1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học tt

27 151 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Trong số các hoạt động giáo dục ở trường mầm non, khám phá khoa học là hoạt động có nhiều ưu thế trong việc phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua việc trẻ được sử dụng vốn kinh nghiệm

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Số 101 Trần Hưng Đạo, thành phố Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học : TS Trần Thị Ngọc Trâm

Vào hồi… giờ….ngày… tháng… năm

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực người học là xu hướng giáo dục cần được tiến hành ngay từ cấp học mầm non Nhiệm vụ này đã được đặt ra trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”

1.2 5-6 tuổi là giai đoạn trẻ cần được chuẩn bị cho bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời, giai đoạn chuyển từ mầm non lên tiểu học Đây là bước chuyển mang tính nhảy vọt với nhiều hoạt động, vị trí xã hội, mối quan hệ mới, đặc biệt là những yêu cầu mới cho nhiệm vụ học tập

1.3 Suy luận là một trong những thao tác, phẩm chất tư duy căn bản và đặc biệt quan trọng trong việc giúp trẻ MG 5-6 tuổi nhận thức thế giới xung quanh Tuy nhiên, khả năng suy luận (KNSL) của trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi còn chủ quan, cảm tính và thiếu tính logic Vì vậy, phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi chính là một trong những mục tiêu của giáo dục mầm non và đã được đánh giá trên trẻ MG 5 tuổi (chuẩn 27 thuộc Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, ban hành theo Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT, ngày 22/7/2010) Quan tâm nghiên cứu phát triển KNSL chính là một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay

1.4 Trong số các hoạt động giáo dục ở trường mầm non, khám phá khoa học là hoạt động có nhiều ưu thế trong việc phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua việc trẻ được sử dụng vốn kinh nghiệm sống để trải nghiệm, tìm tòi, khám phá và đưa ra những SL phù hợp về sự vật, hiện tượng xung quanh Tuy nhiên, ưu thế này còn chưa được phát huy hiệu quả

Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Phát triển KNSL cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học (HĐ KPKH)” được lựa chọn nghiên cứu, góp phần giúp trẻ phát triển nhận thức, đặc biệt là khả năng tư duy logic để trẻ dễ dàng thích ứng với hoạt động học tập ở cấp tiểu học và cho việc học tập suốt đời

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp (BP) phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học nhằm tạo nền tảng nhận thức, góp phần chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào học lớp 1 tiểu học

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục nhằm phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH ở trường mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Mối quan hệ giữa khả năng suy luận của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi với HĐ KPKH

4 Giả thuyết khoa học

Khả năng suy luận của trẻ MG 5-6 tuổi và việc phát triển KNSL cho trẻ

Trang 4

MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH hiện nay còn có những hạn chế Nếu đề xuất

và áp dụng được các BP phát triển KNSL qua HĐ KPKH theo hướng chuẩn

bị tốt các điều kiện (gồm: thiết kế các HĐ KPKH, xây dựng môi trường HĐ KPKH) và tăng cường các hoạt động trải nghiệm (gồm: tăng cường cho trẻ quan sát, tăng cường sử dụng tình huống có vấn đề, tăng cường sử dụng thí nghiệm khoa học đơn giản, tăng cường sử dụng các dự án KPKH và tăng cường sử dụng trò chơi học tập) thì KNSL của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sẽ được nâng cao

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH

5.1.2 Nghiên cứu thực trạng phát triển khả năng suy luận cho trẻ MG 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học

5.1.3 Xây dựng các biện pháp phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học

5.1.4 Thực nghiệm sư phạm các biện pháp phát triển khả năng suy luận cho trẻ

MG 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học đã đề xuất

5.2 Phạm vi nghiên cứu

5.2.1 Về nội dung nghiên cứu

Biện pháp phát triển KNSL cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐ KPKH được giới hạn ở hoạt động học và hoạt động chơi KPKH của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong trường mầm non

5.2.2 Về địa bàn và thời gian nghiên cứu

- Khảo sát bằng phiếu hỏi 350 GVMN tại 07 tỉnh, thành của Việt Nam gồm: (Hà Nội, Huế, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Bình Dương, Cà Mau, Bến Tre) trong năm học 2017- 2018;

- Khảo sát trực tiếp 90 trẻ và 35 GV tại 04 trường mầm non ở Hà Nội gồm: trường MN thực hành Hoa Hồng, trường MN Hồ Tùng Mậu, Trường MN Ngọc Hòa; Trường MN Di Trạch trong năm học 2017- 2018

- Thực nghiệm vòng 1: 30 trẻ trường MN Di Trạch trong năm học 2018 - 2019

- Thực nghiệm vòng 2: 60 ở trường MN Thực hành Hoa Hồng và trường

MN Di Trạch, trong năm học 2018-2019

6 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

6.1 Cách tiếp cận: Nghiên cứu tiến hành theo các cách tiếp cận gồm: Tiếp

cận hoạt động; Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận trải nghiệm; Tiếp cận tích hợp; Tiếp cận phát triển

6.2 Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu

lí luận; Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn (Quan sát sư phạm; Đàm thoại; Điều tra; Nghiên cứu trường hợp; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp TN sư phạm) và Phương pháp thống kê toán học

Trang 5

7 Các luận điểm cần bảo vệ của luận án

- Trẻ MG 5-6 tuổi có KNSL và có thể phát triển khả năng này ở trẻ bằng các

BP tích cực qua HĐ KPKH Phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH là quá trình tác động giáo dục trẻ trong HĐ KPKH nhằm tăng cường và chính xác hóa các tiền đề, lập luận và kết luận của trẻ về thế giới xung quanh

- Một số giáo viên mầm non (GVMN) nhận thức chưa đầy đủ cũng như thực hiện chưa phù hợp việc phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH Trẻ luôn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá nhưng ít có cơ hội được thực

sự trải nghiệm HĐ KPKH để phát triển KNSL Các biểu hiện KNSL của trẻ

MG 5-6 tuổi còn mang màu sắc chủ quan, cảm tính và thiên về những thuộc tính trực quan, bên ngoài của sự vật, hiện tượng

- Các BP phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH của GV theo hướng chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển KNSL và tăng cường các hoạt động trải nghiệm có tác động tốt đến sự phát triển KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi

8 Đóng góp mới của luận án

- Làm phong phú thêm lý luận về phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua

HĐ KPKH, góp phần phát triển lí luận về con đường và cách thức tác động tích cực đến sự phát triển KNSL của trẻ ở độ tuổi này

- Phát hiện một số vấn đề của thực trạng phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi trong chương trình GDMN hiện hành, trong nhận thức và tổ chức, hướng dẫn HĐ KPKH của GV và mức độ biểu hiện KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH

- Đề xuất được 02 nhóm BP với 07 BP cụ thể phát triển KNSL cho trẻ

MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH có tính khả thi, góp phần chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 hiệu quả

9 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận của phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học

Chương 2: Thực trạng phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học

Chương 3: Biện pháp phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học

Chương 4: Thực nghiệm sư phạm

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÍ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SUY LUẬN CHO TRẺ MẤU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu về suy luận và khả năng suy luận ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.1.1.1 Nghiên cứu về suy luận

Suy luận là vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu như: Arixtốt, J Piaget,

J Bruner, Henri Wallon nhìn nhận như là một trong những khả năng quan trọng để con người nhận thức thế giới xung quanh, SL có biểu hiện khác nhau

ở các độ tuổi Theo các tác giả J Piaget, J Bruner, Phạm Đình Nghiệm, Vương Tất Đạt, trẻ MG 5-6 tuổi chủ yếu SL quy nạp, SL diễn dịch và SL tương tự Theo các tác giả Wim De Neys và Karolien Vanderputte, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Gia Thơ, Nguyễn Như Hải… giữa SL của trẻ MG 5-6 tuổi

và SL của người lớn có sự khác biệt ở số lượng tiền đề, ở tính logic, tính biểu đạt Các cách thức để giúp SL phát triển vẫn còn chưa được nghiên cứu

1.1.1.2 Nghiên cứu về khả năng suy luận ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Nghiên cứu về KNSL gắn liền với nghiên cứu về các giai đoạn phát triển nhận thức của J Piaget, J, Donaldson Magaret, Ru Đích P A, Liublinxkaia A.A Theo Piaget J, phải sau 7 tuổi thì trẻ mới có KNSL chính thức còn ở giai đoạn tiền thao tác (2-7 tuổi) trẻ có thể SL trực quan về quan hệ nhân-quả Trong khi đó Donaldson Magaret, Liublinxkaia A.A, Ru Đích P A, Paul Osterrieth ,cho rằng trẻ có thể SL từ độ tuổi sớm hơn và trẻ hoàn toàn có KNSL chính xác Điều này phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm sống của trẻ Nếu được tác động giáo dục thì KNSL của trẻ càng được cải thiện Nghiên cứu của các tác giả Trần Xuân Hương, Trần Thị Ngọc Trâm, Tạ Thị Ngọc Thanh, Hàn Nguyệt Kim Chi, cho thấy sự phát triển KNSL gắn với sự hình thành và phát triển tư duy và khẳng định trẻ 5-6 tuổi có KNSL Khả năng này được đề cập như một nội dung quan trọng trong chương trình GDMN của các nước trên thế giới và được đánh giá trong một số bộ test cụ thể

1.1.2 Nghiên cứu về phát triển khả năng suy luận qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.1.2.1 Nghiên cứu về phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Các nghiên cứu về phát triển KNSL gắn liền với sự phát triển tư duy và các tình huống có vấn đề của các tác giả Liublinxkaia A.A, Donaldson Magaret…và hướng vào “vùng phát triển gần” của Vưgôtxki V.X, Lêônchiev A.N, Côxchúc G.X., Đavưđôp V.V, Encônhin Đ.V ; Phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi bằng cách tác động đến các yếu tố ảnh hưởng hoặc tạo điều kiện nâng cao tính đúng đắn trong SL của trẻ trong các nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Sơn, Tạ Ngọc Thanh; tác động đến SL theo lối tương tự để giúp trẻ đưa ra các SL phù hợp của các tác giả Kathleen M.Galotti, Lloyd K.Komatsu và Sara Voelz, Nguyễn Như Hải, Trương Thị Xuân Huệ hoặc tác động đến các giai đoạn phát triển khác nhau của các tác giả Liublinxkaia A.A, Nguyễn Ánh Tuyết, Trần Thị Ngọc Trâm

Trang 7

1.1.2.2 Nghiên cứu về hoạt động khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo

Có nhiều nghiên cứu về HĐ KPKH, song chưa đề cập đến KNSL: Nghiên cứu của các tác giả Marilyn fleer & Tim hardy, Whitebread and Penny Coltman Trần Thị Ngọc Trâm, Hồ Lam Hồng, Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân chỉ ra bản chất, vai trò cũng như tầm quan trọng của HĐ KPKH với

sự phát triển các khả năng tư duy của trẻ MG; nghiên cứu về nội dung các

HĐ KPKH của các tác giả Mary Stetten Carson, Theodora Papatheodorou và Janet Moyles; nghiên cứu về cách thức tổ chức HĐ KPKH của các tác giả Thomas Armstrong, Bloom, Jeffrey W và nghiên cứu về cách tiếp cận tiếp cận để dạy trẻ KPKH hiệu quả của Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân, Hồ Lam Hồng, Trần Thị Ngọc Trâm

Tóm lại, từ các phân tích trên cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển KNSL đối với sự phát triển của trẻ MG 5-6 tuổi cũng như ưu thế của HĐ KPKH trong việc phát triển KNSL cho trẻ, đặc biệt là cách thức phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi còn chưa được chỉ ra

1.2 Suy luận và phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 1.2.1 Suy luận

1.2.1.1 Khái niệm suy luận

Suy luận ở trẻ MG 5-6 tuổi được hiểu là quá trình tư duy, vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy được và biểu hiện ra bên ngoài qua các kết luận hoặc những cử chỉ, hành động phù hợp

1.2.1.2 Cấu trúc suy luận của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Về mặt hình thức: Mỗi SL gồm tiền đề, lập luận và kết luận: Tiền đề gồm

những phán đoán có trước được sử dụng để liên kết với nhau nhằm rút ra phán đoán mới; Lập luận là cách thức liên kết logic giữa các phán đoán cho trước để rút ra phán đoán mới Kết luận là một phán đoán mới được rút ra từ tiền đề thông qua những lập luận logic

Về mặt nội dung: SL gồm những phán đoán mới dựa trên những kiến

thức, kinh nghiệm hay những phán đoán đã có để rút ra phán đoán mới

Về mặt quá trình: SL là một quá trình suy lý theo các quy tắc logic đi từ

cái đã biết đến cái chưa biết dựa trên kinh nghiệm đã có

1.2.2 Khả năng suy luận của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.2.2.1 Khái niệm khả năng suy luận

Khả năng SL của trẻ MG 5-6 tuổi là sự thể hiện quá trình tư duy, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ đã tích lũy được bên trong ra bên ngoài bằng kết luận theo lối diễn dịch, quy nạp, tương tự hoặc bằng cử chỉ, điệu bộ một cách phù hợp

1.2.2.2 Vai trò khả năng suy luận đối với sự phát triển nhận thức ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Suy luận đóng vai trò là công cụ, phương tiện chủ yếu để trẻ thực hiện quá trình nhận thức; Khi SL sẽ kéo theo các thao tác tư duy khác như quan

Trang 8

sát, so sánh, phân loại, phát triển; SL giúp trẻ MG 5-6 tuổi mở rộng các đối tượng tri giác thế giới xung quanh, biết chọn lọc kiến thức đã có để đưa ra những kết luận mới; càng tích cực SL thì vốn kiến thức, kinh nghiệm sống, ngôn ngữ của trẻ sẽ càng phong phú Khi trẻ biết sử dụng câu hỏi, thu thập thông tin, biết phân loại giúp kích hoạt não bộ phát triển; giúp các giác quan tinh tường hơn; khắc phục những hạn chế của nhận thức cảm tính

1.2.2.3 Đặc điểm khả năng suy luận ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Suy luận của trẻ MG 5-6 tuổi được nảy sinh và phát triển gắn với tình huống có vấn đề; mang đậm màu sắc xúc cảm, chưa ổn định và tỉ lệ thuận với vốn kinh nghiệm sống, với ngôn ngữ của trẻ; biểu hiện khác biệt ở từng cá nhân trẻ; SL ở trẻ MG 5-6 tuổi có sự khác biệt so với KNSL của người lớn ở mức độ cảm tính, ở các kiểu SL, tính logic của SL và thể hiện những nét độc đáo riêng của độ tuổi; đa số SL của trẻ dựa trên việc sử dụng các giác quan và chủ yếu từ thị giác và xúc giác

1.2.2.4 Cấu trúc tâm lý của khả năng suy luận ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Về mặt nhận thức: Trẻ nhận diện được tình huống có vấn đề từ đó hình

thành liên tưởng và sàng lọc tiên tưởng Biết lựa chọn cách thức giải quyết tình huống và đưa ra kết luận phù hợp theo kiểu diễn dịch, quy nạp hoặc tương tự

Về mặt kĩ năng: Trẻ giải quyết tình huống có vấn đề bằng cách vận dụng

các giác quan tham gia vào quá trình SL: Trẻ quan sát, so sánh, phân loại, sắp xếp và tìm hiểu các đối tượng trong mối liên hệ nhân-quả, quan hệ bắc cầu để đưa ra các kết luận phù hợp

Về mặt thái độ: Trẻ luôn có thái độ nghiêm túc, tích cực và nhận ra sự cần

thiết của phán đoán mới trong quá trình giải quyết các tình huống có vấn đề gặp phải

1.2.2.5 Biểu hiện khả năng suy luận của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Căn cứ vào cấu trúc tâm lý, sự biểu hiện của KNSL ở trẻ MG 5-6 tuổi được xem xét về:

Biểu hiện về mặt nhận thức: Trẻ có kiến thức, kinh nghiệm về đối tượng

gần gũi xung quanh để giải quyết tình huống có vấn đề; biết đưa ra các tiền

đề, lập luận và kết luận phù hợp

Biểu hiện về mặt kĩ năng: Trẻ biết vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm

đã có để đưa ra SL bằng cách dựa vào việc sử dụng các giác quan để phân nhóm, phân loại; tìm kiếm mối tương quan bắc cầu, mối liên hệ nhân-quả giữa các sự vật, hiện tượng và biểu đạt SL phù hợp

Biểu hiện về thái độ: Trẻ luôn chú ý quan sát các đối tượng xung quanh,

tích cực trả lời và đặt ra các câu hỏi, giải quyết các tình huống có vấn đề Dựa trên các biểu hiện KNSL của trẻ việc đánh giá KNSL của trẻ cần được thực hiện qua 4 tiêu chí: Đối tượng SL; Tính logic của SL; Sự thể hiện KNSL; Sự biểu đạt SL

Trang 9

1.3 Hoạt động khám phá khoa học với việc phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.3.1 Hoạt động khám phá khoa học với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.3.1.1 Khái niệm

Khám phá khoa học với trẻ MG 5-6 tuổi là quá trình trẻ tích cực tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan thông qua các hoạt động trải nghiệm, thử nghiệm thỏa mãn nhu cầu khám phá của trẻ

1.3.1.2 Nội dung của hoạt động khám phá khoa học của trẻ MG 5-6 tuổi

Khám phá khoa học là một nội dung cơ bản thuộc lĩnh vực giáo dục phát triển nhận thức trong Chương trình GDMN, gồm 4 phần: Các bộ phận của cơ thể con người; Đồ vật; Động vật và thực vật; Một số hiện tượng tự nhiên Theo các nội dung này, trẻ được tiến hành các bước SL từ thu thập kiến thức, xây dựng tiền đề, lập luận và đưa ra kết luận phù hợp

1.3.1.3 Đặc điểm hoạt động khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Khám phá khoa học là hoạt động luôn thu hút được sự tập trung chú ý, thái độ hứng thú, tích cực của trẻ MG 5-6 tuổi; Trẻ tham gia KPKH khi đã có một số thông tin về sự vật, hiện tượng; HĐ KPKH của trẻ MG 5-6 tuổi khác với HĐ KPKH của người lớn ở tính hàn lâm, tính phức tạp cũng như tính mới của hoạt động và luôn gắn liền với đồ dùng trực quan

1.3.2.4 Vai trò của hoạt động khám phá khoa học đối với sự phát triển khả năng suy luận của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Hoạt động KPKH đáp ứng nhu cầu nhận thức, thích tìm hiểu, khám phá của trẻ MG 5-6 tuổi; giúp trẻ phát triển các kĩ năng như: quan sát, so sánh, phỏng đoán, ; giúp trẻ mở rộng vốn từ và tăng cường khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ nói; cho phép trẻ sử dụng các tiền đề đã có để SL; giúp trẻ biết cách kiểm nghiệm lại các tiền đề đã biết để đưa ra kết luận phù hợp; tạo

cơ hội để trẻ được thao tác trực tiếp với các nguyên vật liệu đa dạng bằng tất

cả các giác quan, giúp cảm giác, tri giác được phát triển và tinh nhạy hơn

1.3.2 Phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học

1.3.2.1 Khái niệm

Phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH được hiểu là quá trình tác động giáo dục trẻ trong HĐ KPKH để trẻ tích cực tư duy và vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy được nhằm tăng cường và chính xác hóa các tiền đề, lập luận và kết luận về thế giới xung quanh

1.3.2.2 Biện pháp phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học

Biện pháp phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH là cách thức GV tiến hành chuẩn bị điều kiện và triển khai các HĐ KPKH giúp trẻ tích cực tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tiễn nhằm phát triển KNSL cho trẻ

Trang 10

1.4 Mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học

1.4.1 Mục tiêu phát triển khả năng SL qua hoạt động khám phá khoa học

Mục tiêu phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN là hướng tới sự phát triển và hoàn thiện khả năng tư duy cho trẻ; Trẻ luôn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá về môi trường xung quanh, tăng cường vốn kinh nghiệm sống, tạo tiền đề SL chính xác; Có thể đưa ra SL đúng cách, hợp logic về các

sự vật, hiện tượng theo lối diễn dịch, quy nạp hoặc tương tự; Trẻ biểu đạt tự tin, mạnh dạn; Tích cực, chủ động trong các hoạt động ở trường/lớp và trong cuộc sống hằng ngày

1.4.2 Nội dung phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Nội dung phát triển KNSL của trẻ gắn với các hoạt động thực tiễn của trẻ là: Tăng cường kiến thức, kinh nghiệm, xây dựng các tiền đề; hướng dẫn trẻ cách thực hiện các SL theo lối diễn dịch, quy nạp và tương tự đảm bảo tính logic và tính đúng đắn; hướng dẫn các cách thức đưa ra lập luận khác nhau:

Sử dụng, phối hợp các giác quan để quan sát, so sánh, phân loại đối tượng; Nhận biết mối quan hệ nhân-quả; mối tương quan có tính chất bắc cầu giữa các đối tượng cụ thể; Phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc; Rèn luyện lập luận dựa trên các minh chứng trực quan

1.4.3 Phương pháp và hình thức phát triển khả năng SL của trẻ 5-6 tuổi

Căn cứ vào mục tiêu và nội dung phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp HĐ theo dự án là tổ chức các HĐ theo các dự án nhằm tạo cơ hội cho trẻ được tìm hiểu, khám phá; Các nội dung được khai thác sâu, trong đó, trẻ là người lựa chọn, thực hiện, giám sát, đánh giá dự án để giải quyết tình huống thực dưới sự hướng dẫn của GV

- Phương pháp sử dụng trò chơi sử dụng ở đầu hoặc cuối HĐ KPKH để kích thích trẻ chủ động, tích cực đưa ra các kết luận hoặc củng cố những kiến thức, kiểm tra, chính xác hóa các tiền đề mà trẻ có được sau quá trình trải nghiệm KPKH Các trò chơi được sử dụng linh hoạt theo quy trình cụ thể giúp trẻ trải nghiệm và đưa ra kết luận dưới hình thức chơi vui vẻ

- Phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề đặt trẻ trong tình huống buộc trẻ phải giải quyết phù hợp Việc giải quyết vấn đề tiến hành theo quy trình để trẻ được lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng, củng cố tiền đề SL, trau dồi lập luận và hình thành thái độ nhận thức phù hợp

- Phương pháp trực quan giúp trẻ tăng cường vốn kinh nghiệm sống, xây dựng tiền đề Theo đó, các đồ dùng trực quan được bố trí sắp xếp tạo môi trường giúp trẻ tăng cường vốn kinh nghiệm sống, xây dựng các tiền đề phong phú đa dạng, hấp dẫn và chính xác tạo cơ hội cho trẻ trực tiếp trải nghiệm Các phương pháp cần được vận dụng phối hợp linh hoạt để giúp trẻ phát triển KNSL

Trang 11

1.4.4 Hình thức phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua

hoạt động khám phá khoa học

Đối với chơi góc KPKH, để có thể đạt được mục tiêu đã đặt ra để bố trí luân

chuyển vị trí góc cho trẻ chơi KPKH, thay đổi hình thức chơi nhóm, cá nhân, thay

đổi địa điểm, thời gian chơi, luân chuyển, tạo mới các đồ dùng, thiết bị

Đối với KPKH trên hoạt động học, có thể bố trí cho trẻ KPKH theo nhiều

hình thức: thay đổi về không gian, địa điểm, số lượng trẻ: cả lớp, theo nhóm lớn,

nhóm nhỏ hoặc theo từng cá nhân trẻ; chú trọng hình thức thảo luận nhóm

1.5 Đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi với việc phát triển khả

năng suy luận qua hoạt động khám phá khoa học

Trẻ MG 5-6 tuổi có thể sử dụng tất cả các giác quan để SL và biểu đạt

suy nghĩ bằng lời nói mạch lạc; có thể sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ để

đưa ra những lập luận chính xác Tuy nhiên, tri giác của trẻ 5-6 tuổi thường

gắn với hành động, hoạt động cụ thể, các quá trình quan sát còn mang tính

chất rời rạc, chưa hiệu quả Bên cạnh tư duy trực quan hành động, tư duy trực

quan hình tượng, trẻ đã bắt đầu có tư duy trừu tượng Trẻ đã biết phán đoán,

SL theo kinh nghiệm Một số thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, phân

loại, khái quát đã phát triển Song, tư duy của trẻ còn bị chi phối bởi xúc cảm

và tình cảm; khả năng đảo ngược của tư duy còn yếu, sự SL gắn với tình

huống thực và chủ yếu về các thuộc tính, các mối quan hệ có tính bề ngoài

của đối tượng Khi càng được trải nghiệm nhiều, các SL của trẻ càng khái

quát và đảm bảo tính chính xác hơn

1.6 Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển khả năng suy luận của trẻ

mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi

qua HĐ KPKH, chủ yếu là: Phương pháp, biện pháp phát triển KNSL cho trẻ

MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH của GVMN; Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài

liệu, học liệu liên quan đến HĐ KPKH của trẻ MG 5-6 tuổi; Tổ chức, sắp xếp

môi trường ở nhóm/ lớp; Nội dung HĐ KPKH; Số lượng trẻ trong nhóm/ lớp

Kết luận chương 1

Phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi là một trong những nhiệm vụ cần

thực hiện để chuẩn bị nền tảng nhận thức cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1 tiểu học;

Phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH thực chất là tác động

giáo dục của GV nhằm giúp trẻ biết đưa ra các kết luận phù hợp theo lối diễn

dịch, quy nạp hoặc tương tự về các sự vật, hiện tượng xung quanh; KNSL ở

trẻ MG 5-6 tuổi có những biểu hiện đặc thù và phụ thuộc vào mức độ hấp

dẫn, sự gần gũi, quen thuộc, vốn kinh nghiệm sống và ngôn ngữ của trẻ

KPKH là HĐ có ưu thế phát triển KNSL cho trẻ Phát triển KNSL cần được

tác động đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến hình thức một cách

phù hợp nhằm tạo ra nhiều cơ hội để trẻ xây dựng tiền đề SL, rèn luyện lập

luận và đưa ra kết luận phù hợp về sự vật, hiện tượng

Trang 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SUY LUẬN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC

2.1 Khái quát về quá trình tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.1 Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng việc phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó, làm cơ sở cho việc xây dựng các BP phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH

2.1.2 Nội dung khảo sát

- Rà soát các nội dung phát triển KNSL trong chương trình GDMN và

Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi; Nhận thức của GV về phát triển KNSL cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐ KPKH; Thực trạng tổ chức phát triển KNSL cho trẻ

MG 5-6 tuổi qua HĐ KPKH

- Biểu hiện KNSL của trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐ KPKH

2.1.3 Đối tượng, phạm vi khảo sát

- 350 GVMN dạy lớp MG 5-6 tuổi (thuộc 36 trường tại 7 tỉnh/thành phố là

Hà Nội, Điện Biên, Huế, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Quảng Nam và Bến Tre)

- 90 trẻ MG 5-6 tuổi và 35 GVMNở 04 trường MN tại Hà Nội:

+ Khu vực ngoại thành: trường MN Di Trạch huyện Hoài Đức, trường MN Ngọc Hòa huyện Chương Mỹ, Hà Nội

+ Khu vực nội thành: trường MN Hồ Tùng Mậu, quận Bắc Từ Liêm, trường

MN Hoa Hồng quận Đống Đa, Hà Nội

2.1.4 Thời gian khảo sát

Năm học 2016 – 2017 từ tháng 09/2016 đến tháng 5/2017

2.1.5 Phương pháp khảo sát

a Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Lấy ý kiến 350 GV

b Phương pháp quan sát: Quan sát biểu hiện SL của trẻ MG 5-6 tuổi

c Phương pháp phỏng vấn sâu: Thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn

những thông tin đã thu được từ khảo sát thực tế trên diện rộng

d Phương pháp sử dụng bài tập để đo nghiệm biểu hiện khả năng SL của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: Kết quả đánh giá độ tin cậy các bài tập đo cho thấy các

biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0.3)

2.1.6 Đánh giá kết quả khảo sát

Căn cứ vào yếu tố cấu thành xây dựng thang đánh giá, mỗi tiêu chí đánh giá KNSL chia thành 4 mức độ từ: tốt, khá, trung bình, yếu Điểm thấp nhất của thang đo là 1 điểm; điểm cao nhất của thang đo là 4 điểm theo 4 tiêu chí: 1- Đối tượng SL; 2-Tính logic của SL; 3- Mức độ thể hiện SL; 4- Sự biểu đạt SL

2.2 Kết quả khảo sát thực trạng việc phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học

2.2.1 Kết quả rà soát nội dung khả năng suy luận của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong Chương trình giáo dục mầm non và Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

Trang 13

2.2.1.1 Trong Chương trình giáo dục mầm non

Kết quả phân tích mục tiêu, nội dung giáo dục và kết quả mong đợi liên quan đến KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi trong Chương trình GDMN cho thấy:

Chương trình GDMN cần được làm rõ hơn những nội dung sau đây: Một là,

KNSL chủ yếu được đề cập đến biểu hiện phân loại các đối tượng xung quanh gần gũi với trẻ, còn chưa chú ý đến các biểu hiện khác của KNSL ở

trẻ; Hai là, ngoài các quan hệ, liên hệ bề ngoài, chưa đề cập đến các quan hệ

bên trong, có tính bản chất, hoặc quan hệ chức năng giữa các sự vật hay hiện tượng Các quan hệ có tính chất bắc cầu, các cách sắp xếp theo quy luật, sự phân loại các đối tượng theo chức năng chưa được thể hiện một cách cụ thể;

Ba là, còn thiếu các tiêu chí đánh giá KNSL của trẻ một cách cụ thể khiến

GV không đủ thông tin, tài liệu tham khảo để có thể phát triển KNSL cho trẻ

2.2.1.2 Trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

Việc đánh giá KNSL của trẻ MG 5-6 tuổi được đề cập đến ở Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, trong chuẩn 27 thuộc lĩnh vực Phát triển nhận thức:

“Trẻ thể hiện KNSL” Theo đó, trẻ được đánh giá có biểu hiện KNSL qua mối liên hệ nhân-quả của đối tượng, phân loại được đối tượng, nhận ra quy tắc sắp xếp và thực hiện tiếp Trong đó một số loại SL khác như liên hệ thời gian, liên hệ không gian…còn chưa được đề cập Đặc biệt, trong việc đánh giá trẻ, sự biểu đạt KNSL của trẻ bằng ngôn ngữ nói còn chưa được đặt ra

2.2.2 Nhận thức của giáo viên về phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học

* Về mục đích của việc phát triển KNSL qua HĐ KPKH: Hầu hết GV

tham gia khảo sát đã nhận thức được mục đích của việc phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi mặc dù còn chưa đầy đủ và thiếu tập trung Các nhận định đưa ra có tính xác thực và chênh lệch cao trong khoảng từ 35.7 % đến 92.0

%, Trong đó, cao nhất, 92.0 % GV cho rằng mục đích của việc phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi quả HĐ KPKH là “Trẻ biết đưa ra các SL đơn giản về sự vật, hiện tượng”

* Về sự cần thiết của phát triển KNSL qua HĐ KPKH

Đa số GVMN đều đánh giá việc phát triển KNSL cho trẻ MG 5-6 tuổi là rất cần thiết Đặc biệt, không có ý kiến nào cho rằng phát triển KNSL cho trẻ

MG 5-6 tuổi là không cần thiết

* Về các loại suy luận ở trẻ MG 5-6 tuổi

Bảng 2 1 Ý kiến GV về các loại SL ở trẻ MG 5-6 tuổi

TT

Các loại suy luận ở trẻ MG 5-6 tuổi

1 SL theo kiểu diễn dịch (là SL đi từ cái chung đến cái riêng) 187 50.9 163 46.6

2 SL theo kiểu quy nạp (là SL đi từ cái riêng đến cái chung) 122 34.9 228 65.1

3 SL theo kiểu tương tự (xuất phát từ sự giống nhau của hai đối

tượng để đưa ra kết luận về sự giống nhau khác của chúng) 176 50.3 174 49.7

Ngày đăng: 12/11/2019, 20:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w