1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học

223 317 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 223
Dung lượng 2,65 MB

Nội dung

Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học”được lựa chọn nghiên cứu, góp phần giúp trẻ phát triển nhậ

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VI ỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

===*****===

PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SUY LUẬN

Trang 2

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VI ỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SUY LUẬN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả được công bố trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào khác

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2019

Nguyễn Thị Nga

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận án “Phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học” được hoàn thành tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Trong quá trình thực hiện luận án này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập

thể và cá nhân

Tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các giáo viên hướng dẫn: TS Trần Thị Ngọc Trâm, TS Đặng Lan Phương - những người thầy đã tận tình chỉ bảo, động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án;

Tác giả xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo, các nhà khoa học, các Thầy/Cô giáo, Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cùng các chị, em đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình nghiên cứu;

Tác giả xin chân thành cảm ơn các cô giáo và các cháu trường mầm non Di Trạch, xã Di Trạch, huyện Hoài Đức, trường mầm non Hồ Tùng Mậu phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội; trường mầm non thực hành Hoa Hồng quận Đống

Đa, Hà Nội cùng rất nhiều các cô giáo và các cháu tại các trường mầm non khác đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận án;

Tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, người thân đã luôn quan tâm, chia sẻ, động viên tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2019

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Nga

Trang 5

MỤC LỤC

L ỜI CAM ĐOAN i

L ỜI CẢM ƠN ii

M ỤC LỤC iii

DANH M ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH M ỤC BẢNG vii

DANH M ỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ viii

M Ở ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 M ục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Gi ả thuyết khoa học 2

5 Nhi ệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3

6 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4

7 Các luận điểm cần bảo vệ của luận án 6

8 Đóng góp mới của luận án 6

9 C ấu trúc của luận án 7

CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÍ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SUY LUẬN CHO TR Ẻ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC 8

1.1. T ổng quan nghiên cứu vấn đề 8

1.1.1 Các nghiên cứu về suy luận và khả năng suy luận của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 8

1.1.2 Nghiên cứu về phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học 11

1.2 Suy lu ận và khả năng suy luận của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 17

1.2.1 Suy luận của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 17

1.2.2 Khả năng suy luận của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 19

1.3 Ho ạt động khám phá khoa học với việc phát triển khả năng suy luận cho trẻ m ẫu giáo 5-6 tuổi 27

1.3.1 Hoạt động khám phá khoa học ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 27

1.3.2 Phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học 31

Trang 6

1.4 M ục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức phát triển khả năng suy luận

cho tr ẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học 33

1.5 Đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi với việc phát triển khả năng suy lu ận qua hoạt động khám phá khoa học 38

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học 40

K ết luận chương 1 44

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SUY LUẬN CHO TR Ẻ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC 46

2.1 Khái quát về quá trình tổ chức khảo sát thực trạng 46

2.1.1 Mục đích khảo sát 46

2.1.2 Nội dung khảo sát 46

2.1.3 Đối tượng, phạm vi khảo sát 46

2.1.4 Thời gian khảo sát 46

2.1.5 Phương pháp khảo sát 46

2.1.6 Đánh giá kết quả khảo sát 50

2.2 K ết quả khảo sát thực trạng phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tu ổi qua hoạt động khám phá khoa học 52

2.2.1 Kết quả rà soát nội dung khả năng suy luận của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong Chương trình giáo dục mầm non và Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi 52

2.2.2 Nhận thức của giáo viên về phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học 54

2.2.3 Thực trạng thực hiện phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học 61

2.2.4 Biểu hiện khả năng suy luận ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học 68

2.2.5 Đánh giá về thực trạng 72

K ết luận chương 2 75

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SUY LUẬN CHO 77

TR Ẻ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC 77

3.1 Nguyên tắc xây dựng các biện pháp 77

Trang 7

3.2 Các biện pháp phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua

ho ạt động khám phá khoa học 78

3.2.1 Nhóm biện pháp chuẩn bị điều kiện để phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học 78

3.2.2 Nhóm biện pháp phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học theo hướng tăng cường các hoạt động trải nghiệm 86

3.3 M ối quan hệ giữa các biện pháp phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học 107

3.4 Điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện biện pháp phát triển khả năng suy luận cho tr ẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học 108

K ết luận chương 3 110

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 112

4.1 Khái quát về tổ chức thực nghiệm 112

4.1.1 Mục đích thực nghiệm 112

4.1.2 Nội dung thực nghiệm 112

4.1.3 Đối tượng, thời gian thực nghiệm 112

4.1.4 Phương pháp thực nghiệm 112

4.1.5 Quy trình và yêu cầu thực nghiệm 113

4.1.6 Tiêu chí đánh giá và phương thức xử lí kết quả thực nghiệm 115

4.2 Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 116

4.2.1 Phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định lượng 116

4.2.2 Phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định tính 127

K ết luận chương 4 135

K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 136

1 K ết luận 136

2 Ki ến nghị 137

TÀI LIỆU THAM KHẢO 139

PHỤ LỤC 145

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

B ảng 2 1 Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo 47

B ảng 2 2 Kết quả kiểm định hệ thống bài tập đánh giá KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi 49

B ảng 2 3 Tương quan của hệ thống bài tập đo KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi 49

B ảng 2 4 Tiêu chí đánh giá KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi 51

B ảng 2 5 Ý kiến GV về mục đích phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH 54

B ảng 2 6 Ý kiến GV về tính cần thiết của phát triển KNSL qua HĐ KPKH 55

B ảng 2 7.Ý kiến GV về các loại SL ở trẻ MG 5-6 tuổi 56

B ảng 2 8 Ý kiến GV về các cách SL ở trẻ MG 5-6 tuổi 56

B ảng 2 9 Ý kiến GVMN về ưu thế của HĐ KPKH trong việc phát triển KNSL cho trẻ MG 5- 6 tu ổi 57

B ảng 2 10 Ý kiến GV về những việc cần để phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH 59

B ảng 2 11 Ý kiến GVMN về mức độ phù hợp của các nội dung HĐ KPKH đối với sự phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi 61

B ảng 2 12 Ý kiến GV về mức độ sử dụng các biện pháp phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tu ổi 62

B ảng 2 13 Ý kiến GVMN về các hình thức phát triển KNSL cho trẻ MG 5- 6 tuổi 64

B ảng 2 14 Ý kiến GV về đánh giá KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi theo Bộ Chuẩn phát tri ển trẻ em 5 tuổi 66

B ảng 2 15 Ý kiến GV về mức độ phối hợp giữa GVMN và phụ huynh 66

B ảng 4 1 Kết quả khảo sát KNSL của trẻ ở nhóm ĐC và nhóm TN trước TN 117

B ảng 4 2 Kết quả đo sau TN sư phạm vòng 1 118

B ảng 4 3 Biểu hiện KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi trước TNSP vòng 2 121

B ảng 4 4 Biểu hiện KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi sau TNSP vòng 2 122

B ảng 4 5 So sánh KNSL của trẻ nhóm TN và nhóm ĐC trước và sau TNSP vòng 2 125

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Bi ểu đồ 2 1 Ý kiến GV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến việc phát

tri ển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH 60

Bi ểu đồ 2 2.Biểu hiện KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi 68

Bi ểu đồ 2 3 Kết quả thực hiện bài tập đo KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi 70

Bi ểu đồ 4 1 Điểm trung bình biểu hiện KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi trước và sau TNSP vòng 1 119

Bi ểu đồ 4 2 Điểm trung bình kết quả đo trước TN vòng 2 của lớp TN 122

Bi ểu đồ 4 3 So sánh điểm trung bình kết quả đo trẻ trước và sau TNSP vòng 2 124

Bi ểu đồ 4 4 Kết quả thực hiện các bài tập đo sau TN vòng 2 của nhóm TN 126

Sơ đồ 1 1 Mô hình phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH 37

Sơ đồ 3 1 Mối quan hệ giữa các BP phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi 108

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Việc đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực người học nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ có khả năng tự giải quyết các vấn đề một cách tự chủ, sáng tạo đã và đang trở thành xu hướng của nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới Theo đó, các chính sách cải cách, phát triển giáo dục được thực thi ngay từ cấp học mầm non nhằm đạt các mục tiêu giáo dục đặt ra, đáp ứng được những thách thức mới của xã hội hiện đại

Ở Việt Nam, việc đổi mới giáo dục theo hướng này đã được quan tâm ngay từ cấp học mầm non Điều này, được đặt ra trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” theo

quan điểm chỉ đạo: “ chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức

sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học…”

1.2 5 - 6 tuổi là giai đoạn ở trẻ có sự phát triển vượt bậc về tâm lý, nhận thức Trẻ ở giai đoạn này luôn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh Đây cũng là giai đoạn trẻ chuyển từ mầm non lên tiểu học, giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi con người Quá trình này có những bước chuyển biến mang tính nhảy vọt với nhiều hoạt động mới, vị trí xã hội mới, những mối quan hệ mới, đặc biệt là những yêu cầu mới cần thiết cho hoạt động học tập Theo đó, việc chuẩn bị chu đáo các nền tảng nhận thức để trẻ có thể thực hiện được các nhiệm vụ học tập ở trường phổ thông một cách chủ động, sáng tạo là vô cùng cần thiết

1.3 Suy luận là một trong những thao tác, phẩm chất tư duy căn bản và đặc biệt quan trọng trong việc giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có thể nhận thức về tự nhiên, xã hội xung quanh một cách chủ động, sâu sắc; góp phần hình thành ở trẻ những ý niệm về thế giới xung quanh, hình thành thái độ, niềm tin và giá trị nhân cách, đồng thời giúp trẻ chủ động điều khiển hành vi, đặc biệt là chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trẻ có thể tham gia vào hoạt động học tập ở trường phổ thông một cách hiệu quả Tuy nhiên, khả năng suy luận của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi còn mang màu sắc chủ quan, cảm tính, đôi khi còn thiếu tính logic Vì vậy, phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi chính là một trong những mục tiêu của GDMN và là một trong những chỉ số được

Trang 12

ban hành theo Thông tư số 23/2010/TT - BGDĐT, ngày 22/7/2010) [6] Quan tâm nghiên cứu để phát triển khả năng suy luận cho trẻ ngay từ độ tuổi này chính là một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay Song, trên thực tế còn chưa nhiều nghiên cứu về khả năng suy luận, về cách thức, con đường cũng như phương tiện phù hợp để phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.4 Trong số các hoạt động giáo dục ở trường mầm non, khám phá khoa học là hoạt động có nhiều ưu thế với việc phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Với đặc thù trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi luôn có tính tò mò ham hiểu biết và thích khám phá thế giới xung quanh, hoạt động khám phá khoa học khơi dậy và thỏa mãn ở trẻ nhu cầu tìm hiểu và khám phá Quá trình tham gia vào hoạt động này, trẻ được quan sát, nhận xét, dự đoán, sử dụng vốn kinh nghiệm sống và hiểu biết của mình đưa ra những suy luận phù hợp về các sự vật, hiện tượng xung quanh Song, trên thực tế giáo viên mầm non chưa tận dụng được ưu thế của hoạt động này trong việc phát triển khả năng suy luận cho trẻ; chưa thấy có những biện pháp hữu hiệu phát triển khả năng suy luận qua hoạt động khám phá khoa học

Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học”được lựa chọn nghiên cứu, góp phần

giúp trẻ phát triển nhận thức, đặc biệt là khả năng tư duy logic để trẻ dễ dàng thích ứng với hoạt động học tập ở cấp tiểu học và cho việc học tập suốt đời

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học nhằm tạo nền tảng nhận thức, góp phần chuẩn

bị cho trẻ sẵn sàng vào học lớp 1 tiểu học

3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục nhằm phát triển khả năng suy luận cho trẻ MG 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Mối quan hệ giữa khả năng suy luận của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi với hoạt động khám phá khoa học

4 Giả thuyết khoa học

Khả năng suy luận của trẻ MG 5-6 tuổi và việc phát triển KNSL cho trẻ mẫu

Trang 13

giáo 5-6 tuổi qua HĐ KPKH hiện nay còn có những hạn chế Nếu đề xuất và áp dụng được các biện pháp phát triển KNSL qua HĐ KPKH theo hướng chuẩn bị tốt các điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển KNSL (gồm: Thiết kế các HĐ KPKH, xây dựng môi trường HĐ KPKH) và tăng cường các hoạt động trải nghiệm (gồm: tăng cường cho trẻ quan sát, tăng cường sử dụng tình huống có vấn đề, tăng cường sử dụng thí nghiệm khoa học đơn giản, tăng cường sử dụng các dự án khám phá khoa học và tăng cường

sử dụng trò chơi học tập) thì KNSL của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sẽ được nâng cao

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của phát triển khả năng suy luận cho trẻ MG 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học

5.1.2 Nghiên cứu thực trạng phát triển khả năng suy luận cho trẻ MG 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học

5.1.3 Xây dựng các biện pháp phát triển khả năng suy luận cho trẻ MG 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học

5.1.4 Thực nghiệm sư phạm các biện pháp phát triển khả năng suy luận cho trẻ MG 5- 6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học đã đề xuất

5.2 Phạm vi nghiên cứu

5.2.1 Về nội dung nghiên cứu

Biện pháp phát triển KNSL cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐ KPKH được giới hạn

ở hoạt động học và hoạt động chơi của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong trường mầm non

5.2.2 Về địa bàn và thời gian nghiên cứu

 Khảo sát thực trạng:

+ Khảo sát bằng phiếu hỏi 350 GVMN tại 07 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Huế, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Bình Dương, Cà Mau, Bến Tre trong năm học 2017- 2018 + Khảo sát trực tiếp 90 trẻ và 35 GV ở 04 trường mầm non tại Hà Nội (02 trường nội thành và 02 trường ngoại thành) gồm: trường MN thực hành Hoa Hồng- Thái Thịnh - Đống Đa, trường MN Hồ Tùng Mậu - Phú Diễn - Bắc Từ Liêm, Trường

MN Ngọc Hòa - Chương Mỹ; Trường MN Di Trạch - Di Trạch - Hoài Đức trong năm học 2016- 2017

 Thực nghiệm:

Trang 14

2018-2019 thuộc trường MN Di Trạch – Hoài Đức – Hà Nội

+ Thực nghiệm vòng 2: 60 trẻ thuộc hai nhóm TN và 60 trẻ thuộc hai nhóm ĐC trong năm học 2018 -2019 ở trường MN Thực hành Hoa Hồng và trường MN Di Trạch – Hoài Đức – Hà Nội

6 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

6.1 Cách tiếp cận

6.1.1 Cách tiếp cận hoạt động

Khả năng suy luận chỉ có thể hình thành và phát triển thông qua hoạt động thực

tiễn của bản thân trẻ Vì vậy, phát triển KNSL được nghiên cứu qua hoạt động thực

tiễn – HĐ KPKH của trẻ Với quan điểm này, thực chất của việc nghiên cứu phát triển KNSL qua HĐ KPKH là triển khai nghiên cứu hoạt động phù hợp với mục đích và nội dung khám phá khoa học nhằm phát triển KNSL cho trẻ

6.1.2 Cách tiếp cận hệ thống

Coi quá trình phát triển KNSL qua HĐ KPKH là một bộ phận hợp thành của quá trình giáo dục trong trường MN bao gồm các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, đánh giá, các thành tố này tác động lẫn nhau Vì vậy, cần nghiên cứu quá trình này trong mối quan hệ với các bộ phận, các yếu tố khác của quá trình giáo dục, đồng thời tính đến các điều kiện khách quan và chủ quan của nó Hiệu quả việc phát triển KNSL chịu ảnh hưởng của các yếu tố trong quá trình giáo dục và nó ảnh hưởng tới việc nâng cao kết quả giáo dục

6.1.3 Tiếp cận trải nghiệm

Nghiên cứu phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH theo hướng

tổ chức các hoạt động để trẻ được tham gia trải nghiệm thực tiễn Trong các hoạt động này, trẻ được trải nghiệm dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm sẵn có của bản thân, từ đó trẻ tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm mới, hình thành và phát triển

khả năng suy luận

6.1.4 Tiếp cận tích hợp

Nhìn nhận sự phát triển KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi mang tính tổng thể, không

chỉ liên quan đến lĩnh vực giáo dục phát triển nhận thức mà còn liên quan đến các lĩnh

vực giáo dục phát triển khác trong chương trình GDMN Trẻ được phát triển nhận thức nói chung và KNSL nói riêng thông qua các hoạt động đa dạng và mang tính tích hợp các lĩnh vực giáo dục phát triển hợp lý, tác động một cách đồng bộ đến tất cả các mặt phát triển của trẻ

Trang 15

hội để trẻ được hoạt động phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ, tạo điều kiện để trẻ được thực hành, trải nghiệm, được hướng dẫn để trẻ tự giải quyết vấn đề và phát triển KNSL của riêng mình

6.2 Phương pháp nghiên cứu

6.2.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận:

Sử dụng phương pháp hồi cứu tài liệu để nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước về KNSL và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu trên cơ sở phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa những vấn đề có liên quan, làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu

6.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm

Tiến hành thu thập dữ liệu qua quan sát, ghi chép trong suốt quá trình dự giờ

hoạt động KPKH nhằm thu thập các thông tin liên quan đến biểu hiện KNSL của trẻ

MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH và cách thức GV phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ này

6.2.3.2 Phương pháp đàm thoại

Tiến hành trò chuyện trực tiếp với GVMN và trẻ MG 5-6 tuổi để tìm hiểu về cách thức GVMN phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH và biểu hiện KNSL của trẻ trên HĐ này cùng những vấn đề liên quan

6.2.2.3 Phương pháp điều tra

Sử dụng các bảng hỏi để tìm hiểu mức độ phát triển KNSL của trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐ KPKH

6.2.2.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Theo dõi trực tiếp sự tiến bộ của 03 trẻ về KNSL và mô tả kết quả đó trong và sau quá trình nghiên cứu

Trang 16

6.2.2.5 Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến của chuyên gia trong từng giai đoạn nghiên cứu: xây dựng khung nghiên cứu, xây dựng tiêu chí đánh giá, các bài tập đo mức độ phát triển KNSL của trẻ

MG 5-6 tuổi; các BP phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH

6.2.2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm các BP phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH đã xây dựng nhằm kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài

6.2.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phần mềm SPSS và Microsoft Excel 2010 để xử lí số liệu thu được từ điều tra bằng bảng hỏi và TNSP với các tham số: giá trị trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn, từ đó rút ra những nhận định cần thiết

7 Các luận điểm cần bảo vệ của luận án

7.1 Trẻ MG 5-6 tuổi có KNSL và có thể phát triển khả năng này ở trẻ bằng các

BP tích cực qua HĐ KPKH Phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH là quá trình tác động giáo dục trẻ trong HĐ KPKH nhằm tăng cường và chính xác hóa các tiền đề, lập luận và kết luận của trẻ về thế giới xung quanh

7.2 Một số GVMN nhận thức chưa đầy đủ cũng như thực hiện chưa phù hợp việc phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH Trẻ luôn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá nhưng ít có cơ hội được thực sự trải nghiệm HĐ KPKH để phát triển KNSL Các biểu hiện KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi còn mang màu sắc chủ quan, cảm tính và thiên về những thuộc tính trực quan, bên ngoài của sự vật, hiện tượng

7.3 Các BP phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH của GV theo hướng chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển KNSL và tăng cường các hoạt động trải nghiệm có tác động tốt đến sự phát triển KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi

8 Đóng góp mới của luận án

- Làm phong phú thêm lý luận về phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH, góp phần phát triển lí luận về con đường và cách thức tác động tích cực đến

sự phát triển KNSL của trẻ ở độ tuổi này

- Phát hiện một số vấn đề của thực trạng phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi trong chương trình GDMN hiện hành, trong nhận thức và tổ chức, hướng dẫn HĐ KPKH của GV và mức độ biểu hiện KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH

- Đề xuất được 02 nhóm biện pháp với 07 BP cụ thể phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH có tính khả thi, góp phần chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 hiệu quả

Trang 17

9 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các công trình đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận của phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học

Chương 2: Thực trạng phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học

Chương 3: Biện pháp phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học

Chương 4: Thực nghiệm sư phạm

Trang 18

CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÍ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SUY LUẬN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1.1 Nghiên cứu về suy luận

Suy luận là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước như: Arixtốt (dẫn theo Cao Minh Công [8],Vương Tất Đạt [9]), J Piaget [24], A A Liublinxkaia [1]

J Bruner, Henri Wallon [33],[36] nhìn nhận như là một trong những khả năng để con người nhận thức thế giới xung quanh, khả năng này có vai trò quan trọng trong cuộc sống và có sự khác biệt về mức độ ở các độ tuổi khác nhau Theo đó, các kiến thức đạt được là nhờ sự tích cực SL, con người càng có nhiều kiến thức để nắm bắt thế giới xung quanh Tuy nhiên, SL không phải bẩm sinh mà được hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển nhận thức của con người, SL có các giai đoạn phát triển khác nhau

Theo tác giả Phạm Đình Nghiệm, để phát triển SL của mình, con người cần được

HĐ qua quan sát trực tiếp, làm thí nghiệm, trải nghiệm với sự vật, hiện tượng và để hoạt động hiệu quả con người phải SL Suy luận chính là khả năng mà cả trẻ em và người lớn cần có để có thể giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống Theo đó, nếu chỉ dạy cho trẻ tất cả những gì người lớn biết thì kiến thức của trẻ sẽ bị giới hạn bởi người dạy, nhưng nếu dạy trẻ biết SL thì kiến thức của trẻ sẽ là vô hạn và khả năng thành công sẽ tỷ

lệ thuận với khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của trẻ sau này [36]

Theo các tác giả J Piaget [17], J Bruner [33], Phạm Đình Nghiệm [36], Vương Tất Đạt [9], Nguyễn Như Hải [14], SL vừa được xem là hình thức của tư duy, trong đó

các phán đoán được liên kết với nhau để rút ra phán đoán mới, vừa như là kết quả của quá trình tư duy, dựa trên những tri thức đã biết để rút ra những tri thức mới Các nghiên

cứu chỉ ra rằng có nhiều cách phân loại SL khác nhau như: căn cứ vào số lượng tiền đề, căn cứ vào mối tương quan trực tiếp hoặc gián tiếp, Nghiên cứu này phân loại SL căn

cứ vào độ tin cậy của kết luận gồm SL diễn dịch, SL quy nạp và SL tương tự

Các tác giả J Piaget [17], J Bruner [33], Phạm Đình Nghiệm [36], Vương Tất Đạt [9], Nguyễn Như Hải [14] đều thống nhất coi SL tương tự (SL căn cứ vào một số thuộc tính giống nhau của hai đối tượng để rút ra kết luận về những thuộc tính giống nhau khác của hai đối tượng đó) là một hình thức đặc biệt của SL diễn dịch và loại SL

Trang 19

này thường thấy ở trẻ MG 5-6 tuổi Bất kì SL nào cũng bao gồm 3 bộ phận hợp thành

là tiền đề, lập luận và kết luận

Nghiên cứu của các tác giả Wim De Neys và Karolien Vanderputte [81], Nguyễn

Hiến Lê [27], Nguyễn Như Hải [14], Nguyễn Gia Thơ [53] cho thấy có sự khác biệt giữa SL của trẻ em và SL của người lớn ở tính chính xác, tính logic, tính biểu đạt, số lượng các tiền đề, sự lập luận cũng như sự chứng minh luận đề, luận cứ, luận chứng Dù

ở độ tuổi nào, con người cũng có thể đưa ra các SL chưa đúng Theo Nguyễn Hiến Lê [27], lý do con người thường SL sai là do sự hạn chế về ngôn ngữ, do không suy nghĩ

thấu đáo, do không suy nghĩ bằng óc và bằng tim, do lý luận không hợp cách hoặc có sự

hạn chế về hiểu biết; Theo Nguyễn Gia Thơ [53], con người SL không đúng do khái quát vội vã hoặc bị lẫn lộn giữa nguyên nhân và kết quả Các tác giả Wim De Neys và Karolien Vanderputte khẳng định rằng ở một góc độ nào đó trẻ em có thể đưa ra những

SL hợp lý hơn so với người lớn [81]

Như vậy, vai trò của SL đối với sự phát triển của con người nói chung và trẻ MG 5-6 tuổi nói riêng đã được khẳng định qua các nghiên cứu của các tác giả nêu trên Điều này đã mở ra định hướng quan trọng cho nghiên cứu này và cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn về SL của trẻ MG 5-6 tuổi nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

1.1.1.2 N ghiên cứu về khả năng suy luận ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Một số tác giả đề cập đến KNSL của trẻ độ tuổi MG như: J, Donaldson Margaret [31], J Piaget [24], Liublinxkaia A.A [1], Ruđích P.A [41], Carol Murphy [68],Rosanna Breaux [66] Các nghiên cứu này đề cập đến mức độ logic trong các

SL của trẻ MG và xem đó SL như một khả năng đặc thù của trẻ, khả năng này phát triển tuân theo các giai đoạn phát triển nhận thức và với các mức độ phát triển khác nhau Tuy nhiên, các biểu hiện ở trẻ trong hoạt động hằng ngày ở trường mầm non còn chưa được chỉ ra cụ thể Theo đó, tác giả J Piaget đã chia sự phát triển nhận thức của trẻ theo 4 giai đoạn: giai đoạn cảm giác-vận động (trẻ 0 - 2 tuổi); giai đoạn tiền thao tác; (trẻ 2 – 7 tuổi); giai đoạn thao tác cụ thể (trẻ 7 - 11 tuổi) và giai đoạn thao tác hình thức (từ 11 tuổi trở đi) Theo Piaget J, phải sau 7 tuổi thì mới có KNSLở dạng logic hình thức Ở giai đoạn tiền thao tác (2-7 tuổi) trẻ chỉ có thể SL trực quan

về quan hệ nhân - quả Khi đó, trẻ nhận thức được mối quan hệ nhân - quả có ảnh

Trang 20

Không thống nhất với nhận định về SL ở trẻ của Piaget J, các tác giả Donaldson Margaret [31, 52], [31,55], Liublinxkaia A.A [1, 33], [1,216], Mukhina.V.X, Paul Osterrieth [40, 167], Ruđích P A[41],…đều cho rằng Piaget J đã đánh giá thấp KNSL

của trẻ, rằng trẻ có thể biết SL từ độ tuổi sớm hơn và có thể biểu hiện thông qua các tình

huống chơi đóng vai Các tác giả đã nghiên cứu và chứng minh rằng trẻ MG 5-6 tuổi hoàn toàn có KNSL chính xác bằng những SL quy nạp và diễn dịch, các SL của trẻ đều có tính quy luật và trẻ chỉ dùng những biểu tượng và những kiến thức mà trẻ biết để SL Tuy nhiên, mức độ chính xác của các SL phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm sống của trẻ và điều này sẽ được cải thiện dưới tác động của giáo dục phù hợp Dias và Harris (1988, 1990) còn phát hiện ra rằng trẻ 4 - 6 tuổi thậm chí có thể đưa ra SL tam đoạn luận nếu trẻ được khuyến khích để phát triển Hiện nay, quan điểm này cũng được thể hiện trong

phương pháp giáo dục Kogumakai ở Nhật Bản áp dụng để phát triển các khả năng tư duy logic, KNSL cho trẻ mầm non Phương pháp này đã và đang đạt được nhiều thành tựu đáng kể và được nhân rộng ra một số nước trên thế giới, trong đó có một số trường mầm non ở Việt Nam

Các nghiên cứu cho thấy trẻ MG 5-6 tuổi có thể đưa ra các SL theo mối quan hệ nhân - quả một cách chính xác dựa vào các giác quan Nghiên cứu của các tác giả Douglas Frye, Philip Zelazo, Patricia J Brooks, Mark C Samuels [74]; Zhidan Wang, Rebecca A Williamson, Andrew N Meltzoff Flora Schwartz , Justine Epinat-Duclos, Jessica Léeone, Jérome Prado [84]; Sobel, David M, Kirkham, Natasha Z [87][92],…

đã chỉ ra SL của trẻ MG 5-6 tuổi là SL theo hình thức, biểu đạt mối quan hệ nguyên nhân- kết quả có điều kiện giữa các đối tượng (A và B) dựa trên các quan hệ nhân-quả:

A có thể gây ra B, hoặc B có thể gây ra A Tuy nhiên, hai đối tượng này có thể cũng đồng xảy ra vì một đối tượng thứ ba (C) gây ra cả hai (Gopnik, Sobel, Schulz và Glymour, 2001) Các tác giả cũng chỉ ra rằng trẻ có độ tuổi nhỏ hơn thì thiếu khả năng đưa ra các SL nhân- quả hơn do vốn kinh nghiệm của trẻ bị hạn chế hơn; Nghiên cứu

của Zhidan Wang, Rebecca A Williamson, Andrew N Meltzoff [88] về SL nhân-quả theo trọng lượng của đồ vật ở trẻ 5 tuổi đã cho thấy trẻ có KNSL theo tính chất bắc cầu

về trọng lượng dựa trên kích thước của đồ vật Năm 2017, nghiên cứu của nhóm tác

giả Flora Schwartz, Justine Epinat - Duclos, Jessica Léeone, Jérome Prado [67], cũng xác định các cơ chế thần kinh làm nền tảng cho sự xuất hiện của SL có điều kiện ở trẻ

chủ yếu tập trung ở KNSL về nhân - quả

Trang 21

Các nghiên cứu của các tác giả Trần Xuân Hương [23], Trần Thị Ngọc Trâm [48, 45], Tạ Thị Ngọc Thanh [50], Phan Thị Ngọc Anh [45], Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai [61], Trương Thị Khánh Hà [12]…cho thấy KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển tư duy của trẻ Trẻ MG 5-6 tuổi

có những tiến bộ vượt bậc trong việc khái quát hóa, thao tác với các hình ảnh, biểu tượng, kí hiệu khá thành thạo Trẻ không chỉ chú ý đến đặc điểm bên ngoài mà bắt đầu chú ý đến bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng bắt đầu dùng sơ đồ hay kí hiệu để

mô tả mối quan giữa các sự vật, hiện tượng Các tác giả cũng chỉ ra rằng trẻ MG 5-6 tuổi đã biết SL theo kinh nghiệm của mình; Trẻ đã biết vận dụng những liên hệ, quan

hệ giữa các đối tượng và hành động để giải quyết các bài toán tư duy Trẻ có thể nắm bắt được bản chất sự vật, nhờ các thao tác cụ thể là tiền tố của thao tác hình thức sau này của tư duy khái niệm.Ở trẻ đã hình thành lòng ham hiểu biết, hứng thú nhận thức, biết dự kiến trước mục đích, kết quả hành động và ở một mức độ nào đó đã biết lập kế hoạch cho hành động của mình Tuy nhiên, do vốn kinh nghiệm còn hạn chế nên những SL của trẻ MG còn mang tính hình thức, trẻ chủ yếu SL về các thuộc tính, các mối quan hệ có tính bề ngoài của các sự vật, hiện tượng VD: “Xe lu luôn luôn chạy chậm nên ô tô bao giờ cũng vượt”

Như vậy, mặc dù trong bối cảnh và điều kiện khác nhau, song các nghiên cứu nêu trên đã chỉ ra rằng trẻ MG 5-6 tuổi đã có KNSL và được biểu hiện rõ rệt Tuy nhiên, mức độ, phạm vi, nội dung, thể loại và cách thức SL của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và khả năng này có thể được tác động để phát triển hơn nữa Theo đó, tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này để tìm ra các biện pháp phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi một cách phù hợp là rất cần thiết

1.1.2 Nghiên cứu về phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học

1.1.2.1 Nghiên cứu về phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Xuất phát từ việc xem xét SL gắn liền với tư duy, các tác giả Donaldson Margaret [31], Piaget J [24], Liublinxkaia A.A [1], Nguyễn Ánh Tuyết [60], Trần Thị Ngọc Trâm [55], Huỳnh Văn Sơn [45], [46], [50]…đã đề cập đến việc phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi gắn liền với việc phát triển tư duy và giải quyết các tình huống có vấn đề Ở mỗi giai đoạn phát triển thì KNSL của trẻ cũng có sự phát triển khác nhau và

Trang 22

chỉ ra rằng sự tham gia sử dụng và phối hợp các giác quan một cách tích cực để cung cấp biểu tượng vốn kinh nghiệm sống phong phú chính là tạo ra những khả năng tiềm ẩn bên trong, là vốn dữ liệu để trẻ có thể đưa ra được những SL phù hợp về sự vật, hiện tượng Ở mỗi giai đoạn cần có những BP tác động phù hợp để phát triển KNSL của trẻ

Theo tác giả Liublinxkaia A A: "Nếu dạy trẻ 5-7 tuổi quan sát và rút ra kết luận thì sẽ có sự chuyển biến lớn lao trong sự phát triển tư duy của trẻ Nghĩa là khi trẻ học, tìm tòi khám phá, tìm kiếm các dấu hiệu bản chất nhất của sự vật và hiện tượng, tìm ra

sự phụ thuộc, các mối liên hệ chủ yếu giữa trẻ thì các hình thức tư duy logic đúng đắn của trẻ sẽ được phát triển nhanh chóng" [1, 40]

Theo Vưgôtxki V.X, Lêônchiev A.N, Côxchúc G.X., Đavưđôp V V, Encônhin Đ.V (được dẫn bởi Nguyễn Kế Hào và Nguyễn Quang Uẩn [15]), Trương Thị Xuân Huệ [22], để phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi thì cần tác động giáo dục, buộc trẻ

nỗ lực suy nghĩ, không tái tạo hành động một cách máy móc và giải quyết các tình huống có vấn đề trong “vùng phát triển gần” để KNSL được phát triển lên mức độ mới cao hơn điểm phát triển dừng trước đó Vì thế, cần tổ chức các quá trình dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, thu hút trẻ tự nguyện, tích cực hành động trải nghiệm để xem xét, hiểu bản chất của các hiện tượng Trong đó, tiếp cận theo lối hoạt động là cách làm phù hợp và hiệu quả với trẻ mầm non và hoạt động dạy học của GV ở trường mầm non có vai trò quyết định sự phát triển KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi ở các mức độ khác nhau

Một số tác giả đã đánh giá cao vai trò của giáo dục đối với sự phát triển KNSL cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau và nhấn mạnh đến sự phát triển của tư duy, đến những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng xung quanh Do đó, cần có các cách thức cụ thể để phát triển KNSL cho trẻ như: Các tác giả Egle Säre, Piret Luik, and Tiia Tulviste (2016) cho rằng để tác động giúp trẻ MG 5-6 tuổi phát triển KNSL thể

hiện qua biểu đạt bằng lời nói phù hợp khi so sánh, lập luận thì GV cần có những tác động phù hợp trong việc đặt các câu hỏi kỹ thuật để thúc đẩy KNSL bằng lời nói [87];

Tác giả Trần Xuân Hương [23] cho rằng khi GV biết cách uốn nắn những SL lệch lạc của trẻ và cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết để trẻ có những SL phù hợp hơn chính là quá trình giúp trẻ phát triển tư duy trực quan hình tượng Do đó, GV cần phải cung cấp biểu tượng cho trẻ một cách phong phú và chính xác, giúp trẻ dần dần hệ thống hóa và chính xác hóa những biểu tượng về thế giới xung quanh, tạo tiền đề để trẻ có thể đưa ra những lập luận hợp lý và có được kết luận của riêng mình; Tác giả

Trang 23

Carol Murphy cho rằng để phát triển KNSL cho trẻ cần tăng cường và hướng vào trò chơi của trẻ [68], đặc biệt là các trò chơi gắn với ngôn ngữ và số đếm; Các tác giả

Huỳnh Văn Sơn [45], [46], [50] Tạ Ngọc Thanh [50] chỉ ra rằng để phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi cần khắc phục ưu điểm và hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến KNSL đặc biệt là cần sử dụng các BP tác động nhằm kích thích sự phát triển của trẻ và tăng cường các hoạt động thực tiễn cho trẻ; Theo các tác giả Kathleen

M Galotti, Lloyd K Komatsu và Sara Voelz [78], Nguyễn Như Hải [14], Trương Thị Xuân Huệ [22], điều kiện để nâng cao tính đúng đắn trong các SL tương tự của trẻ để giúp trẻ có các SL phù hợp là cần quan tâm đến việc cho trẻ thực hiện các bước trung gian để có thể rút ra SL về sự vật, hiện tượng Suy luận ở trẻ sẽ luôn được đảm bảo đúng khi dữ liệu cơ sở là những vấn đề luôn đúng Suy luận quy nạp là đúng khi các

SL cơ sở đều đúng Vì vậy, để có thể phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi cần hướng

dẫn trẻ biết cách đưa ra các SL cơ sở đúng một cách tích cực và hiệu quả [78]; Điều kiện để có được các SL tương tự mang tính giá trị chân thực hơn thì trẻ phải quan sát

và so sánh nhiều đối tượng ở nhiều dấu hiệu, phương diện khác nhau, từ đó trẻ mới có thể đưa ra kết luận có tính chính xác cao [14]; Tác giả Huỳnh Văn Sơn khẳng định:

“Có thể thấy các hình thức phán đoán logic của trẻ MG 5-6 tuổi đã được thể hiện trong quá trình quan sát, tư duy để giải quyết bài tập dựa trên mối liên hệ đã được xác lập

giữa các hình phải chọn với nền Có thể khẳng định rằng muốn phát triển khả năng phán đoán, SL của trẻ thì việc tổ chức các hoạt động cho trẻ phải thực sự đáp ứng

những yêu cầu đúng nghĩa cho sự phát triển hành động tư duy, thao tác tư duy” [45, 113] Theo Phan Thị Ngọc Anh và cộng sự [4, 24], để đạt được mức độ nhất định trẻ phải trải qua các bước phát triển khác nhau, từ các hiểu biết về thế giới xung quanh trẻ biết đưa ra các SL phù hợp Và để có những SL phù hợp đòi hỏi trẻ phải có những hiểu biết nhất định về sự vật, hiện tượng xung quanh Đó là một vòng tròn khép kín cần được thực hiện một cách liên tục để giúp trẻ phát triển

Các tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền [16], Nguyễn Thị Hoà [19], Đỗ Minh Liên [28], Dương Thanh Hoà, Lê Hồng Liên [18], Khánh Linh, Minh Đức [29], Dương

Diệu Hoa [17], Nguyễn Ánh Tuyết [61] , chỉ ra rằng hoạt động chính là phương tiện để phát triển tư duy nói chung và KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi nói riêng Theo

đó, các tác giả cũng đưa ra các BP phát huy tính tích cực tư duy của trẻ MG 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi, qua khám phá, qua việc giải quyết các tình huống, các câu

Trang 24

chuyện kể Tuy nhiên, các BP được đề xuất còn thiếu tính cụ thể và tính phù hợp với trẻ MG 5-6 tuổi

Việc đánh giá sự phát triển nhận thức nói chung và KNSL của trẻ MG5-6 tuổi nói riêng với các tiêu chí cụ thể đã được đặt ra trong một số nghiên cứu như: Bộ test trí tuệ dành cho trẻ 3-15 tuổi của Kramer J.[50], trong bài tập trắc nghiệm thuộc lĩnh vực giáo dục phát triển nhận thức của trẻ MG 5-6 tuổi tại Việt Nam của các tác giả Tạ Ngọc Thanh [51], [52], Nguyễn Thị Hồng Nga [34], Trần Thị Tố Oanh [39], [49] Các nghiên cứu này chính là phương tiện hữu hiệu để GV có thể sử dụng đánh giá sự phát triển của trẻ nói chung và KNSL nói riêng Tuy nhiên, các chỉ số cụ thể của KNSL ở trẻ MG 5-6 tuổi được đặt ra trong các bộ test này còn thiếu tính phù hợp trong điều kiện xã hội hiện nay

Khả năng SL được đề cập như một nội dung quan trọng trong các Chương trình GDMN của một số nước trên thế giới và được đưa vào Chuẩn phát triển, Chuẩn chương trình gắn liền với lĩnh vực phát triển nhận thức như: Chương trình GDMN

Hồng Kông (2006), chương trình GDMN quốc gia của Hàn Quốc (2007), Chuẩn phát triển trẻ mầm non của Thái Lan (2016), Chuẩn trẻ 4-5 tuổi của Bang Connecticut (2014), Chuẩn phát triển trẻ tại Úc (AEDI)…Ở Việt Nam, KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi cũng được đánh giá qua “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi”[6], KNSL được thể hiện

ở chuẩn 27 gồm 3 CS: 114 - Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả đơn giản trong cuộc sống hàng ngày; 115 - Loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại; 116 - Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc

Như vậy, các nghiên cứu trên đã cho thấy phát triển các khả năng tiềm ẩn của

trẻ chính là xu hướng cơ bản mà giáo dục trong những giai đoạn tới cần hướng đến để đảm bảo giúp trẻ phát triển phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới Theo đó, nhiệm vụ phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu gắn liền với việc nghiên cứu sự phát triển tư duy cho trẻ Để có thể phát triển KNSL cho trẻ thì cần xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp, biện pháp, hình thức thực hiện và đánh giá tính hiệu quả để có những tác động tiếp theo phù hợp Tuy nhiên, điều này còn chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu nêu trên Vì vậy,

để phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi cần chú ý đến các yếu tố chi phối sự phát triển đó là kiến thức, ngôn ngữ, vốn sống của trẻ và tạo ra các điều kiện phù hợp

Trang 25

Trong đó, việc tạo ra một môi trường phù hợp khuyến khích trẻ tăng cường vốn sống, tích cực, mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân chính là tạo điều kiện để trẻ phát triển Cho nên, việc định hướng phát triển KNSL trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non giữ vai trò rất quan trọng Tuy nhiên, hiện nay còn chưa nhiều nghiên cứu cụ thể, chi tiết về KNSL ở trẻ MG 5-6 tuổi, cũng như cách thức để giúp trẻ phát triển khả năng này một cách hiệu quả Kết quả nghiên cứu trên đã định hướng cho việc cần thiết phải có nghiên cứu tiếp tục về KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi tạo nền tảng cho việc phát triển khả năng này ở trường phổ thông

1.1.2.2 N ghiên cứu về hoạt động khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo

Khám phá khoa học là nội dung được quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, có thể kể đến nghiên cứu của các tác giả Marilyn Fleer và Tim Hardy [73], Whitebread và Penny Coltman [91], Berk L.E [72], Sarah R Beck [77], Gelman, R, [83], [84], Susan Sperry Smith(NAEYC, 2013) [90], Trần Thị Ngọc Trâm [56], Hồ Lam Hồng [21], Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân [38]…về bản chất, HĐ KPKH là quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh của trẻ em dựa trên vốn sống kinh nghiệm mà trẻ đã tích lũy được KPKH là hoạt động phù hợp với trẻ MG 5-6 tuổi và thực sự hấp dẫn trẻ, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá của trẻ, tạo nhiều cơ hội để trẻ được phát triển các khả năng tư duy tiềm ẩn Khi tham gia KPKH, trẻ phải phối hợp nhiều giác quan, sử dụng các kĩ năng quan sát, so sánh, phân loại để tham gia vào quá trình trải nghiệm thực tiễn, để tương tác với thế giới xung quanh tạo nền tảng kiến thức cho việc học tập của trẻ sau này Bản chất của hoạt động này là tạo cơ hội để trẻ phát huy tính tích cực nhận thức, hứng thú nhận thức, phát triển các kĩ năng nhận thức và tăng cường những kiến thức sơ đẳng về thế giới tự nhiên, xã hội, gần gũi xung quanh Trong đó, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn trong việc giúp trẻ KPKH

Trong các nghiên cứu của mình, các tác giả Thái Duy Tuyên [59, 77], Trần Thị Ngọc Trâm [58, 13] đã chỉ ra rằng trẻ luôn có nhu cầu KPKH và nhu cầu này khi được đáp ứng sẽ giúp trẻ phát triển: “Khám phá sự vật xung quanh là nhu cầu của trẻ Những hành động khám phá làm cho nhận thức ở trẻ trở nên phong phú, chính xác, khái quát nhờ vào sự phân tích, tổng hợp, so sánh, suy đoán, giải thích, phân nhóm ”[59, 77] Khi có các HĐ KPKH phù hợp nuôi dưỡng trí tò mò và mong

Trang 26

khả năng nhận thức của bản thân, được thực hành các kĩ năng quan sát, phân loại, phỏng đoán "[57, 13]

Một số tác giả như: Mary Stetten Carson[89], Theodora Papatheodorou và Janet Moyles [82], nghiên cứu nội dung các HĐ KPKH cho trẻ nhỏ bao gồm thiên nhiên vô sinh, hữu sinh, động, thực vật và môi trường giao tiếp xã hội gần gũi xung quanh trẻ Các nội dung này được đặt ra trong chương trình GDMN của một số nước trên thế giới như ở Việt Nam [7], Mỹ, Úc, Nga, Canada, chương trình GDMN quốc tế (IPC) Các chương trình này đặc biệt chú ý đến các nội dung KPKH Theo đó, khoa học cũng được xem là một trong những nội dung tích hợp theo xu hướng dạy học STEAM (Science - Technology - Engineering- Art - Maths) đã và đang được áp dụng trong tất

cả các cấp học, bắt đầu từ MG tại một số nước tiên tiến trên thế giới như: Anh, Mỹ,

Úc, Canada, Phần Lan…[86],[80]

Một số tác giả như: Irena Nayfeld, Kimberly Brenneman & Rochel Gelman [74], Trần Thị Ngọc Trâm [57]…đã nghiên cứu và chỉ ra những khó khăn của GVMN trong việc tổ chức HĐ KPKH cho trẻ MG 5-6 tuổi, trong việc xây dựng nền tảng kiến

thức khoa học, trong tương tác với các công cụ và đối tượng nghiên cứu khoa học

Một số tác giả như: Hoàng Thị Phương [43], Nguyễn Thị Thanh Thuỷ [54], Trần Thị Ngọc Trâm [58] đưa ra các cách hướng dẫn tổ chức hoạt động hoặc những nội dung KPKH cụ thể thông qua việc xây dựng ngân hàng các HĐ KPKH như một số thí nghiệm đơn giản, vừa sức với trẻ về thiên nhiên vô sinh, đất, nước, không khí, ánh sáng và thế giới động, thực vật…Tác giả Marilyn Fleer & Tim Hardy [73] đưa ra những hướng tiếp cận dạy trẻ MG KPKH; tác giả Mary Stetten Carson [89] đưa ra các

HĐ KPKH cho trẻ MG dưới hình thức chơi; Cách tiếp cận cá nhân, tiếp cận theo quá trình HĐ KPKH cũng đã được các tác giả Trần Thị Ngọc Trâm [56], Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân [38], Hồ Lam Hồng [21] quan tâm nhằm giúp GVMN tổ chức thực hiện tốt hơn HĐ KPKH cho trẻ MG 5-6 tuổi

Các tác giả Thomas Armstrong [5], Bloom [76], Jeffrey W, Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân [38], Trần Thị Ngọc Trâm [57], Nguyễn Thị Xuân [63], [64], trong một số nghiên cứu của mình đã xem KPKH như là một phương tiện để giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ MG 5-6 tuổi trong việc xây dựng ngân hàng các HĐ KPKH cụ thể nhằm hướng dẫn GVMN tổ chức HĐ KPKH cho trẻ một cách đa dạng và tạo ra các cơ hội để trẻ tham gia HĐ KPKH hiệu quả (NAEYC, 2013)

Trang 27

Như vậy, SL là khả năng cần được phát triển ở trẻ MG 5-6 tuổi để giúp trẻ có nền tảng vững chắc đáp ứng yêu cầu học tập, phát triển ở trường phổ thông Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra vai trò của HĐ KPKH đối với sự phát triển toàn diện của trẻ

MG 5-6 tuổi và sử dụng nó như là một phương tiện giáo dục hữu hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá của trẻ Tuy nhiên, vấn đề phát triển các khả năng tư duy nói chung và KNSL nói riêng cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua các HĐ KPKH dựa trên trải nghiệm thực tiễn còn chưa được làm rõ, còn thiếu các nghiên cứu cụ thể chỉ ra mục tiêu, nội dung, phương tiện, hình thức, cách thức phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi

1.2 S uy luận và khả năng suy luận của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.2.1 Suy luận của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.2.1.1 Khái niệm suy luận

Suy luận, thuật ngữ tiếng Anh là “reasoning”,“inference”,“deduce”,

“argument” Thuật ngữ thường được sử dụng nhiều hơn trong giáo dục mầm non là

“reasoning”

Theo nghĩa tiếng Việt, SL là “suy nghĩ, liên hệ các phán đoán với nhau và bằng

một chuỗi suy lý, từ một số phán đoán sẵn có rút ra một hay nhiều phán đoán mới về một chủ đề nào đó” [42, 1121]

Trong triết học, SL là một quá trình nhận thức hiện thực một cách trực tiếp từ một hoặc một số phán đoán đã biết, giúp suy ra một phán đoán mới

Trong logic học, SL là hình thức của tư duy nhằm rút ra phán đoán mới từ một hay nhiều phán đoán đã có Nếu như phán đoán là sự liên hệ giữa các khái niệm, thì

SL là sự liên hệ giữa các phán đoán Suy luận là quá trình đi đến một phán đoán mới

từ những phán đoán cho trước Về thực chất, SL là thao tác logic mà nhờ đó tri thức mới được rút ra từ tri thức đã biết [9, 212], [13], [36], [53]

Theo tâm lý học, SL được xem là một giai đoạn trong một quá trình tư duy để đưa ra một phán đoán mới từ những phán đoán đã có, là quá trình rút ra kết luận dựa trên những thông tin đã thu thập được trước đó Thực chất SL là hành động để đưa ra những nhận xét dựa trên các kết quả quan sát, điều này đòi hỏi trẻ phải có một vốn kiến thức nhất định về đối tượng SL Theo đó, SL luôn đòi hỏi phải đi xa hơn những thông tin được đưa ra (Bruner, 1957) [2], [53] Đó là “một quá trình tư duy, mối liên hệ giữa các phán đoán gọi là suy lý, liên hệ đó nảy sinh trong óc và phản ánh mối quan hệ

Trang 28

Theo các nhà nghiên cứu về các môn khoa học tự nhiên của thế giới (Lederman, 2007), SL là hành động đưa ra một kết luận dựa trên những quan sát và kiến thức trước

đó Theo đó, SL là khả năng cần phải có để có thể giải quyết vấn đề nảy sinh và tồn tại trong cuộc sống của mỗi người nói chung và trẻ MG 5-6 tuổi nói riêng Điều này, bao gồm việc phân tích thông qua các thông tin được cung cấp vì khả năng để thành công trong cuộc sống tỉ lệ thuận với khả năng của giải quyết các vấn đề (dẫn theo Phan Trọng Ngọ - Dương Diệu Hoa, Nguyễn Lan Anh [37])

Các tác giả Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân đã bàn đến khái niệm SL trong

tổ chức HĐ KPKH cho trẻ mầm non khi cho rằng: “SL là dựa trên kết quả quan sát để đưa ra những nhận xét về tình huống quan sát được, đòi hỏi trẻ phải có một vốn kiến thức nhất định, trẻ phải suy ra một điều mà trẻ chưa nhìn thấy do chưa xảy ra hoặc

không thể quan sát trực tiếp được [38, 25]

Từ sự phân tích trên, trong nghiên cứu này, SL ở trẻ MG 5-6 tuổi được hiểu là quá trình tư duy, vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy được và biểu hiện

ra bên ngoài qua các kết luận hoặc những cử chỉ, hành động phù hợp

Có nhiều cách phân loại SL khác nhau, nghiên cứu này phân loại thành SL diễn dịch, SL quy nạp và SL tương tự ở trẻ MG 5-6 tuổi Suy luận diễn dịch là SL đi từ cái chung đến cái riêng, SL quy nạp là SL đi từ cái riêng đến cái chung, SL tương tự xuất phát từ dấu hiệu giống nhau của hai đối tượng để kết luận các dấu hiệu khác cũng giống nhau

1.2.1.2 C ấu trúc suy luận của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Suy luận là hành động trong óc được biểu thị ra bên ngoài bằng lời nói, hành động, cử chỉ, điệu bộ Do đó, cấu trúc SL gồm lời nói, trình tự logic của các thao tác khi thực hiện hành động, các quá trình điều chỉnh hành động, nhịp độ thực hiện, cơ cấu thời gian Để có thể SL thì trẻ MG 5-6 tuổi cần phải có vốn kiến thức, kinh nghiệm sống phù hợp Cấu trúc thông thường của SL như sau:

Trang 29

đoán mới Sự liên kết của lập luận ở trẻ MG 5-6 tuổi chi phối tính chân thực, tính logic của của các phán đoán mới

Kết luận là một phán đoán mới được rút ra từ tiền đề thông qua những lập luận logic Giữa các tiền đề và kết luận có liên hệ về mặt nội dung Tính đúng đắn của kết luận phụ thuộc vào tính đúng đắn của các tiền đề và tính chính xác của lập luận Do

đó, có những kết luận phù hợp, có kết luận không phù hợp, có kết luận là trùng hợp ngẫu nhiên… Một SL được coi là đúng đắn khi nó bảo đảm ba điều kiện là phải có đầy

đủ các tiền đề, tiền đề phải đúngvà quá trình lập luận phải tuân theo các qui tắc, qui luật logic của các hình thức lập luận cụ thể Khi một trong các điều kiện này bị vi phạm thì trẻ không thể có được các SL đúng đắn, chân thực và hợp logic [14], [36]

Ví dụ:

Tiền đề: Đĩa nhựa nổi, quả bóng nhựa nổi

Lập luận: Cả 2 thứ đều từ nhựa và cả 2 thứ đều nổi trong nước

Kết luận: Mọi thứ làm từ nhựa đều nổi trong nước

Về mặt nội dung: Suy luận gồm những phán đoán dựa trên những kiến thức,

kinh nghiệm hay những phán đoán đã có để rút ra phán đoán mới, kinh nghiệm mới Các phán đoán, kinh nghiệm mới hướng vào giải quyết các tình huống có vấn đề trong cuộc sống gần gũi Theo đó, cần có các hoạt động phát triển KNSL được thiết kế với nội dung phù hợp để cung cấp các tiền đề SL Đó là các HĐ giúp trẻ được tăng cường nhận biết thông qua trải nghiệm VD: Các HĐ tăng cường nhận biết các đặc điểm về đối tượng (quan sát bằng các giác quan, trình bày kết quả quan sát bằng lời nói, hình vẽ )

Về mặt quá trình:Suy luận là một quá trình suy lý theo các quy tắc logic đi từ cái

đã biết đến cái chưa biết dựa trên những kinh nghiệm đã có của trẻ MG 5-6 tuổi Quá trình này có sự khác nhau ở mỗi trẻ Theo đó, cần chú trọng đến quá trình trẻ được trải nghiệm các hoạt động, quá trình trẻ đưa ra các lập luận để đi đến kết luận phù hợp hơn là kết quả của hoạt động Chính trong quá trình trải nghiệm đó trẻ đưa ra kết luận của riêng mình

1.2.2.1 Khái niệm khả năng suy luận ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Theo từ điển tiếng Việt, khả năng là cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra trong điều

kiện nhất định [42] Như vậy, KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi sẽ xuất hiện và được biểu

hiện ra bên ngoài qua các HĐ khác nhau khi gặp điều kiện thuận lợi

Theo triết học: Khả năng là phạm trù chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trên thực

Trang 30

trong chưa bộc lộ ra hiện thực nhưng sẽ được biểu hiện ra bên ngoài khi có điều kiện thích hợp [11]

Theo tâm lý học: Khả năng SL là cái mà con người có được thông qua việc tiếp thu các kinh nghiệm lịch sử xã hội và biểu hiện ra bên ngoài bằng việc đưa ra các kết luận về sự vật, hiện tượng xung quanh [25]

Theo giáo dục học: Khả năng SL của trẻ MG 5-6 tuổi được xem như những biểu hiện ban đầu về năng lực SL của trẻ, giúp trẻ thực hiện các hoạt động học tập sau này ở trường phổ thông Như vậy, về bản chất, KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi là cái có thể định lượng được

Từ sự phân tích trên, chúng tôi cho rằng, KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi là sự thể hiện quá trình tư duy, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ đã tích lũy được bên trong ra bên ngoài bằng kết luận theo lối diễn dịch, quy nạp, tương tự hoặc bằng cử chỉ, điệu bộ một cách phù hợp

1.2.2.2 Vai trò của khả năng suy luận đối với sự phát triển nhận thức ở trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi

Khả năng suy luận đóng vai trò là công cụ, phương tiện chủ yếu nâng cao trình

độ nhận thức khi trẻ sử dụng các thao tác tư duy như: quan sát, so sánh, phân loại, khái quát hóa, đồng thời SL cũng tác động đến sự phát triển của các thao tác tư duy trên Khi tham gia vào các quá trình SL, trẻ phải quan sát, so sánh, phân loại về các đặc điểm của đối tượng cũng như tìm hiểu về các mối liên hệ nguyên nhân - kết quả, liên

hệ chức năng, liên hệ thời gian… giữa chúng Đó chính là điều kiện để kích thích sự xuất hiện kiểu tư duy trực quan sơ đồ, tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển tư duy logic Khả năng SL giúp trẻ giải quyết được tình huống tư duy bằng sự tương tác trực tiếp, từ đó trẻ chủ động trong tư duy, hành động diễn đạt suy nghĩ bằng ngôn ngữ một cách hợp lý [3]

Khả năng suy luận giúp trẻ MG 5-6 tuổi mở rộng các đối tượng tri giác thế giới xung quanh, biết chọn lọc kiến thức, thông tin, kinh nghiệm đã có để đưa ra kết luận

về sự vật, hiện tượng Trẻ không chỉ dừng lại ở việc quan sát các biểu hiện không cơ bản, bên ngoài mà đã biết phân tích, sắp xếp các thông tin thu được để nhìn thấy bản chất bên trong, để giải quyết các vấn đề cụ thể xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày

Trẻ càng tích cực SL thì vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm sống của trẻ sẽ ngày càng phong phú hơn Từ đó, khích lệ trẻ ham thích tìm hiểu, khám phá những đối tượng mới

Trang 31

khác Khả năng SL giúp tư duy của trẻ phát triển lên mức độ mới cao hơn, hình thành

ở trẻ thái độ hứng thú, tích cực nhận thức về thế giới xung quanh KNSL giúp trẻ biết nhìn nhận, xâu chuỗi các sự kiện, đặc điểm của đối tượng đã, đang và sẽ xảy ra, từ đó tổng hợp lại những kiến thức, kinh nghiệm về những gì có thể quan sát trực tiếp hoặc

đã không thể quan sát trực tiếp được nữa [13]

Sự phát triển của KNSL có mối quan hệ mật thiết với khả năng ngôn ngữ Khi trẻ tích cực biểu đạt SL bằng lời nói, hình thành thói quen biểu đạt, thói quen phát biểu

và phát triển khả năng đối thoại thì ngôn ngữ của trẻ cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn Trẻ biết sử dụng câu hỏi phù hợp, thu thập thông tin liên quan, biết phân loại một cách hiệu quả và sáng tạo, giúp trẻ phát triển tư duy về không gian, sự phối hợp tay và mắt, giúp kích hoạt não bộ phát triển [3]

Khả năng SL phát triển giúp các giác quan của trẻ trở nên tinh tường hơn Bên

cạnh những tri thức trực tiếp về sự vật, hiện tượng xung quanh thông qua các giác quan: thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác và khứu giác, trẻ còn có được những tri

thức gián tiếp, chính là những tri thức được rút ra từ các tri thức đã biết và làm phong phú hơn vốn hiểu biết của trẻ Bên cạnh đó, KNSL giúp thực hiện những nhiệm vụ mà các giác quan để không thể thực hiện được [69], [85]

Khả năng SL là phương tiện giúp trẻ hiểu và đưa ra những phỏng đoán về

những điều có thể đã hoặc chưa xảy ra trong thời gian khác nhauở quá khứ, hiện tại và tương lai dựa trên cơ sở của những tiền đề, lập luận để đưa ra kết luận về sự vật ở các

mốc thời gian đó Theo đó, SL khắc phục những hạn chế của nhận thức cảm tính, giúp

trẻ biết liên hệ, liên kết những kiến thức, kinh nghiệm sẵn có với những quan sát và trả

lời những câu hỏi mới nảy sinh một cách hiệu quả [69]

Khả năng SL của trẻ được phát triển thông qua những tương tác giữa người lớn với trẻ và giữa trẻ với trẻ trong cuộc sống hàng ngày Ngược lại, khi KNSL phát triển thì hiệu quả của các hoạt động tương tác cũng tăng tỉ lệ thuận Việc trẻ biết SL, biết đặt câu hỏi và giải quyết tình huống có vấn đề sẽ cho phép và khuyến khích trẻ khám phá các vật liệu mới để phát triển các khả năng tư duy khác ở trẻ Các kiến thức trẻ có được nhờ SL bao giờ cũng thú vị, hấp dẫn và bền vững hơn bởi do chính trẻ suy nghĩ

mà tạo nên Khi được tham gia các hoạt động với những cơ hội được phát biểu, thảo

luận, chia sẻ suy nghĩ của bản thân, trẻ không chỉ mạnh dạn, tự tin mà còn dần hoàn

Trang 32

Như vậy, từ các phân tích trên cho thấy KNSL là một phần quan trọng trong sự phát triển nhận thức của trẻ MG 5-6 tuổi và rất cần thiết cho các hoạt động giáo dục trẻ cũng như trong cuộc sống hàng ngày, tạo nền tảng cho mọi hoạt động, đặc biệt là các

hoạt động trí tuệ của trẻ sau này

1.2.2.3 Đặc điểm khả năng suy luận của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Suy luận của trẻ MG 5-6 tuổi được nảy sinh khi gặp tình huống có vấn đề và dựa vào việc giải quyết các tình huống có vấn đề để phát triển Sự phức tạp của nội dung tình huống có vấn đề và việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết tình huống vấn đề có tác động đến phát triển KNSL của trẻ [79]

Suy luận của trẻ MG 5-6 tuổi vẫn mang đậm màu sắc xúc cảm, chưa ổn định, đôi khi còn chưa đảm bảo logic Điều này tỉ lệ thuận với vốn kinh nghiệm sống, với ngôn ngữ cũng như với các trải nghiệm thực tiễn của chính trẻ Khi vốn kiến thức, kinh nghiệm sống của trẻ càng nhiều, trẻ có thể đưa ra các tiền đề đúng và đi đến những kết luận phù hợp Trẻ dễ dàng đưa ra SL dựa vào tri giác trực quan gần gũi hoặc khi gắn với những tình huống cụ thể và trong điều kiện quen thuộc hơn là các đặc điểm khái quát, trừu tượng và mang tính gián tiếp; có thể SL nhanh với các dấu hiệu bản chất, thuộc tính tổng quát có tính chất điển hình của sự vật VD: Trẻ rút ra kết luận

về sự nổi của vật “Cái hộp tuy bằng sắt nhưng nó rỗng và nhẹ nên nó nổi” Tuy nhiên, trẻ gặp khó khăn khi SL về những đối tượng có tính chất trừu tượng, gián tiếp và không gần gũi với cuộc sống thực của trẻ VD: Trẻ nhìn thấy hình ảnh một vận động viên điền kinh đang cầm chiếc cúp, SL đây là người chiến thắng vì anh ấy cầm chiếc cúp chứ không phải vì anh ấy là người đã chạy nhanh nhất [10], [35], [48], [75]

Biểu hiện KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi có sự khác biệt ở từng cá nhân trẻ và có

sự khác biệt so với KNSL của người lớn ở mức độ cảm tính, ở các kiểu SL cũng như tính logic của SL Các SL của trẻ luôn chứa đựng yếu tố hấp dẫn, bất ngờ và thể hiện những nét độc đáo riêng của độ tuổi [14]

Trẻ MG 5-6 tuổi có thể SL về đối tượng được nói đến và có thể vượt quá khả năng, kinh nghiệm trong đời sống thực hoặc không liên quan đến kinh nghiệm bản thân nhưng trẻ đã biết qua các câu truyện kể VD: Trẻ biết cô tiên, ông bụt là không có thật và chỉ có trong chuyện cổ tích [60], [62]

Trẻ MG 5-6 tuổi có thể thực hiện SL theo ba kiểu: SL diễn dịch, SL quy nạp và

SL tương tự Tùy theo vốn kiến thức, kinh nghiệm nhiều hay ít về từng đối tượng cụ

Trang 33

thể mà trẻ sử dụng các loại SL khác nhau Khả năng SL của trẻ MG 5- 6 tuổi thể hiện trong các SL theo lối diễn dịch có tính logic và phù hợp hơn so với SL quy nạp và SL tương tự Vì các kiểu SL này ở trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tương tự có tính bề ngoài, không bản chất của đối tượng VD: Trẻ cho rằng bánh pizza có hình tam giác

chứ không phải hình tròn (vì các miếng bánh đã được cắt) Các SL theo lối tương tự chủ yếu là dựa trên một số đặc điểm bên ngoài và có thực, trực tiếp trước mặt trẻ VD:

Trẻ SL “đám mây giống như miếng bọt biển bởi vì cả hai đều tròn, mịn và đều ngấm nước”[35], [36]

Trẻ MG 5-6 tuổi rất quan tâm đến các mối quan hệ nhân - quả của các sự vật,

hiện tượng và có thể SL về mối quan hệ nhân - quả một cách chính xác đối với những

sự việc không diễn ra trực tiếp trước mắt hoặc không trực tiếp quan sát được VD: Sô

cô la sẽ tan chảy như người tuyết khi gặp nắng nóng Trẻ đã xác định được không chỉ

những nguyên nhân bên ngoài mà cả những nguyên nhân ẩn giấu bên trong của đối tượng, VD: “Thuyền buồm chạy được vì có gió thổi” Trẻ hiểu được các mối quan hệ nhân - quả trong cả các quan hệ chơi [31, 55] Trẻ dễ dàng SL từ nguyên nhân đến kết

quả hơn là từ kết quả suy ngược ra nguyên nhân VD: Nếu hỏi trẻ: “Tại sao cây này bị héo” trẻ sẽ khó trả lời hơn là hỏi “nếu trồng cây không tưới nước thì sẽ như thế nào?”[69] Tuy nhiên, một số SL nhân- quả của trẻ còn bị bị hạn chế bởi cảm xúc của

Suy luận ở trẻ MG 5-6 tuổi bắt đầu được thực hiện bằng ngôn ngữ bên trong và được bộc lộ ra bên ngoài khá rõ bằng những kết luận phù hợp có thể biểu hiện ở dạng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ (hình ảnh, kí hiệu).Giữa SLvà ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau Ở những trẻ có ngôn ngữ phát triển, tích cực tham gia vào quá trình giao tiếp thì dễ dàng đưa ra những tiền đề đúng, lập luận chặt chẽ và đi đến

Trang 34

Trẻ MG 5-6 tuổi có thể đưa ra kết luận chính xác về sự vật, hiện tượng từ các minh chứng theo lối diễn dịch hoặc quy nạp đơn giản và tìm ra được những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng quen thuộc gần gũi Tuy nhiên, SL của trẻ MG 5-6 tuổi xảy ra không đồng đều ở các lĩnh vực và phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau: Đó là sự quen thuộc của trẻ với các sự vật, hiện tượng; mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ, và cách thức biểu đạt bằng ngôn ngữ các yêu cầu đối với trẻ (sự hiểu đúng câu hỏi sẽ giúp trẻ đưa ra những SL đúng đắn hơn) và ngược lại [3, 186], [35, 169], [61], [85]

Như vậy, khả năng SL đã được biểu hiện rõ rệt ở trẻ MG 5-6 tuổi và có những đặc trưng riêng Mặc dù, còn SL dựa trên các dấu hiệu bên ngoài, trực quan và gặp khó khăn khi SL về những mối liên hệ, thuộc tính bên trong, mới lạ của sự vật, hiện tượng, nếu được quan tâm giáo dục phù hợp thì KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi sẽ ngày càng được phát triển

1.2.2.4 Cấu trúc tâm lý của khả năng suy luận ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Khả năng SL hình thành và phát triển gắn liền với quá trình phát triển nhận thức

của trẻ MG 5-6 tuổi, gắn liền với tri giác của trẻ thông qua các hoạt động với thế giới xung quanh Khả năng SL gắn liền với tư duy và biểu hiện ở dạng tiềm ẩn hoặc thể

hiện hiện thực bên ngoài qua việc trẻ tham gia giải quyết các tình huống có vấn đề nảy sinh trong các hoạt động hằng ngày của trẻ Khả năng SL được nhìn nhận ở 3 góc độ:

nhận thức, kĩ năng, thái độ [32]

V ề mặt nhận thức: Trẻ nhận diện được tình huống có vấn đề, từ đó hình thành

liên tưởng và sàng lọc các liên tưởng Biết lựa chọn các cách thức giải quyết tình

huống và đưa ra kết luận phù hợp theo kiểu diễn dịch, quy nạp hoặc tương tự Việc

giải quyết tình huống vấn đề bộc lộ ở trẻ những kĩ năng, vốn kinh nghiệm sống, hiểu

biết của trẻ về đối tượng xung quanh và những mối quan hệ giữa các đối tượng đó được vận dụng vào giải quyết tình huống mà trẻ gặp phải trong cuộc sống

V ề mặt kĩ năng: Trẻ giải quyết được tình huống có vấn đề bằng cách vận dụng

các giác quan tham gia vào quá trình SL Trong quá trình đó, trẻ phải quan sát, so sánh, phân loại, sắp xếp và tìm hiểu các đối tượng trong mối liên hệ với nhau (mối quan hệ nguyên nhân - kết quả, quan hệ có tính chất bắc cầu giữa các sự vật) để đưa ra các kết luận phù hợp, đảm bảo tính logic

Để giải quyết được tình huống có vấn đề đòi hỏi trẻ phải có vốn kiến thức nhất định về các đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp được nói đến Các kiến thức đó chính là các tiền đề để đi tới kết luận về đối tượng được giải quyết Những câu hỏi của trẻ nảy

Trang 35

sinh trong tình huống mà vốn hiểu biết của trẻ chưa đủ để giải thích hoặc nhận thức về

sự vật, hiện tượng khách quan Muốn giải quyết vấn đề đó buộc trẻ phải tìm cách

thức giải quyết mới phù hợp với trẻ VD: Trẻ trả lời cho câu hỏi: “Vì sao vịt có thể bơi dưới nước ?”

V ề mặt thái độ: Trẻ luôn có thái độ nghiêm túc, tích cực tìm hiểu, khám phá

thế giới xung quanh và nhận ra sự cần thiết của phán đoán mới trong quá trình giải quyết các tình huống có vấn đề gặp phải

1.2.2.5 B iểu hiện khả năng suy luận của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Căn cứ vào cấu trúc tâm lý của KNSL, sự biểu hiện KNSL ở trẻ MG 5-6 tuổi được xem xét ở các khía cạnh sau:

Bi ểu hiện về mặt nhận thức: Trẻ có kiến thức, kinh nghiệm (về tên gọi, các đặc

điểm, tính chất, công dụng hoặc chức năng…) của của các đối tượng gần gũi xung quanh để giải quyết tình huống có vấn đề Biết đưa ra các tiền đề, lập luận và kết luận phù hợp về các đặc điểm bên trong và bên ngoài của đối tượng hoặc nhóm đối tượng ở mọi lúc, mọi nơi Các đối tượng đó có thể trực tiếp hoặc gián tiếp với trẻ

Trẻ phân nhóm, phân loại các đối tượng trực tiếp hoặc đối tượng được nói đến

và khái quát đối tượng dựa trên các tiêu chí có thể quan sát được và đặt tên hoặc chỉ ra các đặc điểm giống nhau của các đối tượng Trẻ chỉ ra được các điểm giống và khác nhau của các đối tượng gần gũi xung quanh từ đó đưa ra được những kết luận khái quát.VD: Tất cả chó đều là động vật nhưng không phải tất cả động vật đều là chó

Trẻ nhận ra được nguyên nhân, kết quả của các sự vật hiện tượng gần gũi khi được hỏi Dựa trên các đặc điểm bên trong hoặc bên ngoài của đối tượng, trẻ đưa ra được các kết luận về mối quan hệ nhân - quả cụ thể giữa các đối tượng trực tiếp trực

tiếp trước mặt trẻ hoặc các đối tượng chỉ được nói đến một cách thích hợp

Trẻ có thể sử dụng một giác quan hoặc phối hợp các giác quan (vị giác, thính giác, khứu giác, thị giác, xúc giác) để đưa ra kết luận về đối tượng VD: “Sờ vào thấy mềm mại, xốp xốp, bóp lại thấy nó xẹp xẹp, chắc chắn là bông” Hoặc trẻ có thể sử dụng các giác quan đó như là những minh chứng trực tiếp có tính logic để khẳng định

SL của trẻ là phù hợp VD: “Bạn Nam đã làm đổ lọ màu nước vì tay bạn đang dính rất nhiều màu”

Trẻ hiểu về logic trong mối tương quan có tính chất bắc cầu giữa các sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác về kích thước hoặc khối lượng VD: “Quả bí ngô

Trang 36

Trẻ phát hiện ra quy tắc, quy luật sắp xếp của các đối tượng trong thiên nhiên, trong cuộc sống và thực hiện tiếp được quy tắc sắp xếp đó một cách phù hợp VD: Trẻ phát hiện quy luật sắp xếp theo quy luật trên bộ lông của một số con vật như ngựa vằn,

hổ, báo…[85]

Bi ểu hiện về mặt kĩ năng: Trẻ biết vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm đã có để

đưa ra SL bằng cách dựa vào việc sử dụng các giác quan để đưa ra SL, phân nhóm, phân

loại dựa trên các dấu hiệu giống và khác nhau của đối tượng; tìm kiếm mối tương quan

bắc cầu giữa các sự vật, hiện tượng hoặc SL bằng cách tìm hiểu mối liên hệ nguyên nhân - kết quả giữa các sự vật, hiện tượng Các SL của trẻ theo kiểu diễn dịch, quy nạp hoặc tương tự Các SL diễn dịch của trẻ thường theo cấu trúc một câu kết luận khái quát

và hai câu cho tiền đề cụ thể (tiền đề 1, tiền đề 2) VD: “Cô tiên và ông Bụt đều là những người tốt vì đã giúp đỡ cô Tấm, giúp đỡ anh Khoai” hoặc “Những lá tươi thường chìm vì lá hoa hồng chìm, lá cây sống đời cũng chìm” Biểu hiện KNSL theo kiểu quy nạp của trẻ cũng theo kiểu cấu trúc tương tự song, kết luận khái quát được đặt sau cùng VD: “Miếng xốp nhẹ nên nổi, cái bát nhựa nhẹ cũng nổi, những vật nhẹ thường nổi” Trong SL theo kiểu tương tự, trẻ căn cứ vào một số thuộc tính giống nhau của hai đối tượng để rút ra kết luận về những thuộc tính giống nhau khác của hai đối tượng đó Các

SL này có thể đúng, có thể sai khi các điểm giống nhau hoặc khác nhau của đối tượng không phải là dấu hiệu bản chất của đối tượng VD: “Hoa hồng đỏ có mùi thơm nên hoa hồng trắng cũng có mùi thơm; Cá chép đẻ trứng, cá heo cũng đẻ trứng” [85], [3, 186]

Trẻ biểu đạt được những suy nghĩ của bản thân thông qua trải nghiệm với các đối tượng và giải thích cho các kết luận của mình một cách phù hợp, có tính thuyết phục VD: “Cao su nó nảy lên khi cháu ngồi vào”

Bi ểu hiện về thái độ: Trẻ luôn chú ý quan sát các đối tượng xung quanh, tích

cực trả lời và đặt ra các câu hỏi thắc mắc cho các tình huống có vấn đề trong suốt quá trình trải nghiệm Kết quả trải nghiệm được trẻ biểu đạt bằng lời nói mạch lạc và đảm

bảo tính logic

Dựa trên các biểu hiện KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi nêu trên, việc đánh giá KNSL của trẻ cần được thực hiện cụ thể qua 4 tiêu chí:

- Đối tượng suy luận

- Tính logic của suy luận

- Sự thể hiện khả năng suy luận

- Sự biểu đạt suy luận

Trang 37

1.3 Hoạt động khám phá khoa học với việc phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.3.1 Hoạt động khám phá khoa học ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.3.1.1 Khái niệm

Theo tác giả Jang Young Soog, HĐ KPKH là cách thức trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh thông qua khám phá, đó là một quá trình tích cực, bao hàm cả quá trình tư duy, giải quyết vấn đề và hình thành khái niệm Khi xác định mục tiêu và lựa chọn nội dung cho trẻ KPKH cần phải tính đến đặc thù vốn sống kinh nghiệm còn hạn chế của

trẻ về thế giới xung quanh để có những lựa chọn HĐ KPKH phù hợp [47]

Các tác giả Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân: “HĐ KPKH chính là việc GV tạo ra các điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động để trẻ tích cực tìm tòi, phát hiện những điều thú vị về các sự vật hiện tượng xung quanh Điều quan trọng hơn cả là thông qua hoạt động khám phá này trẻ học được các kĩ năng quan sát, so sánh, phân loại, đo lường, phán đoán, giải quyết vấn đề, chuyển tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận” [38, 17]

Trong Chương trình GDMN [7], HĐ KPKH là một hoạt động đặc thù thuộc lĩnh vực Giáo dục phát triển nhận thức Đây là hoạt động trẻ được tương tác qua trải nghiệm thực tiễn thông qua các giác quan nhằm thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra trong lĩnh vực Giáo dục phát triển nhận thức xoay quanh các nội dung đã được quy định cụ thể

Các tác giả Whitebread và Penny Coltman cho rằng HĐ KPKH là một trong những hoạt động thể hiện được tính chất năng động nhất của chương trình học trong những năm đầu đời Mục đích của hoạt động này nhằm kích thích sự phát triển các kỹ năng quan sát, đặt câu hỏi, giao tiếp và đo lường, tạo điều kiện để trẻ tiếp thu kiến thức về thế giới xung quanh [91]

Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ [54], HĐ KPKH của trẻ MG 5-6 tuổi là hoạt động đòi hỏi trẻ phải huy động tối đa các giác quan, kích thích các giác quan của trẻ phát triển Kết quả của HĐ KPKH là khơi dậy, nuôi dưỡng ở trẻ tính tò mò,

ham hiểu biết, đem lại cho trẻ kiến thức khoa học đơn giản, sơ đẳng phù hợp với độ tuổi, qua đó phát triển ở trẻ các kĩ năng nhận thức trẻ như: quan sát, so sánh, phỏng đoán, SL, giải quyết vấn đề, hợp tác Đồng thời, chính trong HĐ KPKH trẻ có

Trang 38

được các cơ hội để thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu khám phá và phát triển các khả năng của bản thân

Theo tác giả Trần Thị Ngọc Trâm [57], với trẻ MG 5-6 tuổi, KPKH là một quá trình khám phá thú vị từ khi bắt đầu tới khi kết thúc Tổ chức HĐ KPKH thực chất là

việc GV tạo môi trường HĐ hấp dẫn, an toàn, phù hợp kích thích trẻ tích cực hoạt động tìm tòi, khám phá và giải quyết các tình huống có vấn đề nảy sinh một cách phù

hợp Khi thực hiện HĐ KPKH GV chú trọng giúp trẻ phát triển các kĩ năng: quan sát,

so sánh, phân loại, đo lường, phán đoán, giải quyết vấn đề, trao đổi, thảo luận và đưa

ra kết luận về sự vật, hiện tượng được khám phá Đồng thời với việc rèn luyện, phát triển các kĩ năng này, GV còn rèn luyện phát triển cho trẻ các kĩ năng xã hội, giáo dục

trẻ thái độ ứng xử đúng đắn, khoa học với thế giới xung quanh phù hợp với trẻ Đối với trẻ mẫu giáo, khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là quá trình hay con đường tìm hiểu, khám phá thế giới vật chất Theo đó, kiến thức khoa học của trẻ không nhất thiết phải chính xác ở mức độ cao mà phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm

Từ những phân tích trên có thể hiểu, HĐ KPKH ở trẻ MG 5-6 tuổi là quá trình trẻ tích cực tìm hiểu, khám pháthế giới xung quanh bằng các giác quan thông qua các hoạt động trải nghiệm, thử nghiệm thỏa mãn nhu cầu khám phá của trẻ

1.3.1 2 Nội dung hoạt động khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Khám phá khoa học là một trong ba nội dung (Khám phá khoa học, Khám phá

xã hội và Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về Toán) thuộc lĩnh vực giáo dục phát triển nhận thức trong chương trình GDMN [7] nên việc thực hiện các HĐ KPKH

phải góp phần tích cực vào việc giải quyết mục tiêu của lĩnh vực cũng như mục tiêu chung của GDMN

Nội dung KPKH trong chương trình GDMN gồm 4 phần: Các bộ phận của cơ thể con người (chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể); Đồ vật (đặc điểm công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi, mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm

cấu tạo và cách sử dụng, so sánh phân loại đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thông ); Động vật và thực vật (đặc điểm, ích lợi và tác hại, quá trình phát triển của cây, con vật, hoa quả, so sánh, phân loại theo 2 – 3 dấu hiệu ); Một số hiện tượng tự nhiên (một số hiện tượng thời tiết theo mùa, các nguồn nước, không khí, ánh sáng )

Khi được tổ chức phù hợp mỗi nội dung trên đều có thể giúp trẻ thực hiện các

loại SL (diễn dịch, quy nạp hoặc tương tự) một cách phù hợp Theo các nội dung trên

Trang 39

đây, trẻ được tiến hành các bước SL từ thu thập kiến thức, xây dựng tiền đề, lập luận

và đưa ra kết luận phù hợp được đề cập đến trong các nội dung KPKH cụ thể

1.3.1.3 Đặc điểm hoạt động khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Khám phá khoa học là hoạt động luôn thu hút được sự tập trung chú ý, thái độ

hứng thú, tích cực của trẻ MG 5-6 tuổi vì nó thỏa mãn tính tò mò, nhu cầu được trải nghiệm, khám phá sự vật, hiện tượng xung quanh của trẻ Đặc biệt, trẻ rất tích cực trong các HĐ KHKH với nhiều trải nghiệm thực tiễn cùng vật thật hoặc với những thí nghiệm khoa học đơn giản, thú vị Trẻ bắt đầu ý tưởng KPKH xuất phát từ việc luôn đặt câu hỏi về thế giới xung quanh VD: “Tại sao cây rụng lá ?”, “Các con vật được sinh ra từ đâu ?” [3], [62]

Trẻ tham gia KPKH khi đã có một số thông tin có thể chưa đầy đủ về sự vật, hiện tượng Trẻ quan sát, thử nghiệm và đưa ra lời giải thích theo cách hiểu của mình bằng nhiều cách khác nhau cho những gì trẻ quan sát được Đặc biệt, qua HĐ KPKH trẻ nhận biết rằng thế giới có thể được phát hiện thông qua những tìm hiểu, khám phá của riêng trẻ [24], [26]

Hoạt động KPKH ở trẻ MG 5-6 tuổi khác với HĐ KPKH của người lớn ở tính hàn lâm, tính phức tạp cũng như tính mới của hoạt động Khám phá khoa học của trẻ

MG 5-6 tuổi là khám phá, phát hiện lại và luôn phải gắn liền với các đồ dùng, phương tiện trực quan đặc thù hoặc vật thật Đa số nội dung HĐ KPKH của trẻ là

những sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ Trước đối tượng được khám phá, trẻ

MG 5-6 tuổi vận dụng vốn hiểu biết và những kinh nghiệm của bản thân về đối tượng đó để đưa ra kết luận về sự vật, hiện tượng Do đó, các kết luận này thường mang màu sắc trực quan, cảm tính

Như vậy, với những điểm đặc thù và ưu thế nêu trên hoạt động KPKH chính là một trong những phương tiện hữu hiệu để giáo dục và phát triển các khả năng tiềm ẩn của trẻ MG 5-6 tuổi

1.3.1.4 Vai trò của hoạt động khám phá khoa học đối với sự phát triển khả năng suy luận của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Hoạt động KPKH đáp ứng được nhu cầu nhận thức, thích tìm hiểu, khám phá

của trẻ MG 5-6 tuổi, hình thành những xúc cảm, tình cảm và thái độ tích cực nhận

thức ở trẻ; giúp nuôi dưỡng và phát triển sự tò mò, ham hiểu biết, luôn đặt câu hỏi, sẵn sàng tiếp nhận cái mới, biết liên hệ cái kiến thức mới với những gì trẻ đã biết để mô tả

Trang 40

Qua các HĐ KPKH trẻ được phát triển các kĩ năng quan trọng như: kĩ năng quan sát, kĩ năng so sánh, kĩ năng phỏng đoán, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện cảm xúc Các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh,

trừu tượng hóa, khái quát hóa hình thành và được luyện tập thường xuyên, theo đó,

khả năng tưởng tượng và tưởng tượng sáng tạo của trẻ được hình thành và phát triển lên một mức mới cao hơn Từ đó trẻ biết cách quan sát hiệu quả, phân tích và đưa ra kết luận về các đối tượng khám phá theo lối diễn dịch, quy nạp Trẻ biết cách dựa vào những kiến thức đã biết để đưa ra các kết luận và lý giải được phù hợp với tình huống

cụ thể VD: Trẻ quan sát cốc nước nóng bốc hơi và ngưng tụ trên nắp rồi rơi xuống để đưa ra kết luận về quá trình hình thành mưa

Hoạt động KPKH cho phép trẻ sử dụng các tiền đề đã có để tùy theo nhiệm vụ

giải quyết khác nhau mà tiến hành SL diễn dịch hay SL quy nạp Trẻ kiểm tra lại

những dự đoán và phân tích kết quả về các đối tượng xung quanh bằng những lý lẽ phù hợp từ đó hình thành nên những biểu tượng khái quát, những khái niệm sơ đẳng

về toán Các trao đổi thảo luận trên HĐ KPKH đòi hỏi trẻ phải huy động khả năng ngôn ngữ, giúp trẻ mở rộng vốn từ và tăng cường khả năng biểu đạt kết quả trải nghiệm bằng ngôn ngữ nói Đồng thời, qua KPKH trẻ có được nền tảng kiến thức và

những hiểu biết phong phú về thế giới tự nhiên, xã hội xung quanh làm cơ sở để xây

dựng tiền đề SL Trên cơ sở những kiến thức và kỹ năng đã được hình thành, KPKH giúp trẻ mở rộng hiểu biết làm phong phú kinh nghiệm sống, phát hiện một số quy

luật của các sự vật, hiện tượng xung quanh VD: Không khí có ở khắp mọi nơi, không

có không khí thì mọi sinh vật đều không thể sống

Khám phá khoa học còn giúp trẻ được tự thực hiện những khám phá riêng và đưa ra kết luận do chính bản thân trẻ trải nghiệm mà có được Từ đó, trẻ biết cách

kiểm tra, kiểm nghiệm lại các tiền đề mà trẻ đã biết để đưa ra những kết luận phù hợp VD: Cậu bé tóc bạc không phải là ông già bé [69]

Hoạt động KPKH tạo ra các cơ hội để trẻ được thao tác trực tiếp với các nguyên vật liệu đa dạng, giúp trẻ biết cách thức sử dụng các giác quan để quan sát, chọn lọc

kiến thức cần thiết, sử dụng ngôn ngữ đa dạng để xây dựng, biểu đạt các tiền đề chính xác và đưa ra các SL đảm bảo logic hơn Qua HĐ KPKH trẻ không chỉ được phát triển toàn diện mà còn được làm quen với quy trình “làm khoa học”, làm quen với các yếu tố cơ bản của quá trình này như: tìm kiếm và lý giải (chứng minh) cho những

dự đoán (giả thuyết) mà chính trẻ đặt ra

Ngày đăng: 11/11/2019, 08:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w