Lựa chọn kiến thức tích hợp phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học.

Một phần của tài liệu Khóa luận một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái ở trường mầm non trung du và miền núi huyện thọ xuân, thanh hóa (Trang 26)

dạy và học.

Cô giáo là người xác định chủ đề lên kế hoạch tổ chức lồng ghép tích hợp các môn học một cách hợp lý để trẻ phát huy hứng thú, khuyến khích trẻ chủ động say mê trong tiết học.

Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ thì sự linh hoạt sáng tạo ứng xử nhanh của giáo viên trong một tiết dạy mang lại sự chú ý cho trẻ, giáo viên phải kết hợp nhuần nhuyễn các bộ môn khác vào tiết học LQCC và phù hợp với chủ điểm.

* Tích hợp văn học:

Khi vào một tiết học LQCC giáo viên nên tích hợp bộ môn văn học vì nó phù hợp với bộ môn chữ cái. Đây là một bộ môn mà Bộ Giáo dục chọn làm chuyên đề mũi nhọn cùng lúc với chữ cái. Khi tích hợp một câu chuyện hay một bài thơ có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen.

Ví dụ: Truyện “Sự tích hồ gươm”, giáo viên kể cho trẻ nghe câu truyện để trẻ biết trong câu truyện có nhân vật Rùa Vàng, sau đó đưa tranh “Rùa Vàng” cho trẻ xem, cho trẻ lên rút chữ cái đã được học. Hôm nay cô dạy các con chữ cái V và R.

Và các chữ cái khác cũng vậy, giáo viên nên sử dụng thơ ca, hò, vè, câu đố để gây hứng thú.

Ví dụ: Câu đố chữ Â: “Chữ gì một nét cong tròn

Bên phải nét thẳng, trên đầu có ô”. Hoặc chữ V: “Quả gì tên gọi dịu êm

Như dòng sữa mẹ nuôi em thủa nào”. (quả vú sữa).

Thơ ca, hò, vè dễ nhớ, dễ đọc, rất dễ gây sự hứng thú cho trẻ như bài “rềnh rềnh ràng ràng” “vè con cua” hay một số bài thơ do cô tự sáng tác.

* Tích hợp môn âm nhạc:

Một tiết học LQCC, thì bộ môn âm nhạc cũng không thể thiếu bởi nó có tính chất vui nhộn. Với tiết LQCC, giáo viên chọn những bài hát phù hợp với loại tiết và phù hợp với từng chủ điểm.

* Ví dụ: Nhóm chữ O,Ô,Ơ. Cho trẻ hát và vận động bài “chữ o tròn”: “Chữ o là chữ o tròn như vầng trăng đêm rằm chiếu sáng, chữ ô là chữ ô cô dạy chúng em…” Qua những bài hát sẽ tăng thêm sự chú ý của trẻ.

* Tích hợp môn môi trường xung quanh:

Bộ môn này thường gặp ở mọi tiết mà nhất là tiết LQCC, muốn cho trẻ LQCC một cách hiệu quả phải có tranh ảnh, mô hình, vật thật có chứa các chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen, mà những chữ cái đó đều xuất phát từ môi

* Ví dụ: Khi dạy một tiết chữ cái H, K. Giáo viên cho trẻ tìm hiểu chữ H qua từ “Hoa Hồng” trẻ được quan sát bong hoa, trẻ nói rõ cấu tạo đăc điểm, hương thơm, mầu sắc của loại hoa… làm như thế sẽ tăng thêm về các biểu tượng và sự hứng thú.

* Tích hợp bộ môn tạo hình:

Sau khi trẻ hoạt động nhiều thì bộ môn tạo hình rất phù hợp với trạng thái tĩnh. Chẳng hạn, giáo viên cho trẻ mầu khoảng trống có chứa các chữ cái gì đó theo yêu cầu của giáo viên hoặc trẻ được cắt ra dán, xé dán các chữ cái.

* Tích hợp bộ môn làm quen với toán:

Bộ môn này với tiết LQCC thường được đưa vào trò chơi như: “thi đội nào nhanh”, trẻ thi đua nhau gắn chữ cái, đếm số lượng và cùng kiểm tra kết quả đội nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy. Đối với trẻ mầm non thì học phải đi đôi với hành, kết hợp với cuộc sống, không những trên tiết học mà cần sử dụng kiến thức kỹ năng ở mọi lúc, mọi nơi, rèn luyện sự khéo léo của đôi tay. Đây là việc làm rất cần thiết trong tiêt LQCC.

Một phần của tài liệu Khóa luận một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái ở trường mầm non trung du và miền núi huyện thọ xuân, thanh hóa (Trang 26)