1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biên pháp giúp trẻ 5 6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái xây dựng theo hướng lây trẻ làm trung tâm tại lớp lá 1 trường mầm non

28 759 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Và tôi đã chọn đề tài“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái xây dựng theo hướng lấy trẻ làm trung tâm tại lớp lá 1 trường Mầm Non cư Pang” nhằm năng cao chất l

Trang 1

I Phần mở đầu:

1 Lý do chọn đề tài

Không có ngôn ngữ, việc giao tiếp hết sức khó khăn, nhất là đứa trẻ một sinh thể yếu ớt, rất cần sự chăm sóc, bảo vệ của người lớn Ngôn ngữ làm cho đứa trẻ trở thành một thành viên của xã hội loài người Nếu đối với người lớn, ngôn ngữ cần như cơm ăn, áo mặc, thì đối với đứa trẻ còn hơn thế nữa Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình khi còn rất nhỏ để người lớn có chăm sóc, giáo dục Là một điều kiện để trẻ tham gia vào mọi hoạt động hình thành nhân cách trẻ

Vì vậy việc hướng dẫn cho trẻ “làm quen chữ cái” là cơ hội để sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ thái độ, phát triển trí tuệ và kĩ năng làm quen với chữ cái Qua đó giáo dục tình cảm và phát triển tư duy mở rộng vốn hiểu biết của trẻ góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện, chuẩn bị cho trẻ 1 hành trang “tiếng Việt” vững chắc để trẻ bước vào lớp 1

Đa số trẻ ở lớp còn phát âm chữ cái sai nên việc hình thành và phát triển những kĩ năng cần cho việc phát triển ngôn ngữ còn hạn chế, trẻ hay phát âm sai chữ cái l thành n, chưa phân biệt được chữ cái s, x, đa số trẻ dân tộc thiếu số phát âm chữ ă thành ơ, nhằm tạo điều kiện phát âm chuẩn chữ cái là điều kiện cần thiết cho trẻ hoc tốt tiếng Việt là tiền đề học tốt các môn học khác để hình thành và phát toàn diện nhân cách trẻ

Nhận thức được tầm quan trọng đó trong năm qua bản thân tôi đã cố gắng thực hiện tốt học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp, cố gắng nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu nhất để truyền thụ đến trẻ sao cho trẻ lĩnh hội một cách nhẹ nhàng

thoải mái tránh được sự gò bó Và tôi đã chọn đề tài“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái xây dựng theo hướng lấy trẻ làm trung

tâm tại lớp lá 1 trường Mầm Non cư Pang” nhằm năng cao chất lượng giáo dục

trẻ

Trang 2

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Mục tiêu:

Tìm ra một số giải pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ học tốt môn

“Làm quen chữ cái” có hiệu quả như: kích thích tính sáng tạo, phát triển về trí tuệ và ngôn ngữ cho trẻ Thông qua đó nhằm phát huy tính tích cực chủ động

3 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp sư phạm giúp học tốt môn làm quen chữ cái theo hướng lấy trẻ làm trung tâm

4 Giới hạn của đề tài

Khuôn khổ nghiên cứu: Một số biện pháp sư phạm giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái theo hướng lấy trẻ làm trung tâm tại lớp lá 1 trường Mầm Non Cư Pang

- Đối tượng khảo sát: Trẻ lớp lá 1 trường Mầm non Cư Pang, huyện Krông Ana Đắk Lắk

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018

5 Phương pháp nghiên cứu:

a Phương pháp nghiên cứu lý luận:

- Tìm và nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến nội dung để trẻ làm quen chữ cái

- Điều tra, thu thập các thông tin từ thực tiễn lớp mình, tổng hợp và rút ra các kinh nghiệm giáo dục

b Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Thử áp dụng các giải pháp vào hoạt động làm quen chữ cái

Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động làm quen chữ cái của trẻ ở lớp

Trang 3

Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên, và cha mẹ trẻ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên, đồng nghiệp

c Phương pháp thống kê toán học:

Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát trên 26 trẻ tại lớp lá

1, trong đó có 17 em là nữ và thống kê về môn làm quen chữ cái để nắm bắt khả năng nhận thức của từng cá nhân trẻ

II Phần nội dung:

1 Cở sở lý luận

Theo module 3 thì: Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có những đặc điểm khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn tuổi trẻ Việc nắm vững những đặc điểm này sẽ giúp cho người giáo viên có được kiến thức và kĩ năng tốt nhất trong quá trình hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ, đặt ra những phương pháp phù hợp, linh hoạt để đạt được những mục tiêu cho giai đoạn nền móng này

Làm quen chữ cái theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm giáo dục chỉ cho chúng ta thấy trẻ được học một cách tự nhiên, bắt đầu bằng những hoạt động gần gũi và có ý nghĩa với trẻ Để dạy trẻ làm quen chữ cái cần có sự thay đổi cách tổ chức hoạt động trong môi trường chữ cái và ngôn ngữ nói một cách phong phú Hoạt động làm quen với chữ cái có vị trí quan trọng trong việc giáo dục trẻ phát triển toàn diện

Thực tế đối với bộ: Làm quen chữ cái là môn rất quan trọng đối với trẻ Mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế

mà việc dạy trẻ làm quen chữ cái giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ, Ngôn ngữ của trẻ tiến bộ nhanh hay chậm tùy thuộc vào điều kiện sống, mối quan hệ giao tiếp với người xung quanh, trẻ 5-6 tuổi là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất

cả mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động

Trang 4

bằng đôi chân, đôi tay của mình tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen, kể cả thói xấu, trách nhiệm hình thành nhân cách cho trẻ tất cả thuộc

về cô giáo Mầm Non tạo nên nền tảng vững chắc, là chặng đường khôn lớn của trẻ Đặc biệt là nhận biết chữ cái và phát âm chuẩn, hoàn thiện tiếng Việt, phát triển bộ máy phát âm

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Việc cho trẻ làm quen chữ cái hiện nay chưa mang lại kết quả như mong muốn, những biện pháp đã sử dụng trước đây như tạo môi trường, tích hợp lồng ghép, thông qua hoạt động vui chơi chưa đạt hiệu quả cao, các phương pháp còn mang nặng tính một chiều những yếu tố khách quan khác làm cho thực trạng của

đề tài còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc cho trẻ làm quen chữ cái

Ngày từ đầu năm học, tôi được phân công, tiếp nhận lớp lá 1, bản thân tôi

đã chủ động kiểm tra, khảo sát trên 26 trẻ tại lớp lá 1, trong đó có 17 em là nữ và dân tộc 12 Êđê thống kê về môn làm quen chữ cái để nắm bắt khả năng nhận thức của từng cá nhân trẻ cụ thể như sau

Nội dung khảo sát Số lượng Tỉ lệ Trẻ hứng thú học phát âm đúng chữ cái 4/26 15 % Trẻ có tham gia vào giờ học, phát âm chưa đúng chữ cái 13/26 50 % Trẻ không thích tham gia vào giờ học, chưa nhận biết và

Nguyên nhân khách quan:

Ưu điểm: Được sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh và đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của bộ phận chuyên môn Phòng giáo dục và đào tạo cũng như Ban giám hiệu nhà trường đầu

Trang 5

tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, các chị em bạn bè đồng nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ tôi hoàn thành tốt công tác của mình

Được sự đầu tư của công ty DakMan trường có cơ sở vật chất đầy đủ Có phòng học rộng rãi thoáng mát, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ đầy đủ

Hạn chế: Trường Mầm non Cư Pang đóng tại địa bàn buôn Knul Xã Ea bông thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Krông Ana Buôn Knul 100% là dân tộc Êđê trình độ dân trí thấp, chưa đảm bảo được mức sống cho người dân

Đa số người dân chưa có nhận thức đúng mức về việc cho trẻ đến trường và tầm quan trọng của việc cung cấp vốn chữ cái Do đó chưa có sự quan tâm đến con

em mình, sự phối hợp với nhà trường còn hạn chế Hầu hết các cháu chưa đến trường, các cháu còn rất bỡ ngỡ với tất cả các hoạt động, đặt biệt là môn làm quen chữ cái

Nguyên nhân chủ quan:

Ưu điểm: Là một giáo viên trẻ đầy nhiệt huyết thường xuyên học hỏi bạn

Cha mẹ trẻ thường cho trẻ lên rẫy cùng, không cho trẻ đến lớp theo đúng

độ tuổi, các hộ gia đình cách xa nhau làm hạn chế quá trình giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh, bên cạnh đó trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa tự tin vào bản thân

Trang 6

3 Nội dung và hình thức của giải pháp:

a Mục tiêu của giải pháp:

Từ những nguyên nhân, các yếu tố thực trạng nêu trên tôi lựa chọn các giải pháp biện pháp phù hợp Những giải pháp biện pháp đó nhằm mục đích giúp trẻ biết học tốt môn làm quen chữ cái theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, kích thích sự hứng thú, sáng tạo trong quá trình trẻ tham gia hoạt động làm quen chữ cái

Lựa chọn các biện pháp, giải pháp phù hợp sẽ giải quyết được vấn đề khó khăn khi trẻ làm quen chữ cái, từ đó giáo viên biết cách giáo dục và rèn luyện, bồi dưỡng hoàn thiện các khía cạnh nhân cách cho trẻ

Khi áp dụng những biện pháp này thành công sẽ mang lại kết quả sau:

Trẻ phải nắm được kĩ năng phát âm đúng và thành thạo 29 chữ cái phân biệt được chữ cái khó như: l, n, x, s, p, q, v, y…phát âm đúng 29 chữ cái từ đó trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực, phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn trong mọi hoạt động

Cha mẹ học sinh thấy được sự thay đổi của con em mình, từ đó có sự phối hợp tốt hơn giữa nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh để công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:

* Biện pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, lên kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm:

Muốn biết được các đặc điểm tâm sinh lý cũng như ngôn ngữ của tất cả trẻ trong lớp, trước hết người giáo viên cần có một thời gian dài để tìm hiểu trẻ

Việc nắm bắt tâm lý của trẻ cũng rất quan trọng, giúp giáo viên hiểu được trẻ thích hay không thích việc học môn làm quen chữ cái, từ đó có phương pháp tiếp cận, giáo dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ

Trang 7

Qua theo dõi trò chuyện với trẻ, và trong quá trình trao đổi với phụ huynh

về tình hình sức khoẻ của trẻ, tôi đã nắm được đặc thù của lớp mình, lớp 50% học chậm ví dụ; từ đầu năm nhận lớp qua 1 vài buổi học, tôi đã nắm được tình hình học tập môn làm quen chữ cái của trẻ, trẻ lớp tôi rất nhút nhát, không thích

đi học, trẻ đồng bào dân tộc êđê chiếm 46%, có trẻ lần đầu tiên đi học lớp lá, chưa qua lớp nhà trẻ, lớp mầm, lớp chồi, nhiều trẻ vẫn chưa biết phát âm các chữ cái, hầu hết các em đều trả lời rằng không thích học chữ cái vì …Bên cạnh

đó, một số em muốn học chữ cái nhưng lại nhưng bố mẹ lại không biết cách dạy

dỗ con học chữ cái, hỏi thì bố mẹ quá bận nên không có thời gian chỉ bảo Việc này khiến các em sợ hãi, sinh ra tâm lý chán không muốn học chữ cái

Từ những đặc điểm tâm lý đó, bản thân nhận ra rằng: để trẻ yêu thích việc học môn làm quen chữ cái, thì việc lựa chọn biện pháp dạy xây dựng theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là rất quan trọng Tôi luôn cố gắng làm cho trẻ cảm thấy việc học chữ cái trở nên thú vị, bằng cách chuẩn bị nhiều phương pháp khác nhau hấp dẫn…Từ đó từng bước khắc phục tình trạng không muốn học chữ cái của trẻ

Bên cạnh đó, tôi đã trao đổi với phụ huynh cần phải bình tĩnh chứ không nên nóng vội, quát mắng vì điều này chỉ làm cho trẻ sợ sệt thêm mà thôi Cần phải động viên con hoặc bày ra những trò chơi trong quá trình dạy trẻ học làm quen chữ cái, sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú và say mê với hoạt động học chữ cái mỗi ngày

Lứa tuổi 5-6 tuổi trẻ đã phát âm tốt hơn, rõ nhưng vẫn còn phát âm sai những chữ cái khó như; x, s, phát âm chữ l thành chữ n, phát âm sai d, đ, trẻ phát

âm hay nhầm chữ p, q, e, ê, a, ă, â

Đặc điểm vốn từ: Vốn từ của trẻ tăng nhanh khoảng 1500- 2000 từ Danh

từ và động từ ở trẻ vẫn chiếm ưu thế Tính từ và các loại từ khác trẻ đã sử dụng nhiều hơn.( Trích BDTX mônđun 3)

Khi trẻ làm quen chữ cái, tôi thấy vốn hiểu biết của em còn ít, đặc biệt trẻ rất nhầm lẫn khi phát âm các chữ cái có tiếng gần giống nhau Mặt khác khả năng phân tích của trẻ gặp rất nhiều khó khăn như phân tích chữ cái, so sánh chữ cái nên tôi gắng tìm hiểu nhiều biện pháp để tiết dạy “LQCC” đạt hiệu quả cao

Trang 8

hơn từ đó nâng dần tính khám phá tự học sáng tạo cho trẻ Chính vì vậy ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch theo dõi và lựa chọn các nội dung luyện tập phù hợp với tình hình thực tế cho lớp tôi

Lập kế hoạch giáo dục 35 tuần/năm lấy trẻ làm trung tâm đảm bảo mỗi trẻ đều được hoạt động làm quen chữ cái tích cực sáng tạo:

Bản thân tôi cần xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, đồ dùng, đồ chơi, học liệu, thời gian, đia điểm phù hợp với, nhu cầu, khả năng của trẻ Linh hoạt thay đổi nội dung, phương pháp, đồ dùng, đồ chơi…khi hoàn cảnh thay đổi

Ví dụ: Như lên kế hoạch dạy giáo án điện tử không may ngày đó cúp điện thì tôi phải linh hoạt thay đổi dạy với đồ dùng, đồ chơi thực tế để xử lý tình huống, bản thân tôi phải lên kế hoạch hai phương án sẵn sàng

Bản thân là người lập kế hoạch năm, chủ đề, học kỳ, tháng, tuần ngày Chú trọng nhất vào kế hoạch giáo dục tuần, ngày Lên kế hoạch luôn bám vào chương trình khung với bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi và bộ công cụ đánh giá chuẩn phát triển trẻ năm tuổi, phát triển 4 lĩnh vực, 28 chuẩn, 120 chỉ số, đưa vào 13 tiêu chí 34 chỉ số lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non, dựa vào tình hình thực tế của lớp mình, để lên kế hoạch đón đầu sự phát triển của trẻ

Ví dụ: Cô phải nắm tình hình học tập của từng cá nhân trẻ, như vào chủ

đề gia đình giáo viên lên kế hoạch dạy chữ cái a, ă, â mà nhiều trẻ ở nhà trẻ đã nhận biết chữ i, t, c thì cô phải có từng phương pháp dạy để phù hợp, phân loại trẻ ra từng góc có kế hoạch mục tiêu cao thấp khác nhau từng nhóm trẻ

Yêu cầu của tiêu chí 3 Kế hoạch giáo dục năm học có dự kiến chủ đề, thời gian thực hiện phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện thực tế của vùng miền, địa phương, trường lớp của lấy trẻ làm trung tâm và bấm chuẩn 91 thì:

Ví dụ: Như chủ đề gia đình lên chữ cái a, ă, â Thì nội dung phải hoàn thành thuộc chữ cái a, ă, â trong các hoạt động, hoạt ngoài trời, hoạt động góc…

Lời nói của giáo viên cần phải chuẩn mực, nói diễn cảm, rõ ràng, giải thích nghĩa của từ khó giúp cho trẻ hiểu, nhớ và vận dụng được để trẻ học chư cái Để đẩy mạnh sự phát triển khả năng vận động các cơ quan phát âm cần tập cho trẻ các bài tập luyện cơ quan phát âm thích hợp

Trang 9

Khi trẻ đã có một số lượng chữ cái phong phú trẻ sẽ tự tin hơn trong mọi hoạt động

* Biện pháp 2: Tạo môi trường và đồ dùng đồ chơi mở cho trẻ hoạt động với làm quen chữ cái theo hướng lấy trẻ làm trung tâm

Những gì đẹp mới lạ đẹp mắt hấp dẫn gây được sự chú ý của trẻ, vì thế việc tạo môi trường làm quen chữ cái rất cần thiết để làm nổi bật bộ môn làm quen chữ cái nên môi trường có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục trẻ Để trẻ được làm quen với chữ cái ở mọi lúc mọi nơi mọi góc trong và ngoài lớp, tôi luôn tạo môi trường thật đẹp để cuốn hút trẻ Kể cả môi trường trong lớp và ngoài lớp làm sao để trẻ được tắm trong môi trường chữ viết

Tạo môi trường cho trẻ hoạt động bên ngoài đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ học bằng chơi, chơi mà học:

Ví dụ; Như tiêu chí 4 Có các góc khu vực hoạt động ngoài trời được quy hoạch, thiết kế phù hợp, an toàn, sạch đẹp, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động Tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi

Hình ảnh: Hoạt đông chơi có chữ cái ngoài trời

Trang 10

Ví dụ: Ở ngoài hiên lớp làm đồ dùng, đồ chơi, hình ảnh để trẻ rút ra các chữ cái để trẻ vừa học, vừa chơi

Hình ảnh: Bảng chữ rời cho trẻ vừa chơi vừa học chữ cái ở ngoài hiên

Tạo môi trường trong lớp cho trẻ hoạt động lấy trẻ làm trung tâm:

Ngoài việc xây dựng môi trường dạy chữ cái cho trẻ ở ngoài trời, giáo viên còn xây dụng môi trường làm quen chữ cái ở trong lớp theo hướng lấy trẻ làm trung tâm thì mỗi trẻ lĩnh hội kiến thức về chữ cái dễ nhất và thoải mái nhất

vì môi trường trong lớp vô cùng quan trọng trẻ được tắm trong môi trường chữ cái, tạo điều kiện cho trẻ học bằng chơi trẻ chơi mà học

Ví dụ: Dán chữ cái y, l vào cái ly xúc miệng, dán chữ cái a vào cái ca, khăn lau mặt của trẻ thêu chữ ă, gía đựng đồ của trẻ, kệ dép của trẻ dán các chữ cái

Có các góc cho trẻ hoạt động và được bố trí thuận tiện, hợp lý, linh hoạt,

dễ thay đổi, đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động vui chơi của trẻ, gồm 2 chỉ số, chỉ số 4, chỉ số 5

Tiêu chí 3 Có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt độn Trang trí lớp đảm bảo thẩm mĩ, thân thiện và phù hợp với nội dung, chủ đề giáo dục Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt, có thể cố định hoặc có thể di chuyển mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử đồ vật, đồ chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên

Trang 11

Ví dụ: Các góc tổ chức và hướng dẫn cho trẻ có thể tự trang trí các góc theo hình thức mở lấy trẻ làm trung tâm, Trẻ có thể lấy chữ cái ra và gắn vào tranh theo chủ đề

Hình ảnh trẻ tự trang trí làm góc bán hàng

Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn

Để tạo được hứng thú và sự sáng tạo cho trẻ trong giờ hoạt động môn Làm quen chữ cái tôi thường xuyên tìm tòi từ những tranh ảnh mô hình, vật thật đẹp về màu sắc tất cả đều có chữ viết hấp dẫn nhằm kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn

Trang 12

Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi lấy chữ theo yêu cầu

Tổ chức cho trẻ tự làm những quyển an bum, tranh có lồng ghép chữ cái

để treo góc nghệ thuật trong giờ hoạt động góc

Ví dụ: Từ những vật liệu phế thải như hộp sửa, chai nước rửa chén, bình nước, ly uống nước, chậu hoa ngày có các từ hoặc chữ cái…

Hình ảnh: Đồ dùng vật liệu phế thải có chứa chữ cái

Trang 13

* Biện pháp 3: Làm quen với chữ cái trong hoạt động chủ đích theo nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm

- Bản thân tôi khi tổ chức hoạt động chủ đích cho trẻ tôi luôn bám vào tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động học cho trẻ, luôn áp dụng 8 tiêu chí và 30 chỉ số trong hoạt động học của trẻ, mục đích yêu cầu phải phù hợp với trẻ, trẻ được trải nghiệm vào các hoạt động học, giáo viên chỉ là người trợ giúp, hướng dẫn, gợi ý cho trẻ, bản thân tôi cần có tác phong gần gũi trẻ ví dụ: có thái độ nhẹ nhàng, tình cảm, giao lưu ánh mắt thân thiện với trẻ, luôn mỉm cười với trẻ để thu hút sự chú ý của trẻ Luôn khuyến khích trẻ sáng tạo, luôn tạo tình huống cho trẻ vào bài học Giáo viên tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực, chú trọng hướng dẫn trẻ bằng phương pháp trải nghiệm, khám phá, quan sát, bắt chước, tưởng tượng, thử nghiệm, thực hành giao tiếp, giải quyết nhiệm vụ, học có hướng dẫn tương tác theo cá nhân, nhóm và cả lớp, thông qua chơi là chủ yếu

Với nguyên tắc động tĩnh xen kẽ phù hợp với chủ đề, ngoài ra để có hứng thú thì cô phải có nghệ thuật lên lớp ngôn ngữ diễn đạt ngắn gọn để hấp dẫn trẻ vào tiết học

Ví dụ: Trẻ làm quen với chữ cái “u, ư” chủ đề trong bác nông dân Trước tiên là cách vào bài đã gây sự hứng thú với video bừa ruộng trẻ đi quan sát dẫn dắt vào bức tranh có từ “bừa ruộng” chứa chữ cái u,ư Qua đó trẻ tri giác và hiểu rõ hơn về bác nông dân và đặc biệt là được đọc và làm quen từng chữ cái qua bức tranh trẻ hiểu rõ hơn và tăng thêm tính tò mò hấp dẫn với hình ảnh sinh động của giáo án điện tử Cô hướng cho trẻ tự phát âm phân tích chữ cái, trẻ chủ động tham gia rút chữ cái đã học, các trò chơi cá nhân tới cả lớp động tĩnh xen

kẻ với các đồ dùng hấp dẫn

Trẻ làm quen với chữ cái u, ư tôi vào bài để gây hứng thú trẻ thông qua trò chơi chiếc nón kỳ diệu để quay theo kim đồng hồ

Trang 14

Hình ảnh: Trò chơi vòng quay kỳ diệu nhận biết phát âm chữ cái cá nhân

Hình ảnh trò chơi động tạo con đường để ghép các nét thành chữ u, ư

Ngày đăng: 04/05/2018, 14:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non của Nguyễn Thị Ánh Tuyết – NXB Giáo dục 1994 Khác
2. Tài liệu hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường Mầm Non Khác
3. Tài liệu BDTX Năm 2013 gồm 44 mô đun( mô đun 3,mô đun 23) Bộ Giáo dục và Đào tạo) Khác
4. Tài liệu BDTX chu kỳ II cho giáo viên mầm non (2004-2007) do Nhà xuất bản Giáo Dục Khác
6. Tạp chí giáo dục mầm non, tranh ảnh, internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w