Khóa luận một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái ở trường mầm non trung du và miền núi huyện thọ xuân, thanh hóa6. Cấu trúc của khoá luận.Khoá luận có cấu trúc gồm 3 phần:A – Phần mở đầu.B – Phần nội dung nghiên cứu.C – Phần kết luận luận.Ở mỗi phần có các mục nội dung như sau:A – Phần mở đầu.1. Lý do chọn đề tài.2. Lịch sử vấn đề.3. Mục đích nghiên cứu.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.5. Phương pháp nghiên cứu.6. Cấu trúc của khoá luận.B – Nôi dung nghiên cứu.Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.1.Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp dạy trẻ ở trường mầm non.2.Đặc điểm tư duy và ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 56 tuổi.Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động làm quen chữ cái theo hướng đổi mới ở các trường mầm non trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân.1.Vài nét về các trường mầm non trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân.2.Thực trạng tổ chức hoạt động LQCC theo hướng đổi mới.Chương 3: Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động LQCC theo hướng đổi mới.1.Biện pháp.2.Thực nghiệm sư phạm.
Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái O trường mầm non trung du và miền núi huyện Thọ Xuân PHẦN A: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dạy trẻ làm quen với chữ viết là một trong những nội dung quan trọng cho trẻ lúc mẫu giáo lớn. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, làm quen với chữ viết giúp trẻ bước đầu nhận biết được các chữ cái và phát âm chuẩn các chữ cái trong các từ trọn vẹn, phát triển ở trẻ ở khả năng, so sánh và phát triển ngôn ngữ, khi trẻ đã thuộc và phát âm chuẩn các chữ cái thi trẻ sẽ dễ dàng làm quen với cách tô và viết chữ dể chuẩn bị vào lớp 1. Ngoài ra việc cho trẻ làm quen với chữ viết còn phát triển tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình tượng và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Khi trẻ làm quen với chữ viết, các cơ ngón tay, cơ bàn tay của trẻ phải hoạt động nhiều hơn, qua đó cũng phát triển cơ thể trẻ. Việc hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi “làm quen chữ cái” là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ thái độ, phát triển trí tuệ và kĩ năng làm quen với chữ cái. Qua đó giáo dục tình cảm và phát triển tư duy mở rộng vốn hiểu biết của trẻ góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện, chuẩn bị cho trẻ hành trang “ tiếng Việt” vững chắc để trẻ bước vào lớp 1. Trẻ mẫu giáo khi bước vào trường phổ thông là một bước ngoặt lớn và việc quan trọng nhất là ở đây ai sẽ là người giúp trẻ vượt qua những khó khăn đó? Không ai khác chính là các giáo viên mầm non, phụ huynh và bản thân trẻ. Ở mẫu giáo trẻ đang quen với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại đóng vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng Việt của lớp 1 vào dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Ngoài ra, một số phụ huynh vẫn còn quan niệm đơn giản rằng, để chuẩn bị tốt môn tiếng Việt ở bậc tiểu hoc, chỉ cần dạy chữ trước cho trẻ mầm non, nghĩa 1 là dạy trước chương trình lớp 1. Đó là cách suy nghĩ hết sức thiển cận, chỉ nhìn thấy ngọn mà chưa nhìn tới “gốc”. Nhưng vấn đề quan trọng là vun đắp cho cái gốc khoẻ thì cây mới có thể phát triển nhanh, tươi tốt và vững chắc sau này. Việc biết đọc, biết viết bao hàm nghĩa sâu rộng hơn nhiều, biểu hiện ở các năng lực như đọc, viết nhanh, thành thạo, mạch lạc logic với các loại văn bản khác nhau, hiểu sâu ngôn ngữ nghĩa đen, nghĩa bóng. Chính vì vậy nó đòi hỏi sự học tập rèn luyện suốt đời. Để chuẩn bị cho trẻ cái “gốc” mạnh khoẻ, làm cơ sở cho suốt cuộc đời học tập sau này của trẻ, giáo viên mầm non cần thay đổi quan niệm nhận thức, cũng như thực hành việc dạy hằng ngày. Cốt lõi của sự thay đổi này là: gắn việc dạy trẻ làm quen chữ cái với sự phát triển tự nhiên, xuất phát từ môi trường sống thực, gần gũi và có ý nghĩa với trẻ. Việc dạy trẻ LQCC phải là hoạt động tạo dựng thú vị chứ không áp đặt, hướng tới xây dựng nhu cầu hứng thú thực sự của bản thân trẻ với việc làm quen chữ cái. Các trường mầm non khu vực trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân đã và đang thực hiện đổi mới hình thức, phương pháp dạy trẻ LQCC nhằm nâng cao hiệu quả học tập cua trẻ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế trong việc tổ chức đổi mới phương pháp dạy trẻ LQCC do những nguyên nhân khác nhau: Do thiếu thốn về cơ sở vật chất, do nhận thức của giáo viên chua đúng, do sự phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh chưa chặt chẽ… Để nâng cao chất lương tổ chức hoạt động LQCC cho trẻ mẫu giáo, cần có những biện pháp hữu hiệu dựa trên các điều kiện thực tế như: Chương trình LQCC, khả năng và hứng thú học tập của trẻ, sự đồng thuận giữa giáo viên và phụ huynh trong việc dạy trẻ LQCC theo hướng đổi mới… Từ những lý do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt đông LQCC ở các trường mầm non trung du và vùng núi huyện Thọ xuân. 2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu. Công tác tổ chức hoạt đông LQCC theo hướng đổi mới ở trường mầm non là vâns đề được nhiều tác giả nghiên cứu trong nước quan tâm. Các tác giả đã 2 nghiên cứu ở nhiều góc độ, mức độ khác nhau. Nhìn chung về mặt lý luận thì cơ bản đã được giải quyết khá đầy đủ. Các tác giả đã khẳng định được vai tro to lớn của công tác tổ chức hoạt động dạy trẻ LQCC theo hướng đổi mới ở trường mầm non, điển hinh như: - Nguyễn Xuân Khoa. Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. NXB ĐHQG.HN.1999. là một công trình nghiên cứu đã chỉ ra những phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Đặc biệt là nghiên cứu về việc chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết ở trường phổ thông. - Hoàng Thị Oanh – Phạm Thị Việt – Nguyễn Kim Đức. Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi. NXB ĐHQG.HN.2001. Giáo trình đã nghiên cứu về đặc điểm ngữ âm của trẻ mẫu giáo; đặc điểm vốn từ của trẻ; đặc điểm ngôn ngữ mạch lạc của trẻ… - Đặng Thu Quỳnh. Trò chơi với chữ cái và phat triển ngôn ngữ. NXB GD.Bao gồm các trò chơi về chữ cái để giúp trẻ LQCC và giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chăm sóc giáo dục trẻ dưới 6 tuổi, Hà Nội, 1989. Công tác tổ chức hoạt động dạy trẻ LQCC theo hướng đổi mới ở các trường mầm non là một nội dung quan trọng được đề cập đến trong các tài liệu nói trên. Ngoài ra không ít các bài báo đã bàn về thực tế vấn đề này. Ở trường ĐH Hồng Đức, các đề tài nghiên cứu về vấn đề này còn ít. Quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy rằng: Công tác tổ chức hoạt động LQCC theo hướng đổi mới ở các trường mầm non trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân còn chưa được đề cập đến. Vì thế, chúng tôi mong muốn góp phần tìm hiểu vấn đề này nhằm đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động này và để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, đặt nền tảng cho các bậc giáo dục cao hơn. 3. Mục đích nghiên cứu. 3 Tìm hiểu thực tiễn, đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động LQCC theo hướng tích hợp chủ đề ở các trường mầm non trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân. Trên cơ sở đó, đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chưc hoạt động LQCC theo hướng tích hợp chủ đề ở các trường mâm non trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. a. đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động LQCC ở các trường mầm non trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân. b. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu về công tác tổ chức hoạt động LQCC ở các trường mầm non khu vực trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân. 5. Phương pháp nghiên cứu. a. Phương pháp nghiên cứu lí luận. Bao gồm việc đọc sách, phân tích tổng hơp lí thuyết và nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến công tác tổ chức hoạt động LQCC, qua đó bổ sung cho vấn đề nghiên cứu. Từ đó giải quyết nhiệm vụ: Hệ thống hoá những vấn đề lí luận có liên quan đến tổ chức hoạt động LQCC ở các trường mầm non khu vực trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân- làm sáng tỏ cơ sở lí luận của đề tài. b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. * Phương pháp điều tra bằng anket. Chúng tôi sử dụng hệ thống câu hỏi để điều tra về công tác tổ chức hoạt động LQCC ở các trường mầm non khu vực trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân. * Phương pháp quan sát sư phạm. Quan sát sư phạm là phương pháp mà chúng tôi sử dụng để tìm hiểu những biểu hiện bề ngoài của đối tượng nghiên cứu. * Phương pháp thống kê: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để xử lí các số liệu đã thu thập được. 4 *Phương pháp phân tích, đánh giá: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích, đánh giá kết quả của công tác tổ chức hoạt động LQCC ở các trường mầm non khu vực trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân. 6. Cấu trúc của khoá luận. Khoá luận có cấu trúc gồm 3 phần: A – Phần mở đầu. B – Phần nội dung nghiên cứu. C – Phần kết luận luận. Ở mỗi phần có các mục nội dung như sau: A – Phần mở đầu. 1. Lý do chọn đề tài. 2. Lịch sử vấn đề. 3. Mục đích nghiên cứu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu. 6. Cấu trúc của khoá luận. B – Nôi dung nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. 1. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp dạy trẻ ở trường mầm non. 2. Đặc điểm tư duy và ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động làm quen chữ cái theo hướng đổi mới ở các trường mầm non trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân. 1. Vài nét về các trường mầm non trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân. 2. Thực trạng tổ chức hoạt động LQCC theo hướng đổi mới. Chương 3: Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động LQCC theo hướng đổi mới. 1. Biện pháp. 2. Thực nghiệm sư phạm. 5 C – Kết luận và một số đề xuất. 1. Kết luận. 2. Một số đề xuất. 6 B – Nội dung nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 1. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp dạy trẻ ở trường mầm non. 1.1. Những vấn đề chung về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục trẻ ở trường mầm non. a. mục tiêu giáo dục mầm non. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. b. Yêu cầu về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục trẻ ở trường mầm non. b.1.Yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non. - Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữ các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập với cuộc sống. - Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo duc; giúp trẻ em phát triển cân đối cơ thể, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà,cha mẹ, thầy cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học. b.2. Yêu cầu về phương pháp và hình thức giáo dục mầm non. - Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; 7 chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện cho trẻ được tích cực hoạt động, giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm sinh lý; tạo môi trường giáo dục gia đình gần gũi, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ. - Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học mà chơi”.Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hoà giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của tưng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm lớp, với khả năng của từng trẻ và với điều kiện thực tế. 1.2. Dạy trẻ làm quen với chữ cái theo hướng đổi mới. Cho trẻ làm quen với chữ viết theo cách tiếp cận tích hợp (ngôn ngữ trọn vẹn) nghĩa là: - Tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều phát triển và có mối quan hệ qua lại với nhau, không dạy ngôn ngữ một cách riêng rẽ mà được tích hợp trong các hoạt động nhằm thúc đẩy tất cả các nhu cầu của trẻ bằng cách giúp trẻ phát triển trí tuệ, hiểu biết về xã hội tình cảm và thể chất… - Ngôn ngữ tiếp nhận bao gồm kĩ năng nghe và đọc. - Ngôn ngữ biểu đạt có liên quan đến kĩ năng nói và viết. - Cho trẻ làm quen với chữ viết theo cách tiếp cận ngôn trọn vẹn là cho trẻ được hoạt động và bị thu hút vào hoạt động đa giác quan. Khi dạy trẻ theo cách tiếp cần này,giáo viên cần tổ chức các hoạt động LQCC dựa trên những kinh nghiệm của trẻ,kết hợp các giác quan với các bộ phận trên cơ thể của trẻ để phát huy tối đa khả năng của trẻ. 8 - Có thể tổ chức các hoạt động: Mô phỏng hình dáng chữ cái bằng các bộ phận trên cơ thể trẻ; “chỉ và nói” – trẻ chỉ vào một bức tranh hoặc một đồ vật mà trẻ thích để kể chuyện, bàn luận, đưa ra các câu hỏi, ý tưởng,… Làm quen chữ viết bao gồm những nội dung sau: - dạy trẻ làm quen với 29 chữ cái tiếng Việt ở trong các từ, cụm từ dưới hình thức trò chơi: Cần mở rộng các hoạt động hứng thú, gần gũi với trẻ khi LQCC như: Viết tên trẻ lên trang giấy và đọc, tìm chữ cái trong tên của mình hoặc các đồ vật, khai thác hoạt động LQCC từ tên của trẻ. - dạy trẻ làm quen với việc đọc, viết: + Tiếp tục xây dựng môi trường chữ viết phong phú, phù hợp với chủ điểm: Trẻ nhận thức về chữ viết trong môi trường một cách từ từ, dần dần. Cần tạo ra các từ, cụm từ, cấu trúc câu có ý nghĩa đối với cá nhân trẻ. Ví dụ: Tên của trẻ, tên đồ vật, trnh ảnh hấp dẫn… + Hiểu mối liên quan giữa lời nói và chữ viết: Trước khi học đọc trẻ phải hiểu mối liên quan giữa lời nói và chữ viết. Khi được nghe đọc sách nhiều lần và thấy những lời nói viết ra được ghi lại trên tranh vẽ, trên tờ giấy to treo tường, trẻ bắt đầu ý thức được rằng chữ viết có ý nghĩa và giữa lời nói với chữ viết có mối liên quan với nhau. + Nhận biết hướng của chữ viết: Trước khi học đọc, học viết, trẻ cần nhận ra việc đọc, viết thoe hướng từ trái sang phải, từ trên xuống dưới khi quan sát cô đọc, viết các dòng chữ trong truyện tranh chữ to, trên bảng hoặc trên chữ to treo tường. + Phát triển vốn từ thị giác: Trước khi học đọc trẻ cần được luyện tập các từ thị giác. Trẻ nhận biết các từ khi nhìn thấy các chữ xung quanh. Trẻ bắt đầu muốn biết chữ viết đó nói cái gì, đọc như thế nào. Khi nhận ra các nhãn mác dán ở các đồ vật quen thuộc hoặc các biển hiệu khi đi dạo chơi, ở trẻ đã phát triển vốn từ thị giác. Vốn từ thị giác của trẻ được phát triển vào giai đoạn cuối tuổi mâu giáo. Đó là những từ có ý nghĩa đối với trẻ. Những từ này có thể đươc viết lên những tấm thẻ. Trẻ có thể sử dụng nhưng tấm thẻ đó để sao chép từ. 9 + Dạy trẻ cầm sách, mở sách, lật trang khi xem sách và bảo quản sách. + Hình thành thái độ yêu thích đối vơi việc đọc sách tranh truyện: Chuẩn bị cho trẻ việc học đọc không chỉ liên quan đến việc phát triển các kỹ năng mà còn cần đến vệc hình thành ở trẻ thái độ yêu thích đối với việc đọc sách tranh truyện. Trẻ bắt đầu hứng thú với việc đọc sách khi nghe và quan sát người khác đọc sách. Trẻ còn phát triển hứng thú khi hiểu rằng có thể biết nhiều điều hoặc tạo ra cái gì đó từ việc giải mã được các chữ viết. 2. Đặc điểm tư duy và ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 2.1. Đặc điểm tư duy. Đặc điểm nổi bật của tư duy ở lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi là tư duy trực quan cụ thể. Khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế. Vì vậy, chương trình “làm quen với chữ cái” phải cụ thể hoá nội dung dạy bằng đồ vật, tranh ảnh, động tác, giọng nói… nhằm làm phong phú biểu tượng của trẻ, thiết lập mối liên tưởng giữa nội dung tranh vẽ với tín hiệu từ ngữ, chữ cái đi kèm. Chẳng hạn, dạy trẻ làm quen với chữ cái “a”, nếu cô chỉ đưa ký hiệu chữ cái “a” đơn thuần để giới thiệu và dạy trẻ “làm quen” thì sẽ không dem lại hiệu quả giáo dục bằng cách cô dung bức tranh vẽ “quả na” có từ “quả na” đi kèm để giới thiệu và dạy trẻ làm quen với chữ “a”. Bằng cách dạy này, tranh “quả na” là hệ thống tín hiệu thứ nhất, từ “quả na” là hệ thống tín hiệu thứ hai. Sự kết hơp giữa hai hệ thống tín hiệu này được lăp đi lặp lại, giúp trẻ thiết lập được mối liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não. Từ đó trẻ dễ dàng nhận ra ký hiệu chữ cái. Trẻ mẫu giáo chưa biết phân tích tổng hợp, chưa biết một sự vật bao gồm nhiều bộ phận kết hợp lại thành một tổng thể, chưa xác định được vị trí, quan hệ giữa bộ phận này với bộ phận kia trong một sự vật. Do đó, cách nhìn nhận sự vật của trẻ là theo lối trực giác toàn bộ, có nghĩa là trước một sự vật nào đó trẻ nhận a ngay, chớp lấy rất nhanh một hình ảnh tổng thể chưa phân chia ra thành các bộ phận. Đó là cách nhìn của trẻ. Chẳng hạn, giữa nhiều chiếc xe đạp, trẻ nhận ran gay chiếc xe đạp của mẹ. Vì sao? Trẻ không giải thích nổi, dựa trên cơ sở phân tích nào là cái yên có đặc 10 [...]... các trường mầm non trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân Khu vực trung du va vùng núi huyện Thọ Xuân gồm có 13 xã .Ở mỗi xã đều có ít nhất một trường mầm non nằm ở trung tâm của xã Có một số xã có cả trường mầm non nằm ở làng, ở thôn Tên của mỗi trường mầm non được theo tên của mỗi xã hoặc mỗi làng mà trường đóng, chẳng hạn: Trường mầm non xã Quảng Phú đóng ở trung tâm xã Quảng Phú; trường mầm non xã Thọ. .. Nhưng trẻ vẫn cần có mẫu câu của cô giáo 15 Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động làm quen chữ cái theo hướng đổi mới ở các trường mầm non trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân 1 Vài nét về các trường mầm non trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân 1.1 Những tác động của điều kiện tự nhiên - xã hội với chất lượng giáo dục mâm non Huyện Thọ Xuân nằm chuyển tiếp giữa đồng bằng và vùng núi phía Tây Thanh Hoá với. .. biệt là phải đảm bảo an toàn Bước đầu trẻ dược làm quen với từng chữ cái có trong nhóm chữ và trẻ được lần lượt làm quen với các chữ qua vật chất, tranh ảnh mà trong đó có chứa một chữ cái mà chúng ta định cho trẻ làm quen * Ví dụ 1: Trẻ làm quen với chữ cái G – Y (chủ điểm phương tiện và luật lệ giao thông) - Trước tiên là cách vào bài đã gây sự hứng thú đối với trẻ, cho cả lớp đọc thơ “chiếc cầu mới”... giảm hứng thú của trẻ 2.2.2.2 Hoạt động dạy trẻ làm quen với chữ cái trong nhóm Trong hoạt động dạy trẻ làm quen với các chữ cái trong nhóm thì tất cả các giáo viên đều thực hiện theo đúng quy trình, đúng phương pháp: Cho trẻ làm quen với từng chữ cái một qua tranh ảnh, vật thật có gắn từ chữ cái cần làm quen; qua thẻ chữ rời; qua cách phát âm; qua so sánh 2 chữ cái Tuy nhiên các giáo viên chỉ chú ý đến... học mầm non triển khai rộng rãi đổi mới hình thức và phương pháp giáo dục trẻ Các hoạt động ở trường mầm non, trong đó có hoạt đông LQCC, tạo cho trẻ những tiền đề cần thiết trước khi vào trường phổ thông 2.1 Nhận thức của giáo viên về đổi mơi việc dạy trẻ LQCC theo hướng đổi mới Tìm hiểu thực tế ở các trường mầm non trung du va vùng núi huyện Thọ Xuân, có thể thấy: Nhà trường và các giáo viên ở các trường. .. bằng Trong đề tài về một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động LQCC, chúng tôi đã chọn tìm hiểu và nghiên cứu thực tế ở các trường mầm non thuộc khu vực trung du và miền núi huyện Thọ Xuân Vùng trùng trung du và miền núi huyện Thọ Xuân, gôm 13 xã nằm về phía Tây Bắc và Tây Nam của huyện Đây là vùng đồi thoải có độ cao từ 15m – 150m, thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp, cây... là vào mùa mưa lũ; Cơ sở vật chất ở các trường mầm non thuộc khu vực trung du và miền núi của huyện đang còn thiếu thốn rất nhiều trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi Chính vì nằm trong vùng có những đặc điểm về địa hình, dân số, giao thông, cơ sở vật chất như vậy đã ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục mầm non nói riêng 1.2 Vài nét về các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi ở. .. động trải nghiệm và sáng tạo trên 10 lớp mẫu giáo ở các trường mầm non trong khu vực trung du và vùng núi huyện thọ xuân Qua việc khảo sát hoạt động này chúng tôi thấy: Nhìn chung, đa số các giáo viên mầm non ở các trường khu vực trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân đã tổ chức hoạt động này một cách rất hiệu quả Có khoảng hơn 80% số tiết dạy đều được giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm và sáng tạo dưới... chuyện + Cho trẻ tô chữ và tô mầu xếp theo chữ mẫu, tên các con vật,… + Trang trí tranh to và cho trẻ kể chuyện theo tranh + Làm lịch hằng ngày Ví dụ: Ở chủ điểm thế giới thực vật - Góc học tập: + Cho trẻ viết chữ, xếp chữ hoặc gài chữ theo mẫu dưới các hình ảnh và chữ mẫu của cô về các loại rau, quả, hoa… + Cho trẻ tô chữ còn thiếu trong từ, sau đó nối với từ dưới các hình ảnh có sẵn hoặc nối chữ cái. .. chữ cái đã được học và giáo viên cho trẻ làm quen chữ G - Tiếp đến chữ Y Giáo viên hỏi trẻ ngoài tàu hoả ra thì còn có những phương tiện giao thông gì nữa? (máy bay…) giáo viên và trẻ cùng đàm thoại về máy bay dùng để làm gì? Bay ở đâu? Cô đưa máy bay nhựa ra cho trẻ quan sát đàm thoại và ai có thể lên rút cho cô 2 thẻ chữ cái giống nhau trong từ “Máy Bay” và trẻ lên rút chữ Y Hoặc là để chuẩn bị cho . thể chất… - Ngôn ngữ tiếp nhận bao gồm kĩ năng nghe và đọc. - Ngôn ngữ biểu đạt có liên quan đến kĩ năng nói và viết. - Cho trẻ làm quen với chữ viết theo cách tiếp cận ngôn trọn vẹn là cho trẻ. ngôn ngữ, khi trẻ đã thuộc và phát âm chu n các chữ cái thi trẻ sẽ dễ dàng làm quen với cách tô và viết chữ dể chu n bị vào lớp 1. Ngoài ra việc cho trẻ làm quen với chữ viết còn phát triển tư. kể chuyện sáng tạo có nhiều hơn. Nhưng nhìn chung trong khi kể chuyện trẻ ít sử dụng câu ghép. Khối lượng câu đơn mở rộng và câu ghép trong chuyện là tương đối lớn. Số từ trong câu khi kể chuyện