Đặc biệt là ở trường mầm non cũng như trong bất kỳ hoạt động nàocũng đều có các trò chơi nhằm mục đích ôn luyện và củng cố kiến thức cho trẻ.Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động
Trang 1NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học đồng dao
cho trẻ 5 – 6 tuổi
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Thuộc lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn
ngữ, cụ thể dạy trẻ 5 tuổi học đồng dao
3 Tác giả:
Họ và tên: Hoàng Thị Hồng Giới tính: Nữ
Ngày tháng/ năm sinh: 12- 11- 1977
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên 5 tuổi- Trường mầm non Hoa Thám,thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Điện thoại: 0986816534
4 Đồng tác giả.
5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Hoa Thám, thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương Số điện thoại: 03203930296
6 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường mầm non Hoa Thám, thị xã
Chí Linh, tỉnh Hải Dương Số điện thoại: 03203930296
7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất và thiết
bị đồ dùng dạy học, giáo viên, học sinh…
8 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Sáng kiến được áp dụng lần đầu
thử vào việc dạy trẻ 5- 6 tuổi học đồng dao năm học 2014- 2015
TÁC GIẢ
Hoàng Thị Hồng
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Trang 2
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến :
Với nhiệm vụ trọng tâm của cấp học đã đặt ra cho mỗi người giáo viên cần
phải tìm những phương pháp dạy học giúp trẻ đạt được hiệu quả giáo dục tốtnhất Hơn nữa, những năm gần đây, các trường mầm non đang hưởng ứng
phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà một trong
những nội dung của phong trào đó là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Vì vậy,dạy trẻ 5 – 6 tuổi học đồng dao theo tôi là rất cần thiết Bởi thực tế nhiều giáoviên chưa chú ý đến việc dạy trẻ học đồng dao, vốn kiến thức về đồng dao cònhạn chế Thời gian cho trẻ học thuộc các bài đồng dao chưa nhiều, tổ chức cáchoạt động còn mang tính hình thức Đồng dao sẽ góp phần giáo dục nhận thức,bồi dưỡng tình cảm cho trẻ giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo và hướng trẻ đếnvới truyền thống văn hoá dân tộc Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy
đồng dao trong trường Mầm non đã thôi thúc tôi thực thi đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học đồng dao cho trẻ 5 – 6 tuổi”.
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
- Điều kiện áp dụng sáng kiến: Có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị về
đồ chơi, đồ dùng dạy học cho trẻ Giáo viên có kiến thức về đồng dao, tổ chứclinh hoạt cho trẻ học đồng dao
- Thời gian: Tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến từ thời điểm tháng 9/
2014 đến tháng 2/2015
- Đối tượng: Tôi đã tiến hành điều tra, nghiên cứu đối tượng trẻ 5 - 6 tuổitại lớp mà tôi phụ trách
3 Nội dung sáng kiến:
Các biện pháp tôi đưa ra đảm bảo tính mới, tính sáng tạo đó là: Dạy trẻ họcđồng dao không những dạy trẻ thuộc lời mà còn là một trong những nội dung
thực hiện phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong
trường mầm non Mặt khác, đồng dao góp phần trong việc luyện phát âm và rèn
kỹ năng đọc cho trẻ Trong sáng kiến của mình tôi đã chỉ ra được thực trạng còntồn tại, trên cơ sở đó tôi đã xây dựng và đề ra các giải pháp như: Cung cấp kiến
Trang 3thức đồng dao cho trẻ Giới thiệu về đồng dao và đọc cho trẻ nghe đồng dao Tổ
chức dạy trẻ học đồng dao Dạy trẻ chơi trò chơi dân gian (đối với những trò
chơi có lời đồng dao) giúp trẻ hứng thú chơi các trò chơi dân gian và đọc thuộclời bài đồng dao Củng cố ôn luyện những bài đồng dao đã học theo chủ đề giúptrẻ dễ nhớ và thuộc các bài đồng dao đã học Tuyên truyền và phối kết hợp cùngphụ huynh cùng dạy trẻ học đồng dao
- Khả năng áp dụng sáng kiến: Tôi áp dụng trong trường mầm non đối vớitrẻ 5- 6 tuổi và có khả năng áp dụng ở các trường mầm non trong toàn thị xã
- Lợi ích của sáng kiến: Giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về đồng dao,hứng thú học đồng dao Giáo viên hiểu sâu hơn về đồng dao, có nhận thức đúngđắn về đồng dao và tổ chức dạy trẻ tự tin, linh hoạt, có hiệu quả
4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
- Về giáo viên: Việc vận dụng các biện pháp trên vào giảng dạy giúp chocác hoạt động diễn ra nhẹ nhàng, giáo viên gần gũi với trẻ tạo được mối tìnhcảm thân thiết giữa cô và trẻ, tạo được môi trường học tập thân thiện góp phầnvào thành công của tiết dạy, giúp giáo viên đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra
- Về học sinh: Chất lượng học tập của trẻ được nâng cao, trẻ học nắm đượckiến thức, kỹ năng và đọc diễn cảm một số bài đồng dao Đặc biệt, trẻ phát triển
tư duy, phát huy tính tích cực của trẻ Kích thích trẻ sự say mê ham học hỏi vàyêu thích khi đến trường Ngoài ra trẻ được hoà mình vào các trò chơi dân gianqua lời đồng dao mà trẻ biết Đồng dao đã góp phần hình thành nhân cách chotrẻ, cung cấp cho trẻ những tri thức về thế giới xung quanh mở ra cho trẻ mộtchân trời mới về nghệ thuật từ và qua đó còn là phương tiện quan trọng để pháttriển thể lực cho trẻ Điều đó càng khẳng định được việc dạy trẻ học đồng dao làrất quan trọng và cần thiết trong mỗi nhà trường
Trang 4MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Đồng dao là thơ ca truyền miệng trẻ em, được chia làm hai loại gắn với
công việc và gắn với trò chơi của trẻ em Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc
sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầuvui chơi Đặc biệt là ở trường mầm non cũng như trong bất kỳ hoạt động nàocũng đều có các trò chơi nhằm mục đích ôn luyện và củng cố kiến thức cho trẻ.Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và là nhucầu cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, tôi thấy việc dạy trẻ học đồng dao gắnvới tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết Nhưngtrên thực tế, nhà trường còn một số giáo viên chưa có nhận thức đúng đắn vềđồng dao, còn ngại trong việc dạy trẻ học đồng dao mà chỉ chú trọng đến cáchoạt động chính, vốn kiến thức về đồng dao còn nghèo nàn, thời gian tổ chứccác trò chơi dân gian cho trẻ còn hạn chế Là một giáo viên nhiều năm trực tiếpgiảng dạy, tôi thấy việc dạy trẻ học đồng dao gắn với trò chơi dân gian là rấtquan trọng vì trẻ mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo Các trò chơi dân giancủa trẻ phần lớn đều gắn với các bài đồng dao, có tác dụng bổ sung, làm rõ chứcnăng thẩm mỹ của đồng dao Ngược lại đồng dao có ý nghĩa và vai trò rất lớntrong trò chơi trẻ em, bởi thiếu nó thì trò chơi sẽ tẻ nhạt, vô vị Lời đồng daođóng góp quan trọng đến thực hiện quá trình giáo dục và hoạt động vui chơi củatrẻ, với những nhiệm vụ rất đa dạng: Giáo dục nhận thức, đức, trí, thể, mỹ; luyệnphát âm, cung cấp vốn từ, bồi dưỡng tình cảm Mặt khác, dạy trẻ học đồng dao
còn là một trong những nội dung thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường mầm non Điều đó chứng
tỏ rằng đồng dao đóng một vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu trong tròchơi dân gian và quá trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non
2 Cơ sở lý luận:
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của Đất nước.Chăm sóc giáo dục trẻ em là chăm sóc đến tương lai của cả một dân tộc Bởivậy, ngày nay các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ luôn băn khoăn đi tìm một
Trang 5phương pháp giáo dục trẻ em thực sự có hiệu quả Nhưng có lẽ, hầu như chúng
ta đã lãng quên một phương pháp giáo dục đầy hiệu quả mà chúng ta sẵn có; Đó
là kho tàng đồng dao và trò chơi trẻ em Chính vì vậy, dạy trẻ học đồng dao gắnliền với trò chơi dân gian là rất cần thiết được tổ chức cho trẻ chơi trong nhàtrường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ Đúng như PGS TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nói: “ Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu
những trò chơi” Đồng dao không đơn thuần mang lại cho trẻ được chơi những
trò chơi dân gian của trẻ con, mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc ViệtNam độc đáo và giàu bản sắc Đồng dao đang ngày càng mai một và quên lãng
Vì thế, giúp trẻ hiểu và quay về nguồn với các bài đồng dao và các trò chơi dângian là một việc làm cần thiết
Việc dạy trẻ 5 – 6 tuổi học đồng dao là một hoạt động mang tính giáo dụccao, nó đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, linh hoạt trong việc dạy trẻ học đồngdao Nội dung dạy trẻ học đồng dao thường được tích hợp vào các hoạt độngchăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày Để giúp trẻ có những kiến thức, kỹ năng thựchành chơi một số bài đồng dao phù hợp với khả năng của trẻ Điều quan trọnggiáo viên phải luôn tận tình dạy trẻ, hướng cho trẻ yêu thích học đồng dao.Nhưng làm thế nào? Để đưa các bài đồng dao đến với trẻ thực sự có hiệu quả,lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ, là một bài toán khó đối với cô giáo mầm non
Tương lai của đất nước bắt đầu từ thế hệ mầm non “Trẻ em hôm nay, thế giới
ngày mai” Vì vậy, dạy trẻ học đồng dao cũng là một vấn đề rất quan trọng và
yêú tố cần thiết không thể thiếu đối với trẻ mầm non trong thời đại mới Có thểkhẳng định rằng: Sự lựa chọn nội dung dạy trẻ 5 - 6 tuổi học đồng dao là cơ sởkhoa học để chúng ta nghiên cứu xây dựng đưa vào giảng dạy cho trẻ là hoàntoàn hợp lý và thể hiện tính khoa học hiện đại
3 Thực trạng dạy trẻ 5- 6 tuổi học đồng dao.
Trang 6- Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn Hướng dẫnlàm các tranh, các góc tuyên truyền về đồng dao và các trò chơi dân gian để trẻđược làm quen ở mọi lúc, mọi nơi
- Giáo viên đã nghiêm túc thực hiện tổ chức, tích hợp đồng dao vào giảngdạy các hoạt động hàng ngày của trẻ
- Phòng học rộng rãi thoáng mát và đầy đủ điều kiện để hoạt động Trườngluôn coi trọng đến việc tạo môi trường phong phú, hấp dẫn đối với trẻ
- Các lớp được phân tách các cháu có cùng độ tuổi Trẻ ngoan có nề nếp,hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập
- Nhận được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh trong việcchăm sóc, giáo dục trẻ
3.2 Khó khăn:
Thực tế ở trường mầm non “ đồng dao” chưa thực sự được chú trọng, vẫn
còn nhiều giáo viên chưa chú ý đến việc dạy trẻ học đồng dao và tổ chức cho trẻchơi các trò chơi dân gian Nguyên nhân là do nhiều giáo viên vốn kiến thức vềđồng dao, ca dao và các trò chơi dân gian còn hạn chế Một số giáo viên cònngại tổ chức các hoạt động về đồng dao và các trò chơi dân gian cho trẻ
- Việc dạy trẻ học đồng dao và tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân giancòn thiếu sự linh hoạt và tính sáng tạo cao
- Thời gian dành cho trẻ học thuộc các bài đồng dao chưa được nhiều, chủyếu chỉ được lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động
- Khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định của trẻ còn kém Trẻ nhanh thuộcnhưng lại chóng quên, hoặc dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tựrút ra khỏi trò chơi nếu không còn hứng thú
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình hay chocon nghỉ học tự do Một số trẻ nói ngọng, nói lắp chưa biết cách đọc diễn cảm,thiếu tự tin, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động tập thể
- Việc tìm kiếm những bài đồng dao mới phù hợp với từng chủ đề còn gặpnhiều khó khăn Có những bài đồng dao có nhịp điệu, trò chơi hấp dẫn trẻ thì nộidung lại không phù hợp với chủ đề giáo dục mà giáo viên đang thực hiện Nên
Trang 7giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chotrẻ làm quen với các bài đồng dao.
- Tài liệu nghiên cứu chưa thật phong phú
3.3 Đánh giá thực trạng chất lượng của học sinh.
Việc điều tra thực trạng là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết cho việcnghiên cứu Bởi vì, điều tra thực trạng sẽ giúp chúng ta thấy được những ưuđiểm và những tồn tại của những vần đề liên quan đến đề tài nghiên cứu Từ đógiúp người nghiên cứu định hướng được những vấn đề ta cần làm để có biệnpháp cụ thể phù hợp với thực tế, thực hiện có hiệu quả Chính vì vậy để thực thi
đề tài này tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về kết quả trẻ học đồng dao tại lớp
5 tuổi, kết quả đạt được như sau:
* Để tiến hành “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học đồng dao cho trẻ 5-6 tuổi” đạt kết quả tốt, tôi đã thực hiện khảo sát trẻ ở lớp tôi phụ trách
thời điểm đầu năm học 2014-2015 (tháng 9/2014) và kết quả đạt được như sau:
Nội dung đánh giá
Tháng 9 năm 2014
Không đạt yêu cầu
4 Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
4.1 Biện pháp 1: Cung cấp kiến thức về đồng dao cho trẻ:
Trang 8Xác định rõ yêu cầu cần đặt ra đối với việc dạy đồng dao cho trẻ qua nhữngkhái niệm đơn giản và gần gũi với trẻ Trước tiên, tôi giúp trẻ có những hiểu biếtban đầu về đồng dao Giải thích cho trẻ hiểu đồng dao là thể loại văn vần dângian, là bài ca của trẻ nông thôn thời xa xưa Lời của các bài đồng dao rất có ýnghĩa, rất gần với tập quán của thôn quê gắn liền với các con vật, cảnh vật gầngũi với trẻ nhỏ Đặc biệt đồng dao mang đến nhịp điệu, vần điệu rất cao Đồngdao mang lại ý nghĩa lớn lao trong việc phát triển vốn từ, cách phát âm đúng vàcách rèn luyện tư duy, lời đồng dao góp phần vào việc tổ chức chơi các trò chơidân gian cho trẻ… Mặt khác, giúp trẻ nhận biết được cách so sánh nối nói ngượcđặc trưng của đồng dao …
Cung cấp cho trẻ những kiến thức về mối quan hệ giữa động vật, thực vật,con người, thiên nhiên trong đồng dao giúp trẻ biết yêu thương những người gầngũi, bạn bè, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước thông qua một số bài đồng dao.Hình thành các thói quen cho trẻ trong học tập và vui chơi, có ý thức tronghoạt động tập thể Như vậy, qua những gì tôi đã cung cấp trẻ đã nắm được một
số kiến thức sơ đẳng ban đầu về đồng dao
4.2 Biện pháp 2: Giới thiệu cho trẻ biết đồng dao và đọc cho trẻ nghe đồng dao thể hiện ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt.
- Cô giới thiệu đồng dao cho trẻ bằng cách đọc cho trẻ nghe những bài đồngdao như “Lộn cầu vồng”, “Chi chi chành chành”, “Tập tầm vông”, “Nu na nunống”, “Tay đẹp”, “Con công hay múa” và kết luận: đó là những bài đồng daothường được đọc trong lúc chơi Ngoài những bài đồng dao trên còn có rất nhiềubài đồng dao Cô hỏi trẻ còn ai thuộc những bài nào khác, trẻ có thể đọc tênnhững bài được học và những bài trẻ biết Như vậy, bước đầu đã hình thành chotrẻ những biểu tượng sơ đẳng và biết một số bài đồng dao
- Đọc cho trẻ nghe đồng dao thể hiện ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt: Khi đọccho trẻ nghe đồng dao, tôi đọc diễn cảm thể hiện tình cảm về nội dung bài đồngdao đó, tôi luôn chú ý đọc đúng ngôn ngữ, rõ ràng, mạch lạc, đọc từ đầu đến hếtbài, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ…sao cho phù hợp với lời của bài đồng dao đểtruyền tải được nội dung của bài như: vui nhộn, hồn nhiên, vui tươi, dí dỏm, hài
Trang 9hước tới trẻ em Tôi chú ý đến tính chất nhịp điệu của bài, chú ý đến kết cấuvòng tròn của bài (nghĩa là đọc hết câu cuối của bài lại đọc tiếp câu đầu Cứ nhưthế vòng đi vòng lại không ngừng).
Xuống chơi với tôi
Có bầu có bạn
Có nắm cơm xôi
Có sao trên trờiÔng giẳng ông giăng Với biện pháp này giúp cho trẻ cảm nhận được tính chất, nhịp điệu và nghệthuật trong bài đồng dao trẻ đang được học, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái nhưngrất thu hút trẻ khiến trẻ phải chú ý lắng nghe và nhẩm theo cụm từ đầu cho đếnhết bài đồng dao Đây cũng là biện pháp thật sự thiết thực đối với trẻ
4.3 Biện pháp 3: Dạy trẻ học đồng dao (Phụ lục 1)
Tôi lựa chọn các bài đồng dao phù hợp với chủ đề, gần gũi với cuộc sống,với đặc trưng của vùng miền để dạy trẻ
Bước 1: Tôi tạo hứng thú vào bài cho trẻ, tôi dùng các thủ thuật để gây hứng thú cho trẻ như: cho trẻ chơi một trò chơi, giới thiệu một số hình ảnh hoặc
mô hình có liên quan đến nội dung bài đồng dao kết hợp trò chuyện cùng trẻ,sau đó tôi giới thiệu bài đồng dao
Bước 2: Trước khi đọc cho trẻ nghe bài đồng dao, tôi hỏi trẻ con nào thuộc
bài đồng dao rồi lên đọc cho cô và các bạn cùng nghe (nếu trẻ thuộc tôi gọi trẻ
lên đọc 1 lần) Sau đó tôi đọc cho trẻ nghe lần 2 diễn cảm kết hợp qua tranh ảnh
minh hoạ Khi đọc cho trẻ nghe cô chú ý đọc đúng rõ ràng, có vần, nhịp và phảiđọc hết bài với giọng điệu của bài
Bước 3: Tôi đàm thoại cùng trẻ về nội dung đồng dao theo các hình thức
như trò chơi (rung chuông vàng) hay đàm thoại qua các hình ảnh (ô cửa bí mật)
có nội dung bài đồng dao nhằm giúp trẻ hứng thú trả lời câu hỏi của cô nhiềuhơn Trong quá trình đàm thoại với những bài có nhiều từ khó trẻ không hiểu tôigiảng giải trích dẫn giúp trẻ hiểu sâu hơn
Bước 4: Dạy trẻ học thuộc đồng dao Tôi đọc cùng với trẻ toàn bài nhiều
lần, không nên dạy đọc từng câu, sẽ dẫn trẻ đến học vẹt
Trang 10+ Cho trẻ đọc nhiều lần đồng thanh theo cô (cả lớp cùng đọc) nhấn mạnhtính chất bài ca hoặc là vui tươi trong sáng, hoặc là dí dỏm, hài hước Với cáchđọc như thế, trẻ sẽ có hứng thú thích đọc và sẽ thuộc nhanh hơn.
Để thay đổi hình thức tiết học tôi cho trẻ đọc theo tổ nhóm, cá nhân Khi trẻđọc đồng dao tôi khuyến khích trẻ đọc bằng một số hình thức: trò chơi, đọc nối,đọc to nhỏ
Khi dạy trẻ học thuộc đồng dao tôi luôn chú ý sửa sai cho trẻ từng câu, chotrẻ đọc những từ khó trong bài
Bước 5: Đây là bước củng cố nhằm ôn luyện cho trẻ Tôi cho trẻ đọc củng
cố bài đồng dao 1- 2 lần sau đó cho trẻ hát hoặc vận động một bài hát có nộidung liên quan đến bài dạy hay tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian gắn với lờiđồng dao vừa học, nhằm giúp trẻ hứng thú ghi nhớ bài học sâu hơn
Ngoài dạy trẻ đồng dao trên tiết học qua hoạt động làm quen văn học, tôicòn cho trẻ đọc đồng dao ở mọi lúc, mọi nơi như đi dạo đi thăm, hoạt độngngoài trời…Những bài trẻ được học không thể nào quên vì được dạy trong quátrình có hệ thống, logic đúng phương pháp, có nghệ thuật thu hút trẻ và đạt hiệuquả như giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ, trí tuệ và cũng qua các trò chơi trẻ cònđược phát triển về thể lực rất tốt
4.4 Biện pháp 4: Dạy trẻ đọc đồng dao kết hợp chơi trò chơi dân gian (đối với những trò chơi có lời đồng dao ).
* Dạy cả lớp:
Lời đồng dao không thể thiếu khi chơi, các bài đồng dao luôn gắn với tròchơi nhất định Khi đọc cho cả lớp cùng nghe đồng dao, tôi kết hợp hướng dẫncách chơi cụ thể để hướng sự tập trung chú ý của trẻ, giúp trẻ đọc nhanh hơn
Ví dụ: Chơi “Chi chi chành chành”, một trẻ phải đưa tay xòe ra cho các bạn
khác đặt ngón tay trỏ vào Đọc hết câu “chầu gì chầu rụt”, ai không rút ngóntay trỏ ra thì bị thua
Với những trò chơi “ xỉa cá mè”, “ lặc lò cò” thì vừa đọc giáo viên vừachơi, cách kết hợp lời ca và trò chơi nhịp nhàng có thể gọi trẻ lên cùng để trẻ dễhình dung Với các hướng dẫn cụ thể như vậy, trẻ sẽ thuộc và dần dần có thểchơi tốt hơn
Trang 11Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ không baogiờ chỉ hùng hục thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơivừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó Các bài đồng dao đó khiến cho không khíchơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ýnghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ Ví dụ như: chơi
“Chi chi chành chành”, trẻ hát “Chi chi chành chành – Cái đanh thổi lửa – Conngựa chết trương – Tam vương ngũ đế…” Câu hát dường như chẳng có mạch ýnào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành Hay như chơi “Rảiranh” trẻ hát “Rải ranh – Bẻ cành – Hái ngọn – Chọn đôi” Cùng với lời háttrong trẻo là bàn tay rải những viên sỏi một cách khéo léo, tung viên cái lên,nhặt một hoặc hai viên con dưới đất, rồi lại giơ tay đỡ viên cái vừa rơi xuống.Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đó thuộc lời đồng dao Chính vìvậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân giantrước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: Hoạtđộng chiều, hoạt động ngoài trời…Khi trẻ đó thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức chotrẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú
và tích cực tham gia chơi
* Dạy trẻ học theo nhóm, theo cá nhân
Giáo viên cho trẻ đọc theo nhóm, để củng cố lại bài để trẻ dễ học cho trẻđọc thi đua giữa nhóm, đọc cá nhân để giúp trẻ tự tin độc lập Những trẻ kháctheo dõi và đọc tiếp hoặc nhận xét bạn, đây là biện pháp phát huy được tính tíchcực của trẻ
* Tổ chức thi đua, thi đọc nhanh, đọc tiếp nối từng câu:
Thi đua là biện pháp, động lực lôi cuốn trẻ, các em rất hứng thú và phấnkhởi, góp phần tích cực vào hoạt động của các em được thuận lợi Thi xem aiđọc nhiều bài đồng dao, đọc thuộc, đọc đúng, và kết hợp với nhóm bạn vừa đọc,vừa chơi Sau 1 tuần tôi tổ chức hình thức này để kiểm tra số lượng bài trẻ thuộc
và chơi trò chơi có tốt không Tôi chia trẻ thành 2 nhóm thi xem nhóm nào đọcthuộc được nhiều bài đồng dao và chơi trò ch¬i không lúng túng
Hình thức này trẻ thích và tích cực tham gia vào việc học đồng dao vàmuốn được thể hiện chính mình
Trang 12Với cách dạy trẻ đọc tiếp nối sẽ giúp trẻ có phản xạ nhanh mức độ tập trungchú ý hơn Cô có thể gọi từng trẻ để đọc từng câu theo vòng tròn 1 lượt.
“ Ông tiển ông tiênÔng có đồng tiềnÔng giắt mang taiÔng cài lưng khếÔng ra ngoài phố”
* Thi đua đọc thật nhanh những câu:
Bà ba béoBán bánh bèo
Bị bắt bỏ bóp
Ba bốn bậnBởi bướng bỉnh”
Hoặc câu: “Tháng năm nắng lắm” đọc nhanh có thể nhầm thành “Thángnang nắng lắm”
Từ những câu này không những gây tính hài hước cho trẻ, cô giáo cònphải chú ý sửa ngọng cho trẻ chữ “ n”, l”, từ đó rèn cho trẻ đọc nhanh các câuđúng, mạch lạc, nhận biết và phát âm chuẩn hơn với chữ cái n- l
4.5 Biện pháp 5: Củng cố ôn luyện những bài đồng dao đã học theo chủ đề.
- Đặc điểm, tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo khả năng chú ý và ghi nhớ có chủđịnh của trẻ còn kém Trẻ nhanh thuộc nhưng lại chóng quên, vì vậy, tôi thườngxuyên tổ chức ôn luyện cho trẻ bằng cách tích hợp, lồng ghép vào các hoạt độngtrong ngày (hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động chiều) và ở mọi lúc, mọinơi, dưới nhiều hình thức theo các chủ đề như: thông qua trò chơi để ôn luyện,thi hát các bài đồng dao về các con vật, hoặc yêu cầu trẻ tìm đọc nhanh các bài
đồng dao: Đồng dao miêu tả trò chơi; đồng dao núi về các mối quan hệ họ
hàng; đồng dao răn dạy cách cư xử; đồng dao khắc họa cảnh tiệc tùng, bắt vạ; đồng dao tường thuật sự oan ức hay nghịch lý; đồng dao trả đòn; đồng dao nói
Trang 13ngược; đồng dao trêu chọc; đồng dao cầu mong Mỗi chủ đề tôi lựa chọn các
bài đồng dao phù hợp để cho trẻ ôn luyện
Ví dụ:
* Chủ đề: Thực vật:
Trồng đậu trồng cà Hoa hòe hoa khế Khế ngọt khế chua Cột đình cột chùa Hai tay ôm cột Cây cam cây quýt Cây mít cây hồng Cành đa lá nhãn
Ai có chân ai có tay thì rụt
* Chủ đề gia đình: Tùng dinh tùng dinh
Con đẹp con xinhNhà gà mới nởNhư hoa mới trởNhư nghé sổ lồngNhư bưởi như bàngNhư cà ra nụ
Cho con ăn bụCho bú cho noCho mẹ khỏi loCho bà khỏi giậnCon ăn ba bậnCon lớn ba gang
Ra gánh việc làng
Ra lo việc nước
* Chủ đề: Động vật:
Trang 14Tiếng con chim ri
Gọi dì gọi cậu
Tiếng con sáo sậu
Gọi cậu gọi cô
Tiếng con cồ cồ
Gọi cô gọi chú
* Về chủ đề và các ca khúc đồng dao phổ biến ở làng quê :
Có rất nhiều các bài đồng dao phổ biến ở làng quê, mỗi bài đồng dao đềumiêu tả với các chủ đề khác nhau và có ý nghĩa đặc trưng của nó
+ Đồng dao trả đòn:
Cái cò mày mổ cái tômCái tôm quắp lại mà ôm cái còCái cò mày mổ cái trai
Cái trai quặp lại mà nhai cái cò
+ Đồng dao phản ánh quan hệ họ hàng:
Lúa ngô là cô đậu nành Đậu nành là anh dưa chuột Dưa chuột cậu ruột dưa gang Dưa gang cùng hàng dưa hấu Dưa hấu là cậu lúa ngô
+ Đồng dao răn dạy cách cư xử:
Cái bống là cái bống bangKhéo sẩy khéo sàng cho mẹ nấu cơm
Mẹ bống đi chợ đường trơnBống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròngChiều chiều con quạ lợp nhà
Con cu chẻ lạt, con gà đưa tranh
Mẹ ở nhà xẻ bớ nấu canh
Bỏ thơm cho ngọt, bỏ hành cho ngon
+ Đồng dao miêu tả trò chơi:
Trang 15Nhong nhong ngựa ông đó về Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn Một bầy trẻ nhỏ
Bịt mắt bắt dê
Dờ vấp bờ hồ Ngó kềnh bốn vó Mọi người cười rộ
Cố đuổi vùng quanh
+ Đồng dao khắc họa cản tiệc tụng, bắt vạ, chia chác:
Con cò chết rũ trên cây
Bồ cu mở lịch xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đàBao nhiêu cóc nhái nhảy ra ăn phầnChào mào thì đánh trống quânChim chích mặc quần vác mõ đi rao + Đồng dao tường thuật sự oan ức hay nghịch lý:
Con mèo xán bể nồi rangCon chó chạy lại mà mang lấy đòn;Tập tầm vông
Chị lấy chồng
Em ở góaChị ăn cá
Em mút xươngChị nằm giường
Em nằm đấtChị húp mật
Em liếm veChị ăn chè
Em liếm bát