranh xếp dán
Trong một bức tranh có thể kết hợp giữa cắt, xé dán và dùng bút dạ đểnhấn mạnh chỗ cần thiết
* Ý nghĩa của hoạt động xếp dán tranh đối với việc phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Cũng giống như hoạt động vẽ, hoạt động xếp dán tranh là một loại hìnhcủa hoạt động tạo hình trong trường mầm non Nó có tác dụng lớn trong việcphát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ bởi các lí do sau:
- Hoạt động xếp dán tranh giúp phát triển tri giác thị giác đặc biệt là trigiác không gian Trẻ nắm bắt được hình dạng, kích thước, định hướng khônggian, đường nét
- Việc trẻ suy nghĩ cách sắp đặt, xê dịch các hình đã được cắt hoặc xégiúp trẻ hình dung lại cấu trúc, hình dạng, kích thước, đường nét…của nhữnghình ảnh đã ghi nhớ
- Để tạo ra một sản phẩm xếp dán tranh, trẻ phải phối hợp các kĩ thuậttạo hình bằng tay và sự điều chỉnh bằng mắt Việc phối hợp và sử dụng nhiềugiác quan giúp trẻ khắc sâu hơn biểu tượng trong não bộ
* Nội dung của hoạt động xếp dán tranh
Hoạt động xếp dán tranh bao gồm các nội dung sau:
- Xếp dán tranh theo mẫu thể hiện vật đơn lẻ, tĩnh: trẻ nhìn mẫu cóthực, sử dụng các kĩ thuật cắt, xé, dán thể hiện rõ đặc điểm của vật Mẫu chotrẻ xếp dán tranh là đồ vật, quả, cây, con vật…
- Xếp dán tranh thể hiện mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng, sựkiện Các đề tài thường đơn giản như: tranh phong cảnh, tranh chân dung,tranh đề tài sinh hoạt, tranh xếp dán hoạt động các con vật quen thuộc…
Trang 36- Xếp dán tranh trang trí: trẻ quan sát hình minh họa hoặc đồ vật để tậpcắt, xé tạo nên các họa tiết; sắp xếp họa tiết theo cách nhắc lại, xen kẽ hoặcđối xứng Các loại bài tập thường là: trang trí cơ bản (trang trí đường diềm,trang trí hình vuông, hình tròn…) và trang trí ứng dụng (trang trí khăn ăn,trang trí áo váy, trang trí cái đĩa, lọ hoa…).
* Vật liệu, chất liệu sử dụng trong hoạt động xếp dán tranh
Trong sản phẩm xếp dán tranh có thể phối hợp sự thể hiện hai chiều vớisự thể hiện ba chiều bằng nhiều vật liệu, chất liệu phong phú bao gồm:
- Giấy làm nền tranh: các loại giấy dày, bìa, giấy phế liệu
- Giấy làm hình: giấy thủ công, giấy phế liệu (họa báo, sách,…)
- Bột màu
- Các mảnh vải, sợi, len vụn
- Các vật liệu thiên nhiên: vỏ cây, lá cây, cánh hoa, vỏ sò, vỏ hến, vỏtrứng, một số hột hạt…
- Hồ dán, giẻ ẩm lau tay
1.3.3 Mối liên hệ giữa hoạt động vẽ và hoạt động xếp dán tranh trong sự phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Hoạt động tạo hình ở trường mầm non bao gồm các loại hình: vẽ, nặn,xếp dán tranhvà chắp ghép Để tránh sự bó hẹp, cứng nhắc trong việc tổ chứchoạt động tạo hình cho trẻ, giáo viên mầm non cần biết luân chuyển linh hoạt,phối hợp các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình trong đó có việc phối hợphoạt động vẽ và hoạt động xếp dán tranh, bởi lẽ hoạt động vẽ và hoạt động xếpdán tranh có những điểm chung sau đây:
* Về nội dung miêu tả:
Nội dung miêu tả bao gồm các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, con người
và các sự kiện trong xã hội, mối quan hệ đa dạng giữa những đối tượng đó
Trang 37Trong chương trình hoạt động tạo hình ở trường mầm non, các nộidung miêu tả của hai hoạt động vẽ và hoạt động xếp dán tranh đều được phânthành ba nhóm:
- Các kiến thức, kĩ năng, năng lực thể hiện sự vật đơn giản (tạo hìnhtheo mẫu)
- Các kiến thức, các kĩ năng, năng lực giúp trẻ thể hiện nội dung mạchlạc (tạo hình theo đề tài)
- Các kiến thức, các kĩ năng, năng lực trang trí (tạo hình trang trí)
* Về phương thức miêu tả:
- Hoạt động vẽ và xếp dán tranh là hai loại hình nghệ thuật thể hiện đốitượng miêu tả trên mặt phẳng hai chiều Dù được thể hiện bằng các chất liệukhác nhau nhưng cả hai hoạt động trên đều hướng đến tái hiện lại các sự vật,hiện tượng trong tự nhiên, con người và các sự kiện xã hội… Và dù được thểhiện dưới dạng tranh vẽ hay tranh xếp dán thì các nội dung miêu tả đều đượcthể hiện bằng các phương tiện biểu cảm là đường nét, hình dạng, màu sắc vàbố cục
Do sự phát triển nhanh về thể lực, cơ bắp và độ khéo léo của vận độngđôi tay, trẻ 5-6 tuổi đã có khả năng tạo nên các đường nét khá phức tạp Bêncạnh đó, do trẻ 5-6 đã tích lũy được vốn kinh nghiệm phong phú hơn so vớiđộ tuổi trước nên trẻ bắt đầu nhận ra sự hạn chế và thiếu hấp dẫn của các hìnhảnh khái quát, những đường nét đơn điệu, sơ lược Trẻ biết tạo ra các đườngnét liền mạch, mềm mại, uyển chuyển để truyền đạt hình dáng trọn vẹn của sựvật trong cấu trúc hợp lý Đồng thời trẻ ở độ tuổi này cũng thể hiện được tưthế vận động, hành động của đối tượng miêu tả
Cùng với vốn biểu tượng phong phú về đường nét, hình dạng trẻ 5-6tuổi đã có vốn hiểu biết khá phong phú về màu sắc Trẻ dễ dàng quan sátđược sự biến đổi linh hoạt về màu sắc của các sự vật, hiện tượng trong hiện
Trang 38thực Do đó trẻ biết sử dụng màu sắc một cách sinh động trong tranh vẽ cũngnhư tranh xếp dán.
Trong bức tranh của mình, trẻ 5-6 tuổi đã có khả năng tạo nhịp điệu,tạo bố cục tranh với thế cân bằng Ngoài ra trẻ cũng biết sắp xếp các hình ảnh
để thể hiện sự vận động, hành động và các mối quan hệ giữa các sự vật, nhânvật, tạo ra một không gian tranh có chiều sâu với nhiều tầng cảnh
* Về các hoạt động tâm lý trong quá trình miêu tả:
1.3.3 Một số yêu cầu về việc phối hợp hoạt động vẽ và hoạt động xếp dán tranh nhằm phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Việc phối hợp hoạt động vẽ và xếp dán tranh là phương tiện hữu hiệutrong việc phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Vì vậy, khiphối hợp hoạt động vẽ và hoạt động xếp dán tranh cần lưu ý một số yêu cầu sau:
* Yêu cầu về giáo viên:
- Thường xuyên cung cấp vốn kinh nghiệm, biểu tượng cho trẻ thôngqua các hoạt động quan sát, thăm quan, du lịch
- Cung cấp đa dạng, phong phú các đồ dùng, vật liệu cho trẻ, tạo điềukiện cho trẻ phối hợp “sự thể hiện hai chiều” với “sự thể hiện ba chiều”
- Tạo điều kiện cho trẻ vận dụng các kinh nghiệm trong hoạt động vẽvào hoạt động xếp dán và ngược lại
- Tạo điều kiện cho trẻ tự chủ trong việc sử dụng phối hợp các kĩ năngtạo hình để tái hiện những biểu tượng đã tri giác
* Yêu cầu về phía trẻ:
- Trẻ cần có vốn biểu tượng phong phú, đa dạng về thế giới xung quanh.Khi tham gia vào hoạt động trẻ mong muốn được tái hiện lại thế giớikhách quan trong cách nhìn, cách cảm của mình Để tái hiện lại các sự vậthiện tượng trong thế giới khách quan trẻ cần phải có những hiểu biết về đốitượng miêu tả thể Hay nói cách khác trẻ biết mình muốn tái hiện lại cái gì
Trang 39Trẻ không thể vẽ hay xé dán một bức tranh con gà khi không có những hiểubiết về con gà Vì vậy yêu cầu đầu tiên về phía trẻ đó là trẻ phải có vốn biểutượng phong phú, đa dạng.
- Trẻ cần có những kiến thức, kĩ năng tối thiểu trong hoạt động tạo hình.Bên cạnh vốn biểu tượng đa dạng, phong phú, để phát triển trí nhớ hìnhtượng cho trẻ 5-6 tuổi trong phối hợp hoạt động vẽ và xếp dán tranh, trẻ cần
có được những kiến thức, kĩ năng tạo hình nhất định Mặc dù các kĩ thuật tạohình không phải là yếu tố quan trọng nhất đối với trẻ, tuy nhiên việc trẻ nắmđúng các kĩ thuật đa dạng sẽ giúp trẻ dễ dàng thuận lợi hơn trong việc tái hiện
lại những hình ảnh đã tri giác được H.P.Xaculina đã khẳng định rằng: “ Dạy
trẻ kỹ năng, kỹ xảo tạo hình là tạo điều kiện để chúng thể hiện hình tượng một cách sáng tạo theo những ấn tượng của mình” [71].
Trong hoạt động vẽ: trẻ 5-6 tuổi cần nắm được cách sử dụng bút vẽ, bútchì, sáp màu… để vẽ và tô màu Trẻ cũng cần nắm được cách sử dụng bútlinh hoạt để tạo ra độ đậm nhạt, các nét thanh mảnh với độ dài ngắn khácnhau.Trẻ ở độ tuổi này cũng cần nắm được kiến thức thể hiện bố cục xa gần,
so sánh cấu tạo và tìm ra sự khác nhau giữa các bộ phận ở đặc điểm riêngbiệt Ví dụ: cách thể hiện con gà trống đang mổ thóc khác với con gà trốngđang gáy…
Đối với hoạt động xếp dán tranh: trẻ cần nắm được cách sử dụng kéo,cách xé, cắt các nét cong, thẳng, xiên, lượn tròn các góc; các hình vuông, tròn,chữ nhật, tam giác; cắt, xé các hình, các phần giống nhau từ giấy gấp đôi Bêncạnh đó, trẻ cũng nắm được cách sắp xếp các mảng màu tạo nên đồ vật, conngười đơn lẻ và mối quan hệ giữa chúng Đồng thời, trẻ cũng cần nắm đượccách sắp xếp các hình hình học, các họa tiết… theo nhịp điệu trang trí trên đồvật đơn giản
Trang 40Tiểu kết chương 1
Trí nhớ có vai trò quan trọng đối với cuộc sống nói chung, với sự pháttriển trí tuệ của trẻ nói riêng Bản chất của sự hình thành trí nhớ được lý giảibởi nhiều lý thuyết, song chỉ đến khi lý thuyết hoạt động xuất hiện thì mớinhấn mạnh vai trò của chủ thể trong việc ghi nhớ, tái hiện và giữ gìn tài liệuthông qua chính hoạt động tích cực của chủ thể với tài liệu đó
Bước sang tuổi mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), trẻ đã tích lũy được vốn kiếnthức, những kĩ năng kĩ xảo nhất định do đó những dấu vết của suy nghĩ, cảmxúc lớn dần và được giữ lại trong một thời gian dài Vì vậy trí nhớ hình tượngcủa trẻ ở lứa tuổi này ngày một giầu thêm, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triểncủa trẻ
Các công trình nghiên cứu về tâm lý học trẻ em của A.A Liublinxkaia
và A.V.Daparôgiet đã chỉ ra rằng, để phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi cần tạo những điều kiện thuận lợi cho trẻ như: thường xuyên cungcấp những biểu tượng về cuộc sống xung quanh trẻ Bên cạnh đó, đứa trẻ cầnthực hiện những hành động thực tế như hành động tạo hình hay xây dựng chắpghép…
Ở trường mầm non, hoạt động tạo hình không chỉ là loại hình nghệthuật nhằm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mà còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, thểchất, ngôn ngữ… Việc phối hợp các loại hình trong đó có hoạt động vẽ và xếpdán tranh sẽ tạo nên sự hài hòa, toàn diện và phong phú trong sự sáng tạo tạohình của trẻ
Phối hợp hoạt động vẽ và xếp dán tranh đã chứng tỏ được những lợi thếcủa nó trong việc phát triển trí nhớ hình tượng ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Sựtác động qua lại giữa các thành tố tâm lý bên trong giữa hai hoạt động phốihợp vẽ và xếp dán tranh đã góp phần nâng cao hiệu quả của sự ghi nhớ, độbền và chất lượng của trí nhớ hình tượng ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi