1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi

44 1,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 11,81 MB

Nội dung

+ Ngoài ra tôi cung cấp cho giáo viên nhiều hình thức tổ chức, ngân hàngcác hoạt động, một số bài thơ, ca dao, đồng dao, trò chơi....có nội dung giáodục phát triển ngôn ngữ cho trẻ.. Đồn

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn

ngữ cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong trường mầm non

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ.

3 Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Vân Anh ( nữ)

Ngày tháng năm sinh: 12/07/1985

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường mầm non Chí Minh

Điện thoại: 0977.821.206

4 Đồng tác giả: Không.

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Mầm Non Chí Minh.

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

+ Về nhân lực: Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, linhhoạt sáng tạo trong giảng dạy Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi không có khó khăn vềphát triển ngôn ngữ như: câm, điếc

+ Về trang thiết bị: Có đầy đủ, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị an toàn đốivới trẻ

7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu tiên trong thực tế:

+ Sáng kiến được áp dụng vào việc nâng cao chất lượng phát triển ngônngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non từ tháng 9/2014 đến tháng2/2015

HỌ TÊN TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ( KÝ TÊN) ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến: Từ khi lọt lòng mẹ ngôn ngữ của trẻ

đã hình thành và phát triển theo thời gian Trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp,học tập vui chơi, chia sẻ thông tin, lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống hàngngày Song trên thực tế khi dạy trẻ tôi nhận thấy: Ngôn ngữ của trẻ phát triểnkhông đồng đều, trẻ nhút nhát, nói còn ngọng, nói chưa đủ câu, khả năng nghehiểu lời nói và diễn đạt còn hạn chế

Nhận thức được vấn đề đó tôi luôn trăn trở suy nghĩ mình phải làm gì vàlàm như thế nào để trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giao tiếp mạnh dạn với

mọi người xung quanh, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “ một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

- Phụ huynh nhiệt tình tham gia các hoạt động của trường, của lớp

- Có đầy đủ, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị an toàn đối với trẻ

* Thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:

+ Từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015 tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi mà tôiphụ trách

3 Nội dung của sáng kiến.

Sáng kiến đã áp dụng tại lớp và đã tìm ra những biện pháp hữu hiệunhằm nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ và đạt hiệu quả cao Tôimạnh dạn chia sẻ để giúp đồng nghiệp và phụ huynh, có thêm tài liệu giáo dục

Trang 3

trẻ theo hướng tích cực, lấy trẻ làm trung tâm và phát huy tính tích cực của trẻkhông áp đặt trẻ

Biện pháp 1: Xác định nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ Biện pháp 2: Xây dựng nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ theo chủ đề Biện pháp 3: Rèn luyện phát âm chuẩn cho trẻ

Biện pháp 4: Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữvào các thời điểm trong chế độ sinh hoạt trong ngày

Biện pháp 5: Sưu tầm các trò chơi, đồ chơi, thơ ca, truyện, ca dao, đồngdao nhằm kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ

Biện pháp 6: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh

* Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:

+ Trước hết các biện pháp tôi đưa ra đều đảm bảo tính mới, tính sángtạo trên thực tế giáo viên ở trường chưa hiểu sâu sắc về nội dung giáo dục pháttriển ngôn ngữ cho trẻ, từ đó tôi lựa chọn nội dung phù hợp từng chủ đề để xâydựng kế hoạch liên hệ chặt chẽ giữa mục tiêu, mạng nội dung, mạng hoạt động

+ Ngoài ra tôi cung cấp cho giáo viên nhiều hình thức tổ chức, ngân hàngcác hoạt động, một số bài thơ, ca dao, đồng dao, trò chơi có nội dung giáodục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

* Khả năng áp dụng của sáng kiến:

- Sáng kiến có khả năng áp dụng và triển khai rộng rãi cho trẻ 5-6 tuổitrong các trường mầm non Tùy vào điều kiện của từng trường khả năng củatrẻ, của giáo viên mà mức độ áp dụng khác nhau

- Cách thức áp dụng: Trong mỗi biện pháp tôi đều trình bày rất chi tiết,

cụ thể cách áp dụng sáng kiến giúp giáo viên dễ dàng thực hiện Để nâng caochất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ, điều đầu tiên giáo viên phải làm là nắmchắc nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ ( biện pháp 1), Từ đó xâydựng kế hoạch chủ đề thống nhất giữa mục tiêu, mạng nội dung, mạng hoạtđộng ( biện pháp 2) Khi nhận thức được nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữcho trẻ giáo viên lên kế hoạch rèn luyện phát âm chuẩn cho trẻ ( biện pháp 3),lên kế hoạch lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ trong

Trang 4

các hoạt động ở các thời điểm sinh hoạt trong ngày ( biện pháp 4), ngoài ra cònsưu tầm nhiều trò chơi, đồ chơi, thơ, truyện ca dao, đồng dao kích thích trẻ pháttriển ngôn ngữ ( biện pháp 5) Đồng thời tuyên truyền phối kết hợp phụ huynhtrong việc giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ ( biện pháp 6).

* Lợi ích của sáng kiến:

Áp dụng sáng kiến: “ một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triểnngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” sẽ mang lại những lợi ích sau

Giúp giáo viên hiểu sâu hơn về nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữcho trẻ, linh hoạt sáng tạo xây dựng các hoạt động tích hợp nội dung phát triểnngôn ngữ vào các thời điểm trong chế độ sinh hoạt trong ngày Đặc biệt là giúpgiáo viên biết tận dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có và nguyên vật liệu phếthải để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ

4 Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến.

Sau khi đã áp dụng các biện pháp vào thực tế tại lớp mình tôi nhận thấytrẻ nhanh nhẹn hoạt bát, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, phát âm chuẩn, nói rõràng mạch lạc đủ câu không ngọng lắp, giáo viên nắm chắc nội dung phát triểnngôn ngữ cho trẻ, linh hoạt chủ động sáng tạo, khi sử dụng đồ dùng, và tìm tòicác biện pháp để phát huy tính tích cực của trẻ Phụ huynh tin tưởng vào trườngmầm non, xây dựng góc sách truyện cho con em mình thường xuyên giành thờigian trò chuyện với con, và trao đổi giáo viên về tình hình của trẻ

5 Đề xuất, khuyến nghị:

+ Đối với cấp trường: Xây dựng các tiết hoạt động mẫu bồi dưỡng

chuyên môn cho giáo viên

+ Đối với cấp phòng, sở: Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề tọa

đàm, các buổi giao lưu để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau Đồng thờicung cấp nhiều tập san, các tạp chí, hay các tuyển tập giáo án minh họa để giáoviên có điều kiện nghiên cứu và vận dụng vào thực tế giảng dạy

Trang 5

Mặt khác về phía phụ huynh đôi khi còn thờ ơ chưa chú trọng đến ngônngữ của trẻ, không sửa sai kịp thời khi trẻ nói bậy, hay nói không đủ câu tronggioa tiếp hàng ngày.

1.3 Tính cấp thiết thực hiện

Nếu để ngôn ngữ của trẻ phát âm không chuẩn, nói không rõ ràng mạchlạc thì việc tiếp nhận các môn học cũng bị sai lệch Tôi đã trăn trở suy nghĩ vàkhông ngừng nghiên cứu tài liệu, học hỏi qua đồng nghiệp Đồng thời tích cực:

Sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi ” tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “ Một số

biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non”.

2 Cơ sở lý luận.

Trang 6

Có một nhà giáo dục học Liên Xô đã khẳng định: Ngôn ngữ là công cụ để

tư duy, là chìa khóa để nhận thức, là vũ khí chiếm lĩnh kho tàng kiến thức dântộc của nhân loại” Theo Lê Nin: con người muốn tồn tại thì phải gắn bó vớicộng đồng, giao tiếp là một đặc trưng quan trọng của con người Ngôn ngữ làphương tiện giao tiếp quan trọng nhất” (Và theo giáo trình phương pháp pháttriển lời nói cho trẻ em nhà xuất bản đại học sư phạm) Ngôn ngữ là phươngtiện giáo dục để trẻ phát triển toàn diện: giáo dục đạo đức, hành vi văn hóa,giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất

3 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.

Trước khi tiến hành các biện pháp, ngay từ đầu năm học tôi tiến hành điều

tra thực trạng (từ tháng 9/2014) ( có sử dụng phiếu điều tra Phụ lục 1, 2, 3).

Bảng 1: Kết quả khảo sát về nhận thức của giáo viên (Phụ lục 1).

Số giáo

viên

Hiểu sâu sắc về nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ

Hiểu nhưng chưa đầy đủ

Không hiểu về nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ.

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Từ bảng trên ta thấy số giáo viên hiểu sâu sắc về nội dung giáo dục pháttriển ngôn ngữ cho trẻ là 0 chiếm tỷ lệ 0%, giáo viên hiểu nhưng chưa đầy đủ là

2 chiếm tỷ lệ 100% Từ đó ta thấy giáo viên còn chưa nhận thức đủ và sâu sắc

về vấn đề này dẫn đến việc giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa mang lạihiệu quả cao

Bảng 2: Kết quả dự giờ của giáo viên.

Trang 7

chiếm tỷ lệ 40% Từ số liệu đó ta nhận thấy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻvẫn ở mặt hình thức chưa mang lại hiệu quả trên trẻ.

* Nguyên nhân:

- Giáo viên chưa nắm chắc về nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ chotrẻ, còn thiên về truyền thụ kiến thức hơn là rèn luyện kỹ năng cho trẻ

- Giáo viên còn ngọng l - n do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương

Bảng 3: Kết quả khảo sát trên trẻ: ( phụ lục 2)

Từ bảng kết quả trên cho thấy số trẻ nghe hiểu lời nói: Tốt 8 đạt tỷ lệ20%, khá 16 đạt tỷ lệ 40%, trung bình 16 đạt tỷ lệ 40% Khẳ năng phát âmchuẩn: Tốt 6 đạt tỷ lệ 15%, khá 16 đạt tỷ lệ 40%, trung bình 18 đạt tỷ lệ 45%.Khả năng giao tiếp mạnh dạn tự tin: tốt 10 đạt tỷ lệ 25%, khá 14 đạt tỷ lệ 35%,

* Nguyên nhân:

Trang 8

- Phụ huynh đa số là công nhân và làm nông nghiệp, ít có thời gian quantâm chăm sóc trẻ, đa số trẻ ở nhà với ông bà.

- Phụ huynh luôn nóng vội làm sao để con mình biết đọc biết viết, chưachú ý đến rèn ngôn ngữ cho trẻ khi trẻ nói chưa đủ câu, đồng thời lại ít giaotiếp trò chuyện với con

- Một số phụ huynh ngôn ngữ chưa chuẩn mực còn ảnh hưởng đến ngônngữ nói của trẻ

4 CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.

4.1 Xác định nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nội dungquan trọng góp phần phát triển toàn diện cho trẻ về khả năng nghe, nói, tiền đọc.Năm học 2009 Bộ Giáo Dục Và Đào tạo đã ban hành chương trình giáo dục mầmnon và bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi năm 2011 Đây là những tài liệu quantrọng giúp tôi lựa chọn nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ Tôi xin chia sẻ nộidung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi như sau:

- Bày tỏ nhu cầu hiểu biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câuđơn, câu ghép khác nhau

- Trả lời các câu hỏi về nguyên nhân so sánh như: tại sao, có gì giống vàkhác nhau? Như thế nào? Làm bằng gì?

- Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép

- Nói và thể hiện cử chỉ điệu bộ nét mặt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

- Đọc thơ ca dao đồng dao tục ngữ hò vè

- Kể lại truyện đã nghe theo trình tự

- Kể truyện theo đồ vật, theo tranh ảnh

Trang 9

- Làm quen với cách đọc của tiếng việt.

- Phân biệt phần mở đầu và kết thúc của sách

- Giữ gìn bảo vệ sách

Ngoài ra khi thực hiện bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi lĩnh vực ngôn ngữ

và giao tiếp có 28 chỉ số tôi đã nghiên cứu và dàn đều trong 9 chủ đề theonguyên tắc vừa sức và đảm bảo từ dễ đến khó:Ví dụ:

TT Chủ đề Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp

khi không hiểu người khác nói.

Chỉ số 68: Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh

nghiệm của bản thân.

3 Gia đình

Chỉ số 71: Kể lại được câu chuyện một cách lôgic.

Chỉ số 73: Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện Chỉ số 74: Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét

Chỉ số 61: Phân biệt được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui buồn, tức

giận, ngạc nhiện, sợ hãi.

Chỉ số 64: Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành

cho lứa tuổi mầm non.

Chỉ số 75: Chờ đến lượt trong trò chuyện, không nói leo, không ngắt lời

người khác.

6 Thế giớithực vật Chỉ số 79: Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh. Chỉ số 63: Hiểu nghĩa một số từ chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi

Chỉ số 70: Có thể kể về một sự việc, hiện tượng nào đó cho người khác hiểu được.

Trang 10

Chỉ số 84: Đọc vẹt theo truyện tranh đã biết.

Chỉ số 85: Có thể kể truyện theo tranh.

Chỉ số 87: Có thể dùng các kí hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc nhu

cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.

8

Hiện

tượng tự

nhiên

Chỉ số 66: Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và biểu cảm

trong sinh hoạt hàng ngày.

Chỉ số 72: Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện.

Chỉ số 91: Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt.

Chỉ số 67: Sử dụng các câu khác nhau trong giao tiếp: câu ghép, câu hỏi,

câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh

Từ những nội dung đã xây dựng tôi thiết kế các hoạt động phù hợp với

trẻ Nhằm kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ và mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.Các chỉ số cuối chủ đề được đánh giá theo 2 mức độ đạt và chưa đạt Là căn cứ

để có hướng khắc phục cho trẻ yếu vào những chủ đề tiếp theo

4.2 Xây dựng nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ theo chủ đề:

Việc xây dựng nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ theo chủ đề thực

sự mang lại nhiều thuận lợi như: giúp giáo viên chủ động xây dựng kế hoạchchủ đề, chủ động trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, tạo hứng thú chotrẻ và cung cấp những kiến thức cần thiết giúp trẻ nâng cao chất lượng pháttriển ngôn ngữ Khi xây dựng tôi đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tính vừa sức, nội dung giáo dục từ dễ đến khó Thực tế vớitình hình của lớp gần gũi với trẻ

- Có thể được tách riêng hoặc lồng ghép tích hợp trong các hoạt động

Ví dụ: Xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo chủ đề: Thế giới động vật xung quanh bé

1

- Trẻ biết sử dụng các từ chỉ

tên gọi, các bộ phận và đặc điểm nổi bật của một số con

- Trò chuyện về những con vật nuôi trong gia đình, những con vật

Trang 11

vật được làm quen.

- Trẻ biết chờ đến lượt trong trò chuyện, không nói leo không ngắt lời người khác ( chỉ số 75)

- Trẻ biết nhận ra sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui buồn ngạc nhiên, sợ hãi ( chỉ số 61)

- Trẻ có khả năng nghe hiểu, thuộc và thể hiện diễn cảm 1-

2 bài thơ về các con vật: mèo

đi câu cá, con chim chiền chiện Một số bài ca dao, đồng dao: vè loài vật ( chỉ số 64):

- Trẻ biết kể truyện sáng tạo,

kể truyện theo tranh liên hoàn

- Trẻ biết phân biệt và phát

âm chuẩn, chơi trò chơi chữ cái: i,t,c,b,d,đ

- Biết xem sách tranh ảnh về các con vật, có một số hiểu biết về sử dụng sách: giở sáchđọc đúng cách

- Trẻ có khả năng tham gia vào các trò chơi: bắt chước tạo dáng, hãy chọn nhanh, nối

số tương ứng với chữ cái

sống dưới nước, những con vật sống trong rừng, những con côn trùng

- Bé yêu: b,d,đ Trò chơi:b,d,đ

- Xem sách tranh ảnh về các con vật

- Trò chơi: bắt chước tạodáng, hãy chọn nhanh, nối số tương ứng với chữcái

4.3 Rèn luyện phát âm chuẩn cho trẻ.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của phát triển ngôn ngữ là phát

âm chuẩn Muốn trẻ phát âm đúng chuẩn thì cô phải là người phát âm chuẩn,đúng các ngữ âm, âm vị và lời nói phải rõ ràng mạch lạc không ngọng lắp Côphải luôn gương mẫu trong mọi lời ăn, tiếng nói, vì trẻ nhỏ có thể trở thành bảnsao của cô rất nhanh

Trang 12

Khi dạy trẻ phát âm tôi vốn gặp phải một số khó khăn Nguyên nhânchính là do bộ máy phát âm của trẻ ở độ tuổi này chưa hoàn thiện và bên cạnh

đó còn có người lớn phát âm sai dẫn đến việc trẻ bắt chước theo, đặc biệt khidạy trẻ phát âm phụ âm: l- n Tôi cố gắng đọc to rõ ràng, phát âm chuẩn để trẻnghe rõ cách đọc, đồng thời tôi nêu rõ cách phát âm

Chữ l: đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào lợi trên n: đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát vào lợi dưới

Tôi cho trẻ phát âm nhiều lần theo cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân, cháu nàochưa phát âm đúng tôi phát âm trước, trẻ phát âm sau, cho trẻ phát âm đi phát

âm lại nhiều lần Tôi còn sưu tầm một số trò chơi, ca dao, đồng dao có nhiềuphụ âm l- n để trẻ luyện phát âm như trò chơi: “ nghe âm thanh phát âm chữcái” “ thổi bóng đọc chữ” “ tặng quà cho bạn có tên phụ âm đầu là l- n” để rènluyện phát âm chuẩn cho trẻ : “ Lúa nếp là lúa nếp làng

Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng” “ Con chim se sẻ

Việc lồng ghép sửa lỗi phát âm l - n vào các hoạt động khác tôi vẫnthường xuyên sử dụng như: trong giáo dục âm nhạc, trong làm quen với vănhọc, thơ, truyện Vận động ở mọi lúc, mọi nơi, trong giao tiếp với nhau, tronghoạt động ngoài trời, trong khi trò chuyện với trẻ

Trẻ có ý thức trong việc rèn luyện phát âm, nhiều trẻ phát âm đúngkhông còn mắc lỗi nữa

Trang 13

4.4 Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ thông qua các thời điểm trong ngày.

4.4.1: Thông qua trò chuyện.

Trò chuyện: Theo hình thức cả lớp, cá nhân Nội dung hướng trẻ vào nội

dung các chủ đề

Ví dụ: Trò chuyện về ngày 22/12 Tôi cho trẻ trò chuyện cùng chú bộ độiTrẻ lắng nghe và trao đổi thảo luận về công việc của chú bộ đội.Trẻ đặt câu hỏi

Con thưa chú, hàng ngày công việc của chú là gì ạ?

Con thưa chú tại sao quần áo của chú lại màu xanh mà quần áo của chú

bộ đội hải quân lại màu khác ạ?

Ngoài ra để lôi cuốn trẻ ở mỗi chủ đề tôi còn tạo ra các trò chơi ví dụ ở chủ

đề bản thân: Trò chơi: Tôi là ai ( cách chơi trẻ lên gắn những hình ảnh phù hợpvới khả năng và sở thích của mình để chia sẻ thông tin của bản thân với các bạn)

4.4.2: Thông qua hoạt động học:

+ Hoạt động học: Làm quen chữ cái, trò chơi chữ cái: Đây là hoạt động

rèn luyện cho trẻ khả năng nhận biết, và phát âm chuẩn 29 chữ cái Khi dạy trẻtôi xác định trẻ là trung tâm của mọi hoạt động, tôi thiết kế các hình thức đảmbảo vừa sức với trẻ, xen kẽ động tĩnh trong khi dạy nhằm thu hút trẻ, khắc sâu

đặc điểm cấu tạo chữ và cách phát âm chữ cái đã học Giáo án minh họa (phụ lục 4: ví dụ 1, ví dụ 2).

Hình ảnh trẻ trò chuyện cùng chú bộ đội

Trang 14

+ Hoạt động học làm quen văn học: Là hoạt động nhiều trẻ tỏ ra hứng

thú qua giọng kể và điệu bộ của cô Trẻ chú ý lắng nghe cô kể, trẻ thích đượctrao đổi về tính cách của nhân vật, được hòa mình vào nhân vật, được nói về

những gì lên làm và không lên làm của nhân vật Giáo án minh họa ( phụ lục 4).

+ Hoạt động học: “Khám phá khoa học”: “Tìm hiểu các loại quả”,

Tôi thiết kế hoạt động dưới hình thức “hội thi tài” Tôi cho trẻ là những bangiám khảo nhí, biết đưa ra ý kiến của mình để nhận xét về đặc điểm hình dáng,màu sắc của các loại quả.ớc đầu trẻ biết khẳng định kết quả của hội thi và biết

+ Hoạt động học: Thể dục: Trong giờ học tôi còn lồng ghép tích hợp

chữ cái gắn vào các chướng ngại vật, gắn chữ cái ở giữa vòng thể dục yêu cầutrẻ khi thực hiện phải phát âm to, rõ ràng và đúng mới được bật qua chướngngại vật đó, hay bật chụm và tách chân

+ Hoạt động học: Tạo hình: Vẽ về biển, tôi có chuẩn bị tranh ảnh khác

nhau về biển Cho trẻ quan sát, trẻ biết sử dụng từ ngữ khác nhau để nhận xétcảnh biển, ban ngày, khi về đêm, cảnh mọi người đi tắm biển Sản phẩm của trẻ

sẽ dùng để làm tranh ảnh cho trẻ kể chuyện sáng tạo

+ Hoạt động học: Giáo dục âm nhạc: Tôi sử dụng các dụng cụ âm nhạc

khác nhau như: xắc xô, trống, phách cho trẻ tham gia vào các trò chơi: nghetiếng hát đoán tên bạn, âm thanh phát ra từ đâu Nghe âm thanh đoán tên nhạccụ để rèn khả năng tai nghe cho trẻ

+ Hoạt động học: Làm quen với toán: Cung cấp cho trẻ khái niệm về

thời gian: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, cung cấp vốn từ: dài, ngắn, ít nhiều,cao thấp Tôi thường xuyên chú ý lắng nghe và kịp thời sửa sai cho trẻ

4.4.3 Thông qua hoạt động ngoài trời:

Tận dụng môi trường tự nhiên sẵn của trường Tôi gắn các típ chữ ở dướimỗi loại cây: như cây vàng anh, cây ngâu, cây hoa ngọc lan Khi cho trẻ quansát tôi hướng trẻ đến chủ thể để trẻ tự do trao đổi, thảo luận về đặc điểm của sựvật hiện tượng đó

Trang 15

Tôi còn sáng tạo các trò chơi: nhà thông thái, để rèn khả năng nói mạchlạc cho trẻ Tôi chia trẻ thành 2 đội, đội một sẽ nói tên cây, đội 2 sẽ trả lời vàlựa chọn hình ảnh phù hợp về đặc điểm của cây.

4.4.4: Thông qua hoạt động góc:

Tôi đã tích hợp nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở một sốgóc chơi như sau:

+ Góc phân vai: Cho trẻ chơi bán hàng, bác sĩ, chơi nấu ăn, cô giáo côtạo tình huống cho trẻ liên kết giữa các vai chơi:

Bác sĩ chuẩn bị dụng cụ ống nghe, kim tiêm, thuốc, băng bông Trẻ đóng làmbệnh nhân đến khám Bác sĩ vui vẻ hỏi han bệnh nhân Cháu bị làm sao? Sau

đó dùng ống nghe khám bệnh, dùng ngôn ngữ diễn tả bệnh cho bệnh nhân, kêđơn thuốc và nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc điều độ mỗi ngày

Cô bán hàng niềm nở mời chào khách mua hàng, giới thiệu, nói giá tiền từngmặt hàng biết trả tiền thừa cho khách cảm ơn khách hàng, người mua hàng nhẹnhàng hỏi giá các mặt hàng, biết dùng các thẻ số để trả tiền hàng

+ Góc học tập: Tôi xây dựng các bài tập, bé nối chữ cái đã học, dùng bảngchun học toán để sáng tạo chữ cái đã học, tôi sưu tầm tranh ảnh để trẻ kể truyệntheo tranh Chắp ghép tranh

+ Góc xây dựng: Tạo tình huống cho trẻ giải quyết khi xây dựng côngviên xanh, trường mầm non trẻ thảo luận phân vai và bắt tay vào công việc,liên kết với các vai khi chơi

+ Góc âm nhạc: in chữ cái bằng màu nước, in hình lá cây

+ Góc thiên nhiên: Biết phân công công việc cho bạn như: lau lá cây,tưới cây

Trang 16

Hình ảnh trẻ hoạt động góc 4.4.5 Thông qua hoạt động đi dạo, đi thăm:

Tôi tổ chức cho trẻ đi tham quan trang trại chăn nuôi gần trường Trẻđược thực tế quan sát các con vật nuôi như con gà, con vịt con lợn, biết dùngcác từ khái quát đặc điểm chung của con gà, con vịt ( có hai chân đẻ trứngthuộc nhóm gia cầm) trẻ được trò chuyện với bác chăn nuôi Trẻ biết đặtcác câu hỏi Biết chăm chú lắng nghe, không ngắt lời người lớn khi nghe bácnói Ví dụ trẻ đặt các câu hỏi:

Con thưa bác, bác tên là gì ạ? Bác đang làm gì vậy ạ? Thức ăn của con

lợn là gì hả bác? Con lợn này có đẻ được không bác?

Hình ảnh trẻ tham quan trang trại chăn nuôi

Sau mỗi lần tham quan tôi thường cho trẻ nhớ lại và kể sáng tạo thành câutruyện như: một chuyến tham quan trang trại, hay chuyến tham quan lý thú

Trang 17

4.4.6 Thông qua hoạt động lao động:

Trước khi trẻ thực hiện công việc tôi chia trẻ thành từng nhóm, giao chomỗi nhóm một công việc khác nhau Sau đó nhóm trưởng sẽ cho nhóm tự thảothuận, trao đổi phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm

Ví dụ: Nhóm 1: Nhặt lá cây

Nhóm 2: Thu gom vỏ sữa, thạch, kẹo

Nhóm 3: Bắt sâu, lau lá cây, tưới cây

Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để chia sẻ công việc với bạn, nhờ vậy vốn từcủa trẻ tăng lên, trẻ nói đúng ngữ pháp, và diễn đạt mạch lạc

4.4.7 Tổ chức ngày hội, ngày lễ

Giúp trẻ hiểu biết hơn về ý nghĩa và các hoạt động diễn ra trong ngày lễtôi thường cho trẻ xem bằng hình, cho trẻ được trải nghiệm các hoạt động trongngày lễ đó

Ví dụ: Tổ chức lễ hội mùa xuân: Tôi cùng trẻ chuẩn bị phông, những họa

báo, cành đào mai, lì xì, nguyên liệu gói bánh trưng Tôi tổ chức cho trẻ kể vềnhững hoạt động diễn ra trong ngày tết nguyên đán Cho trẻ thảo luận để sắp mâmngũ quả ngày tết, gói bánh, làm thiệp chúc mừng, trang trí cành đào mai, trẻ biếtchia sẻ niềm vui với bạn, biết giới thiệu về chiếc bánh mình vừa gói được Trẻđược tham gia vào các hoạt động văn nghệ như: múa hát mừng xuân, tham giachơi các trò chơi dân gian

Trang 18

Hình ảnh trẻ tham gia vào lễ hội mùa xuân 4.4.8: Thông qua hoạt động chiều:

Tôi lựa chọn nội dung hấp dẫn và tổ chức cho trẻ hoạt động dưới cáchình thức khác nhau theo chủ đề: Trò chơi phát triển ngôn ngữ, đóng kịch, kểchuyện sáng tạo, kể chuyện theo tranh, kể chuyện với đồ chơi yêu thích đểphát huy tính tích cực của trẻ

Ví dụ: Tôi chuẩn bị tranh ảnh về đồ dùng, đồ chơi cho trẻ sao chép chữ cái

Trò chơi: Hãy nói tiếp câu đúng của cô Tôi nói một đoạn sau đó trẻ chú

ý lắng nghe và nói tiếp câu đúng

Con gà, con vịt, con ngan, con ngỗng, con chim là những ( convật thuộc nhóm gia cầm)

Con trâu, con bò, con chó, con lợn ( con vậtthuộc nhóm gia súc)

Những con vật thuộc nhóm gia súc (có 4 chân

Trang 19

Ở hoạt động này tôi sử dụng các trò chơi “ miệng xinh”, để ôn luyệncủng cố các tiêu chuẩn trong ngày, trong tuần cho trẻ.

Ví dụ: Khi có khách đến nhà con phải ( chào hỏi lễ phép)

Khi mắc lỗi con ( con phải xin lỗi)

Khi thấy rác con ( con phải nhặt bỏ vào thùng rác) Khi trẻ nhận xét tôi chú ý lắng nghe và rèn ngôn ngữ nói cho trẻ, rèn chotrẻ khả năng mạnh dạn tự tin khi đứng trước đám đông

4.5 Sưu tầm sáng tác trò chơi, đồ chơi, thơ ca, hò vè, nhằm kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ.

Đồ dùng đồ chơi có tác dụng giáo dục rất cao đối với trẻ, với đồ chơi trẻđược vui chơi và học tập cùng một lúc Tôi sử dụng các hộp mì tôm, hộp bánh,sau đó cắt vuông góc, phía trên tôi để trống, cho trẻ trang trí và tạo thành nhữnggay để sách, những ngôi nhà có thiết kế cửa ra vào, từ những hộp sữa su su tôithiết kế thành các con vật Hàng ngày trẻ được vào góc học tập để kể truyệnsáng tạo, đọc sách, tranh ảnh, đặc biệt được tự tay sử dụng các con vật và đồdùng tự tạo để kể truyện như: câu chuyện về bạn mèo con,

Ngoài ra tôi nhận thấy những bài ca dao đồng dao luôn có sức hút đối vớitrẻ, tôi đã không ngừng nghiên cứu tài liệu sưu tầm các trò chơi phát triển ngônngữ, ca dao đồng dao, hay sáng tác những trò chơi mới những nội dung này được

tôi tích hợp trong những giờ như: hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời.Phụ lục 6

4.6 Phối kết hợp phụ huynh.

Phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường có vai trò quan trọng góp phầnphát triển toàn diện nhân cách cho trẻ Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiêncủa trẻ, và để trẻ được giáo dục theo chiều sâu từ gia đình đến nhà trường tôi đã

tổ chức các buổi họp phụ huynh học sinh trao đổi về đặc điểm tâm sinh lý củatrẻ, đồng thời hướng dẫn cha mẹ trẻ nuôi dạy con theo khoa học Khi tổ chứccác buổi chuyên đề: chuyên đề làm quen chữ cái, tôi mời phụ huynh tham gia

Trang 20

để phụ huynh biết được cách phát âm chuẩn các chữ cái và cách dạy trẻ theokhoa học

Tôi xây dựng góc tuyên truyền cho cha mẹ, thường xuyên thay đổi tranhảnh phù hợp chủ đề, tin tức nóng hổi về bệnh dịch, sức khỏe trẻ, những bài thơcâu chuyện, hay các bài ca dao, đồng dao sửa lỗi ngọng cho trẻ, các bài viết vềcách phát âm chữ cái giúp phụ huynh khi dạy trẻ không bị phát âm sai lệch

Tôi tổ chức các buổi đến thăm gia đình trẻ, trò chuyện hướng dẫn giađình xây dựng góc học tập riêng cho trẻ, vận động phụ huynh sưu tầm nhữngquyển truyện tranh, thường xuyên giao tiếp, đọc truyện cho trẻ nghe, phát huytính tích cực của trẻ, kích thích trẻ kể truyện sáng tạo

Thông qua giờ đón trả trẻ tôi trao đổi phụ huynh về tình hình của trẻ, tôivận động phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu, tham gia làm đồ dùng đồ chơicùng trẻ, trao đổi trò chuyện thảo luận về cách làm, cách sử dụng một đồ dùngnhư con rối, xúc xắc

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng tôi viết bài tuyên truyềntới phụ huynh về các hoạt động của trẻ ở lớp, ở trường như tham gia vào cáchội thi cô tài năng cháu khỏe ngoan, hội thi bé khỏe ngoan, chung tay bảo vệbiển đảo thân yêu Đó là sân chơi bổ ích giúp trẻ rèn luyện thể chất, thẩm mỹ,ngôn ngữ và hình thành nhân cách Tôi quay vi deo cho phụ huynh xem để phụhuynh nhận thức sâu hơn về phương pháp giáo dục học và chơi, chơi và họccủa trẻ ở trường mầm non

5 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.

5.1 So sánh đối chứng

Trên đây là một số biện pháp tôi đã chia sẻ với mục đích nâng cao chấtlượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi Sau khi thực hiện tôi đã thu đượckết quả:

Bảng 5: Kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên.

Số giáo viên Hiểu sâu sắc về nội

Trang 21

triển ngôn ngữ triển ngôn ngữ.

Thời gian Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Từ bảng trên ta thấy kết quả đáng khích lệ, số giáo viên hiểu sâu sắc vềvấn đề đã tăng lên rõ rệt từ 0% lên 100%, đặc biệt không có giáo viên chưahiểu đầy đủ và không hiểu về nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Bảng 6: Kết quả dự giờ của giáo viên.

Số lượng Tỷ lệ

Số lượng Tỷ lệ

Bảng 7: Kết quả khảo sát trên trẻ

Trang 22

Như vậy có thể nói việc áp dụng những biện pháp trên vào nâng caochất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ rất hiệu quả.

Bảng 8: Kết quả khảo sát của phụ huynh Thời gian khảo

5.2: Bài học kinh nghiệm:

Giáo viên luôn gương mẫu trong các hành động, lời nói của mình, linhhoạt sáng tạo trong khi dạy

Giáo viên phải xác định rõ mục tiêu- nội dung- mạng hoạt động của lĩnhvực giáo dục phát triển ngôn ngữ, sử dụng đa dạng các biện pháp nhằm pháttriển ngôn ngữ cho trẻ

Ngày đăng: 26/07/2016, 14:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chương trình GDMN được ban hành kèm theo thông tư số:17/ 2009/ TT/ - BGD ĐT ngày 25/ 7/2009 của Bộ trưởng bộ GD và ĐT Khác
3. Lí luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà xuất bản giáo dục đại học huế 2013 Khác
4. Giáo trình phương pháp phát triển lời nói cho trẻ nhà xuất bản đại học sư phạm Hà Nội Khác
5. Trò chơi tăng cường tiếng việt theo chủ đề nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Khác
6. Một số trang web.http//baigiang.violet.vn http//thuviengiaoandientu.vn Khác
7. Đồ chơi và trò chơi cho trẻ dưới 6 tuổi Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w