Như chúng ta đã biết trẻ em là một thực thể nhiên giáo dục bắt đầu từ đứa trẻ, trẻ là trung tâm của mọi hoạt động. Muốn đạt được mục tiêu đó, trước tiên phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Trẻ ở đây, sự tập trung chú ý chưa bền vững, trẻ thích những cái đẹp mới lạ có hấp dẫn cao, nên việc gây hứng thú cho trẻ ở bộ mon này lại còn quan trọng hơn bởi tính chất cứng nhắc và khô khan có phần “kỷ luật”. Nếu như giáo viên cứ ép buộc trẻ ngồi học một cách tuân thủ như một học sinh tiểu hocjhoawcj một tiết học không có sáng tạo, dập khuân chưa có hình thức đổi mới còn theo phương pháp cũ dẫn đến trẻ uể oải trong tiết học, phân tán tư tưởng, nhàm chán, tiếp thu bài hạn chế.
Một số giải pháp gây sự hứng thú cho trẻ đó là: Trước hết phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học và học tập vì đồ dùng rất cần thiết, trẻ mẫu giáo suy nghĩ bằng hình thức tư duy hình tượng, tư duy gắn liền với tình cảm. Trẻ ghi
Nhớ những gì gây ấn tượng mạnh, một câu truyện hấp dẫn hay một bức tranh đẹp mới lạ… Chính vì thế khi dạy một tiết LQCC thì đồ dùng trực quan là yếu tố đầu tiên yêu cầu, điểm đặc biệt là phải đảm bảo an toàn.
Bước đầu trẻ dược làm quen với từng chữ cái có trong nhóm chữ và trẻ được lần lượt làm quen với các chữ qua vật chất, tranh ảnh mà trong đó có chứa một chữ cái mà chúng ta định cho trẻ làm quen.
* Ví dụ 1: Trẻ làm quen với chữ cái G – Y (chủ điểm phương tiện và luật lệ giao thông).
- Trước tiên là cách vào bài đã gây sự hứng thú đối với trẻ, cho cả lớp đọc thơ “chiếc cầu mới” qua tranh. Trong tranh có cầu, dòng người qua lại, ô tô, tàu hoả… vừa chỉ từng chữ dưới bài thơ vừa đọc. Qua đó trẻ tri giác và hiểu rõ hơn về các phương tiện giao thông và đặc biệt là được đọc và làm quen từng chữ cái. Tiếp đến đưa bức tranh về nhà ga, hỏi trẻ bức tranh này vẽ về cái gì? (nhà ga) trong nhà ga có những dòng người qua lại, có người soát vé và đặc biệt là có những đoàn tàu dừng lại đón khách, trả khách… qua bức tranh trẻ hiểu rõ hơn và tăng thêm tính tò mò hấp dẫn. Sau đó cô giới thiệu dưới bức tranh có từ “Nhà Ga”, bạn nào hãy lên chỉ những chữ cái đã được học và giáo viên cho trẻ làm quen chữ G.
- Tiếp đến chữ Y. Giáo viên hỏi trẻ ngoài tàu hoả ra thì còn có những phương tiện giao thông gì nữa? (máy bay…) giáo viên và trẻ cùng đàm thoại về máy bay dùng để làm gì? Bay ở đâu? Cô đưa máy bay nhựa ra cho trẻ quan sát đàm thoại và ai có thể lên rút cho cô 2 thẻ chữ cái giống nhau trong từ “Máy Bay” và trẻ lên rút chữ Y.
Hoặc là để chuẩn bị cho trò chơi ở tiết 2 lúc ngoài trời, giáo viên cùng trẻ trò chuyện về trò chơi “các phương tiện giao thông vào bến”, huy động trẻ sưu tầm bìa cát tong tranh ảnh, hoạ báo về các phương tiện như: Máy bay, đoàn tàu, ô tô, thuyền buồm…hướng dẫn trẻ cắt sát mép các hình ảnh đó. Khi vào tò chơi, giáo viên giới thiệu các bến và phương tiện giao thông nào thì phải vào bến,
trong khi viết chữ, dán các chữ cái lên các phương tiện giao thông, trẻ hứng thú hơn với chính đồ dùng mình làm ra.
* Ví dụ 2: Chủ điểm mùa xuân với tiết học LQCC “L,M,N”. Giáo viên cho trẻ sưu tầm hoa khô, lá khô, các loại hột, hạt, những vật liệu đó đều phải chứa chữ cái L – M – N như lá na, hạt mơ…giáo viên và trẻ cùng phết màu sao cho tương ứng với màu lá, màu hạt…với cách làm đồ dùng đồ chơi như vậy sẽ có những hiệu quả đáng kể. Trước hết là giảm sự đầu tư của nhà trường cũng như giáo viên trong điều kiện kinh tế eo ép và cái được nhất ở đây là trẻ có hứng thú làm đồ dùng cho tiết học, trẻ sôi nổi hơn vì mình có phần trong đó. Việc làm đồ