1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trường mầm non

94 16,5K 195

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 256,8 KB

Nội dung

Với trẻ mầm non, 5 - 6 tuổi là độ tuổitrẻ đủ lớn để lĩnh hội những kiến thức và những kĩ năng giáo dục giớitính một cách đầy đủ nhất vì đây là độ tuổi “ trưởng thành” nhất của bậchọc mầm

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trẻ em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là khởi nguồn cho mọi

sự phát triển, quyết định đến sự hưng thịnh, sự tiến bộ của một đất nước.Mộtđất nước không thể vững mạnh, không thể sánh ngang với tầm phát triển củathế giới nếu những nhân lực tạo nên sự phát triển ấy yếu kém Bởi vậy, đầu tưcho giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu đối với mỗi quốc gia

Bậc học mầm non là bậc thang đầu tiên đưa trẻ tiến tới sự phát triển toàndiện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiêncủa nhân cách con người Đây cũng chính là bậc thang quan trọng nhất để trẻchuẩn bị cho chặng đường dài sắp tới Bởi thế việc giáo dục trẻ đúng cách vàtoàn diện ngay khi trẻ bước vào bậc học mầm non là việc làm vô cùng quantrọng và cần được quan tâm Những tác động giáo dục đúng đắn trong thời kìnày sẽ là những mảng màu đẹp tạo nên một bức tranh nhân cách toàn diện chotrẻ Để làm được điều đó ta không thể không quan tâm đến việc “giáo dụcgiới tính” cho trẻ.Ngay khi trẻ ra đời thông tin đầu tiên mà người ta muốn biếtthường là thông tin về giới tính: “trai” hay “gái” Ngay lập tức trẻ sẽ được đặtcho một cái tên phù hợp với giới tính đó, được chuẩn bị những đồ dùng phùhợp với giới tính và ngay bản thân trẻ cũng sẽ có những tò mò về chính giớitính của mình “Trẻ sẽ có những hành động đúng bắt đầu từ việc trẻ nhận thứcđúng về giới tính của mình Là một bé trai chứ không phải một bé gái vàngược lại”[9,tr.112] Như vậy ta có thể khẳng định tầm quan trọng của việcgiáo dục giới tính cho trẻ Nhận thức được điều này rất nhiều nước trên thếgiới đã chú trọng tới việc giáo dục giới tính cho trẻ ngay từ khi trẻ mới lànhững “bé mầm non”

Tại Anh, trẻ mầm non phải đươc giáo dục giới tính Điều này được quyđịnh cụ thể là khi trẻ 5 tuổi trẻ sẽ bắt đầu được học về giới tính như một mônhọc bắt buộc cho đến khi tốt nghiệp trung học cơ sở Bất kể là trường cônglập hay tư thục đều phải có môn học này Chính phủ yêu cầu điều này trongchương trình giảng dạy[11]

Trang 2

Tại Malaysia, trẻ em học giới tính từ khi lên 4 Malaysia là một trongnhững nước đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á thực hiện công tác phổ cập giáodục cho trẻ em từ năm 4 tuổi Chương trình học của các bé sẽ do Bộ phát triểnphụ nữ gia đình và cộng đồng, Bộ giáo dục, các chuyên gia và các tổ chức phichính phủ biên soạn[11].

Tại Thuỵ Điển, giáo dục giới tính cho trẻ thông qua truyền hình đượctriển khai từ năm 1942[11]

Tại Hà Lan: Cả nhà trò chuyện về giới tính trong bữa ăn thậm trí các vấn

đề về chuyển đổi giới tính, lưỡng tính hay đồng tính cũng được nói đến rấtnhiều ở quốc gia này[11]

Tuy nhiên ở Việt Nam, giáo dục giới tính vẫn là một vấn đề luôn bị

“né tránh” và được xem là “tế nhị”, thậm trí suy nghĩ này còn tồn tại ởngay cả các trường mầm non - nơi trực tiếp tổ chức các hoạt động giáodục cho trẻ.Điều này buộc chúng ta phải đặt ra một câu hỏi rằng: “Liệutrẻ đã được hưởng một sự giáo dục toàn diện và trọn vẹn” Giáo dục giớitính cũng là một đề tài được rất nhiều những nhà khoa học lựa chọn vànghiên cứu tuy nhiên cũng chưa có nghiên cứu nào về việc giáo dục giớitính cho trẻ cụ thể ở một độ tuổi Với trẻ mầm non, 5 - 6 tuổi là độ tuổitrẻ đủ lớn để lĩnh hội những kiến thức và những kĩ năng giáo dục giớitính một cách đầy đủ nhất vì đây là độ tuổi “ trưởng thành” nhất của bậchọc mầm non Vì thế em lựa chọn “Một số biện pháp giáo dục giới tínhcho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non” làmđề tài cho khoáluận của mình với hi vọng sẽ có thêm những hiểu biết về một vấn đềđang rất được quan tâm - giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6tuổitrong trường mầm non

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổitrong trường mầm non

4 Giả thuyết khoa học

Trang 3

Việc áp dụng một số biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6tuổi tại các trường mầm non sẽ góp phần tạo nên một môi trường giáo dụctoàn diện, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, góp thêmphần nhỏ vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ,tạo ra những thế hệtương lai đáp ứng những yêu cầu của xã hội.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non

- Nghiên cứu thực trạng việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổitrong trường mầm non

- Đề xuất một số biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổitrong trường mầm non

6 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Thông qua hoạt động học của trẻ trong trường mầm non, màtrọng tâm là hình thức “tiết học”

- Địa bàn nghiên cứu:Một số trường mầm non Huyện Kiến Thuỵ, Huyện

An Lão, Huyện Tiên Lãng Thành phố Hải Phòng

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Đọc tài liệu, khái quát hoá những vấn đề liên quan đến giáo dục giới tínhcho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:Phiếu anket, trao đổi, đàm

thoại, quan sát( Nghiên cứu thực trạng vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non)

7.3 Phương pháp thống kê toán học:Xử lí các số liệu nghiên cứu

8 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mục đích, kết luận, khuyến nghị khoá luận gồm 3 chương:Chương 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến giáo dục giới tính chotrẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non

Trang 4

Chương 2: Thực trạng của việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo

5-6 tuổi thông qua hoạt động học của trẻ trong trường mầm non

Chương 3: Một số biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6tuổi thông qua hoạt động học trong trường mầm non

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Trang 5

1.1 Một số công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Giáo dục giới tính là một đề tài nhận được rất nhiều sự quan tâm của cácnhà khoa học trong nước cũng như trên thế giới Có thể kể đến những côngtrình nghiên cứu cụ thể sau:

1.1.1.Trên thế giới

Ngay từ khi xuất hiện con người đã có nhu cầu nhận thức thế giới, trong đó

có cả việc nhận thức về chính bản thân mình Nhận thức về giới tính cũng là mộttrong số những vấn đề mà con người luôn muốn khám phá, tìm hiểu Chính bởiđiều này mà giáo dục giới tính luôn là một đề tài tốn rất nhiều giấy mực và côngsức của các nhà khoa học Đây không phải là một vấn đề mới, bằng chứng chođiều đó chính là rất nhiều những nghiên cứu về giáo dục giới tính đã đựơc bảo

vệ và công bố Thế nhưng những khám phá mới lạ về vấn đề này vẫn chưa baogiờ dừng lại, giáo dục giới tính vẫn là một đề tài nóng và là một mảnh đất màu

mỡ được cá nhà khoa học lựa chọn để nghiên cứu Xét về những nghiên cứukhoa học về giáo dục giới tính trên thế giới ta có thể kể đến như:

Wihelm Reich (24/3/1897-3/11/1957)- Một nhà khoa học nổi tiếngngười Úc)- đã khẳng định rằng: Việc giáo dục giới tính ở thời kì của ông làmột trò lừa bịp, tập trung vào sinh học trong khi che đậy sự kích thích, khêugợi, là cái mà các cá nhân tới tuổi dậy thì quan tâm nhất Reich thêm rằngviệc này khiến ông cảm thấy mơ hồ về cái mà ông tin là một nguyên tắc cơbản tâm lý học: “Rằng mọi lo lắng và khó khăn bắt nguồn từ các sinh lực tìnhdục không được thoả mãn”[6, tr.84]

Maccoby (một nhà khoa học nổi tiếng người Mỹ) khi nói về giáo dụcgiới tính ông lại đi sâu vào việc phân tích các nhận định truyền thống của cácnền văn hoá về giới tính Ông đã khẳng định rằng: rất nhiều những nhận địnhcủa các nền văn hoá về giới tính là không có cở sở thực tiễn cụ thể[2]

Nhận định của

1 Nữ giới có tính xã hội hơn

nam giới

Ở cả hai giới tính đề quan tâm như nhau đếnkích thích xã hội, đến đáp ứng các củng cố xã

Trang 6

hội và thu lợi ngang nhau khi học hỏi môhình xã hội Có những độ tuổi con trai dànhnhiều thời gian cho bạn hơn con gái.

2 Phụ nữ dễ bị lay chyển hơn

nam giới

Phần lớn các nghiên cứu về tính dễ bị laychuyển không chỉ ra sự khác biệt Tuy nhiên,đôi khi con trai dễ tiếp nhận những giá trịnhóm hơn con gái, mặc dù những giá trị nàyxung đột với giá trị của bản thân

3 Phụ nữ có sự tự đánh giá

thấp hơn nam giới

Hai giới rất giống nhau trong bình diện tựđánh giá trong suốt giai đoạn thanh thiếuniên Sự khác biệt sau này giữa hai giới tính

có lẽ là sự phản ánh của việc nam giới cónhiều tự do hơn và được khuyến khích giữvai phương tiện

4 Phụ nữ làm tốt những thao

tác đơn giản, lặp đi lặp lại,

trong khi nam giới nổi bật

trong những thao tác đòi hỏi

trí tuệ cao

Những bằng chứng đã thấy không ủng hộkhẳng định này Cả hai giới tính đều làm tốtthao tác học hỏi cơ bản lẫn thao tác trí tuệ cao

5 Nam giới lý trí hơn phụ nữ

Sự khác biệt về khả năng trí tuệ giữa hai giớitính rất nhỏ Họ không khác biệt nhau trongcác test về phân tích và lôgic

6 Phụ nữ không có động cơ

thành đạt

Không tồn tại một sự khác biệt nào cả Sở dĩtồn tại này tồn tại một cách dai dẳng vì haigiới tính hướng tới mục tiêu thành đạt kháchẳn nhau

Goldberg, một nhà khoa học khác của Mỹ, khi nghiên cứu về giáo dụcgiới tính ông đã lựa chọn vấn đề: “Tác động của quan điểm truyền thống đốivới sự khác biệt của giới tính” là đề tài của mình Ông đã nghiên cứu rất sâu

về tác động của những quan điểm truyền thống tới gia đình và nhà trườngcũng như đến suy nghĩ của chính những bạn trẻ về vấn đề giới tính Theo đóởcác gia đình, bố mẹ thường góp phần tạo nên sự khác biệt giới tính về nănglực và tự nhận biết của giới trẻ thông qua sự phân biệt đối xử giữa con trai vàcon gái Còn ở tại trường học, thầy cô cũng có niềm tin dựa trên mẫu giới tính

về khả năng của con trai và con gái trong những bộ môn khác nhau Đối với

Trang 7

chính các bạn trẻ khi đánh giá một vấn đề, ví dụ như đánh giá tác phẩm nàycủa ai, các bạn trẻ đều dựa trên nhận định rằngnhững tác phẩm được viết donam tác giả có chất lượng cao hơn các tác phẩm được viết do nữ tác giả[8].

1.1.2.Tại Việt Nam

Không chỉ trên thế giới, ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều những nghiêncứu về giáo dục giới tính:

Khi nghiên cứu về vấn đề giáo dục giới tính, bác sĩ Hồ Đắc Duy đã chỉ

ra rằng: Học được sự hoà hợp đó là mục đích của giáo dục giới tính Giáo dụcgiới tính là dạy cho người ta biết các bí quyết về sự hoà hợp giữa âm vàdương, biết các khái niệm thế nào là nam thế nào là nữ (giới tính), khái niệm

về tình dục và nhân cách, để cho con người phát triển một cách toàn diện.Giáo dục giới tính là một khoa học nghệ thuật dạy cho con người có đạo đức

và hành vi lành mạnh, xây dựng một nhân cách phù hợp với mong muốn của

xã hội và hình thành mối quan hệ có trách nhiệm trong tình bạn cũng nhưtrong tình yêu[10]

Trong cuốn “Tâm lý học phát triển”, tiến sĩ Nguyễn Văn Đồng khi nói

về giáo dục giới tính ông cho rằng: Giới tính là do di truyền tạo ra Có ba loạigiới tính: nam, nữ và lưỡng tính Ông nghiên cứu sâu về chuẩn mực vai giớitrong xã hội, những khác biệt tâm lí giữa các giới tính, nhận định truyền thốngcủa các nền văn hoá về giới tính cũng như sự tác động của quan điểm truyềnthống đối với sự khác biệt của giới tính[4]

Trong cuốn sách “Giáo dục giới tính cho trẻ em” của các tác giả Bùi ThịThơm – Nguyễn Thị Vân Anh – Phạm Mai Hương do NXB Văn Hoá ThôngTin đã chỉ ra sự cần thiết của việc giáo dục giới tính cho trẻ “Đó là một việclàm quan trọng, cần được quan tâm, không thể lảng tránh và ảnh hưởng đếntương lai của trẻ” đồng thời các tác giả cũng đã đưa ra một số những biệnpháp giáo dục giới tính cho trẻ như: Hãy là bạn của trẻ trước khi trở thànhmột nhà giáo dục trẻ, những điều trẻ muốn biết hãy để trẻ biết, sử dụng đồchơi để giáo dục giới tính cho trẻ, tất cả mọi người toàn xã hội hãy cùngchung tay giáo dục giới tính cho trẻ…[6, tr.56]

Trang 8

- Giáo dục giới tính:

+ Giáo dục giới tính là một thuật ngữ miêu tả việc giáo dục về giải phẫusinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản, quan hệ tình cảm,quyền sinh sản và các trách nhiệm tránh thai, các thái độ khác nhau của tìnhdục loài người Những cách giáo dục giới tính thông thường là thông qua cha

mẹ, những người chăm sóc, các chương trình trường học và các chiến dịchsức khoẻ cộng đồng [5, tr 83]

+ Giáo dục giới tính là dạy cho người ta biết các bí quyết về sự hoà hợpgiữa âm và dương, biết các khái niệm về tính dục và nhân cách, để cho conngười phát triển một cách toàn diện[6, tr 85]

- Biện pháp giáo dục giới tính:

Biện pháp giáo dục giới tính là cách thực hiện, cách tiến hành, cách thựchiện việc giáo dục giới tính[5, tr.35]

1.3 Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 5-6 tuổi

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ em lứa tuổi mầmnon Ở giai đoạn này những cấu tạo tâm sinh lí đặc trưng của con người tiếptục phát triển mạnh[7]

Về sinh lí:

- Về cân nặng: Trung bình mỗi tháng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tăng từ 100-150g

- Về chiều cao: Trung bình mỗi tháng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tăng từ 1-1,5 cm

- Hệ tiêu hoá của trẻ đã hoàn thiện, trẻ bắt đầu thay răng

Trang 9

- Các hành động của trẻ đã bắt đầu có sự khéo léo, linh hoạt Đã có sựphối hợp linh hoạt nhịp nhàng giữa các bộ phận trên cơ thể.

- Não của trẻ đạt khoảng 1250-1300g

- Khuynh hướng, nhu cầu, hứng thú, thị hiếu thẩm mĩ của trẻ ngày càng

mở rộng

- Hoạt động tư duy của trẻ ở lứ tuổi này tồn tại theo hai kiểu: Tư duytrực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng

1.4 Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.4.1 Một số tiêu chí đánh giá việc trẻ có những hiểu biết về giới tính

- Trẻ biết được giới tính của mình và của người khác

- Trẻ biết lựa chọn trang phục phù hợp với giới tính của mình

- Trẻ biết lựa chọn những trò chơi, vai chơi, đồ dùng, phù hợp với giớitính của mình

- Trẻ biết một vài sự khác biệt giữa mình và bạn khác giới (ngoại hình,trang phục, tính cách…)

- Trẻ biết phân biệt nơi sinh hoạt đúng với giới tính của mình

- Trẻ có những sở thích, ước mơ phù hợp với giới tính của mình

- Trẻ có những ứng xử phù hợp với bạn khác giới

- Trẻ biết vệ sinh, chăm sóc bảo vệ những bộ phận của cơ thể

1.4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non

- Gia đình:Gia đình chính là chiếc nôi chăm sóc và giáo dục đầu tiên củatrẻ Cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên của trẻ Trẻ mầm non là

Trang 10

những “con chim non” vô cùng non nớt, nó sẽ gãy cánh và không thể bay xanếu thiếu sự yêu thương, đùm bọc, chở che và giáo dục của gia đình Vì thếgia đình chính là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến sự giáo dục giới tính cho trẻ.Cha mẹ là những tấm gương, là người thực hiện và mang đến những bài học

về giới tính đầu đời cho trẻ[10]

- Giáo viên mầm non:Đối với trẻ mầm non, ngoài gia đình thì giáo viênmầm non có thể coi là người mẹ thứ hai của trẻ Thời gian thức chủ yếu củatrẻ là ở trường mầm non Giáo viên mầm non là người trực tiếp chăm sóc và

tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, hay nói cách khác giáo viên mầm non

là người chỉ đường, dẫn lối, định hướng cho những suy nghĩ ban đầu của trẻ

Vì thế giáo viên mầm non chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc giáodục giới tính cho trẻ ở trường mầm non, là người tổ chức các hoạt động giáodục giới tính cho trẻ ở trường mầm non, tuyên truyền phổ biến các biện phápgiáo dục giới tính cho trẻ, tạo điều kiện cho sự nhận thức về giới tính cho trẻmầm non

- Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mầm non: Trẻ mầm non chính là chủ thểtiếp nhận việc giáo dục giới tính Do đó những đặc điểm tâm sinh lí của trẻcũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đếnviệc giáo dục giới tính cho trẻ.Trẻ mầm non là lứa tuổi luôn ham thích, tò mò, mong muốn khám phá về thếgiới xung quanh Cơ thể trẻ có những sự nhanh nhạy đối với các sự vật, sựviệc, hiện tượng Những đặc điểm tâm sinh lí của trẻ sẽ là những điều kiệntiên quyết, tiền đề để thực hiện những biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ[4]

- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giáo dục giới tính cho trẻ: Để có thể tổchức tốt các hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ thì sự trang bị đầy đủ về cơ

sở vật chất là yếu tố mang tính quyết định Cơ sở vật chất chính là nhữngphương tiện mang giáo dục giới tính đến với trẻ Cơ sở vật chất ở đây làtrường mầm non, lớp học, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giáo dục, kinh phí

để tổ chức chương trình, ngày hội, ngày lễ, các hoạt động để giáo dục giớitính cho trẻ

Trang 11

1.4.3.Một số con đường giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.4.3.1 Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi

Vui chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ ở trường mầm non,là hoạt động chủđạo của trẻ mầm non Vui chơi chính là cuộc sống của trẻ

Hoạt động vui chơi là một trong những phương tiện giáo dục giới tính chotrẻ mẫu giáo Hoạt động vui chơi là phương tiện mở rộng, củng cố chính xác hoánhững biểu tượng của trẻ về giới tính Hoạt động vui chơi là phương tiện giúp trẻlĩnh hội tri thức mới Trong khi thực hiện các hành động chơi, thao tác chơi , trẻnhận ra được một vài đặc tính quen thuộc, một vài kiến thức về giới tính, cũng là

cơ hội để trẻ luyện tập những kiến thức về giới tính mà trẻ đã biết Giáo viênmầm non có thể giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua việc tổchức các trò chơi cho trẻ:

+ Trò chơi đóng vai theo chủ đề: Khi tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề,

cô cho trẻ nhập vào các vai chơi: Ông bà, bố mẹ, dì chú, chú thím, anh trai, chịgái, em trai em gái,…cho trẻ trải nghiệm những những vai chơi thông qua nhữnggiao tiếp, những ứng xử, những đồ dùng đồ chơi phù hợp với giới tính của mình.Khi trải nghiệm các vai chơi trẻ nhận biết được giới tính của vai chơi mình đangđảm nhận, trẻ nhận biết được giới tính của các vai chơi khác từ đó trẻ biết lựachọn đồ dùng đồ chơi phù hợp, có những hành động chơi phù hợp với giới tínhcủa vai chơi đó và có những ứng xử phù hợp với những vai chơi khác Điều đóhình thành ở trẻ những biểu tượng rõ ràng về giới tính cho trẻ

+ Trò chơi học tập: Trò chơi học tập thường được giáo viên tổ chức trongcác giờ học cho trẻ Giáo viên giáo dục giới tính cho trẻ thông qua các nhiệm vụchơi yêu cầu trẻ thực hiện, trong các trò chơi học tập khác nhau giáo viên có thểgiáo dục giới tính cho trẻ một cách khác nhau, cụ thể: Chia trẻ làm hai đội chơibạn trai và bạn gái để thi đua thực hiện một nhiệm vụ chơi cụ thể của trò chơihọc tập như thi đua nhặt lôtô hành động đúng, thi đua trả lời những câu đố ởtrong các ô cửa bí mật, thi đua hái quả,…, bạn trai thực hiện một nhiệm vụ chơikhác và bạn gái thực hiện một nhiệm vụ chơi khác nhau trong cùng một trò chơi

Trang 12

học tập ví dụ: Bạn trai hái quả màu xanh và bạn gái hái quả màu đỏ, bạn trai lấychiếc mũ lưỡi trai bạn gái lấy chiếc mũ vành, (giáo dục trẻ khả năng nhận biếtgiới tính của trẻ)

+ Trò chơi vận động: Khi tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ, giáo viên

có thể giáo dục giới tính cho trẻ thông qua các hình thức tổ chức: Chia đội bạntrai và bạn gái thi đua với nhau (Giáo dục trẻ khả năng nhận biết giới tính củamình và bạn khác), thông qua nhiệm vụ vận động giáo viên đặt ra cho trẻ: Bạntrai phải bật xa qua con suối màu xanh và bạn gái phải bật xa qua con suối màuvàng trong trò chơi vận động bật xa hái quả, bạn trai làm bánh xe to bên ngoài vàbạn gái làm bánh xe nhỏ bên trong trong trò chơi vận động bánh xe quay,…,thông qua các hành động chơi mà trẻ phải thực hiện để thực hiện các nhiệm vụvận động: Các bạn trai nắm tay nhau chạy thành 1bánh xe to bên ngoài, bạn nữnắm tay nhau chạy thành một bánh xe nhỏ bên trong trong trò chơi bánh xequay; bạn trai chạy lại và giật đuôi thằn lằn của bạn nữ đội khác trong trò chơivận động thằn lằn đứt đuôi,…

+ Trò chơi xây dựng: Khi tổ chức trò chơi xây dựng cho trẻ giáo viên cóthể giáo dục giới tính cho trẻ thông qua các chủ đề xây dựng giáo viên gợi ý chotrẻ thực hiện: Bạn trai xây dựng sân vận động đá bóng, bạn nữ xây dựng siệu thị,

…thông qua việc phân công nhiệm vụ cho trẻ trong trò chơi: Bạn trai làm cácbác thợ xây, bạn nữ giúp đỡ các bạn trai đi đến các cửa hàng mua các vật liệuxây dựng để các bạn nam xây dựng,…

1.4.3.2 Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua sinh hoạt hàng ngày

Chế độ sinh hoạt hàng ngày có ý nghĩa giáo dục giới tính đối với trẻ Do sựthường xuyên lặp lại các thao tác, các hoạt động trong một thời gian nhất định nênkhi kết hợp việc giáo dục giới tính trong sinh hoạt hàng ngày làm cho trẻ nắmđược những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo về giới tính Giáo viên có thể giáo dục giớitính cho trẻ thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày cụ thể trong các thời điểm:

Trang 13

+ Đón trẻ: Khi đón trẻ giáo viên có thể giáo dục giới tính cho trẻ thông quaviệc trò chuyện với phụ huynh về việc giáo dục giới tính cho trẻ, trò chuyện vớitrẻ về các vấn đề về giới tính hoặc các bài thơ, bài hát có nội dung giáo dục giớitính cho trẻ.

+ Thể dục sáng: Giáo viên có thể giáo dục giới tính cho trẻ thông qua việccho trẻ tập bài thể dục sáng với lời bài hát có nội dung giáo dục giới tính cho trẻnhư bài hát bạn trai bạn gái

+ Các giờ học: Giáo viên có thể giáo dục giới tính cho trẻ thông qua các giờhọc giáo dục giới tính cho trẻ như giờ học phát triển nhận thức tìm hiểu về bạntrai-bạn gái, thông qua việc lồng ghép giáo dục giới tính với các nội dung của cácgiờ học khác

+ Hoạt động ngoài trời: Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời giáo viên có thể tổchức các trò chơi vận động kết hợp với việ giáo dục giới tính cho trẻ: Trò chơi vậnđộng bánh xe quay (Các bạn trai nắm tay nhau làm bánh xe to bên ngoài, bạn gáinắm tay nhau làm bánh xe nhỏ bên trong), trò chơi thằn lằn đứt đuôi (Trẻ của độibên này phải quan sát thật nhanh để chạy thật nhanh và giật đuôi thằn lằn của mộtbạn khác giới của đội khác),…

+ Hoạt động chơi ở các góc: Giáo viên có thể giáo dục giới tính cho trẻthông qua nội dung chơi ở các góc: Góc gia đình (Trẻ đóng vai ông bà, bố mẹ, chịgái anh trai, em trai em gái,…trẻ thể hiện các vai chơi phù hợp với giới tính củamình), góc xây dựng (Bé trai xây dựng các sân vận động bóng đá, bé gái xâydựng siêu thị để bán hàng), góc nghệ thuật (bạn trai vẽ những đồ dùng của các bạntrai, bạn gái vẽ đồ dùng của các bạn gái),…

+ Ăn trưa: Trước khi trẻ ăn trưa giáo viên có thể tổ chức cho trẻ đọc lại cácbài thơ hoặc hát những bài hát có nội dung giáo dục giới tính mà trẻ đã được họchoặc giáo viên có thể cho trẻ làm quen với những bài thơ, những bài hát có nộidung giáo dục giới tính thông qua việc cho trẻ nghe những bài thơ những bài hát

đó trên máy tính

Trang 14

+ Ngủ trưa: Trước khi trẻ vào giấc ngủ giáo viên có thể cho trẻ nghe nhữngbài hát nhẹ nhàng có nội dụng giáo dục giới tính cho trẻ như: Bạn trai bạn gái, tianắng hạt mưa,…

+ Ăn quà chiều, hoạt động chiều: Trước khi trẻ ăn quà chiều, khi tổ chứchoạt động chiều cho trẻ giáo viên có thể tổ chức cho trẻ đọc lại các bài thơhoặc hát những bài hát có nội dung giáo dục giới tính mà trẻ đã được họchoặc giáo viên có thể cho trẻ làm quen với những bài thơ, những bài hát cónội dung giáo dục giới tính thông qua việc cho trẻ nghe những bài thơ nhữngbài hát đó trên máy tính

+ Trả trẻ: Khi trả trẻ giáo viên có thể giáo dục giới tính cho trẻ thông quaviệc trò chuyện với trẻ về giới tính hoặc các bài thơ, bài hát có nội dung giáodục giới tính cho trẻ, trao đổi với phụ huynh về những vấn đề giáo dục giớitính cho trẻ

Giáo dục giới tính thông qua sinh hoạt hàng ngày giúp trẻ lĩnh hội nhữngkiến thức mới và luyện tập những kiến thức đã được biết về giới tính của trẻ mộtcách thường xuyên, liên tục, tự nhiên và hiệu quả

1.4.3.3 Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ chức các ngày hội, ngày lễ

Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ đối với trẻ mầm non có ý nghĩa vô cùngquan trọng, góp phần không nhỏ vào việc giáo dục nói chung, giáo dục giớitính nói riêng và làm giàu cho tâm hồn trẻ thơ những tình cảm tốt đẹp Giáodục giới tính thông qua việc tổ chức ngày hội ngày lễ làm trẻ luôn hào hứng,vui mừng, phấn khởi khi tiếp thu những kiến thức về giới tính được lồng ghéptrong các hoạt động của ngày hội ngày lễ

Đặc biệt đây cũng chính là cơ hội tốt cho việc tuyên truyền, quảng báviệc giáo dục giới tính cho trẻ đến các lực lượng khác của xã hội như: phụhuynh trẻ, các cấp chính quyền địa phương,…tạo nên mối quan hệ thắt chặt

và tạo nên sự đồng nhất trong việc giáo dục giới tính cho trẻ Thông qua việc

Trang 15

tổ chức các ngày hội ngày lễ giáo viên có thể kết hợp việc giáo dục giới tínhcho trẻ:

+ Để chuẩn bị cho lễ hội, cô giáo cho trẻ luyện tập những bài hát hoặcnhững bài hát múa có nội dung giáo dục giới tính: Tia nắng hạt mưa, bạntrai-bạn gái,…

+ Kết hợp giáo dục giới tính cho trẻ trong các ngày hội, ngày lễ: Cho trẻchơi các trò chơi có nội dung giáo dục giới tính cho trẻ: Các trò chơi vận động

có kết hợp nội dung giáo dục giới tính (Thằn lằn đứt đuôi, bánh xe quay)trong ngày hội bé khoẻ-bé ngoan, các câu hỏi về giới tính để trẻ trả lời trongqua các phần thi trả lời câu hỏi của trẻ trong các hội thi,

+ Thông qua ngày hội ngày lễ giáo viên có thể tuyên truyền với phụhuynh về các nội dung giáo dục giới tính cho trẻ, phương pháp hình thức giáodục giới tính cho trẻ

1.4.3.4 Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động học

a/Khái niệm hoạt động học

Hoạt động học là quá trình tiếp thu tri thức và kĩ năng Người học tiếnhành hoạt động học nhằm lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội biến thànhnăng lực của bản thân tạo nên một cấu trúc tâm lí mới, năng lực mới[6]

Hoạt động học của trẻ mẫu giáo chính là quá trình giáo viên tổ chứchướng dẫn tạo điều kiện để trẻ lĩnh hội khám phá, tìm hiểu thế giới xungquanh còn trẻ là người tích cực chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng cần thiết choviệc học tập sau này của trẻ[6]

b/Đặc điểm hoạt động học của trẻ mẫu giáo

Hoạt động học tập nói chung mang tính bắt buộc nhưng hoạt động họccủa trẻ mẫu giáo không mang tính chất bắt buộc Lứa tuổi mẫu giáo là lứatuổi kì diệu Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới tựnhiên và xã hội[6]

Trang 16

Khác với người lớn trẻ học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức tiềnkhoa học (tri thức tiền khái niệm) trong trường mầm non theo phương châm

“chơi mà học, học mà chơi” Do vậy, chơi giữ vai trò là hoạt động chủ đạocủa trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non

Bên cạnh đó các yếu tố của hoạt động học tập cũng đã xuất hiện dù mới

ở dạng sơ khai Giữa hoạt động học tập và hoạt động vui chơi chưa có ranhgiới thật rõ ràng

Ngôn ngữ và tư duy là phương tiện rất quan trọng cho việc học của trẻ.Nhờ có ngôn ngữ và tư duy trong quá trình giao tiếp với mọi người xungquanh trẻ lĩnh hội, tiếp thu được các kinh nghiệm, trẻ biết cách kết hợp cáckiến thức mới vào vốn kiến thứ vốn có của trẻ để làm phong phú thêm hiểubiết của mình[9]

Trẻ rất cần sự hiểu biết, tôn trọng, sự khích lệ, ủng hộ của những ngườigần gũi như cha mẹ, anh chị, giáo viên, bạn bè Cần có sự cân bằng giữa cáchoạt động do trẻ lựa chọn và do giáo viên lên kế hoạch hướng dẫn

c/ Giáo dục giới tính cho trẻ thông qua hoạt động học

Việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động học là conđường giải quyết tập trung nhất những vấn đề nhận thức của trẻ Việc giáo dụcgiới tính cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động học được tiến hành thông quahai hình thức: hoạt động học trên tiết học và hoạt động học mọi lúc, mọi nơi.Việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động học của trẻmẫu giáo thông qua tiết học là hình thức giáo dục giới tính cho trẻ thông quacác tiết học có chủ đích, học dưới sự hướng dẫn, gợi mở và điều khiển củagiáo viên, trẻ là chủ thể tích cực tham gia hoạt động học tập Hoạt động họctập có kế hoạch theo chủ định của giáo viên giúp trẻ hệ thống và chính xáchoá dần những biểu tượng mà chúng lĩnh hội được trong cuộc sống hàng ngày

và trong các hoạt động tự do của chúng ở trường mầm non Trẻ học qua việc

sử dụng tất cả các giác quan của chúng, qua nhiều trải nghiệm phối hợp cácgiác quan Việc giáo dục giới tính cho trẻ thông qua hình thức tiết học được

Trang 17

giáo viên tổ chức nhằm cung cấp một cách có hệ thống, chính xác, rõ ràngnhững kiến thức về giới tính mà giáo viên xác định cần mang đến chotrẻ.Giáo viên có thể giáo dục giới tính cho trẻ thông qua hình thức tiết họcbằng cách xây dựng các tiết học giáo dục giới tính chuyên biệt hoặc lồngghép nội dung giáo dục giới tính trong tất cả các giờ học khác Xây dựng cáctiết học giáo dục giới tính chuyên biệt cho trẻ là việc giáo viên xây dựng mộttiết học với nội dung trọng tâm là giáo dục giới tính cho trẻ, trong tiết học đógiáo cung cấp cho trẻ những kiến thức và kĩ năng về giới tính: Đặc điểm bạntrai, đặc điểm bạn gái, nhận biết giới tính của mình, nhận biết giới tính củangười khác, sự khác biệt giữa bạn trai và bạn gái, cách chăm sóc giữ gìn vệsinh thân thể,…Lồng ghép nội dung giáo dục giới tính trong tất cả các giờ họckháclà việc giáo viên kết hợp các kiến thức và kĩ năng giáo dục giới tính chotrẻ với nội dung của tiết học nhưng vẫn không làm mất đi trọng tâm của tiếthọc.Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo thông qua các tiết học là hình thứcquan trọng để mang đến cho trẻ những kiến thức chính xác và phong phú vềgiới tính cho trẻ mầm non.

Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo thông qua hình thức học tập mọi lúcmọi nơi: Việc học của trẻ khác với hoạt động học của học sinh, trẻ có thể họcmột cách ngẫu nhiên ở mọi lúc mọi nơi, thông qua tất cả các hoạt động khácnhau: Hoạt động vui chơi, hoạt động ngày hội ngày lễ, hoạt động giao tiếp,thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày….Trẻ mẫu giáo có thể học mọi lúc,mọi nơi, chúng tiếp thu kiến thức, kĩ năng qua chơi, qua giao tiếp, qua sự trảinghiệm và khám phá thế giới xung quanh Đây chính là “học mà chơi, chơi

mà học của trẻ mầm non”[12]

Khi giáo dục giới tính cho trẻ thông qua hoạt động học giáo viên mầmnon có thể giáo dục trẻ các bộ phận trên cơ thể của trẻ, những đặc điểm vềgiới tính của mình, điểm khác biệt giữa bé trai và bé gái, những ứng xử phùhợp với bạn khác giới, phân biệt những nơi sinh hoạt phù hợp với giới tính,trang phục của bạn trai, bạn gái,…Những nội dung này được giáo viên thực

Trang 18

hiện thông qua việc xây dựng các chủ đề giáo dục giới tính, lồng ghép trongcác chủ đề khác, cho trẻ luyện tập những nội dung trẻ đã được học mọi lúcmọi nơi,…

Có rất nhiều con đường để giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo nhưnggiáo dục giới tính cho trẻ thông qua hoạt động học là con đường hiệu quả nhất

vì hoạt động học là hoạt động giải quyết tập trung nhất những vấn đề về nhậnthức cho trẻ

Tiểu kết chương 1

Giáo dục giới tính là một đề tài được nói đến rất nhiều trong các nghiêncứu của các nhà khoa học Mỗi nhà khoa học cho ta một góc nhìn, một khíacạnh khác về vấn đề giáo dục giới tính Những luận điểm và những khám phácủa các nhà nghiên cứu sẽ là những công cụ đắc lực hỗ trợ cho những nghiêncứu tiếp theo về vấn đề giáo dục giới tính

Những đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cùng những yếu tốảnh hưởng đến sự giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo sẽ là những căn cứ đểxây dựng những biện pháp có tính khả thi cao, góp phần vào việc mang lạinhững nhận thức đúng đắn về giới tính đến với trẻ

Một số tiêu chí đánh giá việc trẻ có những hiểu biết về giới tính:

- Trẻ biết được giới tính của mình và của người khác

- Trẻ biết lựa chọn trang phục phù hợp với giới tính của mình

- Trẻ biết lựa chọn những trò chơi, vai chơi, đồ dùng, phù hợp với giớitính của mình

- Trẻ biết một vài sự khác biệt giữa mình và bạn khác giới ( ngoại hình,trang phục, tính cách,…)

- Trẻ biết phân biệt nơi sinh hoạt đúng với giới tính của mình

- Trẻ có những sở thích, ước mơ phù hợp với giới tính của mình

- Trẻ có những ứng xử phù hợp với bạn khác giới

- Trẻ biết vệ sinh, chăm sóc bảo vệ những bộ phận của cơ thể

` Một số con đường giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi:

Trang 19

- Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi

- Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua sinh hoạt hàng ngày

- Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ chức cácngày hội, ngày lễ

- Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động học

Có nhiều con đường để giáo dục giới tính cho trẻ, trong đó hoạt độnghọc mà trọng tâm là “tiết học” giữ vai trò quan trọng nhất vì hoạt động học làhoạt động giải quyết tập trung nhất những vấn đề về nhận thức cho trẻ, là conđường hiệu quả nhất để hình thành những kiến thức và kĩ năng về giới tínhcho trẻ

Trang 20

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG HỌC

CỦA TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON

2.1 Vài nét về cơ sở được nghiên cứu

Để tìm hiểu về thực trạng của việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6tuổi thông qua hoạt động học em đã tiến hành điều tra tại một số cơ sở giáo dục:

Trường Mầm non Thuận Thiên- Xã Thuận Thiên, Huyện Kiến Thuỵ, Thành phố Hải Phòngcó 37 cán bộ, giáo viên Trường Mầm non Thuận Thiên

có 14 lớp: 4 lớp 5 tuổi, 4 lớp 4 tuổi, 3 lớp 3 tuổi, 3 lớp nhà trẻ với tổng số trẻ

là 370 cháu Trường đã nhiều năm liền đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấpthành phố

Trường Mầm non Hữu Bằng- Xã Hữu Bằng, Huyện Kiến Thuỵ, Thành phố Hải Phòngcó 43 cán bộ giáo viên Trường Mầm non Hữu Bằng có 15

lớp: 5 lớp 5 tuổi, 5 lớp 4 tuổi, 4 lớp 3 tuổi, 1 lớp nhà trẻ với tổng số trẻ là 450cháu Trường đã nhiều năm liền đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện

Trường Mầm non Thuỵ Hương - Xã Thuỵ Hương, Huyện Kiến Thuỵ, Thành phố Hải Phòngcó 33 cán bộ giáo viên Trường Mầm non Thuỵ Hương

có 11 lớp: 3 lớp 5 tuổi, 3 lớp 4 tuổi, 3 lớp 3 tuổi, 2 lớp nhà trẻ với tổng số trẻ

là 320 cháu Trường đã nhiều năm liền đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấpthành phố

Trường Mầm non Hùng Thắng - Xã Hùng Thắng, Huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòngcó 41 cán bộ giáo viên Trường Mầm non Hùng Thắng

có 15 lớp: 5 lớp 5 tuổi, 4 lớp 4 tuổi, 4 lớp 3 tuổi, 2 lớp nhà trẻ với tổng số trẻ

là 410 cháu Trường đã nhiều năm liền đạt danh hiệu tiên tiến của Huyện,được Uỷ Ban Nhân Dân thành phố tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc,

tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên vững mạnh, chi bộ liên tục đạt “Trongsạch-vững mạnh”

Trường Mầm non Chiến Thắng - Xã Chiến Thắng, Huyện An Lão, Thành phố Hải Phòngcó 35 cán bộ giáo viên Trường Mầm non Chiến Thắng

Trang 21

có 12 lớp: 3 lớp 5 tuổi, 3 lớp 4 tuổi, 4 lớp 3 tuổi, 2 lớp nhà trẻ với tổng số trẻ

là 350 cháu Trường đã 10 năm liền đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấpHuyện, nhiều năm đạt danh hiệi “Tập thể cán bộ trong sạch vững mạnh”

2.2 Khái quát quá trình điều tra thực trạng

2.2.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng

Nghiên cứu thức trạng của việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổitrong một số trường mầm non để đề xuất biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ

2.2.2 Đối tượng điều tra

- 100 giáo viên mầm non

- 150 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

2.2.3 Thời gian điều tra: 6 tháng (từ ngày 6/9/2015 đến ngày 6/3/2016) 2.2.4 Nội dung điều tra

Để nghiên cứu thực trạng của việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6tuổi thông qua hoạt động học của trẻ ở trường mầm non tác giả đã nghiên cứunhững nội dung sau:

- Mức độ biểu hiện về hiểu biết về giới tính của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

- Mức độ hiểu biết của giáo viên về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻmẫu giáo 5-6 tuổi

- Những biện pháp mà giáo viên đã sử dụng trong việc giáo dục giớitính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

- Những thuận lợi và khó khăn mà giáo viên đã gặp phải trong quá trìnhtiến hành các hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

2.2.5 Phương pháp điều tra:

Tác giả đã sử dụng các phương pháp:Quan sát, dự giờ, điều tra bằngphiếu hỏi, anket, đàm thoại

2.2.6 Kết quả điều tra

2.2.6.1 Hiểu biết của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi về giới tính

Trang 22

Bảng 2.1: Bảng đánh giá mức độ hiểu biết của trẻ về giới tính

4 Trẻ xác định được giới tính của người khác 147/150 98

5 Trẻ biết được sự khác biệt giữa mình và

6 Trẻ có những ứng xử phù hợp với những

7 Trẻ lựa chọn những trò chơi, đồ chơi phù

Kết quả điều tra ở bảng 2.1 cho thấy:

- Trẻ xác định được giới tính của người khác đạt kết quả cao nhất: 98%

- Trẻ nhận biết được giới tính của mình đạt kết quả cao thứ 2 với97,33%

- Phần lớn trẻ đã biết lựa chọn trang phục phù hợp với giới tính của mìnhvới kết quả là 95,33%

- Trẻ cũng đã có những sở thích phù hợp với giới tính của mình với kếtquả là 88,66%

- Trẻ đã biết lựa chọn những trò chơi phù hợp với giới tính của mìnhchiếm 56%

Trang 23

- Một số trẻ có những ứng xử phù hợp với những người bạn khác giớivới kết quả là 34%.

- Một số trẻ đã biết được sự khác biệt giữa mình và bạn khác giới chiếm22%

Tuy nhiên nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi về giới tính còn một sốtồn tại như:

- Một số trẻ vẫn chưa xác định được giới tính của người khác chiếm 2%

- Một số trẻ chưa nhận biết được giới tính của mình chiếm 2,67%

- Một số trẻ chưa biết lựa chọn trang phục phù hợp với giới tính củamình chiếm 4,67%

- Số trẻ không xác định được những sở thích phù hợp với giới tính củamình chiếm 11,34%

- Số trẻ không lựa chọn được những trò chơi phù hợp với giới tính củamình chiếm 44%

- Phần lớn trẻ chưa có những ứng xử phù hợp với bạn khác giới với kếtquả là 66%

- Số trẻ chưa biết được sự khác biệt giữa mình và bạn khác giới là 78%.Dựa theo những gì đã phân tích ở trên ta có thể thấy những hiểu biết củatrẻ về giới tính vẫn còn rất nhiều những hạn chế, mặc dù đối tượng trẻ đượcđiều tra ở đây là trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, là đối tượng “trưởng thành” nhất củabậc học mầm non Những hiểu biết của trẻ về vấn đề giới tính chỉ là nhữngkiến thức cơ bản như : Xác định giới tính của người khác, nhận biết được giớitính của mình, biết lựa chọn những trang phục phù hợp với giới tính và cónhững sở thích phù hợp với giới tính của mình Trẻ vẫn rất mơ hồ trong việclựa chọn những trò chơi phù hợp với giới tính, có những ứng xử phù hợp vớibạn khác giới

Trang 24

2.2.6.2 Hiểu biết của giáo viên về ý nghĩa của việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp ý kiến của giáo viên về ý nghĩa của việc giáo dục

giới tính đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Số giáo viên chọn

1 Giúp trẻ có những sở thích phù hợp với giới tính

2 Giúp trẻ biết lựa chọn những trang phục phù hợp

3 Trẻ có những hành động chăm sóc, giữ gìn vệ sinh,

bảo vệ các bộ phận trên cơ thể của mình 65/100 65

Trang 25

là 19 giáo viên / 100 giáo viên, chiếm 19%), giúp trẻ biết lựa chọn nhữngtrang phục phù hợp với giới tính của mình(Số giáo viên không lựa chọn là 7giáo viên / 100 giáo viên, chiếm 7%, trẻ có những hoạt động chăm sóc, giữgìn vệ sinh, bảo vệ các bộ phận trên cơ thể của mình (số giáo viên không lựachọn là 35 giáo viên / 100 giáo viên, chiếm 35%).

Giáo viên mầm non cho rằng ý nghĩa lớn nhất của việc giáo dục giới tínhđối với trẻ mầm non là việc giúp trẻ lựa chọn được những trang phục phù hợpvới giới tính của mình Đây là ý nghĩa rõ ràng, dễ thấy nhất của trẻ mầm non,khi có những hiểu biết về giới tính trẻ có thể tự lựa chọn cho mình một bộtrang phục thật hợp, trẻ cũng sẽ có những sở thích phù hợp với giới tính củamình khi trẻ đã có những hiểu biết nhất định về giới tính Một ý nghĩa quantrọng của việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đó là trẻ có nhữnghành động chăm sóc, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ các bộ phận trên cơ thể của mìnhthì hầu hết các giáo viên lại không nhận thức được ý nghĩa quan trọng này,điều này xuất phát từ những hiểu biết chưa đầy đủ về giới tính của giáo viên.Giáo viên mới chỉ nhìn thấy những ý nghĩa nổi của việc giáo dục mà chưa có

sự liên hệ giữa việc giáo dục giới tính cho trẻ với chính bản chất trong cáchành động của trẻ Những hiểu biết về giới tính mà trẻ có được sẽ được trẻchuyển vào bên trong, hình thành nên những cảm xúc yêu thương, trân trọng

cơ thể của mình và từ đó có những hành động chăm sóc, giữ gìn vệ sinh, bảo

Ngoài ra, còn có những ý kiến khác của giáo viên về ý nghĩa của việcgiáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: Giúp trẻ có những hành động

Trang 26

phù hợp với bạn khác giới, giúp trẻ phân biệt đươc những nơi sinh hoạt đúngvới giới tính của mình,…

2.2.6.3 Hiểu biết của giáo viên về những tài liệu giáo dục giới tính cho trẻ

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp ý kiến của giáo viên về những tài liệu

giáo dục giới tính cho trẻ

5

Giáo dục giới tính cho trẻ em (Biên soạn:

Bùi Thị Thơm, Nguyễn Thị Vân Anh, Phạm Hải

Hưởng ;NXB Văn hoá – Thông tin)

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy hiểu biết của giáo viên về những tài liệu

về giáo dục giới tính cho trẻ như sau:

- “Con sinh ra từ đâu” (NXB Trẻ): số giáo viên biết là 3/100, đạt 3%

- “Tại sao con là con gái” (NXB Trẻ): số giáo viên biết là 3/100, đạt 3%

- “Tại sao con là con trai” (NXB Trẻ): số giáo viên biết là 4/100, đạt 4%

- “Con là con của bố và mẹ” (NXB Trẻ): số giáo viên biết là 5/100, đạt 5%

- “Giáo dục giới tính cho trẻ em” (Biên soạn: Bùi Thị Thơm, NguyễnThị Vân Anh, Phạm Hải Hưởng ;NXB Văn hoá – Thông tin) số giáo viên biết

là 15/100, đạt 15%

- Những ý kiến khác là không có

Trang 27

Như vậy, những tài liệu về giáo dục giới tính cho trẻ chính là nhữngchuẩn kiến thức về giới tính, là công cụ đắc lực cho việc giáo dục giới tính chotrẻ của giáo viên, nhưng những hiểu biết về các tài liệu này của các giáo viênvẫn còn vô cùng hạn chế Điều này xuất phát từ những hiểu biết còn hạn chếcủa giáo viên về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ, họ cho rằng việc tham khảonhững tài liệu về giáo dục giới tính cho trẻ vẫn chưa thực sự cần thiết, có thể tổchức tốt các hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ bằng vốn kiến thức mà thực tế

họ đang có Những trường tiến hành nghiên cứu là những trường ngoại thànhcủa Thành phố Hải Phòng, về kinh tế vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhữngnhu cầu cần thiết, chính vì vậy sự đầu tư cho việc mua các tài liệu về giáo dụcgiới tính cho các trường mầm non hay việc giáo viên tự bỏ tiền để mua nhữngtài liệu về giáo dục giới tính cho trẻ là rất hầu như không có

2.2.6.4 Hiểu biết của giáo viên về việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo được thực hiện thông qua những hoạt động nào của trẻ ở trường mầm non Bảng 2.4:Bảng tổng hợp ý kiến của giáo viên về việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được thực hiện thông qua những hoạt động

nào của trẻ ở trường mầm non

Phần lớn các giáo viên đều cho rằng giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo

5 - 6 tuổi được thực hiện thông qua hầu hết các hoạt động của trẻ ở trườngmầm non: Việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được thực hiện

Trang 28

thông qua hoạt động vui chơi được giáo viên lựa chọn nhiều nhất với sốlượng là 97/100 giáo viên, đạt 97% Việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo

5 - 6 tuổi được thực hiện thông qua hoạt động lao động được giáo viên lựachọn nhiều thứ 2 với số lượng là 77/100 giáo viên, đạt 77% Việc giáo dụcgiới tính cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được thực hiện thông qua chế độ sinhhoạt hàng ngày được giáo viên lựa chọn với số lượng là 67/100 giáo viên, đạt67% Việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được thực hiện thôngqua hoạt động ngày hội ngày lễ được giáo viên lựa chọn với số lượng là52/100 giáo viên, đạt 52%.Việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổiđược thực hiện thông qua hoạt động học được giáo viên lựa chọn ít nhất với

số lượng là 51/100 giáo viên, đạt 51%

Như vậy, những hiểu biết của giáo viên về việc giáo dục giới tính cho trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi được thực hiện thông qua những hoạt động nào của trẻ ởtrường mầm non vẫn còn tồn tại rất nhiều những hạn chế Các giáo viên chỉcho rằng việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được thực hiện chủyếu thông qua hoạt động vui chơi vì đó là hoạt động chủ đạo của trẻ ở trườngmầm non trong khi đó số lượng giáo viên lựa chọn việc giáo dục giới tính chotrẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được tiến hành thông qua hoạt động học là ít nhất với sốlượng cụ thể là 51/100 giáo viên trong khi đó hoạt động học chính là hoạtđộng quan trọng nhất giải quyết tập trung nhất những vấn đề nhận thức chotrẻ, là con đường hiệu quả nhất để cung cấp kiến thức và hình thành kĩ năng

về giới tính cho trẻ Đối với trẻ mầm non, trẻ được gioái dục giới tính theomột kê hoạch rõ ràng, khoa học, cụ thể và đầy đủ chỉkhi việc giáo dục giớitính đó cho trẻ được tiến hành thông qua hoạt động học Kết quả trên là minhchứng rõ ràng nhất để chúng ta thấy vẫn còn nhiều giáo viên mầm nonchưa

có những hiểu biết thực sự đầy đủ về việc giáo dục giới tính cho trẻ, chưa cónhững hiểu biệt chính xác về vai trò và ý nghĩa của hoạt động học đối vớiviệc giáo dục trẻcũng như chưa lựa chọn được con đường hiệu quả nhất để

Trang 29

giáo dục giới tính cho trẻ, điều này sẽ là một tồn tại rất lớn trong việc tổ chứccác hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ của giáo viên.

2.2.6.5 Ý kiến của giáo viên về hoạt động mang lại hiệu quả nhất trong việc giáo dục giới tính cho trẻ

Bảng 2.5: Bảng đánh giá ý kiến của giáo viên về hoạt động nào mang lại

hiệu quả nhất trong việc giáo dục giới tính cho trẻ

Qua bảng 2.5 ta thấy:

- Hoạt động vui chơi: số giáo viên lựa chọn là 78/100 giáo viên đạt 78%

- Hoạt động học: số giáo viên lựa chọn là 45/100 giáo viên đạt 45%

- Hoạt động lao động: số giáo viên lựa chọn là 41/100 giáo viên đạt 41%

- Hoạt động ngày hội, ngày lễ: số giáo viên lựa chọn là 35/100 giáo viênđạt 35%

- Chế độ sinh hoạt hàng ngày: số giáo viên lựa chọn là 21/100 giáo viênđạt 21%

Tổng hợp ý kiến của giáo viên về hoạt động mang lại hiệu quả nhất trongviệc giáo dục giới tính cho trẻ:

Các giáo viên đều cho rằng hoạt động vui chơi là hoạt động mang lạihiệu quả nhất trong việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi với sốgiáo viên lựa chọn nhiều nhất là 78/100 giáo viên, đạt 78%.Các giáo viên cho

Trang 30

rằng hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non là hoạt động vui chơi nên hoạt độngvui chơi sẽ là hoạt động quan trọng nhất để giáo dục giới tính cho trẻ Tuynhiên, giáo dục giới tính cho trẻ thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ vàhoạt động giải quyết tập trung nhất những vấn đề về nhận thức cho trẻ là hoạtđộng học Như vậy hoạt động mang lại hiệu quả nhất cho việc giáo dục giớitính cho trẻ là hoạt động học tập nhưng vẫn còn rất nhiều giáoviên chưa nhậnthức được điều này cụ thể là 55/100 giáo viên chiếm 55%.

2.2.6.6 Các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng để giáo dục giới tính cho trẻ

Bảng 2.6: Bảng các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng

để giáo dục giới tính cho trẻ

Số giáo viên lựa chọn

1 Xây dựng các chủ đề giáo dục giới tính cho trẻ 52/100 52

2 Lồng ghép giáo dục giới tính trong tất cả các

3 Sưu tầm và thiết kế các trò chơi để giáo dục

giới tính cho trẻ đưa vào các hoạt động học 31/100 31

4 Chuẩn bị đầy đủ học liệu đảm bảo tính thẩm

mỹ, an toàn cho trẻ trong giờ học 59/100 59

5 Cho trẻ luyện tập tốt các nội dung học thường

6

Kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục

giới tính cho trẻ thông qua hoạt động học: phụ

huynh cung cấp các học liệu (tranh, ảnh,

video, …) phụ huynh cho trẻ luyện tập những

nội dung giáo dục giới tính trong các giờ học

khi trẻ ở gia đình

Qua bảng 2.6 ta thấy:

Trang 31

- Biện pháp được giáo viên sử dụng nhiều nhất là cho trẻ luyện tập tốtcác nội dung trẻ được học thường xuyên mọi lúc mọi nơi với số lượng giáoviên lựa chọn là 78/100 chiếm 78%.

- Biện pháp được giáo viên sử dụng nhiều thứ hai là cho trẻ chuẩn bị đầy

đủ học liệu đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn cho trẻ trong giờ học với số lượnggiáo viên lựa chọn là 59/100 chiếm 59%

- Biện pháp được giáo viên sử dụng nhiều thứ ba là xây dựng các chủ đềgiáo dục giới tính cho trẻ với số lượng giáo viên lựa chọn là 55/100 chiếm55%

- Biện pháp được giáo viên sử dụng nhiều thứ tư là lồng ghép giáo dụcgiới tính trong tất cả các chủ đề khác nhau của trẻ với số lượng giáo viên lựachọn là 44/100 chiếm 44%

- Biện pháp được giáo viên sử dụng nhiều thứ năm là sưu tầm và thiết kếcác trò chơi để giáo dục giới tính cho trẻ đưa vào các hoạt động học với sốlượng giáo viên lựa chọn là 31/100 chiếm 31%

- Biện pháp được giáo viên sử dụng ít nhất là kết hợp với phụ huynhtrong việc giáo dục giới tính cho trẻ thông qua hoạt động học: phụ huynhcung cấp các học liệu (tranh, ảnh, video, …) phụ huynh cho trẻ luyện tậpnhững nội dung giáo dục giới tính trong các giờ học khi trẻ ở gia đình.với sốlượng giáo viên lựa chọn là 19/100 chiếm 19%

Tổng hợp kết quả điều tra các biện pháp mà giáo viên sử dụng để giáodục giới tính cho trẻ:

Giáo viên đã sử dụng những biện pháp nhất định để giáo dục giới tínhcho trẻ tuy nhiên việc sử dụng các biện pháp giáo dục giới tính của giáo viêncòn hạn chế Khi tổng hợp kết quả cho ta thấy hầu như các biện pháp mang lạihiệu quả lớn trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vẫn chưa được giáo viên sửdụng: Xây dựng các chủ đề giáo dục giới tính cho trẻ, lồng ghép giáo dục giớitính trong các chủ đề khác, sưu tầm thiết kế các trò chơi giáo dục giới tínhcho trẻ, kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục giới tính cho trẻ,…Điềunày tồn tại do nhận thức chưa đầy đủ của giáo viên về vấn đề giáo dục giớitính cho trẻ Giáo viên chưa nhận ra được hiệu quả của việc sử dụng các biệnpháp trên Một hạn chế nữa dẫn đến những tồn tại trên chính là việc đầu tư

Trang 32

cho giáo dục tại các trường mầm non ngoại thành còn hạn chế nên cơ sở vậtchất để giáo viên mầm non thực hiện các hoạt động giáo dục giới tính còn gặprất nhiều những khó khăn và cần nhiều hơn nữa những sự quan tâm và đầu tư.

2.2.6.7 Những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành các hoạt động giáo dục giới cho trẻ.

Bảng 2.7: Những thuận lợi mà giáo viên có được trong quá trình

giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

1 Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính

quyền, các tổ chức xã hội, lãnh đạo nhà trường 63/100 63

3 Trẻ hứng thú với những vấn đề về giới tính 54/100 54

Bảng 2.8: Những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình

giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

1 Bản thân chưa có nhiều kiến thức và kĩ năng về

vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ 51/100 51

2 Một số phụ huynh chưa có nhận thức đúng đắn

về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ 47/100 47

3 Cơ sở vật chất để phục vụ cho các hoạt động

giáo dục giới tính cho trẻ còn hạn chế 65/100 65

5 Thời gian để tổ chức các hoạt động giáo dục

- Thuận lợi lớn nhất mà các giáo viên có được trong quá trình giáo dụcgiới tính cho trẻ chính là việc nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp

Trang 33

chính quyền, các tổ chức xã hội, lãnh đạo nhà trường với số giáo viên lựachọn là 63/100 giáo viên chiếm 63%.

- 54/100 giáo viên tương ứng với 54% giáo viên trả lời rằng thuận lợi màhọc có được trong quá trình giáo dục giới tính cho trẻ chính là sự hứng thúcủa trẻ về vấn đề giới tính

- Thuận lợi cuối cùng là được sự hỗ trợ của phụ huynh với 41/100 giáoviên lựa chọn tương ứng với 41%

Tuy nhiên, nhìn vào kết quả của bảng 2.8, ta cũng thấy được những khókhăn mà những người giáo viên mầm non gặp phải trong quá trình giáo dụcgiới tính cho trẻ gặp phải nhiều hơn rất nhiều so với những thuận lợi mà họ cóđược:

- Khó khăn lớn nhất là số cháu quá đông với 73/100gv lựa chọnchiếm 73%

- Khó khăn tiếp theo là thời gian để tổ chức các hoạt động giáo dục giớitính cho trẻ còn ít với số giáo viên lựa chọn là 67/100 giáo viên chiếm 67%

- Cơ sở vật chất để phục vụ cho các hoạt động giáo dục giới tính cho trẻcòn hạn chế cũng là một khó khăn lớn với nhũng giáo viên mầm non trongquá trình tổ chức các hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ với số giáo viên lựachọn là 65/100 giáo viên chiếm 65%

- Khó khăn thứ 4 mà giáo viên mầm non gặp phải đó chính là việc bảnthân chưa có nhiều kiến thức và kĩ năng về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻvới số giáo viên lựa chọn là 52/100 giáo viên chiếm 52%

- Một số phụ huynh chưa có nhận thức đúng đắn về vấn đề giáo dụcgiới tính cho trẻ cũng là một khó khăn lớn với những giáo viên mầm non với

số giáo viên lựa chọn là 47/100 giáo viên chiếm 47%

Tổng hợp những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong quá trình tổchức các hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ:

Giáo viên mầm non ở các huyện ngoại thành của Thành phố Hải Phòngbản thân họ chưa được học một cách đầy đủ về vấn đề giáo dục giới tính cho

Trang 34

trẻ, cũng không được tham gia vào những lớp bồi dưỡng về giới tính cho trẻ,cũng không được cung cấp những tài liệu về giáo dục giới tính cho trẻ vì thếbản thân trẻ giáo viên vẫn chưa có kiến thức kĩ năng về giáo dục giới tínhcho trẻ

Đối với khu vực ngoại thành nhận thức của phụ huynh trẻ về vấn đề giáodục giới tính cho trẻ còn vô cùng hạn chế Họ chưa hiểu được sự cần thiếtphải giáo dục giới tính cho trẻ, vẫn nghĩ đây là một vấn đề mà trẻ mầm nonchưa đến tuổi để biết Điêù này dẫn đến khó khăn cho người giáo viên trongviệc phối kết hợp với phụ huynh tạo nên sự giáo dục giới tính đồng bộcho trẻ

Để có thể giáo dục giới tính cho trẻ cần kinh tế, cần đồ dùng, đồ chơi,cần các học liệu,…Tuy nhiên điều này là rất khó khăn với các trường mầmnon ở ngoại thành hơn nữa số trẻ trong một lớp lại quá đông, giáo viên mầmnon phải thực hiên quá nhiều hoạt động trong một ngày nên việc giáo dục giớitính cho trẻ còn rất hạn chế Kết quả trên ta có thể thấy cần phải đẩy mạnh xãhội hoá giáo dục để đảm bảo trẻ được giáo dục giới tính tốt nhất

Tiểu kết chương 2

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non phần lớn cũng đã có nhữngkiến thức ban đầu về giới tính như: nhận biết được giới tính của mình, nhậnbiết được giới tính của người khác, biết lựa chọn những trang phục, sở thíchphù hợp với giới tính của mình tuy nhiên trẻ lại rất hạn chế những hiểu biết về

sự khác biệt giữa mình và bạn khác giới, lựa chọn đồ chơi phù hợp với cácbạn khác giới và có những ứng xử phù hợp với bạn khác giới

Tại các trường mầm non hầu hết các giáo viên cũng đã có những nhậnthức nhất định về vai trò của việc giáo dục giới tính đối với trẻ mẫu giáo 5-6tuổi và các giáo viên cũng đã sử dụng rất nhiều những biện pháp để giáo dụcgiới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Tuy nhiên một số giáo viên vẫn chưa nhậnthức đúng được ý nghĩa của việc giáo dục giới tính cho trẻ, chưa được trang

bị những tài liệu cần thiết để giáo dục giới tính cho trẻ, các biện pháp mà giáo

Trang 35

viên sử dụng để giáo dục giới tính cho trẻ còn thiếu sự linh hoạt và đồng bộ.Một tồn tại nổi bật nhất mà ta nhận thấy đó chính là sự nhận thức chưa đầy đủcủa giáo viên về ý nghĩa, vai trò của hoạt động học đối với việc giáo dục giớitính cho trẻ Các giáo viên vẫn chưa nhận thức được rằng hoạt động học làhoạt động chủ yếu, là hoạt động quan trọng và là hoạt động hiệu quả nhất vìthế hoạt động học cần phải đuợc giáo viên sử dụng nhiều hợn nưa, linh hoạt

và sáng tạo hơn nữa để giáo dục giới tính cho trẻ Trong quá trình tiến hànhcác hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ giáo viên còn gặp rất nhiều nhữngkhó khăn: Cơ sở vận chất thiếu thốn, bản thân chưa được trang bị đầy đủnhững kiến thức về giáo dục giới tính cho trẻ, số cháu trong một lớp quáđông, thời gian tiến hành các hoạt động để giáo dục giới tính cho trẻ còn ít,một số phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề giáo dục giới tính Nhữngtồn tại và những khó khăn trên cần có những biện pháp khoa học được tiếnhành để nâng cao hiệu quả của việc giáo dục giới tính cho trẻ

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ MẪU GIÁO

Trang 36

5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG TRƯỜNG MẦM NON

3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp

Các biện pháp được đề ra phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

3.1.1 Đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ được thể hiện qua vai trò của ngườigiáo viên trong công tác tổ chức các hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi Các biện pháp đề ra phải huy động tối đa sự tham gia của các

bộ phận liên quan và tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa chúng Vận dụngnguyên tắc tính đồng bộ thể hiện sự thống nhất giáo dục hòa nhập trong nhàtrường mầm non với giáo dục gia đình và môi trường xã hội thuận lợi, tất cảcùng phấn đấu, nỗ lực tạo sự đồng thuận cùng hướng tới mục tiêu chung

3.1.2 Đảm bảo tính kế thừa

Dựa vào việc điều tra thực trạng của việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non của thành phố Hải Phòng Xác định rõmục tiêu nhiệm vụ mà các biện pháp đề ra cần đạt được khi xem xét một cáchtoàn diện thực trạng của vấn đề mà người nghiên cứu đang quan tâm: Các mặttích cực trong việc giáo dục giới tính cho trẻ mà các giáo viên đã đạt được vànhững mặt hạn chế của nó Trên cơ sở đó mà xây dựng, bổ sung phát triển cácbiện pháp giáo dục giới tínhcho trẻ hoàn thiện hơn; khắc phục những tồn tạitrong tổ chức các hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ

3.1.3 Đảm bảo tính khả thi

Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụngvào thực tiễn hoạt động giáo dục giới tính một cách thuận lợi, phù hợp vớiđặc điểm tình hình chung, điều kiện cụ thể của nhà trường (trình độ chuyênmôn hiện tại của giáo viên mầm non, trình độ quản lý của cán bộ quản lý nhàtrường, cơ sở vật chất đáp ứng,…) và tình hình kinh tế văn hóa xã hội của địaphương (nhận thức và thái độ của người dân đối vớivấn đề giáo dục giới tínhcho trẻ,…), đem lại hiệu quả cao trong việc thực các hoạt động giáo dục giới

Trang 37

tính cho trẻ.

Các biện pháp phải được đánh giá, thử nghiệm, khảo sát có căn cứ kháchquan và có khả năng thực hiện ở phạm vi rộng rãi, phù hợp với tình hình thựctiễn và ngày càng được điều chỉnh để hoàn thiện hơn

3.1.4 Đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp đề ra phải có hiệu quả cao trong thời điểm hiện tại vừađáp ứng được mục tiêu trước mắt vừa phải thỏa mãn được nhiệm vụ lâu dài, íttốn kém về tài chính và công sức Các biện pháp đảm bảo hiệu quả trong từnggiai đoạn và được sử dụng một cách triệt để vai trò, chức năng của nó

3.2 Một số biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động học

3.2.1 Biện pháp 1: Xây dựng chủ đề giáo dục giới tính và tổ chức cho trẻ

khám phá chủ đề giáo dục giới tính

3.2.1.1 Ý nghĩa biện pháp

Chủ đề là những vấn đề chủ yếu, trung tâm của một phương diện Chủ

đề trong giáo dục mầm non được hiểu là một phần nội dung kiến thức, kĩnăng phản ánh một vấn đề nào đó mà trẻ có thể tìm hiểu, khám phá và họctheo nhiều hình thức khác nhau dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viêntrong một khoảng thời gian thích hợp[4]

Ở trường mầm non, hoạt động học được tiến hành thông qua các chủ đề,việc xây dựng chủ đề giáo dục giới tính và tổ chức cho trẻ khám phá chủ đề

đó chính là con đường chính để giải quyết một cách tập trung những vấn đềnhận thức về giới tính của trẻ

Xây dựng chủ đề về giới tính sẽ giúp cho giáo viên xác định rõ nhữngnội dung chính về giới tính cần mang đến cho trẻ và thực hiện chúng mộtcách khoa học, có hệ thống, giúp giáo viên chủ động trong mọi hoạt động củatrẻ từ việc lên kế hoạch, tiến hành, đánh giá kết quả

Trang 38

Xây dựng và tổ chức cho trẻ khám phá giúp bản thân trẻ được trực tiếptrải nghiệm, lĩnh hội, giúp trẻ được cung cấp kiến thức một cách có hệ thống,khoa học, đầy đủ và có thực tiễn, hình thành kĩ năng sống cho trẻ.

3.1.1.2 Nội dung biện pháp

- Chủ đề giáo dục giới tính là những chủ đề:

+ Cung cấp cho trẻ nhũng kiến thức về giới tính cho trẻ: Đặc điểm củabạn trai, đặc điểm của bạn gái, sự khác biệt giữa bạn trai và bạn gái, nhữngtrang phục, sở thích phù hợp với giới tính của trẻ,…

+ Giáo dục cho trẻ những kĩ năng về chăm sóc, bảo vệ các bộ phận của

cơ thể, kĩ năng lựa chọn đồ dùng, sở thích phù hợp với giới tính

+ Có những nội dung về giới tính phong phú để trẻ khám phá trong ítnhất một tuần

Đối với trẻ mầm non, trẻ học theo chủ đề, trẻ tiếp nhận kiến thức, lĩnhhội kiến thức, hình thành kĩ năng thông qua các chủ đề Việc xây dựng và tổchức cho trẻ khám phá chủ đề giáo dục giới tính trong trường mầm non chính

là việc giáo viên tổ chức các hoạt động xoay quanh chủ đề giới tính bằng cáchphối hợp một cách thống nhất những tiết học cho trẻ trải nghiệm như: Cho trẻlàm quen với tác phẩm văn học, âm nhạc, cho trẻ làm quen với biểu tượngtoán học, thể chất, tạo hình và cho trẻ làm quen với chữ cái Theo hướng đổimới các chủ đề giáo dục giới tính được xây dựng theo hướng tích hợp, nghĩa

là giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động xoay quanh chủ đề một cách tự nhiên,các hoạt động mà trẻ được trải nghiệm như: quan sát, tìm hiểu môi trường tựnhiên và xã hội, thể dục, vận động Việc xây dựng các chủ đề giáo dục giớitính cho trẻ là việc đưa ra một khung sườn những dự định, tính toán về kếhoạch các tiết học, có tính chất gợi ý, gợi mở, để từ đó giáo viên tiếp tục làmcho những kiến thức, kĩ năng về giới tính của trẻ được bổ sung phong phú dầnlên

Chủ đề giới tính được giáo viên xây dựng và tổ chức để trẻ khám phá, trẻ

là trung tâm Giáo viên xác định rõ mục tiêu, yêu cầu về kiến thức, kĩ năng,

Trang 39

thái độ cần cung cấp và hình thành ở trẻ, nhằm phát triển tổng thể các mặt: thểlực, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội.

Xây dựng chủ đề nghĩa là giáo viên xác định những nội dung giáo dụcgiới tính cần mang đến cho trẻ, lên kế hoạch cho những hoạt động của trẻ đểthực hiện được nội dung đó

tư duy, …

- Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt được của chủ đề theo từng lĩnh vực:Phát triển thể chất, nhận thức ngôn ngữ, tình cảm – xã hội, thẩm mỹ Lựachọn các mục tiêu sao cho không quá sức với trẻ trong một chủ đề, đảm bảoquá trình từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ gần đến xa, các mục tiêu

sẽ tiếp tục được phát triển ở chủ đề tiếp theo Mục tiêu phải được xác địnhmột cách rõ ràng, cụ thể, khoa học Với chủ đề giáo dục giới tính cho trẻ (cóthể là chủ đề bản thân, bạn trai – bạn gái) giáo viên nên chú trọng tới lĩnh vựcphát triển nhận thức và tình cảm, kĩ năng – xã hội

- Bước 3: Xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động Giáo viên cần dựkiến những nội dung liên quan đến giáo dục giới tính phù hợp với nhu cầu,trình độ phát triển của trẻ: Trẻ đã biết những gì về giới tính? Trẻ muốn biếtnhững gì về giới tính? Và trẻ cần biết gì về giới tính? Từ đó giáo viên lựachọn những nội dung về giới tính cần thiết cho trẻ

Trang 40

Mạng hoạt động là giáo viên đưa ra các hoạt động giáo dục dự kiến chotrẻ trải nghiệm hàng ngày, hàng tuần để trẻ tìm hiểu, khám phá các nội dungcủa chủ đề giới tính, từ đó tiếp thu được những kĩ năng, kinh nghiệm cần thiết

về giới tính

- Bước 4: Xây dựng kế hoạch cho từng tuần cụ thể

Chủ đề giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có thể được thựchiện từ 3-4 tuần Xây dựng kế hoạch tuần cho chủ đề giáo dục giới tính chotrẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tức là sắp xếp hợp lí các hoạt động giáo dục giới tínhthường xuyên suốt cả ngày, cả tuần Khi xây dựng kế hoạch tuần cho chủ đềgiáo dục giới tính cần chú ý đến khối lượng thời gian để trẻ có thể tiến hànhhoạt động học, trình tự của các hoạt động học cũng phải có sự liên kết chặtchẽ với nhau

- Bước 5: Lên kế hoạch đánh giá chủ đề giáo dục giới tính cho trẻ

Đánh giá được thực hiện trong quá trình thực hiện chủ đề và sau khi kếtthúc chủ đề giáo dục giới tính cho trẻ Đay là một quy trình đánh giá thườngxuyên liên tục qua quan sát, trò chuyện với trẻ, qua sản phẩm của trẻ và có sựghi chép lại

Kế hoạch chủ đề giáo dục giới tính cho trẻ được coi là tốt khi:

- Xác định được những mục tiêu giáo dục giới tính cụ thể cho trẻ, phùhợp với trẻ

- Các hoạt đông giáo dục giúp trẻ đạt được những mục tiêu đã đặt ra củachủ đề: Trẻ hứng thú tha gia các hoạt động giáo dục giới tính mà giáo viên đã

tổ chức, trẻ hoạt động tích cực, trẻ thực hiện được các nhiệm vụ mà giáo viên

đã đặt ra, trẻ đạt được mục tiêu của chủ đề

Ví dụ minh hoạ:Tên chủ đề: “Bạn trai-bạn gái”

Ngày đăng: 25/06/2016, 16:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Thanh Âm (Chủ biên) – Nguyễn Thị Hoà- Đinh Văn Vang (2004), Giáo trình giáo dục học mầm non tập 2, NXB.Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình giáo dục học mầm non tập 2
Tác giả: Đào Thanh Âm (Chủ biên) – Nguyễn Thị Hoà- Đinh Văn Vang
Nhà XB: NXB.Đại học sư phạm
Năm: 2004
2. Trương Thị Khánh Hà (2013), Giáo trình tâm lý học phát triển, NXB. Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học phát triển
Tác giả: Trương Thị Khánh Hà
Nhà XB: NXB. Đạihọc Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2013
3. Nguyễn Thị Thu Hiền (2008), Giáo trình tổ chức và thực hiện chương trình giáo dục mầm non, NXB. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tổ chức và thực hiện chươngtrình giáo dục mầm non
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hiền
Nhà XB: NXB. Giáo dục
Năm: 2008
4. Dương Thị Diệu Hoa (2011), Giáo trình tâm lý học phát triển, NXB. Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học phát triển
Tác giả: Dương Thị Diệu Hoa
Nhà XB: NXB. Đạihọc sư phạm
Năm: 2011
6. Bùi Thị Thơm – Nguyễn Thị Vân Anh – Phạm Mai Hương (2010), Giáo dục giới tính cho trẻ em, NXB Văn Hoá Thông Tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáodục giới tính cho trẻ em
Tác giả: Bùi Thị Thơm – Nguyễn Thị Vân Anh – Phạm Mai Hương
Nhà XB: NXB Văn Hoá Thông Tin
Năm: 2010
7. Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên) – Nguyễn Thị Như Mai – Đinh Thị Kim Thoa (2010), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB.Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên) – Nguyễn Thị Như Mai – Đinh Thị Kim Thoa
Nhà XB: NXB.Đại học sư phạm
Năm: 2010
8. Nguyễn Tiến Văn (2009),Những điều phụ huynh cần biết, NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điều phụ huynh cần biết
Tác giả: Nguyễn Tiến Văn
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2009
9. Nguyễn Thị Ngọc Yến (2012), Trẻ mầm non và những điều trẻ cần biết về giới tính, NXB Trẻ.II.Tài liệu từ Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trẻ mầm non và những điều trẻ cần biết vềgiới tính
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Yến
Nhà XB: NXB Trẻ.II.Tài liệu từ Internet
Năm: 2012
5.Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa (2010), Từ điển Bách Khoa Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w