Thực nghiệm Sư phạm

Một phần của tài liệu Khóa luận một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái ở trường mầm non trung du và miền núi huyện thọ xuân, thanh hóa (Trang 39)

2.1 Mục đích thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm để đối chứng nhằm mục địch kiểm tra độ tin cậy của các biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen chữ viết theo hướng đổi mới.

Sau đây là các biện pháp mà theo chúng tôi, giáo viên cần linh hoạt vận dụng để việc tổ chức hoạt động làm quen chữ viết ở các trường mầm non trung du và miền núi Thọ Xuân đạt hiệu quả cao:

- Nâng cao hiểu biết của giáo viên mầm non về tổ chức hoạt động làm quen chữ viết theo hướng tích hợp chủ đề;

- Nắm vững đặc điểm nhận thức và khả năng ngôn ngữ của trẻ;

- Lựa chọn kiến thức tích hợp phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học;

- Lựa chọn biện pháp gây hứng thú thích hợp, mang tính sáng tạo;

- Lựa chọn hoạt động trải nghiệm phù hợp, huy động được đa số trẻ tham gia.

- Khuyến khích trẻ tích cực hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. - Tạo môi trường làm quen chữ viết phong phú thu hút trẻ.

- Dạy trẻ làm quen chữ viết ở mọi lúc, mọi nơi có thể - Giáo viên phải kết hợp với phụ huynh

2.2. Đối tượng thực hiện

Đối tượng chúng ta chọn thực nghiệm là 2 lớp mẫu giáo thuộc trường: Mầm non xã Quảng Phú – huyện Thọ Xuân. Số lượng trẻ tham gia thực nghiệm là 60 trẻ ở 2 lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

2.3 Nội dung thực nghiệm

- Tổ chức tập huấn cho giáo viên dạy ở 2 lớp mẫu giáo thuộc trường mầm non xã Quảng Phú (địa điểm thực nghiệm): ưu thế của hoạt động làm quen chữ viết theo hướng tích hợp chủ đề các biện pháp giúp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen chữ viết; cách vận dụng, phối hợp các biện pháp để đạt hiệu quả cao.

- Tổ chức thực nghiệm đối chứng ở hoạt động làm quen chữ viết - chủ đề thế giới thực vật theo cách thức: Mỗi lớp chia thành 02 nhóm, 01 nhóm dạy theo cách cũ của giáo viên, 01 nhóm sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen chữ viết theo hướng tích hợp chủ đề đã đề xuất.

- Lấy ý kiến của giáo viên tham gia thực nghiệm.

2.4 Thời gian thực nghiệm

Từ tháng 02/2013 đến tháng 05/2013

2.5 Địa điểm thực nghiệm

Địa điểm chúng tôi lựa chọn tiến hành thực nghiệm là Trường Mầm non xã Quảng Phú – huyện Thọ Xuân.

2.6 Quá trình triển khai thực nghiệm

Bước 1: Tìm hiểu, chọn đối tượng

+ Trường Mầm non xã Quảng Phú – huyện Thọ Xuân là trường đóng trên địa bàn trung du và vùng núi huyện Thọ Xuân, có đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, nhiệt tình trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ. Đây cũng tiếp

cận và triển khai chương trình đổi mới (tiếp cận tích hợp theo chủ đề ) một cách khá hiệu quả.

+ Các lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non xã Quảng Phú – huyện Thọ Xuân có số lượng trẻ tương đối đông, thuận lợi cho việc chia nhóm để thực nghiệm đối chứng.

Bước 2: Biên soạn tài liệu tập huấn. Tài liệu tập huấn gồm những nội dung:

- Hoạt động làm quen chữ viết theo hướng tích hợp chủ đề

+ Những vấn đề cập nhật về chương trình làm quen chữ viết theo hướng tích hợp chủ đề

+ Ưu thế của hoạt động làm quen chữ viết theo hướng tích hợp chủ đề - Các biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen chữ viết theo hướng tích hợp chủ đề

+ Các biện pháp chính

+ Sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo các biện pháp (ứng dụng tùy thuộc vào nhận thức của trẻ, tùy thuộc và khả năng ngôn ngữ của trẻ….) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cánh đánh giá những chuyển biến về khả năng nghe – nói – đọc – viết ở 02 nhóm trẻ trong mỗi lớp sau thực nghiệm.

Bước 3: Tiến hành tác động Sư phạm

- Thực hiện tập huấn nội dung thực nghiệm cho giáo viên phụ trách ở 02 lớp mẫu giáo của trường mầm non xã Quảng Phú – huyện Thọ Xuân.

- Đưa các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen chữ viết được đề xuất vào quá trình tổ chức hoạt động làm quen chữ viết theo chủ đề thế giới thực vật trên ½ số trẻ ở 02 lớp mẫu giáo.

Chúng tôi trực tiếp dự tổ chức các hoạt động làm quen chữ viết ở các nhóm thực nghiệm và các nhóm đối chứng.

- Đánh giá kết quả của chuỗi hoạt động làm quen chữ viết – chủ đề thế giới thực vật giúp trẻ phát triển khả năng: nghe – nói – đọc – viết.

Bảng đối sánh kết quả trên trẻ: Tổng số trẻ Tham gia hoạt động học tự nguyện và hứng thú Nhận biết đúng hình dạng của chữ cái Phát âm đúng âm của các chữ cái Tham gia hoạt động nhóm tích cực và có hiệu quả Nhóm trẻ sử dụng hệ thống biện pháp được đề xuất 30 83 % (25/30) 93% (28/30) 83 % (25/30) 90 % (27/30) Nhóm trẻ đối chứng 30 50 % (15/30) 40 % (12/30) 43 % (13/30) 33 % (10/30) Thực nghiệm cho thấy:

Hệ thống biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen chữ viết được đề xuất mang lại hiệu quả tốt, có tính khả thi. Để vận dụng tốt các biện pháp, giáo viên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, linh hoạt trong quá trình tổ chức hoạt động, theo dõi và nắm vững những tiến triển về khả năng của trẻ.

Một phần của tài liệu Khóa luận một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái ở trường mầm non trung du và miền núi huyện thọ xuân, thanh hóa (Trang 39)