1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trường mầm non

27 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

Nên họ không có thời gian giáo dục, dạy dỗ con cái cho dù chỉ là những “lời ăn tiếng nói” gần gũi nhất đối với con trẻ như: những tiếngchào hỏi lễ phép, đi thưa về gửi, kính trọng người

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường Mầm Non.

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển tình cảm- kỹ năng

xã hội

3 Tên tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị NguyệtNgày tháng năm sinh: 22/8/1981Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Mầm NonChức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm non Chí Minh.Điện thoại: 01682777244

4 Đồng tác giả: Không.

5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

6 Đơn vị áp dụng: Trường Mầm Non Chí Minh- Thị xã Chí Linh- Tỉnh

Hải Dương

7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Giáo viên có trình độ chuyên môn

Nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ đề tài nghiên cứu

Phối hợp với các bậc phụ huynh chặt chẽ về việc dạy trẻ ở nhà

8.Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: tháng 9/2014 đến tháng 2/2015

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

NGUYỄN THỊ NGUYÖT

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh này sinh sáng kiến

Trong thời đại ngày nay, Việt Nam đang trên đà tiến lên công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước Sự phát triển của một thế giới hiện đại đòi hỏi mỗichúng ta phải nhanh nhạy, linh hoạt, sáng tạo mới bắt kịp được sự thay đổikhông ngừng của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Chính vì vậy màthời gian dành cho gia đình, con cái ngày càng bị thu hẹp, hạn chế hơn Hàngngày trong gia đình bố mẹ, con cái ít có thời gian trò chuyện, gặp mặt nhau.Gia đình hiện đại bây giờ họ thường phó mặc con cái cho người giúp việc ởnhà hoặc cô giáo ở lớp Nên họ không có thời gian giáo dục, dạy dỗ con cái cho

dù chỉ là những “lời ăn tiếng nói” gần gũi nhất đối với con trẻ như: những tiếngchào hỏi lễ phép, đi thưa về gửi, kính trọng người lớn, sự ngăn nắp gọn gàng…Khi nhận thấy được thực trạng lễ giáo của lớp mình còn rất nhiều hạn chế nênngay từ đầu năm tôi đã khảo sát trên trẻ về giáo dục lễ giáo kết quả chỉ có 24%trẻ biết chào hỏi lễ phép, 29% trẻ có thói quen ngăn nắp gọn gàng, 26% trẻ biếtkính trọng người lớn, 21% trẻ biết cảm ơn, xin lỗi Do thấy được những thực tế

đó tôi đã suy nghĩ và tìm tòi ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5 -6tuổi trong trường mầm non có thói quen lễ giáo trong cuộc sống hàng ngày

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

+ Điều kiện: Để thực hiện tốt các biện pháp đề ra bản thân giáo viên

phải luôn tìm tòi và thực hiện nghiêm túc thời gian biểu Phối kết hợp chặt chẽgiữa phụ huynh và giáo viên, thông tin 2 chiều giữa gia đình và nhà trường kịpthời để có những biện pháp giáo dục cụ thể phù hợp với tâm sinh lý của trẻ

+ Thời gian: Để đạt được kết quả như mong đợi thời gian áp dụng sáng

kiến này ít nhất là 06 tháng và dài nhất là 02 năm

+ Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường Mầm non.

3 Nội dung sáng kiến

Muốn đạt được kết quả giáo dục lễ giáo cho trẻ như mong muốn thì môitrường giáo dục xung quanh trẻ rất quan trọng Đầu tiên đó là môi trường lớphọc của trẻ, chúng ta cần xây dựng một trường lớp lễ giáo Đó là lớp học phải

Trang 3

luôn sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng, đồ dùng đồ chơi phải sắp xếp hợp lý, luônđược lau chùi, vệ sinh thường xuyên để tạo cho trẻ thói quen sạch sẽ, gọn gàngngăn nắp Bên cạnh đó, cô giáo phải luôn là tấm gương sáng về lễ giáo cho trẻhọc tập và noi theo Khi tiếp xúc với bạn bè đồng nghiệp, với lãnh đạo cấp trên

và kể cả với trẻ thì cô giáo phải có những cử chỉ, lời lẽ khiêm tốn, thân thiện vàtôn trọng mọi người, kể cả với trẻ Gia đình cũng là nơi giáo dục lễ giáo rấtquan trọng chính vì vậy giáo viên phải phối kết hợp với gia đình để giáo dục lễgiáo thường xuyên, liên tục có như vậy thì mới đạt hiệu quả cao Cô giáo cũngcần động viên khen ngợi, khích lệ trẻ kịp thời để trẻ hào hứng, tích cực thamgia vào các hoạt động lễ giáo một cách tự nhiên và thường xuyên hơn Ngoài ratrong các hoạt động giáo dục giáo viên có thể lựa chọn những nội dung phùhợp để tích hợp giáo dục lễ giáo nhằm đưa giáo dục lễ giáo đến với trẻ mộtcách nhẹ nhàng, gần gũi hơn như trong các hoạt động học làm quen với vănhọc, khám phá xã hội, giáo dục âm nhạc, thông qua các ngày hội ngàylễ….Giáo dục lễ giáo không chỉ nằm ở trong các hoạt động học mà nó còn phảiđược giáo dục ở mọi lúc mọi nơi như: giờ đón trả trẻ, giờ chơi, giờ ăn, giờ ngủ,hoạt động ngoài trời, đi dạo đi thăm…Có như vậy thì mới rèn cho trẻ có thóiquen với giáo dục lễ giáo mọi lúc mọi nơi Từ đó hình thành cho trẻ có thóiquen lễ giáo, để giáo dục lễ giáo ăn sâu vào trong tiềm thức trẻ một cách tựnhiên, không gò ép

4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến

Từ những biện pháp trên tôi nhận thấy việc giáo dục lễ giáo của lớp mình

đã đi lên một cách rõ rệt Kết quả cuối năm học: 95% trẻ biết chào hỏi lễ phép;95% trẻ có thói quen ngăn nắp gọn gàng, 95% trẻ biết kính trọng người lớn và92% trẻ biết cảm ơn, xin lỗi Đó là những kết quả mà lớp tôi đã đạt được saumột thời gian áp dụng những biện pháp giáo dục lễ giáo mà tôi đã tìm tòi vàlồng ghép vào các hoạt động giáo dục trẻ Kết quả đó đã đóng góp phần nàotrong việc phát triển toàn diện cho trẻ đặc biệt, là phát triển nhân cách cho trẻsau này

Trang 4

5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến

* Đối với phòng giáo dục:

- Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, tọa đàm về nội dung giáo dục lễ

giáo cho trẻ trong trường mầm non

- Phổ biến rộng rãi nội dung giáo dục lễ giáo bằng cách đưa lên wedside, lênhòm thư chung của phòng giáo dục để tất cả các giáo viên, bạn bè đồng nghiệp

có cơ hội học hỏi, trao đổi và đúc rút kinh nghiệm

- Tổ chức hội thảo, tọa đàm qua các buổi tập huấn hè

* Đối với nhà trường:

- Đưa nội dung sáng kiến này vào trong các cuộc họp chuyên môn, các buổisinh hoạt tổ và đưa nội dung sáng kiến này lên hòm thư chung của nhà trường

* Đối với phụ huynh:

- Tổ chức họp phụ huynh, tuyên truyên tới toàn thể phụ huynh về những biệnpháp giáo dục lễ giáo nêu trên

PHẦN II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Trang 5

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốcdân, chịu trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi Đây là giai đoạn đặtnền móng đầu tiên, quan trọng nhất của nhân cách con người Đây là giai đoạnphát triển rất nhanh của trẻ cả về mặt thể lực, nhận thức lẫn tình cảm và tinhthần Do vậy kinh nghiệm học tập của trẻ ở bậc học mầm non rất quan trọng,

nó ảnh hưởng đến tương lai của trẻ, giúp thiết lập nền tảng cho việc lĩnh hội cáckiến thức và kỹ năng, dẫn đến việc tác động vào khả năng học tập và các hành

vi của trẻ Việc học tập và tích lũy kinh nghiệm tại trường là hết sức quan trọngvới trẻ nhỏ Trẻ sẽ phát triển mạnh mẽ trong môi trường được tiếp xúc vớinhững giáo viên có nghiệp vụ sư phạm giỏi, được đảm bảo an toàn, được tôntrọng, được chăm sóc chu đáo và được sử dụng các trang thiết bị đáp ứng nhucầu về thể chất và phát triển trí tuệ Với mong muốn đàn con thân yêu của mìnhphát triển một cách toàn diện cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, phát triển đồng

bộ về tấtcả các mặt và để thực hiện được tốt mục tiêu của mình thì tôi phải linhhoạt, chủ động lựa chọn các nội dung giáo dục phù hợp với lứa tuổi mầm non.Việc dạy trẻ Mầm Non cũng như trồng cây non, có chăm sóc từ khi còn non trẻthì sau này mới cho kết quả tốt

Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Vì lợi ích mười nămtrồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Người không chỉ quan tâm đếnviệc “trồng cây” để “Ích nước lợi nhà” mà Người còn quan tâm đến việc “trồngngười” “Trồng người”ở đây là giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện tư cách, phẩmchất, đạo đức lễ giáo để giúp cho thế hệ trẻ hội tụ đầy đủ những yếu tố đó đểtrở thành người công dân tốt, người chủ nhân tương lai của đất nước Chính vìvậy nghị quyết TW2 khóa VIII của đảng cộng sản Việt Nam về định hướngchiến lược giáo dục đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa- hiện đại hóa và đề

ra mục tiêu giáo dục Mầm Non phải chuẩn bị những gì tốt nhất, kể cả về mặtvật chất và tinh thần một cách toàn diện Đặc biệt là đối với trẻ 5- 6 tuổi chuẩn

bị tốt mọi điều kiện cũng như tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1 một cách tự tin

Trang 6

Như chúng ta đã biết, đất nước ta đang trên đà phát triển kinh tế, hộinhập và giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới Làm thế nào đểcho thế hệ trẻ biết chắt lọc những tinh hoa văn hóa thế giới “ Hòa nhập chứkhông hòa tan” không đánh mất bản than mình, mất đi phong tục truyền thống

về văn hóa nói chung và truyền thống lễ giáo nói chung từ ngàn xưa ông cha ta

đẻ lại Trong thời đại này việc giáo dục lễ giáo cho trẻ là rất quan trọng đặc biệt

là trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vì ở lứa tuổi này trẻ đã có nhận thức được phần nàotầm quan trọng của giáo dục lễ giáo Giáo dục lễ giáo cho trẻ ở giai đoạn 5-6tuổi trong trường Mầm Non nó sẽ quyết định đến việc phát triển nhân cách,phẩm chất đạo đức của mỗi đứa trẻ sau này

Là một giáo viên mầm non trong thời cuộc du nhập nhiều nền văn hóakhác nhau như hiện nay đòi hỏi người giáo viên phải cần có bản lĩnh nghềnghiệp, tình yêu nghề, lòng yêu nước nồng nàn, tình yêu trẻ thiết tha có nhưvậy thì mới hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao Một trong những nhiệm vụ đó

là giáo dục trẻ biết giữ lại vẻ đẹp truyền thống văn hóa vốn có của cha ông ta

để lại từ ngàn xưa Đây là một nhiệm vụ đầy khó khăn, vất vả và vô cùng cấpbách trong các mục tiêu giáo dục con người toàn diện hiện nay Nhận thứcđược tầm quan trọng của việc giáo dục lề giáo cho trẻ 5-6 trong trường MầmNon Tôi đã tích cực nghiên cứu tài liệu, đúc rút kinh nghiệm, học hỏi bạn bèđồng nghiệp để tìm ra những giải pháp tốt nhất để giáo dục lễ giáo cho trẻ và

đây cũng chính là lí do tôi chọn và thực thi đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm Non.

Tôi đã áp dụng và đem lại hiệu quả rất cao, xin được chia sẽ cùng bạn bèđồng nghiệp

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ

Lễ giáo là giáo dục con người biết được lễ nghi, phép tắc ứng xử trong

xã hội, làm cho phần con nhỏ đi, phần người lớn lên Nếu là NGƯỜI thì trướchết phải là lễ, nếu không có lễ thì người chỉ có phần CON Ông cha ta đã cócâu: “Tiên học lễ, hậu học văn” điều đó muốn nói lên là trước tiên chúng taphải học cái lễ phép ứng xử trong xã hội, sau đó là học những lời ăn tiếng nói,

Trang 7

nói sao cho hay, cho vừa với người nghe Lễ phép là nét đẹp văn hóa luôn đặtlên hàng đầu khi nói đến một ai đó Trong xã hội ngay nay, đất nước ta đã dunhập rất nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới nên giới trẻ không khỏi bịảnh hưởng từ nhiều nền văn hóa khác nhau đó Đã có rất nhiều những câuchuyện thương tâm về đạo đức lễ giáo xảy ra hàng ngày mà chúng ta đã nghequa những phương tiện thông tin đại chúng, qua các trang mạng, báo đài vàngay ở xung quanh chúng ta.

Việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ngay ở lứa tuổi Mầm non là thực sự cầnthiết và quan trọng Vì “Dạy trẻ như trồng cây non” ngay ở những năm đầu đờithì chúng ta cần hình thành nhân cách tốt cho trẻ, để khi lớn lên trẻ có nhữngthói quen, hành vi tốt và trở thành những người công dân tốt của xã hội, ngườichủ nhân tương lai của đất nước Như Bác Hồ đã nói: “Có tài mà không có đức

là người vô dụng Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”

3 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:

Như chúng ta đã biết Việt Nam đang đi trên con đường hội nhập cả vềkinh tế cũng như văn hóa Việt Nam đang du nhập với rất nhiều nền văn hóakhác nhau trên thế giới và giới trẻ hiện nay đang dần quên đi những giá trịtruyền thống văn hóa của dân tộc Vì một xã hội ngày một phát triển đòi hỏimỗi chúng ta phải nắm bắt kịp với xu thế chung của thế giới Cuộc sống bậnrộn hơn, kéo theo đó là một hệ lụy của xã hội như con cái không được bố mẹquan tâm Thời gian chủ yếu của bố mẹ là công việc Họ luôn đi sớm về tối đểcon cái cho người giúp việc, ở nhà với ông bà già hoặc họ phó mặc cho cô giáo

ở trường Họ không có thời gian quan tâm dạy dỗ, giáo dục con cái Chính vìvậy, vấn đề đạo đức nói chung và vấn đề giáo dục lễ giáo nói riêng đang là mộttrong tiếng chuông cảnh báo với mọi gia đình Theo nghiên cứu mới đây nhấtcủa nhiều nhà Xã hội học thì 70% trẻ em hư hỏng là do thiếu sự quan tâm củagia đình

Việc điều tra thực trạng là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết cho việcnghiên cứu Điều tra thực trạng sẽ giúp chúng ta thấy được những ưu điểm vànhững tồn tại của những vần đề liên quan đến đề tài nghiên cứu Từ đó giúp

Trang 8

người nghiên cứu định hướng được những vấn đề ta cần làm để có biện pháp cụthể, phù hợp với thực tế, thực hiện có hiệu quả Chính vì vậy để thực thi đề tàinày tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về kết quả chất lượng giáo dục lễ giáocủa trẻ đầu năm học 2014 - 2015

Kết quả thu được như sau:

Biết chào hỏi

lễ phép

Biết gọn gàng, ngăn nắp

Biết kính trọng người lớn

Biết cảm ơn, xin lỗi Số

cháu

Tỷ lệ

%

Số cháu

Tỷ lệ

%

Số cháu

Tỷ lệ

%

Số cháu

- Trẻ chưa biết nghe lời cô giáo hoặc bố mẹ, trẻ thường làm nũng với bố

mẹ, hay đòi hỏi, vòi vĩnh Bố mẹ nói vẫn chưa biết nghe lời và kính trọng Với

cô giáo đôi khi trẻ còn tỏ thái độ không hài lòng khi cô giáo nhắc nhở trẻ lúc trẻmắc khuyết điểm

- Khi trẻ mắc lỗi thì trẻ chưa thực sự tự giác để nhận lỗi của mình, trẻthường đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau Khi được ai đó cho quà và giúp

đỡ trẻ chưa biết nói lời cảm ơn, chỉ khi cô giáo nhắc nhở thì trẻ mới nói lờicảm ơn

4 CÁC BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

4.1 Biện pháp 1: Xây dựng lớp học lễ giáo

Xây dựng lớp học lễ giáo ở đây là giáo viên tạo ra môi trường học tập,

đồ dùng đồ chơi luôn được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, bố trí khoa học Đồchơi của từng góc phải được sắp xếp riêng biệt tạo ra được hướng mở, mới lạ,

Trang 9

hấp dẫn và kích thích sự chú ý, tò mò của trẻ, để khi trẻ chơi xong trẻ muốnđược sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng giống như ban đầu cô giáo sắp xếp.Đặc biệt giáo viên có thể lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo vào trong các gócnhư: góc sách truyện, góc nghệ thuật, sưu tầm những tranh ảnh có nội dunggiáo dục lễ giáo cho trẻ xem tạo sự hứng thú cho trẻ bằng cách trang trí các góc

đó đẹp mắt, hấp dẫn ( Hình ảnh 1) Cô giáo có thể gần gũi, trò chuyện với trẻ

về những nội dung bức tranh đó và cùng trẻ thảo luận về những hành vi vănminh trong bức tranh Từ đó giúp trẻ có thói quen văn minh trong giao tiếp vớimọi người, mọi vật xung quanh Cô giáo cần thường xuyên thay đổi nhữnghình ảnh mang nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻđược làm quen với nhiều nội dung lễ giáo khác nhau Từ đó trẻ sẽ có nhữnghành vi văn minh, chuẩn mực của đạo đức lễ giáo Việc lồng ghép nội dunggiáo dục lễ giáo vào các góc chơi tạo sự thích thú, phấn khởi, tự nguyện thamgia vào các góc chơi và trẻ thường xuyên đến xem và chơi ở các góc chơi đóhơn

4.2 Biện pháp 2: Cô giáo luôn là tấm gương về lễ giáo

Với trẻ, cô giáo là người có ảnh hưởng lớn nhất, mọi lời nói, cử chỉ, thái

độ của cô trẻ luôn để ý và cố gắng làm theo Chính vì vậy cô giáo phải cónhững hành vi đạo đức, lời nói chuẩn mực để cho trẻ noi theo Trong cuộc sốnghàng ngày, từ những trang phục cô giáo mặc cũng phải luôn chỉn chu, gọngàng, sạch sẽ, lịch sự Đồ dùng cá nhân của cô luôn để đúng những nơi quyđịnh, sắp xếp khoa học Từ những việc làm nhỏ như vậy trẻ cũng có thể làmtheo Bên cạnh đó khi giao tiếp với bạn bè đồng nghiệp thì luôn hòa đồng, gầngũi, thân mật, tuyệt đối không nói tục Đối với phụ huynh thì luôn khiêm tốnlịch sự, cởi mở Còn đối với lãnh đạo cấp trên, giáo viên có thái độ lễ phép, tôntrọng, lắng nghe Đặc biệt đối với trẻ cô giáo phải thực sự là người mẹ hiền,luôn lắng nghe, tôn trọng trẻ Khi trẻ hỏi phải trả lời đủ câu, trả lời rõ ràng, nhẹnhàng, tuyệt đối không được trả lời qua loa, lấy lệ và tạo điều kiện tốt nhất đểcho trẻ có thể tham gia vào mọi hoạt động giáo dục của lớp

Trang 10

4.3 Biện pháp 3: Lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo vào các tiết học.

Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để trẻ có thể nắm bắt,tiếp thu từ đó hình thành cho trẻ thói quen, hành vi có văn hóa, có lễ giáo Bất

cứ giờ học nào giáo viên cũng có thể lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo vàotrong tiết học đó

VD1: Trong tiết học tạo hình “Vẽ chân dung cô giáo” giáo viên có thểhỏi: Trong lớp con có mấy cô giáo? Hàng ngày cô giáo phải làm những côngviệc gì? Khi hỏi về công việc của cô giáo cho trẻ kể một số công việc hàngngày của cô giáo từ đó nói nên sự vất vả của cô giáo Giáo dục trẻ yêu quý,kính trọng, biết nghe lời cô giáo, biết giúp đỡ cô giáo những việc nhỏ vừa sứccủa mình Hoặc trong giờ tạo hình “Những người thân trong gia đình” Giáoviên có thể hỏi: Gia đình con có mấy người? Đó là những ai? Gia đình conthuộc gia đình lớn hay gia đình nhỏ? Mọi người sống trong gia đình phải đối xửvới nhau như thế nào? GD trẻ phải biết yêu thương, kính trọng ông bà, bố mẹ,phải biết quan tâm, chăm sóc những thành viên trong gia đình khi họ bị ốm.Phải biết nhường nhịn em bé…

VD2: Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, trong tiết kể chuyện:

“Ba cô gái” cô đàm thoại với trẻ: Trong truyện cô cả và cô hai là người như thếnào? Ai là người thương mẹ nhất? Trong truyện các con nên học đức tính củaai? Vì sao? Khi bố mẹ các con ốm các con sẽ làm gì? Từ đó giáo dục trẻ biếtyêu thương, chăm sóc người thân khi họ bị ốm Hoặc trong tiết thơ “Bó hoatặng cô” thì đàm thoại với trẻ: Các bạn nhỏ đã rủ nhau đi đâu vào ngày 8/3?Các bạn nhỏ đem hoa tặng ai? Vì sao lại tặng cô giáo? Khi tặng hoa cô giáocon tặng bằng mấy tay? Từ đó giáo dục trẻ lòng biết ơn, kính trọng cô giáo đãdạy dỗ mình và cũng từ đó giáo dục trẻ khi trao vật gì đó cho người lớn hơnhoặc nhận quà từ tay người khác thì phải trao và nhận bằng hai tay và nói lờicảm ơn

Còn rất nhiều bài thơ, câu chuyện nói về tình cảm gia đình, tình cảm thầytrò, tình yêu thiên nhiên và những tấm gương sáng giúp đỡ những người xung

Trang 11

quanh mà giáo viên có thể lồng ghép những nội dung giáo giục lễ giáo vàotrong đó để cho trẻ có thể thấy được những hành vi, những chuẩn mực đạo đức

và từ đó hình thành cho trẻ có thói quen về những chuẩn mực đạo đức đó

VD3: Trong giờ Giáo dục âm nhạc, dạy hát “Em yêu cây xanh” cô giáohỏi trẻ: Trồng cây xanh để làm gì? Cây xanh có ích lợi như thế nào? Thông qua

đó cô giáo dục trẻ không được ngắt lá bẻ cành cây, biết chăm sóc và bảo vệ câyxung quanh bé, để cây xanh cho ta rất nhiều lợi ích

VD4: Đối với khám phá khoa học “Phương tiện giao thông xung quanhbé” Cô đàm thoại với trẻ: Đây là phương tiện giao thông đường gì? Ai là ngườiđiều khiển phương tiện giao thông này? Các con đã đi phương tiện giao thôngnày bao giờ chưa? Khi ngồi trên những phương tiện giao thông này các conphải chấp hành như thế nào? Từ đó giáo dục trẻ khi tham gia giao thông phảibiết chấp hành những quy định, luật giao thông, biết tôn trọng, yêu quý nhữngngười điều khiển phương tiện giao thông và cho trẻ biết những hành vi vănminh khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng như là phải biếtnhường chỗ cho người già, phụ nữ có thai và các em nhỏ…

VD5: Trong giờ thể dục kỹ năng: Cô luôn ăn mặc trang phục gọn gàng,yêu cầu phụ huynh học sinh cùng kết hợp với cô giáo may đồng phục thể dụccho trẻ và giờ dạy thể dục kỹ năng thường dạy vào thứ 2 hàng tuần để cho trẻmặc đồng phục Trong giờ dạy thể dục đàm thoại với trẻ: Muốn có một cơ thểkhỏe mạnh chúng ta phải làm gì? Ngoài ăn uống đủ chất ra chúng ta còn phảilàm gì nữa? Giáo dục trẻ ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyêntập thể dục để có một cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai

VD6: Trong giờ làm quen với chữ cái cho trẻ làm quen với chữ cái mới Làm quen chữ cái qua tranh giáo viên nên chọn những bức tranh mang nộidung giáo dục lễ giáo Ví dụ: Khi cho làm quen với chữ cái a, ă, â thì giáo viênchọn những bức tranh: Đôi mắt, bàn tay, bàn chân Đàm thoại với trẻ muốn cho

cơ thể sạch sẽ như vậy chúng ta phải làm gì? Giáo dục cho trẻ biết giữ gìn vệsinh than thể…Hoặc khi cho trẻ làm quen với chữ cái e,ê thì cho trẻ làm quenvới từ dưới tranh “ Mẹ bế bé” hỏi trẻ: Mẹ đang làm gì? Khi các con còn nhỏ mẹ

Trang 12

các con chăm sóc các con như thế nào? Nói cho trẻ biết được sự vất vả, sự yêuthương của mẹ dành cho con cái Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng mẹ, biếtnghe lời mẹ, cố gắng học thật giỏi để mẹ vui lòng Qua giờ học cũng luôn nhắcnhở ngồi ngay ngắn, chú ý tập trung nghe cô giảng bài Sau giờ học nhắc nhởtrẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định Tạo cho trẻ thói quen ngăn nắp saumỗi tiết học.

4.4 Biện pháp 4: Giáo dục lễ giáo cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi

Đây là một biện pháp vô cùng quan trọng vì ở bất cứ đâu và bất kỳ nơinào trẻ cũng được tiếp xúc với môi trường giáo dục lễ giáo Giáo viên có thểlồng ghép giáo dục lễ giáo vào trong các hoạt động như hoạt động góc, hoạtđộng ngoài trời, hoạt động chiều, qua các giờ đón và trả trẻ

VD1: Trong các giờ hoạt động góc qua những lời đối thoại của trẻ vớinhau những buổi đầu cô có thể vào vai những người mua và bán hàng cho trẻquan sát, cô thường xuyên sử dụng những câu chào hỏi lễ phép, những lời cảm

ơn, xin lỗi và những hành động đưa- nhận bằng hai tay Sau đó cô quan sátnhững buổi chơi của trẻ, nếu trẻ chưa có những hành vi đúng thì cô kịp thờiuốn nắn cho trẻ Để từ đó giúp cho trẻ có những thói quen hành vi văn minhtrong giao tiếp.( Hình ảnh 2)

VD2: Trong các giờ đón và trả trẻ cô giáo luôn ân cần, dịu dàng, cởi mởđối với trẻ và phụ huynh Trong giờ đón trẻ phải hình thành cho trẻ có thóiquen chào bố mẹ và cô giáo Nếu như trẻ quên không chào cô khi đến lớp thìgiáo viên khéo léo xử lý tình huống đó bằng cách là cô giáo sẽ chào trẻ trước.Còn nếu như trẻ quên không chào bố mẹ trẻ thì giáo viên cũng chào phụ huynh

để trẻ nghe thấy và làm theo Từ đó giáo dục trẻ khi đến lớp thì phải chào bố

mẹ và cô giáo, khi về cũng phải biết chào cô giáo, chào các bạn và chào bố mẹ

( Hình ảnh 3) Từ đó hình thành cho trẻ có thói quen chào hỏi người khác và

khi chào người khác phải có thái độ lễ phép

VD3: Trong các giờ hoạt động chiều cô giáo có thể tổ chức cho trẻ xemnhững hình ảnh thật về các hành vi văn minh, lễ phép như: nhặt rác ngoài sântrường, nhận quà bằng hai tay, nói lời cảm ơn khi được người khác cho quà,

Trang 13

được người khác giúp đỡ và nói lời xin lỗi khi mắc khuyết điểm Có thể tổ chứcthực hành những tình huống đó vào các hoạt động chiều Từ đó sẽ khắc sâu chotrẻ những hành vi văn minh.

VD4 Trong các giờ hoạt động ngoài trời cô thường xuyên tổ chức chotrẻ nhặt lá rụng ngoài sân trường, dọn vệ sinh sân trường Sau khi dọn xong chotrẻ nhìn lại và cảm nhận vẻ đẹp của sân trường Từ đó giáo dục cho trẻ biết vứtrác vào thùng, biết được sự lao động vất vả của các cô bác lao công khi quét

dọn sân trường.(Hình ảnh 4)

VD5: Tổ chức cho trẻ đi dạo đi thăm như: thăm quan những di tích lịch

sử, nghĩa trang liệt sỹ, ủy ban nhân dân, trường tiểu học

Thực tế trường tôi hàng năm đã tổ chức cho trẻ đi thăm quan những danh lamthắng cảnh, những di tích lịch sử ở địa phương, nghĩa trang liệt sỹ từ đó nói chotrẻ biết được những vẻ đẹp của danh lam, ý nghĩa của những di tích mà trẻtham quan Giáo dục trẻ biết giữ gìn vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh đó, tìnhyêu quê hương đất nước, lòng thành kính, biết ơn đối với cha ông và các anhhùng liệt sỹ đã hy sinh cho dân tộc Từ đó khơi dậy lòng tự hào về dân tộc, đấtnước của mình Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi để đền đáp công ơn những

người đã có công xây dựng, bảo vệ đất nước (Hình ảnh 5)

VD6: Tổ chức cho trẻ tham gia vào những buổi lao động của nhữngngười nông dân như những buổi gặt lúa, phơi thóc… để trẻ thấy được sự vất vảcủa các bác nông dân khi làm lên hạt thóc hạt gạo Sau đó giáo dục trẻ lòng yêuquý kính trọng các bác nông dân và giáo dục trẻ khi ăn phải ăn hết xuất, ăn gọngàng, không được làm rơi vãi cơm

4.5 Biện pháp 5: Phối kết hợp chặt chẽ với bậc phụ huynh về giáo dục lễ giáo.

Giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh qua các buổi họp phụ huynh đầunăm, qua các giờ đón trả trẻ Đề nghị phụ huynh nói lên những đặc điểm tâmsinh lý của trẻ để giáo viên có thể nắm bắt được đặc điểm riêng của từng em, cónhư vậy cô giáo mới có những biện pháp tích cực, phù hợp với từng em Bêncạnh đó giáo viên cũng mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của

Ngày đăng: 26/07/2016, 14:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w